PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương <br />
pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng <br />
Việt lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt <br />
Nam) ởtrường THCSTô Hiệu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Lành<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Tô Hiệu, EaBông,<br />
Krông ANa Đăk Lăk.<br />
Trình độ đào tạo: Đại học – Môn đào tạo Ngữ văn.<br />
Krông Ana, tháng 3 năm 2016<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
I. Phần mở đầu:.................................................................................................1<br />
I.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài......................................................................2<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................2<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3<br />
II. Phần nội dung ...............................................................................................3<br />
II.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................3<br />
II.2.Thực trạng......................................................................................................5<br />
a. Thuận lợi khó khăn..............................................................................5<br />
b. Thành công hạn chế.............................................................................5<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu..............................................................................6<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.................................................6<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.......8<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp: ...................................................................................9<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu.......................................................................................................................20<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị ........................................................................21<br />
III.1. Kết luận: .................................................................................................21<br />
III.2.Kiến nghị:.................................................................................................22<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23<br />
ĐỀ TÀI:<br />
Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực <br />
vào dạy phân môn Tiếng Việt lớp 6 (Mô hình trường học mới <br />
Việt Nam) ở trường THCS Tô Hiệu.<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: <br />
I.1. Lý do ch<br />
ọn đề tài.<br />
<br />
Vấn đề dạy và học có hiệu quả là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong <br />
giáo dục.Đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay,đất nước ta đã và đang hội <br />
nhập với thế giới, đòi hỏi người học phải có tri thức thực sự mới đáp ứng <br />
được yêu cầu xã hội. Chính vì thế nên theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào <br />
tạo, toàn ngành giáo dục đã và đang đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các <br />
bậc học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, tập trung vào hoạt <br />
động học của học sinh.Từ năm học 2014 2015, Bộ giáo dục đang thực hiện <br />
thí điểm về mô hình trường học mớiViệt Nam (VNEN)đối với cấp THCS. <br />
Theo sách hướng dẫn học Ngữ văn VNEN so với chương trình hiện hành thì <br />
chương trình sách hướng dẫn học Ngữ văn VNEN có nhiều thay đổi về <br />
phương pháp dạy học. Do đó đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học <br />
tích cực, phù hợp với yêu cầu của chương trình mới mà Bộ Giáo dục & Đào <br />
tạo đang thí điểm. Phân môn tiếng Việt trong sách hướng dẫn học Ngữ văn <br />
6(VNEN) được sắp xếp và giảng dạy không quá khó đối với sự lĩnh hội tri <br />
thức của học sinh. Thế nhưng làm sao khi lên lớp giáo viên phải truyền thụ <br />
kiến thức để học sinh nắm được một cách chắc chắn, đầy đủ kiến thức cần <br />
thiết thì đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực rất nhiều.Làm được điều <br />
này,được xem là thành công đối với người giáo viên. Từ thực tiễn đó, để <br />
hướng dẫn học sinh học tập tốt từng tiết học ở phân môn tiếng Việt trong sách <br />
hướng dẫn học Ngữ văn 6(V NEN), giáo viên phải sử dụng phương pháp nào, <br />
phải tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ tri thức ra sao để truyền thụ cho học sinh đạt <br />
hiệu quả cao thì không phải là vấn đề đơn giản đối với từng giáo viên. Chính <br />
vì lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương <br />
pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt lớp 6 (Mô hình trường <br />
học mới Việt Nam) ở trường THCS Tô Hiệu ”.Trong phạm vi nghiên cứu <br />
khoa học này, tôi đi sâu tìm hiểu phương pháp đổi mới cách dạy học phân môn <br />
Trang 1<br />
tiếng Việt lớp 6 (VNEN) trong môn Ngữ văn cho học sinh THCS theo hướng <br />
tích cực. Tôi đã quyết định chọn đề tài này để trước hết là bản thân có điều <br />
kiện khái quát nâng cao chuyên môn sau thời gian nghiên cứu áp dụng và qua <br />
đây mong được chia sẻ với đồng nghiệp cùng quan tâm để góp phần nâng cao <br />
chất lượng chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong <br />
phạm vi nhà trường THCS.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
* Mục tiêu:Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn việc dạy học Ngữ văn <br />
trường THCS, đề tài đi sâu nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp đổi mới việc <br />
dạy học phân môn tiếng Việt theo hướng tích cực. Giúp giáo viên có được <br />
những định hướng cần thiết để triển khai dạy học theo phương pháp mới có <br />
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Giúp học <br />
sinh tự tin, tích cực, yêu thích môn học.<br />
* Nhiệm vụ : Để đạt được mục tiêu trên, tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu <br />
chính như sau:<br />
Xác định cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo <br />
hướng tích cực.<br />
Điều tra, quan sát thực tế việc dạy học văn ở trường nói chung, việc dạy <br />
phân môn tiếng Việt nói riêng.<br />
Đề xuất một số biện pháp vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong <br />
việc sử dụng câu hỏi, cách thứctổ chức triền khai bài giảng thuộc phân môn <br />
tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6 (VNEN).<br />
Triển khai thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề xuất vận <br />
dụng phương pháp đổi mới việc dạy phân môn tiếng Việt trong môn Ngữ văn <br />
cho học sinh THCS. Trên cơ sở thực nghiệm sẽ tiến hành phân tích, nhận xét, <br />
đánh giá để có những kiến nghị và giải pháp cụ thể cho hướng nghiên cứu tiếp <br />
theo.<br />
ối tượng nghiên cứu :<br />
I.3. Đ<br />
Sáng kiến kinh nghiệm này tập trung giới thiệu một số phương pháp dạy học <br />
phân môn tiếng Việt thuộc chương trình Ngữ văn 6 (VNEN) có hiệu quả và <br />
cách chọn lọc các hình thức dạy học tích cực phù hợp.<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu :<br />
<br />
<br />
Trang 2<br />
Chỉ ra một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy <br />
phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6(VNEN). Đồng thời thực <br />
hiện hóa một phần những định hướng về sử dụng phương pháp dạy học tích <br />
cực khi dạy phân môn tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 6(VNEN) qua <br />
việcsoạn thảo kế hoạch dạy học mà bản thân đã và đang giảng dạy thực <br />
nghiệm tại lớp 6a1(VNEN) trường THCS Tô Hiệu, năm học 2015 2016.<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những <br />
phương pháp chủ yếu:<br />
1. Phương pháp thống kê: Qua việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học <br />
sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo viên thống kê kết quả thu được và so <br />
sánh.<br />
2. Phương pháp thực nghiệm qua giảng dạy: Thông qua các tiết dạy của bản <br />
thân để xem xét, đánh giá.<br />
3. Phương pháp đối chiếu, so sánh để thấy được kết quả trong thực tiễn.<br />
4. Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua tiết <br />
dạy của bản thân kết hợp với việc dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.<br />
5. Phương pháp phân tích, tổng hợp. <br />
II. PHẦN NỘI DUNG: <br />
II.1.Cơ sở lý luận:<br />
<br />
Để đi sâu vào nghiên cứu đề tài này, trước hết ta tìm hiểu về khái niệm <br />
“Tích cực”.Khái niệm này có các cách hiểu như sau:<br />
<br />
“1. Có tác dụng khẳng định, thúc đẩy sự phát triển; Nhân tố tích cực, <br />
mặt tích cực của vấn đề.<br />
2. Tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến đổi theo hướng <br />
phát triển.<br />
3. Tỏ ra nhiệt tình, đem hết khả năng, tâm trí vào công việc.” [Hoàng Phê <br />
(chủ biên) ( 2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.1217]<br />
Như vậy, nội hàm khái niệm “tích cực” đã chỉ rõ bản chất của chủ thể <br />
hoạt động; chỉ tính chất, thái độ tham gia vào hoạt động, nhấn mạnh tính chủ <br />
Trang 3<br />
động, tự giác, nhu cầu, tính phát triển; sự nhiệt tình, dấn thân của chủ thể. Do <br />
đó, thước đo của tính tích cực không chỉ thể hiện ở những hoạt động bề nổi <br />
mà quan trọng chính là sự vận động của tâm lí nhận thức bên trong tạo nên sự <br />
vận động, phát triển. <br />
Vậy phương pháp dạy học tích cực là gì?Phương pháp dạy học tích cực là <br />
một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy <br />
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của người học. <br />
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa <br />
hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực <br />
của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người <br />
dạy.<br />
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học theo hướng tích cực luôn được chú <br />
trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của BCH TW Đảng khoá VIII nêu rõ: <br />
“Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều <br />
rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”, “phương pháp giáo dục <br />
phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi <br />
dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Qua đó ta thấy được bộ giáo <br />
dục và đào tạo đã khẳng định rất rõ tầm quan trọng của việc không ngừng đổi <br />
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực cho phù với đối tượng học <br />
sinh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. <br />
Dạy học theo hướng “Tích cực hoá” lấy hoạt động học tập của học sinh <br />
làm trung tâm, vai trò của người thầy là người tổ chức – chủ đạo, học trò là <br />
người chủ động khám phá – lĩnh hội kiến thức. Vấn đề dạy học theo hướng <br />
tích cực là nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc đổi mới thay sách, <br />
đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay. Đặc biệt là trong <br />
chương trình thí điểm VNEN đã được biên soạn rất cụ thể để hướng người <br />
dạy thực hiện đúng phương pháp dạy học tích cực. Vì vậy đòi hỏi người dạy <br />
phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp, thao tác, kỹ năng để giảng dạy tốt <br />
hơn. Song việc đổi mới phương pháp quá còn mới mẻ, còn khó khăn đối với <br />
giáo viên vì chương trình thí điểm VNEN THCS mới chỉ thực hiện được chưa <br />
đầy hai năm. Giáo viên thực sự là rất bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn khi <br />
giảng dạy. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn giáo viên phải giảng dạy tích hợp <br />
Trang 4<br />
ba phân môn là Văn – Tiếng Việt – Tập Làm Văn nên việc áp dụng phương <br />
pháp dạy học tích cực phải thật sự khéo léo thì mới tổ chức cho học sinh hoạt <br />
động để lĩnh hội tri thức được. Trong đó đối với phân môn tiếng Việt trong <br />
phân phối chương trình không nhiều tiết nhưng không phải vì thế mà chúng ta <br />
không quan tâm đến phân môn này. Giảng dạy tiếng Việt làm sao đạt được <br />
hiệu quả để học sinh không nhàm chán, ngược lại học sinh ham học phân môn <br />
này đó chính là điều trăn trở của mỗi giáo viên khi lên lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 5<br />
II.2.Thực trạng:<br />
a. Thuận lợi khó khăn: <br />
* Thuận lợi:<br />
Được Sở giáo dục& Đào tạo Đăk Lăk,Phòng giáo dục& Đào tạo Krông Ana <br />
cử đi tập huấn, lĩnh hội phương pháp tổ chức, dạy học theo mô hình trường <br />
học mới ngay từ đầu năm học 2015 – 2016.<br />
Được nhà trường trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho việc ứng dụng công <br />
nghệ thông tin vào dạy học.<br />
Phía phụ huynh học sinh cũng đã tạo điều kiện về thời gian cho con học bài ở <br />
nhà.<br />
Bản thân tôi đã trực tiếp dạy chương trình Ngữ văn lớp 6 (VNEN) nên rút ra <br />
được kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.<br />
* Khó khăn:<br />
Đối với giáo viên: Việc áp dụng phương pháp dạy học mới theoMô hình <br />
trường học mới còn nhiều bỡ ngỡ.<br />
Đối với học sinh: Học sinh của trường THCS Tô Hiệu đa phần là con em <br />
đồng bào dân tộc thiếu số nên có học lực không đồng đều, số học sinh có học <br />
lực yếu khá cao. Do khả năng tiếp thu kiến thức của các em chậm và đa số là <br />
lười học, về nhà không học bài cũ, không soạn bài mới trước khi đến lớp; Do <br />
nhiều em còn rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp và học tập. Những học sinh học <br />
ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu và trường tiểu học Ea Bông các em chưa được <br />
học chương trình VNEN nên giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để giúp đỡ <br />
các em làm quen với phương pháp mới.<br />
b.Thành công hạn chế: <br />
Với việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn tiếng Việt ở <br />
chương trình Ngữ văn 6 (VNEN) đối với bản thân tôi đã có một số thành công <br />
nhất định đó là:<br />
Giáo viên khi đứng lớp tự tin hơn vì đã thiết kế được kế được kế hoạc <br />
dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, phù hợp đối tượng học sinh. Hình thức <br />
tổ chức dạy học phong phú, thuận tiện trong giảng dạy, kiến thức được củng <br />
cố, mở rộng.<br />
Trang 6<br />
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó thì khi sử dụng đổi mới phương pháp <br />
dạy học theo hướng tích cực trong giờ dạy phân môn tiếng Việt có những hạn <br />
chế nhất định như:<br />
Để thiết kế được những hình thức đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi <br />
giáo viên phải mất nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, đọc sách, báo, Internet… <br />
thì mới lựa chọn được nội dung ứng dụng phương pháp dạy học tích cực phù <br />
hợp với kiến thức bài dạy và cả phù hợp với đối tượng học sinh. <br />
Phía học sinh phải siêng năng học bài cũ và soạn bài mới, phải nắm vững <br />
kiến thức cơ bản của môn học thì mới trả lời được câu hỏi nhanh. Còn nếu <br />
học sinh nắm mơ hồ về kiến thức cũ sẽ làm mất thời gian để giáo viên gợi mở <br />
như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. Trong lớp nếu có nhiều đối <br />
tượng học sinh yếu thì áp dụng phương pháp dạy học tích cực rất khó thành <br />
công.<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu:<br />
Khi áp dụng phương pháp dạy họctheo hướng đổi mới có mặt mạnh là giúp <br />
giáo viên dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp phù hợp với yêu cầu <br />
của thời đại và dễ thực hiện trong mỗi tiết dạy. Giúp học sinh hứng thú với <br />
giờ học, chủ động lĩnh hội tri thức, khắc sâu kiến thức cơ bản, có điều kiện <br />
củng cố, liên hệ và mở rộng kiến thức liên quan.<br />
Mặt yếu là khi áp dụng việc đổi mới trong dạy phân môn tiếng Việt đòi hỏi <br />
đối tượng học sinh phải tích cực, chủ động.Nếu trong lớp có nhiều đối tượng <br />
học sinh yếu, kém thì khi thảo luận, giáo viên phải trực tiếp hỗ trợ cho học <br />
sinh cho nên rất vất vả.<br />
d.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:<br />
Chương trình Ngữ văn theo Mô hình trường học mới vẫn giữ nguyên ba phân <br />
môn là Văn bản –tiếng Việt và Tập làm văn nhưng sẽ không trình bày mục tiêu <br />
riêng của từng phân môn mà cố gắng tìm ra sự đồng quy của ba phân môn để <br />
qua đó thực hiện quan điểm tích hợp. Chương trình mới coi trọng cả bốn kĩ <br />
năng nghe, nói, đọc, viết.Khi dạy phân môn tiếng Việt giáo viên phải thực sự <br />
chú ý rèn cho học sinh cả 4 kĩ năng trên.Đặc biệt là việc rèn từ, đặt câu và viết <br />
đoạn văn là việc làm rất cần thiết của giáo viên khi dạy phân môn tiếng Việt <br />
nhằm giúp học sinh sẽ cảm thụ tốt khi học Văn bản và tạo lập văn bản tốt khi <br />
học Tập làm văn.<br />
<br />
<br />
Trang 7<br />
Trong thực tế giảng dạy chương trình VNEN, tôi nhận thấy với phân môn <br />
tiếng Việt trong sách hướng dẫn học Ngữ văn 6,Bộ giáo dục đã thiết kế lồng <br />
ghép các đơn vị kiến thức tiếng Việt vào trong một bài dạy chung cụ thể của <br />
chương trình. Tuy biên soạn đã có sự đổi mới, thay đổi, chính lí, bổ sung nhưng <br />
cũng không kém phần khó hiểu vì đã có sự cắt xén, giảm bớt nội dung kiến <br />
thức so với chương trình hiện hành. Nếu giáo viên lên lớp mà không nghiên <br />
cứu kĩ tài liệu thì khi giảng dạy nếu cứ rập khuôn theo câu hỏi của sách tài <br />
liệu hướng dẫn học đôi khi sẽ gặp một số trở ngại trong dạy học. Bên cạnh <br />
đó trong những năm gần đây, tình hình học sinh trong nhà trường có sự biến <br />
đổi theo chiều hướng tiêu cực, với tình trạng học sinh chây lười trong việc học <br />
các môn, trong đó có bộ môn Ngữ văn sẽ ảnh hướng rất lớn đến chất lượng <br />
giờ dạy.<br />
Bước vào đầu năm học tôi đã điều tra thu thập số liệu cụ thể về kết quả xếp <br />
loại học lực môn tiếng Việt năm học 2014 – 2015 của học sinh lớp này năm <br />
lớp 5 như sau:<br />
Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém<br />
36 2 7 19 8 0<br />
Sau khi vào đầu năm học 2015 – 2016 trong tháng đầu tiên của năm học, tôi đã <br />
tiến hành khảo sát thực nghiệm kết quả học tập của học sinh về kiến thức <br />
phân môn tiếng Việt thì tôi thu được kết quả như sau:<br />
Tổng số học Kết quả<br />
sinh<br />
Giỏi Khá Trung bình Yếu<br />
36 SL TL SL TL SL TL SL TL<br />
2 5,6% 5 13,8% 18 50% 11 30,6%<br />
Như vậy với kết quả trên cùng với sựtheo dõi học sinh trong từng tiết dạy,<br />
tôi nhận thấy khả năng tiếp thu bài của học sinh rất chậm, lớp học trầm, <br />
không khí lớp học nặng nề, học sinh thụ động, ít phát biểu tham gia xây dựng <br />
bài, nhiều em có vẻ chán nản không thích học, kĩ năng hoạt động nhóm không <br />
có…<br />
Theo tôi thực trạng học sinh học tập thiếu tập trung như vậy đó là do những <br />
nguyên nhân sau: <br />
<br />
<br />
Trang 8<br />
+ Học sinh chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, không chuẩn <br />
bị bài mới, không hứng thú khi đến tiết học.<br />
+ Giáo viên chưa có hệ thống những câu hỏi gợi mở, tích cực;chưa có những <br />
phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng tiết học cụ thể nhằm <br />
thu hút, lôi cuốn học sinh. Ví thế, cần áp dụng phương pháp tích cực vào tiết <br />
học để hoàn thiện vai trò “Thầy thiết kế, trò thi công” nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy và học.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Qua quá trình dạy học, quá trình dự giờ của đồng nghiệp trong trường và ở <br />
trường bạn, quá trình đúc rút kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy:<br />
Trong thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đến khâu chuẩn bị <br />
bài dạy hay nói cách khác đó là khâu thiết kế giáo án. Bởi tôi hiểu là theo sự chỉ <br />
đạo của Bộ giáo dục trong dạy học chương trình VNEN, Bộ không yêu cầu <br />
giáo viên phải soạn giáo án. Bởi vậy mà một số giáo viên chủ quan, họ có thể <br />
là không nghiên cứu kĩ bài dạy nên khi lên lớp tổ chức tiết học cho học sinh có <br />
phần té nhạt, lớp học rất trầm, không phát huy được sự chủ động, sáng tạo <br />
của học sinh.<br />
Một số giáo viên rất lúng túng trong việc phối kết hợp các phương pháp dạy <br />
học, đặc biệt làvẫn còn thói quen sử dụng các phương pháp dạy học truyền <br />
thống: giáo viên làm việc nhiều. Còn học sinh là người ghi nhớ, học thuộc lòng <br />
(học vẹt) kiến thức đó rồi trả lời. Giờ học trở nên khô khan, trầm, thậm chí <br />
căng thẳng, học sinh tham gia học bài một cách chiếu lệ. Rõ ràng điều đó dẫn <br />
đến chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh không cao. Và đó chưa phải là <br />
hình thức dạy học tích cực của Mô hình trường học mới.<br />
Còn một số giáo viên có vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực <br />
trong dạy học nhưng còn mang tính hình thức cho nên hiệu quả chưa cao. <br />
Ngoài ra, giáo viên chuẩn bị nội dung, hình thức bài dạy chưa thật kĩ. Đặc <br />
biệt là giáo viên chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung <br />
bài dạy để khắc sâu kiến thức, chưa linh hoạt trong đổi mới hình thức dạy học <br />
tích cực, chưa chú ý tới việc chuẩn bị bài học của học sinh, chưa phân loại đối <br />
tượng học sinh trong từng lớp. Từ đó mà giờ học tiếng Việt rất rời rạc, rất <br />
khô khan.Theo tôi để cải thiện được nguyên nhân trên trong mỗi giờ dạy phân <br />
môn tiếng Việt trong môn Ngữ văn giáo viên cần chú ý các vấn đề sau:<br />
<br />
Trang 9<br />
Một là, phải thay đổi hình thức dạy học tích cực thường xuyên để tránh sự <br />
nhàm chán. <br />
Hai là, không tạo áp lực trong giờ học cho học sinh mà phải tạo ra không khí <br />
thoái mái để các em tự tin học tập.<br />
Ba là, giáo viên đừng quá nghiêm khắc vì nếu giáo viên quá nghiêm khắc sẽ <br />
không tạo được sự hưng phấn cho người học. <br />
Bốn là, phải biết khơi dậy ở học sinh lòng say mê môn học bằng việc không <br />
ngừng trau dồi chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức <br />
kiểm tra, đánh giá.<br />
Để làm được các vấn đề trên thì khi thiết kế giáo án giáo viên phải thực sự <br />
chú ý khai thác nội dung bài dạy bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi và hình <br />
thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, làm thâu tóm được kiến thức bài <br />
học. Thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp người học hứng <br />
thú hơn, chiếm lĩnh tri thức dễ dàng hơn từ đó sẽ có kết quả học tập cao hơn. <br />
II.3. Giải pháp, biện pháp: <br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Tổ chức lớp học sinh động, tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng.<br />
Có những phương pháp phù hợp trong việc dạy học phân môn Tiếng Việt theo <br />
hướng tích cực, phát triển các kĩ năng học môn Ngữ văn. <br />
Giáo viên củng cố kiến thức kịp thời cho học sinh, giúp các em năng động <br />
hơn, có sự hứng thú hơn trong tiết học, chủ động lĩnh hội kiến thức từ đó kết <br />
quả học tập sẽ được nâng cao.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Để tiết dạy sinh động và giúp học sinh hứng thú với tiết học, giáo viên có <br />
thể thực hiện áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào mỗi bài học. Tùy <br />
thuộc vào những kĩ năng, kiến thức truyền đạt cho các em mà giáo viên sẽ <br />
chọn phương pháp phù hợp, nhằm khảo sát được hiệu quả dạy của bản thân <br />
và chất lượng học của các em học sinh.<br />
Để việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực phát huy được tính cần thiết <br />
và đạt hiệu quả cao, giáo viên cần đảm bảo những nội dung quan trọng sau.<br />
b.1. Những việc cần chuẩn bị cho bài giảng:<br />
<br />
<br />
Trang 10<br />
Sau mỗi tiết dạy, giáo viên phải nắm bắt được mức độ chiếm lĩnh tri thức <br />
của từng học sinh (tức là những em đã hoàn thành bài học và những em chưa <br />
hoàn thành bài) để từ đó giáo viên có những định hướng cụ thể khi xây dựng <br />
kế hoạch bài dạy tiếp theo cho phù hợp với đối tượng học sinh.<br />
Với từng bài và từng nội dung truyền đạt mới, giáo viên chuẩn bị kĩ những <br />
việc cần làm, xác định nội dung cần áp dụng phương pháp dạy học tích cực, <br />
xây dựng được mức độ kiến thức cần phải nhớ cũng như kĩ năng mà học sinh <br />
có thể vận dụng kiến thức.<br />
Giáo viên nên linh hoạt mở rộng nội dung kiến thức, không chỉ đề cập đến <br />
những gì trong hướng dẫn học Ngữ văn mà còn liên hệ có hệ thống, khoa học <br />
những nội dung khác, để các em có điều kiện tư duy, suy luận, giúp các em <br />
nắm vững nội dung bài học. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, <br />
các phương tiện nghe nhìn ngày càng hiện đại, có thể ứng dụng để phục vụ <br />
công tác giảng dạy như tranh ảnh có màu sắc đẹp, hoặc những phương tiện <br />
điện tử tối tân như băng tiếng, băng hình, phim, đèn chiếu.. .Với sự chuẩn bị <br />
như vậy giáo viên mới có thể thực hiện bài trên lớp với vai trò là người gợi <br />
mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong hoạt động tìm tòi hào hứng, <br />
tranh luận của học sinh.<br />
b. 2. Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào <br />
dạy phân môn tiếng Việt lớp 6 (VNEN) mà tôi đã thực hiện:<br />
*Phương pháp 1:Kết hợp kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới thông qua <br />
hoạt động khởi động:<br />
Trong dạy Ngữ văn nói chung và dạy phân môn tiếng Việt nói riêng nếu giáo <br />
viên sử dụng phương pháp kết hợp kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới thông <br />
qua hoạt động khởi động của bài học vừa tiết kiệm được thời gian, lại vừa <br />
tạo sự kết nối trong bài giảng, vừa tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.Vào <br />
bài đối với phân môn tiếng Việt trong môn Ngữ văn chương trình VNENlà để <br />
học sinh cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp được học trong bài, đồng thời ôn <br />
lại kiến thức đã được học liên quan đến bài mới hoặc để giáo viên tạo những <br />
nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới. Còn phần khởi <br />
động trong mỗi bài học của chương trình VNen vô cùng quan trọng, nó có mục <br />
đích là chuẩn bị về tâm lí, khơi dậy những kiến thức có sẵn cho học sinh có <br />
liên quan cần thiết cho bài học mới, gây hứng thú cho bài học mới, tạo không <br />
khí dễ chịu giữa thầy và trò. Vì vậy để làm được điều này, giáo viên cần linh <br />
hoạt sử dụng các thủ thuật khác nhau như: Sử dụng tranh ảnh, vật thật thay <br />
Trang 11<br />
cho tranh ảnh trong sách để gây hấp dẫn, hát một bài hát, xem một đoạn video <br />
có liên quan đến bài mới hay chơi một trò chơi nhỏ để khai thác các kiến thức <br />
có sẵn của học sinh và dẫn dắt vào bài mới.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài “Hiện tượng chuyển nghĩa của từ” Sách hướng dẫn học <br />
Ngữ văn 6, tập 1 (VNEN) GV có thể thực hiện như sau: Thực hiện hoạt động <br />
này chung cho cả lớp.<br />
Mời trưởng ban văn nghệ lên tổ chức cho lớp hát bài “Quả” (Nhạc và lời: <br />
Xanh Xanh). Lớp hát xong, giáo viên đặt câu hỏi.<br />
Em hãy tìm những câu hỏi và câu trả lời về các loài “ quả” được nhắc đến <br />
trong bài hát.<br />
(Học sinh sẽ tìm được: Quả gì mà chua chua thế? Xin thưa rằng quả khế.<br />
Quả gì mà da cưng cứng? Xin thưa rằng quả trứng.<br />
Quả gì mặc bao nhiêu áo? Xin thưa rằng quả pháo.<br />
Quả gì mà gai chin chít? Xin thưa rằng quả mít.<br />
Quả gì mà to to nhất? Xin thưa rằng quả đất)<br />
Giáo viên hỏi tiếp: <br />
Trong các từ “quả” trên, từ “quả” nào là bộ phận của cây do bầu nhụy hoa <br />
phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt ? (HS: quả khế, quả mít)<br />
Từ dùng để chỉ những vật có hình giống như quả cây ?(HS: quả trứng; quả <br />
pháo, quả đất). Học sinh trả lời xong, giáo viên dẫn dắt: <br />
Vậy từ “quả” trong “quả khế”, “quả trứng”, “quả pháo”, “quả mít”, <br />
“quả đất” từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển cô <br />
mời các em tìm hiểu trong bài học hôm nay.<br />
Bằng cách này, tôi đã gây được sự chú ý tập trung của học sinh, ôn lại được <br />
kiến thức về nghĩa của từ đã học ở bài trước. Đồng thời còn tích hợp được với <br />
môn âm nhạc, rèn kĩ năng hát tập thể, tạo không khí học tập vui vẻ và kết hợp <br />
dẫn dắt để giới thiệu vào bài mới một cách hấp dẫn.<br />
Phương pháp 2:Vận dụng câu hỏi tìm tòi(vấn đáp, phát hiện), câu hỏi nêu <br />
vấn đề để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức:<br />
Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình tài liệu hướng <br />
dẫn học để xem bài dạy đó cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực <br />
<br />
Trang 12<br />
như thế nào để học sinh dễ tiếp thu kiến thức nhất. Giáo viên bám chắc vào <br />
mục tiêu bài học và nội dung trọng tâm của bài để có thể xây dựng câu hỏi một <br />
cách lôgíc, hệ thống. Chính hệ thống câu hỏi này sẽ có tác dụng phát huy được <br />
tính chủ động, sáng tạo ở học sinh.Mọi đối tượng học sinh đều trả lời được.<br />
Với Câu hỏi tìm tòi (vấn đáp phát hiện): Đây là loại câu hỏi trọng <br />
tâm nhất trong một giờ học tiếng Việt. Để học sinh nắm bắt chính xác nội <br />
dung kiến thức bài dạy, giáo viên phải đặt những câu hỏi khơi dậy tư duy ở <br />
các em. Cần tổ chức việc trao đổi ý kiến kể cả tranh luận giữa cô với cả <br />
lớp, giữa trò với trò, thông qua đó các em nắm được tri thức mới do chính mình <br />
tìm tòi phát hiện. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra <br />
và giải quyết một vấn đề xác định, buộc học sinh phải liên tục cố gắng, tìm tòi <br />
lời giải đáp. Trong vấn đáp tìm tòi, hệ thống câu hỏi của người thầy giữ vai trò <br />
chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học.Trật tự lôgic của các câu <br />
hỏi hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật <br />
của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết ở các <br />
em. Ở đây giáo viên là người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh là người tự lực <br />
phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại học sinh có được <br />
niềm vui của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được cách <br />
thức đi tới kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Cuối <br />
đoạn đàm thoại, giáo viên cần biết vận dụng các ý kiến của học sinh để kết <br />
luận vấn đề đặt ra, dĩ nhiên là có bổ sung, chỉnh lí khi cần thiết. Làm được <br />
như vậy, học sinh càng hứng thú, tự tin vì thấy trong kết luận của cô có phần <br />
đóng góp ý kiến của mình. Để học sinh tìm tòi được kiến thức, rút ra được khái <br />
niệm, có thể đưa ra câu hỏi và tổ chức như sau: <br />
Ví dụ: Khi dạy phần kiến thức về“Phép so sánh” Ngữ văn 6 (VNEN) học kì <br />
II.Để phát huy hết vai trò của hội đồng tự quản, giáo viên mời trưởng ban học <br />
tập lên điều khiển hoạt động này trong vòng 5 phút. Trưởng ban học tập lên <br />
nhận phiếu học tập,cho lớp hoạt động nhóm. Nội dung phiếu học tập là câu <br />
hỏi tìm tòi, phát hiện như sau:<br />
Đọc câu sau và trả lời câu hỏi: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo<br />
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”<br />
Trang 13<br />
?Tìm những sự vật được so sánh trong câu trên. So sánh như vậy để làm gì?<br />
Sau khi các nhóm thảo luận xong, trưởng ban học tập mời các nhóm trình bày <br />
kết quả, đại diện các nhóm có thể tranh luận với nhau về cách trả lời của các <br />
nhóm. Trưởng ban học tập lắng nghe, chốt ý và cuối cùng là giáo viên chốt lại <br />
kiến thức cho các em.<br />
(Sự vật được so sánh là mẹ và cô giáo. Mẹ so sánh với cô giáo vì giữa mẹ và <br />
cô giáo có những nét tương đồng nhau (phẩm chất, tuổi tác …). So sánh như <br />
vậy để tăng gợi cảm cho sự diễn đạt)<br />
Từ các câu hỏi trên GV đã giúp học sinh rút ra được thế nào là phép so sánh và <br />
hình thành được khái niệm so sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này <br />
với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm <br />
cho sự diến đạt.<br />
* Câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề <br />
và tình huống có vấn đề. Loại câu hỏi này phải làm rõ được vấn đề tiềm ẩn <br />
trong bài dạy, phải gây hứng thú nhận thức cho học sinh và phải động viên, <br />
khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu. <br />
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức về “Phép <br />
ẩndụ”(Hướng dẫn học Ngữ văn 6 – tập II VNEN), để học sinh rút ra được <br />
tác dụng của phép ẩn dụ, giáo viên có thể hỏi: Trong câu thơ sau vì sao nhà <br />
thơ Minh Huệ không gọi “Bác Hồ mái tóc bạc<br />
Đốt lử cho anh nằm”<br />
mà lại gọi<br />
“Người cha mái tóc bạc<br />
Đốt lửa cho anh nằm”<br />
Rõ ràng đây là một câu hỏi có vấn đề, để trả lời được câu hỏi này buộc học <br />
sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, lập luận để giải quyết được vấn đề mà câu hỏi đặt <br />
ra. Việc giải quyết được vấn đề tức là hình thành được kiến thức về tác dụng <br />
của phép tu từ ẩn dụ.Tổ chức cho lớp hoạt động cặp đôi. Nhằm tạo không khí <br />
vui tươi, thi đua học tập tốt thì giáo viên khích lệ học sinh bằng cách: Cặp đôi <br />
Trang 14<br />
nào đưa ra được câu trả lời nhanh và đúng nhất thì được tuyên dương, khen <br />
thưởng. (Với câu hỏi này học sinh có thể trả lời: Không gọi<br />
“Bác Hồ mái tóc bạc<br />
Đốt lử cho anh nằm” <br />
mà lại gọi “Người cha mái tóc bạc<br />
Đốt lửa cho anh nằm”<br />
Gọi Bác Hồ là cha vì người cha và Bác Hồ có những phẩm chất giống nhau: <br />
tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo, ân cầnđối với các con. Như vậyBác Hồ <br />
như là người cha đầy lòng yêu thương đối với mọi người dân trên đất nước <br />
Việt Nam. Đó là sự liên tưởng thú vị, cách diễn đạt mới lạ, hay nhất nhờ vào <br />
phép tu từ ẩn dụ)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh giáo viên đang hướng dẫn các cặp đôi trả lời câu hỏi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 15<br />
Với cách khai thác triệt để dạng câu hỏi có vấn đề trong dạy tiếng Việt sẽ <br />
kích thích được sự tư duy, sáng tạo của học sinh.<br />
* Phương pháp 3: Tích hợp giáo dục qua bài học tiếng Việt bằng việc <br />
xem videoclip để tạo hứng thú học tập cho học sinh:<br />
<br />
Để việc lồng ghép tích hợp giáo dục qua tiết dạy tiếng Việt nhằm tạo không <br />
khí nhẹ nhàng, sinh động, lôi cuốn học sinh thì giáo viên tự tạo video clíp hoặc <br />
sưu tầm trên Internet những video clip có nội dung phù hợp với kiến thức bài <br />
dạy rồi trình chiếu cho học sinh xem. Sau đó đặt câu hỏi.<br />
Ví dụ: Khi dạy kiến thức về “Phép so sánh”trong chương trình Ngữ văn lớp <br />
6(VNEN) ở phần củng cố bài, giáo viên trình chiếu cho học sinh xem bài hát <br />
“Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” sáng tác của nhạc sĩ Phong <br />
Nhã.<br />
Câu hỏi: Theo dõi bài hát và tìm những câu sử dụng phép so sánh. Việc so sánh <br />
như vậy có tác dụng gì?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 16<br />
Hình ảnh học sinh chăm chú xem video và tích cực trả lời câu hỏi<br />
Sau khi nghe xong bài hát học sinh sẽ phát hiện ra những câu hát có sử dụng <br />
phép so sánh là:<br />
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng.<br />
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam.<br />
Việc tác giả sử dụng phép so sánh tác dụng: Khẳng định các em thiếu niên, nhi <br />
đồng Việt Nam luôn luôn dành cho Bác Hồ một tình cảm yêu quý, sự kính <br />
trọng và lòng biết ơn vô hạn mà không ai có thể sánh bằng.<br />
Như vậy qua bài hát này giáo viên vừa củng cố cho học sinh kĩ năng phát hiện <br />
và phân tích tác dụng của phép tu từ so sánh trong văn, thơ vừa giáo dục học <br />
sinh về tình yêu, sự kính trọng Bác Hồcủa thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.<br />
Hoặc để tạo không khí học tập vui vẻ, để mở rộng kiến thức khác về phân <br />
môn tiếng Việt giáo viên nên khai thác các video clíp trong chương trình “Sống <br />
đẹp” của đài truyền hình Việt Nam để vừa mở rộng kiến thức vừa tích hợp <br />
giáo dục rất có hiệu quả. <br />
<br />
Trang 17<br />
Rõ ràng là sau những phút xem clíp dù rất ngắn ngủi như thế nhưng giáo viên <br />
đã củng cố được kiến thức cho học sinh, tích hợp giáo dục tốt lại vừa tạo tâm <br />
thế thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ để học sinh yêu mến môn học hơn.<br />
* Phương pháp4: Tổ chức trò chơi xem hình ảnh để đặt câu nhanh.<br />
Cách thứ nhất: <br />
Với cách này, giáo viên có thể tổ chức áp dụng cho nhiều kiến thức của các <br />
bài dạy tiếng Việt có trong chương trình. Giáo viên phổ biến luật chơi: Cô sẽ <br />
cho các em xem một số hình ảnh và sau đó chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi phía <br />
dưới. Nhóm nào có câu trả lời đúng, nhanh nhất sẽ được cộng thêm điểm thi <br />
đua.<br />
Để tổ chức dạy theo phương pháp này giáo viên sưu tầm những hình ảnh <br />
phục vụ tốt cho kiến thức cần khắc sâu, sau đó trình chiếu cho học sinh xem <br />
rồi đặt câu hỏi. Ví dụ: Khi dạy kiến thức phần “ Số từ, lượng từ” trong <br />
chương trình Ngữ văn lớp 6(VNEN) để rèn học sinh đặt câu có số từ, lượng từ <br />
giáo viên cho các em xem hình ảnh và đặt câu hỏi:<br />
Nhìn những bức tranh sau và đặt câu văn miêu tả có sử dụng số từ và lượng <br />
từ?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 18<br />
HS trả lời : Những ruộng lúa bậc thang đẹp rực rỡ dưới ánh nắng bình minh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ba cô gái thanh niên xung phong đang san lấp mặt đường.<br />
Các cô gái thanh niên xung phong đang san lấp mặt đường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Những bông hoa cúc trắng đang khoe sắc dưới trời thu.<br />
<br />
Trang 19<br />
Với những tiết dạy sử dụng phương pháp này giáo viên đã tích hợp được với <br />
phần tập làm văn miêu tả, giúp học sinh rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh, <br />
tưởng tượng và đặt câu đúng, đápứng được yêu cầu nội dung kiến thức đang <br />
học. Đồng thời kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh và các em <br />
đều trả lời câu hỏi rất tốt.<br />
Cách thứ2: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi“Đuổi hình bắt chữ”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Từ những hình ảnh dưới đây, em hãy tìm một câu tục ngữ <br />
hoặc ca dao có sử dụng số từ hay lượng từ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 20<br />
Từ những hình ảnh này, em hãy tìm<br />
một câu tục ngữ hoặc ca dao có sử<br />
dụng sốtừ hay lượng từ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HS trả lời Bầu ơi thương lấy bí cùng<br />
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 21<br />
Kinh nghiệm cho thấy với những tiết dạy sử dụng phương pháp này khi củng <br />
cố bài học sinh rất thích thú và các em đều trả lời câu hỏi rất tốt.<br />
c.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Đối với giáo viên: Cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, sách hướng dẫn <br />
học Ngữ văn 6, chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế bài dạy phù hợp cho mỗi <br />
tiết dạy. Giáo viên bám chắc vào mục tiêu bài học và nội dung trọng tâm của <br />
bài để có thể xây dựng câu hỏi, sử dụng hình thức triển khai phương pháp dạy <br />
học tích cực một cách logíc, hệ thống. Chính hệ thống câu hỏi và cách thức tổ <br />
chức dạy học phù hợp sẽ có tác dụng phát huy được tính chủ động, sáng tạo ở <br />
học sinh, giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức đã học một cách tốt nhất. Để <br />
làm được điều đó đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao <br />
trình độ chuyên môn cũng như năng lực sư phạm của mình.<br />
Đối với học sinh: Phải có đủ sách hướng dẫn học, vở ghi, vở soạn bài ở <br />
nhà. Phải chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài, đặc biệt phải <br />
siêng học bài cũ ở nhà.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
Đổi mới phương pháp dạy học sẽ khơi dậy sự tích cực, chủ động sáng tạo <br />
của người học. Sẽ tạo được mối quan hệ thầy trò gần gũi, gợi mở; tạo được <br />
không khí lớp học vui vẻ hơn; người dạy rất dễ nắm bắt đánh giá, phân loại <br />
được học sinhmột cáchnhanh chóng và đầy đủ, phát huy hiệu quả bài giảng <br />
một cách cao nhất. Kết quả thu được cuối cùng là chất lượng học tập của học <br />
sinh tiến bộ.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: <br />
Để áp dụng đề tài này tôi đã tiến hành thực nghiệm các phương pháp và hình <br />
thức tổ chức dạy học tích cực như đã trình bày ở trên trong suốt cảhọc kì I năm <br />
học 2015 – 2016 ở lớp là 6a1 mà tôi trực tiếp giảng dạy. Kết quả cho thấy khi <br />
vận dụng đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức dạy học như trên hầu <br />
hết học sinh đều trả lời câu hỏi rất tốt. Các em đã chủ động trả lời câu hỏi và <br />
không còn rụt rè, thiếu tự tin như trước nữa.Kĩ năng hoạt động nhóm, hoạt <br />
động cặp đôi rất đồng đều, các em yêu thích môn học và hạn chế được tình <br />
trạng nghỉ học, bỏ học. Kết quả học tập có nhiều tiến bộ.<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu:<br />
<br />
<br />
Trang 22<br />
Sau khi thực hiện vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong học kì I năm <br />
học 2015 – 2016, kết quả thu được như sau: Tổng số học sinh lớp 6A1 là 36 <br />
em. <br />
Kết quả kiểm tra định kì môn Ngữ văn học kì I năm học 2015 – 2016 của lớp <br />
6A1,trường THCS Tô Hiệu như sau:<br />
<br />
Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Hoàn thành <br />
<br />
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL<br />
<br />
36 9 25% 20 55,6% 7 19,4% 0 0 36 100%<br />
<br />
Đó là kết quả chưa thực sự cao nhưng so với kết quả của năm học trước và <br />
kết quả khảo nghiệm đầu năm học thì đã có sự tiến bộ vượt bậc. Nhiều em <br />
trước đây học còn trung bình thì nay đã khá, giỏi và những em học lực yếu đã <br />
vươn lên trung bình. Kết quả này đã được nhà trường, đồng nghiệp cũng như <br />
các bậc phụ huynh học sinh ghi nhận và tỏ ra rất hài lòng. Bản thân tôi còn tự <br />
nhận thấy với việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn <br />
tiếng Việt có tác dụng lớn trong học tập môn Ngữ văn. Vì nó giúp học sinh vừa <br />
củng cố, ôn luyện vừa mở rộng liên hệ kiến thức tốt. Thông qua việc trả lời <br />
câu hỏi học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy, rèn luyện bản thân tốt hơn so <br />
với cách dạy truyền thống. <br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
III.1. Kết luận: Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và dựa trên kết quả thực <br />
nghiệm. Tôi xin đưa ra một số kết luận sau:<br />
Thứ nhất: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn <br />
Tiếng Việt trong dạy học Ngữ văn đem lại hiệu quả cao. Nếu với cách dạy <br />
truyền thống khiến giờ dạy trở nên khô khan, học sinh không hứng thú, sợ sệt, <br />
không thuộc bài thì bằng việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học làm <br />
cho học sinh thực sự say mê, thích thú hơn với tiết học. Vì thế học sinh chủ <br />
động chiếm lĩnh tri thức, biết cách vận dụng tri thức rất tốt.<br />
Thứ hai: Với thực trạng sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như <br />
hiện nay thì việc nghiên cứu và đề xuất cách đổi mới phương pháp dạy học <br />
đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn xã <br />
hội là việc làm rất cần thiết. Nếu thực hiện đổi mới phương pháp một cách <br />
hợp lí sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.<br />
<br />
Trang 23<br />
Thứ ba: Để việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả cao <br />
nhất thì giáo viên đứng lớp phải trang bị một cách đầy đủ kiến thức. Mặt khác <br />
nắm chắc chương trình, có sự tìm tòi, nghiên cứu kĩ lưỡng để có thể xác định <br />
nội dung cũng như phạm vi kiến thức cần dạy từ đó xây dựng được câu hỏi và <br />
cách thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài cũng như là đối tượng học <br />
sinh.<br />
III.2.Kiến nghị:<br />
a. Đối với giáo viên: Thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, mạnh <br />
dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.<br />
b. Đối với học sinh: Các em phải siêng năng, cần cù, chịu khó và dành <br />
nhiều thời gian để soạn bài ở nhà, học bài cũ trước khi đến lớp.<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về việc vận dụng <br />
phương pháp dạy học tích cựcvào dạy phân môn tiếng Việt lớp 6(VNEN) ở <br />
trường THCS Tô Hiệu. Chắc chắn chưa thể mang tính hoàn thiện cao và đạt <br />
hiệu quả như mong muốn. Kính mong nhận được sự đóng góp của đồng <br />
nghiệp để sáng kiến hoàn chính hơn và mang lại hiệu quả cao hơn trong thực <br />
tiễn giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn. <br />
KrôngAna, tháng 3 năm 2016<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Lành <br />
<br />
<br />
<br />
<br />