SKKN: Một số kinh nghiệm khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết
lượt xem 30
download
Để đạt được kết quả mong đợi đối với trẻ mẫu giáo lớn theo yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non thì việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viết không chỉ thực hiện trong giờ cho trẻ làm quen với chữ cái mà phải được tích hợp trong nhiều hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong môi trường giáo dục trẻ. Xin mời các thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm về một số kinh nghiệm khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT
- Việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non giúp trẻ có công cụ để giao tiếp, tư duy; giúp trẻ phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lý khác ở trẻ. Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết trong Chương trình Giáo dục mầm non là một hoạt động quan trọng giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển ngôn ngữ "tiền đọc viết". Thực tiễn cho thấy việc dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với giáo viên dạy trẻ ở vùng dân tộc thiểu số, khả năng hiểu và sử dụng tiếng Việt của trẻ trong đời sống hàng ngày còn hạn chế. Để đạt được kết quả mong đợi đối với trẻ mẫu giáo lớn theo yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non thì việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viết không chỉ thực hiện trong giờ cho trẻ làm quen với chữ cái mà phải được tích hợp trong nhiều hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong môi trường giáo dục trẻ. Xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm khi tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết. 1. Khảo sát kỹ năng nghe, nói, "đọc", "viết" của trẻ Để xác định thực trạng về kỹ năng nghe, nói, "đọc" , "viết" của trẻ, ngay từ đầu năm học, giáo viên tiến hành khảo sát, đánh giá nhằm xây dựng kế hoạch, xác định các phương pháp, biện pháp tác động phù hợp với từng trẻ. Tiến hành khảo sát nên thực hiện thông qua các hoạt động có chủ định và qua các hoạt động hàng ngày (hoạt động góc, hoạt động chiều, …) một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, tránh tạo tâm lý căng thẳng cho trẻ. Các kỹ năng cần lưu ý là: - Kĩ năng nghe: Trẻ nghe được các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác nhau;
- độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc, các từ khái quát, từ trái nghĩa; nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép, thơ, truyện, ca dao, đồng dao, tục ngữ... phù hợp với độ tuổi; nghe và làm theo từ 2 -3 lời chỉ dẫn liên tiếp. - Kỹ năng nói: Trẻ có nói lắp, nói ngọng không? Trẻ có nói đủ câu, nói có mạch lạc không? Trẻ có biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau không? Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà có? Đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm gì? Sử dụng các từ biểu cảm, có hình ảnh. Trẻ tự tin khi giao tiếp không? Nói và thể hiện, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp như thế nào ?... - Kỹ năng đọc: Trẻ có biết cách giở sách, có biết đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới? Có biết kể lại chuyện không? Có biết đọc diễn cảm bài thơ không? Tư thế ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau các dấu; phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách; đọc truyện qua các tranh vẽ; giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận. - Kỹ năng viết: Trẻ có biết cầm bút đúng cách không? Có biết tô trùng khớp lên các nét không? Tư thế ngồi viết ngay ngắn không ? Làm quen với cách viết tiếng Việt: Hướng viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, hướng viết của các nét chữ. 2. Tạo môi trường chữ viết phong phú
- Môi trường giáo dục trong lớp có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Để trẻ được làm quen với chữ ở mọi góc trong và ngoài lớp, cô giáo cần tạo môi trường chữ viết phong phú, hấp dẫn trẻ. Các góc chơi nên dành không gian cho việc trưng bày các sản phẩm của trẻ. Riêng góc học tập, số lượng và chủng loại sách được lựa chọn phù hợp với trẻ, luôn dành các mảng tường mở với các bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ được làm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình; trẻ tự in, tô vẽ các chữ đã học, được tự ghi tên mình, tự vẽ các câu chuyện theo trí tưởng tượng sáng tạo và kể cho các bạn nghe. Việc tạo môi trường trong lớp nên bám sát nội dung giáo dục của các chủ đề sẽ tạo điều kiện cho giáo viên trong việc tận dụng môi trường để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Môi trường ngoài lớp học như: Tranh tuyên truyền, cây cối, đồ chơi ngoài trời, bậc cầu thang lên xuống, ... có gắn các chữ cái cũng là điều kiện cho trẻ được củng cố, khắc sâu về chữ viết và mở rộng vốn từ.
- Tạo môi trường chữ cái trong lớp 3. Dạy trẻ làm quen với chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi Trẻ mầm non với đặc thù "Học bằng chơi, chơi mà học" nên việc giáo dục trẻ không chỉ chú trọng vào hoạt động học mà các hoạt động khác đều có thể giúp trẻ làm quen, củng cố, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học. Ví dụ: - Giờ đón, trả trẻ: Có thể gắn ảnh có tên của trẻ, cho trẻ gắn thứ ngày tháng, xem tranh ảnh, đọc đồng dao...
- - Giờ hoạt động có chủ đích: Với tất cả các hoạt động học ở các lĩnh vực giáo dục khác, nếu có thể, đều lồng ghép thêm các chữ cái. - Giờ hoạt động góc: Các góc chơi đều có môi trường chữ cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập gắn, đính, viết và gài chữ theo mẫu,… - Giờ hoạt động ngoài trời: Cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ cái... - Giờ ăn: Giải thích các món ăn, nhận khăn có thêu tên trẻ... - Giờ ngủ: Trước khi ngủ có thể mở nhạc, ngâm thơ, kể chuyện cho trẻ nghe. - Giờ hoạt động chiều: In, tô chữ rỗng, tìm cắt chữ trong báo, sách, làm bộ sưu tập. Việc sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi sử dụng khi cho trẻ làm quen với chữ viết giúp trẻ hứng thú tiếp nhận các kiến thức, kĩ năng. Việc lựa chọn trò chơi nên căn cứ vào mục đích của mỗi hoạt động giáo dục, không nên lựa chọn trò chơi nội dung chơi không giúp trẻ được củng cố, mở rộng các kiến thức, kỹ năng đã được học. 4. Chú ý đến giáo dục cá nhân Các tác động giáo dục đối với từng cá nhân trẻ có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo đạt chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Cô giáo có thể củng cố, bổ sung các
- kiến thức, kĩ năng phù hợp với khả năng, trình độ của từng trẻ. Để thực hiện được việc này chúng ta phải thường xuyên theo dõi, đánh giá nắm bắt trình độ của trẻ từ đó đưa ra các biện pháp tác động phù hợp. Ví dụ: Ở lớp có khoảng 10% trẻ chưa tự tin vào bản thân, ít giơ tay phát biểu, nói nhỏ, cô có khuyến khích cũng không giơ tay. Biện pháp giải quyết: Giáo viên thường xuyên gần gũi, tâm sự và quan tâm đến trẻ nhút nhát. Đặc biệt là khen các cháu trước lớp khi cháu làm được việc tốt dù rất nhỏ; động viên, khuyến khích cháu để giúp cháu đó mạnh dạn tham gia vào các hoạt động và học tập, mạnh dạn phát âm các chữ cái khi cô hỏi. Cô giáo cần thường xuyên nêu gương bạn tốt cho cháu noi theo. Bên cạnh đó kết hợp với gia đình động viên cháu tham gia nhiều hoạt động tập thể khác. Tranh thủ các cơ hội cho các cháu được nói, phát hiện chữ cái đã học khi đi chơi,…để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.
- Tạo môi trường chữ cái trên các bậc cầu thang cũng là một hình thức giúp trẻ làm quen với chữ viết. 5. Công tác tuyên truyền với phụ huynh Trẻ mầm non học nhanh nhớ nhưng lại chóng quên nên việc thường xuyên củng cố các kiến thức, kĩ năng về chữ viết cần được chú trọng. Để giúp trẻ học
- tốt thì sự cộng tác giữa giáo viên và cha mẹ trẻ là hoạt động hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Vậy làm thế nào để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh đạt kết quả ? Đó là một công việc không đơn giản. Trong công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau: - Hàng ngày, giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để về nhà phụ huynh kết hợp dạy thêm, cho trẻ ôn luyện. - Lên kế hoạch, thông báo chương trình dạy trẻ (ghi rõ nội dung dạy vào bảng treo ngoài cửa lớp) để phụ huynh theo dõi, ôn luyện thêm cho con ở nhà. - Gửi nội dung trẻ đã được học ở lớp cho phụ huynh về nhà cùng tham khảo và dạy trẻ. - Giới thiệu các loại sách vở dùng cho phụ huynh để cùng phối hợp dạy trẻ. - Trao đổi một số hạn chế của trẻ cần có sự phối hợp của phụ huynh để khắc phục. Hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp đem lại hiệu quả khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết. Mong muốn nhận được những chia sẻ, trao đổi của các đồng nghiệp./. Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Huệ Nguồn tin: Phòng Giáo dục Mầm non
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc quản lý hồ sơ cán bộ
13 p | 2148 | 317
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp trẻ thích nghi với môi trường ở trường mầm non (2012-2013)
21 p | 1400 | 181
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2 - dạng bài “Mở rộng vốn từ ”
16 p | 992 | 169
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học ở THCS
19 p | 762 | 148
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp giải hệ phương trình bậc hai hai ẩn
0 p | 710 | 109
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh khắc phục những sai lầm thường gặp khi giải toán lớp 5- phần Số học
23 p | 633 | 100
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập phần loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
19 p | 375 | 83
-
SKKN: Một số kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào lớp 1
11 p | 1146 | 77
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
26 p | 465 | 73
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp cháu sớm thích nghi với trường, lớp mầm non (2013-2014)
8 p | 361 | 61
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm Adobe Presenter 10 trong thiết kế bài giảng điện tử e-Learning
38 p | 428 | 42
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh làm bài tập phần đường thẳng trong mặt phẳng
26 p | 172 | 39
-
SKKN: Một số kinh nghiệm tập luyện môn Cầu lông cho học sinh cấp THCS
37 p | 239 | 24
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc huy động nguồn lực tài chính thực hiện công tác xã hội
12 p | 142 | 15
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 85 | 13
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người
12 p | 118 | 8
-
SKKN: Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN
20 p | 143 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn