SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Tên nội dung Trang<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lí do chọn đề tài 1<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ 1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Phạm vi nghiên cứu 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận 2<br />
2. Thực trạng 3<br />
3. Những giải pháp, biện pháp tiến hành 6<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp 6<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6<br />
3.2.1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng công tác bồi dưỡng ..... 6<br />
3.2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 7<br />
3.2.3. Bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên ........... 9<br />
3.2.4. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 12<br />
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá 13<br />
3.2.6. Nâng cao công tác tự học, tự rèn, tự sáng tạo 15<br />
3.2.7. Tăng cường công tác biểu dương, khen thưởng 15<br />
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp 15<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 16<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học …. 17<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận 18<br />
2. Kiến nghị 19<br />
Tài liệu tham khảo 21<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 1 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Như chúng ta biết, trường học là tổ chức cơ sở của hệ thống giáo dục, là <br />
nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Trong đó, giáo viên là <br />
lực lượng chủ chốt có vai trò quan trọng và quyết định chất lượng của các hoạt <br />
động giáo dục ở nhà trường, là cầu nối học sinh với các lực lượng xã hội. Chất <br />
lượng dạy học và giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào trình độ và khả năng <br />
của đội ngũ giáo viên là chủ yếu. Muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Để đáp <br />
ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay thì người thầy phải có đủ phẩm chất <br />
và năng lực. <br />
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng <br />
chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng dạy học trong nhà trường, bởi lẽ <br />
lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến <br />
thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư <br />
phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục <br />
đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng <br />
nâng cao trình độ lí luận và nghiệp vụ của giáo viên.<br />
Trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên của toàn tỉnh nói chung và <br />
huyện nhà nói riêng đã được đào tạo bài bản, số giáo viên đạt trình độ trên <br />
chuẩn ngày càng cao dẫn đến chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích <br />
cực. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa, đội <br />
ngũ giáo viên cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng hơn; <br />
bản thân mỗi giáo viên cần phải nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu, tự rèn <br />
luyện và lãnh đạo nhà trường thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng thì mới đáp <br />
ứng được. <br />
Là cán bộ quản lý phụ trách hoạt động chuyên môn, tôi luôn băn khoăn, <br />
trăn trở và xác định làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên <br />
sẽ tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy và học cũng như chất lượng <br />
giáo dục. Để giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian <br />
qua, tiếp tục củng cố, hoàn thiện các tiêu chí để tiến tới phấn đấu đạt trường <br />
Chuẩn Quốc gia mức độ 2, tôi thấy cần phải nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp <br />
vụ chuyên môn cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện <br />
trong nhà trường. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng <br />
lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên” .<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Giúp cho giáo viên có nhận thức đúng đắn về công tác bồi dưỡng chuyên <br />
môn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân và chất lượng giáo dục <br />
cho học sinh.<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 2 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng của đơn vị và đưa ra một số biện pháp về bồi <br />
dưỡng<br />
chuyên môn cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị, đáp <br />
ứng nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trước yêu cầu đổi mới hiện nay.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại trường <br />
TH Trần Phú.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh trường TH Trần Phú từ năm học <br />
2013 2014 đến nay.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế.<br />
Phương pháp thống kê.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải có đội ngũ giáo viên đủ về <br />
số lượng, giỏi về chuyên môn, có tính nhân văn cao thì mới có chất lượng giáo <br />
dục cao, tạo sự chuyển biến của đội ngũ giáo viên hiện nay mới đảm bảo thực <br />
hiện nội dung và phương pháp giáo dục. Đây là vấn đề then chốt của sự nghiệp <br />
giáo dục mà chúng ta phải trăn trở vượt qua mọi khó khăn để giải quyết cho <br />
bằng được”.<br />
Thật vậy, đội ngũ cán bộ giáo viên là lực lượng quyết định sự nghiệp giáo <br />
dục đào tạo của đất nước. Chất lượng giáo dục của nhà trường cao hay thấp <br />
phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của giáo viên. Chính các thầy cô giáo mang lại <br />
những giá trị cao quý nhất góp phần nâng cao chất lượng, bồi dưỡng nhân tài và <br />
hoàn thiện nhân cách người học sinh, từ đó tạo ra mọi giá trị khác cho cuộc sống <br />
của bản thân, gia đình và cộng đồng. <br />
Bất kỳ một nhà trường nào muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện <br />
đều phải chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn của đội <br />
ngũ giáo viên. Bởi, bồi dưỡng để làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, <br />
kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho giáo viên thực hiện công việc đạt kết quả tốt <br />
<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 3 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
hơn. Đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của ngành giáo dục nói chung và của <br />
các trường Tiểu học nói riêng. Vì thế, công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ <br />
cần phải thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch và luôn đổi mới cho phù <br />
hợp với yêu cầu thực tiễn giúp nhà trường không chỉ giải quyết những vấn đề <br />
hiện tại mà còn chuẩn bị đáp ứng những yêu cầu của tương lai. <br />
<br />
<br />
Hiện nay, toàn ngành đang tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình giáo <br />
dụcphổ thông, vấn đề nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ nghiệp vụ <br />
chuyên môn cho giáo viên ngày càng trở nên cấp bách. Có thực hiện tốt điều này <br />
thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Chính vì vậy, người giáo viên phải <br />
có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có ý thức học tập, rèn luyện, bồi dưỡng <br />
thường xuyên về mọi mặt; linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo trong đổi mới <br />
phương pháp dạy học sao cho phù hợp với trình độ và đối tượng học sinh. Để <br />
làm tốt những yêu cầu trên, đòi hỏi người lãnh đạo cần xác định cho mình một <br />
hướng đi đúng đắn, biết xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thiết thực, biết lựa chọn <br />
nội dung bồi dưỡng thích hợp để xây dựng được tập thể đội ngũ giáo viên vững <br />
vàng tay nghề, có trách nhiệm với công việc, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới <br />
hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục tại đơn vị.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
Thuận lợi:<br />
Nhà trường được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa <br />
phương; sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo.<br />
Phòng và Sở Giáo dục Đào tạo thường xuyên tổ chức các chuyên đề <br />
nhằm bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.<br />
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên đạt trình độ trên chuẩn khá <br />
cao (43/48 đồng chí, tỉ lệ 89,6%). Phần lớn các giáo viên có phẩm chất đạo đức <br />
tốt, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm; chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, <br />
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành. Nhiều <br />
giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, dày dặn kinh nghiệm trong công <br />
tác và năng động, sáng tạo trong dạy học.<br />
Nhà trường trang bị đầy đủ các loại sách, tài liệu tham khảo hướng dẫn <br />
dạy học cũng như thiết kế bài giảng, tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều lựa <br />
chọn để nghiên cứu, học hỏi.<br />
<br />
<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 4 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
Đã tạo được sự đồng thuận cao của Cha mẹ học sinh và nhân dân nên cơ <br />
sở vật chất trường lớp ngày càng khang trang.<br />
Khó khăn:<br />
Khả năng nhận thức của giáo viên không đồng đều, số giáo viên trên 45 <br />
tuổi tương đối đông (18 đồng chí) nên khó khăn trong việc thực hiện đổi mới <br />
phương pháp, hình thức cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. <br />
Đơn vị có hai điểm trường, phân hiệu Buôn Trấp có 100% học sinh là <br />
người dân tộc thiểu số tại chỗ, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhận thức của gia <br />
đình, cộng đồng và khả năng tiếp thu của các em hạn chế. Vì thế, hàng năm tỉ lệ <br />
học sinh lưu ban tại phân hiệu còn nhiều.<br />
Công tác xã hội hóa giáo dục tại đơn vị chưa phát huy tốt nên việc động <br />
viên, khích lệ giáo viên, học sinh mới chỉ dừng lại ở mặt tinh thần là chủ yếu. <br />
Một số giáo viên đã ỷ lại, lệ thuộc vào tài liệu, không nghiên cứu, tìm tòi; <br />
thậm chí có giáo viên tải bải giảng trên mạng về làm giáo án của mình không <br />
cần chỉnh sửa. Điều đó đã làm mai một năng lực chuyên môn, hiệu quả tiết dạy <br />
thấp, không phù hợp với thực tế của lớp, của trường.<br />
2.2. Thành công hạn chế<br />
Thành công:<br />
Đội ngũ giáo viên ý thức được việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên <br />
môn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân nên đa số giáo viên có ý thức tự học tự rèn tốt, <br />
chủ động đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tham gia tích <br />
cực các phong trào mũi nhọn trong nhà trường. <br />
Hạn chế:<br />
Một số giáo viên còn lúng túng trong vận dụng phương pháp và hình thức <br />
tổ chức dạy học theo hướng đổi mới, việc học tập bồi dưỡng thường xuyên <br />
theo các Môđun chưa thường xuyên và chưa hiệu quả.<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu<br />
Mặt mạnh:<br />
Nhiều giáo viên có chuyên môn vững vàng, hàng năm được Phòng Giáo <br />
dục và Đào tạo điều động tham gia các phong trào mũi nhọn của ngành, như: <br />
chuyên đề, tư vấn các nội dung chuyên môn, làm công tác thi giáo viên dạy giỏi <br />
huyện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu dự thi các cấp,… Số giáo viên và học <br />
sinh tham gia các cuộc thi do Phòng và cấp trên tổ chức ngày càng tăng cả về số <br />
lượng và chất lượng.<br />
<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 5 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
Trường có 06 giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí và <br />
được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường tiểu học trong <br />
huyện.<br />
Mặt yếu:<br />
Một số giáo viên còn hạn chế về năng lực, về kỹ năng sư phạm chưa <br />
mạnh dạn đổi mới và có suy nghĩ yên phận thủ thường.<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Trong những năm gần đây nhờ sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và <br />
Đào tạo, sự quan tâm phối hợp của địa phương và sự chỉ đạo linh hoạt của cán <br />
bộ quản lí nhà trường, sự đoàn kết của nội bộ cao nên đã tạo điều kiện cho giáo <br />
viên có cơ hội thực hiện tốt công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Song việc <br />
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mang lại hiệu quả chưa cao bởi các nguyên <br />
nhân sau:<br />
Khả năng nhận thức của giáo viên không đồng đều; ý thức tự giác của <br />
một số giáo viên chưa cao, chưa chịu khó rèn luyện và học hỏi kinh nghiệm, làm <br />
việc chưa đưa hết khả năng,…<br />
Lãnh đạo nhà trường tuy đã nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên song thực hiện chưa đúng quy trình, chưa có <br />
kế hoạch cụ thể, công việc đôi khi còn chồng chéo, chưa mạnh dạn giao việc <br />
cho giáo viên để họ được độc lập sáng tạo thực hiện,... nên chưa phát huy được <br />
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên.<br />
Ngoài ra, việc bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên chưa thường xuyên, <br />
công tác biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời, xây dựng lực lượng nòng cốt <br />
phối hợp trong các hoạt động còn mỏng.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng<br />
Trường Tiểu học Trần Phú nằm ngay trung tâm thị trấn Buôn Trấp, trình <br />
độ dân trí cao. Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng cho việc <br />
tổ chức các hình thức học tập phát huy tính tích cực của học sinh. <br />
Đội ngũ giáo viên trong trường cơ bản đủ về số lượng và cơ cấu đầy đủ <br />
các bộ môn theo quy định cấp tiểu học. 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, <br />
trong đó giáo viên trên chuẩn 37/39 đồng chí, đạt tỉ lệ 94,8%. Đội ngũ giáo viên <br />
có năng lực chuyên môn tương đối đồng đều, vững vàng, nhiệt tình trong giảng <br />
dạy và các hoạt động khác của nhà trường; luôn chủ động tìm tòi kiến thức qua <br />
sách báo, mạng để phục vụ cho tiết dạy, nghiên cứu nhiều tài liệu, thiết kế bài <br />
dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Toàn trường có 28/39 giáo viên đã từng <br />
tham gia dự thi và đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. <br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 6 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
100% học sinh cư trú tại địa bàn của nhà trường, các em đi học chuyên <br />
cần, ý thức học tập tốt. Phần lớn cha mẹ học sinh quan tâm và coi trọng đến <br />
hoạt động học tập của con em mình nên việc nâng cao chất lượng giáo dục phần <br />
nào cũng thuận lợi hơn. <br />
Bên cạnh đó, trong địa bàn vẫn còn nhiều gia đình học sinh thuộc diện hộ <br />
nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm theo dõi đến <br />
việc học của con em mình. 100% học sinh tại phân hiệu Buôn Trấp là người dân <br />
tộc Êđê, phần lớn các em đọc chưa thông, viết chưa thạo tiếng Việt, kĩ năng <br />
giao tiếp hạn chế nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện đổi <br />
mới phương pháp, hình thức dạy học của bản thân. Một số em tại điểm trường <br />
chính, ý thức tự học, tự rèn chưa cao, sự quan tâm, phối hợp của gia đình và nhà <br />
trường còn hạn chế nên giáo viên chưa phát huy đối đa năng lực chuyên môn của <br />
bản thân.<br />
Đa số giáo viên nữ, số giáo viên có tuổi đời cao tương đối đông; nhiều <br />
giáo<br />
viên vẫn thực hiện dạy học “đại trà” theo chuẩn kiến thức kĩ năng cho mọi đối <br />
tượng học sinh, chưa đáp ứng việc dạy học theo nhu cầu của người học. Nội <br />
dung chương trình, sách giáo khoa những năm gần đây có sự điều chỉnh, việc <br />
đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 30 cũng hoàn toàn mới, phương pháp và <br />
hình thức tổ chức dạy học không còn cứng nhắc như trước, mức độ yêu cầu của <br />
mỗi tiết học ngày càng cao, ngoài chương trình chính khóa còn có phải thực hiện <br />
nhiều nội dung tích hợp, lồng ghép,… Đây là những vấn đề khó khăn cơ bản mà <br />
đội ngũ giáo viên không phải ai cũng thực hiện tốt, đòi hỏi mỗi giáo viên thường <br />
xuyên tự bồi dưỡng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để điều chỉnh phương pháp <br />
dạy của bản thân. Hay nói cách khác, giáo viên muốn tự khẳng định mình thì <br />
không có con đường nào khác là phải cố gắng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao <br />
kiến thức, tay nghề. Vì vậy, là người cán bộ quản lý phải tìm ra những biện <br />
pháp thích hợp để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại đơn <br />
vị mình nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đồng bộ của ngành giáo dục <br />
đặt ra hiện nay. <br />
3. Giải pháp, biện pháp <br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp giúp Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch bồi <br />
dưỡng năng lực giáo viên đạt hiệu quả; giáo viên nhận thức được tầm quan <br />
trọng của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao ý thức tự học, tự rèn, <br />
tự sáng tạo; nâng cao chất lược giáo dục của đơn vị và tạo uy tín trong nhân dân.<br />
<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 7 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.2.1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng <br />
lực chuyên môn giáo viên<br />
Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm giúp giáo viên <br />
có đủ năng lực thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao sự hiểu biết về <br />
các vấn đề giáo dục. Xây dựng một đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng và <br />
vững về chất lượng để có khả năng thực hiện nội dung giáo dục toàn diện của <br />
nhà trường. Phát huy tinh thần cộng tác và vai trò của tổ, nhóm chuyên môn, <br />
khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để thực hiện tốt nhiệm vụ <br />
của mình. Đồng thời, nâng cao ý thức tự học và có khả năng tự đánh giá tốt hơn <br />
khi họ có sự tiến bộ trong công việc. <br />
Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đạt kết quả tốt <br />
thì lãnh đạo nhà trường cần : <br />
Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, chính trị cho giáo viên: <br />
Tổ chức học tập quán triệt các văn bản, chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ <br />
thông của nhà nước, của ngành; làm tốt công tác tuyên truyền vận động mọi lực <br />
lượng tham gia thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Tổ chức tốt bồi dưỡng <br />
thường xuyên từng chu kì cho toàn thể giáo viên. Nhà trường tạo mọi điều kiện <br />
thuận lợi cho đội ngũ giáo viên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại <br />
chúng. Xây dựng một thư viện trường học có đủ các loại sách, tư liệu tham <br />
khảo, các loại báo, tạp chí để giáo viên tham khảo nhằm cập nhật thông tin và <br />
mở rộng hiểu biết.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên: <br />
Đây là công việc hàng đầu; là công việc không thể thiếu được trong suốt <br />
quá trình giảng dạy của họ. Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và sâu <br />
rộng. Muốn vậy, giáo viên phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao <br />
kiến thức và kỹ năng để có đủ năng lực dạy tốt môn học mà mình được phân <br />
công. Đối với những giáo viên còn hạn chế về năng lực thì phải được bồi dưỡng <br />
để đạt chuẩn theo quy định. Trên cơ sở đó giáo viên tự rèn cho mình khả năng <br />
thể hiện kỹ năng sư phạm nhuần nhuyễn. <br />
Bồi dưỡng về năng lực công tác cho giáo viên: <br />
Năng lực công tác của giáo viên chỉ có thể có được trên cơ sở quá trình rèn <br />
luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân và đồng nghiệp, <br />
bao gồm: kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy giáo dục, kỹ năng nhận thức <br />
và giải quyết tình huống trong dạy học giáo dục,... Để giúp giáo viên có năng <br />
<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 8 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
lực công tác vững vàng, nhà trường luôn tạo điều kiện bằng cách tin tưởng giao <br />
việc cho giáo viên để họ mạnh dạn và chủ động thực hiện. <br />
Từ những việc làm nói trên, người cán bộ quản lí phải kiên trì, luôn đi đầu <br />
trong mọi hoạt động để làm gương cho đội ngũ giáo viên và xác định đây là <br />
nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu, phải làm. Cùng với sự cộng tác của các thành <br />
viên, mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường giúp giáo viên nhận thức đúng <br />
tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn và vai trò của <br />
người giáo viên trong giai đoạn mới. Vì vậy, cán bộ quản lí cần lập kế hoạch <br />
cụ thể, xác định đúng yêu cầu, mục tiêu, nội dung, đối tượng và thời điểm bồi <br />
dưỡng chuyên môn cho giáo viên sao cho phù hợp.<br />
3.2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên<br />
Thực tế cho thấy, trong một tập thể trường học, trình độ chuyên môn và <br />
kĩ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên không đồng đều. Kiến thức học từ các <br />
trường đào tạo với việc giảng dạy thực tế tại đơn vị có phần khác biệt nhau. <br />
Phải qua một thời gian rèn luyện, trải nghiệm thì giáo viên mới tích lũy và nâng <br />
cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân. Vì thế, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là <br />
việc làm thường xuyên của các nhà trường và hàng năm Ban lãnh đạo là người <br />
chủ động lập kế hoạch cụ thể bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.<br />
Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được tiến hành các bước như sau:<br />
* Phân loại giáo viên: <br />
Để làm tốt điều này, trước hết Lãnh đạo nhà trường phải nắm rõ trình độ<br />
chuyên môn của giáo viên để phân công, sắp xếp bố trí chuyên môn giảng dạy <br />
các khối lớp sao cho phù hợp điều kiện năng lực của từng giáo viên. <br />
Vào đầu năm học, căn cứ vào kết quả xếp loại chuyên môn của năm học <br />
trước; trò chuyện, trao đổi, thăm dò qua đồng nghiệp, qua phụ huynh học sinh; <br />
so sánh mức độ tiến bộ của giáo viên qua dự giờ một số tiết để xác định năng <br />
lực giảng dạy, từ đó tiến hành phân loại chất lượng giáo viên. Việc làm này giúp <br />
người lãnh đạo thu thập thông tin một cách chính xác để có kế hoạch bồi dưỡng <br />
phù hợp. <br />
Tại đơn vị tôi công tác, thông thường phân giáo viên thành 03 nhóm:<br />
+ Nhóm 1: Các giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn vững vàng, có <br />
nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng đội ngũ, ý thức tiến thủ cao.<br />
Các giáo viên nhóm 1 thường được nhà trường cơ cấu giữ các chức vụ <br />
kiêm nhiệm của tổ chuyên môn hoặc thành viên các tổ bồi dưỡng, tổ tư vấn <br />
chuyên môn. <br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 9 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
+ Nhóm 2: Các giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn song tuổi <br />
đời cao (trên 45 tuổi).<br />
+ Nhóm 3: Các giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn, ý thức tự <br />
học tự rèn chưa cao; giáo viên mới ra trường (công tác dưới 3 năm).<br />
Trong quá trình phân công chuyên môn, chúng tôi sắp xếp các “nhóm” giáo <br />
viên trên sao cho cân đối, hài hòa giữa các “tổ chuyên môn” cả về độ tuổi cũng <br />
như trình độ chuyên môn nghiệp vụ.<br />
* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng:<br />
Đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho <br />
đội ngũ giáo viên với chiến lược trải dài trong cả năm học. Kế hoạch bồi dưỡng <br />
được cụ thể hóa trong kế hoạch tháng, kỳ, năm và đưa vào Nghị quyết Hội nghị <br />
Viên chức. <br />
Nhà trường phân công những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng <br />
kèm cặp giáo viên có năng lực giảng dạy hạn chế, giáo viên cốt cán kèm cặp các <br />
giáo viên khác cùng tổ để đảm bảo tính kế thừa liên tục. Đặc biệt quan tâm, <br />
nâng cao trình độ trên chuẩn đào tạo cho những giáo viên trẻ, có năng lực chuyên <br />
môn, bằng hình thức tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp trên chuẩn. <br />
Trong năm, nhà trường bố trí các giáo viên tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề <br />
do Sở, Phòng GD&ĐT cũng như Cụm chuyên môn tổ chức; sau đó về triển khai <br />
nhân rộng tại đơn vị. Tăng cường công tác dự giờ chéo khối để tất cả các giáo <br />
viên có thể tự tin dạy các khối lớp kế cận.<br />
* Thành lập hội đồng bồi dưỡng, tổ tư vấn:<br />
Để công tác bồi dưỡng có chất lượng cao và mang tính trọng tâm thì đòi <br />
hỏi nhà trường cần thành lập các Hội đồng bồi dưỡng, tổ tư vấn để giúp đỡ, hỗ <br />
trợ giáo viên hoặc học sinh về nội dung, phương pháp thực hiện. Trong đó:<br />
+ Hội đồng bồi dưỡng: được thành lập khi có giáo viên và học sinh tham <br />
gia các cuộc thi của Phòng và cấp trên tổ chức.<br />
+ Tổ tư vấn: được thành lập khi hoạt động chuyên môn có những nội <br />
dung mới khó, chưa thống nhất trong quá trình thực hiện nhằm giám sát, kiểm <br />
tra, trao<br />
đổi, tháo gỡ khó khăn để cùng nhau thực hiện tốt hơn.<br />
Đầu năm, bám vào nhiệm vụ của năm học, các công văn, hướng dẫn <br />
chuyên môn của Sở và Phòng Giáo dục Đào tạo, bản thân tôi tham mưu với <br />
Hiệu trưởng thành lập các Hội đồng bồi dưỡng, tổ tư vấn chuyên môn để thực <br />
<br />
<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 10 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
hiện tốt các phong trào mũi nhọn cũng như hoạt động chuyên môn. Sau đó, Hiệu <br />
trưởng ra quyết định các Hội đồng bồi dưỡng, tổ tư vấn gồm các thành viên sau:<br />
Chủ tịch hội đồng bồi dưỡng (Tổ trưởng tổ tư vấn) : Hiệu trưởng<br />
Phó chủ tịch hội đồng bồi dưỡng (Tổ phó tổ tư vấn): Phó Hiệu trưởng<br />
Thành viên hội đồng bồi dưỡng (tổ tư vấn): Các tổ trưởng tổ chuyên môn <br />
và một số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên.<br />
Tại đơn vị TH Trần Phú, năm học 2015 2016 chúng tôi đã tiến hành thành <br />
lập các hội đồng bồi dưỡng, tổ tư vấn sau:<br />
+ Hội đồng bồi dưỡng: Hội đồng bồi dưỡng thi giáo viên dạy giỏi cấp <br />
huyện, Hội đồng bồi dưỡng thi viết chữ đẹp, Hội đồng bồi dưỡng giải toán <br />
tiếng Anh trên Internet, Hội đồng bồi dưỡng Giao lưu tiếng Việt của chúng em,<br />
…<br />
+ Tổ tư vấn: Tổ tư vấn dạy học Tiếng Việt 1 – CGD, T ổ t ư v ấn d ạy h ọc <br />
theo chương trình VNEN, Tổ tư vấn viết sáng kiến kinh nghiệm, Tổ tư vấn về <br />
kiểm tra, đánh giá học sinh theo TT30, Tổ tư vấn thực hiện tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số,...<br />
Hàng tháng, các thành viên trong Hội động bồi dưỡng hoặc Tổ tư vấn tiến <br />
hành dự giờ, trao đổi góp ý về những mặt mạnh, mặt yếu, chia sẻ kinh nghiệm <br />
về cách khắc phục những mặt yếu đó. <br />
3.2.3. Bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên thông qua nhiều hình <br />
thức: <br />
Các phương pháp bồi dưỡng rất phong phú, đa dạng, mỗi phương thức <br />
đều có những ưu điểm, hạn chế riêng, đòi hỏi những điều kiện thực hiện khác <br />
nhau. <br />
Chọn những phương pháp nào tùy thuộc vào thực tiễn của nhà trường, <br />
nhưng để bồi dưỡng giáo viên hiệu quả và thiết thực các cán bộ quản lý cần <br />
phải tích cực đổi mới cách làm. <br />
* Bồi dưỡng cách thiết kế bài dạy:<br />
Muốn tiết dạy thành công trước hết phải có công tác chuẩn bị, đầu tiên <br />
là lập kế hoạch bài dạy. Việc lập kế hoạch bài dạy trên cơ sở định hướng chỉ <br />
đạo Công văn 5842 của Bộ GD&ĐT và theo tinh thần Hướng dẫn số 138/HD<br />
SGD&ĐT ra ngày 09/2/2007 “Giáo án tinh gọn nhưng đầy đủ nội dung”. Giáo án <br />
thể hiện rõ các phần cơ bản như sau: <br />
<br />
<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 11 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu kỹ nội dung, xác định mục tiêu phù hợp với đối <br />
tượng học sinh và đảm bảo sát với yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kỹ năng <br />
các môn học, thái độ học tập của học sinh qua từng bài học. Điều chỉnh mục tiêu <br />
ở sách giáo viên cho phù hợp với tình hình học sinh lớp mình.<br />
Chuẩn bị đồ dùng dạy và học: Căn cứ vào nội dung từng bài, người soạn <br />
cần định hướng một số hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với từng học sinh, <br />
nhóm học sinh để chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng dạy của giáo viên và đồ dùng <br />
học tập của học sinh. <br />
Các hoạt động dạy và học: Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy <br />
đối với giáo viên, yêu cầu cần học đối với từng đối tượng học sinh, kể cả học <br />
sinh cá biệt (nếu có). <br />
Từ các định hướng trên, giáo viên lập kế hoạch bài dạy một cách hợp lý. <br />
Quá trình thực hiện được sự tiếp sức của các thành viên trong hội đồng bồi <br />
dưỡng.<br />
* Bồi dưỡng đội ngũ thông qua thao giảng, hội giảng, chuyên đề, thi giáo <br />
viên dạy giỏi các cấp:<br />
Hàng năm cứ vào tháng 10, 11 nhà trường phát động thao giảng, Hội <br />
giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Mỗi giáo viên dạy 03 tiết/năm, trong <br />
đó: thao giảng 01 tiết, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường 2 tiết (01 tự chọn, 01 <br />
bắt buộc và chéo môn, chéo khối). Giáo viên cần nghiên cứu bài kĩ, làm đồ dùng <br />
dạy học bổ sung để phục vụ cho bài giảng của mình. Đây là cơ hội để mọi giáo <br />
viên đều phải cố gắng thể hiện khả năng của mình trước đồng nghiệp, đồng <br />
thời là dịp học tập kinh nghiệm, tự đối chiếu với bản thân, rút ra những điểm <br />
mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục. Vì thế, chất lượng giảng <br />
dạy ngày càng được nâng lên rõ rệt. <br />
Xuất phát từ việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch nên nhà trường đã <br />
phát hiện ra những giáo viên có năng lực, chọn đi thi giáo viên dạy giỏi cấp <br />
huyện. Đồng thời cũng kịp thời tư vấn, giúp đỡ các giáo viên còn hạn chế về <br />
năng lực vươn lên trong chuyên môn. <br />
Căn cứ vào kế hoạch năm học và tình hình thực tiễn của đơn vị, nhà <br />
trường xây dựng chỉ tiêu mỗi khối tổ chức 1 2 chuyên đề/kì và giao quyền chủ <br />
động cho các tổ chuyên môn lựa chọn nội dung chuyên đề phù hợp với đặc thù <br />
của khối. Trên cơ sở định hướng chung của nhà trường, các tổ tập trung chuyên <br />
đề các nội dung mới, khó, những vấn đề trong dạy học giáo viên chưa hiểu, còn <br />
băn khoăn trăn trở. Ngoài ra, các trường tiểu học trong Cụm chuyên môn phối <br />
hợp với nhau chọn nội dung phù hợp với địa phương và đối tượng học sinh để <br />
<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 12 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
thực hiện chuyên đề cụm trường nhằm thống nhất cao trong quản lí, chỉ đạo <br />
công tác chuyên môn.<br />
* Dự giờ, thăm lớp: <br />
Thăm lớp dự giờ là hoạt động mang tính chất thường xuyên của tất cả <br />
giáo viên. Qua dự giờ giúp người dự nhận thấy được ưu điểm của đồng nghiệp <br />
để học hỏi và những thiếu sót để tránh. <br />
Để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên, đầu năm học nhà <br />
trường lập kế hoạch thăm lớp dự giờ, quy định chung dự ít nhất 18 tiết/năm đối <br />
với các giáo viên có thời gian công tác từ 5 năm trở lên và trên 25 tiết/năm đối <br />
với giáo viên mới ra trường. Hàng tháng, Lãnh đạo nhà trường cùng với khối <br />
trưởng chuyên môn hoặc các giáo viên trong tổ tiến hành luân phiên dự giờ dưới <br />
nhiều hình thức khác nhau như: dự giờ có báo trước, dự giờ đột xuất, dự hết tiết <br />
hoặc một hoạt động của tiết học theo hình thức catlats,… Trong quá trình dự <br />
giờ, chúng tôi quan tâm hướng dẫn cho giáo viên đạt được các yêu cầu sau:<br />
Đảm bảo yêu cầu kiến thức kỹ năng cơ bản, chính xác.<br />
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải phù hợp với đặc trưng <br />
của bộ môn, phù hợp với bài dạy.<br />
Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả cao nhất.<br />
Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh. <br />
Qua tiết dạy, học sinh phải được hướng dẫn kĩ năng thực hành, được liên hệ <br />
thực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức và tự rút ra bài học.<br />
Quan tâm cả ba đối tượng học sinh, đặc biệt động viên, giúp đỡ kịp thời <br />
học sinh yếu không để các em đứng bên lề lớp học, đồng thời chú trọng phát <br />
huy năng lực học sinh năng khiếu đáp ứng theo “nhu cầu” của người học.<br />
Tiết dạy phải được diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, học sinh thoải mái, tiếp <br />
thu kiến thức và biết vận dụng.<br />
Tạo lập được mối quan hệ thầy trò gần gũi và thân thiện.<br />
Sau khi dự giờ, người dự tự nhận xét ưu, khuyết điểm và góp ý cho người <br />
dạy theo các tiêu chí đánh giá xếp loại đã quy định một cách chân tình, mang tính <br />
xây dựng, giúp người dạy phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh những mặt còn <br />
hạn chế của mình.<br />
Nhờ việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch, thường xuyên nên đã bồi <br />
dưỡng được những giáo viên có chuyên môn giỏi, tham gia dự thi giáo viên dạy <br />
giỏi các cấp, đồng thời giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn hạn chế về tay nghề <br />
vươn lên trong chuyên môn.<br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 13 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
* Bồi dưỡng kĩ năng dạy học trên lớp: <br />
Thông qua dự giờ, Hội đồng bồi dưỡng giúp đỡ cho giáo viên về kĩ năng <br />
dạy học trên lớp. Cụ thể:<br />
Trên cơ sở dự kiến trong bài soạn của mình, khi lên lớp giáo viên phải <br />
biết: vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học theo đặc trưng từng bộ môn, lựa <br />
chọn hình thức dạy học cho phù hợp theo đối tượng của lớp mình, sử dụng đồ <br />
dùng dạy học hiệu quả,...<br />
Trong tiết học, giáo viên luôn theo dõi, giám sát và thực hiện đánh giá <br />
học sinh kịp thời qua từng hoạt động học, ghi nhận những cố gắng dù nhỏ của <br />
học sinh. Khuyến khích động viên các em tham gia xây dựng bài, tự tìm tòi, tự <br />
chiếm lĩnh kiến thức, tự đánh giá mức độ đạt được và chú trọng rèn luyện kỹ <br />
năng sống cho các em. <br />
3.2.4. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn<br />
Tổ chuyên môn là một bộ phận thực thi trực tiếp nhiệm vụ dạy học và <br />
giáo dục học sinh, là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng <br />
cao năng lực chuyên môn nói chung và thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp <br />
dạy học, kiểm tra đánh giá nói riêng. Đồng thời, tổ chuyên môn là nơi phát hiện <br />
ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của từng giáo viên trong <br />
quá trình giảng dạy và giáo dục. <br />
Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động chia sẻ giữa các đồng nghiệp về <br />
chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng <br />
lực và chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhất là giáo viên tập sự có dịp để <br />
trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề. <br />
Quy định tổ chuyên môn sinh hoạt: ít nhất 2 lần/tháng. Mỗi tháng Lãnh <br />
đạo nhà trường duyệt kế hoạch của tổ để chỉ đạo tổ sinh hoạt có hiệu quả.<br />
Để hoạt động của tổ chuyên môn phát huy hiệu quả cần thực hiện tốt các <br />
yêu cầu sau : <br />
Một là, chọn tổ trưởng chuyên môn.<br />
Tổ trưởng tổ chuyên môn là người “cứng” về chuyên môn, có uy tín với <br />
đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và có khả năng lãnh <br />
đạo tổ của mình. Những vấn đề gì ngoài khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng <br />
sẽ kiến nghị với Ban Giám hiệu để tìm biện pháp giải quyết kịp thời.<br />
Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, khối trưởng triển khai kế hoạch hoạt <br />
động năm, kì, tháng, tuần của tổ; phân công từng tổ viên thực hiện các chuyên <br />
đề, sắp xếp thời gian để các thành viên trong tổ đi dự giờ, dự chuyên đề. Tổ <br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 14 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
chức thảo luận rút kinh nghiệm, đi đến thống nhất về hướng lựa chọn phương <br />
pháp giảng dạy, các hình thức tổ chức dạy học, cách sử dụng đồ dùng trực <br />
quan… phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng bài, từng giai đoạn của tiết <br />
học.<br />
Hai là, thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ chuyên môn. <br />
Trước đây, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu được thực hiện <br />
theo<br />
lối truyền thống, cụ thể:<br />
+ Đầu năm, xây dựng kế hoạch năm kì; thảo luận một số vấn đề theo <br />
yêu cầu của nhà trường (như: Dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, <br />
Phương hướng Hội nghị, chỉ tiêu thi đua của trường, góp ý nhiệm vụ năm học <br />
của Ngành,…).<br />
+ Hàng tháng: Họp đánh giá công tác chuyên môn tháng qua, triển khai <br />
công tác tháng tới; tổ chức một số chuyên đề,.... <br />
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay, ngoài cách sinh hoạt <br />
truyền thống, tổ chuyên môn cần đi sâu vào việc trao đổi, thảo luận những vấn <br />
đề mà tổ viên còn lúng túng, những nội dung “mới” về chuyên môn nhằm chia <br />
sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn và khắc phục những hạn chế trong quá trình <br />
giảng dạy.<br />
Ví dụ: Thông tư 30/BGDĐT về Hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh <br />
tiểu học có hiệu lực từ ngày 28/8/2015 và đưa vào thực hiện đại trà tại các <br />
trường học chính thức bắt đầu ngày 15/10/2015. Đây là nội dung mới và là điểm <br />
“nóng” của toàn xã hội. Mặc dù đã được tập huấn nhiều lần song không phải <br />
giáo viên nào cũng hiểu và thực hiện đúng tinh thần của Thông tư. Thời gian đầu <br />
mới thực hiện, giáo viên lúng túng, áp lực, thậm chí có những ý kiến bình luận, <br />
phản hồi mang tính không tích cực. Là cán bộ quản lí phụ trách công tác chuyên <br />
môn, bản thân đã chỉ đạo các tổ trưởng tổ chức các chuyên đề về cách ghi lời <br />
nhận xét trong vở (sản phẩm) học sinh, cách tư vấn bằng lời trực tiếp với học <br />
sinh trong mỗi hoạt động học, cách ghi lời nhận xét trong sổ Theo dõi chất <br />
lượng và Học bạ,… nhằm trao đổi, đưa ra các giải pháp thích hợp để thực hiện <br />
kiểm tra, đánh giá học sinh một<br />
cách nhẹ nhàng và hiệu quả.<br />
Ba là, phát huy vai trò của các giáo viên đầu đàn trong tổ chuyên môn.<br />
Mỗi tổ chuyên môn đều có những giáo viên đầu đàn, như: giáo viên lớn <br />
tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp; giáo <br />
viên dạy giỏi cấp huyện tỉnh sẽ có năng lực chuyên môn vững vàng và có kinh <br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 15 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia các phong trào mũi nhọn,... Bộ <br />
phận giáo viên này là đầu tàu, dẫn dắt tổ chuyên môn thực hiện tốt các nhiệm <br />
vụ chuyên môn nói chung, là cánh tay nối dài của tổ trưởng tổ chuyên môn khi <br />
tham gia các hoạt động của nhà trường giao. Vì vậy, nhà trường phối hợp với <br />
các tổ khối trưởng, đoàn thể phát huy vai trò của các giáo viên đầu đàn nhằm bồi <br />
dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên một cách nhanh nhất.<br />
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá<br />
Kiểm tra, đánh giá nhằm giúp giáo viên phát huy ưu điểm, khắc phục tồn <br />
tại. Trong quá trình kiểm tra, người kiểm tra phải chỉ ra được ưu điểm, mặt <br />
mạnh, đồng thời nêu cụ thể những điểm yếu, tồn tại của người được kiểm tra <br />
nhằm từng bước giúp họ khắc phục; tránh tư tưởng cào bằng làm nhụt ý chí <br />
phấn đấu và ý thức trách nhiệm của những giáo viên có năng lực.<br />
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ <br />
trường học quy định nội dung, hình thức, thời gian cụ thể ; phân công thành phần <br />
kiểm tra và tổ chức thực hiện thường xuyên theo kế hoạch. Sau đó triển khai <br />
đến từng đoàn thể, bộ phận có liên quan để cùng nhau thực hiện. Việc chỉ đạo <br />
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên được tiến hành theo kế hoạch <br />
cụ thể, chi tiết, khoa học có phân công nhiệm vụ rõ ràng. Cần linh hoạt các hình <br />
thức kiểm tra, như: kiểm tra theo định kì, kiểm tra đột xuất, tiến hành khảo sát <br />
chất lượng, phỏng vấn nhanh,... Riêng đối với những giáo viên ý thức chưa cao, <br />
nhà trường hoặc tổ khối trưởng thường xuyên kiểm tra đột xuất nhằm rèn cho <br />
họ tính tự giác trong mọi trường hợp. <br />
Thông qua kế hoạch giảng dạy, giáo án, dự giờ, hồ sơ sổ sách, xem vở ghi <br />
của học sinh,… để đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên. Kịp thời nhắc <br />
nhở, sửa chữa, bổ sung những thiếu sót của giáo viên khi thực hiện quy chế <br />
chuyên môn hàng tuần, hàng tháng nhằm từng bước bồi dưỡng chuyên môn <br />
nghiệp vụ cho giáo viên. <br />
Ví dụ:<br />
Khi kiểm tra công tác soạn giảng: cần quan tâm từ việc xác định mục <br />
tiêu của bài dạy, công tác chuẩn bị đồ dùng, phương tiện đến nội dung của từng <br />
hoạt động. Hệ thống câu hỏi và bài tập phải có sự phân hóa; thể hiện rõ các hình <br />
thức dạy học (cá nhân, thảo luận nhóm đôi nhóm lớn, trò chơi học tập,...) sao <br />
cho phù hợp với đối tượng học sinh và không gian lớp học. Trình bày đầy đủ các <br />
cột mục, câu lệnh của giáo viên và dự kiến phần trả lời của học sinh phải tương <br />
ứng nhau đảm bảo bài soạn tinh gọn song đầy đủ nội dung. Tránh tình trạng <br />
giáo viên tải bài soạn từ mạng Internet để đối phó, giáo án chỉ đưa ra một sườn <br />
chung chung không có nội dung, phương pháp và hình thức dạy học không phù <br />
<br />
Đinh Thị Minh Phượng Trường Tiểu học Trần Phú 16 <br />
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
hợp với thực tế, nhiều phông chữ, kiểu chữ,.... Khi kiểm tra gặp những trường <br />
hợp trên, nhắc nhở và yêu cầu giáo viên soạn lại nhằm giúp họ chú trọng và đầu <br />
tư vào công tác soạn giảng của mình.<br />
Kiểm tra chất lượng dạy học: Thông qua dự giờ, người dự cần quan sát <br />
kĩ hoạt động giữa thầy trò như thế nào ? Việc sử dụng phương pháp, hình thức <br />
dạy học theo hướng đổi mới ra sao? Đã quan tâm các đối tượng học sinh chưa ? <br />
Kịp thời động viên, giúp đỡ học sinh hoặc chú trọng phát huy năng lực học sinh <br />
năng khiếu chưa ? Tiết dạy diễn ra có tự nhiên không ? Việc vận dụng kiến <br />
thức vào thực hành như thế nào ? ...<br />
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: thông qua từng loại sổ sách, người kiểm tra <br />
có thể đánh giá được sự đầu tư của giáo viên từ khâu sắp xếp, trình bày văn bản, <br />
cách ghi chép đến nội dung, chất lượng các loại hồ sơ.<br />
Kiểm tra công tác tự học, tự rèn: thông qua hồ sơ, thông qua việc cập <br />
nhật thông tin bài giảng, bằng quan sát, đánh giá hàng ngày…<br />
Để công tác kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả và có ý nghĩa thiết thực, sau <br />
mỗi lần kiểm tra, các thành viên kiểm tra và được kiểm tra cùng ngồi lại với <br />
nhau trao đổi, chia sẻ, góp ý trực tiếp trên tinh thần xây dựng. Đồng thời chú <br />
trọng việc khắc phục sau kiểm tra; nghĩa là, lần kiểm tra tiếp theo, trước khi <br />
kiểm tra các nội dung mới, tiền hành kiểm tra lại việc khắc phục những thiếu <br />
sót đã góp ý lần trước. Nếu thấy chưa chỉnh sửa, tiếp tục góp ý và đề nghị khắc <br />
phục. <br />
3.2.6. Nâng cao công tác tự học, tự rèn, tự sáng tạo: <br />
Thực tế