intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

488
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Một số kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1” giúp cho học sinh có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp, rèn cho học sinh nói đủ câu, lưu loát, suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của mình. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH VÀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1
  2. I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài. Ở Tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt các em có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học khác. Trong bốn kĩ năng: (Nghe, nói, đọc, viết) thì kỹ năng nói có vị trí thứ hai trong yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh. Kỹ năng nói góp một phần quan trọng đáng kể giúp học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng học tốt các phân môn Kể chuyện, Luyện từ và câu… Kỹ năng nói tốt sẽ giúp chúng ta chiếm được tình cảm của mọi người, giúp chúng ta tự tin hơn khi diễn đạt một vấn đề gì đó trước tập thể. Học sinh đầu cấp nói tốt sẽ giúp các em diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình cũng như trong việc góp ý xây dựng bài. Trước thời đại thông tin: tuyên truyền, điện thoại, diễn thuyết cũng rất cần đến kĩ năng nói. Trong việc học tập với phương pháp mới: phát huy tích cực của học sinh phải trình bày lời nói trong giải thích, mô tả… rất cần đến kỹ năng nói. Trong sinh hoạt, Kỹ năng nói là một phần quan trọng trong kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng sống rất cần cho mỗi học sinh. Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, ngôn ngữ nói được thay bằng ngôn ngữ viết qua máy tính (gửiE.mall, chát, nhắn tin… trên mạng). Như vậy, việc rèn luyện bồi dưỡng kĩ năng nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng chưa được chú trọng, chưa quan tâm đúng mức. Trong thực tế cho thấy, một số người có trình độ cao khi viết một văn bản nào đó đọc nghe rất có tính thuyết phục nhưng khi trình bày ý kiến trước đám đông lại gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên với học sinh lớp 1, các em là một thế hệ trẻ chập chững mới bước vào đời lại không có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp còn hạn chế. + Các em còn nhút nhát, chưa tự tin trong lúc nói, tìm tiếng, tìm từ còn chậm trong khi nói, nói không thành câu. + Nói không rõ lời, chưa phát âm chuẩn, nhiều học sinh nói còn kéo dài, chưa trôi chảy, chưa lưu loát, chưa biểu cảm.
  3. Đó là những vấn đề bức xúc của những giáo viên dạy lớp 1 nói riêng, giáo viên Tiểu học và những người làm công tác giáo dục nói chung. Chính vì vậy, là một giáo viên nhiều năm dạy lớp 1, tôi nhận thấy mình phải làm gì đó để giúp các em sử dụng ngôn ngữ tốt hơn, có những lời nói rõ ràng đủ câu, lưu loát, mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp các em trở thành người có ích cho xã hội. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013, được sự phân công chỉ đạo của nhà trường tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1”. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Giúp cho học sinh có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp, rèn cho học sinh nói đủ câu, lưu loát, suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của mình. - Giúp cho học sinh biết ứng xử các tình huống khi giao tiếp một cách nhạy bén, lễ phép, thông minh hơn. - Đưa ra những biện pháp bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1. - Tạo cơ hội cho các em mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, khám phá diễn đạt ý tưởng trước đám đông, thành công trong công việc. Đồng thời góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp các em có được kỹ năng sống tốt để trở thành người có ích cho xã hội. I.3. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp 1, qua những năm học trước tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. - Qua giao lưu, tiếp xúc với giáo viên trường bạn. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Thực hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt, việc dạy kỹ năng nói cho học sinh được quan tâm rất nhiều, đặc biệt với học sinh ở lớp đầu cấp sẽ giúp các em biết cách giao tiếp ứng xử trong nhiều tình huống cuộc sống và giúp các em phát triển được tất cả các dạng lời nói mà cuộc sống đang đòi hỏi ở các em, hướng các em trở thành người năng động, sáng tạo, hoàn thiện… Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trình bày vấn đề: “Một số kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1”.
  4. I.5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh tôi đã kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, giảng giải để giải quyết vấn đề. - Phân tích những nguyên nhân nhân dẫn đến yếu kém trong việc rèn kĩ năng nói của học sinh. - Thực hành, luyện tập. - Tiến hành trên lớp chủ nhiệm, lồng ghép trong các môn học khác, các tiết sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt lớp… II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận. Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là nền tảng, là cơ sở giúp học sinh có thể học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là công cụ, vừa là phương tiện giúp các em lĩnh hội kiến thức, rèn kỹ năng, kỹ xảo phát triển tư duy. Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt Tiểu học: “Hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để giúp học sinh học tập và giao tiếp trong môi trường của lứa tuổi”. Mục tiêu đó coi trọng tính thực hành các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong những môi trường giao tiếp cụ thể. Quan điểm dạy học giao tiếp, cụ thể là quan điểm dạy học phát triển lời nói được xây dựng trong chương trình môn Tiếng Việt. Mỗi nội dung dạy học đều hướng tới phát triển lời nói. Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh không phải đến bây giờ mới được đề cập đến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. chúng ta phải giữ gìn nó làm cho nó ngày càng phát triển rộng khắp”. Muốn thực hiện lời dạy đó ở trường Tiểu học cần có tổ chức, phương pháp dạy học hợp lí và tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh giúp học sinh có vốn ngôn ngữ và sử dụng thành thạo Tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, nội dung dạy luyện nói cho học sinh được coi như một nội dung độc lập, giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện kỹ năng nói đây là một trong những kỹ năng quan trọng của con người. Để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả giáo viên cần có
  5. cách tổ chức dạy học để khơi gợi, kích thích học sinh có khả năng hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình nhằm phát huy kỹ năng nói cho các em, nhằm giúp trẻ có tính mạnh dạn, cởi mở, tự tin trong giao tiếp. Trong thực tế, học sinh đầu cấp chưa có thói quen rèn kỹ năng nói, còn nói theo người lớn. Đa số học sinh nói không thành câu, rút gọn câu nói, nói ngắc ngứ, không có sự liên kết trong bài nói, thiếu tự tin, có khi còn dùng những câu nói thiếu văn hóa, không lễ phép khi giao tiếp. Tình trạng này còn kéo dài sẽ dẫn đến các em ngại tiếp xúc, ngại giao tiếp. Khi lên các lớp trên các em sẽ có thói quen đọc thuộc câu chuyện hay một bài nói một cách máy móc. - Do biến đổi về mặt tâm lí, khi chưa đi học, trẻ nói một cách tự do không chủ định nhưng khi vào lớp 1 các em phải nói theo từng chủ đề. - Các em rụt rè, sợ hãi khi đứng trước đám đông. - Tư duy học sinh lớp 1 là tư duy trực quan, hình ảnh, tư duy cụ thể qua tranh ảnh minh họa nhưng khả năng quan sát chi tiết kém. - Bên cạnh đó người giáo viên chưa ý thức được vai trò của việc rèn luyện kĩ năng nói, nên đã quá coi trọng hai kĩ năng đọc, viết mà bỏ qua kĩ năng nói, dần dần trở thành thói quen “lướt qua”dạy kỹ năng này hoặc có dạy nhưng không thường xuyên liên tục. - Một số giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp nội dung dạy- học kỹ năng nói với các kỹ năng còn lại (đọc, viết, nghe) vào các môn học khác. - Qua trao đổi, dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy đa số giáo viên chỉ chú trọng đến 2 kỹ năng đọc và viết, còn kỹ năng nói dường như bị xem nhẹ ít chú trọng, thậm chí còn bỏ qua. Có chăng đi nữa học sinh chỉ được học lướt qua ở phân môn kể chuyện và phần luyện nói trong thời gian rất ngắn. II.2. Thực trạng. a. Thuận lợi- khó khăn. - Thuận lợi: Đơn vị tôi đang công tác nằm ngay trung tâm thị trấn Krông Năng, được sự quan tâm hỗ trợ tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, được phòng Giáo dục-Đào tạo quan tâm chỉ đạo sâu sắc nên trường lớp được xây dựng, khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ, trường lớp sạch sẽ thoáng mát, đủ ánh sáng…Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm đến việc học tập của con mình. Học
  6. sinh được học tập trong môi trường thuận lợi như vậy cho nên việc giao lưu, tiếp xúc, phát triển ngôn ngữ của học sinh cũng rất được quan tâm. - Khó khăn: Mặc dù trường nằm ngay trong trung tâm thị trấn, nhưng lớp tôi được phân công chủ nhiệm có 30 học sinh. Phần đông số học sinh nay là con, em người dân lao động và con em dân tộc Ê-đê, họ suốt ngày bận rộn với nương rẫy nên việc tiếp xúc, dạy dỗ con cái còn hạn chế, ít quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng nói cho các em. Phụ huynh chỉ biết rằng con, em họ đến trường là học đọc, học viết là được nhưng không nắm được con, em mình còn phải học luyện nói nữa. Cho nên cũng không quan tâm chúng nói như thế nào, chẳng cần uốn nắn làm gì. b. Thành công- hạn chế. - Thành công: Đa số học sinh vào lớp 1, đều được học qua trường Mầm non nên hầu hết các em đều có được vốn ngôn ngữ nhất định. Nội dung dạy luyện nói lớp 1 đã bám sát trình độ chuẩn và quán triệt những định hướng đổi mới mục tiêu dạy học ở Tiểu học. Nên việc dạy luyện nói cho học sinh sẽ được thuận lợi hơn. - Hạn chế: Do đặc điểm của học sinh Mầm non vùng nông thôn đã quen với cách nói tự do, nói câu rút gọn (thiếu chủ ngữ) gây cảm giác khó nghe, ít gây thiện cảm, thêm vào đó là thái độ rụt rè, ít cởi mở trong giao tiếp, không mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến của mình, nói lúng ta lúng túng. Cho nên khi các em bước vào lớp 1 các em phải nói có chủ định, theo từng chủ đề, luyện nói theo tranh, ảnh minh họa, đồ dùng trực quan… trong môn Học vần và Tập đọc nên các em gặp rất nhiều khó khăn trong cách sử dụng ngôn từ và câu cú để diễn đạt. c. Mặt mạnh- mặt yếu - Mặt mạnh: Trong phân môn Tiếng Việt 1, nội dung dạy luyện nói được cấu trúc chặt chẽ hợp lí, sắp đặt xen kẽ vào cuối tiết học thứ hai môn Tiếng Việt. Chủ đề luyện nói bao giờ cũng có tiếng chứa âm vần mới học. Nội dung các bài luyện nói đa dạng phong phú về mọi lĩnh vực và tương đối gần gũi với học sinh và được tăng dần ở mức độ theo các chủ đề giúp học sinh dễ tiếp thu bài. Sách giáo khoa trình bày hình vẽ rõ ràng gây hứng thú học tập cho học sinh.
  7. - Mặt yếu: Phần đa giáo viên chưa đầu tư nhiều khi dạy luyện nói cho học sinh, rất ít sử dụng đồ dùng dạy học cho học sinh quan sát, chỉ dạy lướt qua,… nên chưa phát triển được vốn từ và cách diễn đạt cho học sinh. Thêm vào đó học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin, nói chưa thành câu hoặc cũng có em đứng lên không dám nói trước đám đông cũng hạn chế rất nhiều trong việc bồi dưỡng kĩ năng nói cho các em. d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động. - Đa số học sinh còn rụt rè nhút nhát, nhất là đối với học sinh dân tộc Ê- đê Tiếng Việt các em chưa rành, vốn từ còn rất ít nên các em gặp không ít khó khăn trong phần luyện nói, giao tiếp. - Gia đình cũng chưa thực sự quan tâm đến phần luyện nói cho các em, chủ yếu chỉ quan tâm đến việc đọc, viết của các em là chính nên cũng không sửa đổi, phát triển cách nói, cách diễn đạt cho các em. - Qua trao đổi, dự giờ thăm lớp đồng nghiệp tôi nhận thấy vấn đề luyện nói cho các em vẫn chưa thực sự được quan tâm sâu sát, có chăng thì cũng còn rất sơ sài. - Tranh ảnh về chủ đề dạy luyện nói còn hạn chế. - Một số chủ đề mới đối với các em như: ruộng bậc thang, lễ hội, … Dù giáo viên có nói chi tiết như thế nào thì học cũng khó hình dung ra được do tư duy của các em chưa cao. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra - Học sinh lớp 1, các em vừa mới rời trường Mầm non, chuyển từ môi trường học tập vui chơi sang môi trường học tập, các em không thể nói tự do như trước nữa mà phải nói có chủ định theo từng chủ đề, luyện nói theo tranh, ảnh minh hoạ, đồ dùng trực quan,… nên các em rất lúng túng trong cách dùng từ, diễn đạt và bày tỏ ý kiến của mình. Ví dụ: Khi lần đầu tiên tiếp xúc với các em Mầm non bước vào lớp 1, tôi đưa ra một số câu hỏi để khảo sát tình hình luyện nói của học sinh: - Gia đình con có mấy người? (Học sinh trả lời: Năm người) - Tôi hỏi tiếp: Trong gia đình nhà con có mấy anh em? (Học sinh trả lời: Hai, có em trả lời có hai anh em) - Trong gia đình con yêu ai nhất? (Ba hoặc mẹ)… - Một số giáo viên chỉ chú trọng đến kỹ năng đọc, viết trong môn Tiếng Việt, hoàn thành tiết dạy là chính, còn kỹ năng nói dường như bị xem
  8. nhẹ, ít chú trọng, thậm chí còn bỏ qua. Nếu có chăng đi nữa học sinh chỉ được học lướt qua ở phân môn Kể chuyện và phần luyện nói trong thời gian rất ngắn. Ví dụ: Kể chuyện: “Chia phần” - Giáo viên kể chuyện một đến hai lần nội dung câu chuyện sau đó đàm thoại, gợi ý gọi học sinh kể lại nội dung từng phần câu chuyện, rồi đến cả câu chuyện . Thời gian đàm thoại, bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh chỉ dừng lại ở một vài câu hỏi. Chẳng hạn: - Tranh vẽ gì? - Câu chuyện này có mấy nhân vật? là những ai? - Câu chuyện này xảy ra ở đâu? - Qua câu chuyện này, con thấy các nhân vật thế nào? - Sau đó gọi học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. - Cũng còn có một số giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp nội dung dạy học kỹ năng nói với các kỹ năng còn lại (đọc, viết, nghe) vào các môn học khác. Chưa vận dụng hết phương pháp, tâm huyết của mình để dạy cho học sinh của mình luyện nói có hiệu quả. Ví dụ: - Trong các môn: Đạo đức, TNXH… giáo viên cho học sinh luyện nói trong khi trao đổi nhóm với bạn hoặc đàm thoại cả một tập thể (GV hỏi học sinh cả lớp trả lời) trong một hoạt động của bài như: - Luyện nói trong môn Đạo đức bài tập 1 (Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng- VBT Đạo đức trang 45) - Con quan sát tranh và cho biết: - Các bạn nhỏ đang làm gì? - Những việc làm đó có lợi gì? - Con có thể làm được như các bạn không? Giáo viên chỉ dừng lại mức độ “Thầy hỏi - trò đáp hoặc bạn này hỏi và bạn khác trả lời” Trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ một số em còn vụng về, nói còn lấp lửng, chưa đủ câu, nói nhát gừng, thiếu chủ ngữ, cử chỉ thể hiện chưa đúng với hoàn cảnh… là do giáo viên ít có thời gian sửa sai, uốn nắn kịp thời cho các em. Ví dụ: Khi giao tiếp với bạn bè trong và ngoài lớp (Trong giờ ra chơi, hoặc trao đổi trong giờ học…) - Học sinh A giao tiếp với học sinh B
  9. - Mầy làm bài xong chưa? (Chưa xong) - Cho tao bắn bi với? …(Không) Ví dụ: Giao tiếp với thầy cô, người lớn. Em đó không làm bài tập ở nhà, cô giáo hỏi: Tại sao cô giao bài tập về nhà em không làm? Em đó chỉ trả lời: Dạ…Dạ… rồi đứng im. Hay khi gặp người khách vào nhà, em chỉ nhìn người khách nở nụ cười rồi bẻn lẽn bỏ đi chơi, không biết dùng câu nói nào cho phù hợp để chào khách và tạm biệt người khách để đi chơi… Cũng còn một số ít giáo viên khi trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp, bạn bè ít chú ý, quan tâm để ý từng lời nói, hành động của mình. Hoặc khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá, ban tổ chức, anh, chị phụ trách… thường chú ý đến nội dung cần truyền đạt, ít chú ý đến việc rèn nói của các em. Quá trình hình thành bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 chưa được các mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội kết hợp chặt chẽ, quan tâm đúng mức. Ví dụ: Trong các cuộc gặp gỡ gia đình, họp ban đại diện phụ huynh… giáo viên chỉ trao đổi về đọc, viết, tính toán… của học sinh còn vấn đề luyện nói của các em ít được đề cập tới. Hoặc: Trong các cuộc họp thôn, buôn họ chỉ trao đổi với nhau về vấn đề nông nghiệp, bàn và giải quyết các nội chính là chủ yếu, còn việc nói năng của học sinh họ nghĩ rằng đó là việc của nhà trường… Dạy học sinh lớp 1 đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, chịu khó, kiên trì lâu dài trong quá trình hình thành, rèn luyện kỹ năng nói cho các em, tạo tiền đề cho các em học tốt phân môn Tập làm văn, Luyện từ và câu… ở các lớp trên mà còn giúp cho các em có một kỹ năng sống tốt, trở thành người có văn hoá, có nhân cách, những người có ích cho xã hội. Từ những thực trạng trên, tôi đã tìm ra một số giải pháp thiết thực để giúp các em lớp 1 rèn luyện kỹ năng nói và kỹ năng diễn đạt ý phong phú, hiệu quả hơn, giáo viên và học sinh hứng thú tích cực hơn trong việc học môn Tiếng Việt và các môn học khác.
  10. II.3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy luyện nói cho học sinh chưa cao. Đề xuất, áp dụng một số nội dung và kinh nghiệm hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 giúp học sinh học tốt phần luyện nói trong môn học Tiếng Việt và các môn học khác cũng như trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày. b. Nội dung và cách thức thực hiện Giải pháp, biên pháp: Nội dung: 1. Rèn kỹ năng nói theo từng chủ đề trong phân môn Học vần và Tập đọc. 2. Dạy luyện nói trong kể chuyện. 3. Dạy luyện nói kết hợp với các môn học khác. 4. Dạy luyện nói trong giao tiếp. 5. Giáo viên là tấm gương thể hiện hành vi giao tiếp để học sinh noi theo. 6. Dạy luyện nói khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa. 7. Kết hợp các mối quan hệ: Nhà trường, gia đình, xã hội. Cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp. 1. Rèn kỹ năng nói theo từng chủ đề trong phân môn Học vần và Tập đọc. * Bước 1: Trước hết chúng ta thấy nội dung luyện nói ở lớp 1 được xây dựng trên các chủ đề gần gũi với các em bằng tranh ảnh minh họa. Chính vì vậy, muốn dạy luyện nói có hiệu quả thì hoạt động đầu tiên giáo viên cần tiến hành là cho học sinh đọc tên chủ đề nhằm gây hứng thú và tập trung cho học sinh, bằng cách sử dụng tranh ảnh đẹp, chứa nội dung cần luyện nói để tạo tính tò mò muốn khám phá. Tập cho học sinh đọc đúng tên chủ đề phần luyện nói trong bài. Bởi vì phát âm đúng, chính xác sẽ giúp cho học sinh nói rõ ràng hơn dẫn đến nói liền mạch, lưu loát cả câu, cả đoạn, cả bài. Từ đó hoc sinh khắc phục được những lỗi sai khi phát âm.
  11. Ví dụ: Các chủ đề: Bữa cơm, Sói và Cừu, Bà cháu, Đất nước ta tuyệt đẹp…Học sinh phát âm sai chưa chuẩn. Giáo viên chúng ta phải sửa các lỗi về phát âm địa phương như: cừu-kiều, sói-xói, tuyệt-tiệc… * Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện nói trong nhóm. Giáo viên chia nhóm cho học sinh tự luyện nói trước nhóm để cả nhóm thảo luận, góp ý, dưới sự hướng dẫn gợi ý, bằng các câu hỏi của giáo viên. Để các em luyện nói nhiều hơn, chính xác hơn và những em lười hay học yếu không đứng ngoài “rìa” của hoạt động, giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm hai học sinh để mỗi học sinh sẽ được nói ít nhất 1 lần trong nhóm. Để đảm bảo về mặt thời gian, với những học sinh yếu, giáo viên khuyến khích các em tập nói nhiều lần trong nhóm từ một câu rồi đến hai câu. Tạo cho các em mạnh dạn, tự nhiên khi giao tiếp, bằng những lời xưng hô phù hợp với từng đối tượng. Giáo viên theo dõi, quan sát để kịp thời uốn nắn, chữa từng tiếng, từng câu xoay quanh chủ đề đang nói. Ví dụ: Chủ đề: Nói lời xin lỗi, Nói lời cảm ơn, Vâng lời cha mẹ…Với các chủ đề này, giúp các em biết nói lời xin lỗi khi có lỗi, biết chào hỏi, cám ơn,… bằng những câu đơn giản làm cho người nghe dễ hiểu khi giao tiếp trong cuộc sống. * Bước 3. Luyện nói trước lớp. Sau khi các em luyện nói trong nhóm, giáo viên cử đại diện lên trình bày. Nếu để cho các nhóm trưởng cử, thường thì các em cử các bạn có năng lực luyện nói tốt. Tuy nhiên để tránh tình trạng chây lười, ỷ lại các em học tốt, giáo viên có thể cho các em khác bất kì trong nhóm lên luyện nói, đặc biệt là các em hay rụt rè, không dám nói trước đám đông. * Bước 4. Hướng dẫn học sinh nhận xét. Cho học sinh nhận xét cách luyện nói của mình, không nhận xét chung chung, mà yêu cầu các em khác nhận xét cụ thể về một nội dung luyện nói, tác phong luyện nói có tự nhiên, đã thành câu, hay rụt rè, chưa thành câu… Với học sinh còn yếu thì giáo viên hướng dẫn các em khác nhận xét về mức độ tiến bộ của bạn nhằm giúp các bạn đó tự tin và tiến bộ hơn. * Bước 5 Giáo viên nhận xét, tổng kết.
  12. Sau khi các em nhận xét về cách luyện nói của bạn mình, của nhóm này với nhóm khác, GV đi đến tổng kết nhận xét chung. Nhận xét một cách cụ thể cần khen ngợi, khuyến khích các em luyện nói tốt. Đồng thời chỉ ra những chi tiết, những vấn đề mà các em chưa làm tốt, khuyến khích các em bổ sung sửa chữa vào những bài luyện nói tiếp theo. Ví dụ: Khi dạy luyện nói về chủ đề: “Mai sau khôn lớn” trong bài 46 phần học vần trong SGK Tiếng Việt 1, tập 1, trang 94 tôi đã hướng dẫn học sinh luyện các bước sau: * Bước 1 Cho học sinh đọc tên chủ đề luyện nói. Đưa tranh phần luyện nói (đã có sẵn trong bộ đồ dùng) để kích thích sự hứng thú của học sinh. Học sinh quan sát toàn bộ bức tranh. * Bước 2 Giáo viên chia nhóm đôi để học sinh thực hành nói trong nhóm trước khi nói trước lớp với sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên. (Một học sinh hỏi và một học sinh trả lời và ngược lại). Học sinh quan sát thật chi tiết nội dung các bức tranh và trả lời Hình 1: Trong tranh vẽ một em bé còn nhỏ. Hình 2: Trong tranh vẽ một chiến sĩ biên phòng - Bạn nhỏ trong tranh đã mơ ước điều gì? (Bạn nhỏ trong tranh mơ ước lớn lên trở thành một chiến sĩ biên phòng) Hoặc: Hai học sinh nói cho nhau nghe theo tranh và tự phát triển chủ đề nói Mai sau lớn lên, bạn thích làm nghề gì? Tại sao bạn thích nghề đó? Với học sinh học yếu, giáo viên sẽ gợi ý kĩ hơn. Chẳng hạn: Nghề đó đem lại lợi ích gì cho bản thân và cho mọi người? Với học sinh khá thì gợi ý mở rộng thêm: Em đã nói hoặc sẽ nói ý định đó với ai? Muốn trở thành người như em mong muốn, ngay từ bây giờ em phải làm gì? Với học sinh khá, giỏi nói gợi ý trên một cách tự nhiên thành công, bước đầu biết liên kết các câu lại thành một bài nói. * Bước 3: Nói trước lớp
  13. Giáo viên cho nhóm trưởng nói hoặc cử đại diện nhóm nói trước lớp. - Đại diện các nhóm trình bày. - Khi cử đại diện nói trước lớp phải lưu ý gọi nhiều đối tượng khác nhau trong lớp vừa uốn nắn, sửa chữa vừa học tập lẫn nhau để các em cùng nhau tiến bộ. * Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét. Cho học sinh nhận xét cách luyện nói của bạn mình, cụ thể: + Nội dung bài nói của bạn đã phù hợp với chủ đề “Mai sau khôn lớn” chưa? + Với các bạn… (yếu) đã nói tiến bộ chưa về cách nói và nội dung nói. Học sinh nhận xét cụ thể từng bạn về những điểm đạt được và chưa đạt được, cần khắc phục ở điểm nào? * Bước 5: Giáo viên nhận xét, tổng kết Nhận xét cụ thể những điều đã làm được để khuyến khích khen ngợi các em. Chỉ ra chi tiết vấn đề chưa làm được, động viên các em khắc phục trong bài luyện nói sau. Hoặc hướng dẫn học sinh tự luyện nói theo chủ điểm “Nhà trường” trong bài đọc: “Trường em” SGK Tiếng Việt 1, tập 2. Giáo viên chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK, đọc câu mẫu, dựa vào câu mẫu nói câu mới theo yêu cầu. Giáo viên cho một bên nhóm này nói câu có vần “ai”, nhóm bên kia nói câu có vần “ay” hoặc ngược lại. Ví dụ: - Hôm nay thứ hai mình được hai điểm 10. - Khi đi học mình phải rửa tay chân… Khi học sinh tập nói câu, giáo viên theo dõi chỉnh sữa câu nói của học sinh cho phù hợp nội dung, diễn đạt được ý trọn vẹn. Cho học sinh hỏi đáp với nhau theo đề tài: Hỏi nhau về trường lớp. (Các em hỏi đáp theo câu mẫu và câu các em tự nghĩ ra) Ví dụ: - Trường bạn tên gì? - Ở trường bạn mến ai nhất? - Bạn thích học môn nào nhất? Vì sao? ... Giáo viên cần phân ra các chủ đề thành nhiều nhóm khác nhau để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh. Ví dụ: Phân các chủ đề thành các nhóm như: Nói lời xin lỗi, nói lời cảm ơn, giúp đỡ cha mẹ, con ngoan trò giỏi, những người bạn tốt,… hoặc
  14. các chủ đề về các con vật: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào, gấu, báo, voi; sẻ, ri, ong, bướm, chim, cá,… hoặc chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên, Đất nước… trong phân môn Tập đọc. Bằng các hoạt động thầy hỏi, trò đáp dựa trên lời nói của học sinh, giáo viên chỉnh sửa câu nói sao cho rõ, gọn, đủ ý, diễn đạt được ý theo nội dung câu hỏi xoay quanh chủ đề. 2. Dạy luyện nói trong kể truyện. Giờ kể chuyện là giờ thực hành nói của học sinh. Sau khi nghe giáo viên kể chuyện, học sinh nhớ được nội dung chính của câu chuyện, kể lại (hoặc nói) được câu chuyện một cách tóm tắt (dựa theo tranh). Vì vậy để dạy học sinh luyện nói tốt trong giờ kể chuyện, theo tôi có những yêu cầu và biện pháp sau: a. Những yêu cầu đối với giáo viên Cần rèn giọng kể linh hoạt, phù hợp với nội dung, làm cho lời kể thật sự hấp dẫn với học sinh. Muốn vậy, cần đọc kĩ văn bản cho thật hiểu và nhớ để xác lập được kĩ thuật kể chuyện (về giọng kể, nhịp điệu, ngắt giọng) b. Các bước tiến hành để dạy học sinh luyện nói trong giờ kể chuyện. * Bước 1: Giới thiệu câu chuyện Biết mở đầu câu chuyện là một thủ thuật giúp học sinh tạo hứng thú, sự chờ đợi, kính thích trí tò mò của các em. * Bước 2: Giáo viên kể chuyện 2, 3 lần Lần 1: Kể toàn bộ câu chuyện Lần 2, 3: Kể tiếp nối từng đoạn (kết hợp tranh minh họa) Khi kể cần chú ý kĩ thuật kể: + Giọng kể: vui hoặc buồn, hào hứng hoặc bi lụy…… + Nhịp điệu: nhanh hoặc chậm, gấp gáp hoặc hiền hòa, khoan thai. + Ngắt giọng tâm lý: ngắt giọng với các chủ ý gây ấn tượng câu chuyện. + Biết bổ sung hợp lí một vài từ ngữ vào văn bản chuyện vốn cô đọng, hàm xúc, sẽ làm cho lới kể chuyện thêm sinh động, lôi cuốn thêm. * Bước 3: Học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh. Vì đây là bước học sinh thực hành nói nên để học sinh nào cũng được tham gia. Giáo viên sẽ chia lớp theo nhóm 2, 4 học sinh kể trong nhóm đoạn 1, cả nhóm thảo luận, góp ý.
  15. Đại diện 2, 3 nhóm lên kể, cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét. Các đoạn 2, 3, 4 thực hiện tương tự. * Bước 4: Kể toàn bộ câu chuyện (học sinh khá, giỏi) - Có thể tiến hành theo nhiều hình thức và thay đổi các hình thức hợp tác thực hiện một nhiệm vụ học tập ở mỗi tiết học để tạo sự hấp dẫn. - Tổ chức cho các em tham gia các trò chơi như: Kể chuyện tiếp sức, kể chuyện phân vai, đóng vai, dựng hoạt cảnh…… Ví dụ: khi dạy bài kể chuyện “Sói và Sóc” trang 108 SGK Tiếng Việt 1, tập 2. Để rèn kỹ năng nói cho học sinh tôi đã tiến hành các bước như sau: * Bước 1: Giới thiệu câu chuyện. Một lần Sóc bị rơi trúng người Sói. Sóc bị Sói bắt. Tình thế thật nguy hiểm. Liệu Sóc có thể thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó không? Các em hãy theo dõi câu chuyện để tìm câu trả lời. Bước 2: Giáo viên kể chuyện - Lần 1: Kể toàn bộ câu chuyện. - Lần 2, 3: Kể tiếp nối từng đoạn (kết hợp tranh minh họa) Chú ý kĩ thuật kể: + Lời mở đầu truyện: kể thong thả, dừng lại ở các chi tiết Sói định ăn thịt Sóc, Sóc van nài. + Lời Sóc khi còn trong tay Sói: kể mềm mỏng, nhẹ nhàng. + Lời Sói thể sự băn khoăn. Lời Sóc khi đứng trên cây giải thích: ôn tồn nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ. * Bước 3: Học sinh kể từng đoạn theo tranh Giáo viên chia nhóm 2 học sinh giao nhiệm vụ. Tranh 1: Học sinh quan sát tranh đọc các câu hỏi dưới tranh. Học sinh kể lại từng đoạn dựa theo tranh trong nhóm. Đại diện vài nhóm thi kể, cử 2 học sinh làm giám khảo chấm điểm công khai. Cả lớp nhận xét cụ thể: Bạn đã nhớ nội dung đoạn chuyện chưa, kể còn thiếu hay thừa chi tiết nào không? Có diễn cảm không? Sau đó giáo viên sửa chữa từ ngữ, câu, ý cho học sinh diễn đạt được trôi chảy. Tương tự các tranh còn lại. Giáo viên hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi ý để giúp các em tự tin hơn khi kể chuyện, tạo điều kiện cho các em được nói trước lớp. * Bước 4: Học sinh phân vai kể toàn bộ câu chuyện (học sinh khá, giỏi)
  16. Mỗi nhóm gồm 3 em đóng vai: Người dẫn chuyện, Sói và Sóc. Để việc phân vai thật hứng thú, hấp dẫn với các em, nên cho các em trang phục mặt nạ Sói và Sóc. Để học sinh nhớ chắc chắn, kể được toàn bộ câu chuyện, giáo viên tăng dần yêu cầu với mỗi nhóm: + Nhóm 1: Giáo viên là người dẫn chuyện các nhân vật nhìn tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh trong SGK để kể chuyện. + Nhóm 2: Người dẫn chuyện nhìn sách + Các nhóm sau: Kể thoát li sách, thực sự nhập vai. Giúp các em luyện nói qua phần tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. Giáo viên gơị ý một số câu hỏi chẳng hạn như: - Sói và Sóc con vật nào thông minh hơn? - Vì sao con biết? - Muốn thông minh các con phải làm gì? …… Tóm lại: Dạy luyện nói trong phân môn kể chuyện người giáo viên chú ý rèn cho các em mạnh dạn, tự tin, khi học sinh kể, giáo viên chú ý sửa về ngữ điệu, chỉnh sửa sao cho rõ, gọn, diễn đạt đủ ý, phù hợp với nội dung câu chuyện muốn kể. Từ đó giúp các em áp dụng được vào cuôc sống thực tế. 3. Dạy luyện nói kết hợp với các môn học khác Luyện nói có vai trò quan trọng và diễn ra trong nhiều môn học khác nhau. Cho nên, trong bất kì một tiết học hay một môn học nào khác giáo viên đều cho học sinh luyện nói. Bằng cách cho các em tập phát biểu miệng khi xây dựng bài, hay trao đổi sôi nổi khi tham gia thảo luận nhóm. Thực tế luyện nói không chỉ diễn ra trong môn Tiếng Việt mà ở các mônTự nhiên và xã hội, môn Đạo đức,… cũng là môi trường rất tốt để các em luyện nói. Thông thường thời gian luyện nói của môn TNXH, môn Đạo đức diễn ta thường xuyên ở các hoạt động: quan sát tranh, thỏa luận nhóm, đàm thoại giữa giáo viên với học sinh, hoạt động đóng vai… Các hoạt động này giúp cho học sinh tính cực tham gia sử dụng ngôn ngữ rất nhiều, chính vì vậy đây là môi trường thuận lợi để các em luyện nói, phát triển ngôn ngữ của mình. Ví dụ: khi dạy bài 11 “Gia đình” môn TNXH, giáo viên gợi ý cho học sinh nói về gia đình của mình cho bạn nghe. Hoạt động theo nhóm đôi
  17. sau đó nói trước lớp hoặc ở hoạt động 1 cho học sinh quan sát tranh theo nhóm nhỏ 3, 4 học sinh rồi nói theo câu hỏi gợi ý. - Gia đình Lan có những ai? Lan và những người trong gia đình đang làm gì? - Gia đình Minh có những ai? Minh và những người trong gia đình đang làm gì? - Đại diện nhóm kể trướng lớp. Gọi học sinh nhận xét cách kể của bạn đã đầy đủ chưa, rõ lời, lưu loát chưa… Giáo viên tuyên dương cách nói hay, đầy đủ và kết luận. Trong môn đạo đức giáo viên cũng thực hiện kết hợp tương tự để học sinh luyện nói. Ví dụ: Khi dạy bài 13 “Chào hỏi và tạm biệt” VBT Đạo đức trang 42. Hoạt động đầu tiên ở bài tập 1 là quan sát tranh 1 và tranh 2 ở VBT Giáo viên gợi ý: Trong tranh con thấy vẽ những gì? (Trong tranh con thấy 1 cụ già và 2 bạn nhỏ). Các bạn trong tranh đang làm gì? (Bạn đang chào bà cụ: Chúng cháu chào bà ạ)… Giáo viên cho học sinh thảo luận trong nhóm đôi hay nhóm ba (ở hoạt động hai) theo các câu hỏi gợi ý để học sinh luyện nói với nhau trong nhóm sau đó xung phong lên trình bày ý kiến trước lớp: Em cảm thấy thế nào khi: + Được người khác chào hỏi? + Em chào hỏi họ và được họ đáp lại? …… Hãy viết mỗi bạn một vài câu hỏi theo suy nghĩ của mình vào giấy hoặc bảng con sau đó từng cá nhân trong nhóm đọc lên, trao đổi với nhau. Giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn từ, lời nói, thái độ… và giáo viên sửa chữa, uốn nắn các em, giúp các em nhận ra cách thể hiện, ứng xử hay nhất, lời nói hay nhất. 4. Dạy luyện nói trong giao tiếp Hoạt động nói đã được hình thành trước khi vào lớp 1, nhưng để trở thành kĩ năng thì phải được uốn nắn, rèn luyện cả quá trình giao tiếp với thầy cô, bạn bè, người thân, … Ví dụ: Khi tiếp xúc với giáo viên: Giáo viên hỏi: “Em đã làm bài tập về nhà chưa?”
  18. Học sinh trả lời: “Xong rồi.” Khi đó giáo viên phải chỉnh sửa ngay cho học sinh: “Em không được nói trống không như thế mà phải nói thành câu trọn vẹn và thể hiện thái độ tôn trọng thầy cô. Chẳng hạn: “Thưa cô, em đã làm xong rồi ạ!” Hoặc khi giao tiếp với bạn bè, các em xưng hô với bạn mày, tao... hay trả lới rút gọn đôi khi còn thô lỗ, cộc cằn với bạn mà không hề biết cách nói của mình không hay, thiếu tế nhị. Hay khi nói chuyện với người lớn, đôi khi các em chưa hiểu nên các em nói chuyện còn thiếu lễ phép, cộc lốc, như trong trường hợp sau: Có một phụ huynh đến xin phép cho nghỉ học vì học sinh đó bị ốm nhưng không biết phòng học của lớp (Vì mỗi lần họp phụ huynh đều do bố đi dự họp) nên hỏi một học sinh: “Lớp 1D học phòng nào vậy con?” Lập tức em đó trả lời: “Kia kìa!”. Lớp tôi đang giảng dạy có các em: Nguyễn Văn Bình, Ngô Gia Huy, Y Hiếu Mlô, Y Cách Niê, … Các em này khi nói thì luôn đứng im hoặc trả lời thì chỉ nói cộc lốc, tiếng một trong trường hợp thế này: Hôm đó có tiết tập viết vở ô li nhưng thấy em không có vở nên tôi hỏi: “Vở ô li của con đâu?”, Em đó đứng im một lúc sau rồi trả lời: “Ở nhà”. Qua thời gian rèn luyện, chỉ dẫn, các em đã hiểu biết, nói dễ nghe hơn, lời nói đủ câu, lưu loát, tế nhị hơn. Thực tế không chỉ là học sinh lớp 1 mà học sinh ở các lớp trên đều nói câu rút gọn, thiếu chủ ngữ, đôi khi thể hiện câu nói thiếu lễ phép, thiếu văn hoá,… Ví dụ: Một nhón học sinh lớp 4, 5 đi học về gặp cô giáo cũ, có em không chào hỏi, còn có em chỉ chào tiếng một mà tôi nghe được “Cô”. Hôm sau tôi gặp GVCN trao đổi, cô và tôi cùng sửa chữa ngay lời chào cho các em khi gặp người lớn, thầy cô giáo… lần sau gặp tôi các em có sự chuyển biến rất tốt. 5. Giáo viên là tấm gương thể hiện hành vi giao tiếp để học sinh noi theo. Ngoài các hoạt động dạy học trên, giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên gần gũi, bám sát học sinh trong mọi hoạt động (trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, khi lao động dọn vệ sinh…). Giúp các em luyện nói ở mọi lúc, mọi nơi khi cảm thấy cần thiết, khi trò chuyện trao đổi, trò chuyện với các bạn, giáo viên cần quan tâm để ý từng lời nói, hành động của
  19. các em để các em sửa sai kịp thời. Hướng dẫn cho các em cách nói, xưng hô với người lớn, với thầy cô, bạn bè. Tập cách nói thành câu khi trả lời khi người lớn hỏi, câu nói phải có chủ ngữ, giáo viên là tấm gương thực tế nhất giúp cho học sinh luyện nói. Cho nên khi giao tiếp, giáo viên cần chú mọi lúc, mọi nơi khi thể hiện lời nói của mình để học sinh noi theo. Ví dụ: Khi chào hỏi đồng nghiệp: Em chào anh (Chị)! Thông thường chúng ta chỉ chào: Chào anh (chị)! Hoặc khi kiểm tra bài của học sinh, giáo viên thường gọi: Em lên đọc bài…(Giáo viên nên gọi: Thầy(Cô) mời em lên trước lớp đọc bài)... Trong lúc tiếp chuyện với phụ huynh, giáo viên cũng cần chú ý từng lời nói, hành động, cử chỉ để học sinh noi theo. 6. Dạy luyện nói khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Trong các buổi sinh hoạt sao hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm cũng cần hướng dẫn các em phụ trách sao soạn sẵn nội dung sinh hoạt, sao cho các câu hỏi, câu trả lời đầy đủ về ý, rõ lời, diễn đạt được nội dung cần giao tiếp được lưu loát, bóng bẩy hơn để các em học hỏi. Ví dụ: Khi các em gặp anh(chị) phụ trách sao ở mỗi lần sinh hoạt: - Anh(Chị) chào các em! - Chúng em chào anh chị ạ! - Anh (chị) sẽ hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi mới, các em có thích không nào? - Thưa anh (chị) thích ạ! … Hay lúc sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần ngoài việc trao đổi với nhau vấn đề học tập, giáo viên cũng nên dành ít thời gian nói chuyện với các em. Chính lúc này các em mới cởi mở, thể hiện tâm tư, tình cảm, lời nói của mình. Chắc chắn sẽ có em thể hiện câu nói đúng, trôi chảy, lưu loát, đủ câu ... nhưng cũng có em chưa nói lưu loát, vụng về trong câu nói của mình. Từ đó giáo viên chỉnh sửa câu nói của các em cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Hoạt động ngoại khoá là một trong những hoạt động các em rất yêu thích nên các em nhanh nhớ và nhớ rất lâu.Giáo viên có thể lồng ghép, hướng dẫn theo dõi, uốn nắn các em nói thuận lợi, mang lại hiệu quả cao. Ví dụ: Khi nhà trường tổ chức các cuộc thi như: “Kỹ năng chuyên môn đội”, “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, … và các trò chơi dân gian. Các em có thể vì tranh thắng thua mà có cách cư xử không tế nhị, lời nói không hay với
  20. bạn, … giáo viên cần phân tích, chỉ ra những câu nói không hay, cách xưng hô đúng mực với bạn bè. 7. Kết hợp các mối quan hệ: Nhà trường, gia đình và xã hội. Về gia đình: Trong mỗi lần họp phụ huynh, phụ huynh nào cũng chỉ hỏi GVCN con mình thi được bao nhiêu điểm, đọc, viết có được không… ít chú ý tới việc luyện nói của các em. Cho nên ngoài việc thông báo kết quả học tập giáo viên dành thời gian đề cập đến đề luyện nói của các em với phụ huynh học sinh để cùng nhà trường bồi dưỡng, rèn luyện cho các em được tốt hơn. Về Xã hội: GVCN gặp ban đại diện thôn, buôn, trao đổi vấn đề của mình để khi phụ huynh đi họp thôn, buôn họ cùng nhau nhắc nhở. Ví dụ: Hướng dẫn các em chào hỏi khi gặp thầy cô, khi có khách tới nhà. Hướng dẫn luyện nói trong khi mọi người ăn cơm, hỏi thăm sức khoẻ của người ở xa… Học sinh hay nói chưa đủ câu, nói cộc Gia đình uốn nắn sửa chửa lốc, chưa lưu loát… Chào Bác! Con chào bác ạ! Ăn Cơm Con mời bố, mẹ ăn cơm c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện tốt việc hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1, giáo viên cần chú ý thực hiện một số điểm sau: Xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề cần luyện nói. Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện nói, gợi ý sao cho tất cả học sinh đều được nói, không đi quá xa chủ đề. Tùy tình hình thực tế và khả năng nói của từng em để đưa ra phương pháp và hình thức dạy luyện nói phù hợp với đối tượng. Phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho từng bài thật kĩ. Cần định hướng trước khi học sinh luyện nói. Khi khi đặt câu hỏi phải sát với nội dung chủ đề cần luyện nói. Chuẩn bị một số câu hỏi gợi mở cho các em yếu, lúng túng sẽ nói dễ dàng hơn. Khi học sinh đang nói, giáo viên không nên ngắt lời các em một cách tùy tiện (kể cả việc tiếp lời các em không đúng lúc) sự đứt mạch trong suy nghĩ hoặc lời nói bị gián đoạn sẽ làm các em lúng túng, nhiều khi các em không nói tiếp được nữa. Cho nên giáo viên cần bình tĩnh, tôn trọng học sinh, đợi học sinh nói hết câu mới được sửa chữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2