Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
<br />
Dạy học vốn là một nghề sáng tạo được ví như là một bộ môn nghệ thuật <br />
mà người thầy giáo đóng vai trò là một diễn viên, chất lượng của vai diễn được <br />
đánh giá không chỉ là yếu tố nghệ thuật mà cơ bản chính là sản phẩm họ tạo nên <br />
đó là cả một thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước.<br />
<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và chất lượng giảng <br />
dạy môn lịch sử nói riêng là nhiệm vụ cơ bản của mỗi giáo viên đứng trên bục <br />
giảng. Trong những năm gần đây với những thành tựu khoa học tiên tiến đưa <br />
nhân loại đạt được những bước tiến dài trong lịch sử phát triển của mình đã và <br />
đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giảng dạy ở mọi cấp <br />
bậc học, tất cả nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra đó là:” Đào tạo con <br />
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ <br />
và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa, <br />
hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng <br />
yêu cầu bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc (trích – Luật GD).<br />
<br />
Môn lịch sử từ lâu chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình <br />
giáo dục phổ thông với nội dung vô cùng phong phú và có tác dụng to lớn trong <br />
việc góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách của học sinh, bởi nó chính là bức <br />
tranh tái hiện sinh động về cuộc sống lao động, sản xuất,chiến đấu của xã hội <br />
loài người trong quá khứ. Chính thông qua các bài học lịch sử học sinh nắm được <br />
quy luật phát triển của xã hội loài người qua các hình thái kinh tế xã hội lần <br />
lượt thay thế nhau từ thấp đến cao và hiểu rõ những yêu cầu của thời đại đối <br />
với bản thân mình.<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 1<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Giáo dục đạo đức cách mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của <br />
bộ môn lịch sử, việc giáo dục bồi dưỡng lí tưởng cách mạng, truyền thống đạo <br />
đức và lối sống cho học sinh không chỉ dừng lại ở các điều các chương trong <br />
sách vở mà quan trọng là phải giáo dục bằng chiều sâu lịch sử, bằng những bài <br />
học về truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc thông qua <br />
những tấm gương tiêu biểu về tinh thần yêu nước, sự hi sinh quên mình của các <br />
anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ Quốc. Đặc biệt là đối <br />
với các em học sinh khối 9 đã nhận thức được về lí tưởng sống của thanh niên, <br />
trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước thì việc nâng cao hiệu <br />
quả công tác giáo dục đạo đức cách mạng là vô cùng cần thiết nhất là trong giai <br />
đoạn hiện nay khi phong trào vận động” Học tập và làm theo tấm gương đạo <br />
đức Hồ Chí Minh” đang ngày một triển khai thấm nhuần sâu rộng đến với tất cả <br />
các tầng lớp nhân dân trong xã hội.<br />
<br />
Tuy nhiên vấn đề nóng bỏng hiện nay là sự xuống cấp về đạo đức trong <br />
học sinh, ý thức tinh thần trách nhiệm, sự tôn trọng những giá trị truyền thống <br />
ngày càng sa sút, những biểu hiện về tư tưởng lệch lạc sống không có lí tưởng <br />
thể hiện ngày càng nhiều, thêm vào đó là những tác động của mặt trái cơ chế thị <br />
trường trong thời kì hội nhập mở cửa, những tư tưởng xấu của văn hóa ngoại <br />
lai, các tệ nạn xã hội đang ngày ngày xâm nhập vào thế giới học đường, đâu đó <br />
còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng <br />
của người lớn cũng có những tác động xấu đến các em học sinh, tình trạng số trẻ <br />
vị thành niên vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng gia tăng đã gióng lên <br />
những hồi chuông báo động về thực trạng sự tha hóa nhân cách, sự băng hoại các <br />
giá trị đạo đức truyền thống…là một nỗi lo cho xã hội và nó gây ảnh hưởng lớn <br />
đến công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường.<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 2<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Xuất phát từ thực tế trên nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả <br />
công tác giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục sự cảm phục về tinh thần hi sinh <br />
quên mình của các chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong <br />
giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 về chương trình lịch sử địa phương, tôi xin mạnh <br />
dạn đưa ra một vài suy nghĩ trong việc “ Lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng <br />
cho học sinh lớp 9 thông qua hoạt động ngoại khóa thực địa” mà chúng tôi đã tiến <br />
hành trong những năm qua. <br />
<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Đánh giá thực trạng về vấn đề dạy học các tiết lịch sử ngoại khóa đối với <br />
học sinh lớp 9 trong chương trình lịch sử địa phương hiện nay ở các nhà trường, <br />
hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cách mạng đối với các em học sinh <br />
thông qua bài học lịch sử.<br />
<br />
Tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của công tác dạy học lịch <br />
sử ngoại khóa và đưa ra một vài biện pháp nhằm góp phần nâng cao công tác <br />
giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa <br />
thực địa, từ đó giúp các em xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình đối với quê <br />
hương đất nước, với dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay. Đồng thời góp <br />
phần tạo hứng thú đối với môn học trong tâm lí các em để nâng cao chất lượng <br />
giáo dục trong nhà trường.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Việc lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh khối 9 thông <br />
qua hoạt động ngoại khóa thực địa.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 3<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Ở trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin được đề cập đến việc lồng ghép <br />
giáo dục tinh thần đạo đức các mạng qua hoạt động ngoại khóa thực địa cho học <br />
sinh khối 9<br />
<br />
Đối tượng, thời gian: là học sinh lớp 9 trong các năm học 2014 2015, 2015 <br />
2016 của trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp điều tra thực tế, điều tra qua phiếu thông tin thăm dò, các <br />
bài viết thu hoạch của học sinh qua chuyến đi thực địa<br />
<br />
Nghiên cứu tài liệu lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ Đăklăk, một số <br />
tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử<br />
<br />
Hỏi đáp, thống kê cập nhật thông tin, trò chuyện trao đổi với học sinh <br />
trong quá trình dạy học và đi thực địa<br />
<br />
Trao đổi rút kinh nghiệm với các đồng nghiệp qua các chuyến đi.<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
<br />
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói<br />
<br />
“ Dân ta phải biết sử ta<br />
<br />
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”<br />
<br />
Đó cũng là lời động viên của Bác đối với toàn Đảng, toàn dân ta phải quan <br />
tâm hơn nữa đến lịch sử dân tộc cũng như lịch sử của địa phương<br />
<br />
Đất nước trải qua biết bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, có biết bao <br />
nhiêu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và di sản văn hóa đã bị tàn phá bởi <br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 4<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
chiến tranh. Vì vậy những di tích lịch sử còn lại và các di sản văn hóa là những <br />
tài sản vô giá mà thế hệ hôm nay cần phải giữ gìn và tôn tạo. Chúng ta càng tự <br />
hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc <br />
bao nhiêu thì càng phải nâng cao ý thức bảo tồn các giá trị truyền thống bấy <br />
nhiêu vì đó là tài sản quý báu của dân tộc do tổ tiên tạo nên trong quá trình xây <br />
dựng đất nước. Đây là trách nhiệm chung của các thế hệ hôm nay và mai sau.<br />
<br />
Theo xu thế hiện nay nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến việc đa <br />
dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học lịch sử nhằm tạo điều kiện cho các em <br />
học sinh được tiếp xúc với nhiều nguồn sử liệu khác nhau. Đặc biệt là việc dạy <br />
học chương trình lịch sử địa phương lớp 9 là mảng kiến thức có tác dụng thực <br />
tiễn trong việc giáo dục nhận thức cho học sinh, với chức năng và nhiệm vụ của <br />
mình nó góp phần tích cực vào sự nghiệp đào tạo con người mới. Qua chương <br />
trình lịch sử địa phương học sinh thấy được vai trò tích cực của đồng bào địa <br />
phương trong quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, có <br />
tác dụng giáo dục các em lòng tự hào về mảnh đất nơi mà mình đang sống, đang <br />
học tập và ý thức được tinh thần trách nhiệm trong việc đem tri thức lịch sử <br />
phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương trong công cuộc đổi mới của đất <br />
nước.<br />
<br />
Trên thực tế thời gian qua, do nhiều lí do khác nhau hầu như giáo viên mới <br />
chỉ chú trọng sử dụng hình thức dạy nội khóa chứ chưa chú trọng các hình thức <br />
dạy học khác, vì vậy việc đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học lịch sử là việc <br />
làm cần thiết do đó việc tổ chức học ngoại khóa thực địa, hay tham quan các bảo <br />
tàng lịch sử của địa phương bản thân tôi thấy là một trong những hình thức dạy <br />
học mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. <br />
<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 5<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Bởi lẽ với hình thức học tập này giúp các em học sinh có điều kiện tiếp <br />
xúc với các “nhân chứng” lịch sử, các nguồn sử liệu khác nhau làm phát triển trí <br />
tưởng tượng và năng lực cảm nhận lịch sử, đa dạng hóa nhận thức, tăng cường <br />
hứng thú học tập trong các em. Bởi lịch sử là cái đã qua nhưng không hoàn toàn <br />
biến mất mà “dấu vết”của nó để lại qua kí ức của con người được thể hiện <br />
trong các tác phẩm văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội, qua các thành <br />
tựu văn hóa vật chất như thành quách, nhà cửa, qua ghi chép của người xưa,qua <br />
tên đất, tên làng… đây chính là cơ sở để học sinh nhận thức và trình bày lịch sử.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Trong chương trình giảng dạy môn lịch sử 9 ở trường phổ thông trước đây <br />
các tiết ngoại khóa – phần lịch sử địa phương thường bị giáo viên xem nhẹ, dạy <br />
hời hợt hoặc nếu có thực hiện cũng chỉ mang tính chất đối phó. Thứ nhất, tâm lí <br />
một số giáo viên cho rằng đây là phần kiến thức không quan trọng không nằm <br />
trong chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng không liên quan đến nội dung kiểm <br />
tra học kì nên có thể lướt qua.<br />
<br />
Thứ hai, các tiết ngoại khóa lịch sử địa phương thường nằm ở cuối <br />
chương trình gần với thời điểm thi học kì khá bận rộn nên một số giáo viên <br />
thường bỏ qua.<br />
<br />
Thứ ba, nguồn tài liệu phục vụ cho các tiết dạy lịch sử địa phương khá <br />
nghèo nàn, nội dung kém phong phú không được biên soạn bổ sung ( tài liệu hiện <br />
đang sử dụng được biên soạn từ năm 2000).<br />
<br />
Thứ tư, ở một số trường chưa chú ý đến việc đa dạng hóa hình thức dạy <br />
học lịch sử, trong đó chưa tận dụng được ưu thế giáo dục đối với học sinh qua <br />
các nguồn sử liệu ở hệ thống bảo tàng, các di tích lịch sử của địa bàn tỉnh <br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 6<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Đăklăkchúng ta… chính vì lẽ đó mà trong suốt một thời gian dài chương trình lịch <br />
sử địa phương hầu như không được thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra.<br />
<br />
Thứ năm, tâm lí học sinh vốn dĩ đã không mấy mặn mà với bộ môn vì cho <br />
rằng khó học, khó nhớ có quá nhiều sự kiện, học sinh chỉ mang tính chất đối phó, <br />
học không nhớ sự kiện hoặc có nhớ thì nhớ không chính xác, thậm chí nhầm lẫn. <br />
Đặc biệt là kiến thức về các nhân vật lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của <br />
dân tộc…trong khi đó lại rất nhạy bén việc nhớ tính cách, thành tích của các ca <br />
sĩ, vận động viên mà các em yêu thích. Tính thực dụng trong học tập của học sinh <br />
khá nặng nề thể hiện ở việc “học gì thi nấy”.<br />
<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn<br />
<br />
*Thuận lợi<br />
<br />
Cùng với việc thực hiện chủ trương đổi mới công tác giáo dục của Đảng <br />
và nhà nước, các trường đã quan tâm chú trọng việc đẩy mạnh đổi mới phương <br />
pháp dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao trình độ, nhiều giáo <br />
viên dạy lịch sử đã có những cố gắng nỗ lực trong việc bồi dưỡng chuyên môn <br />
nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa hình thức dạy học… <br />
từng bước cải thiện nâng cao chất lượng bộ môn.<br />
<br />
Đối với đơn vị trường THCS Lê Văn Tám có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, <br />
tận tâm trong giảng dạy, nhiều giáo viên có thâm niên cao, nhiều kinh nghiệm <br />
trong công tác giáo dục học sinh.<br />
<br />
Được sự quan tâm, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà <br />
trường, sự đồng tâm hiệp lực của tập thể sư phạm nhà trường cùng nhau tháo gỡ <br />
những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch đề ra, chúng tôi trong <br />
các năm qua đã chú trọng tăng cường công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho <br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 7<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
học sinh bằng việc tổ chức cho các em khối 9 đi tham quan thực địa các di tích <br />
lịch sử, bảo tàng cách mạng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.<br />
<br />
Chúng tôi cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ,hỗ trợ giúp đỡ của Ban đại <br />
diện cha mẹ học sinh các lớp khi đề ra kế hoạch cho học sinh đi thực địa.<br />
<br />
Về phía học sinh: đa số học sinh chăm ngoan, chất lượng học tập khá đồng <br />
đều ở bộ môn và có sự nâng lên qua các năm.<br />
<br />
Chính nhờ các yếu tố thuận lợi trên đã tạo điều kiện giúp cho tôi và các <br />
đồng nghiệp thực hiện thành công chương trình ngoại khóa đi tham quan các di <br />
tích lịch sử của địa phương như nhà đày Buôn Ma thuột, nhà bảo tàng cách <br />
mạng…cho học sinh khối 9 từ năm 2009 – 2010 đến nay đạt hiệu quả được nhà <br />
trường đánh giá cao, các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ còn các em học <br />
sinh thì vô cùng hào hứng thích thú, hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt<br />
<br />
*Khó khăn<br />
<br />
Trường đóng trên địa bàn xã phần lớn dân cư sinh sống chủ yếu làm nông <br />
nghiệp, thu nhập thấp, ít có thời gian quan tâm đầu tư cho việc học hành của con <br />
cái. Xuất phát từ cuộc sống khó khăn, nhiều gia đình phải đi làm ăn xa, không <br />
gần gũi với con cái thường xuyên. Dẫn đến các em sống buông thả, thiếu sự <br />
quan tâm uốn nắn kịp thời từ phía gia đình.<br />
<br />
Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh còn thiếu hiểu biết, nhận thức <br />
việc học chưa đúng. Học chỉ để biết đọc biết viết là đủ, nên không quan tâm và <br />
đầu tư nhiều đến việc học của con em mình.<br />
<br />
Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, kinh phí dành cho hoạt động ngoại <br />
khóa chưa nhiều, tâm lí của một số giáo viên còn ngại khi phải tổ chức chương <br />
trình học trên quy mô lớn toàn khối, liên quan đến nhiều vấn đề như chương <br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 8<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
trình, nhân sự, công tác tổ chức, kinh phí thực hiện, liên quan đến các bậc cha <br />
mẹ học sinh, sự an toàn của các em trong chuyến đi….điều này cũng gây trở ngại <br />
lớn cho việc thực hiện chương trình dạy ngoại khóa thực địa.<br />
<br />
2.2. Thành công và hạn chế<br />
<br />
*Thành công<br />
<br />
Khắc phục các khó khăn trên bằng sự nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên, <br />
sự phối hợp hoạt động với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, sự tận tụy của <br />
giáo viên chủ nhiệm lớp… đã tạo ra cho các em luồng không khí học tập mới. <br />
Nhiều em học sinh đã có sự tiến bộ về mọi mặt, kĩ năng hoạt động tập thể của <br />
các em được phát huy,quan trọng nhất là sự trưởng thành về mặt nhận thức đối <br />
với mỗi em học sinh.<br />
<br />
Góp phần hạn chế những vi phạm về đạo đức trong nhà trường như: gây <br />
gổ đánh nhau, bỏ giờ, cúp tiết, vỗ lễ với thầy cô …<br />
<br />
Kĩ năng sống của các em có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là các em đã <br />
xác định được trách nhiệm của bản thân đối với nhà trường, gia đình, bè bạn <br />
trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Góp phần xây dựng môi <br />
trường học tập thân thiện, tích cực. Chất lượng giảng dạy bộ môn, chất lượng <br />
công tác giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt, hứng thú học tập bộ môn <br />
được cải thiện, góp phần vào công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng đối <br />
với các em khối 9. <br />
<br />
*Hạn chế<br />
<br />
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng công tác lồng ghép giáo dục đạo đức cách <br />
mạng cho học sinh vẫn còn một số hạn chế nhất định:<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 9<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Nhận thức về vấn đề đạo đức cách mạng trong học sinh còn mơ hồ, chưa <br />
đồng đều, học sinh chưa có sự đam mê bộ môn. Giáo viên chưa có nhiều kinh <br />
nghiệm trong việc tổ chức học tập đại trà cho học sinh nên còn lúng túng, bị <br />
động.<br />
<br />
Đa số các trường học rất coi trọng việc đổi mới phương pháp nhằm nâng <br />
cao chất lượng giáo dục nhưng chưa thật chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng <br />
sống cho các em. Chưa có nhiều chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống, các hoạt <br />
động trải nghiệm cho học sinh còn hạn chế nghèo nàn về cả nội dung và hình <br />
thức.<br />
<br />
Chưa tổ chức được đại trà cho tất cả học sinh trong toàn trường do nguồn <br />
kinh phí còn hạn hẹp<br />
<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu<br />
<br />
*Mặt mạnh<br />
<br />
Giúp học sinh có cơ hội giao lưu, phát triển năng lực bản thân, phát triển <br />
các kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng hoạt động tập thể, nâng cao hứng thú học <br />
tập bộ môn đáp ứng mục tiêu tăng cường giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường <br />
cho học sinh giai đoạn hiện nay. Việc giảng dạy lồng ghép và củng cố kiến thức <br />
lịch sử thông qua chương trình ngoại khóa thực địa có những ưu thế riêng mà <br />
trong giảng dạy nội khóa khó phát huy được đó là sự tiếp thu kiến thức của các <br />
em học sinh với một tâm thế thoải mái, không khí học tập thân thiện “vừa học <br />
vừa chơi”, khả năng ghi nhớ kiến thức sâu hơn qua những gì mà bản thân các em <br />
trực tiếp quan sát chiêm ngưỡng, điều này có tác dụng phát huy năng lực nhận <br />
thức độc lập sáng tạo của các em, tạo sự gắn bó đoàn kết, tinh thần tập thể <br />
tương trợ lẫn nhau trong mối quan hệ giữa học sinh với học sinh. <br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 10<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động tập <br />
thể, biết khắc phục khó khăn, nghiên cứu chương trình, xây dựng phương án tổ <br />
chức phù hợp, nhất là việc thiết kế chương trình dạy học ngoại khóa thực địa <br />
vốn có đặc thù khác với chương trình nội khóa.<br />
<br />
*Mặt yếu<br />
<br />
Việc lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trên quy mô <br />
toàn khối đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều thời gian công sức chuẩn bị chu đáo <br />
mọi mặt nhất là về khâu tổ chức. Hơn nữa, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ <br />
của cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và giáo viên bộ môn <br />
mới đem lại hiệu quả cao hơn.<br />
<br />
Việc lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh phải trải qua thời gian khá dài <br />
mới đem lại kết quả như mong muốn. <br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài<br />
<br />
Thế hệ trẻ ngày nay được thừa hưởng một khối lượng lớn các di tích lịch <br />
sử, di tích cách mạng được tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử oanh liệt của <br />
dân tộc, hệ thống các di tích lịch sử ở Đăklăk khá phong phú, đa dạng song thực <br />
tế hiện nay chưa phát huy được thế mạnh của mình trong công tác giáo dục thế <br />
hệ trẻ, chưa thực hiện đúng phương châm mà pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử <br />
văn hóa đã quy định:” Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được <br />
giáo dục vào truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, góp <br />
phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu CNXH và lòng tự hào dân tộc, phục vụ <br />
công tác nghiên cứu, phổ biến khoa học, nghệ thuật, tham quan du lịch”<br />
<br />
Xuất phát từ yêu cầu thực tế là xu hướng đa dạng hóa hình thức học tập, <br />
đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối <br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 11<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
với học sinh giúp các em cơ hội thể hiện chính kiến, khả năng nhìn nhận đánh <br />
giá vấn đề… nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn còn thấp chưa đáp ứng <br />
với yêu cầu đề ra hiện nay trong nhà trường. <br />
<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
<br />
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh yếu <br />
kém, việc nhận thức về đạo đức cách mạng sa sút có rất nhiều song cơ bản có <br />
thể thấy rõ qua các mặt sau:<br />
<br />
Thứ nhất, xuất phát từ nhận thức của các em học sinh, của cha mẹ học <br />
sinh và mọi cá nhân trong xã hội cần phải có sự thay đổi trong cách nhìn nhận <br />
đối với vai trò của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ và nuôi dưỡng <br />
những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn các em về cội nguồn lịch sử dân tộc, về <br />
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu giữ qua hàng ngàn <br />
năm nay.Một thực tế không thể phủ nhận là nhiều bậc cha mẹ chỉ mong muốn <br />
đầu tư cho con em mình học tốt các môn tự nhiên còn các môn như sử, địa thì có <br />
tâm lí coi thường “ học làm gì khi đầu ra sau này khó tìm kiếm cơ hội công tác” <br />
đây cũng là yếu tố tác động không nhỏ trong cách suy nghĩ và đánh giá của mọi <br />
người.<br />
<br />
Thứ hai, chương trình sách giáo khoa còn quá nặng nề về kiến thức, sự <br />
kiện, cách trình bày hình ảnh chưa bắt mắt sinh động nên không thu hút được sự <br />
quan tâm của các em, hơn thế nữa thời lượng số tiết dành cho bộ môn chưa <br />
tương xứng với khối lượng kiến thức trong chương trình nên thường thì cả giáo <br />
viên và học sinh trong giờ học phải tăng tốc mới có thể đi hết kiến thức theo yêu <br />
cầu chứ chưa nói đến việc mở rộng và nâng cao kiến thức cho các em. Trong khi <br />
đó các em còn phải gồng mình lên để chiến đấu với kiến thức các bộ môn khác <br />
nên tâm lí chán nản, thờ ơ đối với bộ môn lịch sử cũng là điều dể hiểu.<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 12<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Thứ ba, dù đã có sự đổi mới song phương pháp giảng dạy của một số giáo <br />
viên lịch sử vẫn còn thiếu chiều sâu,chưa hấp dẫn đối với học sinh trong cách <br />
truyền tải kiến thức, vẫn còn tình trạng mang tính nhồi nhét và người thầy cũng <br />
chưa đủ sức vượt qua rào cản tâm lí “môn phụ” nên sự đầu tư nhiều cho tiết dạy <br />
cũng có phần hạn chế điều này cũng dẫn đến dễ làm cho học sinh có tâm lí coi <br />
thường môn học này.<br />
<br />
Thứ tư, kiến thức lịch sử địa phương chưa được đưa vào sách giáo khoa <br />
mà tài liệu biên soạn viết rất khó dạy,nội dung chưa phong phú, chưa có sự bổ <br />
sung, điều chỉnh cập nhật ( ví dụ như sự thay đổi về địa danh, địa giới hành <br />
chính trước đây so với hiện tại…) điều này cũng khiến cho giáo viên và học sinh <br />
ít có sự hiểu biết về địa phương nơi mình sinh sống.<br />
<br />
Thứ năm, những tác động xấu của yếu tố xã hội như: tình trạng rủ rê nhau <br />
bỏ học đi chơi, nghiện game, hút thuốc, gây gổ đánh nhau, trộm cắp,tình trạng <br />
học sinh vô lễ với thầy cô giáo,thiếu sự tôn trọng các chuẩn mực đạo đức trong <br />
các hành vi ứng xử diễn ra khá phổ biến trong môi trường học đường làm ảnh <br />
hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.<br />
<br />
Thứ sáu, trong nhà trường kĩ năng và kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho <br />
học sinh của một số giáo viên còn hạn chế, đối với các giáo viên bộ môn việc <br />
lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng trong các bài học đôi lúc chưa thật sự <br />
được chú trọng.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 13<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Chỉ ra các bước đi để tiến hành làm tốt công tác tổ chức tham quan thực địa <br />
cho học sinh đồng thời lồng ghép việc giáo dục đạo đức cách mạng cho các em <br />
thông qua chuyến đi đó đạt hiệu quả.<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Thực tế kinh nghiệm cho thấy để tổ chức thành công một chuyến đi thực <br />
tế lịch sử cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả môn học, đáp ứng <br />
yêu cầu mục tiêu của chương trình đề ra đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ và <br />
sự chuẩn bị chu đáo giữa Tổ bộ môn Sử Địa Ban lãnh đạo nhà trường – Đoàn <br />
thanh niên Giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện Cha mẹ học sinh và phải làm <br />
tốt công tác tiền trạm ngay từ ban đầu<br />
<br />
Bởi lẽ không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tổ chức đưa học sinh đi <br />
thực tế với số lượng lớn vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương tiện đi <br />
lại, nhân lực, nguồn kinh phí, công tác tổ chức, đặc biệt phải làm sao đảm bảo <br />
an toàn tuyệt đối cho các em. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Học sinh cấp <br />
THCS vốn hiếu động, thích khám phá, khi được học trong môi trường tự nhiên <br />
được tiếp xúc với bầu không khí học khác hẳn tại trường hàng ngày khiến các <br />
em rất phấn chấn và thoải mái đây là điểm mạnh khi chúng ta đang thực hiện <br />
phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”<br />
<br />
Trong năm học 2015 – 2016 được sự chỉ đạo và cho phép của lãnh đạo nhà <br />
trường chúng tôi đã tổ chức thành công chuyến đi thực tế lịch sử cho học sinh <br />
khối 9 cụ thể:<br />
<br />
Tổng số học sinh tham gia: 108 em cùng với 20 thành viên gồm giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, lãnh đạo nhà trường, giáo <br />
viên tổ chuyên môn xã hội, đại diện các tổ chức đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 14<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Lộ trình chung của chuyến đi: tham quan nhà đày Buôn Ma Thuột, nhà <br />
bảo tàng văn hóa cách mạng, công trình thủy điện Buôn Kôp<br />
<br />
Qua quá trình tổ chức các chuyến đi chúng tôi đã đúc rút ra một số vấn đề <br />
cơ bản cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng như sau:<br />
<br />
Bước 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức và công tác chuẩn bị: <br />
<br />
Phối hợp với tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đi thực địa: về thời gian, địa <br />
điểm, lộ trình đi, phương thức đi, nguồn kinh phí tổ chức, lực lượng tham gia <br />
cùng học sinh, đưa ra nhà trường cùng thảo luận, bàn bạc với các giáo viên chủ <br />
nhiệm và các bộ phận liên quan, lấy ý kiến góp ý bổ sung kế hoạch hoàn chỉnh <br />
sau đó sẽ triển khai kế hoạch đến toàn thể giáo viên, học sinh và cha mẹ các em.<br />
<br />
Bước 2: Lập danh sách học sinh tham gia để tổng hợp số lượng, thông báo <br />
đến cha mẹ học sinh về chủ trương của nhà trường<br />
<br />
Bước 3:Lập dự trù kinh phí thực hiện ( nguồn kinh phí chính xin hỗ trợ <br />
của nhà trường và các tổ chức đoàn thể cùng với sự đóng góp của các em học <br />
sinh)<br />
<br />
Bước 4. Công tác tiền trạm: cử giáo giáo viên đi liên hệ phương tiện đi, <br />
liên hệ với các cán bộ phụ trách ở nhà đày Buôn Ma Thuột, nhà bảo tàng văn hóa, <br />
cách mạng và các địa điểm đoàn sẽ đến tham quan để họ có sự chuẩn bị trước.<br />
<br />
Bước 5. Họp đoàn đi thực địa: Phụ trách đoàn phân công nhiệm vụ cho các <br />
thành viên trong tổ cùng với các giáo viên chủ nhiệm và đại diện cha mẹ học sinh <br />
phối hợp với Đoàn thanh niên trong công tác quản lí học sinh tại các điểm sẽ đi <br />
và chăm lo công tác đời sống cho các em.<br />
<br />
Bước 6: Gửi thông báo về chuyến đi cho các lớp nắm cụ thể về thời gian, <br />
địa điểm và những điều cần chuẩn bị cho chuyến đi, <br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 15<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Bước 7. Tiến hành chuyến đi:<br />
<br />
Tập trung học sinh , thông qua nội quy của đoàn đến toàn học sinh trước <br />
khi đi, quán triệt về ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành nội quy của đoàn trong <br />
suốt quá trình đi nhằm bảo đảm an toàn cho các em.<br />
<br />
Khi đến các địa điểm tham quan các cán bộ giáo viên phụ trách Đoàn phải <br />
làm tốt công tác hướng dẫn các em tham gia một cách nề nếp có quy củ, tránh đi <br />
lại lộn xộn, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định ở những địa điểm tham quan <br />
cũng như sự hướng dẫn của các cán bộ nhân viên ở nhà đày và các bảo tàng, <br />
nhắc nhở học sinh phải ghi chép đầy đủ những vấn đề cơ bản mà mình thu nhận <br />
được sau mỗi địa điểm tham quan để chuẩn bị cho bài thu hoạch sau khi kết thúc <br />
chuyến đi. Điểm danh học sinh sau mỗi địa điểm tham quan.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh khối 9 đi thực địa năm học 2015 – 2016<br />
<br />
*Tiến hành tham quan các địa điểm di tích lịch sử theo lộ trình đã thống nhất<br />
<br />
Điểm dừng chân đầu tiên là nhà đày Buôn Ma Thuột, đây là một trong <br />
những di tích lịch sử quan trọng nhất của tỉnh ĐăkLăk, nơi biểu trưng tội ác dã <br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 16<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
man của bọn thực dân đế quốc xâm lược, đồng thời cũng là nơi phản ánh ý chí <br />
kiên cường bất khuất của các chiến sĩ cách mạng không sợ hy sinh gian khổ, <br />
trung thành với lí tưởng của Đảng, quyết đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ <br />
Quốc. Đầu tiên chúng tôi tập trung học sinh tại khu vực giữa sân nhà đày tại đây <br />
học sinh sẽ được nghe giới thiệu khái quát về sự ra đời của nhà tù Buôn Ma <br />
Thuột do thực dân Pháp xây dựng. <br />
<br />
Nhà đày được xây dựng từ năm 1900 do tên Simơri đồn trưởng người Pháp <br />
làm chỉ huy trưởng công trình. Nằm về phía đông nam thành phố Buôn Ma Thuột <br />
với diện tích rộng 10.000 mét vuông được xây dựng rất kiên cố chung quanh có <br />
tường bao bọc, ở 4 góc tường và cổng chính đều có bốt gác và đèn pha chiếu <br />
sáng suốt đêm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh đang nghe giới thiệu khái quát về nhà đày BMT<br />
<br />
Nhà đày được bố trí chia làm 2 khu vực :<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 17<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Khu vực 1 từ cổng chính vào bên trái là khu làm việc của thực dân Pháp, bên <br />
phải là xà lim giam giữ tù nhân nữ<br />
<br />
Khu vực 2: khu trung tâm có 6 nhà lao giam giữ các chiến sĩ cách mạng trong đó <br />
nhà giam số 1, số 2 là nơi biệt giam, hầu hết các cán bộ trung ương và các cấp <br />
ủy Đảng đều bị nhốt ở đây. <br />
<br />
Tại đây thực dân Pháp thi hành chính sách tra tấn hết sức tàn bạo,tất cả tù <br />
nhân đều bị đóng dấu trên lưng, bị đánh đập tàn nhẫn, lao động khổ sai, hàng <br />
ngày họ phải đi lao dịch nặng nề như đi xây cây cầu Krông Ana, xây các đồn bốt <br />
cho giặc. Bữa ăn hàng ngày chỉ có cơm hẩm với muối, bất cứ lúc nào tù nhân <br />
cũng có thể bị phạt vạ vô căn cứ hoặc bị thủ tiêu giết chết.<br />
<br />
Cũng chính trong hoàn cảnh đó nổi bật hàng loạt tấm gương đấu tranh anh <br />
dũng của các chiến sĩ cách mạng như Nguyễn Duy Trinh,Nguyễn Chí Thanh . <br />
Cũng tại đây năm 1940 một chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đã lãnh <br />
đạo phong trào đấu tranh của tù nhân chống lại chính sách dã man của bọn thực <br />
dân đối với các chiến sĩ cách mạng, nhà đày cũng là nơi bồi dưỡng cơ sở cách <br />
mạng, truyền bá chủ nghĩa yêu nước của đồng bào Đăklăk. Khi Nhật đảo chính <br />
Pháp thông qua các cơ sở cách mạng chi bộ Đảng nhà đày đã phát động cao trào <br />
kháng Nhật cứu nước khắp các buôn làng và thị xã sau đó lãnh đạo nhân dân tham <br />
gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào tháng 8/1945.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 18<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh đang xem hình ảnh minh họa về sự tra tấn dã man của TDP đối với tù chính trị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TD Pháp tra tấn tù nhân tại nhà đày Buôn Ma Thuột<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 19<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tù nhân lao động khổ sai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 20<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tù nhân bị cùm ngay cả khi đi ngủ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các tù chính trị họp bàn cách đối phó với kẻ thù<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 21<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Mặc dầu bị tra tấn kìm kẹp dã man song ý chí đấu tranh của các tù nhân <br />
chính trị các chiến sĩ cách mạng vẫn không hề thay đổi. Ngay trong nhà tù vẫn <br />
diễn ra các cuộc họp bàn cách đối phó với kẻ thù. Được tận mắt chứng kiến <br />
gông cùm, những dụng cụ tra tấn các chiến sĩ cách mạng của kẻ thù trong các xà <br />
lim các em rất xúc động và cảm phục khí tiết của các chiến sĩ cách mạng, căm <br />
phẫn trước sự độc ác tàn bạo của thực dân Pháp<br />
<br />
Đến thăm khu bảo tàng cách mạng, quan sát những hình ảnh, di vật, chứng <br />
tích chiến tranh và đặc biệt được học tiết lịch sử về chiến tháng Buôn Ma Thuột <br />
xuân 1975 qua mô hình sa bàn rất sinh động, được tận mắt chứng kiến một trận <br />
đánh y như thật với những âm thanh tiếng động mô tả học sinh vô cùng thích <br />
thú.Chính điều này là nhân tố khắc sâu kiến thức, bồi dưỡng hứng thú học tập <br />
bộ môn trong tâm trí các em. <br />
<br />
Được nghe và giới thiệu về những hình ảnh, hiện vật mô tả đời sống sinh <br />
hoạt lao động sản xuất của các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh nhà học sinh rất <br />
háo hức khám phá, các em đã đặt ra rất nhiều câu hỏi hóm hỉnh, chính từ sự quan <br />
sát này có tác dụng củng cố kiến thức liên môn và sự hiểu biết về kiến thức xã <br />
hội ( các môn địa lí, văn học). Qua đó giúp các em có cái nhìn cụ thể về cuộc <br />
sống sinh hoạt của các dân tộc anh em góp phần củng cố khối đoàn kết dân tộc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 22<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh đang xem tường thuật diễn biến trận đánh Buôn Ma Thuột xuân 1975<br />
<br />
Đứng ngay dưới chân tượng đài chiến thắng ngã sáu Buôn Ma thuột giáo <br />
viên giới thiệu : Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước quân và dân Đăklăk <br />
đã chiến đấu anh dũng ngoan cường làm nên những chiến công oanh liệt mà đỉnh <br />
cao là chiến thắng Buôn Ma Thuột 10/3/1975 mở màn cho đại thắng mùa xuân <br />
năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước. Để có được <br />
những thắng lợi to lớn đó hàng ngàn đồng bào chiến sĩ những người con anh <br />
dũng của Đăklăk đã ngã xuống đem lại bình yên cho quê hương, trận đánh Buôn <br />
Ma thuột được ghi dấu bằng biểu tượng chiến thắng là chiếc xe tăng lịch sử <br />
một nhân chứng thầm lặng của chiến tranh hẳn các em sẽ rất tự hào khi mình <br />
được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng. Điều này có tác động rất lớn tới <br />
tâm tư tình cảm của các em trong ý thức giữ gìn và tôn tạo lịch sử cũng như trách <br />
nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước. <br />
<br />
Bước 8: Kết thúc chuyến đi, tổ chức họp đoàn tổng kết, rút kinh nghiệm.<br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 23<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
Bước 9: Cho học sinh viết bài thu hoạch, phát biểu cảm tưởng của bản <br />
thân qua chuyến đi, tổ chức khảo sát lấy thông tin, chấm bài thu hoạch tổng hợp <br />
kết quả.<br />
<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Để thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên tôi thiết nghĩ điều quan <br />
trọng nhất là sự đồng tâm hiệp lực, phối hợp ăn ý giữa tất cả các giáo viên, các <br />
tổ chức đoàn thể trong nhà trường với cha mẹ học sinh và bản thân các em học <br />
sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đề ra<br />
<br />
Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức cho chuyến đi phải thật chi tiết, kĩ <br />
lưỡng, tính toán đến các phương án, khả năng có thể xảy ra ngoài ý muốn để làm <br />
tốt công tác dự phòng trong trường hợp có một số học sinh quá hiếu động, không <br />
chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của đoàn nhất là đối với các em học sinh ở <br />
vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài như <br />
học sinh ở địa bàn xã Bình Hòa.<br />
<br />
Làm tốt công tác đi tiền trạm trong đó liên hệ địa điểm,thống nhất thời <br />
gian, phương tiện đi… nhất là liên hệ với nhân viên các địa điểm tham quan để <br />
cho họ có sự chuẩn bị chu đáo<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác tư tưởng, quán triệt cho học <br />
sinh ngay từ ban đầu về những quy định phải chấp hành khi tham gia đi thực <br />
địa.Phối hợp với cha mẹ học sinh các lớp chuẩn bị tốt công tác đời sống cho các <br />
em trong quá trình đi.<br />
<br />
Đối với giáo viên bộ môn Sử: khi tham gia chương trình cần có sự chuẩn <br />
bị chu đáo về kiến thức, sự hiểu biết về các địa điểm mà mình sẽ đưa học sinh <br />
đến để có thể giải đáp các thắc mắc của các em, có như vậy bài giảng mới sinh <br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 24<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
động và đạt hiệu quả đảm bảo được yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng của bài <br />
học. Do bài học tại thực địa có sự khác biệt về tính chất và hình thức học tập <br />
nên cần lưu ý làm sao phải gây được cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, sự <br />
hứng thú phát huy cao độ trong các em việc nghe – nhìn – cảm xúc – tư duy thông <br />
qua những tư liệu lịch sử “ sống”.<br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, để thực hiện <br />
các biện pháp trên đạt hiệu quả cao yêu cầu phải thực hiện đồng bộ các giải <br />
pháp không được xem nhẹ một biện pháp nào nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.<br />
<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã tiến hành thống kê chất lượng bộ môn <br />
qua các năm học 2012 2013, 2013 2014 cụ thể như sau: <br />
Năm học Lớp Sĩ số Giỏi % Khá % TB % Yếu, %<br />
kém<br />
2012 2013 9a1 35 15 42,9 12 34,3 6 17,1 2 5,7<br />
9a2 37 10 27 13 35,1 8 21,6 6 16,2<br />
9a3 38 8 21,1 14 36,8 9 23,7 7 18,4<br />
2013 2014 9a1 40 20 50 16 40 4 10 0 0<br />
9a2 39 6 15,4 13 33,3 13 33,3 7 17,9<br />
9a3 36 5 13,9 10 27,8 15 41,7 6 16,6<br />
Tổng 225 64 28,4 78 34,7 55 24,5 28 12,4<br />
<br />
<br />
Nhìn chung tỉ lệ yếu kém của chất lượng bộ môn tương đối cao. Vấn đề đặt ra <br />
là phải nâng cao chất lượng bộ môn cũng như tăng cường hiệu quả giáo dục <br />
đạo đức cách mạng cho học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục <br />
trong nhà trường. <br />
<br />
Bài dự thi viết SKKN năm học 2015 – 2016 Đỗ Thị Hải Yến 25<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động<br />
ngoại khóa thực địa môn lịch sử lớp 9<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Kết thúc mỗi đợt đi thực địa chúng tôi đều tổ chức cho học sinh viết bài <br />
thu hoạch với đề tài : Sau chuyến đi thực địa em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến <br />
đấu,hi sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng? Em xác định trách nhiệm của <br />
bản thân hiện nay như thế nào?<br />
Chúng tôi đã tiến hành thống kê đánh giá và thu được kết quả như sau:<br />
Năm học Lớp Sĩ số Giỏi % Khá % TB % Yếu, %<br />
kém<br />
2014 2015 9a1 40 28 70 8 20 3 7,5 1 2,5<br />
9a2 40 18 45 16 40 4 10 2 5<br />
9a3 38 19 50 14 36,8 3 7,9 2 5,3<br />
2015 2016 9a1 40 25 62,5 13