PHÒNG GIÁO GDĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG MẦM NON HOA CUC ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN SÁNG KIẾN:<br />
MÔT SÔ <br />
̣ ́KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN TRONG VIỆC<br />
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẦM NON<br />
<br />
Thuộc lĩnh vực : Chuyên môn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thịnh<br />
Chức danh : Hiệu trưởng<br />
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học sư phạm<br />
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm mầm non<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC <br />
I. Phần mở đầu:...............................................................................................3<br />
1. Lý do chọn đề tài :..........................................................................................3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:.....................................................................4<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................4<br />
4. Giới hạn của đề tài:.......................................................................................5<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................5<br />
II. Phần nội dung:............................................................................................5<br />
1. Cơ sở lý luận:.................................................................................................5<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:.....................................................................6<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:............................................................8<br />
a. Mục tiêu của giải pháp...................................................................................8<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:..................................................8<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:.................................................12<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng:………………....................................................................12<br />
III. Kết luận, kiến nghị:..................................................................................13<br />
1. Kết luận:.........................................................................................................13<br />
2. Kiến nghị:.......................................................................................................14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Môi trường thiên nhiên có tác động to lớn đến sức khỏe của con người <br />
và đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ mầm non, môi trường không chỉ giúp cho <br />
trẻ tăng cường sức khỏe và khả năng chống đỡ với bệnh tật mà còn là <br />
phương tiện không gian cho giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục cho <br />
trẻ . Chính vì vậy với vai trò trách nhiệm là một cán bộ quản lý bản thân tôi <br />
nhận thấy được việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên là rất <br />
cần thiết của người làm công tác quản lý.<br />
Bản thân tôi cũng có những trăn trở và suy nghĩ để bồi dưỡng giúp giáo <br />
viên nâng cao chuyên môn trong toàn đơn vị nói riêng, và của huyện nhà nói <br />
chung. <br />
Nói đúng ra người cán bộ quản lý luôn là điểm tựa cho giáo viên, giúp <br />
giáo viên định hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục trẻ phù hợp với <br />
việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Từ đó nâng <br />
cao được chất lượng dạy học, và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo <br />
của trẻ. <br />
Đây là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những kỹ năng tìm tòi, <br />
quan sát, so sánh... đặc biệt là tính tò mò, mối quan tâm của trẻ trở thành nội <br />
dung khám phá thử nghiệm và phát huy tính sáng tạo, ham học hỏi của trẻ. <br />
Việc khám phá thử nghiệm trong hoạt động ngoài trời nhằm thúc đẩy <br />
hứng thú, phát triển trí tò mò ở trẻ và mong muốn khám phá mọi vật xung <br />
quanh chúng.<br />
Việc học và lĩnh hội tri thức của trẻ mầm non gắn liền với vui chơi “ <br />
Học mà chơi, chơi mà học”, từ đó tăng cường vốn ngôn ngữ và phát triển tư <br />
duy cho trẻ. <br />
Đặc biệt trong môi trường giáo dục ngoài trời trẻ càng được khám phá, <br />
thân thiện thì càng tăng thêm hiệu quả giáo dục, chính thiên nhiên không chỉ <br />
mang đến cho trẻ những điều mới lạ, mà còn hấp dẫn chúng bởi những điều <br />
kỳ diệu mà không có gì thay thế nổi, thế giới thiên nhiên muôn hình, muôn vẻ <br />
vừa là phương tiện vừa là đối tượng kích thích, là nơi trẻ trực tiếp quan sát, <br />
ngắm nhìn, qua đó kiến thức. cũng như hiểu biết về thế giới xung quan được <br />
mở rộng. Thiên nhiên còn là nơi có những vật mẫu sống để giáo viên sử dụng <br />
trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh và tổ chức nhiều hoạt động <br />
giáo dục khác.<br />
<br />
3<br />
Tóm lại, hoạt động ngoài trời giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển <br />
ở trẻ các chức năng tâm lý ( nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, ý chí….) và hình <br />
thành, phát triển các mặt của nhân cách một cách toàn diện. Hoạt động ngoài <br />
trời là cuộc sống thực của trẻ. Chính vì vậy tổ chức hoạt động ngoài trời cho <br />
trẻ là rất quan trọng và có ý nghĩa giáo dục thực tế.<br />
Bản thân tôi cũng có những trăn trở, suy nghĩ hành động thực tiễn để <br />
giúp giáo viên nâng cao trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ góp <br />
phần nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị. Đồng thời giúp giáo <br />
viên định hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục trẻ phù hợp với việc <br />
đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Từ đó nâng cao <br />
chất lượng dạy học, và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Đối <br />
với hoạt động dạo chơi ngoài trời..<br />
Trường mầm non Hoa Cúc cơ bản giáo viên đã nắm vững phương <br />
pháp của từng môn học nhưng không phải giáo viên nào cũng linh hoạt, sáng <br />
tạo trong quá trình lên lớp cũng như việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho <br />
trẻ.<br />
Chính vì vậy qua trinh<br />
́ ̀ bồi dưỡng giúp cho giáo viên ban thân<br />
̉ cũng <br />
không thể tránh khỏi một vài khó khăn sau:<br />
Về phía giáo viên: còn một vài giáo viên khi dạy còn hạn chế về việc <br />
sử lý tạo tình huống cho trẻ, có những đồng chí chưa có kỹ năng ứng xử linh <br />
hoạt với các tình huống sư phạm gặp phải, những vấn đề nảy sinh trong quá <br />
trình tổ chức cho trẻ hoạt động chưa giải quyết được, việc tận dụng khai <br />
thác những vấn đề mới xung quanh để giáo dục trẻ còn hạn chế.<br />
Một vài đồng chí chưa nắm bắt đặc điểm của trẻ để kích thích khả <br />
năng tư duy tính chủ động tích cực của trẻ trong q úa trình hoạt động. Còn <br />
thiếu tự tin trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động..<br />
Tôi nhận thấy chưa thật sự thu hút, lôi cuốn trẻ, các hoạt động còn gò <br />
ép rập khuôn máy móc nên trẻ hoạt động chưa thực sự hứng thú. Chưa thể <br />
hiện tích cực hết về khả năng của mình. <br />
Về phía học sinh: Môt sô chau l<br />
̣ ́ ́ ớp mầm, chồi mơi đi hoc năm đâu tiên,<br />
́ ̣ ̀ <br />
một số cháu lớp lá chưa qua lơṕ mầm, chồi nên chưa manh dan, nhiêu chau<br />
̣ ̣ ̀ ́ <br />
con ̀ bỡ ngỡ, vụng về khi giáo viên giao nhiệm vụ. Nhân th<br />
̣ ưc cua tre chênh<br />
́ ̉ ̉ <br />
̣<br />
lêch nhau nên giáo viên giao nhiệm vụ con găp nhiêu kho khăn.V<br />
̀ ̣ ̀ ́ ậy làm như <br />
thế nào để có thể phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hoạt động một cách thoải <br />
mái mà giáo viên lên lớp một cách nhẹ nhàng điều này khiến tôi trăn trở, Và <br />
đây cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp giáo <br />
viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài : <br />
<br />
4<br />
Mục tiêu của đề tài: Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên trong việc <br />
tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non tại trường Mầm non Hoa Cúc.<br />
Nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đưa ra các biện <br />
pháp, giải pháp giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. <br />
Áp dụng một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt <br />
động ngoài trời cho trẻ.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Tập trung nghiên cứu một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ <br />
chức hoạt động ngoài trời cho trẻ”<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài <br />
trời cho trẻ.<br />
Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh trường mầm non Hoa Cuc.<br />
́<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 2 năm 2017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Qua thực tế, thấy khả năng của một số đồng chí giáo viên còn hạn chế. <br />
Vì vậy tôi rất băn khoăn trăn trở là phải làm thế nào để giúp giáo viên tổ chức <br />
tốt hoạt động ngoài trời trong trường mầm non. Qua tìm tòi, nghiên cứu tài <br />
liệu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, suy nghĩ, tôi mạnh dạn thực hiện <br />
các phương pháp giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ.<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:<br />
Để đạt được kết quả như mong muốn tôi đã không ngừng tìm tòi tài <br />
liệu về giáo dục mầm non, sách báo, ti vi, tranh ảnh, nghiên cứu trên mạng ... <br />
có những hình ảnh liên quan đến tiết học giúp giáo viên gây sự chú ý từ trẻ.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.<br />
Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh.<br />
Qua khảo sát đầu năm, các đợt kiểm tra, dựa vào kết quả đạt được của <br />
giáo viên cũng như kết quả trên trẻ. Từ đó có hướng bồi dưỡng cho phù hợp <br />
đạt hiệu quả.<br />
Phương pháp quan sát, điều tra các hoạt động của giáo viên.<br />
Trong quá trình dự giờ thăm lớp hoặc giáo viên thao giảng tôi luôn quan <br />
sát, chú ý đến phương pháp, cách tổ chức các hoạt động của từng giáo viên <br />
để có hướng giúp đỡ bồi dưỡng rèn luyện thêm cho giáo viên.<br />
Phương pháp dự giờ rút kinh nghiệm cho giáo viên <br />
5<br />
Qua các đợt thao giảng, dự giờ, qua xếp loại của giáo viên cũng như <br />
kết quả trên trẻ. Từ đó tìm ra các biện pháp áp dụng bồi dưỡng giúp giáo <br />
viên hòan thiện hơn.<br />
c ) Phương pháp thống kê toán học.<br />
Vào đầu năm học, ban giám hiệu kiểm tra, khảo sát, thống kê về cách <br />
tổ chức các hoạt động cho trẻ để nắm bắt khả năng truyền thụ của từng giáo <br />
viên qua đó có hướng bồi dưỡng và xử lý kết quả và tính được phần trăm.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trong trường lớp mầm non giáo viên giữ vai trò quan trọng, là lực <br />
lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Cán bộ quản <br />
lý là người định hướng bồi dưỡng để giáo viên có tay nghề vững vàng giáo <br />
dục trẻ phát triển toàn diện. Chính vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên tổ chức <br />
tốt hoạt động ngoài trời trong trường mầm non đóng vai trò hết sức quan <br />
trọng. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non “Học mà chơi chơi mà học” là một <br />
trong các hoạt động học tập của trẻ và có mục đích to lớn đối với sự phát <br />
triển toàn diện về nhân cách con người. Trẻ thông qua hoạt động chơi ngoài <br />
trời còn giúp trẻ khám phá , thử nghiệm nhằm thúc đẩy hứng thú , phát triển <br />
trí tò mò và mong muốn khám phá mọi vật xung quanh chúng. Hình thành ở <br />
trẻ những chức năng tâm lý những cơ sở ban đầu của nhân cách. Không <br />
những thế mà còn hình thành và phát triển ở trẻ trên các lĩnh vực như: Tình <br />
cảm và quan hệ xã hội, Nhận thức , ngôn ngữ, thể chất thẩm mỹ. Và phải <br />
khẳng định rằng hoạt động ngoài trời không thể thiếu đối với trẻ mầm non. <br />
Chính vì vậy tôi cố gắng tìm mọi biện pháp giúp giáo viên tổ chức tốt <br />
hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất.<br />
Tài liệu liên quan hỗ trợ cho tôi áp dụng để hoàn thành kinh nghiệm <br />
này: <br />
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non .<br />
+ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non<br />
+ Giáo dục học mầm non<br />
+ Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 5 tuổi<br />
+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II <br />
(20042007)<br />
+ MoDule 26MN. Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ <br />
chức hoạt động vui chơi.<br />
+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí giáo viên mầm non năm <br />
học 20152016<br />
6<br />
+ Kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh.<br />
+ Qua dự giờ thao giảng, qua các đợt chuyên đề <br />
+ Qua các đợt chấm thi giáo viên dạy giỏi các cấp...<br />
+ Một vài kinh nghiệm tích luỹ từ học bồi dưỡng thường xuyên năm <br />
học: 2015 2016; năm học : 2016 2017.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Số lớp: 10 lớp (trong đó MG 5 tuổi: 05 ).<br />
Số trẻ: 320 (trong đó Trẻ 5 tuổi: 134)<br />
Tổng số CBVC: 26 (CBQL: 03; GV: 18 ; NV: 05). DTTS: 03 ( nữ 03); <br />
Giáo viên đứng lớp: 18/10 lớp; tỷ lệ: 1,8 gv/lớp. <br />
CBQL: 03; đạt chuẩn 100%; trên chuẩn: 100%.<br />
Giáo viên trên chuẩn: 06; tỷ lệ: 33,3%.<br />
KẾT QUẢ KHI CHƯA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP.<br />
<br />
Tông số<br />
̉ <br />
NÔI DUNG<br />
̣ Kêt qua<br />
́ ̉<br />
giáo viên<br />
<br />
Hình thức tổ chức giờ học chưa linh hoạt. 9/18 50 %<br />
<br />
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chưa phong phú 10/18 55 %<br />
<br />
Khai thác môi trường xung quanh để vận dụng vào 9/18 50 %<br />
hoạt động còn hạn chế.<br />
<br />
Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm 8/18 44,4 %<br />
còn hạn chế.<br />
<br />
Chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ. 9 /18 50 %<br />
<br />
<br />
Tổ chức chưa có hiệu quả hoạt động ngoài trời cho 10/18 55 %<br />
trẻ.<br />
<br />
*Ưu điểm<br />
Thực tế cho thấy khi vận dụng đề tài này về phía giáo viên đã có sự <br />
tiến bộ hình thức tổ chức giờ học linh hoạt hơn. Tạo môi trường hoạt động <br />
cho trẻ phong phú hơn. Khai thác môi trường xung quanh để vận dụng vào <br />
hoạt động tốt hơn. Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm khám <br />
<br />
7<br />
phá hứng thú hơn. Trẻ hoạt động tích cực hơn. Tổ chức có hiệu quả hoạt <br />
động ngoài trời cho trẻ.<br />
Đối với trẻ hứng thú, hoạt động tích cực hơn trước.<br />
* Hạn chế<br />
̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ̀ ải có sự đầu tư về cơ sở vật chất nhất là <br />
Khi vân dung đê tai nay thi ph<br />
sân vườn cho cả 3 phân hiệu.<br />
Việc khai thác thông tin trên mạng, soạn giảng trên máy vi tính, cũng <br />
như việc kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm còn hạn chế ở <br />
giáo viên lớn tuổi.<br />
* Nguyên nhân chủ quan <br />
Qua khảo sát thống kê ban đầu cho thấy việc tổ chức hoạt động ngoài <br />
trời cho trẻ của một số giáo viên chưa thực sự năng động, sáng tạo. Việc <br />
kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm còn hạn chế. Một số giáo <br />
viên lớn tuổi trong quá trình tổ chức hoạt động còn rập khuôn , máy móc chưa <br />
phát huy tính tích cực của trẻ. <br />
Chính vì những nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởng không ít tới việc tổ <br />
chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.<br />
* Nguyên nhân khách quan<br />
Trường hiện tại có 3 điểm, riêng điểm trường chính còn mượn đất của <br />
trường Tiểu học. Cơ sở vật chất hầu như đã xuống cấp, các phòng chức năng <br />
không có số hộ nghèo tăng so với năm học trước , Tại phân hiệu Buôn Trấp <br />
đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số việc phụ huynh quan tâm đến các <br />
cháu còn có phần hạn chế.<br />
Chính vì trách nhiệm của người cán bộ quản lý, bản thân tôi suy nghĩ <br />
và định hướng bồi dưỡng giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài <br />
trời cho trẻ từ đó giáo viên có tay nghề vững vàng hơn ,giáo dục trẻ phát triển <br />
một cách toàn diện, đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong <br />
giai đoạn hiện nay.<br />
3. Nội dung và hình thức của các giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Giúp giáo viên nắm vững phương pháp, chủ động linh hoạt, sáng tạo <br />
trong quá trình tổ chức các hoạt động.<br />
Có khả năng sử lý tình huống sư phạm tốt, thu hút, lôi cuốn trẻ vào các <br />
hoạt động.<br />
́ ẻ nắm bắt được nội dung hoạt động ngoài trời một cách chủ <br />
Giup tr<br />
động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng khi tổ chức hoạt động ngoài trời <br />
cho trẻ. <br />
8<br />
Giúp trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được quan sát với những hoạt <br />
động của xã hội . Khám phá những điều mới lạ các hoạt động như môi <br />
trường thiên nhiên , môi trường sống của các sự vật , tiếp súc với nước,cát, <br />
sỏi nhặt lá cây , ngắm vườn hoa, vật nuôi ...thông qua chơi giúp trẻ phát triển <br />
khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi , khả năng tự lực giải quyết các <br />
vấn đề nảy sinh khi chơi...<br />
Vận dụng những phương pháp, biện pháp, cách thức hướng dẫn và tổ <br />
chức cho trẻ hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú <br />
của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái. <br />
“Chơi mà học, học mà chơi.”<br />
Giúp giáo viên có khả năng thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động ngoài <br />
trời cho trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Nhằm nâng cao công tác giáo dục trẻ tại trường Mầm non Hoa Cúc, <br />
qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng tôi đã thực hiện một số giải pháp, biện <br />
pháp như sau:<br />
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên<br />
Lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo tháng, học kỳ, từng chủ đề, từng <br />
thời điểm một cách phù hợp tạo điều kiện cho giáo viên tham gia. Kiểm tra, <br />
đánh giá năng lực của giáo viên , lấy kết quả phân loại để làm căn cứ xây <br />
dựng kế hoạch, đưa ra các biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ, động viên để giáo <br />
viên nâng cao chuyên môn.<br />
Biện pháp 2: Quy hoạch sân chơi cho các phân hiệu<br />
Tùy vào không gian của từng phân hiệu, quy hoạch sân chơi cho trẻ, <br />
tạo điều kiện xây dựng môi trường ngoài trời để tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục và vui chơi cho trẻ đạt hiệu quả cao.<br />
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch bổ sung đồ dùng, đồ chơi ,phương <br />
tiện, học liệu.<br />
Lập kế hoạch mua sắm, đóng góp các loại đồ dùng, đồ chơi, phương <br />
tiện học liệu đảm bảo đủ điều kiện cho trẻ thực hiện các hoạt động yêu <br />
thích. <br />
Ví dụ: Góc chơi với cát nước cần chai nhựa, thùng, máng tre, rổ, giá, <br />
miếng bọt biển, vỏ chai nước muối có chia vạch…Bổ sung thêm lốp xe cũ <br />
đặt theo các cách khác nhau : chui qua, đi trên lốp , các thùng rỗng to, dây <br />
thừng các cỡ…các loại bóng , bóng ném, tung, chuyền , bắt, lăn…<br />
Tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Đồ chơi đoạt giải có phần <br />
thưởng động viên khuyến khích, chọn đồ dùng đẹp, phù hợp với hoạt động <br />
nào thì sử dụng ở hoạt động đấy.<br />
9<br />
Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục trong trường.<br />
Hầu như các phân hiệu đã lát sân gạch và bê tông hóa sân chơi, nhưng <br />
việc thiết kế môi trường giáo dục, bố trí thiết bị đồ dùng, đồ chơi, trồng cây, <br />
tạo ra môi trường sống động có ý nghĩa rất lớn, đây chính là cơ sở, môi <br />
trường giúp trẻ có hứng thú khám phá, tìm hiểu, giúp giáo viên thuận lợi trong <br />
quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ngoài trời. Vì thế, khi xây <br />
dựng môi trường giáo dục ngoài trời cần có quy hoạch từ tổng thể, đến chi <br />
tiết, đảm bảo sự hài hòa thẩm mỹ và có ý nghĩa về mặt giáo dục. <br />
Biện pháp 5. Quy hoạch, phân loại cây trồng ở từng phân hiệu. <br />
Tùy vào diện tích đất hiện có ở mỗi phân hiệu, để phân chia sân chơi <br />
thành từng khu vực cho phù hợp:<br />
Khu vực trồng cây bóng mát, thường trồng những cây tán tỏa to nhiều <br />
bóng mát. Đặc biệt là cây ít dụng lá. Xung quanh những gốc cây có những <br />
chiếc ghế xi măng để trẻ có thể ngồi chơi giải trí hoặc chia sẻ với bạn bè...<br />
Khu vực trồng rau, gieo hạt: Phân cho các lớp lá , mỗi lớp một luống <br />
cây để các cháu tập gieo hạt, chăm sóc, theo dõi quá trình phát triển của cây.<br />
Khu vực trồng cây thuốc nam như: cây ngải cứu, cây tía tô, cây xả, cây <br />
hương nhu...Trồng cây thuốc nam trong vườn cũng đem lại lợi ích thiết thực <br />
cho trẻ.<br />
Khu vực trồng hoa cây cảnh: Tổ chức trồng các loại cây dễ trồng, dễ <br />
chăm, lâu tàn, nhiều màu sắc, an toàn thân thiện đối với trẻ.<br />
Môi trường thiên nhiên cần đảm bảo sự đa dạng, phong phú của các <br />
đối tượng, nên quy hoạch chỗ cho trẻ chơi với nước,cát...Hoạt động ngoài <br />
trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân, phát triển kĩ năng vận động <br />
thô như đi, chạy, nhảy, leo trèo, thăng bằng sức mạnh cả kết hợp các giác <br />
quan và tiếp nhận cảm giác… phần lớn trẻ thích tham gia vào các hoạt động <br />
ngoài trời, trò chơi ngoài trời, giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát ,tiêu hao năng <br />
lượng và giải tỏa căng thẳng vì vậy sân chơi phải có đồ chơi như đu quay, <br />
thang leo, cầu trượt, bệp bênh, …được bố trí tại nơi râm mát và được đảm <br />
bảo an toàn mỗi khi cho trẻ chơi…<br />
Biện pháp 6: Tổ chức triển khai cho giáo viên về việc tổ chức hoạt <br />
động ngoài trời cho trẻ.<br />
Ban giám hiệu, tổ khối và giáo viên cốt cán tập trung bồi dưỡng , <br />
hướng dẫn giáo viên biết thông qua hoạt động ngoài trời để thực hiện nhiệm <br />
vụ giáo dục trẻ trong ngày .<br />
Căn cứ vào tính chất và yêu cầu của các hoạt động để lựa chọn hoạt <br />
động cho phù hợp với trẻ. Thiên nhiên còn là nơi có những vật mẫu sống để <br />
<br />
10<br />
giáo viên sử dựng trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh và tổ <br />
chức nhiều hoạt động giáo dục khác.<br />
Tùy thuộc vào nội dung mỗi hoạt động, mục đích phát triển cho trẻ, tùy <br />
thuộc vào khí hậu, thời tiết(nóng, lạnh, mưa gió…) và điều kiện hiện có của <br />
trường lớp, đối tượng trẻ, chúng ta đều có thể tận dụng môi trường ngoài <br />
trời, khai thác triệt để lợi thế sân vườn để tổ chức các hoạt động giáo dục <br />
giúp trẻ phát triển nhận thức, năng lực tư duy, phát trển ngôn ngữ, giúp trẻ <br />
cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống; phát triển tình cảm xã <br />
hội và phát triển thể chất...<br />
* Đối với hoạt động dạo chơi ngoài trời:<br />
Tổ chức hoạt động quan sát, khám phá: Chọn đối tượng quan sát thật <br />
hấp dẫn, cuốn hút ( ví dụ: Cây thì tươi tốt, con vật thì phải nhanh nhẹn, hoa <br />
phải có màu sắc tươi sáng…). Tạo cho trẻ cơ hội cho trẻ quan sát trong bối <br />
cảnh thực và tận dụng mọi lúc, mọi nơi.<br />
Ví dụ: Khi quan sát con chim hãy chọn thời đểm thích hợp để quan sát: <br />
Chim đang hót, chim chuyền từ cành nọ sang cành kia, chim nghiêng ngó tìm <br />
bắt sâu miệng chích chích; bướm đang bay từ bông hoa nọ sang bông hoa kia, <br />
đậu vào một lúc rồi lại bay ngắm bông hoa khác, hay đàn kiến tha mồi con nọ <br />
gặp con kia đụng đầu vào nhau con thì quay ngược, con thì quay xuôi... Hay <br />
ông mặt trời chói rọi xuất hiện hãy cho trẻ tận dụng cơ hội này để cho trẻ <br />
quan sát lúc trời trong mây tạnh và toàn cảnh bức tranh buổi sáng bình minh <br />
đập vào mắt trẻ thật là thú vị.<br />
Giáo viên khích lệ trẻ khám khá: <br />
Hướng sự quan tâm của trẻ đối tượng quan sát, tạo ra thói quen tìm <br />
hiểu thế giới xung quanh ở trẻ, bằng cách tạo ra những tình huống bất ngờ, <br />
mang tính ngẫu nhiên để lôi kéo trẻ vào hoạt động khám phá.<br />
Hãy để cho trẻ có thời gian, không gian và tự do để khám phá và nhạy <br />
cảm với thế giới xung quanh sự tích cực ở trẻ vì vậy trước một đối tượng <br />
mới lạ trẻ khó có thể ngồi yên một chỗ mà trẻ luôn luôn vận động, nghiêng <br />
ngó, bằng mọi cách tác động lên đối tượng, nhằm thoả mãn hàng loạt câu hỏi <br />
thắc mắc diễn ra trong đầu: Ví dụ: tại sao cá bơi lâu trong nước như vậy mà <br />
không ngạt thở ? Tại sao con chim có thể đứng yên một chỗ trên trời mà <br />
không rơi xuống ? con giun này chân nó ở đâu nhỉ? Con kiến không biết nói <br />
thế mà gọi được cả đàn tới miếng mồi cùng nhau khiêng về tổ? vì vậy giáo <br />
viên cần tạo cho trẻ cơ hội tiếp xúc tìm hiểu khám phá, thể hiện cảm xúc của <br />
mình, có khi chính đối tượng này giúp nó nhớ lại những con vật mà nó đã <br />
từng gặp trước đây rồi trẻ ra so sánh, phân tích tổng hợp, thay đổi và thử <br />
nghiệm với những đối tượng một cách say mê thỏa thích, khi đó cô mới tổ <br />
<br />
<br />
11<br />
chức quan sát và đàm thoại bằng cách đặt câu hỏi để trẻ có cơ hội bộc lộ <br />
hiểu biết của trẻ về đối tượng.<br />
Hình thức ôn bài cũ, giớ thiệu bài mới.<br />
Tùy vào tình hình thực tế của lớp mà triển khai cho phù hợp. nếu bài cũ <br />
trẻ nắm vững ta có thể chuyển nhanh hơn, cho trẻ làm quen bài mới…<br />
Hình thức trò chơi:<br />
Trò chơi vận động, có luật là loại trò chơi có nội dung và quy tắc được <br />
xác định trước mà người chơi cần tuân theo .Trò chơi vận động thường chơi <br />
theo nhóm , tổ chức vào cuối giờ chơi như là một hình thức tập trung để trẻ <br />
chuẩn bị vào lớp.<br />
Trò chơi dân gian, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi theo đúng luật của trò chơi <br />
dân gian.<br />
Chơi tự do: chơi với đất, cát nước, bùn…leo, chèo, bò, nhảy, đánh đu, <br />
tung, bắt…<br />
Lựa chọn những giáo viên có ý thức ham học hỏi tiếp cận những vấn <br />
đề mới, có kinh nghiệm, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động ngoài trời , <br />
cũng như truyền đạt và xử lý tình huống sư phạm một cách linh hoạt, sáng <br />
tạo ... Để thực hiện tốt công tác này việc lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán <br />
tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức <br />
tôi còn tổ chức cho giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi đi dự giờ học tập kinh <br />
nghiệm ở các trường bạn trong huyện, cũng như trong tỉnh. Sau đó về tổ <br />
chức lại cho toàn bộ giáo viên trong trường học tập.<br />
Biện pháp 7. Phối hợp với cha mẹ trẻ hỗ trợ thực hiện. <br />
Liên kết với cha mẹ thông qua họp , tuyên truyền về việc trẻ cần được <br />
tham gia các hoạt động ngoài trời . Đề nghị cha mẹ cần hỗ trợ nếu có những <br />
chuyến chơi ngoài trời không trong phạm vi sân trường, hoặc đề xuất cha mẹ <br />
trẻ hỗ trợ điều kiện chơi ngoài trời . Ví dụ: Bổ sung mũ mềm, máng rửa tay, <br />
một số con vật thật , làm thêm các thiết bị vận động…<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
̉ ̣ ́ được nêu trong đề tài co môi quan hê mât thiêt<br />
Cac giai phap, biên phap <br />
́ ́ ́ ́ ̣ ̣ ́ <br />
vơi nhau, biên phap nay no se hô tr<br />
́ ̣ ́ ̀ ́ ̃ ̃ ợ cho biên phap kia nhăm hoa quyên cac nôi<br />
̣ ́ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ <br />
̣ ơi nhau đê đi đên môt thê thông nhât la tim ra cac giai phap tôi <br />
dung lai v ́ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ́ ưu <br />
́ ưng vân đam bao đ<br />
nhât nh ̃ ̉ ̉ ược tinh chinh xac, khoa h<br />
́ ́ ́ ọc va lô gich gi<br />
̀ ́ ữa cac giai<br />
́ ̉ <br />
́ ̀ ̣<br />
phap va biên phap v́ ới nhau.<br />
Điều quan trọng nhất là có được một số kinh nghiệm giúp giáo viên <br />
trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non tại trường Mầm <br />
non Hoa Cúc.<br />
<br />
12<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
Với những biện pháp tôi đã thực hiện chỉ đạo cho giáo viên trên đây <br />
đã đem lại cho trường một số kết quả sau<br />
́ ơi giao viên:<br />
* Đôi v ́ ́<br />
Giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt hơn trong quá trình hoạt <br />
động . Không còn lúng túng trong việc hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động <br />
thử nghiệm.<br />
Đặc biệt giáo viên đã tổ chức thực hiện thành công hoạt động ngoài <br />
trời. Giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động một cách tích cực.<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Tông số<br />
̉ <br />
NÔI DUNG<br />
̣ giáo Kêt qua<br />
́ ̉<br />
viên<br />
<br />
<br />
Hình thức tổ chức giờ học linh hoạt hơn. 16/18 89 %<br />
<br />
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú hơn. 17/18 94,4 %<br />
<br />
Khai thác môi trường xung quanh để vận dụng vào hoạt 17/18 94,4 %<br />
động sáng tạo hơn.<br />
<br />
Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm hứng 18/18 100 %<br />
thú hơn.<br />
<br />
Trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn. 17/18 94,4 %<br />
<br />
Tổ chức hoạt động đạt hiệu quả hơn . 16/18 89 %<br />
<br />
<br />
* Đôi v ́ ̉: Hâu hêt tre đêu <br />
́ ơi tre ̀ ́ ̉ ̀ tích cực tham gia vào hoạt động, đa số trẻ <br />
̃ ủ động, mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động tập thể, mạnh dạn trả <br />
đa ch<br />
lời khi nghe cô đặt câu hỏi. Trẻ mạnh dạn, tự tin, tham gia học tập rất thoải <br />
mái, có điều kiện để trải nghiệm, có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, <br />
hình thành được tính tự độc lập, khả năng sáng tạo của trẻ khi tham gia vào <br />
hoạt động. <br />
́ ơi phu huynh<br />
* Đôi v ́ ̣ : <br />
<br />
<br />
13<br />
Tạo được niềm tin trong phu huynh<br />
̣ , ngay cang tin t<br />
̀ ̀ ưởng vào sự giáo <br />
dục của nhà trường. Giưa phu huynh va giao viên đa co s<br />
̃ ̣ ̀ ́ ̃ ́ ự hợp tac tich c<br />
́ ́ ực và <br />
gắn bó với nhà trường hơn, hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm <br />
non.<br />
III. Kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Từ những kết quả nghiên cứu trên bản thân tôi rút ra kết luận sau: <br />
Người cán bộ quản lý ngoài công việc chung, việc bồi dưỡng chuyên <br />
môn giúp giáo viên nâng cao và nắm vững chuyên môn là rất cần thiết. <br />
Trước hết phải xây dựng kế hoạch cần bồi dưỡng, xây dựng môi <br />
trường phù hợp giúp cô và trẻ được vui chơi, trải nghiệm<br />
Phát huy tính sáng tạo, linh hoạt, nhiệt tình trách nhiệm của giáo viên , <br />
kịp thời khuyến khích khen thưởng, học tập , chia sẻ và nhân rộng.<br />
Nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với tình hình thực tế của trường. <br />
Chú ý tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp , các đợt bồi <br />
dưỡng chuyên môn do cấp trên tổ chức.<br />
Việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phải được thực hiện thường <br />
xuyên với nhiều hình thức, đa dạng và phong phú tạo cơ hội cho giáo viên học <br />
tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau đặc biệt là trú trọng việc tổ chức hoạt <br />
động thực tế giúp giáo viên có kiến thức, có kỹ năng sư phạm vững vàng <br />
trong chuyên môn cũng như trong việc tổ chức các hoạt động để có thể chủ <br />
động, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình thực hiện<br />
Bồi dưỡng một tập thể sư phạm, tổ chức tốt công tác giảng dạy cho giáo <br />
viên, lập kế hoạch bồi dưỡng cho từng giáo viên cụ thể.<br />
Thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, chỉ đạo các phương pháp dạy <br />
học trong trường. Xác định rõ nội dung và hình thức chỉ đạo bồi dưỡng <br />
chuyên môn, có kiểm tra và tổng kết đánh giá kiểm tra việc học tập của trẻ <br />
từ đó rút kinh nghiệm để bồi dưỡng cho giáo viên dạy tốt hơn. /.<br />
Trong công tác chỉ đạo, việc dự giờ thăm lớp nắm tình hình hỗ trợ cho <br />
giáo viên là điều hết sức cần thiết.<br />
Giáo viên cần phải dựa vào các nguyên tắc dạy học để tổ chức các <br />
hoạt động đảm bảo tính vừa sức, tính phát triển, tính hệ thống liên tục và chú <br />
ý cá biệt đối với trẻ nhằm hình thành ở trẻ, khả năng quan sát ghi nhớ và vận <br />
động kích thích trẻ nỗ lực khám phá. Tổ chức hoạt động cứng nhắc rập <br />
khuôn sẽ không kích thích khả năng hiểu biết ham khám phá của trẻ. Thông <br />
qua việc tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, hiểu biết <br />
về thế giới xung quanh để trẻ có tâm lý tốt sau này. Đối với trẻ mầm non <br />
<br />
14<br />
phải thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết của trẻ, tạo cơ hội để <br />
trẻ tự tìm tòi, khám phá đó cũng chính là giúp trẻ bước tiếp theo vào các lớp <br />
trên một cách tốt nhất.<br />
Phải thực sự đam mê, thường xuyên quan tâm tạo mọi điều kiện thuận <br />
lợi nhất cho giáo viên . Quan tâm đúng mức thường xuyên theo dõi động viên <br />
khuyến khích tạo điều kiện, để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tích cực <br />
tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để đầu tư xây <br />
dựng, nâng cấp tu sứa cơ sở vật chất cho đơn vị đáp ứng yêu cầu , nhiệm vụ <br />
chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non.<br />
Muốn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thì trước tiên nhà <br />
trường phải đầu tư cơ sở vật chất, sân vườn, đồ dùng đồ chơi, liên tục thay <br />
đổi đồ dùng mới và bổ sung đồ dùng cho phong phú, hấp dẫn phù hợp với <br />
chủ đề. <br />
Tiếp tục tìm tòi nghiên cứu để giúp giáo viên trong quá trình tổ chức <br />
đạt hiệu quả cao.<br />
Đề tài kinh nghiệm này nhằm bồi dưỡng cho giáo viên và nâng cao chất <br />
lượng giáo dục trẻ, đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục hiện nay.<br />
2. Kiến nghị<br />
Tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên giỏi tham quan học tập các tỉnh để <br />
được giao lưu , học hỏi , rút kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục <br />
trẻ.<br />
Trên đây là “ Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức <br />
hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non” được đúc kết qua những trải nghiệm <br />
trong công tác của mình hy vọng sẽ là những đóng góp trong việc nâng cao <br />
chất lượng giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng sáng <br />
kiến các cấp, các đồng nghiệp. Trong quá trình thực hiện, áp dụng kính mong <br />
các đồng nghiệp góp ý xây dựng để bản thân tôi có kinh nghiệm tốt hơn trong <br />
quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm ./.<br />
Buôn Trấp, ngày 20 tháng 02 năm <br />
2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thịnh<br />
NHÂN XET CUA HÔI ĐÔNG SANG KIÊN<br />
̣ ́ ̉ ̣ ̀ ́ ́<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
15<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
TM/ HÔI ĐÔNG CH<br />
̣ ̀ ẤM SANG KIÊN<br />
́ ́<br />
P. HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
STT Tên tai liêu<br />
̀ ̣ Tac gia<br />
́ ̉<br />
<br />
1 Điều lệ trường Mầm non<br />
<br />
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên <br />
2<br />
mầm non chu kỳ II (20042007)<br />
<br />
TS.Trần Thị Ngọc <br />
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo Trâm – TS Lê Thu <br />
3<br />
dục mầm non . Hương PGS.TS. Lê <br />
Thị Ánh Tuyết.<br />
( Phạm Thị Châu, <br />
4 Quản lý giáo dục <br />
Trần Thị Sinh).<br />
<br />
NguyễnThị Ánh <br />
5 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non<br />
Tuyết<br />
<br />
6 Các tạp chí giáo dục Mầm non<br />
<br />
NXB ĐH Quốc gia <br />
7 Giáo dục học mầm non<br />
Hà Nội<br />
<br />
<br />
8<br />
+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản <br />
lí giáo viên mầm non năm học 20152016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một vài kinh nghiệm tích luỹ từ học bồi dưỡng <br />
thường xuyên năm học: 2015 2016; năm học : <br />
9<br />
2016 2017;<br />
+ MoDule 26MN. Ứng dụng phương pháp dạy <br />
10<br />
học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi.<br />
+ Qua kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, <br />
11<br />
học sinh.<br />
17<br />
+ Qua dự giờ thao giảng, qua các đợt chuyên <br />
đề <br />
12<br />
+ Qua các đợt chấm thi giáo viên dạy giỏi các <br />
cấp...<br />
<br />
13 Thực trạng của đơn vị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />