SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH<br />
Mã số: ................................<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG<br />
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
TRONG PHẦN “SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT ”<br />
MÔN SINH HỌC 11 CƠ BẢN<br />
<br />
Người thực hiện:<br />
<br />
TRẦN THỊ NỤ<br />
<br />
Lĩnh vực nghiên cứu:<br />
- Quản lý giáo dục<br />
<br />
<br />
<br />
- Phương pháp dạy học bộ môn: SINH HỌC <br />
- Lĩnh vực khác: ............................................ <br />
Có đính kèm:<br />
Mô hình<br />
Phần mềm<br />
<br />
Phim ảnh<br />
<br />
Năm học: 2011-2012<br />
<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC<br />
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN<br />
1. Họ và tên: TRẦN THỊ NỤ<br />
2. Ngày tháng năm sinh: 09/01/ 1960<br />
3. Nam, nữ: Nữ<br />
4. Địa chỉ: 7B/ CX cơ giới 9- KP 10- An Bình , TP. Biên Hoà, T. Đồng Nai.<br />
5. Điện thoại: 061.3834289 (CQ)/<br />
6. Fax:<br />
<br />
(NR); ĐTDĐ: 0902 485 579<br />
<br />
E-mail: nutran@nhc.edu.vn<br />
<br />
7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn<br />
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh<br />
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO<br />
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân<br />
- Năm nhận bằng: 1985<br />
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Sinh<br />
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC<br />
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy 26<br />
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:<br />
+ Năm học : 2005-2006- Ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn sinh học .<br />
+ Năm học : 2006-2007- Phương phát dạy học theo nhóm .<br />
+ Năm học : 2007-2008- Làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy<br />
chương: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật”<br />
+ Năm học : 2008-2009- Một vài kinh nghiệm về đổi mới nội dung và hình<br />
thức kiểm tra miệng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học ở trường<br />
THPT.<br />
+ Năm học : 2009-2010- Một vài kinh nghiệm trong ôn thi cho học sinh để<br />
nâng cao chất lượng tốt nghiệp.<br />
<br />
I.<br />
<br />
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu<br />
<br />
cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức<br />
bị tụt hậu trên con đường tiến lên CNXH, đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên<br />
những con người lao động mới: có năng lực, thông minh, sáng tạo…<br />
Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và phương pháp<br />
dạy học ở các trường phổ thông đã và đang được quan tâm rất lớn.<br />
Trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc THPT,<br />
sách giáo khoa phân ban mới, Bộ GD- ĐT chỉ rõ:<br />
"Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận lợi<br />
cho giáo viên giảng dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các<br />
cấp trên cơ thể”.(Trích:SGV SH Ban KHXH&NV Bộ sách thứ nhất-NXBGD-2003).<br />
"Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với<br />
thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như<br />
mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh...".(Trích: SGV SH Ban KH TN Bộ sách thứ<br />
hai-NXBGD-2003).<br />
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng<br />
cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.<br />
Hiện nay, Bộ GD và ĐT đã quan tâm trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, phòng<br />
học bộ môn cho các trường THPT. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh nơi hiện tôi<br />
đang công tác đã được trang bị đầy đủ thiết bị của ba phòng học bộ môn : Lý, Hóa,<br />
Sinh. Ngoài ra BGH cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh đã quan tâm tăng<br />
cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho mỗi phòng học một Tivi 46 inch màn<br />
hình phẳng, tạo điều kiện cho giáo viên dạy các bài giảng có ứng dụng CNTT.<br />
Bởi vậy, việc thiết kế các bài giảng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin<br />
nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học đang được rất nhiều giáo viên quan tâm.<br />
Đối với bộ môn Sinh học muốn nhìn thấy hình ảnh phải quan sát chúng trên<br />
tiêu bản thì buộc phải có kính hiển vi điện tử với độ phóng đại cực lớn – chưa kể<br />
đến còn phải nhiều công đoạn kỹ thuật công phu, phức tạp và tốn nhiều thời gian.<br />
<br />
Thế nhưng thực tế ở hầu hết các trường THPT chúng ta: các dụng cụ thí<br />
nghiệm, đồ dùng dạy học như kính hiển vi điện tử, các hoá chất …còn chưa được<br />
trang bị đầy đủ.<br />
Vì thế, trong quá trình thực hiện giảng dạy các bài dạy ở chương, các phần<br />
trong bộ môn, giáo viên thường gặp phải một số khó khăn liên quan đến đồ dùng<br />
dạy học, phần: “SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT" .<br />
Phương pháp truyền thống thường được áp dụng khi giảng dạy đến bài này là<br />
thuyết trình. Giáo viên sử dụng các bức tranh in sẵn hoặc trực tiếp vẽ hình lên<br />
bảng cho các em quan sát diễn giải rồi yêu cầu các em ghi chép lại các kiến<br />
thức cơ bản. Các câu hỏi, những tình huống có vấn đề tuy có được đặt ra nhưng rất<br />
hạn chế - vì khối lượng kiến thức của bài này khá lớn lại rất trừu tượng, phải mất<br />
nhiều thời gian cho thuyết trình và ghi chép.<br />
Với cách làm này thường không phát huy được cao độ tính tích cực, chủ động,<br />
sáng tạo trong học tập, học trò khi học thường thụ động, dễ nhàm chán, hiệu quả<br />
giờ dạy không cao.<br />
Làm thế nào để trong thời gian chỉ một tiết dạy, giáo viên có thể vừa kiểm tra<br />
bài cũ, vừa khai thác xây dựng, hình thành các kiến thức mới. Không những thế<br />
giáo viên còn phải khắc sâu, mở rộng kiến thức mới cho học sinh , giúp các em vận<br />
dụng tốt các kiến thức mới khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong<br />
cuộc sống và có thể hoàn thành tốt mọi bài tập có liên quan, giúp học sinh có thêm<br />
hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày càng yêu thích môn Sinh học hơn. Đây<br />
cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ<br />
lên lớp.<br />
Để góp phần khắc phục được các khó khăn nêu trên, tôi đã chọn đề tài:<br />
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
TRONG PHẦN “SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT ”<br />
MÔN SINH HỌC 11 CƠ BẢN<br />
II.<br />
<br />
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
- Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của<br />
thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy<br />
học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt động<br />
học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Điều này khác với các phương<br />
pháp dạy học truyền thống là chỉ tập trung nghiên cứu kĩ nội dung dạy để thiết kế<br />
cách truyền đạt kiến thức của thầy.<br />
- Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế<br />
các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức<br />
mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người<br />
học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác,<br />
không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết<br />
quả hạn chế.<br />
- Ứng dụng CNTT trong dạy học là có được thông tin 2 chiều nhanh, hiệu<br />
quả, vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện để học sinh lĩnh hội tri thức và rèn<br />
luyện kĩ năng nhận thức môn học. Ứng dụng CNTT là một trong những phương<br />
tiện dạy học, là một phần trong hệ thống quá trình dạy- học, có tác động đến quá<br />
trình dạy và học. Sự thay đổi của phương tiện dạy và học sẽ làm thay đổi phương<br />
pháp học tập.<br />
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài<br />
2.1.<br />
<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu chuẩn bị bài mới<br />
<br />
Yêu cầu giáo viên<br />
- Trong phần này giáo viên đóng vai trò quan trọng phải có các định hướng<br />
đúng.<br />
- Nắm được kiến thức trọng tâm của bài và các kiến thức liên quan.<br />
- Cần phải chuẩn bị các câu hỏi, phiếu học tập , các mẫu bảng biểu so sánh.<br />
- Yêu cầu tìm kiếm những hình ảnh liên quan (phân theo đơn vị tổ)<br />
- Trao đổi về những kiến thức qua địa chỉ email giữa GV và HS (theo tổ)<br />
- Giáo viên chắt lọc hình ảnh cụ thể , bao quát làm tư liệu cho bài dạy trên lớp.<br />
- Giáo viên chuẩn bị bài trước một tuần.<br />
<br />