Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
<br />
1. Lý do lý luận<br />
<br />
Mĩ thuật từ lâu đã đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, nó <br />
thể hiện bộ mặt của một xã hội văn minh và làm nên thành tựu to lớn cho <br />
những đất nước phát triển. Ngày nay, mĩ thuật cũng góp phần không thể <br />
thiếu ở bất cứ lĩnh vực nào, tạo nên xã hội hiện đại mà chúng ta đang <br />
sống. Vì vậy, việc giúp các em lĩnh hội được các kiến thức về mĩ thuật <br />
chính là tạo hành trang cho các em về sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong <br />
phú hơn trong khi làm việc và sinh hoạt hàng ngày.<br />
<br />
Mĩ thuật có nhiều phân môn, trong đó phân môn vẽ trang trí đóng vai <br />
trò vô cùng quan trọng, tác động không nhỏ đến nhận thức về màu sắc, bố <br />
cục, họa tiết, cách bài trí trong đời sống của mỗi người. Do vậy, trong quá <br />
trình giảng dạy, tôi đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để giúp các em <br />
vận dụng kiến thức vẽ trang trí một cách tốt nhất, mang đến những sản <br />
phẩm có ý nghĩa thiết thực nhất để các em trải nghiệm sáng tạo một cách <br />
đầy hứng thú.<br />
<br />
2. Lý do thực tiễn<br />
<br />
Trong quá trình dạy phân môn vẽ trang trí, khi chưa được tiếp xúc với <br />
chương trình mĩ thuật trải nghiệm sáng tạo, tôi nhận thấy đa số các em <br />
đặc biệt là học sinh lớp 6 còn thiếu sự tìm tòi, tư duy, sáng tạo, các em còn <br />
rập khuôn, máy móc trong quá trình vận dụng dẫn tới bài làm còn mang tính <br />
rập khuôn, ít có sự mới mẻ.<br />
<br />
Sau khi nghiên cứu và đưa ra các giải pháp giảng dạy phù hợp trong <br />
trải nghiệm sáng tạo đối với phân môn vẽ trang trí ở các khối lớp, đặc biệt <br />
là lớp 6, các em đã có nhiều chuyển biến tích cực, các sản phẩm trang trí <br />
trở nên sinh động, sáng tạo hơn so với trước đây.<br />
<br />
Do đó, tôi đưa ra một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân <br />
môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật lớp 6 nhằm <br />
trao đổi với đồng nghiệp để qua đó phần nào giải quyết những khó <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
1<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
khăn trước mắt trong quá trình dạy mĩ thuật trải nghiệm sáng tạo trong <br />
thời gian gần đây, đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện của xã hội.<br />
<br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu<br />
<br />
Dạy mĩ thuật ở trường THCS nhằm nâng cao ý thức thẩm mĩ cho học <br />
sinh, giúp học sinh có cái nhìn mĩ quan hơn với cuộc sống. Thông qua mĩ <br />
thuật, các em có tư duy trừu tượng phong phú hơn. tạo điều kiện cho các <br />
em học tốt hơn các môn học khác. Riêng việc học vẽ trang trí còn giúp các <br />
em tự làm mới mình, hiểu hơn về sự bài trí, sắp xếp trong cuộc sống. Vì <br />
vậy đề tài nhằm phản ánh thực trạng và đưa ra một số kinh nghiệm giúp <br />
học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm và sáng tạo môn <br />
mĩ thuật lớp 6.<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Đối với việc học môn mĩ thuật trải nghiệm và sáng tạo phân môn vẽ <br />
trang trí tại trường THCS Lương Thế Vinh Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk <br />
Lăk.<br />
<br />
Học sinh ở lứa tuổi THCS có những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, <br />
hình thành những hiểu biết cơ bản về hình khối, đường nét, bố cục, màu <br />
sắc, đậm nhạt.<br />
<br />
Rèn luyện ở các em kĩ năng quan sát qua đó phát triển tư duy, trí tưởng <br />
tượng, sáng tạo vào các bài thực hành vẽ trang trí và biết vận dụng những <br />
kĩ năng đó vào cuộc sống. Thông qua mĩ thuật các em có tư duy trừu tượng, <br />
phong phú hơn, tạo điều kiện giúp các em học tốt các môn học khác. Vì <br />
vậy đề tài nhằm đưa ra ra một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân <br />
môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật 6 giúp các em yêu <br />
thích môn học và đặc biệt là phân môn vẽ trang trí ở trường THCS Lương <br />
Thế Vinh – Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
<br />
1. Thuận lợi <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
2<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn, tham gia các <br />
lớp học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho giáo viên <br />
Mĩ thuật tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp để nâng cao trình độ <br />
chuyên môn, thực hiện các buổi chuyên đề, thường xuyên dự giờ góp ý cho <br />
giáo viên mĩ thuật để rút kinh nghiệm. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia <br />
các cuộc thi vẽ tranh do các cấp tổ chức.<br />
<br />
2. Khó khăn<br />
<br />
Về cơ sở vật chất:<br />
<br />
Mặc dù chất lượng trong nhà trường tương đối cao nhưng cơ sở vật <br />
chất còn thiếu, chưa có phòng học riêng cho môn mĩ thuật. Tranh ảnh minh <br />
họa cho môn mĩ nói chung, đặc biệt với phân môn trang trí hầu như không <br />
có.<br />
<br />
Nhận thức vai trò môn mĩ thuật của học sinh và phụ huynh<br />
<br />
Học sinh còn coi nhẹ môn mĩ thuật, chưa ý thức được vai trò môn mĩ <br />
thuật trong cuộc sống, trong học tập. Riêng đối với phân môn vẽ trang trí, <br />
hầu hết các em chưa nhận ra được giá trị thẩm mĩ của các chủ đề vẽ trang <br />
trí, chưa tập trung vào vẽ trang trí. Các em chưa có sự cố gắng , chưa có sự <br />
tìm tòi và thực sự chưa yêu thích môn học.<br />
<br />
Để thấy rõ hơn về thực trạng của việc dạy và học môn mĩ thuật nói <br />
chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng ở trường THCS Lương Thế Vinh, <br />
tôi đã tiến hành tìm hiểu qua học sinh bằng phiếu điều tra và kết quả thu <br />
được như sau:<br />
<br />
Tổng số phiếu phát ra là 184 phiếu cho các lớp khối 6 cụ thể như sau<br />
<br />
Lớp Số phiếu<br />
6A1 38 phiếu<br />
6A2 36 phiếu<br />
6A3 37 phiếu<br />
6A4 36 phiếu<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
3<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
6A5 37 phiếu<br />
Câu hỏi 1: Các em có thường hay tạo bố cục, tạo họa tiết mới và thay <br />
đổi gam màu qua mỗi bài vẽ trang trí hay không<br />
<br />
Thường xuyên 45 phiếu<br />
Thỉnh thoảng 78 phiếu<br />
Rất ít 39 phiếu<br />
Không 22 phiếu<br />
Như vậy, có thể các em hầu như không tạo được cái mới, không tạo <br />
được cái riêng cho mình, đồng nghĩa với việc các em còn lơ là với môn mĩ <br />
thuật, với cái đẹp ttrong trang trí.<br />
<br />
Câu hởi 2: Các em có thường hay vận dụng những hiểu biết từ thực <br />
tế để đưa bài trang trí hay không<br />
<br />
Thường xuyên 18 phiếu<br />
Thỉnh thoảng 57 Phiếu<br />
Rất ít 98 phiếu<br />
Không 11 phiếu<br />
Qua đó, có thể thấy các em vẫn chưa ý thức được việc cần thiết phải <br />
tạo cái thực tế thành cái mới quan trongjnhuw thế nào, bản thân các em còn <br />
mơ hồ, chưa hiểu rõ được vai trò của thế giới bên ngoài tác động vào vào <br />
tranh vẽ. Việc vận dụng hiểu biết còn thấp nên các em thiếu tư duy, sáng <br />
tạo.<br />
<br />
Câu hỏi 3: Trong các tiết học vẽ trang trí các em có thường xuyên sử <br />
dụng các loại chất liệu khác nhau để đưa vào bài vẽ trang trí không<br />
<br />
Thường xuyên 9 phiếu<br />
Thỉnh thoảng 35 phiếu<br />
Rất ít 98 phiếu<br />
Không 42 phiếu<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
4<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
<br />
<br />
Như vậy, các em vẫn chưa thường xuyên làm trang trí dạng cắt dán, <br />
xé dán, ứng dụng<br />
<br />
Câu hỏi 4: Từ các tiết học vẽ trang trí, các em có yêu thích môn Mĩ <br />
thuật và vẻ đẹp của trang trí trong đời sống không<br />
<br />
Yêu thích 149 phiếu<br />
không thích 35 phiếu<br />
Câu hỏi 5: Giáo viên có thường xuyên so sánh trang trí cơ bản với <br />
trang trí ứng dụng ở mỗi bài vẽ trong phân môn vẽ trang trí không?<br />
<br />
Thường xuyên 132 phiếu<br />
Thỉnh thoảng 35 phiếu<br />
Rất ít 17 phiếu<br />
Vẫn còn nhiều tiết học giáo viên chưa thường xuyên so sánh giữa <br />
trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng, việc này ảnh hưởng rất nhiều đến <br />
sự hiểu biết của các em đối phân môn vẽ trang trí trong học tập và trong <br />
cuộc sống thực tế.<br />
<br />
3. Đánh giá: Qua thực tế tìm hiểu môn mĩ thuật 6 ở trường THCS <br />
Lương Thế Vinh, bản thân tôi nhận thấy:<br />
<br />
Ban giám hiệu và các giáo viên bộ môn nói chung và giáo viên mĩ thuật <br />
nói riêng đều hiểu mĩ thuật rõ vai trò của mĩ thuật, điều thấy sự cần thiết <br />
sáng tạo ở bất cứ lĩnh vực nào. Do vậy, việc cần thiết là giáo viên luôn <br />
phải nỗ lực, phấn đấu để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi vốn <br />
hiểu biết về cuộc sống . Đồng thời phải luôn thay đổi phương pháp dạy <br />
học, tích cực động sáng tạo trong mọi tình huống sư phạm để giúp học <br />
sinh phát triển mọi mặt.<br />
<br />
Cũng từ kết quả của phiếu điều tra cho thấy thực trạng của việc dạy <br />
học phân môn vẽ trang trí lớp 6 ở trường THCS Lương Thế Vinh, vẫn còn <br />
tình trạng nhiều em học sinh chưa muốn thay đổi mình, còn phụ thuộc vào <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
5<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
mẫu sẵn có trong sách giáo khoa, trong tranh ảnh có sẵn, nên các em luôn bị <br />
động ít sáng tạo, thiếu hiểu biết về cuộc sống. <br />
<br />
Phần lớn phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc giáo dục con em <br />
mình học tập môn mĩ thuật, các em ít có sự chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học <br />
tập đến việc sưu tầm tranh, ảnh…<br />
<br />
Do vậy để giải quyết tình trạng này, bản thân tôi nhân thấy cần phải <br />
có một số giải pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo ở học sinh, từ đó <br />
giúp các em có cái nhìn tốt đẹp hơn về môn học mĩ thuật, về sự tồn tại của <br />
cái đẹp trong cuộc sống. Đặc biệt là phân môn vẽ trang trí, phân môn đòi <br />
hỏi sự sáng tạo thường xuyên và ý thức tự trau dồi bản thân ở giáo viên và <br />
lẫn học sinh.<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
Những giải pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo của học sinh qua <br />
việc học vẽ trang trí ở trường THCS lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, <br />
tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
1. Giải pháp 1: Sử dụng dụng cụ trực quan trong tiết dạy để <br />
nâng cao sự quan sát, sự hiểu biết và kích thích trí tưởng tượng, óc <br />
sáng tạo của học sinh<br />
<br />
Trong quá trình giảng dạy, mặc dù giáo viên đã cho học sinh quan sát <br />
một số đồ dùng trực quan về họ tiết, bố cục, màu sắc, trang trí cơ bản, <br />
trang trí ứng dụng nhưng cũng cần cho học sinh tham khảo thêm một số đồ <br />
dùng thực tế ví dụ như: Khăn, áo, chén, bát, đĩa….để học sinh nhận thấy <br />
vẻ đẹp, sự đơn giản hay phức tạp, màu sắc hài hòa hay rực rỡ….<br />
<br />
Đồng thời giáo viên cũng cho học sinh xem đồ dùng trực quan do chính <br />
giáo viên làm, tuy nhiên đồ dùng trực quan này phải luôn thay đổi, mới lạ, <br />
độc đáo thì mới hấp dẫn trí tò mò của học sinh.<br />
<br />
Đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho <br />
học sinh, nếu quá lạm dụng bộ tranh này mà không có tranh, ảnh, vật dụng <br />
thì học sinh sẽ thấy nhàm chán. Do đó giáo viên luôn phải linh hoạt, cần <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
6<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
chú ý sưu tầm thêm tư liệu, thường xuyên vẽ để tạo ra cái mới cho mình <br />
từ đó tác động cho học sinh ý thức tư duy, trải nghiệm sáng tạo.<br />
<br />
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào mỗi tiết dạy cũng vô cùng quan <br />
trọng, có thể vừa áp dụng công nghệ thông tin và áp dụng phương pháp <br />
giảng dạy truyền thống để bài dạy trở nên thú vị hơn, nhưng cũng không <br />
nên quá lạm dụng nhiều vào giáo án điện tử. Có thể cho học sinh xem một <br />
số mẫu một số vật dụng hoặc tranh vẽ trang trí ở trên máy nhưng phần <br />
hướng dẫn cách làm giáo viên hướng dẫn trực tiếp để học sinh nắm rõ hơn <br />
nội dung bài học.<br />
<br />
Có thể cho học sinh xem một số bài mô hình ứng dụng trải nghiệm <br />
của học sinh năm trước để học sinh rút kinh nghiệm và làm bài tốt hơn<br />
<br />
Dụng cụ trực quan có tác dụng vô cùng lớn trong việc kích thích sự <br />
hiểu biết của hoc sinh, giúp học sinh thấy rõ hơn, hiểu rõ hơn mục đích <br />
của trang trí, yêu thích môn học và qua đó đánh giá được cách dẫn dắt hiệu <br />
quả của giáo viên<br />
<br />
2. Giải pháp 2: Sử dụng nhiều chất liệu trong vẽ trang trí để học <br />
sinh thấy được sự đa dạng, sinh động trong ứng dụng thực tiễn:<br />
<br />
Trong một số tiết dạy vẽ trang trí như: Chủ đề 1: Sơ lược mĩ thuật <br />
Việt Nam thời đại đồ đá, đồ đồng (tiết 2: Mô phỏng họa tiết trên trống <br />
đồng Đông Sơn); Chủ đề 2: Màu sắc (Tiết 1: Tìm hiểu về màu sắc, tiết 2: <br />
Tìm hiểu về hòa sắc); Chủ đề 4: Trang trí đường diềm và ứng dụng ( Tiết <br />
1: Vẽ họa tiết trang trí, tiết 2: Trang trí đường diềm, tiết 3: Trang trí đường <br />
diềm trên đồ vật); Chủ đề 5: Tạo sản phẩm và quảng cáo trang phục (Tiết <br />
1: Tạo nền bằng hình thức in, tiết 2: Tạo sản phẩm thời trang, tiết 3: Thiết <br />
kế sản phẩm quảng cáo trang phục); Chủ đề 6: Tranh tĩnh vật ( Tiết 2: <br />
Trang trí đồ vật, tiết 3: Vẽ tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí; Chủ đề 8: <br />
Khu nhà yêu thích ( Tiết 1: Vẽ ngôi nhà, tiết 2: Tạo mô hình ngôi nhà, tiết <br />
3: Tạo bối cảnh không gian cho ngôi nhà); Chủ đề 9: Tranh chân dung <br />
( Tiết 2: Vẽ tranh chân dung biểu cảm,Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời Lý <br />
( Tiết 2: Mô phỏng hoa văn thời Lý).<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
7<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
Trong một số tiết dạy như: Mô phỏng các họa tiết trên trống đồng <br />
Đông Sơn, mô phỏng các họa tiết thời Lý, Trang trí đường diềm, trang trí <br />
đường diềm trên đồ vật…Giáo viên hướng dẫn các em vẽ theo hình ảnh <br />
mà các em sưu tầm, Hướng dẫn học sinh cắt, xé dán, đây là các loại chất <br />
liệu khá quen thuộc dễ làm giúp các em sẽ thấy thích thú hơn với môn học <br />
đồng thời hiểu được vẻ đẹp của chất liệu cắt, xé dán trong trang trí<br />
<br />
`Một số tiết dạy khác như: Tạo sản phẩm và quảng cáo trang phục <br />
bằng hình thức in các loại lá, hoa, con vật, các loại vỏ chai..., tạo sản <br />
phẩm thời trang bằng nhiều loại chất liệu… cho các em mặc khi chấm bài <br />
như vậy rất thú vị, tạo mô hình ngôi nhà và trang trí với nhiều loại chất <br />
liệu mà các em tìm trong thực tế cuộc sống như, rơm, tre, nứa, lá dừa…Cụ <br />
thể tôi đã cho các em làm được một số sản phẩm sau: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạo nền trang trí bằng hình thức in<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
8<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạo sản phẩm thời trang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
9<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạo mô hình ngôi nhà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạo bối cảnh không gian cho ngôi nhà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
10<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạo bối cảnh không gian cho ngôi nhà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạo mô hình ngôi nhà bằng nhiều chất liệu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
11<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang trí đường diềm ứng dụng trên sản phẩm (Vải hoa)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tranh tĩnh vật trang trí Mô hình nhà bằng nhiều chất liệu <br />
giấy<br />
<br />
Thay đổi một số loại chất liệu trong bài để học sinh tăng thêm sự <br />
hứng thú trong khi học, tăng thêm tính tư duy, tính sáng tạo, tìm tòi cái mới <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
12<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
cho bản thân, giúp các em vận dụng một cách linh hoạt các quá trình: Nghe <br />
Thấy Hiểu Làm được Ứng dụng thực tiễn. <br />
<br />
3. Giải pháp 3: Vận dụng dụng linh hoạt các trò chơi trong việc <br />
học vẽ trang trí để củng cố kiến thức, nâng cao hiệu quả học tập và <br />
yêu thích môn học.<br />
<br />
Ví dụ tôi có một số trò chơi như sau:<br />
<br />
a. Trò chơi: “ Cắt dán tiếp sức”:<br />
<br />
Giáo viên đưa ra nội dung tương tự bài học để các em tự cắt dán họa <br />
tiết rồi tự trang trí lên nền nhóm mình. Nền của nhóm được dán trên bảng, <br />
mỗi nhóm cử một thành viên cầm hồ dán đứng sẵn trên bảng, mỗi nhóm <br />
cắt họa tiết và di chuyển lên bảng đưa cho bạn dán vào nền của nhóm sao <br />
cho phù hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b. Trò chơi “tìm hình vẽ mảng”: Giáo viên treo 4 bố cục khác nhau <br />
trên bảng, học sinh 4 nhóm quan sát để tìm họa tiết định vẽ vào bố cục của <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
13<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
nhóm mình học sinh mỗi nhóm luân phiên lên bảng vẽ họa tiết đúng vào <br />
mảng hình của nhóm mình trong thời gian 5 phút. các nhóm lưu ý mảng <br />
hình giống nhau thì vẽ họa tiết giống nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiểu kết: Việc chơi trò chơi trang trí giúp các em quên đi mệt mỏi, <br />
thấy hứng thú hơn với môn học, tạo được không khí đoàn kết của các <br />
thành viên trong nhóm. Đồng thời giúp các em nhớ lâu kiến thức đã học. <br />
Thông qua quá trình trò chơi, các em thấy được cái hay của bố cục, họa tiết <br />
và màu sắc <br />
<br />
Tiến hành thực nghiệm ở bài dạy sau:<br />
<br />
Chủ đề 3: MÀU SẮC ( Tiết 1)<br />
<br />
I. Mục tiêu chung: (HS cần đạt)<br />
Nắm được một số kiến thức cơ bản về màu sắc, hòa sắc; cách vẽ <br />
tranh<br />
Thể hiện được hòa sắc trên bài vẽ tranh bằng nhiều hình thức.<br />
Cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc để vận dụng trong học tập <br />
MT và trong cuộc sống<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
14<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.<br />
II. Phương pháp và hình thức tổ chức<br />
Phương pháp: Có thể vận dụng phương pháp <br />
+ Trực quan gợi mở, luyện tập thực hành<br />
+ Vẽ theo nhạc<br />
Hình thức tổ chức:<br />
+ Hoạt động cá nhân<br />
+ Hoạt động nhóm<br />
III. Đồ dùng và phương tiện:<br />
Chuẩn bị của GV:<br />
Hình minh họa phù hợp với chủ đề: Màu sắc.<br />
+ Bảng pha màu <br />
+ Các chất liệu màu khác nhau<br />
Sách Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực HS<br />
Thiết bị hỗ trợ âm thanh <br />
Chuẩn bị của HS:<br />
Sách học mĩ thuật lớp 6<br />
Giấy vẽ, màu vẽ, chì, tẩy.<br />
IV.Các hoạt động dạy học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
<br />
Tính mới qua đúc kết kinh nghiệm và đã có kết quả khảo nghiệm, đối <br />
chứng<br />
<br />
1. Những điều làm được: Sau khi sử dụng các phương pháp này <br />
trong giảng dạy phân môn vẽ trang trí tôi thấy: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
15<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
Đa số các em điều say mê trong việc tạo họa tiết lấy mẫu từ thực tế, <br />
quen dần với mẫu do mình tạo ra, yêu thích môn học hơn, đặc biệt phân <br />
môn vẽ trang trí đã có nhiều chuyển biến tốt<br />
<br />
Bài trang trí của các em đa dạng hơn về họa tiết và các loại chất liệu <br />
bài vẽ có bố cục rõ ràng, màu sắc có chính, có phụ, hài hòa<br />
<br />
Các em hiểu được vẽ trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng<br />
<br />
Các em thấy được vẻ đẹp của vẽ trang trí thông qua các bài vẽ trang <br />
trí mà giáo viên giảng dạy và từ đó có ý thức quan sát thực tế, có ý thức <br />
biến cái thực tế thành cái riêng của mình.<br />
<br />
Các em chủ động hơn trong khi học vẽ trang trí, có tư duy sáng tạo <br />
hơn nhờ việc rèn luyện thường xuyên và được quan sát trực tiếp từ quá <br />
trình giảng dạy có đầu tư của giáo viên.<br />
<br />
Những điều tôi đã làm được sau khi áp dụng giải pháp này cụ thể <br />
như sau:<br />
<br />
Học sinh hứng thú 159 em<br />
Học sinh chưa hứng 15 em<br />
thú<br />
<br />
<br />
<br />
2. Những điều chưa làm được<br />
<br />
Một số ít học sinh còn vụng về trong việc tạo họa tiết, chưa chú ý <br />
đến mẫu thực, chưa thực sự thấy được sự khác nhau giãu trang trí cơ bản <br />
và trang trí ứng dụng. <br />
<br />
Việc chuẩn bị mẫu thực ở giáo viên và học sinh đôi khi còn hạn chế<br />
<br />
Một số ít học sinh còn ỷ lại vào bạn, vào mẫu có sẵn chưa chủ động <br />
sáng tạo<br />
<br />
Vẫn còn học sinh chưa đạt yêu cầu<br />
<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
16<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm đã có kết quả khảo nghiệm, đối chứng:<br />
<br />
Đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào phân môn vẽ trang trí mĩ thuật <br />
trải nghiệm và sáng tạo môn mĩ thuật 6 trường THCS Lương Thế Vinh.<br />
<br />
Kết quả học tập phân môn vẽ trang trí đã cao hơn nhiều so với trước <br />
khi áp dụng các giải pháp. Cụ thể khảo sát trên 184 em học sinh cho thấy:<br />
<br />
Điểm Trước khi áp Sau khi áp dụng<br />
dụng<br />
Đạt yêu cầu 177 em 183 em<br />
Chưa đạt yêu cầu 7 em 1 em<br />
Sáng kiến có tính mới đề xuất, chưa khảo nghiệm<br />
<br />
Dự kiến hiệu quả khi đưa vào thực hiện, vận dụng giúp học sinh học <br />
tốt hơn phân môn vẽ trang trí mĩ thuật trải nghiệm và sáng tạo<br />
<br />
Sẽ áp dụng sáng kiến ở phân môn vẽ trang trí, đối tượng là học sinh <br />
học môn mĩ thuật trải nghiệm và sáng tạo lớp 6.<br />
<br />
Điều kiện để thực hiện sáng kiến là giáo viên và học sinh dạy và học <br />
môn mĩ thuật.<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
I. Kết luận<br />
<br />
Nói đến trang trí là nói đến nghệ thuật bài trí, sắp đặt, trang trí làm <br />
cho mọi sự vật cũng như con người đều trở nên đẹp và sinh động hơn. <br />
Học trang trí giúp con người phát triển một cách toàn diện, giúp tư duy con <br />
người sáng tạo hơn. Mỗi sự sáng tạo trong trang trí đều đem đến sự mới <br />
mẻ cho xã hội, đồng thời sự sáng tạo trong trang trí còn thể hiện một xã <br />
hội văn minh, tiên tiến.<br />
<br />
Việt Nam đang trên đà phát triển không thể thiếu cái đẹp, càng không <br />
thể thiếu những con người luôn biết tự khám phá làm mới mình và làm mới <br />
xã hội, chính vì vậy việc học trang trí giúp các em trau dồi vốn hiểu biết xã <br />
hội, tích lũy vốn hiểu biết đó để tư duy, sáng tạo.<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
17<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật <br />
lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
Các giải pháp trên giúp học sinh yêu thích phân môn vẽ trang trí là một <br />
trong những tâm huyết của tôi với mong muốn giúp những thế hệ trẻ <br />
tương lai của đất nước có một cái nhìn toàn vẹn hơn, to lớn hơn, sáng <br />
tạohơn để luôn bắt kịp với xu hướng thời đại.<br />
<br />
Hi vọng với chút ít kinh nghiệm của tôi và tâm huyết của tôi có thể <br />
giúp ích một phần nào đó trong việc đổi mới phương pháp dạy học mĩ <br />
thuật trải nghiệm và sáng tạo, cũng hi vọng bạn bè đồng nghiệp góp ý để <br />
những giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn.<br />
<br />
II. Kiến nghị<br />
<br />
Rất mong các cấp quan tâm hơn nữa đến bộ môn mĩ thuật, cần có <br />
thêm nhiều tư liệu, tranh ảnh để tăng thêm sự hứng thú trong các tiết học. <br />
Cần có nhiều hơn nữa các cuộc thi vẽ tranh, cung cấp nhiều hơn các dụng <br />
cụ, đồ dùng, thiết bị cho giáo viên để nâng cao công tác giảng dạy.<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 26/04/2019<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Phỉ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Phỉ Trường THCS Lương Thế Vinh Kông Ana Đăk Lăk Trang <br />
18<br />