Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
Mục lục 1<br />
I. Phần mở đầu 2<br />
1. Lý do chọn đề tài 2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4. Phạm vi nghiên cứu 3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II. Phần nội dung 3<br />
1. Cơ sở lý luận 4<br />
2. Thực trạng 4<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn 5<br />
2.2. Thành công, hạn chế 6<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu 6<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 7<br />
3. Giải pháp, biện pháp 7<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 15<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 16<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 16<br />
cứu<br />
III. Kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận 17<br />
2. Kiến nghị 18<br />
Tài liệu tham khảo 19<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Mô hình trường Tiểu học kiểu mới giúp học sinh rèn phương pháp tự <br />
học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹ <br />
năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm <br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 1<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
vui húng thú học tập cho học sinh. Mục đích xây dựng hội đồng tự quản học <br />
sinh là biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm <br />
và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực <br />
tế của các em trong mối quan hệ của các em với những người xung quanh; <br />
đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào cuộc sống <br />
học đường; tạo cơ hội cho các em tham gia toàn diện vào các hoạt động của <br />
nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp <br />
tác và đoàn kết của học sinh; giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ <br />
năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo, đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức <br />
trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.<br />
<br />
Hội đồng tự quản hoạt động tốt sẽ có tác dụng tốt đến hiệu quả học <br />
tập và các phong trào thi đua của lớp. <br />
<br />
Trên đây là một số lí do để tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm khi <br />
thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Mục tiêu: Áp dụng một số kinh nghiệm để thành lập Hội đồng tự <br />
quản của mô hình trường học mới VNEN.<br />
<br />
Nhiệm vụ của đề tài:<br />
<br />
Thành lập thành công Hội đồng tự quản.<br />
<br />
Hội đồng tự quản hoạt động tốt. <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Các kinh nghiệm để thành lập hội đồng tự quản theo mô hình trường <br />
học mới VNEN<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 2<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
Ở đề tài này bản thân tôi chỉ nghiên cứu trong khuôn khổ: Một sô kinh <br />
nghiệm khi thanh lập Hội đồng tự quản.<br />
<br />
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 4C, trường Tiểu học Hà Huy Tập<br />
<br />
Thời gian: Năm học 2014 2015. <br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã thực hiện những ph ương pháp <br />
nghiên cứu sau: <br />
Phươ ng pháp điều tra: sử dụng ph ương pháp này giúp tôi phân loại <br />
đượ c các đối tượ ng học sinh theo các mức độ khác nhau như: gi ỏi, khá, <br />
trung bình, yếu. Bên cạnh đó tôi còn phân chia học sinh theo m ức độ diễn <br />
đạt, trình bày ngôn ngữ theo 2 c ấp độ: tốt và chưa tốt<br />
Phươ ng pháp trải nghi ệm th ực t ế: Đúc rút những kinh nghiệm này <br />
không phải ch ỉ trong ngày một ngày hai mà là một quá trình bản thân tôi <br />
tích lũy kinh nghiệm trên thực tế gi ảng d ạy. <br />
Phươ ng pháp nghiên cứu tài liệu: Kiến thức của b ản thân chỉ hữu <br />
hạn nên trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi ngườ i giáo viên phải tìm tòi, <br />
nghiên cứu kĩ kiến thức mình truyền th ụ cho h ọc sinh. <br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm:<br />
<br />
Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học <br />
sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà <br />
trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.<br />
<br />
Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ, tích cực vào đời <br />
sống học đường.<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 3<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
Khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động <br />
của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần <br />
hợp tác và đoàn kết của học sinh. <br />
<br />
Giúp các em có kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh <br />
đạo, đồng thời chuẩn bị cho các em ý thưc trách nhiệm khi thực hiện quyền <br />
và bổn phận của mình. <br />
<br />
2. Thực trạng.<br />
<br />
Bản thân tôi ý thức được rằng sự thành công khi dạy học theo mô hình <br />
trường học mới VNEN không phụ thuộc nhiều vào giáo viên mà phần lớn là <br />
ở khả năng tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Điều này phụ thuộc rất lớn <br />
vào sự điều hành lớp của Hội đồng tự quản. Nhưng khi nhận lớp 4C năm học <br />
2014 – 2015, mặc dù các em đã được học theo mô hình VNEN 2 năm rồi <br />
nhưng các em vẫn còn khá rụt rè, chưa dám thể hiện mình.<br />
<br />
Lớp tôi có 19 học sinh trong đó có 4 em có hoàn cảnh khó khăn. Khi yêu <br />
cầu Chủ tịnh hội đòng tự quản lên điều khiển lớp em lúng túng, nói không <br />
gãy gọn. Cô giáo nói trước em chỉ lặp lại nhưng cũng không diễn đạt được. <br />
Các ban cũng được bầu lên nhưng hầu như chỉ bầu cho có chứ chưa thực sự <br />
đi vào hoạt động. Tôi mời lần lượt những em có học lực giỏi để thử làm Chủ <br />
tịch Hội đồng tự quản hay nhóm trưởng nhưng cũng chỉ nhận được kết quản <br />
tương tự. Đấy mới chỉ có giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong lớp, còn khi <br />
có giáo viên đến dự giờ hoặc khối trưởng và chuyên môn đến kiểm tra thì còn <br />
tệ hơn nữa. Các em con không dám nói hoặc nói thì ngắc ngứ, lí nhí. Điều <br />
này làm bản thân tôi trăn trở rất nhiều. Bằng cách nào đó nhưng phải thay <br />
đổi, cải thiện được những điều trên.<br />
<br />
Nguyên nhân chủ quan: Do các em là học sinh vùng nông thôn đa số các <br />
em rất hiền lành, nhút nhát. Hoàn cảnh gia đinh khó khăn cũng ảnh hưởng lớn <br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 4<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
đến tính cách của các em. Bản thân các em vẫn quen với cách học cũ, thụ <br />
động, chờ giáo viên hỏi mới trả lời. <br />
<br />
Nguyên nhân khách quan: Do các em học ở phân hiệu, việc tiếp xúc với <br />
các phương tiện thông cũng còn hạn chế. <br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
a. Thuận lợi: <br />
Các em cũng đã tiếp cận với mô hình VNEN, cũng đã hình thành được <br />
Hội đồng tự quản. <br />
Học sinh của lớp 100% là người Kinh nên khả năng giao tiếp của các <br />
em tốt.<br />
b. Khó khăn: <br />
Lớp 4C năm học 2014 2015, gồm có 19 học sinh mỗi em là một hoàn <br />
cảnh. <br />
Học sinh nghèo: 02 em<br />
Học sinh mồ côi: 01 em<br />
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 02 em<br />
Một số em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà, nên thiếu thốn tình <br />
cảm và sự chăm sóc của ba mẹ. Điều này tác động không nhỏ đến sự phát <br />
triển tính cách của các em. Khiến cho các em tự ti, ít tự tin vào năng lực của <br />
bản thân hoặc không dám thể hiện sợ bạn bè chê cười. <br />
Do cha mẹ các em chủ yếu làm nghề nông, thời gian để quan tâm đến <br />
con cái còn ít. Bên cạch đó còn có một số phụ huynh chưa thực sự hiểu rõ về <br />
dạy học theo mô hình trường học mới VNEN.<br />
2.2. Thành công hạn chế<br />
Thành công:<br />
Qua thời gian áp dụng những kinh nghi ệm c ủa mình giúp Hội đồng <br />
tự quản làm việc có hiệu quả hơn, điều hành lớp tốt hơn. Khả năng tự <br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 5<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
học, tự giải quy ết v ấn đề tiế n bộ hơn nhiều so với lúc trướ c. Các em tự <br />
tin hơn vào bản thân mình. <br />
Hạn chế<br />
Hội đồng tự quản chỉ tập trung vào những em nổi trội. Bản thân tôi <br />
muốn nhân rộng để em nào cũng có thể làm được nhưng chưa thực hiện <br />
được. <br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu<br />
Mặt mạnh:<br />
Giáo viên nhiệt tình, chịu khó nghiên cứu tìm tòi, thường xuyên động <br />
viên khuyến khích giúp các em hoàn thành tốt vao trò của mình. <br />
Học sinh tích cực hợp tác cùng giáo viên.<br />
Mặt yếu:<br />
Do học sinh rụt rè, nhút nhát nên cách điều hành của các em vẫn chưa <br />
được tự nhiên. <br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì đối với nhận thức của học sinh ti ểu <br />
học nói chung, c ủa l ớp tôi nói riêng, các em đa số còn rụt rè, nhút nhát, <br />
chưa mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp vì nhiều nguyên nhân, trong đó <br />
vẫn là: Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, do hoàn cảnh gia đình các em <br />
thườ ng thiếu t ự tin vào bản thân, sợ nói sai các bạn cườ i chê. <br />
Bên cạnh đó các em thích giống bạn, th ấy b ạn không nói mình <br />
cũng không nói. Đây là do các em tự ti, không tin t ưởng vào mình.<br />
Yếu tố gia đình cũng quan trọng không kém. Phụ huynh ch ưa hi ểu <br />
rõ về mô hình trườ ng học m ới. không quan tâm nhiều đế n cách học theo <br />
nhóm. Luôn cho rằng con mình đến lớp nghe cô giáo giảng và hiểu bài là <br />
đượ c. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 6<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt <br />
ra<br />
Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ <br />
về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu <br />
năm học. Để xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng <br />
lực chỉ đạo lớp. Bản thân tôi chỉ áp dụng những kinh nghi ệm c ủa mình để <br />
thành lập hội đồng tự quản theo mô hình trườ ng học mới. Để thực hiện <br />
tốt, giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, hoàn cảnh gia <br />
đình của học sinh. Giáo viên cần phân loại đượ c các đối tượ ng học sinh <br />
của lớp mình để thượ c hiện tốt h ơn. <br />
Trước đến nay các em và ngay cả giáo viên chỉ quen với cách tổ chức <br />
lớp cũ. Lớp trưởng Lớp phó – các tổ trưởng. Lớp trưởng quán xuyến lớp, <br />
các lớp phó và các tổ trưởng làm nhiệm vụ của bản thân mình chứ chưa <br />
hướng các bạn cùng họat động. Ví dụ: lớp phó lao động có nhiệm vụ kiểm <br />
tra nhắc nhở các bạn khi đi lao động. Hoặc vai trò của tổ trưởng chỉ kiểm tra <br />
các bạn trong tổ về học tập hay phân công trực nhật… Nên khi tham gia dạy <br />
học theo mô hình VNEN giáo viên vẫn quen với cách tổ chức lớp cũ, chưa <br />
thực sự hiêu sâu về VNEN nên chưa hướng dẫn cho Hội đồng tự quản làm <br />
việc. Hoặc có thành lập Hội đồng tự quản cũng chỉ thành lậm cho có chứ <br />
hoạt động chưa hiệu quả.<br />
Trên đây là một số thực tr ạng mà đề tài đã đặt ra. <br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
* Chuẩn bị tâm lí cho học sinh.<br />
* Xây dựng kế hoạch thành lập Hội đồng tự quản. <br />
* Việc thành lập Hội đồng tự quản phải tổ chức ít nhất 2 lần/năm học. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 7<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
* Bồi dưỡng Hội đồng tự quản cách làm việc<br />
* Thành lập các ban chuyên trách<br />
* Bồi dưỡng năng lực điều hành của nhóm trưởng.<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp trên được bản thân tôi lựa chọn để áp dụng vào thực tế <br />
tình hình của lớp tôi cảm thấy có hiệu quả hơn. Hội đồng tự quản của lớp tôi <br />
chủ nhiệm đã thực hiện được tốt vai trò của mình. Giúp các em mạnh dạn và <br />
tự tin trong học tập.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
* Bước đầu tiên cần làm là chuẩn bị tâm lí cho học sinh.<br />
<br />
Đây là bước quan trọng. phải hình thành và làm cho các em ý thức tự <br />
giác tham gia vào hoạt động bầu cử của lớp. để các em thấy được thế mạnh <br />
của bản thân như: có thể học chưa giỏi bằng bạn nhưng điều hành lớp thì <br />
mình có thể làm được. Để học sinh nhận ra được mặt mạnh của mình bản <br />
thân tôi dành nhiều thời gian để trò chuyện giúp các em tự nhận thấy.<br />
*Xây dựng kế hoạch thành lập Hội đồng tự quản<br />
<br />
Kế hoạch này phải được xây dựng ngay từ đầu năm học. Bước tiếp <br />
theo, triển khai tới HS để các em nắm rõ kế hoạch thành lập Hội đồng tự <br />
quản. Sau đó hình thành cho các em Hội đồng tự quản là phải làm những gì? <br />
Vai trò của Hội đồng tự quản. Kết hợp với cha mẹ học sinh, kết hợp với cha <br />
mẹ các em để khích lệ các em tham gia ứng cử. <br />
Trước khi thành lập Hội đồng tự quản học sinh, tôi thường mời các <br />
giáo viên bộ môn tham gia giảng dạy ở lớp của mình cũng như phụ huynh <br />
học sinh của lớp cùng họp bàn về việc thành lập Hội đồng tự quản. Việc <br />
tham gia của phụ huynh học sinh sẽ góp phần làm tăng thêm sự quan tâm của <br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 8<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
họ đối với việc học tập của con em mình cũng như giúp họ hiểu biết thêm về <br />
Mô hình trường học mới góp phần phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và cộng <br />
đồng trong việc giáo dục học sinh.<br />
Hội đồng tự quản gồm Chủ tịch Hội đồng tự quản, các Phó chủ tịch <br />
Hội đồng tự quản, các Ban tự quản, trưởng ban, thư kí.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cùng với đó, giáo viên cũng đã nêu những lợi ích, tác dụng của Hội <br />
đồng tự quản tới HS với những vai trò, trách nhiệm mà các em cùng chia sẻ, <br />
gánh vác.<br />
* Việc thành lập Hội đồng tự quản phải tổ chức ít nhất 2 lần/năm <br />
học. <br />
Thời gian thích hợp để tổ chức bầu Hội đồng tự quản là ngay đầu năm <br />
học. Có nghĩa là khi học sinh bắt đầu học chương trình năm học thì bộ máy <br />
hội đồng tự quản đã hoàn thiện để điều hành mọi hoạt động học tập, sinh <br />
hoạt của lớp.<br />
Sau đó tôi tổ chức 2 tháng/1 lần nhằm mục đích phát huy sự cạnh tranh, <br />
ganh đua lành mạnh giữa các học sinh, thúc đẩy sự tiến bộ, đồng thời bồi <br />
dưỡng được nhiều học sinh năng động, mạnh dạn, tự tin.<br />
Sau đó tiến hành cho lớp bầu cử Hội đồng tự quản.<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 9<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
Việc bầu và thành lập các ban do Hội đồng tự quản tổ chức. Tôi <br />
thường gợi ý cho học sinh giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của các ban; quyền <br />
lợi của người tham gia, suy nghĩ của bạn có thể làm gì tốt nhất,... Quy trình <br />
bầu Chủ tịch Hội đồng tự quản; các Phó Hội đồng tự quản được tôi tiến <br />
hành như sau:<br />
Cho học sinh nắm được vai trò, nhiệm vụ và quyền lợi của Chủ tịch <br />
Hội đồng tự quản; các Phó Hội đồng tự quản.<br />
Khuyến khích học sinh ứng cử vào Hội đồng tự quản; nhóm đề cử.<br />
Gợi ý cho các ứng viên xây dựng kế hoạch tranh cử, viết bài thuyết <br />
trình (có tư vấn của giáo viên, bạn bè,...).<br />
Thuyết trình của các ứng viên.<br />
Bầu cử, công bố kết quả và Hội đồng tự quản nhiệm kì mới ra mắt.<br />
Thành lập các Ban, bầu trưởng ban, thư kí cũng được tiến hành như <br />
sau:<br />
Hội đồng tự quản lập danh sách từng ban và yêu cầu các thành viên <br />
trong ban họp bầu trưởng ban và thư kí như bầu lãnh đạo Hội đồng tự quản.<br />
a/ Bầu lãnh đạo HĐTQ ( CT, PCT)<br />
Thảo luận đưa ra tiêu chí của lãnh đạo HĐTQ.<br />
Tổ chức cho HS tự ứng cử.<br />
Tổ chức cho HS giới thiệu ứng cử viên.<br />
b/ Cho các ứng viên chuẩn bị chương trình hành động để thuyết trình <br />
ứng viên vận động tranh cử.<br />
Tổ chức bầu cử: Bầu ban kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu, công bố thể lệ <br />
bầu cử, phát phiếu bầu, kiểm phiếu, công bố kết quả.<br />
Ban lãnh đạo HĐTQ ra mắt.<br />
Bầu các ban tự quản:<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 10<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
Lãnh đạo HĐTQ họp bàn về xây dựng thể lệ, thống nhất số lượng <br />
ban (Dưới sự hướng dẫn của giáo viên).<br />
Giới thiệu về các ban: Mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ…<br />
HS đăng kí vào các ban;<br />
Bầu trưởng ban;<br />
Các trưởng ban ra mắt<br />
Với việc chuẩn bị tâm lí và tuyên truyền cụ thể đến từng em thì buổi <br />
bầu cử đã thành công. Các em học sinh đã tự tin tham gia bầu cử và đã bầu <br />
được cho lớp mình Hội đồng tự quản.<br />
Nhưng vẫn để đặt ra là sau khi bầu được Chủ tịch hội đồng tự quản <br />
nhưng để Hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả thì lại là một quá trình.<br />
Tôi đã bồi dưỡng cho các em bằng những cách sau:<br />
* Bồi dưỡng Hội đồng tự quản cách làm việc.<br />
Cách 1: Cho Hội đồng tự quản của lớp xem băng hình về các bạn Hội <br />
đồng tự quản của Bộ GD&ĐT phát lớp đó hoạt động như thế nào?.<br />
Sau khi cho các em xem băng hình về các bạn học sinh cùng độ tuổi tôi <br />
cho các em chia sẻ cảm nghĩ và nhận xét cách các bạn trong băng hình đã làm. <br />
Yêu cầu các em trả lời được câu hỏi các em đã học tập được điều gì?<br />
Cách 2: Tổ chức cho Hội đồng tự quản của lớp tham quan học tập Hội <br />
đồng tự quản của lớp khác trong trường để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm.<br />
Tổ chức cho các em học hỏi ở những lớp khác trong trường có Hội <br />
đồng tự quản thực hiện tốt. Sau đó động viên khích lệ các em. Bạn làm được <br />
như thế chúng ta cũng làm được.<br />
Cách 3: Giáo viên làm mẫu các vai trong Hội đồng tự quản để học sinh <br />
học tập, sau đó cho các em thực hiện lại.<br />
Tôi đã cùng các em thực hành. Giáo viên làm mẫu – học sinh thực hiện. <br />
Sau đó các em thành thói quen và đã mạnh dạn tự tin hơn.<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 11<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
Học sinh phát triển toàn diện nhờ các hoạt động tự giáo dục của mình. <br />
Hội đồng tự quản là tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học sinh thực <br />
hiện. Các em làm chủ trong mọi hoạt động. Vì vậy tôi thường hướng cho các <br />
em tự đề xuất, bàn bạc và đưa ra nội quy và cùng nhau giám sát việc thực <br />
hiện các quy ước do mình xây dựng và cam kết thực hiện. Như vậy các em tự <br />
đề ra các quy ước (dù là quy ước nhỏ nhất) và có trách nhiệm thực hiện các <br />
quy ước đó. Điều đó đảm bảo tính dân chủ trong lớp học.<br />
* Thành lập các ban chuyên trách<br />
Sau khi bầu cử xong, hướng dẫn các ban họp để xây dựng kế hoạch <br />
hoạt động và xây dựng nhiệm vụ của từng ban, cùng với đó xây dựng kế <br />
hoạch làm các công cụ phù hợp cho từng ban, từng hoạt động. Sau đó, tiến <br />
hành bầu phó ban, thư kí để xây dựng kế hoạch hoạt động, động viên các bạn <br />
tham gia. HS được đăng kí vào các ban theo nguyện vọng, sở thích của mình; <br />
sau đó, cùng bàn bạc thống nhất được nhiệm vụ và công cụ của ban mình.<br />
Căn cứ vào hoạt động của lớp trong năm học, lãnh đạo Hội đồng tự <br />
quản họp có sự tham gia tư vấn của giáo viên để dự kiến thành lập các ban tự <br />
quản và thường phải thông qua ý kiến của tập thể lớp. Thông thường tôi <br />
thường định hướng cho học sinh thành lập các ban như Ban học tập, Ban thư <br />
viện, Ban văn nghệ, thể dụcthể thao, Ban vệ sinh, Ban đối ngoại.<br />
Các thành viên Hội đồng tự quản phát cho mỗi bạn một tờ giấy nhỏ ghi <br />
tên, nguyện vọng tham gia vào ban nào, sau khi lựa chọn mỗi học sinh dán lên <br />
bản quy định cho từng ban mà mình lựa chọn hoặc cũng có thể cho các bạn <br />
lựa chọn ban rồi điền tên mình vào cột trên bảng.<br />
Ví dụ :<br />
Ban học tập có nhiệm vụ theo dõi việc học tập chuyên cần, những bạn <br />
đã học tốt, bạn cần giúp đỡ; tổ chức học tập, rèn luyện chuẩn bị cho giải <br />
toán, tiếng Anh trên mạng, luyện chữ...Ban đời sống chia sẻ buồn vui cùng <br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 12<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
bạn, động viên các bạn biết chia sẻ; HS có thể tổ chức sinh nhật cho bạn, <br />
viết thư động viên bạn, thu thập các ý kiến, thư trong hòm thư để tìm cách <br />
giúp đỡ bạn..<br />
Ban đối ngoại, văn nghệ có nhiệm vụ đón tiếp bạn bè, thầy cô và nhân <br />
dân; quảng bá rộng rãi hình ảnh của lớp của trường; phụ trách văn nghệ của <br />
lớp; tổ chức văn nghệ trong các ngày chào cờ đầu tuần, các dịp lễ tết trong <br />
năm học.<br />
Ban lao động, vệ sinh phụ trách và cùng các bạn trong lớp giữ gìn vệ <br />
sinh lớp học, trường học, nhặt cỏ vườn trường, chăm sóc vườn hoa, phân <br />
công các nhóm chăm sóc khu vườn kĩ thuật của lớp, tuyên truyền vứt rác đúng <br />
nơi quy định. Hàng tuần, hàng tháng, các ban tổ chức họp, lên kế hoạch hoạt <br />
động cho từng ban.<br />
* Bồi dưỡng năng lực điều hành của nhóm trưởng.<br />
Hình thức đặc trưng của lớp học VNEN là học sinh ngồi theo nhóm. <br />
Mỗi nhóm có khoảng từ 4 đến 6 học sinh. Có nhóm trưởng điều hành hoạt <br />
động của mỗi nhóm.<br />
S ự thay đ ổ i c ủ a t ổ ch ứ c l ớ p h ọ c theo mô hình v ớ i H ộ i đ ồ ng t ự <br />
qu ả n h ọ c sinh đã thay đ ổ i căn b ả n vai trò, nhi ệ m v ụ c ủ a h ọ c sinh <br />
trong t ổ ch ứ c c ủ a mình; th ể hi ệ n đ ượ c tính t ự ch ủ , t ự giác, phát huy <br />
sáng t ạ o và tôn tr ọ ng ý ki ế n c ủ a các em nhi ề u h ơ n. Nhóm là m ộ t b ộ <br />
ph ậ n g ắ n k ế t c ơ b ả n xuyên su ố t c ả quá trình d ạ y và h ọ c nó t ạ o đi ề u <br />
ki ệ n đ ể rèn luy ệ n các kĩ năng và h ợ p tác c ủ a nhóm.<br />
Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét, tất cả <br />
học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm trưởng, hướng dẫn <br />
các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do giáo viên yêu cầu và <br />
không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi <br />
chơi.<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 13<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét, tất cả <br />
học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm trưởng, hướng dẫn <br />
các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do giáo viên yêu cầu và <br />
không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi <br />
chơi.<br />
Tuy nhiên, để tiết học dạy theo mô hình VNEN thành công hay không <br />
thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Công việc chính của nhóm <br />
trưởng là: Thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm; xác định được <br />
mục tiêu của hoạt động nhóm; phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các <br />
thành viên trong nhóm; quan sát và hướng dẫn các bạn đánh giá bài học, báo <br />
cáo kết quả học tập với giáo viên...<br />
Nhóm trưởng cũng phải tự biết làm thế nào để huy động được sự tham <br />
gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những <br />
tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm.<br />
Đồng thời, hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết <br />
được một số khó khăn gặp phải; biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, <br />
biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập; biết tổ chức và quản lí công việc; <br />
biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự <br />
giải quyết được công việc.<br />
Để bồi dưỡng năng lực điều hành của nhóm trưởng, bản thân tôi đã <br />
thực<br />
hiện theo các cách như sau:<br />
Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học, mời các nhóm trưởng ngồi <br />
lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một.<br />
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong tên bài học, nhóm trưởng điều khiển các bạn <br />
đọc mục tiêu. Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe: Ví dụ “Mời các bạn <br />
làm việc cá nhân”; “Mời cách bạn thảo luận nhóm đôi”; “ Mới các bạn thảo <br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 14<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
luận nhóm lớn” “Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào đọc xong thì giơ tay <br />
lên”. Nhóm trưởng nói: “Mời bạn Thảo đọc mục tiêu thứ nhất”. Sau đó, tiếp <br />
tục tổ chức cho các bạn thực hiện tiếp hoạt động tiếp theo dựa vào logo.<br />
Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng <br />
túng, tôi phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ <br />
không phải vai trò là một người giáo viên.<br />
Cách 3: Tôi chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học <br />
tập xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học <br />
sinh đã biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến <br />
mỗi nhóm mỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm.<br />
Cách 4: Cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó <br />
và các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. Giáo viên cũng không quên động <br />
viên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt.<br />
Cách 5: Thường xuyên cho các em thay đổi nhóm trưởng để bồ dưỡng <br />
cho cỏ nhóm đều làm được.<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Điều kiện tiên quyết để các giải pháp, biện pháp trên là đòi hỏi giáo <br />
viên phải nhiệt tình, có tâm huyết. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải nắm <br />
vững được tâm lí lứa tuổi của học sinh. Đặc biệt phải nắm vững đặc điểm <br />
tình hình lớp mình. <br />
Lôi cuốn được học sinh tự giác tích cực học tập.<br />
Động viên khen thưởng sự tiến bộ của các em hằng ngày.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Áp dụng những biện pháp nhắm nâng cao chất lượng của Hội đồng tự <br />
quản đòi hỏi phải thường xuyên liên tục. Có sự kết hợp nhuần nhuyễn các <br />
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học giúp cho các tự tin, có những kĩ <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 15<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
năng cần thiết không chỉ trong đời sống học đường mà còn áp dụng vào thực <br />
tế cuộc sống.<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu.<br />
Với các biện pháp và việc làm trên đây đối với học sinh lớp 4C trong <br />
năm học vừa qua tôi thấy đã đạt đượ c một số kết quả sau đây.<br />
Qua thời gian nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp và giải pháp <br />
nói trên, tôi nhận thấy việc thực hiện của Hội đồng tự quản học sinh lớp tôi <br />
phụ trách ngày càng tiến bộ. Các em tự tin, mạnh dạn hơn trong việc thể hiện <br />
bản thân mình trước lớp. Không những vậy khi Chủ tịch Hội đồng tự quản <br />
vắng mặt thì các Phó chủ tịch có thể làm thay và cũng hoàn thành rất tốt. <br />
Riêng các nhóm trưởng thì đa số các em đều được thay phiên nhau làm và <br />
cũng đạt kết quả cao. Sự tiến bộ của các em cũng được đánh giá cao qua các <br />
lần kiểm tra của khối trưởng, của chuyên môn nhà trường. <br />
Qua quá trình thực hiện những giải pháp đề ra cô và trò chúng tôi đã tạo <br />
ra một môi trường học tập thân thiện, học sinh tự giác hơn, tích cực hơn trong <br />
học tập và rèn luyện, nâng cao chất lượng giáo dục thể hiện kết quả như sau:<br />
Lớp 4C năm học 2014 2015:<br />
Tổng Hiệu quả Kĩ năng làm Kĩ năng giao <br />
Nội dung số HS hoạt động việc tốt tiếp tốt<br />
SL % SL % SL %<br />
Trước khi <br />
áp dụng giải 19 11 58,0 10 52,6 9 47,4<br />
pháp<br />
Sau khi<br />
áp dụng giải 19 17 89,4 15 78,9 15 78,9<br />
pháp<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 16<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu.<br />
Thông qua các hoạt động thường ngày giáo viên có thể phát hiện mức <br />
độ, kĩ năng của cá nhân học sinh trong lớp. Đồng thời cũng là các bằng chứng <br />
về sự th ành công hay thất bại của giáo viên trong quá trình áp dụng các biện <br />
pháp đã nói trên.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
1. Kết luận <br />
Qua thực tế giảng dạy và đặc trưng của dạy học theo mô hình trường <br />
học mới VNEN là phát huy tối đa năng lực của học sinh. Hội đồng tự quản là <br />
một trong những yếu tố quan trọng quyết định phần lớn sự thành công của <br />
mô hình dạy học mới này. Bên cạnh đó Hội đồng tự giúp các em phát triển kĩ <br />
năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng thời chuẩn bị <br />
cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyên và bổn phận của <br />
mình. Ngoài ra khi thành lập Hội đồng tự quản còn giúp các em tham gia một <br />
cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; phát huy tính tự chủ; bình <br />
đẳng; tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh. <br />
Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy <br />
sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những <br />
kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ <br />
với những người xung quanh.<br />
Qua hơn một học kì thực hiện, Hội đồng tự quản của lớp 4C đã đi vào <br />
nề nếp, vào khuôn khổ, các em đã biết công, biết việc. Học sinh nêu cao tinh <br />
thần tự giác, tự học, tự quản, tự trọng, tự tin tự đánh giá, tự hợp tác tự rèn <br />
luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất tốt. Việc thành lập Hội <br />
đồng tự quản nhanh nhẹn, năng nỗ là hết sức quan trọng và rất cần thiết vì <br />
nó có thể thay giáo viên điều hành lớp tham gia tất cả các hoạt động trong nhà <br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 17<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
trường. Mặt khác giúp các em phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình <br />
đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.<br />
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều kinh nghiệm <br />
lý thú và bổ ích về việc hướng dẫn cho Hội đồng tự quản của lớp mình hoàn <br />
thành tốt nhiệm vụ. Tôi tự thấy mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, <br />
nhẫn nại, sự ham muốn, say mê với công việc của mình.<br />
Trên đây mới chỉ là kết quả khiêm tốn nhưng cũng đủ để chứng <br />
minh đượ c rằng: Khi học sinh đã có một số vốn kiến thức, kỹ năng, kĩ <br />
xảo cộng với sự nỗ lực của các em dướ i sự hỗ trợ và độ ng viên kị p thời <br />
của giáo viên thì kết quả của các em sẽ đượ c nâng lên về mọi mặt về các <br />
hoạt động tập thể cũng như học tập.<br />
2.Kiến nghị: <br />
Đối với giáo viên: Cần có sự đầu tư, nghiên cứu, chuẩn bị kĩ càng, <br />
nhiệt tình đối với công việc. Không nên coi nhẹ việc thành lập Hội đồng tự <br />
quản vì đây là yếu tố quyết định rất lớn cho sự thành công của việc dạy học <br />
theo mô hình trường học mới.<br />
Đối với nhà trường.<br />
Nhà trường (tổ chuyên môn) thường xuyên tổ chức chuyên đề để giáo <br />
viên có thể trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng trong việc <br />
thành lập Hội đồng tự quản theo mô hình trường học mới VNEN.<br />
Kết quả áp dụng kinh nghiệm sáng kiến đạt được tương đối. Mặc dù <br />
đã cố gắng xong không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các cấp lãnh <br />
đạo, các đồng nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến, giúp đỡ để kinh nghiệm <br />
của tôi được hoàn thiện hơn nữa . Xin chân thành cảm ơn.<br />
Dray Sáp, Tháng 01 năm 2016<br />
Người viết<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 18<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Văn Thị Dung<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 19<br />
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Tài liệu: Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 20<br />