MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
1. Mở đầu 01<br />
1.1. Lý do chọn đề tài 02<br />
1.2. Mục đích nghiên cứu 02<br />
1.3. Đối tượng nghiên cứu 02<br />
1.4. Phương pháp nghiên cứu 03<br />
1.5. Phạm vi nghiên cứu 03<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Cơ sở lý luận 03<br />
2.2. Thực trạng vấn đề 04<br />
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết 05<br />
2.3.1. Khơi dậy đam mê cho học sinh. 05<br />
2.3.2. Chọn học sinh 06<br />
2.3.3.Chọn giáo viên. 06<br />
2.3.4. Lên thời khóa biểu, quan tâm tới những môn học khác của học sinh. 09<br />
2.3.5. Rèn tính tự học của học sinh, hướng dẫn học sinh học đúng phương pháp.<br />
2.3.6. Cung cấp tài liệu, kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của đội tuyển. 10<br />
2.3.7. Phối hợp với phụ huynh học sinh<br />
2.3.8. Phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển quốc gia một cách hợp lý. 10<br />
2.3.9. Chiến lược đối với đội tuyển. 13<br />
2.4. Kết quả đạt được 13<br />
3. Kết luận và kiến nghị.<br />
15<br />
16<br />
17<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.1. Lý do chọn đề tài<br />
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ <br />
chung mà còn là yếu tố thúc đẩy phong trào học tập, giảng dạy của giáo viên <br />
và học sinh. Thông qua giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi mà năng lực của <br />
giáo viên, học sinh được nâng lên. Và chính những kết quả thi học sinh giỏi <br />
đã góp phần khích lệ giáo viên cũng như học sinh tự tin hơn vào năng lực bản <br />
thân, mạnh dạn và năng động hơn trong giảng dạy và học tập. Đặc biệt là <br />
giúp học sinh vững tin hơn khi tham gia các kì thi chọn học sinh giỏi.<br />
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh, những năm <br />
học vừa qua tôi được nhà trường tín nhiệm, giao nhiệm vụ bồi dưỡng học <br />
<br />
<br />
1<br />
sinh giỏi. Tôi đã trăn trở, học hỏi kinh nghiệm và nghiên cứu, tìm ra các <br />
phương pháp để làm sao giúp học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi <br />
quốc gia.<br />
Trong năm học 20132014 đội tuyển HSG mà tôi đảm nhận là lớp <br />
11AV, năm học 20142015 tôi tiếp tục giảng dạy lớp 12AV, các em đã tham <br />
các kỳ thi HSG cấp tỉnh đạt kết quả tốt, nhưng đối với kỳ thi HSG quốc gia <br />
kết quả chưa thành công. Khi lên lớp 12 một số em quyết định bỏ kỳ thi HSG <br />
quốc gia, số khác nếu đồng ý tham gia thì các em cũng chẳng thiết tha vì các <br />
em lo lắng cho kỳ thi đại học nhiều hơn. Tôi tự hỏi phải chăng do bản thân <br />
tôi chưa thật sự có những phương pháp phù hợp trong việc bồi dưỡng HSG. <br />
Từ lí do trên, tôi chọn vấn đề MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG, <br />
PHÁT TRIỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN TIẾNG ANH làm đề tài nghiên <br />
<br />
cứu. <br />
1. 2. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp người dạy nhận ra những hạn chế ở phương <br />
pháp và chiến lược bồi dưỡng, từ đó biết điều chỉnh để đạt hiệu quả cao. <br />
Với mục đích là rút kinh nghiệm cho chính mình, chia sẻ cùng các bạn đồng <br />
nghiệp trong và ngoài nhà trường tôi đã viết đề tài này.<br />
1. 3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Trong phạm vi đề tài này tôi tập trung phân tích về tính hiệu quả của <br />
phương pháp, chiến lược bồi dưỡng HSG mà tôi đã áp dụng.<br />
1. 4. Phương pháp nghiên cứu <br />
Với đề tài này tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học, phân <br />
tích, so sánh, khái quát, tổng hợp.<br />
1. 5. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề sau: Những biện pháp đã áp dụng <br />
có hiệu quả vào việc bồi dưỡng và phát triển HSG quốc gia.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Thời gian nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm từ đầu năm học 20152016 <br />
đến hết học kỳ I, năm học 20162017.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Cơ sở lý luận<br />
Có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể thực hiện được việc giảng dạy <br />
cho học sinh nắm bắt được chương trình nhưng việc bồi dưỡng HSG không <br />
phải giáo viên nào cũng đảm nhận được. Theo tôi, một giáo viên bồi dưỡng <br />
HSG muốn có hiệu quả thì cần đảm bảo được các yếu tố sau:<br />
Trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và có tính chất <br />
quyết định trong quá trình bồi dưỡng HSG, bởi lẽ nguồn kiến thức mà học <br />
sinh lĩnh hội được cần phải chuẩn xác, phong phú.<br />
Tinh thần trách nhiệm: Muốn có kết quả tốt, người dạy phải có tinh <br />
thần trách nhiệm đối với chất lượng học tập của học sinh mình, trách nhiệm <br />
với sự tin tưởng của ban giám hiệu và đồng nghiệp. Giáo viên phải đặt trách <br />
nhiệm lên hàng đầu và có tấm lòng hy sinh, không tính toán, luôn xem thành <br />
tích của học sinh là niềm vui trong công việc giảng dạy của mình.<br />
Uy tín: Để học sinh nhiệt tình theo học đội tuyển, giáo viên phải tạo <br />
được niềm tin cho các em, cho các em thấy được việc bồi dưỡng HSG là <br />
quyền lợi, là vinh dự của các em. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải có <br />
được uy tín đối với học sinh. Uy tín của giáo viên không chỉ thể hiện ở <br />
chuyên môn mà còn thể hiện ở đạo đức nghề nghiệp.<br />
Thời gian: Vấn đề thời gian là một yêu cầu rất quan trọng, nếu giáo <br />
viên không có đủ thời gian thì việc bồi dưỡng không thể đảm bảo được. Đăc <br />
biệt là thời gian dành để nghiên cứu chuyên môn, tìm tòi tài liệu phù hợp, <br />
soạn đề kiểm tra khảo sát chất lượng đội tuyển, thời gian chấm bài v,v… <br />
Nếu tôi dành nhiều thời gian cho hoạt động khác như năm học 20132014, <br />
20142015 thì tôi không thể đầu tư nhiều cho công tác bồi dưỡng như hai năm <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
này. Hơn nữa, việc bồi dưỡng HSG là là một quá trình lâu dài, do vậy chúng <br />
ta cần có kế hoạch ôn thi từ lớp 10.<br />
2. 2. Thực trạng vấn đề<br />
<br />
Trong quá trình bồi dưỡng tôi nhận thấy học sinh không nỗ lực hết <br />
mình để tham gia đội tuyển học sinh giỏi vì các em còn có nhiều mối lo ngại, <br />
đặc biệt là khi các em lên lớp 12. Các em cảm thấy để đạt được giải HSG <br />
quốc gia là một vấn đề quá hão huyền, ngoài tầm với của các em. Thực tế <br />
này có lý do riêng của nó, thứ nhất là chất lượng đầu vào chưa cao nhưng <br />
trong thời gian học THPT các em phải tham gia nhiều kỳ thi HSG. Vì vậy các <br />
em phải học dồn dập quá nhiều kiến thức trong thời gian ngắn khiến các em <br />
choáng ngợp, chán nản. Thứ hai là các kỳ thi HSG có nội dung yêu cầu hoàn <br />
toàn khác nhau khiến các em không tài nào xoay xở kịp. Nội dung kỳ thi <br />
Olympic khu vực khác hẳn kỳ thi HSG quốc gia. Do đó các em dốc sức ôn <br />
luyện nhưng hiệu quả không cao vì các kỳ thi khá gần nhau. Cụ thể, kỳ thi <br />
HSG tỉnh lớp 12 tổ chức vào đầu tháng 11, kỳ thi HSG quốc gia vào đầu tháng <br />
1, kỳ thi HSG Olympic cấp tỉnh vào đầu tháng 3, còn kỳ thi Olympic khu vực <br />
vào đầu tháng 4. Khi học sinh liên tiếp thất bại trong những kỳ thi HSG, các <br />
em sẽ thất vọng về bản thân và không thể không thất vọng về giáo viên và <br />
nhà trường. Lý do thứ ba là học sinh không tự tin khi thi đại học vì các em đã <br />
phải mất rất nhiều thời gian để ôn thi HSG, các em đã học loa qua những môn <br />
còn lại. Chính vì lẽ đó phần lớn các em quyết định bỏ đội tuyển giữa chừng. <br />
Điều đó hoàn toàn hợp lý bởi mọi học sinh cũng như mọi bậc phụ huynh đều <br />
mong muốn các em có được tấm vé vào trường đại học. Thứ tư là vấn đề <br />
phân công giáo viên bồi dưỡng bồi dưỡng hợp lý. <br />
Trong năm học 20132014, đội tuyển mà tôi đảm nhận đầu tiên của <br />
trường chuyên Nguyễn Chí Thanh là khối 11 (các em được chuyển từ trường <br />
THPT Chu Văn An sang). Sau khi được bồi dưỡng 2 tháng, các em tham dự kỳ <br />
thi HSG tỉnh vào đầu tháng 11, có hai em tiếp tục tham gia thi HSG quốc gia <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
vào đầu tháng 1. Kết quả không cao (9.2 và 9.0). Sau đó các em lại thi <br />
Olympic khu vực vào đầu tháng 4. Các em học rất chăm chỉ nhưng kết quả <br />
cũng chỉ gần đạt huy chương đồng mà thôi. Học sinh rất buồn, các em đã <br />
khóc khi biết kết quả. Sau đó các em chán nản vì thất bại liên tiếp. Lên lớp <br />
12, không em nào muốn thi HSG quốc gia nữa vì năm lớp 11 các em dành thời <br />
gian quá nhiều để luyện thi Anh văn, những môn khác bị sa sút rõ rệt. Tuy <br />
nhiên có một em quyết định tham gia thi HSG quốc gia chỉ vì thương cô giáo <br />
phụ trách. Theo tôi được biết, trong thời gian luyện đội tuyển quốc gia em ấy <br />
đã dành thời gian ôn thi đại học môn Toán, Lý cũng bằng với thời gian ôn thi <br />
Anh văn. Tôi không có quyền ngăn cản em được vì em phải quyết định cho <br />
tương lai của chính mình. Các em không muốn bị thi trượt kỳ thi đại học, gia <br />
đình các em cũng vậy, đó là điều đương nhiên. Điều này khiến tôi phải suy <br />
nghĩ đề có chiến lược phù hợp đối với đội tuyển của năm học tiếp theo.<br />
Kết quả kỳ thi HSG quốc gia của hai năm học đầu tiên.<br />
TT Họ tên Lớp Năm học Lớp Năm học <br />
20132014 20142015<br />
1 Trần Thiện Vĩnh 11TO 9.0 12TO 7.9<br />
2 Phạm Minh Tiến 11AV 9.2 12AV Không tham gia<br />
3 Nguyễn Thị Như Quỳnh 11AV Không tham gia 12AV 9.8<br />
<br />
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
2.3.1. Khơi dậy đam mê cho học sinh<br />
Đây là bước đầu tiên tôi thực hiện đối với học sinh trong lớp mà tôi <br />
đảm nhận. Đam mê là yếu tố quyết định sự thành công của một học tham gia <br />
đội tuyển. Tôi kể cho học sinh nghe về quá khứ của tôi, phương pháp học tập <br />
và thành tích của tôi khi còn là học sinh cấp I,II,III và thời sinh viên, thậm chí <br />
là cả khoảng thời gian làm nghề giáo giáo viên. May mắn cho tôi là đã từng <br />
học hai ngoại ngữ tại trường đại học, tôi đã gặp khó khăn như thế nào khi <br />
bắt đầu học ngoại ngữ thứ hai (tiếng Anh) vì tôi chưa hề học tiếng Anh ở <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
thời phổ thông và tôi đã làm gì để tiến xa bạn bè. Tôi truyền lại kinh nghiệm <br />
của mình cho các em và tôi kết luận rằng:<br />
“Không có gì là không thể, chỉ có thiếu thời gian thôi các em ạ. Các em cứ cố <br />
gắng nỗ lực như cô đã từng làm xem được không nhé!”. Thật đơn giản, một <br />
tấm gương rất thực để các em noi theo.<br />
Lý thuyết phải đi đôi với thực hành, việc quan trọng hơn để học sinh <br />
đam mê thật sự là giáo viên dạy bồi dưỡng phải vững vàng về chuyên môn, <br />
kiến thức phải sâu, rộng, am hiểu về những lĩnh vực khác ngoài chuyên môn. <br />
Trong quá trình học bồi dưỡng, học sinh càng ngưỡng mộ giáo viên về trình <br />
độ chuyên môn thì các em lại càng đam mê.<br />
Sự tận tâm của giáo viên đối với học sinh đội tuyển cũng góp phần <br />
không kém để khơi dậy niềm đam mê nơi các em. Một khi giáo viên dốc hết <br />
nhiệt huyết để giảng dạy, quan tâm tới hoàn cảnh và động viên các em đúng <br />
mức, đúng lúc các em sẽ rất trân trọng và tự nhủ mình cố gắng học giỏi hơn <br />
để không phụ lòng cô giáo. Ngoài ra, trong những tuần nghỉ hè của năm lớp 10 <br />
tôi dành tất cả những buổi rảnh rỗi của tôi để đưa học sinh về nhà dạy cho <br />
các em. Mặc dù xa xôi, các em trân trọng sự quan tâm của tôi và các em đi học <br />
đều đặn.<br />
2.3.2. Chọn học sinh<br />
Dĩ nhiên một tiêu chí không thể thiếu khi tôi tìm chọn học sinh là những <br />
em có niềm đam mê. Nếu phát hiện thấy một số em năng lực ban đầu chưa <br />
tốt nhưng các em thực sự muốn vươn lên vì các em yêu thích thật sự, tôi <br />
mạnh dạn chọn các em vào đội tuyển để phát triển dần dần. Bởi nguồn học <br />
sinh giỏi thực sự đầu lớp 10 hầu như rất ít.<br />
Sau khi có kết quả tuyển sinh khối 10, ban giám hiệu phân công tôi dạy <br />
một số chuyên đề cho lớp 10 chuyên Anh trong hè khoảng một tháng. Trong <br />
thời gian này tôi quan sát để chọn những học sinh nào tiếp thu tốt chuyên đề <br />
mà tôi đã dạy, đồng thời tìm hiểu để biết thêm về thành tích học tập ở cấp II <br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
của những em đó. Nếu có thể, tôi liên lạc với giáo viên đã dạy các em ấy ở <br />
cấp II để rõ thêm về tinh thần học tập của các em.<br />
Vào thời gian học chính khóa của đầu năm lớp 10, trong quá trình giảng <br />
dạy vài tuần đầu, tôi theo dõi để biết thêm về kỹ năng nghe, nói, viết của các <br />
em để lưu tâm phát triển sớm những em có ưu thế về một số kỹ năng năng <br />
cần thiết khi học ngoại ngữ.<br />
2.3.3. Chọn giáo viên <br />
Giáo viên là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất <br />
bại trong công tác bồi dưỡng HSG. Chúng ta cần chọn giáo viên bồi dưỡng <br />
theo đúng thế mạnh của họ. Tôi chọn cô giáo trẻ Trần Thị Ngọc Linh phụ <br />
trách phần Listening ngay từ đầu năm lớp 10. Thực tế học sinh lớp tôi chưa <br />
hề luyện listening khi còn học THCS nên cần có giáo viên dìu dắt các em từ <br />
bước cơ bản. Tôi nghĩ kỹ năng này cần một giáo viên trẻ để có thời gian tìm <br />
tòi tài liệu dạy trên lớp, giao bài tập về nhà, chấm bài. Ngoài ra, giáo viên trẻ <br />
tuổi có khả năng nghe tốt hơn giáo viên lớn tuổi. Đồng thời với việc phát huy <br />
điểm mạnh của giáo viên trẻ, tôi phải có trách nhiệm giúp họ nghiên cứu <br />
nâng cao chuyên đề khác. Vì vậy tôi mạnh dạn phân công cô Ngọc Linh dạy <br />
phần cấu tạo từ (Word formation) sau khi hướng dẫn tỉ mỉ cách soạn chuyên <br />
đề cho cô Ngọc Linh. Thực ra, theo tôi hai chuyên đề này có liên quan mật <br />
thiết với nhau nên tôi phân công một giáo viên đảm nhận. Nếu dạy phần cấu <br />
tạo từ, cả giáo viên và học sinh đều có vốn từ vựng phong phú, điều này giúp <br />
ích rất nhiều cho việc luyện nghe của cô và trò. <br />
Lịch bồi dưỡng HSG khối 10 năm học 20152016 ( 32 tuần: từ 9/2015 – <br />
5/2016)<br />
TT Thời gian Giáo viên Chuyên đề giảng dạy<br />
1 Chiều thứ 2 Lê Thị Liên Reading<br />
Lexicogrammar <br />
2 Chiều thứ 4 Lê Thị Liên Speaking<br />
Writing<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Describing graphs<br />
3 Chiều thứ 6 Trần Thị Ngọc Linh Listening<br />
Word formation <br />
<br />
<br />
Giáo viên phụ trách đội tuyển cực kỳ quan trọng, phải có khả năng bao <br />
quát hết tất cả mọi lĩnh vực ngữ pháp cũng như các kỹ năng nghe, nói đọc, <br />
viết. Với tư cách là giáo viên phụ trách, tôi đảm nhận tất cả những phần còn <br />
lại: dạy tất cả những chuyên đề ngữ pháp, luyện đọc hiểu, nói, viết luận, <br />
viết biểu đồ, từ vựng. Hơn thế nữa, giáo viên phụ trách cần thỉnh thoảng <br />
kiểm tra chất lượng học sinh học chuyên đề do giáo viên khác đảm nhận để <br />
biết các em đang ở mức độ nào và tiếp tục hướng dẫn giáo viên điều chỉnh <br />
cách dạy. Và nếu cần, giáo viên phụ trách tự chủ động bồi bổ thêm cho các <br />
em các chuyên đề do giáo viên khác đảm nhận. Nếu giáo viên phụ trách chỉ <br />
nắm được vài chuyên đề mình đảm nhận thôi thì không đủ khả năng để đánh <br />
giá năng lực học sinh khi tiếp cận đề HSG quốc gia. Tiến hành bồi dưỡng <br />
cấp tốc trong vòng 2 tháng 9, 10, tôi chọn hai em khá nhất đội tuyển tham gia <br />
kỳ thi HSG cấp tỉnh lớp 12. Kết quả rất tốt: em Phạm Quang Duy đạt giải <br />
nhì, em Huỳnh Tiến Đạt đạt giải khuyến khích. Từ tháng 11 đến hết năm học <br />
lớp 10, tôi và cô Ngọc Linh tiếp tục bồi dưỡng như đã phân công để phát <br />
triển dần những em khác nữa vì lực học của các em chênh lệch nhau quá <br />
nhiều, đồng thời nâng tầm cho những em giỏi hơn và chăm hơn.<br />
Kết quả thi chọn HSG lớp 12 cấp tỉnh năm học 20152016:<br />
TT Họ và tên Lớp Điềm Giải<br />
1 Phạm Quang Duy 10AV 15.3 Nhì<br />
2 Huỳnh Tiến Đạt 10AV 12.5 KK<br />
<br />
<br />
Tuy nhiên có một số kỹ năng cần cho học sinh được học giáo viên khác <br />
nữa để học sinh có thể học được những kinh nghiệm khác nhau từ những <br />
giáo viên khác nhau. Hơn nữa, khi một giáo viên đảm nhận quá nhiều lĩnh vực <br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
thì không đủ thời gian để nghiên cứu thực sự chuyên sâu tất cả các chuyên <br />
đề. Do đó thời gian bồi dưỡng HSG trong hè cuối năm lớp 10, tôi phân công <br />
cô Dương Thị Thùy Trang dạy phần Speaking và Writing essays trong 10 buổi. <br />
Đây cũng là những kỹ năng thuộc về thế mạnh của cô Thùy Trang. Và hai kỹ <br />
năng này có sự liên quan hỗ trợ nhau, tiện lợi cho việc chuẩn bị của giáo viên <br />
và việc học của học sinh.<br />
Có một điều may mắn là năm học 20162017 có một giáo viên nước <br />
ngoài về dạy tại trường chuyên Nguyễn Chí Thanh. Đây là cơ hội để học sinh <br />
làm quen với giọng nói của người bản xứ, đồng thời cách dạy của thầy <br />
Michael chủ yếu thiên về hoạt động trò chơi, giải trí nên cũng góp phần bớt <br />
căng thẳng cho học sinh. Thầy Michael rất hay khen dù học sinh chưa nói tốt, <br />
phần nào giúp học sinh tự tin khi học cùng thầy.<br />
Vào năm học 20162017, các em lên lớp 11. Tôi và cô Trần Thị Ngọc <br />
Linh tiếp tục bồi dưỡng các phần tương tự năm học cũ đã phân công. <br />
Lịch bồi dưỡng HSG khối 11 năm học 20162017 ( 6 tuần: Từ 12/9 – <br />
26/10/2016)<br />
TT Thời gian Giáo viên Chuyên đề giảng dạy<br />
1 Chiều thứ 2 Lê Thị Liên Lexicogrammar<br />
Reading<br />
Writing<br />
Describing graphs <br />
Speaking<br />
Mock Tests<br />
2 Chiều thứ 4 Michael Li Wang Speaking<br />
3 Chiều thứ 6 Trần Thị Ngọc Listening<br />
Linh Word formation<br />
<br />
<br />
2.3.4. Lên thời khóa biểu, quan tâm tới những môn học khác của học <br />
sinh<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Lịch bồi dưỡng HSG là lịch ngoài giờ chính khóa, nên giáo viên cần lưu <br />
tâm để không ảnh hưởng nhiều đến việc học môn khác của các em. Theo quy <br />
định của trường, bồi dưỡng HSG 2 buổi / tuần (chiều thứ 2, 4). Tuy nhiên tôi <br />
động viên các em học bồi dưỡng thêm một buổi ( chiều thứ 6). Thỉnh thoảng <br />
học sinh cần kiểm tra định kỳ nhiều môn vào chiều thứ 7, tôi cho các em nghỉ <br />
học bồi dưỡng chiều thứ 6.<br />
Một khi các em thấy việc bồi dưỡng HSG không mất quá nhiều thời <br />
gian, không ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các môn khác thì các em <br />
mới yên tâm tham gia đội tuyển và gia đình các em cũng yên tâm cho phép các <br />
em tiếp tục.<br />
Trong quá trình dạy bồi dưỡng tôi luôn theo dõi kết quả học tập các <br />
môn khác của học sinh, thỉnh thoảng tôi trao đổi với các em về tình hình tiếp <br />
thu các môn khác và nhắc nhở các em không bỏ lơ một số môn quan trọng <br />
trong khối thi đại học mà các em đã chọn. Thực ra việc này rất quan trọng, <br />
bởi vì nếu học sinh lơ là những môn khác, các em sẽ không yên tâm với khối <br />
thi đại học và không sớm thì muộn, các em sẽ bỏ đội tuyển giữa chừng.<br />
2.3.5. Rèn tính tự học của học sinh, hướng dẫn học sinh học đúng <br />
phương pháp<br />
Tự học là yếu tố tiên quyết đối với những em học sinh muốn đạt giải <br />
quốc gia. Nếu học thông minh nhưng không có tính tự học sẽ thất bại hoàn <br />
toàn. Nhưng giáo viên không thể bảo các em tự học là các em sẽ thực hiện. <br />
Kinh nghiệm của bản thân cho thấy, một khi học sinh cảm thấy khâm phục <br />
giáo viên bồi dưỡng, các em sẽ có khát khao được thông thạo tiếng Anh như <br />
giáo viên, các em tự nhủ mình cố gắng chăm học. <br />
Tuy nhiên, phương pháp tự học cũng không kém phần quan trọng và <br />
cần có sự chỉ dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Tôi hướng dẫn kỹ cho học sinh tự học, <br />
tự luyện từng kỹ năng cụ thể như thế nào cho hiệu quả. Ví dụ: muốn luyện <br />
kỹ năng viết luận, trước hết học sinh phải nâng cao sự am hiểu về kiến thức <br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
xã hội. Do đó các em cần xem thời sự trong nước, thời sự nước ngoài, tăng <br />
cường đọc báo tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ghi nhận thông tin qua các bài đọc <br />
hiểu tiếng Anh v,v… Những việc này các em có thể tự học mọi nơi, mọi lúc <br />
qua TV, điện thoại, báo chí hoặc bất cứ phương tiện truyền thông nào. Trong <br />
quá trình đọc tài liệu tiếng Anh, các em cần thu thập những cụm từ đã được <br />
tác giả dùng rất hay và rất tự nhiên trong văn phong viết để học tập. Nếu học <br />
sinh làm được như vậy, sau khi các em được giáo viên dạy phương pháp viết <br />
luận xong, các em viết bài với những lập luận thuyết phục người đọc.<br />
<br />
2.3.6. Cung cấp tài liệu, kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của đội tuyển<br />
<br />
Việc giao tài liệu là điều giáo viên luôn luôn phải làm để việc rèn <br />
luyện tính tự học thành công. Tôi giao tài liệu tùy thuộc vào năng lực và mức <br />
độ chăm chỉ của mỗi em. Tôi không bao giờ làm các em cảm thấy bị choáng <br />
ngợp trước nguồn tài liệu mà tôi cung cấp. Tôi luôn làm cho học sinh cảm <br />
thấy tài liệu đó vừa sức và đôi khi có chút thách thức để các em vừa yêu thích <br />
vừa tò mò khám phá. Đương nhiên tôi giao cả thời hạn trả lại tài liệu. Bởi tài <br />
liệu quá nhiều, có một số tài liệu tôi photo và giao cho các em như là quà <br />
tặng, còn số khác thì tôi cho các em mượn. Việc học sinh trả tài liệu đúng <br />
thời hạn giúp tôi biết được học sinh của tôi có khả năng tự học đạt tốc độ mà <br />
tôi yêu cầu hay không.<br />
Nếu giáo viên giao tài liệu cho học sinh mà không kiểm tra thì cũng vô <br />
ích. Bằng mọi cách tôi kiểm tra được kết quả tự học của các em. Nhưng tôi <br />
cũng không tạo áp lực nặng nề cho học sinh nên các em học với một tâm thế <br />
thoải mái, vui vẻ. Nếu kết quả tốt, tôi sẽ giao tài liệu khác. Nếu chưa tốt, tôi <br />
tiếp tục giao tài liệu tương tự chuyên đề đó để luyện tập lại. Nếu kết quả <br />
không cải thiện, tôi sẽ dạy lại chuyên đề hay kỹ năng đó một lần nữa. Song <br />
song với việc kiểm tra kết quả tự học tôi thường xuyên kiểm tra chất lượng <br />
toàn đội thông qua những bài thi tương tự đề học sinh giỏi tỉnh, đầy đủ tất cả <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
các nội dung và kỹ năng theo như ma trận. Chính vì vậy tôi mất rất nhiều thời <br />
gian để sưu tầm, chuẩn bị đề kiểm tra và chấm bài.<br />
Sau khi chấm bài, việc trả bài đúng cách cũng khích lệ được tinh thần <br />
học tập của các em. Tôi phân tích khen ngợi điểm mạnh, và nêu điểm hạn <br />
chế của từng em để các em rút kinh nghiệm, khích lệ các em phát huy điểm <br />
mạnh và khắc phục điểm yếu của mình. Ngoài ra, tôi ghi chép lại kết quả <br />
của từng bài kiểm tra một cách có hệ thống để cho toàn đội nắm rõ, giúp các <br />
em biết được năng lực của mình so với các bạn trong đội tuyển. Đối với <br />
những em học sinh mà tôi đang có ý định phát triển HSG quốc gia, tôi đánh giá <br />
cụ thể cho các em thấy được các em đã có thể làm được bao nhiêu điểm trên <br />
mỗi phần trong đề quốc gia để các em cố gắng. <br />
<br />
<br />
Bảng điểm theo dõi một số bài kiểm tra chất lượng đội tuyển.<br />
T Họ tên Bài Listen Lexico Read Writ Speaking Total <br />
T kiểm ing grammar ing ing (3.0) (20.0)<br />
tra (4.0) (3.0) (5.0) ( 5.0)<br />
1 PhạmQ Test 1 3.6 2.3 3.8 3.0 2.2 15.9<br />
uang Test 2 2.8 2.8 4.2 4.1 2.4 16.3<br />
Duy Test 3 3.2 2.1 4.3 4.0 2.5 16.1<br />
Test 4 3.6 2.4 3.9 4.4 2.7 17.0<br />
Test 5 3.6 3.0 3.9 3.6 2.5<br />
16.6<br />
2 Huỳnh Test 1 3.0 2.0 3.5 1.5 1.5 11.5<br />
Tiến Test 2 3.2 2.5 3.6 1.8 1.7 12.8<br />
Đạt Test 3 3.3 1.8 3.8 2.0 2.0 12.9<br />
Test 4 2.1 2.4 4.5 2.2 2.3 13.5<br />
Test 5 3.0 2.3 3.0 1.8 2.2<br />
12.3<br />
3 Trần Test 1 3.7 1.6 3.5 1.9 1.5 12.2<br />
Đình Test 2 2.7 2.2 3.3 1.8 1.8 11.8<br />
Thăng Test 3 3.0 2.2 4.2 2.7 2.2 14.3<br />
<br />
<br />
12<br />
Test 4 2.8 1.8 3.3 2.9 2.5 13.3<br />
Test 5 3.2 2.6 3.6 2.4 2.3 14.1<br />
4 Nguyễ Test 1 3.0 1.8 2.3 2.1 1.4 10.6<br />
n Yên Test 2 1.4 1.9 3.1 2.2 1.7 10.3<br />
Bình Test 3 1.0 1.6 3.3 2.4 2.0 10.3<br />
Test 4 3.0 1.8 3.8 2.5 2.4 13.5<br />
Test 5 2.8 2.7 3.5 2.2 2.1<br />
13.3<br />
5 Nguyễ Test 1 2.7 2.3 3.2 0.6 1.2 10.0<br />
n Thị Test 2 1.6 2.3 2.8 0.6 1.4 8.7<br />
Hà Ly Test 3 1.8 1.2 3.2 1.4 1.6 9.2<br />
Test 4 2.6 0.8 2.7 1.1 1.8 9.0<br />
Test 5 3.0 2.6 3.0 1.4 1.7<br />
11.7<br />
6 Nguyễ Test 1 3.2 1.8 2.3 1.7 1.7 12.5<br />
n Lê Test 2 2.4 1.8 2.6 1.5 1.9 10.2<br />
Giang Test 3 3.2 2.5 3.7 1.9 2.0 13.3<br />
Băng Test 4 3.4 1.6 3.9 1.9 2.4 13.2<br />
Test 5 3.4 2.6 3.2 3.0 2.2<br />
14.0<br />
7 Nguyễ Test 1 2.8 1.6 2.3 1.5 1.2 9.4<br />
n Thị Test 2 1.8 1.6 2.0 0.7 1.3 7.4<br />
Linh Test 3 2.8 1.2 2.3 2.0 1.4 9.7<br />
Đan Test 4 2.8 1.5 2.8 2.8 1.8 11.7<br />
Test 5 2.8 1.6 2.6 2.1 1.7<br />
10.8<br />
8 Trương Test 1 2.6 1.8 2.2 1.8 1.0 9.4<br />
Kim Test 2 1.0 1.9 2.2 1.5 1.1 7.7<br />
Ánh Test 3 1.9 1.4 4.0 1.1 1.3 9.7<br />
Test 4 2.6 2.7 4.5 2.4 1.2 13.4<br />
Test 5<br />
Vắng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
2.3.7. Phối hợp với phụ huynh học sinh<br />
Giáo viên phụ trách đội tuyển cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh <br />
thì việc học tập của các em có hiệu quả hơn nữa. Sau một thời gian tôi <br />
hướng dẫn học sinh về cách mở rộng kiến thức xã hội, tôi phát hiện thấy các <br />
em không có gì thay đổi. Tôi trao đổi với các em để biết nguyên nhân. Các em <br />
cho biết là phụ huynh rất nghiêm, không cho con sử dụng Internet. Tôi liền <br />
trao đổi với phụ huynh về lợi ích và cực kỳ cần thiết của việc sử dụng <br />
Internet trong học tập đặc biệt là đối với việc vươn lên tầm thi quốc gia. Và <br />
đồng thời tôi nhờ phụ huynh giám sát chặt chẽ việc học của các em khi sử <br />
dụng Internet để tránh trường hợp học sinh bị nghiện trò chơi điện tử.<br />
Ngoài ra tôi quy định học sinh trong đội tuyển đi học đầy đủ, nếu vắng <br />
phải có phụ huynh gọi điện thoại báo cho tôi. Nếu học sinh nào vi phạm, tôi <br />
yêu cầu học sinh đó nghỉ đội tuyển. Phụ huynh đã phối hợp chặt chẽ, nên hạn <br />
chế được việc nghỉ học của các em và các em lĩnh hội kiến thức có hệ thống, <br />
đầy đủ. <br />
2.3.8. Phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển quốc gia một cách khoa <br />
học<br />
Sau khi thành lập đội tuyển HSG quốc gia của tỉnh và đội ngũ giáo viên <br />
bồi dưỡng, chúng tôi tiến hành phân công từng giáo viên phụ trách các chuyên <br />
đề một cách khoa học. <br />
1/ Cô Dương Thị Thùy Trang: đảm nhận phần speaking, Writing <br />
essays, Writing summary. Tôi đánh giá cao về năng lực của cô Thùy trang đối <br />
với hai kỹ năng này. May mắn là cô Thùy Trang đã được học phần Writing <br />
summary trong thời gian ôn luyện Jetset. Hơn nữa cô Thùy Trang còn có kiến <br />
thức xã hội sâu rộng sẽ giúp cho học sinh bổ sung thêm ý tưởng khi tìm hiểu <br />
các chủ đề. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
2/ Cô Nguyễn Thị Phượng: đảm nhận phần Listening. Cô Phượng đã <br />
từng được bồi dưỡng năng lực ở Mỹ 10 tháng, chắc chắn kỹ năng nghe của <br />
cô rất tốt để luyện cho học sinh những dạng bài mức độ nâng cao.<br />
3/ Cô Võ Tuyết Thành: đảm nhận phần Reading. Theo tôi biết cô <br />
Tuyết Thành đã từng đạt chứng chỉ C1, Cambridge thì đương nhiên kỹ năng <br />
đọc hiểu rất tốt. Cô Tuyết Thành là giáo viên rất có năng lực và nhiệt huyết <br />
với công tác bồi dưỡng.<br />
4/ Cô Nguyễn Lê Trinh: đảm nhận phần Lexicogrammar và một phần <br />
của Reading. Cô Lê Trinh cũng đã từng luyện đội tuyển quốc gia trước đây <br />
nên cô Trinh cũng đã tìm tòi và thu thập tài liệu khá phong phú. Cô Lê Trinh <br />
rất nhiệt tình để tìm tài liệu phù hợp với năng lực của học sinh.<br />
5/ Riêng tôi phụ trách phần Describing graphs và Matching Information <br />
của phần Reading. Bản thân tôi thấy, học sinh đã được học với tôi một năm <br />
rưỡi và tôi đã trao đổi gần như đầy đủ kiến thức, kỹ năng liên quan đề thi <br />
HSG quốc gia. Nên trong thời gian học bồi dưỡng quốc gia vẻn vẹn 27 ngày, <br />
tôi mong muốn các em được lĩnh hội thêm kiến thức và kinh nghiệm từ những <br />
giáo viên xuất sắc và đầy nhiệt huyết của tỉnh để các em có thể làm giàu <br />
thêm vốn tri thức của mình và làm bài thi tốt hơn nữa.<br />
Trong thời gian này học sinh cần thêm tài liệu lĩnh vực nào, tôi lại tiếp <br />
tục tìm kiếm cho các em. Ngoài ra, tôi nhờ cô Nguyễn Thị Phương Thảo soạn <br />
chuyên đề từ vựng trong bộ đề thi Olympic 2016 để làm nguồn tài liệu tự học <br />
cho các em trong thời gian nhanh nhất. Cô Thảo soạn chuyên đề rất khoa học <br />
và các em tự học rất dễ dàng. <br />
DANH SÁCH CÁC GIÁO VIÊN THAM GIA BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN <br />
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA<br />
MÔN : TIẾNG ANH<br />
Thời gian: 4 tuần, từ 05/12 – 31/12/2017<br />
Stt Họ và tên Đơn vị Chuyên đề bồi dưỡng<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
1 Describing graphs<br />
THPT chuyên <br />
Lê Thị Liên Reading: Matching <br />
Nguyễn Chí Thanh<br />
information <br />
2 THPT chuyên Speaking<br />
Dương Thị Thùy <br />
Nguyễn Chí Thanh Writing essays<br />
Trang<br />
Writing summary<br />
3 THPT chuyên <br />
Nguyễn Thị Phượng <br />
Nguyễn Chí Thanh Listening<br />
4 THPT Phan Chu LexicoGrammar<br />
Nguyễn Lê Trinh<br />
Trinh Opencloze tests<br />
5 Gappedtext <br />
THPT Phan Chu <br />
Võ Tuyết Thành True/ False/Not given<br />
Trinh<br />
Matching headings<br />
<br />
<br />
2.3.9. Chiến lược đối với đội tuyển<br />
Để có được thành công này, không thể không kể đến sự thay đổi chiến <br />
lược của giáo viên và ban giám hiệu nhà trường. <br />
Năm học 20152016, sau khi có kết quả kỳ thi HSG tỉnh trong tháng 11, <br />
tôi mạnh dạn đề nghị ban giám hiệu cho phép đội tuyển của tôi (lớp 10) <br />
không tham gia thi Olympic khu vực. Tôi rất vui vì được sự chấp thuận của <br />
ban giám hiệu. Bởi tôi không muốn chứng kiến sự thất bại liên tục của học <br />
sinh vì nội dung của kỳ thi Olympic khu vực hoàn toàn khác biệt với nội dung <br />
kỳ thi HSG quốc gia. Nếu học sinh tham gia các em vừa mất sức, mất nhiều <br />
thời gian làm ảnh hưởng đến chất lượng của môn học khác. Thậm chí học <br />
sinh sẽ không đạt kết quả trong cả hai kỳ thi (Olympic khu vực và HSG quốc <br />
gia), điều đó khiến học sinh mệt mỏi, chán nản. Lý do là, nguồn lực học sinh <br />
giỏi ở cấp 2 chưa chất lượng nên ta không thể đào tạo học sinh thần tốc để <br />
tham gia nhiều kỳ thi với nội dung khác nhau như vậy. Và học sinh cần có <br />
nhiều thời gian để luyện các kỹ năng như Listening, Speaking, Reading, <br />
Writing. Những kỹ năng này không thể luyện hiệu quả trong thời gian ngắn <br />
<br />
<br />
16<br />
ngủi. Và những kỹ năng này thiết thực cho tương lai của các em trong khi học <br />
đại học, làm việc hay du học. Hơn thế nữa, năm lớp 11, học sinh có rất nhiều <br />
kỳ thi quan trọng nên ta phải chuẩn bị tâm thế kỹ từ lớp 10: ngoài kỳ thi HSG <br />
tỉnh, quốc gia các em cần tham gia kỳ thi IOE quốc gia và OTE quốc gia <br />
nữa.Tôi muốn các em gặt hái thành công trong cả những kỳ thi này. Tôi tự cho <br />
đây là chiến lược: “lùi một bước để tiến ba bước.”<br />
2.4. Kết quả đạt được <br />
Kết quả đem lại trong kỳ thi HSG tỉnh rất tốt. Bảy em đạt giải, trong <br />
đó em Phạm Quang Duy đạt giả nhất với số điểm 18,8/20 – số điểm cao nhất <br />
từ trước tới nay của kỳ thi HSG tỉnh. Đặc biệt là có 3 em trong đội tuyển 11 <br />
đã được chọn vào đội tuyển quốc gia của tỉnh.<br />
Kết quả thi chọn HSG lớp 12 cấp tỉnh năm học 20162017:<br />
TT Họ và tên Lớp Điềm Giải<br />
1 Phạm Quang Duy 11AV 18.8 Nhất<br />
2 Huỳnh Tiến Đạt 11AV 15.7 Ba<br />
3 Nguyễn Thị Yên Bình 11AV 15.2 Ba<br />
4 Trần Đình Thăng 11AV 15.1 Ba<br />
5 Nguyễn Lê Giang Băng 11TO 13.9 Ba<br />
6 Nguyễn Thị Hà Ly 11AV 13.8 Ba<br />
7 Nguyễn Thị Linh Đan 11AV 13.1 Ba<br />
<br />
<br />
Kết quả kỳ thi HSG quốc gia tốt hơn những năm trước nhiều, đã có <br />
một học sinh đạt giải quốc gia. Đối với những em không đạt giải vẫn có <br />
điểm số khá cao. Đây là một thành công lớn vì chúng ta đã dùng chính sức <br />
mạnh của nội lực, không nhờ vào sự trợ giúp của các giáo sư hay giáo viên <br />
tỉnh khác. <br />
Kết quả thi chọn HSG lớp 12 cấp quốc gia năm học 20162017:<br />
TT Họ và tên Lớp Kết quả Giải<br />
1 Phạm Quang Duy 11AV 13.65 KK<br />
2 Huỳnh Tiến Đạt 11AV 11.95<br />
3 Nguyễn Thị Yên Bình 11AV 10.05<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
3.1 Kết luận<br />
Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, kết quả bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi đã khởi sắc, học sinh tự tin hơn rất nhiều. Trong quá trình bồi <br />
dưỡng, giáo viên đã có thể đánh giá được học sinh nào có thể đạt được giải <br />
quốc gia và kết quả đúng chính xác như giáo viên đã đánh giá.<br />
Áp dụng kinh nghiệm này đã tạo cho học sinh càng ngày càng yêu thích <br />
đội tuyển và có thêm nhiều em mong muốn được vào đội tuyển. Cho đến bây <br />
giờ chưa có em nào muốn bỏ đội tuyển để dành thời gian cho môn học khác <br />
giống như một số học sinh của hai khóa trước. Ngược lại, có thêm hai học <br />
sinh nữa xin gia nhập đội tuyển. Mặc dù hơi muộn, nhưng tôi đánh giá cao <br />
tinh thần của các em nên tôi vẫn chấp nhận để tạo cơ hội cho các em được <br />
nâng cao kiến thức. <br />
Dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học <br />
là phải có tâm yêu nghề. Đặc biệt là mục tiêu hướng tới và là niềm hạnh <br />
phúc nhất trong cuộc đời của nhà giáo là đào tạo thật nhiều học trò giỏi. Đó <br />
là tâm nguyện của tôi cũng như bao giáo viên khác. Tuy nhiên để được kết <br />
quả thành công tốt đẹp thì mỗi người giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo trăn trở <br />
và nỗ lực không ngừng với nhiều thách thức và phương pháp tối ưu nhất. <br />
Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức tiếng Anh thì mênh mông, <br />
nhất là kiến thức gắn với yêu cầu học sinh giỏi. Vì vậy trong giới hạn sáng <br />
kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm về bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh ở khối 10, 11 có hiệu quả. Hy vọng rằng <br />
những nội dung trong chuyên đề này sẽ là những thông tin được các đồng <br />
nghiệp trao đổi, thảo luận để giúp tôi học hỏi thêm những kinh nghiệm thật <br />
sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
3.2. Kiến nghị<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Qua quá trình nghiên cứu, tôi có một kiến nghị đối với nhà trường như sau:<br />
Ban giám hiệu nên cân nhắc để cho HSG tham gia kỳ thi Olympic vùng <br />
Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ dành cho khối 10;11 thay vì tham gia kỳ thi <br />
Olympic miền Nam. Bởi vì kỳ thi ở miền Bắc có định hướng rõ ràng theo ma <br />
trận của đề thi HSG quốc gia. Hai kỳ thi có cùng mục tiêu thì sẽ rất tiện lợi <br />
cho việc học của học sinh và việc bồi dưỡng của giáo viên và chắc chắn hiệu <br />
quả sẽ cao. Hơn nữa, hai kỳ thi này đòi hỏi học sinh phát triển toàn diện các <br />
kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và Ngữ pháp, Từ vựng. Do đó chúng ta có thể <br />
đào tạo được nhiều học sinh đáp ứng với yêu cầu của đề án ngoại ngữ 2020.<br />
Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn <br />
chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của bạn bè đồng nghiệp. <br />
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
1. Tài liệu tham khảo: Trang web sáng kiến kinh nghiệm.org <br />
2. Nội dung một số đề khảo sát đội tuyển.<br />
<br />
<br />
19<br />
TEST 01<br />
I. LISTENING<br />
Part 1: Listening to the recording and complete the sentences below. Write <br />
NO MORE THAN THREE WORDS for each answer.<br />
Leaving home involves a major change in (1)…………………….., work <br />
patterns and degree of independence. You will be away from home, family and <br />
friends and are no longer supported by (2)…………………………………….. <br />
For this reason, in the first year a lot of young people suffer from loneliness. <br />
Ironically, this sense of isolation comes at a time when you are likely to be <br />
surrounded by people most of the time. Living in a busy city, travelling on <br />
crowded (3)…………………………., you will be constantly among people, but <br />
this can sometimes compound your sense of being alone. Seeing others who <br />
appear at ease among large crowds, mingling and making friends, can make you <br />
feel excluded and (4)…………………….. Adapting to a new environment <br />
makes people uncertain of what to do or how to behave and breeds insecurities <br />
which can make for a real sense of isolation. It is often those who are more used <br />
to being on their own who deal best with the transitional period of leaving home. <br />
Other reasons for feeling alone include (5) ……………………………of the big <br />
city where you have ‘the best time of your life’ and meet ‘lifelong friends’. <br />
Part 2: You will hear a radio talk about holidays in Northumberland. For <br />
each question fill in the missing information in the numbered space.<br />
Holidays in Northumberland<br />
Useful Information<br />
Read Peter Green’s book called ‘ (6)………………… around <br />
Northumberland’.<br />
Lots of things to see, for example (7)…………………. .<br />
Accommodation in flats, hotels, cottages or bed and breakfast places.<br />
Best time to go is spring.<br />
<br />
<br />
20<br />
Bike Hire<br />
<br />
One week £35<br />
Two weeks – (8)£…………..<br />
Local Events<br />
June – Food Festival<br />
August – International Festival of (9)……………………….<br />
National Park Activities<br />
<br />
Guided walks<br />
Photography<br />
(10)……………………<br />
<br />
<br />
Part 3: Listen to the recording and give short answers for the following <br />
questions. Write NO MORE THAN TWO WORDS AND/ OR A NUMBER <br />
for each answer.<br />
11. What is the surname of Charlotte? <br />
……………………………………………………………………………….<br />
12. What is the mobile phone number of the woman? <br />
……………………………………………………………………………….<br />
13. What is the woman’s employment experience? <br />
……………………………………………………………………………….<br />
14. What time should Annetta finish work in the hamburger shop? <br />
……………………………………………………………………………….<br />
15. How many girls will Annetta have to look after? <br />
………………………………………………………………………………..<br />
Part 4: You will hear someone interviewing a woman called Josie on a food <br />
programme. For the following questions, choose the correct answer A, B or <br />
C.<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
16. Josie’s parents preferred cooking recipes<br />
A. from different countries.<br />
B. with lots of ingredients.<br />
C. that were simple to prepare.<br />
17. What happened to Josie at college?<br />
A. She left before the end of the course.<br />
B. She only enjoyed some parts of the course.<br />
C. She completed the course successfully.<br />
18. What did Josie dislike about working at the restaurant?<br />
A. the people she worked with<br />
B. the speed of the job<br />
C. the type of food she had to cook<br />
19. When did Josie start writing articles about food?<br />
A. after a bad experience at a restaurant<br />
B. during her journalism course<br />
C. when she applied for a job with a magazine<br />
20. What are Josie’s plans for the future?<br />
A. to set up her own magazine<br />
B. to buy a restaurant<br />
C. to stop work for a year<br />
II. LEXICOGRAMMAR:<br />
Part 1: Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word <br />
whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of <br />
the following questions.<br />
21. _______ in Rome than he _______.<br />
A. No sooner he had arrived / was being kidnapped<br />
B. No sooner had he arrived / was kidnapped<br />
C. Had he no sooner arrived / kidnapped<br />
<br />
<br />
22<br />
D. No sooner was he arriving / had been kidnapped<br />
22. No one can avoid______ by advertisements.<br />
A. having influenced B. being influenced <br />
C. to be influenced D. influencing<br />
23. Reagan _______ an actor years ago.<br />
A. is said to be B. was said being <br />
C. was said have been D. is said to have been<br />
24. …….all the hard work they put in, the students got good exam results.<br />
A. As a result of B. In comparison with <br />
C. According to D. In addition to<br />
25. _______ you don’t like her has nothing to do with the matter.<br />
A. What B. That C. Whether D. How<br />
26. It’s time they ............. promotion, in my view.<br />
A. get B. got C. will get D. have go<br />
27. “My watch is broken.” “Why don’t you .................”<br />
A. have it repair B. have it repairing<br />
C. have it for repair D. have it repaired<br />
28. Thanks to the laser beams, at last, he could get rid of the _______birthmark <br />
on his face.<br />
A. normal B. abnormal C. abnormality D. abnormally<br />
29. Uncle Ho’s desire was that our country might ______other countries in the <br />
world.<br />
A. be fed up with B. make use of C. keep pace with D. take grand for<br />
30. We were all _______ by the wording of the advertisement.<br />
A. mistaken B. misunderstood C. misled D. misguided<br />
36. Unemployment_______by 4% since January and now stands at just under <br />
three million.<br />
A. was raised B. has raised C. has risen D. rose<br />
37. Most artists are very _______; they can think of what ordinary people can’t.<br />
<br />
<br />
23<br />
A. imagine B. imagination C. imaginative D. imaginary <br />
21. 22. 23. 24. 25. 26.<br />
27. 28. 29. 30. 31. 32. <br />
<br />
Part 2: For questions 3340 write the correct form of each bracketed word in <br />
the numbered space provided in the column on the right. There is an example <br />
at the beginning (0). <br />
. THE ENVIRONMENT: OUR RESPONSIBILITY<br />
These days it is (0) impossible to open a newspaper without reading 0. <br />
POSSIBLE<br />
about the damage we are doing to the environment. The earth is being<br />
(33)………..( THREAT )and the future looks bad. What can each of us do? <br />
We cannot clean up our (34)................( POLLUTION ) rivers and seas <br />
overnight. <br />
Nor can we stop the (35)..................( APPEAR) of plants and animals. But we <br />
can stop adding to the problem while scientists search for answers, and laws are <br />
passed in nature’s defence. It may not be easy to change your lifestyle <br />
(36) ................, (COMPLETE) but some steps are easy to take: cut down the <br />
amount of (37)……….. (DRIVE) you do, or use as little plastic as possible. It <br />
also easy to save energy, which also reduces (38)............... ( HOUSE) bills. <br />
We must all make a personal (39)…….( DECIDE) to work for the future of our <br />
planet if we want to (40).................. (SURE) a better world for our grand<br />
children.<br />
33. 34. 35. 36.<br />
37. 38. 39. 40.<br />
<br />
Part 3: For questions 4145 choose the letter A, B, C, or D to indicate the <br />
word or phrase that is CLOSEST in meaning to the underlined part in each <br />
of the following sentences. <br />
41. Few businesses are flourishing in the present economic climate.<br />
<br />
<br />
24<br />
A. taking off B. setting up C. growing well D. closing down <br />
42. He drives me to the edge because he never stops talking.<br />
A. steers me B. frightens me C. irritates me D. moves me<br />
43. "He was asked to account for his presence at the scene of the crime" <br />
A. complain B. exchange C. explain D. arrange <br />
44. I could see the finish line and thought I was home and dry" <br />
A. homeless B. hopeful C. successful D. unsuccessful<br />
45. Don’t forget to drop me a line when you’re away<br />
A. telephone me B. call me C. write to me D. send me a telegram<br />
41. 42. 43. 44. 45.<br />
<br />
Part 4: For questions 4650 choose the letter A, B, C, or D to indicate the <br />
word or phrase that is OPPOSITE in meaning to the underlined part in each <br />
of the following sentences. <br />
46. The new laws to conserve wildlife in the area will come into force next <br />
month. <br />
A. protect B. eliminate C. pollute D. destroy<br />
47. My uncle, who is an accomplished guitarist, taught me how to play.<br />
A. unimpaired B. unskilled C. illeducated D. unqualified<br />
48. The farmers removed some undeveloped trees to improve the growth of the <br />
rest.<br />
A. eliminated B. planted C. fertilized D. transferred<br />
49. She was brought up in a welloff family. She can’t understand the problems <br />
we are facing.<br />
A. wealthy B. kind C. broke D. poor<br />
50. Hardly anyone showed up the party last night due to the heavy rain.<br />
A. Almost everyone B. Practically no one C. Everyone D. Nearly no one<br />
46. 47. 48. 49. 50.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
III. READING. <br />
Part 1: For questions 5160, Read the following passage and mark the letter <br />
A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct word or phrase that <br />
best fits each of the numbered blanks.<br />
It is (51) ________ believed in the United States that school is where people go <br />
to get an education. Nevertheless, it has been said that today children interrupt <br />
their education to go to school. The (52) ________ between schooling and <br />
education implied by this remark is important. <br />
Education is much more openended and allinclusive than schooling. <br />
Education knows (53) ________ bounds. It can take place anywhere, whether <br />
in the shower or on the job, whether in a kitchen or on a tractor. It (54) <br />
________ both the formal learning that takes place in schools and the whole <br />
universe of informal learning. The agents of education can range from a <br />
revered grandparent to the people debating politics on the radio, from a child to <br />
a distinguished scientist. Whereas schooling has a certain predictability, <br />
education quite often produces surprises. A chance conversation with a <br />
stranger may lead a person to discover how (55) ________ is known of other <br />
religions. People are engaged in education from infancy on. Education, then, is <br />
a very broad, inclusive term. It is a lifelong (56) ________, a process that <br />
starts long before the start of school, and one that should be an integral part of <br />
one’s entire life. <br />
Schooling, on the other hand, is a specific, formalized process, whose <br />
general pattern (57) ________ little from one setting to the next. (58) <br />
________ a country, children arrive at school at approximately the same time, <br />
take assigned seats, are taught by an adult, use similar