Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
......................................................................................<br />
<br />
3<br />
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................ 3<br />
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................................ 3<br />
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: <br />
<br />
...................................................................<br />
<br />
4<br />
I.Cơ sở lý luận của vấn đề: ................................................................................................. 4<br />
II.Thực trạng vấn đề:........................................................................................................... 4<br />
1 Thuận lợi..................................................................................................................... 4<br />
2 Khó khăn:.................................................................................................................... 5<br />
3 Thực trạng nhà trường: .............................................................................................. 5<br />
III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: .......................................................... 6<br />
1 Phương pháp nhớ công thức...................................................................................... 6<br />
2 Chia nhỏ bài toán ....................................................................................................... 7<br />
3 Phương pháp vẽ sơ đồ .............................................................................................. 9<br />
4 Phương pháp mô phỏng thí nghiệm.......................................................................... 11<br />
5 Sử dụng hiệu quả trang web http://violympic.vn ........................................................ 16<br />
IV.Tính mới của giải pháp:................................................................................................. 19<br />
V.Hiệu quả SKKN:............................................................................................................. 19<br />
I.Kết luận:.......................................................................................................................... 21<br />
II.Kiến Nghị: ...................................................................................................................... 21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC 4: CHÚ THÍCH PHẦN VIẾT TẮT<br />
<br />
Stt Các chữ viết tắt Nội dung<br />
1 GDĐT Giáo dục và đào tạo<br />
1<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
2 GV Giáo viên<br />
3 CNTT Công nghệ thông tin<br />
4 HS Học sinh<br />
5 NXB Nhà xuất bản<br />
6 PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú <br />
7 PPDH Phương pháp dạy học<br />
8 QĐ Quyết định<br />
9 SGK Sách giáo khoa<br />
10 SGV Sách giáo viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Thế kỉ XXI là thế kỉ dành cho trí tuệ. Chính vì vậy, mà Đảng và nhà <br />
nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hoà mình vào sự phát triển <br />
giáo dục của cả nước, mỗi trường phổ thông đã và đang phấn đấu để nâng <br />
cao chất lượng giáo dục trong quá trình dạy học, bằng cách đẩy mạnh phong <br />
trào dạy và học. Muốn như vậy, ngay từ đầu các cấp học giáo viên cần phải <br />
trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, trang bị cho học sinh t ừ ý <br />
thức học tập, năng lực tự học, tự trao dồi, tìm kiếm kiến thức mới. Trên cơ <br />
sở đó học sinh có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học vào <br />
cuộc sống và lao động. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) phải góp <br />
phần quyết định vào việc bồi dưỡng trí tuệ khoa học, năng lực sáng tạo cho <br />
thế hệ trẻ Chúng ta đã bước vào thời kỳ mới, thời kỳ mà yêu cầu cao của xã <br />
hội về mọi mặt. Trong đó giáo dục đã và đang chuyển mình sâu sắc, kể cả <br />
chất và lượng, phụ huynh, học sinh đều nhận thức cao về vấn đề học của <br />
con em mình về các môn học nói chung và môn vật lí nói riêng. Theo chương <br />
trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao <br />
của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk, giáo viên trong các trường trung học cơ <br />
sở (THCS) nói chung và trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS <br />
nói riêng đã có phương pháp dạy học đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm. <br />
Song chương trình SGK, SGV và các loại sách tham khảo chưa thực sự cụ thể <br />
hoá các phân dạng chương trình bồi dưỡng, hay nói cách khác là cách hướng <br />
dẫn cho học sinh nắm bắt dạng toán vật lí một cách nhanh nhất, có hiệu quả <br />
nhất. Trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lí cũng như ôn tập, bồi dưỡng HS <br />
giỏi để giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn, nhận thức bài <br />
giảng nhanh hơn, tốt hơn và tạo cho học sinh có được hứng thú cao trong học <br />
tập. <br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Để giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn, nhận thức <br />
bài giảng nhanh hơn, tốt hơn và tạo cho học sinh có được hứng thú cao trong <br />
học tập tôi giúp học sinh có được phương pháp làm bài tập. Xuất phát từ tầm <br />
quan trọng của việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh <br />
trong giờ học môn vật lí nhằm giúp học sinh có thêm nhiều phương pháp học <br />
tập tốt, lĩnh hội được toàn bộ các kiến thức trong các giờ học, từ đó vận <br />
dụng được vào trong cuộc sống một cách thiết thực và có hiệu quả tôi đã <br />
3<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi <br />
môn Vật lí tại trường PTDTNT THCS Krông Ana” để làm đề tài nghiên <br />
cứu.<br />
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề: <br />
Trong giáo dục hoạt động cơ bản là dạy và học. Trong đó hoạt động dạy <br />
học không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh kiến thức có sẵn và những <br />
kinh nghiệm xã hội mà còn góp phần tích cực vào việc hình thành và phát <br />
triển nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo.<br />
Môn học vật lí cũng như các môn học khác ở bậc THCS đóng một vai <br />
trò rất quan trong trong việc hình thành kiến thức phổ thông. Các kiến thức và <br />
kỹ năng này rất cần thiết để các em có thể tiếp cận nhanh với các chương <br />
trình học ở bậc cao hơn, cũng như giúp các em có một nền tảng kiến thức để <br />
có thể học và trở thành các kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề, đáp ứng nhu cầu <br />
ngày một cao của một xã hội công nghiệp hiện đại.<br />
Việc giải tốt các bài tập vật lỳ có thể giúp các em hiểu rõ bản chất của <br />
những vấn đề lý thuyết mà các em còn khúc mắc trong các tiết bài học. Ngoài <br />
ra việc giải tốt các bài tập vật lí còn giúp các em tăng niềm say mê học tập và <br />
nghiên cứu vật lí.<br />
Thực tế cho thấy hoạt động dạy và học vật lí đã phần nào gây hứng <br />
thú, giúp học sinh ham thích học tập và tìm hiểu môn học này. Trên cơ sở nội <br />
dung bài học, các em đã biết làm một số bài tập đơn giản và vận dụng vào <br />
cuộc sống để làm việc và giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp. <br />
Tuy nhiên khi gặp bài tập khó thì các em lúng túng, chưa biết phương pháp <br />
giải như thế nào mặc dù đã học chăm chỉ. Vì vậy tôi cung cấp cho các em <br />
phương pháp giải bài tập theo từng chuyên đề. <br />
Mục tiêu của bài viết này là học sinh nắm được vững vàng kiến thức <br />
vật lí, rèn khả năng tư duy lô gíc và lý luận thực tế. Đó là những phẩm chất <br />
của người ham nghiên cứu khoa học, ham học tập… phải được hình thành <br />
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. <br />
II. Thực trạng vấn đề:<br />
1 Thuận lợi<br />
Do đặc thù trường PTDTNT nên được sự quan tâm của lãnh đạo các <br />
cấp và toàn xã hội.<br />
<br />
<br />
4<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của chi bộ lãnh đạo trường, phân <br />
công làm công tác bồi dưỡng HSG cả cấp học (từ đầu cấp đến cuối cấp). Đề <br />
ra kế hoạch cụ thể từng năm, từng học kỳ, từng tháng. Theo dõi, kiểm tra đôn <br />
đốc thường xuyên.<br />
Cộng tác chặt chẽ từ phía giáo viên bộ môn.<br />
Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và giáo viên chủ <br />
nhiệm lớp.<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, Tổ chuyên <br />
môn. <br />
Bản thân luôn tích cực áp dụng đề tài trong từng tiết bồi dưỡng HSG <br />
trên lớp.<br />
Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép có nhiều cố gắng muốn được vươn <br />
lên nhiều hơn nữa trong học tập.<br />
2 Khó khăn:<br />
Do đặc thù của trường nên đối tượng học sinh là con em đồng bào các <br />
dân tộc ít người đang sinh sống tại Tây nguyên, nên ngôn ngữ mỗi dân tộc, <br />
mỗi địa phương khác nhau, nên để các em nắm được kiến thức nâng cao là <br />
vấn đề khó khăn và phức tạp.<br />
Có một số em chưa thành thạo ngôn ngữ phổ thông.<br />
Khả năng tiếp thu còn chậm, chưa nhanh nhẹn trong các hoạt động <br />
khác.<br />
Là giáo viên dạy vật lí duy nhất trong trường nên còn khó khăn trong <br />
công tác trao đổi, học tập kinh nghiệm của dồng nghiệp. <br />
Số khối lớp bồi dưỡng HSG là hai khối nên khó tập trung trong giảng <br />
dạy. <br />
3 Thực trạng nhà trường: <br />
Trước khi thực hiện SKKN thì việc bồi dưỡng HSG trong nhà trường <br />
có thực hiện nhưng kết quả không cao: <br />
<br />
Năm học Vị thứ trong cuộc thi Ghi chú<br />
HSG Văn hóa<br />
<br />
20112012 Xếp thứ 23/24 em<br />
<br />
20122013 Xếp thứ 19/20 em<br />
<br />
<br />
5<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
Không có học sinh <br />
20132014<br />
tham gia<br />
<br />
Không có học sinh <br />
20142015<br />
ntham gia<br />
<br />
<br />
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br />
1 Phương pháp nhớ công thức<br />
Trong vật lí, người ta dùng phương trình để mô tả mối quan hệ giữa <br />
các đại lượng khác nhau. Một số phương trình rất đơn giản, trong khi số khác <br />
thì cực kỳ phức tạp. Nên ghi nhớ các phương trình đơn giản nhất và học cách <br />
sử dụng chúng để có thể giải các bài tập đơn giản lẫn phức tạp. Ngay cả <br />
những bài tập khó và rắc rối vẫn có thể giải bằng nhiều phương trình đơn <br />
giản hoặc biến đổi các phương trình này cho phù hợp với bài toán. Học các <br />
phương trình cơ bản trong vật lí là việc rất quan trọng và bằng một số mẹo <br />
ghi nhớ sẽ giúp quá trình học vật lí của các em học sinh vui vẻ và dẫn đến <br />
các em có hứng thú học tập hơn. <br />
STT Công thức Cách ghi nhớ<br />
<br />
1<br />
m = D.V Mau = Đi Về<br />
Mẹ = Về Đi<br />
<br />
2<br />
s = v.t Sống = Vì Tình<br />
<br />
3<br />
Q = m.c.Vt Qua = Cầu mới tới<br />
Què = mà có tình<br />
<br />
4 ρ .l Rượu bằng cá rô nhân cá lóc chia <br />
R= cá sặc<br />
S<br />
5<br />
Q = λ .m Quên người em<br />
<br />
<br />
6 Q = m.L Quên em Lan<br />
<br />
7 A = U .I .t Anh Uống Ít thôi<br />
<br />
6<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
8 Phải uống bình rượu<br />
U2<br />
P=<br />
R<br />
9 Đoạn mạch nối tiếp: I, U ngược nhau I là bằng nhau thì <br />
U là tổng. Và ngược lại<br />
I = I1 = I 2 = ... = I n<br />
U = U1 + U 2 + ... + U n<br />
Đoạn mạch song song: <br />
I = I1 + I 2 + ... + I n<br />
U = U1 = U 2 = ... = U n<br />
<br />
2 Chia nhỏ bài toán <br />
Trong quá trình bồi dưỡng HSG tôi nhận thấy các em khó khăn trong <br />
việc phân tích bài toán và đưa ra hướng giải hợp lí. Vì vậy trong quá trình học <br />
chính vì thế để giúp các em giải quyết bài toán này tôi thường biến đổi đề sao <br />
cho thành nhiều bài toán nhỏ dễ hơn.<br />
Ví dụ 1: <br />
Bài toán : Một thỏi hợp kim chì, kẽm có khối lượng 1 kg ở 1250C được <br />
thả vào 1 nhiệt lượng kế có khối lượng 1,6 kg có nhiệt dung riêng 250J/kg.K <br />
chứa 1 kg nước ở 200C. Nhiệt độ khi cân bằng là 250C. Xác định khối lượng <br />
chì, kẽm chiếm bao nhiêu phần trăm trong hợp kim. Biết rằng nhiệt dung <br />
riêng của chì, Kẽm, nước lần lượt là: 130 J/kg.K, 400 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Bỏ <br />
qua mọi mất mát năng lượng.<br />
Bài toán được chia làm hai bài toán đơn giản như sau: <br />
Bài 1: Một thỏi chì có khối lượng m1 ở 1250C được thả vào 1 nhiệt <br />
lượng kế có khối lượng 1,6 kg có nhiệt dung riêng 250 J/kg.K chứa 1 kg nước <br />
ở 200C. Nhiệt độ khi cân bằng là 250C. Biết rằng nhiệt dung riêng của chi <br />
130J/kg.K Tính khối lượng của chì. <br />
Bài 2: Một thỏi kẽm có khối lượng m2 ở 125 C được thả vào 1 nhiệt <br />
lượng kế có khối lượng 1, 6 kg có nhiệt dung riêng 250 J/kg.K chứa 1 kg <br />
nước ở 20 C. Nhiệt độ khi cân bằng là 25 C. Tính khối lượng của Chì. Biết <br />
rằng nhiệt dung riêng của chì 400 J/kg.K<br />
Ví dụ 2: <br />
Bài toán: Một cốc nhựa hình trụ thành móng có đáy dày 1cm. Nếu thả <br />
cốc vào trong một bình nước lớn thì cốc nổi ở vị trí thẳng đứng và chìm 3 cm <br />
<br />
7<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
trong nước. Nếu đó vào của một chất lỏng chưa biết khối lượng riêng, có độ <br />
cao 3 cm thì cốc chìm trong nước 5 cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc bao nhiêu <br />
chất lỏng nói trên để mức chất lỏng trong cốc ngang bằng với mức nước <br />
ngoài cốc.<br />
Bài toán được chia làm hai bài toán đơn giản như sau: <br />
Bài 1 Một cốc nhựa hình trụ thành mỏng có đáy dày 1cm. Nếu thả cốc <br />
vào trong một bình nước lớn thì cốc nổi ở vị trí thẳng đứng và chìm 3cm trong <br />
nước. Biết diện tích đáy cốc là 12 cm2. Em hãy tính khối lượng của cốc nước. <br />
Bài 2 Một cốc nhựa hình trụ thành mỏng có đáy dày 1cm, chứa 24 cm 3 <br />
nước. Biết khối lượng của cốc nhựa là 36g. <br />
a) Em hãy tính độ cao của mực nước trong cốc. <br />
b) Em hãy tính độ cao phần chìm của cốc nước.<br />
c) Em cần phải thêm hoặc bớt một lượng nước cao bao nhiêu để mực <br />
nước trong cốc bằng mực nước ngoài cốc. <br />
Ví dụ 3: <br />
Bài toán: Một hành khách đi bộ trên đoạn đường AB thấy: cứ 15 phút <br />
lại có một xe buýt đi cùng chiếu vượt qua mình, và cứ 10 phút lại có một xe <br />
buýt đi ngược chiều qua mình. Các xe khởi hành sau những khoảng thời gian <br />
như nhau, đi với vận tốc không đổi và không nghỉ trên đường. Vậy cứ sau bao <br />
nhiêu phút thì có một xe rời bến? <br />
Bài toán được chia làm ba bài toán đơn giản như sau: <br />
Bài 1: Một người học sinh đi bộ từ nhà đến trường với vận tốc 5km/h, <br />
cùng lúc đó một xe buýt khởi từ trường đi theo hướng ngược lại với vận tốc <br />
40 km/h. Hỏi sau bao nhiêu phút học sinh và xe buýt gặp nhau? Biết quãng <br />
đường từ nhà tới trường là 2 km<br />
Bài 2: Một người học sinh đi bộ từ nhà đến trường với vận tốc 5 km/h. <br />
Sau khi học sinh đó đi được 2 km thì một xe buýt khởi từ nhà học sinh duổi <br />
theo với vận tốc 40 km/h. Hỏi sau bao nhiêu phút học sinh và xe buýt gặp <br />
nhau? <br />
Bài 3: Chiếc xe buýt thứ nhất xuất phát từ A đi về B với vận tốc 45 <br />
km/h. Và cứ sau một thời gian thì có một xe buýt bắt đầu khởi hành từ A. Khi <br />
chiếc xe buýt thứ nhất di đến B thì chiếc xe buýt thứ 7 xuất phát ở A. Biết <br />
quãng đường AB dài 45 km. <br />
a) Hỏi khoảng cách giữa hai xe buýt liên tiếp là bao nhiêu? <br />
b) Hỏi sau bao sau bao nhiêu phút thì có một xe rời bến? <br />
8<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
3 Phương pháp vẽ sơ đồ <br />
Trong suốt quá trình giảng dạy và bồi dưỡng HS giỏi, tôi thấy các <br />
SGK, Sách tham khảo khi đưa ra các bài tập vật lí, các hướng dẫn giải khác <br />
nhau. Nhưng chưa đưa ra hướng dẫn chung trước khi làm các dạng bài tập <br />
cho học sinh (ta có thể gọi là gây nhiễu) làm cho học sinh nắm bắt một cách <br />
mơ hồ, không rõ ràng, làm rồi nhưng có thể quên hoặc không nhớ lâu do <br />
không được định hướng rõ ràng. Vì vậy với sự hiểu biết và kinh nghiệm của <br />
mình tôi thường hướng dẫn các em tóm tắt bài tập theo dạng sơ đồ. <br />
Lợi ích của tóm tắt bài toán theo dạng sơ đồ. <br />
+ Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ giúp các tiết kiệm thời gian và ghi nhớ <br />
tốt hơn đề bài. <br />
+ Giúp bạn sáng tạo hơn, vì bạn có thể viết, vẽ tùy ý theo bạn muốn, <br />
không bắt buộc phải theo khuôn khổ. <br />
+ Giúp bạn đưa ra các giải pháp để giải quyết bài toán. <br />
+ Giúp bạn nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của nội dung bài toán. <br />
+ Tìm được mối liên hệ giữa các khái niệm then chốt.<br />
+ Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
Hình 1: Sơ đồ hóa dạng ài toán chuyên động hai xe cùng chiều và gặp nhau<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2:Dạng bài toán khoảng cách của hai xe chuyển động ngược chiều<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Dạng bài toán hai xe chuyển động cùng chiều ở hai thời điểm khác <br />
nhau.<br />
<br />
10<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Tóm tắt sự chuyển thể của chất<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Bài toán tạo ảnh của một vật qua hai thấu kính<br />
4 Phương pháp mô phỏng thí nghiệm<br />
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, để học sinh có thể hiểu rõ <br />
hơn về bản chất các hiện tượng về vật lí sau những giờ học lý thuyết đã <br />
được đề cập là một yêu cầu hết sức cần thiết. Do đó việc kết hợp giữa lý <br />
thuyết và thực nghiệm trong dạy học vật lí là một phương pháp quan trọng. <br />
Điều này không những mang lại hiệu quả trong việc dạy học, cũng như góp <br />
phần tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh.<br />
Một vấn đề hiện đang khó khăn ở các trường phổ thông hiện nay là <br />
tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất. Không phải trường phổ thông nào <br />
cũng thuận lợi được trang bị phòng thí nghiệm và dụng cụ thí nghiệm đầy đủ <br />
và hiện đại. Trường PTDTNT THCS hiện nay vẫn chưa được trang bị đầy đủ <br />
các dụng cụ thí nghiệm hiện đại đặc biệt đối với một số thí nghiệm vật lí <br />
nên rất khó khăn cho việc truyền đạt các thí nghiệm trực quan sinh động cho <br />
học sinh nhất là với các thí nghiệm phức tạp trong chương trình học. Điều <br />
11<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
này dẫn đến một kết quả học sinh chưa thể hiểu được hết bản chất các hiện <br />
tượng vật lí chỉ mô tả qua lý thuyết. Một phương án có thể giúp cho học sinh <br />
có thể quan sát trực quan được các hiện tượng vật lí thông qua mô phỏng lại <br />
các thí nghiệm ảo bằng cách ứng dụng một số phần mềm CNTT như <br />
Crocodile Physics 605, Flash, Optics Mar.03 kết hợp với dạy h ọc lý thuyết. <br />
Đây là một giải pháp có lợi ích quan trọng trong việc giảng dạy của giáo viên, <br />
đồng thời giúp học sinh có hứng thú trong học tập và tiếp thu kiến thức nhanh <br />
chóng, sâu sắc.<br />
Kết luận được: Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có <br />
hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường. <br />
Tuy nhiên về phương diện lý thuyết hay tiến hành một thí nghiệm thực tế <br />
chúng ta không thể thấy được bằng mắt quỹ đạo chuyển động của các electron <br />
như thế nào? Thông qua thí nghiệm ảo thì việc quan sát trực quan các quỹ đạo <br />
chuyển động của electron trên hệ thống thí nghiệm đã được mô phỏng bằng <br />
phần mềm thông qua hệ thống máy tính như hình 6 sẽ giúp học sinh hình dung <br />
ra được cơ chế chuyển động của electron dưới tác dụng của điện trường, làm rõ <br />
được thuyết electron về tính dẫn điện trong kim loại, sự phụ thuộc của điện trở <br />
vào nhiệt độ. Kết quả sau khi quan sát học sinh sẽ tiếp thu bài giảng với hiệu <br />
suất cao hơn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Thí nghiệm mô phỏng chiều dòng điện trong kim loại<br />
Kết luận được: <br />
<br />
12<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng <br />
nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. <br />
Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng <br />
yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. <br />
Lực là một đại lượng vật lí không nhìn thấy được bằng mắt. Thông qua <br />
thí nghiệm mô phỏng ta biểu diễn lực bằng vectơ giúp học sinh dễ hiểu và nắm <br />
được nội dung bài học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7: Chiếc xe cứu hỏa chịu tác dụng của các lực cân bằng trong <br />
hai trường hợp đứng yên và đang chuyển động<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8: Biểu diễn lực của các cặp lực cân bằng <br />
Kết luận được: <br />
Nguồn điện có khả năng cung cấp điện để các dụng cụ điện hoạt <br />
động. Mỗi nguồn điện có 2 cực, cực dương (+), cực âm (). <br />
Theo qui ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương <br />
của nguồn điện qua dây dẫn và các thiết bị diện tới cực âm của nguồn điện. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
Trong thí nghiệm thực tế của mạch điện không thể biểu diễn cụ thể <br />
chiều dòng điện trong mạch điện. Nên thí nghiệm mô phỏng có thể giúp học <br />
sinh nhận ra và khắc sâu kiến thức chiều dòng điện trong mạch điện. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9: Sơ đồ mạch điện đơn giản<br />
Kết luận được: <br />
Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là: vật kính và buồng tối.<br />
Vật kinh là thấu kính hội tụ. Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều <br />
với vật, nhỏ hơn vật.<br />
Dụng cụ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể giúp học sinh nhận <br />
biết được cấu tạo chính của máy ảnh nhưng không diễn tả được sự tạo ảnh <br />
trong máy ảnh. Bằng thí nghiệm mô phỏng học sinh sẽ dễ dàng rút ra được <br />
nhận xét về sự tạo ảnh trong máy ảnh. Ngoài ra còn giúp học sinh khắc sâu kiến <br />
thức về sự tạo ảnh, đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy ảnh. <br />
5 Sử dụng hiệu quả trang web http://violympic.vn <br />
Trang web http://violympic.vn là trang web tôi thường sử dụng để các <br />
em tự ôn tập và thi. Nội dung kiến thức trên trang web được cụ thể, toàn bộ <br />
kiến thức trong sách giáo khoa sẽ được phân chia thành các điểm kiến thức và <br />
các điểm này sẽ kết nối với nhau theo dạng cây kỹ năng.<br />
Các bài tập trên trang web toán được lồng ghép vào những trò chơi với <br />
hình minh họa nổi bật, vui nhộn làm học sinh rất hào hứng. Qua cuộc thi này <br />
giúp học sinh có thêm cách học khác tranh nhàm chán trong ôn thi và yêu thích <br />
môn Vật lí hơn và tìm được cho mình một sân chơi bổ ích để nâng cao chất <br />
lượng học tập của bản thân.<br />
Theo Tập đoàn FPT, đơn vị tổ chức cuộc thi, điểm mới của cuộc thi <br />
năm nay là lần đầu tiên Violympic ứng dụng các công nghệ mới nhất như mô <br />
hình hóa kiến thức theo đồ thị, phân tích dữ liệu lớn để giúp cá nhân hóa việc <br />
học và kiểm tra cho từng học sinh. Violympic là cuộc thi online đầu tiên áp <br />
dụng công nghệ hiện đại này để cá nhân hóa việc học của học sinh.<br />
Khi học sinh tham gia thi, hệ thống sẽ dựa vào kết quả thực hiện các <br />
bài tập thuộc mỗi cây kỹ năng để đánh giá điểm mạnh hoặc điểm yếu về <br />
kiến thức của học sinh đó, đưa ra gợi ý cải thiện.<br />
<br />
16<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11: Các câu hỏi từ các vòng được sắp xếp khó dần<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 12: Các câu hỏi được trình bày dưới dạng trò chơi để học sinh tăng <br />
hứng thú học tập<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 13: Ngoài các câu hỏi vận dụng thì các câu hỏi bài tập cũng rất đa dạng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 14: Các câu hỏi mang tính chất thông hiểu nên giúp các em nhớ và nắm <br />
rõ bài học <br />
<br />
<br />
18<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 15: Hàng năm số câu hỏi và lượng kiến thức được cập nhật thường <br />
xuyên<br />
IV. Tính mới của giải pháp:<br />
Bằng phương pháp giảng dạy cụ thể, với hệ thống câu hỏi và bài tập <br />
từ đơn giản đến phức tạp, nhằm đưa các em vào tình huống có vấn đề. Từ đó <br />
các em chủ động, tự tin và sáng tạo về mặt kiến thức hơn.<br />
Giúp các em ghi nhớ công thúc một các nhanh chóng, hiệu quả. <br />
Các bài toán được chia nhỏ để các em không bị lúng tung trong giải bài <br />
toán vật lí<br />
Đối với phương pháp vẽ sơ đồ sẽ giúp học sinh phân tích bài toán dễ <br />
dàng và tìm ra cách giải hiệu quả. <br />
Các thí nghiệm ảo giúp các em tiếp cận với việc ứng dụng môn vật lí <br />
trong đời sống hàng ngày. <br />
Giúp các em có ngồn kiến thức Vật lí có hệ thống và tin cậy thông <br />
qua trang web http://violympic.vn. <br />
Hơn nữa ở những lớp tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này. Các em <br />
đã dần dần có hứng thú và ham thích bộ môn vật lí hơn, kết quả trong các <br />
cuộc thi HSG đã được cải thiện. <br />
V. Hiệu quả SKKN:<br />
<br />
<br />
19<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
Các biện pháp này được bản thân thường xuyên áp dụng và đổ mới <br />
trong suốt quá trinh bồi dưỡng HSG ở trường PTDTNT THCS Krông Ana. <br />
Kết quả trong vài năm học trở lại đây kết quả HSG vật lí có cải thiện. <br />
<br />
Năm học Vị thứ trong cuộc thi Ghi chú<br />
HSG Văn hóa<br />
<br />
20152016 Xếp thứ 16/24 em<br />
<br />
Ngoài ra còn có 3 em <br />
20162017 Xếp thứ 5/22 em đạt giải trong cuộc thi <br />
vyolympic Vật lí<br />
<br />
20172018 Xếp thứ 14/24 em<br />
<br />
20182019 Xếp thứ 14/19 em<br />
<br />
Những kinh nghiệm của bản thân được hình thành trong quá trình dạy <br />
học ở trường PTDTNT THCS Krông Ana. <br />
Đối tượng là các em học sinh dân tộc ít người trong nhà trường. <br />
Được sự phân công của chuyên môn nhà trường bản thân dạy môn vật <br />
lí các khối 6,7,8,9 nên trong quá trình áp dụng SKKN thì nhận thấy:<br />
Các em được ôn thi HSG có hứng thú hơn trong ôn tập, mạnh dạn tự <br />
tin hơn trong các cuộc thi cấp huyện. <br />
Các em học sinh trong lớp có hứng thú học tập hơn đối với bộ môn <br />
vật lí. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận:<br />
Môn học vật lí cũng như các môn học khác ở bậc THCS đóng một vai <br />
trò rất quan trong trong việc hình thành kiến thức phổ thông. Các kiến thức và <br />
kỹ năng này rất cần thiết để các em có thể tiếp cận nhanh với các chương <br />
trình học ở bậc cao hơn, cũng như giúp các em có một nền tảng kiến thức để <br />
có thể học và trở thành các kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề, đáp ứng nhu cầu <br />
ngày một cao của một xã hội công nghiệp hiện đại.<br />
Việc giải tốt các bài tập vật lí có thể giúp các em hiểu rõ bản chất của <br />
những vấn đề lý thuyết mà các em còn khúc mắc trong các tiết bài học. Ngoài <br />
ra việc giải tốt các bài tập vật lí còn giúp các em tăng niềm say mê học tập và <br />
nghiên cứu vật lí.<br />
Những nội dung trong SKKN sẽ giúp các em có hứng thú đối với môn <br />
học. Đồng thời củng cố, khắc sâu những kiến thức trong SGK. <br />
II. Kiến Nghị: <br />
Trong điều kiện cho phép của nhà trường tham mưu với các cấp lãnh <br />
đạo để xây dựng phòng học bộ môn.<br />
Trong quá trinh giảng dạy giáo viên cần phải nghiên cứu thật kĩ các <br />
dạng bài tập ôn thi HSG từ đó áp dụng nội dung của SKKN.<br />
Đối tượng áp dụng trong đề tài là các em học sinh người đồng bào nên <br />
cần kiên nhẫn. Không nên áp đặt thành tích quá cao làm ảnh hưởng đến quá <br />
trình học tập của các em. <br />
<br />
Krông Ana, ngày 24 tháng 2 năm 2019<br />
Người Viết<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
<br />
<br />
Võ Tiến Đạt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Stt Tên sách Tên tác giả NXB<br />
1 Sách giáo khoa môn vật lí 6, Giáo dục<br />
7, 8, 9<br />
2 500 bài tập vật lí chuyên Vũ Thị Phát Minh Đại học quốc gia <br />
THCS bồi dưỡng học sinh TP.HCM<br />
giỏi. <br />
3 Trang web violympic.vn <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
<br />
Xác nhận của nhà trường <br />
Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lương Đức Thuận<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN<br />
<br />
.................................................................................................................<br />
<br />
23<br />
Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí tại <br />
Trường PTDTNT THCS Krông Ana<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />