Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
a. Lý do khách quan<br />
Hiện nay, do tác động của xã hội, xu hướng học tập của nhiều học sinh <br />
có phần chênh lệch giữa các môn khoa học tự nhiên và các môn khoa học xã hội. <br />
Một phần do ngại học môn học xã hội, môn học các em cho là khó, là dài. Phần <br />
khác, do muốn học theo sở thích nên có thiên hướng học lệch các môn học mà <br />
theo các em là quan trọng, là bắt buộc, không thể thiếu được trong các kì thi tốt <br />
nghiệp hay các trường chuyên nghiệp sau này.<br />
b. Lý do chủ quan<br />
Môn lịch sử là môn học có tầm quan trọng nhất định trong hệ thống giáo <br />
dục của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Nó không chỉ là môn học tái <br />
hiện lại lịch sử theo thời gian, không gian mà còn là môn học tác động giáo dục <br />
rất lớn trong việc giáo dục lý tưởng sống cao đẹp cho thế hệ trẻ. Bởi quá khứ <br />
hào hùng của dân tộc, của ông cha khiến thế hệ trẻ hôm nay tiếp bước noi theo.<br />
Trải qua quá trình dạy học thực tế của bản thân tôi thấy việc nâng cao <br />
nhận thức cho các em trong học tập bộ môn lịch sử không chỉ để nâng cao chất <br />
lượng học tập mà còn nâng cao vị thế của bộ môn trong trường học, nâng cao <br />
chất lượng đầu vào của các trường chuyên nghiệp. Do đó, tôi mạnh dạn đưa ra <br />
một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học để góp phần đưa chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp trung học cơ sở (THCS) được nâng cao. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và xác định rõ đối tượng, mục đích, <br />
phương pháp tự học bộ môn lịch sử nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học <br />
sinh cũng như đúc rút thêm một số kinh nghiệm trong qua trình dạy học của giáo <br />
viên.<br />
Nhiệm vụ của đề tài này là giúp giáo viên định hình một cách rõ ràng một <br />
số nội dung cần thiết để hướng dẫn học sinh cách tự học khoa học, chặt chẽ và <br />
có hệ thống, không lệ thuộc vào các yếu tố tác động xung quanh nhằm nâng cao <br />
chất lượng học tập của cá nhân.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Là toàn bộ những vấn đề về một số phương pháp hướng dẫn học sinh <br />
phát huy vai trò tự học, biết cách xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp <br />
phù hợp với bản thân nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử ở cấp <br />
THCS.<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
1<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Xung quanh các vấn đề về một số phương pháp hướng dẫn học sinh phát <br />
huy vai trò tự học môn lịch sử ở trường THCS. Các biện pháp học tập của cá <br />
nhân<br />
đạt hiệu quả bên cạnh sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thực nghiệm;<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp thuyết trình vấn đáp;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Cơ sở lí luận của đề tài là xuất phát từ vấn đề thực tế trong dạy học lịch <br />
sử ở trường THCS, dựa trên tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê nin và toàn bộ <br />
quan điểm của Đảng về lí luận dạy học hiện đại và phương pháp dạy học tích <br />
cực lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng <br />
dạy học.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
a. Thực trạng<br />
Trước hết, cũng như các bộ môn khác trong dạy học nói chung và môn <br />
học lịch sử nói riêng, người giáo viên được trang bị lí luận dạy học đó là Tâm lí <br />
học, Giáo dục học, Phương pháp giảng dạy… Tuy nhiên, không có một biện <br />
pháp nào là tối ưu trong dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn. Mặt khác, <br />
người giáo viên trong giai đoạn hiện tại là người đóng vai trò hướng dẫn học <br />
sinh học tập, còn các em mới chính là trung tâm của quá trình dạy học, là người <br />
trực tiếp phải học, phải lĩnh hội kiến thức tốt nhất. Do đó, điều này phụ thuộc <br />
phần lớn vào học sinh chứ không phải là giáo viên trên lớp. Từ điều này có thể <br />
khẳng định khó khăn lớn nhất đòi hỏi người giáo viên muốn nâng cao chất <br />
lượng bộ môn phải luôn tự học, tự rèn, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm từ học <br />
hỏi đồng nghiệp, luôn có ý thức phấn đấu không tự bằng lòng với cái mình đã <br />
đạt được, luôn rút kinh nghiệm và dần dần đúc kết lại để trang bị cho mình <br />
những bài học cần thiết trong giảng dạy.<br />
Thứ hai, mặc dù giáo viên có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng <br />
dạy song hiệu quả chất lượng lại không như mong muốn. Bởi lẽ, theo lối mòn <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
2<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
cũ, học sinh chỉ biết tiếp thu trên lớp mà không có thói quen học bài cũ trước khi <br />
đến lớp, học qua loa, đại khái, học đối phó để lấy điểm kiểm tra. Hơn nữa, một <br />
bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay có tâm lý không thích học các môn học xã <br />
hội, thậm chí không thích học các môn có lượng kiến thức dài trên lớp, các môn <br />
học mà cá nhân các em cho là dài, khó, phải nhớ nhiều, mất nhiều thời gian, là <br />
môn phụ, ít tiết trên lớp nên lơ là trong học tập, chỉ cần điểm trung bình do đó <br />
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học bộ môn.<br />
Việc đầu tư “chất xám” cho bộ môn lịch sử của một số giáo viên còn hạn <br />
chế. Một số giáo viên chưa chú ý đầu tư nâng cao năng lực giảng dạy làm giảm <br />
sự hứng thú đối với học sinh đối với môn học. Quan điểm nhìn nhận của ngay <br />
chính người trong cuộc cũng chưa thực sự đúng đắn về tầm quan trọng của bộ <br />
môn. Sự định hướng, thuyết phục của giáo viên với học sinh để học tốt môn <br />
lịch sử vẫn còn hạn chế nên phần nào cũng ảnh hưởng đến mặt bằng chất <br />
lượng bộ môn. <br />
Bên cạnh tâm lý cá nhân một bộ phận không nhỏ học sinh không thích học <br />
lịch sử vì cho rằng đây là môn khó học, dài dòng, phải nhớ nhiều, mất nhiều <br />
thời gian, đây là môn phụ chỉ cần đủ điểm là được thì ngay cả cha mẹ các em <br />
cũng không định hướng cho con em mình học môn lịch sử, cả trong trường hợp <br />
học sinh này được lựa chọn vào đội tuyển tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp <br />
vì sợ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến các môn khác nên phần nào cũng tác <br />
động không tốt đến chất lượng môn học.<br />
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong chỉ đạo dạy học hiện nay là <br />
hướng tới người học, lấy học sinh làm trung tâm của dạy học, phát huy tính tích <br />
cực, chủ động của học sinh. Người giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn, <br />
cung cấp kiến thức còn học sinh mới là người chủ động, tích cực tiếp thu, lĩnh <br />
hội kiến thức. Do đó, càng khẳng định được rằng học sinh giữ vai trò là trung <br />
tâm của quá trình dạy học. Mặt bằng chất lượng bộ môn phụ thuộc nhiều vào <br />
các em nên càng thấy vai trò của học sinh trong tự học góp phần rất quan trọng <br />
trong chất lượng bộ môn. Do đó, không thể thiếu được một trong những nội <br />
dung nâng cao chất lượng bộ môn là phải làm sao cho các em thích học, học chủ <br />
động, sáng tạo, học tự nguyện, học để nâng cao kiến thức cho bản thân chứ <br />
không phải học vì điểm, vì để đối phó với thầy cô, cha mẹ, mà học vì em muốn <br />
được học, được khẳng định ưu thế của mình trong nhận thức bộ môn. Như vậy, <br />
thầy, cô giáo phải là người hướng dẫn cho các em cách học để phát huy được <br />
vai trò của tự học của cá nhân nhằm nâng cao chất lượng môn học. <br />
Từ những thực tế trên, tôi mạnh dạn thấy cần thiết phải trao đổi với <br />
đồng nghiệp một số biện pháp để khắc phục tình trạng trên, làm cho các em <br />
định hướng được tầm quan trọng của bộ môn, phát huy vai trò tự học của bản <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
3<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
thân bên cạnh sự hướng dẫn học tập của thầy, cô giáo, làm thay đổi nhận thức, <br />
cách thức học cũ, tìm ra cách học tốt hơn, hiệu quả hơn.<br />
b. Nguyên nhân<br />
Có nhiều nguyên nhân từ thực trạng nói trên nhưng có thể chia thành hai <br />
nhóm chính đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:<br />
Nguyên nhân khách quan là do quan niệm sai lầm của một bộ phận trong <br />
xã hội chưa nhìn nhận đúng vai trò vị trí của khoa học lịch sử đối với sự phát <br />
triển của xã hội nói chung và đối với sự hình thành nhân cách của con người <br />
mới nói riêng nên chất lượng bộ môn lịch sử còn thấp nhất là bậc học trung học <br />
cơ sở, trung học phổ thông.<br />
Nguyên nhân chủ quan là còn nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn <br />
chưa thật sự tâm huyết, sáng tạo trong dạy học, dạy học còn theo lối mòn cũ, <br />
kiểm tra đánh giá còn dễ dãi, chưa chú ý hướng dẫn cho học sinh thói quen tự <br />
học và cách học đối với từng dạng bài, từng kiểu bài lên lớp nên phần nào ảnh <br />
hưởng đến chất lượng bộ môn lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Những giải pháp được đưa ra trong đề tài này nhằm giúp học sinh phát <br />
huy ý thức tự học nhằm nâng cao chất lượng trong giáo dục của nhà trường nói <br />
chung, chất lượng bộ môn lịch sử nói riêng, làm động lực thi đua, thúc đẩy <br />
phong trào học tập rộng rãi trong học sinh đồng thời góp phần hoàn thành mục <br />
tiêu, nhiệm vụ của trường, của ngành. <br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê <br />
được học tập, nghiên cứu để phát huy và thể hiện khả năng của mình. Làm cơ <br />
sở định hướng cho các em tiếp tục học lên và chọn lựa ngành nghề sau này phù <br />
hợp với năng lực của mình. <br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Nội dung của đề tài là hướng cho học sinh nâng cao được sự tự giác, phát <br />
huy vai trò tự học môn lịch sử, nâng cao vốn kiến thức đã học, hiểu biết thêm <br />
về giá trị môn học trong chương trình cũng như trong cuộc sống.<br />
Cách thức thực hiện giải pháp là đưa ra một số phương pháp tự học cho <br />
học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử cấp THCS. Để làm được <br />
điều này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thực hiện như sau:<br />
Thứ nhất, người giáo viên cần xác định được tâm lý đối tượng học sinh. <br />
Ở độ tuổi cấp THCS từ 12 16 các em có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Chính <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
4<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
vì vậy, việc xác định tâm lý thoải mái, ổn định trong học tập là điều rất cần <br />
thiết. Từ đây, các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, yêu thích môn học hơn, học <br />
tập có hiệu quả hơn. Vậy làm thế nào để giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức <br />
tự học trong môn học lịch sử một môn mà đa số học sinh đều ngại học vì cho <br />
rằng nó quá dài và khó. Muốn thực hiện được điều này, không chỉ học sinh mà <br />
xã hội cần phải có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của bộ môn. Bởi môn <br />
học lịch sử có tác dụng giáo dục học sinh tinh thần yêu tổ quốc, sống có lý <br />
tưởng cao đẹp, sống dũng cảm, dám hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc, bảo <br />
vệ dân tộc khi có giặc ngoại xâm, góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết, tinh <br />
thần dân tộc... làm cho các em thay đổi nhận thức, quan điểm học tập bộ môn. <br />
Người giáo viên phải là người truyền cảm hứng cho học sinh, khơi dậy cho các <br />
em niềm đam mê, yêu thích bộ môn để từ đó các em xác định được môn lịch sử <br />
không chỉ học cho có điểm trung bình, để vượt qua bộ môn mà còn để tạo hành <br />
trang tri thức cho bản thân trong lựa chọn ngành nghề của mình trong các trường <br />
chuyên nghiệp sau này đối với các em yêu thích chuyên ngành khoa học xã hội.<br />
Thứ hai, người giáo viên muốn nâng cao ý thức tự học cho học sinh cần <br />
phải định hướng cho các em hiểu và xác định đúng đắn động cơ học tập các <br />
môn học trong chương trình giáo dục nói chung, môn học lịch sử nói riêng. Xác <br />
định động cơ học tập đúng đắn môn lịch sử là môn học nằm trong tổ hợp các <br />
môn học xã hội, nó có những đặc điểm riêng của bộ môn. Để tiếp thu được <br />
kiếnthức bộ môn học sinh cần phải có thời gian nghiên cứu, học tập. Học lịch <br />
sử không chỉ là học thuộc lòng, là ghi nhớ máy móc mà là hiểu được vấn đề một <br />
cách đúng đắn, không làm sai lệch nội dung và ý nghĩa của nó. <br />
Thứ ba, người giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh để hướng các <br />
em đến các cách tự học phù hợp, hiệu quả. Bởi lẽ, một học sinh khá giỏi sẽ <br />
không phải mất nhiều thời gian để học như học sinh trung bình và học sinh yếu. <br />
Để phân loại được đối tượng học sinh chúng ta phải quan sát, thăm dò qua giáo <br />
viên chủ nhiệm, qua kết quả học tập của năm học trước cũng như kết quả <br />
kiểm tra thường xuyên trên lớp đề định hướng cho các em cách tự học phù hợp. <br />
Trên cơ sở này, học sinh sẽ biết lựa chọn cho bản thân cách tự học hiệu quả <br />
nhất.<br />
Học sinh lớp 6 đầu cấp, lớp 7, 8 và lớp 9 cuối cấp khác nhau về nhận <br />
thức nên người dạy phải phân loại được đặc điểm đối tượng để có cách dạy <br />
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh. Học sinh đầu cấp đòi hỏi <br />
người giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, yêu cầu phần bài tập (nếu có) phải rõ <br />
ràng, có kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong các tiết dạy để các em thấy được <br />
tầm quan trọng của việc tự học ở nhà. Học sinh các lớp 7,8 đã biết cách tự học <br />
theo yêu cầu bài học, theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn làm cơ sở để học <br />
sinh lớp 9 cuối cấp phát huy tinh thần tự học để đạt hiệu quả cao các môn học. <br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
5<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
Qua đó, học sinh tiếp tục nâng cao tính tự giác, độc lập, chủ động trong học <br />
tập...<br />
Sau khi đã thực hiện các bước trên, giáo viên có thể hướng cho các em <br />
một số cách thức tự học như sau:<br />
* Đối với học sinh khá, giỏi, việc tự học ở nhà có thể theo cách sau:<br />
+ Đọc, hiểu nội dung bài học trong sách giáo khoa trước khi soạn bài.<br />
+ Soạn bài theo các câu hỏi ở từng mục trong sách giáo khoa.<br />
+ Xác định và ghi nhớ sự kiện chính trong từng mục, mục trọng tâm của <br />
toàn bài.<br />
+ Vẽ sơ đồ tư duy cho từng lượng kiến thức trong các mục hoặc cả bài.<br />
+ Ghi chép những sự kiện quan trọng trong sổ tay.<br />
Với đối tượng học sinh này, giáo viên cần khuyến khích các em tự học <br />
theo cách riêng của bản thân. Ngoài học theo nội dung kiến thức ghi chốt trong <br />
vở, trong sách giáo khoa, học sinh còn tìm hiểu thêm nội dung trong sách tham <br />
khảo, trên các phương tiện internet, học sinh cũng có thể học trực tuyến trên <br />
internet để tăng thêm hiểu biết bộ môn. Các sách tham khảo bộ môn lịch sử phải <br />
là Nhà xuất bản giáo dục. Các nguồn tư liệu khai thác trên internet phải là các <br />
trang thông tin điện tử chính thống của chính phủ, tránh các nội dung sai lệch. <br />
Khi học theo các nguồn tư liệu này học sinh phải có sự hiểu biết nhất định và <br />
có sự tư vấn của giáo viên lịch sử.<br />
* Đối với học sinh học trung bình: <br />
+ Ngoài việc tiếp thu kiến thức trên lớp học sinh cần dành một phần thời <br />
gian ở nhà để đọc lại nội dung phần bài học ở trên lớp vài lần trước khi đến <br />
lớp. <br />
+ Học sinh tự học bằng cách đọc từng mục nội dung trong sách giáo khoa <br />
sau đó trả lời theo ý hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa. <br />
+ Học bài theo nội dung ghi vở trước khi đến lớp.<br />
+ Mạnh dạn trao đổi với thầy cô, bạn bè nội dung bài học còn chưa hiểu <br />
trên lớp.<br />
* Đối với học sinh yếu, kém:<br />
Động viên học sinh đi học chuyên cần, ghi chép bài đầy đủ trên lớp. Đây <br />
là biện pháp để nâng cao chất lượng chung của bộ môn mà còn duy trì được sĩ <br />
số tránh việc bỏ học giữa chừng của học sinh đặc biệt là đối với học sinh có <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
6<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
hoàn cảnh khó khăn phải dành thời gian đi làm giúp đỡ gia đình, học sinh là đồng <br />
bào dân tộc thiểu số.<br />
Với đối tượng học sinh này cần đến rất nhiều sự quan tâm của giáo viên <br />
đến các em, luôn động viên, khích lệ các em kịp thời để tạo sự phấn khởi, tự tin <br />
trong học tập bộ môn. Không nên áp đặt việc học bài của các em mà động viên <br />
học sinh để các em dần quen với việc tự giác học bài ở nhà trước khi đến lớp. <br />
Ngoài ra, với đối tượng học sinh này việc ra đề kiểm tra của giáo viên cũng <br />
phải phù hợp với học lực của các em, tránh gây áp lực để thu được kết quả như <br />
mong muốn. <br />
Như vậy, với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể bổ sung việc <br />
tự học của mình bằng nhiều cách:<br />
Các em tự học theo cách riêng của bản thân. Đó là học, làm bài trước khi <br />
đến lớp. Tiếp thu kiến thức bài học trên lớp thông qua sự hướng dẫn của thầy, <br />
cô giáo. Do có sự chuẩn bị bài ở nhà nên thuận lợi rất nhiều trong tiếp thu kiến <br />
thức, nâng cao hiệu quả bài học.<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh học theo hình thức phân loại các dạng bài <br />
học trên lớp vì mỗi bài học lịch sử, lượng kiến thức là khác nhau, kiểu bài học <br />
cũng khác nhau. Trong phạm vi kiến thức đã học thì không phân biệt mức độ <br />
nặng nhẹ khác nhau theo lớp mà tùy theo tính chất, vị trí của vấn đề trong khoá <br />
trình lịch sử. <br />
*Đối với bài học là tìm hiểu diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc <br />
kháng chiến thì đây là kiểu bài dài, có nhiều sự kiện. Vậy cách tự học tốt nhất <br />
không phải là học thuộc lòng các sự kiện mà là ghi nhớ các sự kiện theo trình tự <br />
thời gian qua việc lập bảng các sự kiện. Khi các em tiến hành lập bảng thì dễ <br />
nhớ sự kiện theo trình tự , không nhầm lẫn sự kiện này với sự kiện khác, không <br />
bỏ sót các sự kiện. Ở nội dung này, học sinh cũng có thể tự học theo cách vẽ sơ <br />
đồ tư duy ghi nhớ sự kiện mà không máy móc.<br />
Cụ thể, lớp 6 có bài 17 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40); Khởi <br />
nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 602); bài 27 Ngô Quyền và chiến thắng <br />
Bạch Đằng năm 938. Lớp 7 có bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược <br />
Mông Nguyên (thế kỉ XIII); bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; bài 25 Phong trào <br />
Tây Sơn. Lớp 8 có bài 15 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu <br />
tranh bảo vệ cách mạng 1917 1921; bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở châu <br />
Á 1918 1939; bài 21 Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 1945; bài 26 Phong trào <br />
kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX; bài 27 Khởi nghĩa <br />
Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. Lớp <br />
9 có bài 19 Phong trào cách mạng trong những năm 1930 1935; bài 23 Tổng <br />
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng <br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
7<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
hòa; bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết <br />
thúc; bài 29 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước 1965 1973; bài <br />
30 Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1973 1975... ; Giáo <br />
viên hướng dẫn cho học sinh tự học bằng việc hiểu nội dung không thể thiếu <br />
được của một cuộc khởi nghĩa, kháng chiến là gì? Đó là nguyên nhân, diễn biến, <br />
kết qủa, ý nghĩa. Ở kiểu bài này, người dạy phải hướng dẫn học sinh cách lập <br />
bảng sự kiện. Từ đây, các em dễ dàng nhận biết được kiến thức qua từng mục <br />
nội dung đã học. Khi đã tạo cho các em thói quen hiểu và nhận biết được dạng <br />
bài trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến từ lớp 6 thì <br />
việc lĩnh hội kiến thức ở các lớp 7,8 9 cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Học sinh <br />
khá, giỏi có thể lĩnh hội kiến thức theo hình thức vẽ sơ đồ tư duy nêu được <br />
nguyên nhân, diễn biến, kết qủa, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến.<br />
Ngoài ra, kiểu bài có thể hướng dẫn học sinh lập bảng tổng hợp có hiệu <br />
quả đó là kiểu bài có nội dung thống kê các sự kiện, các thành tựu về văn hóa, <br />
khoa học kĩ thuật hoặc về các giai đoạn phát triển của lịch sử các quốc gia, <br />
khu vực...Thông qua bảng thống kê này học sinh nhận biết và dễ dàng so sánh <br />
các nội dung khác nhau của cùng một giai đoạn lịch sử.<br />
Ví dụ: Lập bảng niên đại về các cuộc phát kiến địa lí lớn (bài 2 lịch sử <br />
7)<br />
<br />
Thời gian Tên nhà phát kiến Thành tựu Ý nghĩa<br />
<br />
<br />
<br />
Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực <br />
Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX (bài 6 lịch sử 7)...<br />
<br />
Thời gian Các giai đoạn phát triển<br />
<br />
<br />
<br />
*Đối với dạng bài ôn tập thì học sinh tự học như thế nào? Ở dạng bài này <br />
học sinh phải hiểu được đây là dạng bài khó mang tính chất tổng hợp toàn bộ <br />
kiến thức của một chương hoặc vài chương nhằm củng cố kiến thức, giúp học <br />
sinh ôn tập, kiểm tra giữa kì, cuối kì. Chính vì vậy, học sinh có thể lựa chọn <br />
cách tự học dựa trên phân loại kiến thức như: Về chính trị, về kinh tế, về quân <br />
sự, về văn hóa, giáo dục. Học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy để chốt các nội <br />
dung kiến thức trong từng mảng, qua đó giúp học sinh hệ thống kiến thức một <br />
cách bao quát, tổng hợp. Theo cách này, các em nắm bắt kiến thức giống như <br />
từng nội dung kiến thức của một bài đơn giản. Từ đây, tạo tâm lý học tập thoải <br />
mái, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Cách học này cũng được giáo viên hướng <br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
8<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
dẫn cho học sinh từ lớp 6 đầu cấp để tạo kĩ năng học tập cho các lớp 7,8 nhất <br />
là lớp 9 cuối cấp.<br />
Cụ thể các bài ôn tập chương ở lớp 6 có bài 7, bài 16, bài 25, bài 28. Lớp <br />
7 có bài 7, bài 17, bài 21, bài 29, bài 30. Lớp 8 có bài 14, bài 23, 31. Lớp 9 có bài <br />
13, bài 34. Trên cơ sở nội dung các bài đã học trơng các chương trước, giáo viên <br />
hướng dẫn học sinh ôn tập trên lớp theo các yêu cầu của bài ôn tập. Để làm <br />
được điều này tránh mất thời gian trên lớp giáo viên phải hướng dẫn cho học <br />
sinh tự học ở nhà. Kiểu bài này là kiến thức tổng hợp tuy nhiên nó vẫn theo một <br />
cấu trúc nhất định trong từng lĩnh vực nên học sinh cần phải phân loại lĩnh vực <br />
đã học để ghi nhớ theo từng mảng kiến thức như như về chính trị, về kinh tế, <br />
về quân sự, về văn hóa, giáo dục. Vậy làm thế nào mà học sinh có thể vận dụng <br />
và nhớ kiến thức tổng hợp ? Học sinh cũng có thể lập bảng về các lĩnh vực <br />
như:<br />
<br />
Các lĩnh vực Thành tựu đạt được Ý nghĩa<br />
<br />
Về chính trị<br />
<br />
Về kinh tế<br />
<br />
Về xã hội<br />
<br />
Về văn hóa<br />
<br />
Về giáo dục<br />
....<br />
<br />
Ở kiểu bài ôn tập tóm tắt kiến thức của chương, học sinh cũng có thể học <br />
theo cách hiểu ở chương đó có nội dung gì là nổi bật, qua đó nắm bắt được <br />
kiến thức trọng tâm. Điều này giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình tự học ở <br />
nhà cho các bài có nội dung tương tự ở các lớp học. <br />
Ví dụ: Ở lớp 6, khi dạy phần lịch sử thế giới cổ đại học sinh cần nắm <br />
được: Các nền văn minh cổ đại phương Đông, phương Tây (thời gian ra đời, <br />
thành tựu, ý nghĩa).<br />
Ở lớp 8: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX học <br />
sinh cần nắm vững những nội dung cơ bản sau:<br />
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta; <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
9<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp, phong trào kháng chiến chống <br />
thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta (tên phong trào, thời gian, người lãnh <br />
đạo, lực lượng tham gia, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của phong trào. <br />
Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản ở từng giai đoạn một <br />
cách dễ nhớ, dễ hiểu. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học bài theo sơ đồ tư <br />
duy cho kiến thức tổng hợp. Sơ đồ được sử dụng ở phương pháp này nên là sơ <br />
đồ hình cây, có nhiều nhánh tương ứng với các nhánh là các kiến thức cơ bản ở <br />
từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phát <br />
huy được khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách khái quát, tổng <br />
hợp đạt hiệu quả cao. <br />
Ví dụ, ở lớp 9 khi tìm hiểu giai đoạn lịch sử 19301945, giáo viên có thể <br />
hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản bằng dạng sơ đồ hình cây như sau:<br />
1930 -1945<br />
<br />
<br />
1930 - 1939 1939 - 1945<br />
<br />
<br />
Năm 1930 1930 - 1931 1936 - 1939 -Tình Cao Cao Tổng<br />
hình trào trào khởi<br />
thế cách kháng nghĩa<br />
giới mạng Nhật Cách<br />
Đảng CS Đỉnh cao là Xô Cuộc vận Những tiến tới cứu mạng<br />
cuộc Tổng nước: tháng<br />
Việt Nam viết Nghệ - động dân chủ:<br />
nổi khởi - Hoàn Tám<br />
ra đời: Tĩnh: - Bối cảnh dậy nghĩa, cảnh - Hoàn<br />
- Nguyên nhân - Hoàn cảnh - Chủ trương đầu Mặt - Chủ cảnh<br />
- Sự thành lập - Diễn biến - Diễn biến tiên trận trương - Diễn<br />
- Ý nghĩa - Ý nghĩa - Ý nghĩa Ý Việt - Diễn biến<br />
- Vai trò của nghĩa Minh biến - Kết<br />
Nguyễn Ái ra đời: -Ý quả<br />
hoạt nghĩa -Ý<br />
Quốc động, nghĩa<br />
vai trò<br />
<br />
Đối với học sinh khá, giỏi nếu việc tự học ở nhà được chuẩn bị chu đáo <br />
thì khi khi học trên lớp ngoài những kiến thức cơ bản giáo viên cũng cung cấp <br />
thêm cho học sinh một số kiến thức nâng cao hoặc có tính lí luận cần thiết, vừa <br />
đủ sức thì việc tiếpcận vấn đề sẽ sâu hơn. <br />
Ví dụ, khi nói về nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 1933 <br />
(bài 17 lịch sử 8) giáo viên cần nói thêm về các qui luật của kinh tế thị trường <br />
như qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu... và so sánh sự khác nhau giữa các <br />
thời kì CNTB tự do cạnh tranh với CNTB hiện đại. <br />
Để có định hướng cho học sinh tự học theo từng kiểu bài, giáo viên nên <br />
hướng dẫn học sinh cụ thể để tạo co học sinh kĩ năng tự học hiệu quả. Dạy <br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
10<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
đến phần nội dung nào giáo viên nên chú ý cách chốt kiến thức chung và kiến <br />
thức trọng tâm ở phần đó. Phương pháp này sẽ giúp các em học tốt hơn trong <br />
phần tự học ở nhà trước khi đến lớp. Từ đó có thể khẳng định, muốn biết học <br />
sinh tự học như thế nào thì phải đặt mình vào đối tượng học sinh như thế mới <br />
có thể hướng dẫn học sinh cách học tốt nhất, phù hợp nhất. <br />
Ngoài ra, để học sinh tự học có hiệu quả thì không chỉ có giáo viên là <br />
người hướng dẫn, nhắc nhở mà cha mẹ học sinh cũng là người có vai trò rất lớn <br />
trong việc nhắc nhở con em học tập. Cha mẹ phải tạo điều kiện tốt cho con em <br />
học tập, phải luôn nhắc nhở con em học bài trước khi đến lớp. Tốt nhất là tạo <br />
thói quen cho con luôn có ý thức tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. <br />
Việc tự học của học sinh không chỉ diễn ra ở nhà, trước khi đến lớp mà <br />
còn là việc tự nghiên cứu, tiếp thu kiến thức bài mới ngay tại lớp. Ở trên lớp, <br />
các em phải là người chủ động tiếp thu kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của <br />
thầy, cô giáo. Tự học của học sinh ở trên lớp thông qua quá trình thảo luận <br />
nhóm, hoạt động cá nhân trong các yêu cầu của thầy, cô giáo. Phải khẳng định <br />
rằng nếu học sinh nào chuẩn bị bài chu đáo ở nhà thì việc tiếp thu kiến thức trên <br />
lớp rất dễ dàng. Các em biết vận dụng kiến thức để làm bài, hiểu vấn đề sâu <br />
hơn và tự ghi chép nội dung trong vở dễ dàng, không bị động. <br />
Từ những phân tích trên, tôi nhận thấy để phát huy vai trò tự học của học <br />
sinh trong học tập môn lịch sử cấp THCS thầy, cô giáo nên thực hiện theo các <br />
phương pháp sau:<br />
Phương pháp thuyết trình vấn đáp nhằm giúp học sinh nhớ lại kiến thức <br />
đã học. Sử dụng phương pháp này nhiều nhất trong các kiểu bài ôn tập. Phương <br />
pháp này phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Vì các em có thể trả lời được <br />
toàn bộ hoặc một phần nội dung của bài, của chương, của từng lĩnh vực kiến <br />
thức đã học. Khi trả lời được yêu cầu câu hỏi của thầy, cô giáo các em càng tự <br />
tin khẳng định mình trong học tập và càng nhận thức rõ vai trò của tự học <br />
Ví dụ, ở lớp 9 khi dạy bài 23 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giáo <br />
viên nêu câu hỏi: Em hãy trình bày những kiến thức của em về cuộc cách mạng <br />
tháng Tám năm 1945? Hay ở chương VTrên cơ sở kiến thức đã học các em nhắc <br />
lại sau đó giáo viên bổ sung, điều chỉnh và củng cố chốt thêm nội dung cho học <br />
sinh. Từ đây, học sinh thấy được tầm quan trọng trong việc tự học ở nhà để <br />
khắc sâu thêm kiến thức. <br />
Phương pháp tổ chức trò chơi sử dụng xen kẽ vào ôn tập để tránh sự <br />
nhàm chán, căng thẳng học học tập. <br />
Ví dụ, bằng cách trả lời nhanh các câu hỏi để học sinh nắm được các sự <br />
kiện lịch sử một cách nhanh nhất. Phương pháp này được sử dụng trong trò chơi <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
11<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
ô chữ, tìm điều bí ẩn... Giáo viên phải linh hoạt trong phương pháp này nhằm <br />
tạo sự thoải mái cho học sinh. Tuyên dương học sinh có nhiều câu trả lời đúng <br />
nhất. Ở phương pháp này, giáo viên nên tạo cho học sinh học trung bình, yếu <br />
kém trả lời vì đây là những câu hỏi nhanh chỉ cần nêu đúng, sai, nêu mốc thời <br />
gian hay gắn liền tên tuổi của những nhà cách mạng, anh hùng dân tộc... Điều <br />
này khích lệ được học sinh trong tự học ở nhà bởi nó giúp học sinh ghi nhớ <br />
nhiều hơn các kiến thức lịch sử tạo động lực học tập.<br />
Phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức, vẽ sơ đồ tư duy giúp học sinh <br />
khát quát được kiến thức tổng hợp từ nội dung cụ thể của bài học.<br />
Lập bảng hệ thống kiến thức là phương pháp tự học dễ thực hiện của <br />
học sinh để nhận biết kiến thức và so sánh giữa các nội dung ở từng giai đoạn <br />
lịch sử. Đồng thời kết hợp với việc giao bài tập theo nhóm tìm hiểu nội dung <br />
của bài, khái quát kiến thức tổng hợp dưới dạng lập bảng. Ở phương pháp này <br />
học sinh sẽ tích cực tham gia bởi các em sẽ phát huy được vai trò cá nhân trong <br />
môn mỹ thuật. Nhiều em rất có tố chất này nên các em có cơ hội thể hiện một <br />
phần nội dung của bài tập trên cơ sở sự đóng góp kiến thức của các bạn khác. <br />
Sản phẩm hoàn thiện của các em được giáo viên tuyên dương, cho điểm có tác <br />
dụng thúc đẩy tinh thần tự học cao.<br />
Ví dụ: Học sinh có thể lập bảng thống kê các sự kiện chính trong Tổng <br />
khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945, hay trong cuộc kháng chiến chống <br />
thực dân Pháp 1946 1954, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 <br />
1975...Để thống kê được các sự kiện chính trong các cuộc kháng chiến này học <br />
sinh cần lưu ý về trình tự các mốc thời gian gắn liền với sự kiện. Như vậy sẽ <br />
không bỏ sót các sự kiện và từ đây xác định được các sự kiện chính tiêu biểu.<br />
Phương pháp giao việc: Sử dụng cho học sinh khi tự học ở nhà như tìm <br />
hiểu các khái niệm thuật ngữ lịch sử, tìm hiểu tiểu sử các nhân vật lịch sử... qua <br />
sách báo, mạng internet...Tuy nhiên, giáo viên phải hướng cho học sinh quan <br />
điểm, sự nhìn nhận đúng đắn, sự đánh giá khách quan về một thời kì lịch sử, cá <br />
nhân các vị anh hùng... Giáo viên phải lưu ý rằng đối với học sinh cần giao bài <br />
tập cụ thể song không phải là giao khoán cho học sinh mà là hướng dẫn các em <br />
tự học để nắm vững kiến thức. Đối với học sinh khá, giỏi có thể giao bài tập <br />
riêng dưới dạng tổng hợp kiến thức theo giai đoạn lịch sử, theo tiến trình lịch sử <br />
thế giới và Việt Nam từ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Phương pháp <br />
này dành riêng cho học sinh khá, giỏi nhằm giảm áp lực cho các học sinh còn <br />
lại.<br />
Ví dụ: Ở lớp 6, học sinh phân biệt, so sánh được điểm giống nhau về văn <br />
hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông, điểm khác nhau về văn hóa của các <br />
quốc gia cổ đại phương Tây với phương Đông từ đó liên hệ đến các nét văn hóa <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
12<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
tương đồng và khác biệt này đối với lịch sử dân tộc ta thời cổ đại. Qua đó khơi <br />
dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc đúng đắn. Ở lớp 8, học sinh nhận biết được sự <br />
khác nhau giữa con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành với con đường cứu <br />
nước của các bậc tiền bối trước đó, nguyên nhân của sự khác biệt này là gì. Ở <br />
lớp 9, học sinh so sánh được điểm khác nhau ở cùng giai đoạn lịch sử của các <br />
nước ở Liên Xô, Đông Âu với các nước ở Đông Nam Á, châu Á, châu Phi, Mĩ <br />
Latinh. Từ đó, hiểu được nguyên nhân chính của sự khác biệt giữa các khu vực. <br />
Phương pháp kiểm tra: Có giao việc, giao bài tập thì phải có kiểm tra để <br />
đánh giá hiệu quả. Giáo viên kiểm tra để nắm mức độ nắm kiến thức của học <br />
sinh giúp các em có cách tự học hiệu quả hơn chứ không phải để lấy điểm học <br />
sinh tạo tâm lý căng thẳng cho học sinh. <br />
Người giáo viên bộ môn lịch sử nói riêng cũng như các bộ môn học khác <br />
nói chung có dạy gì thì cũng trên cơ sở kiến thức nền tảng theo chuẩn kiến thức <br />
kĩ năng đã qui định của Bộ giáo dục và đào tạo, có thêm phần nâng cao cho học <br />
sinh. Người giáo viên phải luôn vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, <br />
sáng tạo để học sinh không bị nhàm chán. Mục tiêu cuối cùng là giúp các em có <br />
thể hệ thống lại kiến thức và vận dụng làm bài nhằm nâng cao chất lượng bộ <br />
môn.<br />
Để thực hiện giải pháp, biện pháp giáo viên giảng dạy phải xác định mục <br />
tiêu dạy học, số lượng học sinh giỏi bộ môn các cấp, tỉ lệ trung bình …. Mục <br />
tiêu này phải được thể hiện cụ thể từ kế hoạch của cá nhân, đến tổ chuyên môn <br />
và kế hoạch của nhà trường, đồng thời phải nêu được biện pháp để thực hiện <br />
được mục tiêu. Xây dựng chỉ tiêu phải hợp lí, phù hợp với điều kiện và hoàn <br />
cảnh của nhà trường, khả năng của học sinh và năng lực của giáo viên. <br />
Giáo viên phải tâm huyết với nghề, kiên trì trong dạy học với mọi đối <br />
tượng học sinh. Phải có mục tiêu kế hoạch riêng của mình bao gồm kế hoạch <br />
ngắn hạn cụ thể và tổng quát dài hạn trên cơ sở đó sẽ triển khai thực hiện như <br />
thế nào, phối hợp cùng các giáo viên khác ra sao để vừa đạt được mục tiêu của <br />
mình mà không làm ảnh hưởng đến việc học chung các môn học khác. Giáo viên <br />
phải tự trang bị các sách tài liệu tham khảo và sưu tầm nội dung, phương pháp <br />
hướng dẫn học sinh tự học hiệu qủa. Tự đặt mục tiêu cho mình và phấn đấu để <br />
thực hiện hoàn thành mục tiêu đó. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu <br />
hoàn cảnh gia đình học sinh, đi thực tế gia đình học sinh; tìm hiểu tâm lý học <br />
sinh ...từ đó, xác định nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với các đối <br />
tượng học sinh. Thường xuyên kiểm tra quá trình tự học của học sinh để nâng <br />
cao chất lượng bộ môn.<br />
Học sinh phải luôn phải nâng cao ý thức phấn đấu trong học tập, có mục <br />
tiêu, thời gian biểu cụ thể, hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa học tập, sinh hoạt, giải <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
13<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
trí và lao động giúp đỡ gia đình đồng thời không ảnh hưởng đến việc học tập <br />
các môn khác. Luôn có thái độ tích cực, tự giác, chủ động trong học tập. Muốn <br />
vậy lại đòi hỏi ở người giáo viên luôn có phương pháp dạy học tích cực, hiệu <br />
quả.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu giáo viên phải luôn trau dồi <br />
chuyên môn nghiệp vụ, phải có trình độ chuyên môn giỏi, tâm huyết với công <br />
việc được giao, luôn có ý thức kỉ luật tốt. Đây là yêu cầu trước tiên đối với chất <br />
lượng của công tác dạy học đại trà cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác <br />
mũi nhọn của nhà trường.<br />
Bản thân giáo viên phải luôn làm mới mình qua các bài giảng để học sinh <br />
yêu thích môn học lịch sử từ đó, học sinh có nhận thức đúng đắn, có hành động <br />
tích cực hiệu quả trong việc tự học ở nhà, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của <br />
môn học giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, khoa học hơn, góp phần <br />
cho thành công của cả thầy và trò. <br />
Trong quá trình dạy học giáo viên không nên thiên về tiếp thu kiến thức <br />
mà phải uốn nắn cho các em cách tự học hiệu quả cho cả ở trên lớp và ở nhà. <br />
Luôn tạo tâm lý thoải mái, động viên khích lệ học sinh tham gia học tập tích <br />
cực. Khi đã ý thức được điều này các em sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức. Làm <br />
được hài hòa giữa các giải pháp và biện pháp nêu trên ch ắc chắn cả người dạy <br />
và người học đều đạt được kết quả như mong muốn.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
*Kết quả khảo nghiệm<br />
Qua thực tế dạy học bộ môn lịch sử tôi nhận thấy ở các em phải có sự <br />
đam mê tìm hiểu, học hỏi, sự hứng thú với các môn học mới đem lại hiệu quả <br />
học tập. Cũng thông qua quá trình vận dụng kiến thức, học hỏi, tích lũy kinh <br />
nghiệm trong công tác giảng dạy mà bản thân nhận thấy kết quả trước và sau <br />
khi áp dụng đề tài nghiên cứu này có sự tích cực hơn trong dạy học thông qua <br />
một số nội dung khảo nghiệm thực tế một số học sinh cụ thể như sau:<br />
1. Hãy cho biết ý kiến của em về môn học lịch sử:<br />
A. Rất thích 3/10<br />
B. Thích 4/10<br />
C. Không thích 3/10<br />
2. Sự giảng dạy của thầy, cô giáo môn lịch sử theo em là:<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
14<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
A. Sinh động, dễ hiểu 5/10<br />
B. Bình thường 4/10<br />
C. Khô khan, khó hiểu 1/10<br />
3. Khó khăn của em trong môn lịch sử là gì:<br />
A. Quá nhiều sự kiện, khó ghi nhớ 6/10<br />
B. Mất rất nhiều thời gian 4/10<br />
5. Cách tự học của em trong môn học lịch sử là:<br />
A. Học thuộc lòng 3/10<br />
B. Nắm các nội dung, sự kiện chính và hướng đến hiểu biết lịch sử 2/10<br />
C. Viết nội dung chính của bài, của chương ra giấy sau khi đã học. 1/10<br />
D. Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa 4/10<br />
6. Phương pháp học sinh tự học có giúp em tiếp thu bài học dễ dàng <br />
không:<br />
A. Có 10/10<br />
B. Không 0/10<br />
7. Theo em, hiệu quả tự học của học sinh có khả quan không?<br />
A. Có 9/10<br />
B. Không 0/10<br />
C. Dựa vào nhiều yếu tố khác 1/10<br />
8. Nếu vận dụng các phương pháp tự học mà thầy, cô giáo đã hướng dẫn <br />
của môn lịch sử vào các môn học khác có đạt hiệu quả không?<br />
A. Có 10/10<br />
B. Không 0/10<br />
9. Hiệu qủa của môn học lịch sử theo em là dựa vào:<br />
A. Thầy, cô giáo hướng dẫn cách tự học cho em trong môn lịch sử 8/10<br />
B. Tự học theo cách học của bản thân 2/10<br />
10. Hãy nêu những kiến nghị của em đối với thầy (cô) giảng dạy môn lịch <br />
sử hiện nay để nâng cao chất lượng bộ môn? <br />
Kết quả trên sẽ giúp giáo viên nắm được các thông tin về ý thức học tập, <br />
thái độ của học sinh đối với bộ môn, từ đó có định hướng về phương pháp, nội <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
15<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
dung dạy học đại trà phù hợp và lựa chọn đối tượng để bồi dưỡng học sinh giỏi <br />
nhằm đạt hiệu quả.<br />
*Giá trị khoa học <br />
Đề tài nghiên cứu của bản thân là không mới nhưng nếu người dạy không <br />
có biện pháp duy trì và phát huy vai trò tự học của học sinh trong môn học thì sẽ <br />
ảnh hưởng lớn đến chất lượng bộ môn nói riêng và chất lượng dạy học nói <br />
chung. Qua ý thức tự học của học sinh giáo viên sẽ dễ dàng đánh giá học sinh và <br />
lựa chọn được được ngũ học sinh giỏi có chất lượng làm cơ sở, nền tảng cho <br />
học sinh phấn đấu học tập sau này.<br />
Với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trên, chất lượng <br />
học tập bộ môn lịch sử ở các lớp tôi đảm nhiệm đạt hiệu quả cụ thể như sau:<br />
*Kết quả chất lượng môn lịch sử trong 3 năm học từ 2014 đến học <br />
kì 1 năm học 2016 2017:<br />
<br />
Năm Tổng Giỏi Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ Trên Tỉ lệ<br />
học số TB<br />
% % % % % <br />
HS Kém<br />
<br />
2014 Khố<br />
2015 i 9 58 30.85 66 35.11 61 32.45 3 2.59 185 98.4<br />
(188)<br />
<br />
Khố<br />
i 6 34 20.61 30 18.18 29 17.58 4 2.42 93 95.87<br />
<br />
2015 (97)<br />
<br />
2016 Khố<br />
i 9 65 34.76 58 31.02 57 30.48 7 3.74 180 96.26<br />
(187)<br />
<br />
Khố<br />
HK 1 i7 29 18.24 27 16.98 29 18.24 9 5.66 85 90.42<br />
<br />
2016 (94)<br />
2017 Khố<br />
i 9 14 8.75 64 40 66 41.25 16 10.0 144 90.00<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk <br />
Lắk<br />
16<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS<br />
(160)<br />
<br />
* Kết quả học sinh giỏi bộ môn lịch sử năm học 2014 2017:<br />
<br />
Năm học HSG cấp trường HSG cấp huyện HSG cấp tỉnh<br />
<br />
2014 2015 5 3 3 (3 giải ba)<br />
<br />
2015 2016 6 2 2 (2 giải khuyến khích)<br />
<br />
2016 2017 6 3 Chưa dự thi<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” đòi hỏi <br />
người giáo viên trong quá trình dạy học phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo <br />
phương pháp dạy học bên cạnh sự tâm huyết, nhiệt tình. Do đó, vai trò của giáo <br />
viên trong việc thiết kế xây dựng kế hoạch, thiết kế bài giảng là một vấn đề <br />
cần nhiều thời gian và tư liệu để thực hiện, đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo chứ <br />
không theo một khuôn mẫu rập khuôn. Song để thực hiện được yêu cầu đề ra <br />
thì ngoài yếu tố của người thầy học sinh đóng vai trò quyết định thành công <br />
hiệu quả của chất lượng bộ môn. Do đó, trong quá trình giảng dạy cần linh <br />
hoạt, dựa trên thực tế học lực của học sinh, ra đề kiểm tra đánh giá phù hợp với <br />
đối