Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
Mục lục 1<br />
<br />
I. Mở đầu 3<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài 3<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 4<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 5<br />
<br />
II. Nội dung 5<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận 5<br />
<br />
2. Thực trạng 6<br />
<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn 6<br />
<br />
2.2. Thành công hạn chế 7<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu 7<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 8<br />
<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã 8<br />
đặt ra<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp 9<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9<br />
<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 22<br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 22<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 1<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 23<br />
cứu<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 24<br />
đề nghiên cứu<br />
<br />
III. Kết luận, kiến nghị 25<br />
<br />
1. Kết luận 25<br />
<br />
2. Kiến nghị 25<br />
<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 26<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 28<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 2<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Giáo dục Tiểu học là một trong các hình thức giáo dục trong hệ thống <br />
giáo dục phổ thông. Xác định mục tiêu Giáo dục Tiểu học, trong điều 27, luật <br />
Giáo dục 2011 đã quy định rõ: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình <br />
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, <br />
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học <br />
trung học cơ sở”.<br />
<br />
Tiếng Việt là một trong các môn học có vai trò đặc biệt ở bậc Tiểu <br />
học, điều đó được thể hiện qua thời lượng giảng dạy qua từng khối lớp, nó <br />
là phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác. <br />
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho <br />
học sinh, thể hiện ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Cung cấp cho học sinh <br />
những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và các hiểu biết về xã hội, tự nhiên <br />
và con người. Môn Tiếng Việt còn là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động <br />
và giao tiếp ở học sinh, giúp học sinh chủ động, tự tin, mạnh dạn thể hiện ý <br />
kiến của mình. Từ đó giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng cơ <br />
bản khác. Với mục tiêu cuối cùng là bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình <br />
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần <br />
hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
<br />
Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy việc dạy và học môn Tiếng <br />
Việt hiện nay đang gặp những khó khăn: Hạn chế dễ thấy nhất là việc dạy <br />
và học khuôn mẫu, máy móc, thiếu tính chân thực. Học sinh ngay cả người <br />
lớn trong giao tiếp, trong các văn phong vẫn còn diễn đạt lủng củng, sử dụng <br />
câu chưa đúng kết cấu ngữ pháp, chưa đảm bảo liên kết câu, liên kết đoạn; <br />
học sinh học theo câu mẫu, bài văn mẫu quá nhiều, học theo khuôn mẫu nhất <br />
định, cảm thụ ít, không có sự sáng tạo riêng của mỗi cá nhân. Học sinh học <br />
chữ nhiều, phát triển con người ít do đó phát triển các kỹ năng giao tiếp cho <br />
học sinh còn hạn chế (nói không rõ ý, viết không thành câu, diễn đạt rườm rà, <br />
khó hiểu,…). Rõ ràng các em vẫn chưa phát huy hết khả năng và tính chủ <br />
động của mình trong học tập, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em <br />
còn nhiều hạn chế. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 3<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Đặc biệt khi học sinh học tập theo mô hình trường học mới VNEN, <br />
một mô hình tổ chức dạy học theo nhóm, mô hình đặt học sinh vào môi <br />
trường học tập tích cực giúp các em rèn được các kỹ năng. Từ đó giúp học <br />
sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy tinh thần trách nhiệm, tính tích cực trên cơ sở <br />
hợp tác. Do vậy với mô hình học tập mới này đã thay đổi cả cách học của <br />
học sinh, cách dạy và đánh giá của giáo viên đặc biệt thay đổi cả cách tổ chức <br />
lớp học thì những ngoài yêu cầu về kiến thức, sự phát triển các kỹ năng cho <br />
học sinh trong đó có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng diễn đạt là điều rất quan <br />
trọng. <br />
<br />
Hiện nay, chúng ta đang dạy học theo xu hướng nâng cao dần kết quả <br />
của học sinh trong khi việc dạy học của các thầy giáo, cô giáo chưa đạt yêu <br />
cầu về sự hướng dẫn, dìu dắt người học từng bước. Chấm bài thì dễ dàng <br />
tìm ra sai sót nhưng làm sao để học sinh khỏi sai sót, chỉ ra được cụ thể, rõ <br />
ràng sai sót của các em để đưa ra biện pháp hỗ trợ phù hợp thì phần lớn chúng <br />
ta chưa chỉ ra cách làm đầy đủ và đúng hướng cho học sinh.<br />
<br />
Xuất phát từ những thực trạng và băn khoăn đó, tôi chọn đề tài: “Một <br />
số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình <br />
VNEN”. Mong rằng đề tài này sẽ mang lại những điều bổ ích cho học sinh, <br />
giáo viên và phụ huynh trong việc dạy và học môn Tiếng Việt theo mô hình <br />
VNEN hiện nay.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Mục tiêu của đề tài: Áp dụng một số kinh nghiệm để dạy học môn <br />
Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN. <br />
<br />
Nhiệm vụ của đề tài: Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt <br />
lớp 5 theo mô hình VNEN. Định hướng cho GV trong việc thực hiện tổ chức <br />
hoạt động dạy học nhằm khắc phục một số hạn chế, khó khăn của học sinh <br />
trong học Tiếng Việt. Học sinh chủ động, tích cực hơn trong các hoạt động <br />
học tập, góp phần phát triển được phẩm chất, năng lực toàn diện cho học <br />
sinh, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, <br />
hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 4<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số kinh nghiệm để học tốt <br />
môn Tiếng Việt lớp 5, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, theo mô hình <br />
VNEN.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn <br />
Tiếng Việt lớp 5.<br />
<br />
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5, trường Tiểu học Nguyễn Văn <br />
Trỗi.<br />
<br />
Thời gian: Năm học 20132014 và 20142015<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Phương pháp quan sát<br />
<br />
Phương pháp điều tra phỏng vấn<br />
<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
Phương pháp thực hành giao tiếp<br />
<br />
Phương pháp tổng hợp <br />
<br />
II. NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Môn Tiếng Việt có một vị trí quan trọng trong giáo dục ở Tiểu học, <br />
điều đó được thể hiện ở thời lượng giảng dạy trong từng khối lớp và nó làm <br />
công cụ để học các môn khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là:<br />
<br />
Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt <br />
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động <br />
của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các <br />
thao tác tư duy.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 5<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và <br />
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn <br />
học của Việt Nam và nước ngoài.<br />
<br />
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và hình thành thói quen giữ <br />
gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con <br />
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn<br />
<br />
* Thuận lợi <br />
<br />
Học sinh lớp 5 đa phần có nhận thức tốt hơn các lớp dưới, có trí <br />
tưởng tượng và khả năng nhìn nhận và thâu tóm hình ảnh, học sinh biết dùng <br />
từ đặt câu, nắm được kiến thức Tiếng Việt cơ bản.<br />
<br />
Học sinh được học 2 buổi trên ngày nên các em được tham gia học <br />
tập, rèn luyện nhiều ở trường.<br />
<br />
Phòng học khang trang, sạch sẽ, lớp học trang trí đầy đủ với các công <br />
cụ hỗ trợ học tập theo đặc trưng mô hình học tập VNEN.<br />
<br />
GV nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với học sinh. <br />
<br />
Phụ huynh học sinh đa phần đã có sự quan tâm chăm lo hơn về việc <br />
học hành của con em mình, mua sắm tương đối đầy đủ vở và đồ dùng học <br />
tập, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tới trường, tạo được mối liên hệ với <br />
giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường.<br />
<br />
* Khó khăn<br />
<br />
Từ phía giáo viên: <br />
<br />
Môn Tiếng Việt là môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, giáo viên <br />
chưa có biện pháp sư phạm phù hợp để phát huy tối đa năng lực học tập và <br />
cảm thụ văn học, chưa khơi gợi ở các em lòng yêu thích Tiếng Việt, ham <br />
thích học Tiếng Việt.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 6<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh <br />
nghiệm công tác.<br />
<br />
Từ phía học sinh:<br />
<br />
Một số em chưa thực sự quan tâm và chú ý môn Tiếng Việt.<br />
<br />
Ý thức môn số em chưa cao, chưa có sự tích cực và hợp tác trong giờ học.<br />
<br />
Từ phía phụ huynh:<br />
<br />
Một nét tâm lí chung của các phụ huynh muốn con học thêm về toán <br />
và các môn tự nhiên. Một vài phụ huynh điều kiện kinh tế còn khó khăn chưa <br />
có sự đầu tư cho con em mình. <br />
<br />
Phụ huynh ở vùng nông thôn hạn chế trong việc mua sách cho việc <br />
đọc của các con. Hiếm thấy gia đình đầu tư được cho con em mình tủ sách để <br />
phục vụ cho việc học tốt môn Tiếng Việt ở Tiểu học.<br />
<br />
2.2. Thành công, hạn chế <br />
<br />
* Thành công<br />
<br />
Nâng cao được hiệu quả trong hoạt động học tập của học sinh. Học <br />
sinh nắm được những sai sót của mình và khắc phục theo sự hướng dẫn, hỗ <br />
trợ của giáo viên.<br />
<br />
Những kỹ năng của học sinh, trong đó có kỹ năng giao tiếp, hợp tác <br />
được cải thiện thông qua mỗi giờ dạy.<br />
<br />
Phát triển được ngôn ngữ nói và viết được cho học sinh.<br />
<br />
* Hạn chế<br />
<br />
Giáo viên hạn chế về thời gian trong tiết học nên không quan tâm, <br />
hướng dẫn cho tất cả các học sinh.<br />
<br />
Trình độ của học sinh không đồng đều nên chưa mang lại hiệu quả <br />
tối đa cho mỗi giải pháp.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 7<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Một số em chưa có ý thức cao trong học tập nên chưa hợp tác tốt <br />
trong tiết học.<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
<br />
* Mặt mạnh <br />
<br />
Sau thời gian thực hiện, tôi thấy có được những mặt tích cực như sau:<br />
<br />
Hiệu quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh tăng lên: Khả năng <br />
diễn đạt câu văn của học sinh có nhiều tiến bộ, lỗi chính tả được cải thiện, <br />
học sinh dùng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.<br />
<br />
Học sinh tích cực, tự giác trong các hoạt động học tập.<br />
<br />
Rèn được các kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ năng giao tiếp, hợp <br />
tác.<br />
<br />
Phát triển được năng lực học tập cho học sinh thông qua các hoạt <br />
động học tập.<br />
<br />
* Mặt yếu <br />
<br />
Đòi hỏi GV phải có sự đầu tư, chuẩn bị nhiều cho mỗi tiết dạy. Quan <br />
tâm, hỗ trợ nhiều đến các em còn nhiều hạn chế. <br />
<br />
Chưa có tác động tích cực đến các em còn nhiều hạn chế trong học <br />
tập.<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
<br />
Có được những thành công trên là do học sinh tích cực, chủ động với <br />
các giải pháp theo hướng tự chủ của bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo <br />
viên, do đó mang lại hiểu quả rõ rệt cho mỗi giải pháp. Đồng thời do đặc <br />
trưng của mô hình học tập VNEN: Học sinh học tập và giải quyết các nhiệm <br />
vụ học tập theo nhóm, các em được hợp tác chia sẻ với nhau, nhận xét cho <br />
nhau và giúp nhau khắc phục những sai sót thông qua từng ngày, từng giờ lên <br />
lớp. Do vậy thấy rõ được hiệu quả cho từng giải pháp. <br />
<br />
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế:<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 8<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Đối tượng học sinh chưa thực sự đồng đều.<br />
<br />
Thời gian thực hiện các giải pháp không liền mạch, có sự gián đoạn <br />
về thời gian của tiết học và sau đó được tiếp tục vào các tiết ôn do đó học <br />
sinh nắm bắt các giải pháp chưa có tính hệ thống.<br />
<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Học tập theo mô hình trường học mới VNEN, học sinh phát huy được <br />
tinh thần học tập tích cực, tự giác, chia sẻ, hợp tác, sáng tạo. Giáo viên chỉ là <br />
người hỗ trợ, hướng dẫn, gợi mở cho các em. Học sinh được khuyến khích tự <br />
nhận xét bản thân và nhận xét bạn. Khi các em tự mình tìm ra điểm sai và tìm <br />
cách giải quyết thì kiến thức đó sẽ rất bền vững. Do đó mô hình VNEN góp <br />
phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy các môn học và hoạt động <br />
giáo dục trong đó có môn Tiếng Việt.<br />
<br />
Những khó khăn, vướng mắc trong dạy học môn Tiếng Việt là điều <br />
không phải mới. Nó xuất hiện đồng hành trong quá trình thực hiện. Tuy <br />
nhiên, yếu tố quyết định vẫn là cách làm đúng hướng và phù hợp của giáo <br />
viên, khơi gợi ở các em ý thức tự học. Luôn luôn động viên sự tiến bộ của các <br />
em, hướng dẫn dần dần cùng sự hợp tác, hỗ trợ của không gian lớp học, <br />
không gian sống của các em sẽ mang hiệu quả trong việc phát triển con <br />
người toàn diện, bồi dưỡng nhân cách và kỹ năng cho học sinh.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Giải pháp này hướng đến các mục tiêu:<br />
<br />
Tăng cường hiệu quả học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5.<br />
<br />
Phát triển tốt các kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ năng giao tiếp, <br />
hợp tác.<br />
<br />
Phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, đáp ứng mục <br />
tiêu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiên giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 9<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Học sinh chủ động chiếm lĩnh được kiến thức, ghi nhớ và khắc sâu <br />
được kiến thức. Từ đó vận dụng có hiệu quả vào trong các hoạt động giao <br />
tiếp và các hoạt động sử dung ngôn ngữ. Giáo viên là người định hướng, khơi <br />
gợi cho học sinh; hỗ trợ học sinh khi gặp khó khăn.<br />
<br />
Tăng cường thêm các bài tập để khai thác đối tượng học sinh.<br />
<br />
Chú ý phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh, đặc biệt kỹ năng <br />
viết, kỹ năng nói.<br />
<br />
3.2.1. Tăng cường sử dụng từ đúng, từ hay thông qua các bài Luyện từ <br />
và câu<br />
<br />
Để học sinh dùng từ hay trước hết tôi đặc biệt chú ý hướng dẫn học <br />
sinh hiểu đúng nghĩa của từ thông qua các tiết Luyện từ và câu, mở rộng vốn <br />
từ. Muốn học sinh hiểu đúng từ cần chú ý đến cách phát âm chuẩn, viết đúng <br />
và cách diễn đạt của học sinh. Khi học sinh nói, viết cho các em khác nhận <br />
xét, bổ sung, sửa chữa cho nhau theo cặp, theo nhóm rồi báo cáo lại. Giáo viên <br />
theo dõi, hỗ trợ khi cần thiết, nhận xét, chỉnh sửa cho các em. Sau mỗi lần <br />
như thế, học sinh nắm được những thiếu sót của bản thân để lần sau không <br />
mắc phải. Đặc biệt với những em hiểu sai nghĩa từ, giáo viên có thể hướng <br />
dẫn các em sử dụng Từ điển Tiếng Việt, cho các em đặt câu với nghĩa các em <br />
hiểu được, sau đó giải thích cho học sinh trong tình huống cụ thể. Làm được <br />
điều này học sinh sẽ ghi nhớ được lỗi sai của mình và có được cách hiểu <br />
đúng về nghĩa từ một cách tự nhiên và lâu quên.<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy bài 19A: Người công dân số Một, học sinh thường hay <br />
mắc lỗi đọc nhầm “Người công dân số Một” thành “Người công nhân số <br />
Một”. Lí do của do các em chưa hiểu nghĩa được hai từ “công dân” và “công <br />
nhân”, do đó sử dụng nhầm lẫn mà không hề biết. Lúc này tôi thường cho <br />
học sinh đặt hai câu để học sinh phân biệt nghĩa: Anh Thành là một công dân <br />
gương mẫu của đất nước và Bố em là công nhân của nhà máy sợi. <br />
<br />
Khi học sinh đã biết dùng từ đúng, có nhiều cách giúp học sinh dùng từ <br />
hay. Để dùng được từ hay trước hết học sinh phải hiểu nghĩa của từ, dùng từ <br />
chính xác. Quan trọng để học sinh tự tư duy, tự tìm tòi, phát huy sự sáng tạo <br />
của các em.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 10<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Phần lớn học sinh là tự học, nhưng giáo viên phải có sự định hướng, hỗ <br />
trợ kiến thức cho học sinh. Ví dụ như kiến thức về từ đồng nghĩa, từ nhiều <br />
nghĩa, từ đồng âm. Thực tế học sinh hay nhầm lẫn giữa từ đồng nghĩa, từ <br />
nhiều nghĩa và từ đồng âm. Không nắm được nghĩa của chúng bởi vì định <br />
nghĩa về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chưa chính xác dẫn đến <br />
sự khó khăn cho học sinh trong việc nhận diện. Phân biệt các từ trên nếu chỉ <br />
dựa vào định nghĩa là chưa đủ. Đứng trước thực tế đó nên tôi đã hỗ trợ cho <br />
học sinh bằng cách mở rộng và hệ thống kiến thức.<br />
<br />
Đầu tiên cho học sinh tự nhắc lại định nghĩa của từ đồng nghĩa, từ <br />
nhiều nghĩa, từ đồng âm.<br />
<br />
Nêu một số ví dụ để học sinh dễ hiểu kiến thức hơn.<br />
<br />
Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao tác, đó là chỉ ra sự giống nhau và <br />
khác nhau. Nhưng quan trọng là phải chỉ ra được sự khác nhau về sắc thái.<br />
<br />
Ví dụ: Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ nguyên vẹn, trọn vẹn một <br />
cái gì đó (Giữ gìn quần áo, bảo vệ quần áo)<br />
<br />
Tuy nhiên hai từ này có điểm khác nhau:<br />
<br />
+ Bảo vệ phù hợp với đối tượng lớn trừu tượng, giữ gìn phù hợp với <br />
đối tượng nhỏ, quý (Giữ gìn đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của <br />
mắt mình, Bảo vệ đất nước)<br />
<br />
Ví dụ : Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ nguyên vẹn, trọn vẹn <br />
một cái gì đó (Giữ gìn quần áo; bảo vệ quần áo)<br />
<br />
+ Bảo vệ có nét nghĩa ngăn ngừa, phòng chống, ngăn chặn sự tác động <br />
của bên ngoài; giữ gìn có tính chất thụ động giữ cái đã có, không có sắc thái <br />
chống lại thế lực bên ngoài (giữ gìn luận văn khác bảo vệ luận văn)<br />
<br />
Hoặc các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái. Giáo viên nên hỗ trợ để <br />
học sinh thấy rõ được nét nghĩa riêng dùng đúng cho từng trường hợp.<br />
<br />
Ví dụ: Cho, biếu, tặng: cho có sắc thái trung hòa, biếu có sắc thái kính <br />
trọng, tặng có sắc thái thân mật.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 11<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Do có sự khác nhau về sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm nên cách <br />
dùng các từ đồng nghĩa khác nhau. Hay nói cách khác, các từ đồng nghĩa <br />
không phải bao giờ cũng thay thế được cho nhau, chúng đồng nghĩa với nhau <br />
vì chúng vừa giống nhau vừa khác nhau.<br />
<br />
Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau <br />
nên dễ nhầm lẫn:<br />
<br />
Ví dụ: Ba (1) bố: Ba tôi rất thích đọc báo.<br />
(2) số từ: Số ba là con số không may mắn của tôi.<br />
<br />
Học sinh có thể nhầm lần từ ba là từ nhiều nghĩa vì hình thức âm thanh <br />
giống nhau. Khi gặp trường hợp này, tôi đã phân biệt để học sinh thấy được <br />
các nét nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, còn ở đây <br />
các nét nghĩa không có quan hệ với nhau vì thế không phải là từ nhiều nghĩa. <br />
Trường hợp ở ví dụ trên là từ đồng âm.<br />
<br />
Để giúp học sinh có thể phân biệt được đâu là từ nhiều nghĩa đâu là từ <br />
đồng âm cần giúp học sinh xác định quan hệ về các nét nghĩa chính xác (đối <br />
với từ nhiều nghĩa), nếu loại trừ được có quan hệ về các nét nghĩa thì đó là từ <br />
đồng âm còn nếu chúng có quan hệ về nét nghĩa với nhau thì đó là từ nhiều <br />
nghĩa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh tham gia thảo luận tìm ra kiến thức bài học<br />
<br />
3.2.2. Phát triển kỹ năng đọc cho học sinh qua các bài Tập đọc<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 12<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Có bốn kỹ năng đọc là đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu và mục tiêu <br />
cuối cùng là đọc diễn cảm. Để đạt được đọc diễn cảm thì trước tiên học sinh <br />
phải luyện được đọc đúng, đọc lưu loát và đọc hiểu.<br />
<br />
Luyện đọc phải chú ý đến từng đối tượng học sinh. Khi học sinh học <br />
theo mô hình VNEN, học sinh ngồi học theo nhóm, việc luyện đọc cũng được <br />
thực hiện trong nhóm. Do đó khi lựa chọn nhóm trưởng trong giờ luyện đọc <br />
thì kỹ năng đọc của nhóm trưởng phải tốt. Hơn nữa nhóm trước phải thực sự <br />
nhanh nhẹn khi tổ chức luyện đọc cho các bạn. Những bạn đọc chậm có thể <br />
cho đọc một đoạn, những bạn đọc tốt hơn cho đọc hai đoạn hoặc cả bài. Chú <br />
ý phải theo dõi, nhận xét và chỉnh sửa cho các khi bạn phát âm sai rồi báo cáo <br />
cho giáo viên. Giáo viên tổ chức luyện đọc thêm cho học sinh đọc còn chậm.<br />
<br />
Rèn kỹ năg đọc cho học sinh là cả một quá trình mà yếu tố quyết định <br />
là ở ý thức tự rèn của các em. Do vậy, giáo viên cần luôn nhắc nhở các em <br />
phải thường xuyên luyện đọc thêm ở nhà. Có đọc thêm ở nhà thì học sinh mới <br />
biết từ nào mình đọc sai để lên lớp sửa chữa. Ngoài ra phải bồi dưỡng cho <br />
các em ham thích đọc sách, ý thức tự đọc. Sưu tầm thêm sách báo để đọc. <br />
Tham gia thêm các Câu lạc bộ Tiếng Việt của trường, lớp để nâng cao khả <br />
năng đọc của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giờ luyện đọc của các em học sinh trong một tiết Tiếng Việt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 13<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Ví dụ: Khi dạy bài kì diệu rừng xanh (Nguyễn Phan Hách, Tiếng Việt <br />
5 tập 1B), học sinh dễ mắc các lỗi sai sau, giáo viên chú ý luyện đọc thêm <br />
cho học sinh những từ ngữ:<br />
<br />
Lúp xúp (luyện đọc đúng vần)<br />
<br />
Giang sơn vàng rợi, màu sắc sặc sỡ rực lên, nấm dại, chồn sóc, rừng <br />
rào rào chuyển động (luyện âm đầu và cụm từ)<br />
<br />
Đọc diễn cảm là kỹ năng cao nhất trong luyện đọc. Thông qua nhiều <br />
hình thức: Luyện đọc diễn cảm đoạn văn (khổ thơ) em thích nhất, luyện đọc <br />
diễn cảm cả bài hoặc đọc phân vai, đóng kịch (đối với những văn bản nhiều <br />
lời thoại). Giáo viên chú ý cho học sinh về sắc thái giọng đọc, ngắt giọng, <br />
nhấn giọng, nét mặt, của chỉ khi đọc.<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy bài “Chuỗi ngọc lam” <br />
<br />
Luyện đọc theo kiểu phân vai như sau: 4 học sinh trong nhóm phân vai: <br />
người dẫn chuyện, chú Pie, cô bé Gioan và chị cô bé rồi luyện đọc. Học sinh <br />
nhận xét giọng đọc của từng nhân vật như sau:<br />
<br />
+ Lời cô bé Gioan: ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc lam đẹp, <br />
khi khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm.<br />
<br />
+ Lời chú Pie: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị<br />
<br />
+ Lời chị cô bé: lịch sự, thật thà<br />
<br />
+ Người dẫn chuyện: đọc giọng kể chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng. Câu <br />
kết chuyện đọc chậm, đầy cảm xúc.<br />
<br />
Về thời gian luyện đọc, cần dành nhiều thời gian để luyện đọc, tuỳ <br />
vào trình độ của học sinh, giáo viên cho luyện kỹ năng đọc đoạn trọng tâm <br />
đoạn khó, cho các em đọc tốt đọc trước lớp. Đến những tiết ôn tập, giáo viên <br />
coi đây như một dịp để học sinh thi đọc với nhau, kết hợp với hai cách chọn <br />
bài thích nhất, đoạn thích nhất hoặc bắt thăm thi đọc thuộc lòng. Giáo viên <br />
nên tuyên dương những em có giọng đọc tốt, diễn cảm và cũng cần những <br />
hình thức động viên, khuyến khích những em đọc chưa tốt.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 14<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Bản thân giáo viên cần rèn kỹ năng đọc, giáo viên cần có giọng đọc tốt <br />
để đọc mẫu hoặc hướng dẫn học sinh đọc. Giọng đọc giáo viên là công cụ <br />
trực quan cho học sinh luyện đọc.<br />
<br />
Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách <br />
tổ chức các trò chơi học tập. Để kích thích hứng thú luyện đọc bằng cách tổ <br />
chức các trò chơi, thông qua trò chơi kích thích các em hứng thú học tập và <br />
tinh thần thi đua.<br />
<br />
Ví dụ: Thi học thuộc lòng “Truyền điện” theo nhóm, bài “Sắc màu em <br />
yêu”. Các nhóm bốc xăm để giành quyền đọc trước Nhóm đầu tiên đọc đoạn <br />
1, sau đó chỉ bất kì truyền điện thật nhanh một bạn khác nhóm 2,…tương tự <br />
như vậy đến hết bài. Nếu nhóm nào không thuộc thì bị đứng “điện giật”. <br />
Nhóm nào có ít bạn bị “điện giật” thì nhóm đó thắng cuộc.<br />
<br />
Như vậy ta thấy trò chơi học tập luôn luôn làm cho học sinh hào hứng, <br />
say mê tích cực trong học tập, làm cho học sinh tự đọc, luyện đọc nhiều hơn.<br />
<br />
3.2.3. Rèn kỹ năng làm văn cho học sinh<br />
<br />
Muốn học sinh rèn được kỹ năng viết được một bài văn hay thì giáo <br />
viên không nên vội vàng. Đầu tiên phải hướng dẫn học sinh viết được đoạn <br />
văn hay, câu văn hay. Ở các lớp dưới, học sinh đã được rèn luyện viết câu rất <br />
kĩ do đó ở lớp 5, giáo viên nên chú ý chỉnh sửa lại cho học sinh và phát triển <br />
cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn.<br />
<br />
Ở học sinh thường mắc lỗi viết lan man, viết dài dòng dẫn đến viết <br />
dài mà không có được ý. Do đó khi viết tôi chú ý rèn cho học sinh viết câu mở <br />
đoạn, từ câu mở đoạn sẽ triển khai các câu trong đoạn văn. Trong đoạn văn <br />
chú ý cho học sinh tả theo trình tự nhất định, lôgic. Mỗi khi học sinh viết giáo <br />
viên nên gợi ý cho học sinh thấy đâu là câu mở đoạn.<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy viết đoạn văn tả hình dáng người bạn em yêu quý nhất. <br />
Tôi định hướng cho học sinh nắm được ý chính của đoạn văn là tả hình dáng <br />
với câu mở đoạn như: Bạn Hoa là một người rất xinh xắn, dễ thương. Vậy <br />
xinh xắn, dễ thương như thế nào sẽ triển khai để viết các câu tiếp theo trong <br />
đoạn văn với các chi tiết về dáng người, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, chiếc <br />
mũi, cái miệng, làn da,…Thực hiện tốt khâu định hướng học sinh sẽ không bị <br />
lạc đề hay viết lan man.<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 15<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Khi viết đoạn văn, cần chú ý nhắc học sinh tránh lỗi lặp từ, lặp ý. <br />
Cần nhắc học sinh khi miêu tả, cần tả cụ thể từng chi tiết chứ không phải kể <br />
hay liệt kê chi tiết dẫn đến tình trạng học sinh chỉ mới viết được 5 đến 7 câu <br />
thì không biết viết gì nữa.<br />
<br />
Khi học sinh hoàn thiện được đoạn văn cần phải tổ chức nhận xét, <br />
chỉnh sửa đoạn văn. Tổ chức học sinh nhận xét cho học sinh, nhóm nhận xét <br />
cho học sinh. Sau đó giáo viên nhận xét chung và chỉnh sửa lại.<br />
<br />
Dựa vào quá trình viết đoạn văn, học sinh sẽ tiến hành viết cả bài văn, <br />
giáo viên nhắc nhở học sinh một bài văn hoàn chỉnh cần có đủ ba phần:<br />
<br />
Phần mở bài:<br />
<br />
Mở bài có hai kiểu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Giáo viên <br />
nên khuyến khích để học sinh viết theo mở bài gián tiếp và cho học sinh tập <br />
viết trước đoạn mở bài, sau đó cho học sinh đọc để các bạn khác nhận xét. <br />
Nếu học sinh viết chưa được, giáo viên cho học sinh viết lại. Lúc này những <br />
bạn viết tốt rồi sẽ tư vấn, hỗ trợ cho những bạn chưa hoàn thành. Giáo viên <br />
sẽ nhận xét lại.<br />
<br />
Phần thân bài:<br />
<br />
Ở phần thân bài, định hướng cho học sinh viết từng đoạn. Giáo viên <br />
cho học sinh viết phần thân bài rồi đọc các bạn nghe và nhận xét. Những bài <br />
viết tốt là bài viết diễn đạt trôi chảy, rõ ý. Học sinh biết sử dụng những biện <br />
pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng phù hợp. Vận dụng được các <br />
giác quan trong quá trình quan sát một cách linh hoạt. Khi học sinh viết tốt <br />
giáo viên cần có có hành động tuyên dương, khen thưởng kịp thời để tạo sự <br />
khích lệ đối với các em.<br />
<br />
Nếu bài văn viết chưa đạt, giáo viên động viên học sinh viết lại, có thể <br />
tham khảo những bài văn thành công. Ngoài ra giáo viên sử dụng thêm hình <br />
ảnh, tranh ảnh hay video để tăng khả năng cảm thụ, giúp học sinh dễ dàng <br />
hình dung trong quá trình quan sát.<br />
<br />
Phần kết bài: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 16<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Đây là phần quan trọng, giáo viên nên hướng cho học sinh kết bài mở <br />
rộng. Cũng như các phần trên giáo viên cần thường xuyên hỗ trợ, chỉnh sửa <br />
cho học sinh. Khi học sinh viết tốt nên tuyên dương, động viên kịp thời.<br />
<br />
Trong suốt quá trình dạy học các bài Tập làm văn, ngoài việc chỉnh sửa, <br />
nhận xét cho học sinh, để cho câu văn của học sinh tránh khô khan, thiếu hình <br />
ảnh. Tôi còn chú ý tạo ra môi trường học tập vui tươi, tích cực, kích thích <br />
hứng thú học tập của các em thông qua các hoạt động như trò chơi, thi đua. <br />
Việc dạy học Tập làm văn có hiệu quả không phải một sớm một chiều mà <br />
phải thực hiện cả một quá trình xuyên suốt tích lũy và rèn luyện. Vì thế, tôi <br />
thường xuyên cho các em trao đổi, nhận xét bài làm với bạn, ghi chép lại <br />
những câu văn hay vào Sổ tay Văn học của mình hoặc chia sẻ ở Góc Tiếng <br />
Việt.<br />
<br />
Trong quá trình dạy học, tôi tạo điều kiện để các em được tự do phát <br />
triển năng lực học tập cá nhân, trí thông minh và óc sáng tạo của mỗi em. Đây <br />
chính là dịp các em được thể hiện năng lực và vốn văn chương của mình. <br />
<br />
Cụ thể như sau: Tôi đưa ra những câu đơn giản, đủ thành phần chủ <br />
ngữ và vị ngữ. Sau đó cho các em tự suy nghĩ, thi đua đưa ra những hình ảnh <br />
so sánh để câu văn hấp dẫn, sinh động hơn. Ở hình thức thi đua này, sẽ tạo <br />
cho các em một môi trường học tập tích cực, em nào cũng muốn được thể <br />
hiện tài năng của mình trước lớp. Do đó, các em sẽ đem hết khả năng và vốn <br />
từ ngữ của mình ra thi thố cùng các bạn. Đây chính là những cơ hôi để các em <br />
được dử dụng vốn từ của mình, chỉnh sửa được cách dùng từ đặt câu.<br />
<br />
Ví dụ: Bé Nga đang tập đi<br />
<br />
Học sinh có thể thêm:<br />
<br />
Ngoài hiên nhà, bé Nga đang chập chững tập đi.<br />
<br />
Ô kìa, bé Nga đang tập đi mới dễ thương làm sao!<br />
<br />
Đôi chân xinh xắn của bé Nga đang chập chững bước đi từng bước <br />
một ngoài hiên nhà.<br />
<br />
3.2.4. Khắc phục lỗi chính tả <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 17<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Nhìn chung tình hình phạm lỗi chính tả của học sinh trong nhà trường <br />
Tiểu học rất đa dạng. Có nhiều loại lỗi và cách khắc phục:<br />
<br />
Lỗi do chưa hình thành được biểu tượng âm thanh chi nên khi dạy <br />
giáo viên phải đọc chuẩn xác, đọc tròn vành, rõ chữ giúp học sinh viết một <br />
cách dễ dàng hơn, cần đọc đúng tốc độ để học sinh viết kịp.<br />
<br />
Lỗi viết hoa tùy tiện, lẫn lộn giữa chữ viết hoa và chữ viết thường. <br />
Không nắm được quy tắc viết hoa, kiến thức ngữ pháp còn hạn chế. Vì vậy <br />
giáo viên cho học sinh nắm vững quy tắc viết hoa, thường xuyên cho học sinh <br />
ôn luyện các quy tắc chính tả.<br />
<br />
Ví dụ: Một số lỗi như: Pháp/ pháp, Êmili/ ÊMiLi, Sông Đà/ Sông đà, <br />
Nô en/ Nô En<br />
<br />
Lỗi do học sinh trong quá trình học môn Tiếng Việt không chịu khó, <br />
thiếu tính cẩn thận dẫn đến viết thừa nét, thiếu nét, chữ viết không đúng quy <br />
định,…Giáo viên cần chú ý đến những em này, cho các em tự sửa lỗi của <br />
mình để tìm ra chỗ các em viết sai, sau đó cho các em so sánh với bài viết của <br />
bạn để so sánh, khắc phục lỗi của mình.<br />
<br />
Ví dụ: Các nét khuyết trên và nét khuyết dưới học sinh viết không đầy <br />
đủ, nét móc xuôi và nét móc ngược thường bị thiếu,…<br />
<br />
Cách tiến hành trong các tiết luyện viết theo trình tự viết bài viết trước, <br />
thực hiện các hoạt động về kiến thức chính tả sau như lâu nay đã làm cho <br />
phần viết trở nên quan trọng hơn và luyện chính tả trở thành phần phụ của <br />
tiết học. Chính vì vậy giáo viên thường đầu tư nhiều vào phần viết bài còn <br />
các hoạt động bài tập thường lướt qua nhanh. Nếu nghiên cứu kĩ ta sẽ thấy <br />
quy tắc chính tả thưởng nằm ở các hoạt động sau bài luyện viết. Nghĩa là <br />
học sinh chưa biết hoặc chưa nhớ lại quy tắc đã viết bài thì làm sao các em <br />
nắm vững được các quy tắc chính tả.<br />
<br />
Tại sao chúng ta không mạnh dạn “đột phá” đổi mới bằng cách đảo <br />
trình tự tiết dạy: Phần luyện tập chính tả dạy trước và bài luyện viết dạy <br />
sau.<br />
<br />
Ví dụ: Dạy bài Việt Nam thân yêu ở tuần 1, nếu chúng ta dạy luyện tập <br />
chính tả trước để nhắc lại quy tắc chính tả: K, gh, ngh đứng trước i, e, ê/ c, g, <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 18<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
ng đứng trước a, o, ô, ơ… thì khi viết bài luyện viết, các em sẽ vận dụng <br />
ngay quy tắc đó mà viết ít sai hơn cũng như khắc sâu kiến thức về chính tả <br />
hơn. Hay với bài Thư gửi các học sinh ở tuần 3, Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ ở <br />
tuần 4, phần luyện tập là quy tắc đánh dấu thanh. Phần luyện tập được dạy <br />
trước, học sinh nắm được kiến thức chính tả: Dấu thanh đặt ở âm chính/ Âm <br />
chính là nguyên âm đôi, là tiếng không có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái <br />
đầu của nguyên âm đôi/ Âm chính là nguyên âm đôi, là tiếng có âm cuối thì <br />
đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi. Sau đó, học sinh viết bài <br />
chính tả chắc chắn rằng các em sẽ đánh dấu thanh chính xác hơn và nhớ lâu <br />
hơn quy tắc chính tả này. <br />
<br />
Việc thực hiện luyện tập chính tả trước khi viết còn tiết giảm được <br />
thời gian. Vì nếu giáo viên tiến hành luyện tập chính tả trước ở các bài này <br />
thì ở bước cho học sinh viết từ dễ sai chính tả của phần bài viết, giáo viên có <br />
thể lược qua các từ có thể áp dụng quy tắc chính tả mà học sinh mới vừa học <br />
ở phần luyện tập. <br />
<br />
Đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiết chính tả không dễ nhưng nếu <br />
giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung tiết dạy, nắm chắc trọng tâm, mạnh dạn <br />
thay đổi trình tự và lược bỏ các bước thừa thì tiết chính tả sẽ đạt hiệu quả <br />
cao hơn, học sinh sẽ viết chính tả tốt hơn.<br />
<br />
3.2.5. Phát huy các công cụ hỗ trợ học tập trong các tiết Tiếng Việt<br />
<br />
Mô hình VNEN là mô hình phát huy được năng lực học tập của học <br />
sinh ở chính không gian học tập. Một không gian mở, thân thiện và khơi gợi <br />
được hứng thú học tập của các em sẽ nâng cao được hiệu quả học tập. Hiệu <br />
quả cho thấy những bài Tiếng Việt được liên kết với không gian học tập <br />
cùng với các công cụ hỗ trợ học tập giúp các em ghi nhớ và khắc sâu kiến <br />
thức đã học đồng thời giúp các em vận dụng được các kỹ năng cần thiết trong <br />
môn Tiếng Việt.<br />
<br />
Những công cụ hỗ trợ hiệu quả trong các tiết Tiếng Việt của lớp <br />
VNEN là “Nhịp cầu bè bạn”, “Góc học tập” và Góc Thư viện”. Hiệu quả <br />
trong việc dạy học Tiếng Việt xưa nay chưa cao là do chúng ta chỉ dừng lại ở <br />
khuôn khổ của bài học mà chưa phát triển nó ra, chưa có tính ứng dụng với <br />
thực tế, với đời sống sinh hoạt của các em.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 19<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Những dòng chia sẻ được gửi qua Nhịp cầu bè bạn sau khi học xong <br />
tiết học là cơ hội để học sinh rèn kỹ năng viết thường xuyên nhất. Thông qua <br />
những lá thư được gửi cho bạn bè, cho thầy cô giáo các em sẽ được trao đổi <br />
cho nhau những suy nghĩ, tình cảm của mình. Nhưng hơn thế nữa kỹ năng <br />
viết của các em sẽ nâng cao dần. Giáo viên cho học sinh đọc thư của mình <br />
trước lớp, sau đó cho các bạn trong lớp nhận xét. Chú ý cho học sinh nhận xét <br />
ở cách diễn đạt câu văn. Hình thức gửi thư tôi thay đổi để mỗi học sinh mỗi <br />
lần gửi được gửi cho những bạn khác nhau: Có thể gửi cho bạn ngồi bên tay <br />
phải trong nhóm, gửi cho bạn ngồi đối diện với bạn hoặc gửi cho bạn mà em <br />
muốn gửi.<br />
<br />
Ví dụ: Sau học bài 4A: Hòa bình cho thế giới (Tiết 1). Tôi cho các em <br />
gửi cho nhau những lá thư qua Nhịp cầu bè bạn với nội dung: Những suy nghĩ <br />
của em sau khi học xong bài Tập đọc Những con sếu bằng giấy. Hội đồng tự <br />
quản gọi một vài bạn muốn chia sẻ thư của mình trước lớp. Các bạn khác <br />
lắng nghe, nhận xét. Giáo viên nhận xét, bổ sung cho học sinh nếu cần.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
“Nhịp cầu bè bạn” tại một lớp học VNEN<br />
<br />
Xây dựng Góc thư viện với đầy đủ các loại truyện thiếu nhi, sách báo, <br />
bài văn mẫu để học sinh có cơ hội trau dồi vốn từ ngữ của mình từ đó nâng <br />
cao hiệu quả học môn Tiếng Việt. Ở lớp tôi chú trọng và quan tâm đặc biệt <br />
đến Góc thư viện. Thư viện cần đặt ở vị trí phù hợp, dễ nhìn và dễ lấy, <br />
không đặt quá cao hoặc quá thấp. Các đầu sách cần được cập nhật thường <br />
xuyên dưới sự quản lí của Ban thư viện. Hằng tuần Ban thư viên cập nhật, <br />
kiểm tra và báo cáo số lượng sách, tình trạng đọc sách của các bạn trong lớp. <br />
Đặc biệt những cuốn sách hỗ trợ việc học Tiếng Việt cần phải có như: Từ <br />
điển Tiếng Việt, Cách khắc phục một số lỗi chính tả, hay Những bài văn hay <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 20<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
chọn lọc, Tục ngữ và Thành ngữ Việt Nam,… Những cuốn sách đó không chỉ <br />
giúp học sinh học tự chiếm lĩnh thêm kiến thức mà còn sự hỗ trợ hữu ích <br />
trong các giờ Tiếng Việt.<br />
<br />
Ví dụ: Ở HĐ 5/ Tr 131: Thảo luận trả lời câu hỏi bài Tập đọc Nghĩa thầy <br />
trò<br />
<br />
Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên được các bài học mà <br />
các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:<br />
<br />
A. Tiên học lễ, hậu học văn<br />
<br />
B. Uống nước nhớ nguồn<br />
<br />
C. Tôn sư trọng đạo<br />
<br />
D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)<br />
<br />
Ở nhóm Hợp tác, một số học sinh chưa hiểu rõ câu Uống nước nhớ <br />
nguồn. Ngoài cách hỗ trợ trực tiếp giải nghĩa cho học sinh, giáo viên cho một <br />
học sinh trong nhóm tự đến Góc thư viện của lớp sử dụng quyển Tục ngữ và <br />
thành ngữ. Sau đó cho các bạn tìm lời giải nghĩa mình cần.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sử dụng Góc thư viện trong giờ học Tiếng Việt<br />
<br />
3.2.6. Tăng cường bồi dưỡng vốn sống cho học sinh<br />
<br />
Các em có thể đọc lưu loát các văn bản, các tác phẩm song nếu thiếu đi <br />
hoạt động trải nghiệm của cuộc sống thì khó để học sinh diễn đạt đầy đủ <br />
được. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc thêm sách báo, tổ chức các cuộc <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 21<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
thi kể chuyện, đọc thơ, tham gia văn nghệ,…đồng thời khuyến khích các em <br />
đi tham quan dã ngoại, du lịch cùng gia đình trong các dịp lễ tết, nghỉ hè,…tạo <br />
điều kiện cho các em tiếp xúc với thế giới xung quanh, trau dồi vốn sống <br />
thực tế. Các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể cũng có rất nhiều tác <br />
dụng trong việc trang bị cho các em vốn sống thực tế.<br />
<br />
Ví dụ: Nếu chưa một lần về nông thôn, được ngắm cảng đồng quê vào <br />
vụ gặt trong một ngày thu đẹp trời chắc các em khó mà “cảm nhận” hết vẻ <br />
đẹp trù phú, ấm no, thanh bình mà nhộn nhịp của “Quang cảnh làng mạc ngày <br />
mùa” với một vẻ đẹp trù phú của những sắc vàng: vàng lịm của quả xoan, <br />
vàng hoe của nắng, vàng mượt của những chú chó, chú gà,…<br />
<br />
Đặc biệt trong định hướng đổi mới dạy học hiện nay: Học sinh tự học, <br />
tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của giáo viên. Do vậy, <br />
việc rèn luyện cho các em khả năng tự học là điều hết sức quan trọng. Trong <br />
việc tổ chức học tập trên lớp, tôi luôn khuyến khích các em tự chiếm lĩnh <br />
kiến thức thông qua hình thức thi đua cá nhân, tập thể, nhóm góp phần nâng <br />
cao năng lực tự học của các em. Đồng thời nhắc nhở các em tự nghiên cứu, tự <br />
đọc sách báo kể cả những lúc rảnh rỗi, ở nhà không có sự hướng dẫn của <br />
thầy cô giáo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phát triển khả năng tự học cho học sinh<br />
<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 22<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
Giáo viên:<br />
<br />
Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, quan sát các hoạt động học tập của <br />
học sinh, khơi gợi được hứng thú học tập ở các em.<br />
<br />
Chuẩn bị kỹ lưỡng các tiết dạy, kế hoạch dạy học, nội dung điều <br />
chỉnh cho phù hợp.<br />
<br />
Tạo cho học sinh thói quen tự học và giải quyết các tình huống học <br />
tập qua các hoạt động. Vận dụng trong hoạt động thực tế cuộc sống. <br />
<br />
Học sinh:<br />
<br />
Có ý thức học tập, tích cực trong các hoạt động. Mạnh dạn phát hiện <br />
lỗi và sửa lỗi của bản thân.<br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Lựa chọn nội dung học tập phù hợp với từng đối tượng.<br />
<br />
Bổ sung thêm các hoạt động tăng cườ ng để tăng hiệu quả cho t ừng <br />
giải pháp.<br />
<br />
Khắc sâu được kiến thức và giúp học sinh vận dụng được trong các <br />
hoạt động thực hành.<br />
<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Kết quả khảo sát của lớp 5B, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, năm <br />
học 20132014:<br />
<br />
Tổng số học sinh Học sinh ham thích học Tiếng Việt Tỉ lệ<br />
<br />
28 Học kì I Học kì II Tăng<br />
<br />
15 24 32,1 %<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổn Điểm kiểm tra học kì I Điểm kiểm tra cuối năm<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 23<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN<br />
<br />
g 1 đến 4 5 đến 8 9 đến 10 1 đến 4 5 đến 8 9 đến 10<br />
Số TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL<br />
học <br />
sinh<br />
<br />
28 4 14,3 21 75 3 10,7 0 18 64,3 10 35,7<br />
<br />
Kết quả khảo sát lớp 5C, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, năm học <br />
20142015: <br />
<br />
Tổng số học sinh Học sinh ham thích học Tiếng Việt Tỉ lệ<br />
<br />
25 Học kì I Học kì II Tăng<br />
<br />
15 25 40 %<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổn Điểm kiểm tra học kì I Điểm cuối tra cuối năm<br />
g số 1 đến 4 5 đến 8 9 đến 10 1 đến 4 5 đến 8 9 đến 10<br />
học <br />
sinh TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL<br />
<br />
25 2 8 13 52 10 40 0 10 40 15 60<br />
<br />
Ngoài ra, với các đặc trưng của mô hình VNEN mang lại, các kỹ năng <br />
của học sinh cũng có sự thay đổi rõ rệt: Học sinh không còn nhút nhát mà tự <br />
tin, mạnh dạn tham gia tích cực vào tiết học. Giờ học không xảy ra theo một <br />
chiều mà có sự trao đổi, tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Tỉ lệ học <br />
sinh tự tin trao đổi ý kiến trước tập thể cao hơn.<br />
<br />
Như vậy, vấn đề tôi đang nghi