intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học âm

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

213
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này giúp học sinh phát âm đúng,viết đúng. Ở lớp một là lớp đầu cấp vì vậy mà muốn cho các em nhận biết được các âm dễ có một con chữ,đến âm khó có hai chữ.Đó cũng là điều khó đối với các em.Vì trong lớp học có nhiều đối tượng học sinh khác nhau:giỏi,khá,trung bình,…Một số học sinh còn ảnh hưởng đến ngôn ngữ địa phương.Vì vậy mà nhiều giáo viên phải suy nghĩ làm thế nào để giúp các em nắm chắc phần học âm. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học âm”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học âm

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỊNH THỊ LIỀN bZa SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT PHẦN HỌC ÂM Người thực hiện: Lê Thị Vân Năm học:2008-2009
  2. II/:Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết tầm quan trọng của việc dạy học âm cho học sinh lớp một là bắt đầu bằng việc cung cấp hệ thống âm(nguyên âm,phụ âm,thanh điệu)và các dạng chữ dùng để ghi âm.Bên cạnh đó cung cấp cho các em bằng chữ cái theo thứ tự:A,B,C…Để đạt được hiệu quả cao nhất việc đầu tiên phải chú trọng đổi mới phương pháp dạy học âm mới,rèn luyện cho các em từ:giỏi,khá,trung bình,yếu,kém,ngọng,phải nắm chắc kiến thức,kỹ năng học âm thì mới học tốt môn TV lớp 1 Để thực hiện tốt trong công tác giảng dạy ở bậc tiểu học,nội dung phải toàn diện,mức độ phù hợp với từng lớp và phảt triển theo tâm sinh lý của các em nhất là học sinh lớp một.Do đó nhiệm vụ ở lớp một có hai mặt rõ rệt. Phải giúp học sinh giữ được tính hồn nhiên,nhạy cảm trước cái mới ,cái hay. Rèn luyện cho các em ngay từ bước đầu về nề nếp học tập có tổ chức,có kỉ luật.Khâu quan trọng nhất đối với học sinh lớp một là kỹ năng đọc và viết là bước đầu cho trẻ học chữ.Đọc-viết được hay không là phải nói đến môn “ học âm”. Học tốt phần học âm thì mới học tốt môn TV và học tốt các môn học khác được.Chính vì vậy mà tôi nghiên cứu đề tài giúp các em học tốt phần học âm.
  3. III/:Cơ sở lý luận: Đề tài này giúp học sinh phát âm đúng,viết đúng Ở lớp một là lớp đầu cấp vì vậy mà muốn cho các em nhận biết được các âm dễ có một con chữ,đến âm khó có hai chữ.Đó cũng là điều khó đối với các em.Vì trong lớp học có nhiều đối tượng học sinh khác nhau:giỏi,khá,trung bình,…Một số học sinh còn ảnh hưởng đến ngôn ngữ địa phương.Vì vậy mà nhiều năm đứng ở khối lớp một,tôi phải suy nghĩ làm thế nào để giúp các em nắm chắc phần học âm. IV/ Cơ sở thực tiễn: Học sinh phát âm sai các âm có hai con chữ,các âm khó dẫn đến viết chính tả sai. Nhiều năm qua tôi đã dạy theo sách hướng dẫn của giáo viên hoặc tôi tham khảo thêm sách thiết kế TV lớp một,tôi dùng nhiều hình thức dạy học cho học sinh nhưng kết quả vẫn ở 85%-> 90%,vẫn còn một số em chưa nắm được.
  4. V/ Nội dung nghiên cứu: Được BGH phân công chủ nhiệm lớp 1B,tôi tìm hiểu lý lịch của từng em,phân loại năng lực học tập từng em giỏi,khá,…cá biệt của từng em và phân các em theo nhóm,các bạn trong nhóm phải giúp đỡ lẫn nhau học tập tiến bộ.Qua khảo sát đầu năm học trong lớp có 7 em ngọng đớt,10 em tiếp thu chậm,còn lại 16 em khá giỏi.Vậy làm thế nào để 17 em này nắm chắc phần học âm là điều rất khó.Các em có đọc được thì mới đọc, viết được những môn học khác.Vậy việc rèn đọc,viết,học âm rất cần thiết đối với học sinh lớp một. Ví dụ: Đối với những âm khó đọc như x,s,t,tr khi dạy tôi đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,nhằm phát huy tính tích cực của các em như xem vật thật :xe,chim sẻ…Hướng dẫn các em nghe giọng đọc,nhìn miệng của cô khi phát âm để đánh vần mẫu. -X khi phát âm : khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng lợi, hơi thoát ra xát nhẹ , không có tiếng thanh. -S khi phát âm: uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh..vv..vv Khi học sinh đọc, giáo viên theo dõi sửa sai kịp thời cho các em .Khi giảng dạy giáo viên còn cho các em vận dụng tổng hợp các giác quan khi đọc, khi viết, mắt nhìn,miệng đọc, tai nghe, tay viết cho các em tập đọc, phân tích cấu tạo âm tập viết ngay khi học xong 1 âm mới, viết ở bài cũ, vở…Đặc biệt chú trọng khi viết hướng dẫn cụ thể các nét cơ bản của từng con chữ x, s, t, tr …cấu tạo khác nhau nên cách viết cũng khác nhau.
  5. -Rèn đọc viết âm tập trung hầu hết cả lớp nhưng đối với những em ngọng đớt, chậm tiến…ta cần phải quan tâm giúp đỡ nhiều hơn, không những giúp đỡ trong tiết học mà còn ngoài giời học buổi chiều, những giời giải lao… -Trong giờ học tôi luôn khen ngợi tuyên dương để các em phấn khởi học tốt hơn.Như vậy mà các em học sinh lớp tôi đến nay tiến bộ rất rõ rệt. VI/ Kết quả nghiên cứu: Qua thời gian áp dụng phương thức trên đến nay, tôi đã khảo sát phần học âm, lớp tôi đạt kết quả khá cao. Điểm 9 - 10 : 18 em / 29em Điểm 7 - 8 : 8 em / 29em Điểm 5 - 6 : 2 em / 29em Điểm 4 : 1 em / 29em Qua khảo sát học âm, tôi thấy việc rèn đọc, viết âm cho các em có nhiều hiệu quả. Các em đọc đúng, viết đúng so với trong lớp trong cùng một khối nhưng vẫn còn một em học yếu, cố gắng phụ đạo thêm để các em học tiến bộ cùng các bạn trong lớp.
  6. VII/Kết luận: Từ những việc làm trên và kết quả đạt được. Tôi rút ra được một số kết luận sau: -Giáo viên phải có tâm yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong giảng dạy, hết lòng yêu thương học sinh, nhất là quan tâm những em yếu kém, khuyết tật. -Giao viên phải nắm vững phương pháp, nội dung từng bài học để giúp các em nắm chắc kĩ năng kiến thức của từng âm, đối với những em phát âm không rõ ràng, dễ lẫn lộn giữa âm này với âm khác, ta phải tận dụng quỹ thời gian buổi chiều để cho các em rèn đọc, viết nhiều hơn. Động viên, khen thưởng đúng lúc để khích lệ các em . Ngoài ra, còn phải kết hợp với phụ huynh nhắc nhở các em rèn đọc, viết nhiều ở nhà. Chúng ta không nên lơ là bỏ qua khi các em đọc, viết chưa đúng. Trên đây, là một vài kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện và tích lũy trong thời gian qua. VIII/ Đề nghị: Qua đề tài này bản thân tôi không có đề nghị gì hết. XI/ Tài liệu tham khảo: a/ Sách giáo viên: Nhà xuất bản giáo dục: Do Đặng Thị Lanh Hoàng Cao Cương
  7. Lê Thị Tuyết Mai TrầnThị Minh Phương b/ Sách giáo khoa: Nhà xuất bản giáo dục: (tác giả như trên) c/ Sách thiết kế Tiếng Việt: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. X/ Mục lục: I/ Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp Một học tốt phần học âm. II/Đặt vấn đề: III/ Cơ sở lý luận: VI/ Cơ sở thực tiễn: V/ Nôi dung nghiên cứu: VI/ Kết quả nghiên cứu: VII/ Kết luận. VIII/Đề nghị. IX/ Tài liệu tham khảo. XI/ Phiếu đánh giá xếp loại sáng kiến kin nghiệm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0