Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA <br />
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM <br />
<br />
TÊN ĐỀ TÀI: <br />
<br />
MỘT VÀI KINH NGHIỆM <br />
LỒNG GHÉP CA DAO, TỤC NGỮ TẠO HỨNG THÚ <br />
HỌC TẬP CHO HỌC SINH Ở MÔN ĐỊA LÍ THCS <br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Hoan <br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp <br />
Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm <br />
Môn đào tạo: Địa lí <br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Tr ấp GV: Hoàng Thị Hoan 1 <br />
<br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
STT Nội dung Trang<br />
1 I. Phần mở đầu 1<br />
2 1. Lý do chọn đề tài 1<br />
3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
4 3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
5 4. Phạm vi nghiên cứu 2<br />
6 5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
7 II. Phần nội dung: 3<br />
8 1. Cơ sở lí luận 3<br />
9 2. Thực trạng 4<br />
10 3. Giải pháp, biện pháp 7<br />
11 4. Kết quả 15<br />
12 III. Phần kết luận, kiến nghị 16<br />
13 1. Kết luận 16<br />
14 2. Kiến nghị 16<br />
15 Tài liệu tham khảo 19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT VÀI KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP CA DAO, TỤC NGỮ TẠO HỨNG <br />
THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH Ở MÔN ĐỊA LÍ THCS<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 2 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
<br />
Hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động <br />
học tập của học sinh, khơi dậy và phát huy khả năng tự học nhằm hình thành cho <br />
học sinh tính độc lập sáng tạo, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, <br />
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm <br />
đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Chương trình sách giáo khoa mới <br />
hiện nay đã thể hiện cách học mới của học sinh. Từ những hình ảnh trực quan sinh <br />
động đến tư duy trừu tượng đến thực tiển hình thành nên khái niệm, quy luật, mối <br />
liên hệ nhân quả ... để tìm ra kiến thức bài học. Điều đó đòi hỏi người giáo viên <br />
phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung sách giáo khoa hiện hành. <br />
Thực tế hiện nay ở các trường THCS, việc thực hiện giảng dạy theo phương pháp <br />
mới còn nhiều điều trăn trở. Đối với bộ môn Địa lí hiện nay, nội dung sách giáo <br />
khoa không những đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ, phải đổi mới hình <br />
thức kiểm tra đánh giá học sinh, phải sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy <br />
học, phải có sự kết hợp nhuần nhuyển, có sự tích hợp các phương pháp dạy học lúc <br />
đó hiệu quả tiết dạy mới đạt như mong muốn. Song làm thế nào để hướng dẫn học <br />
sinh khai thác kiến thức trong môn Địa lí được nhớ lâu, hứng thú trong học tập, đạt <br />
hiệu quả cao. Sự hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết <br />
định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay <br />
không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đôi v<br />
́ ơi ng<br />
́ ười học.<br />
<br />
Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn địa lí vì <br />
các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhưng lại là môn <br />
khó thăng tiến trong xã hội và vì môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học. <br />
Điêu đo làm cho h<br />
̀ ́ ọc sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức <br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 3 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
về địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức <br />
rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên. Kêt qua la đi<br />
́ ̉ ̀ ểm kiểm tra thấp, hiệu quả học <br />
tập chưa cao.<br />
<br />
Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng <br />
hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm <br />
hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú hoc tâp cho h<br />
̣ ̣ ọc sinh trong giờ học đia li,<br />
̣ ́ <br />
riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú <br />
học tập cho học sinh đó là: sử dụng ca dao tục ngữ có liên quan đến nội dung bài <br />
học để giảng dạy.<br />
<br />
Đây là một câu hỏi được nhiều giáo viên quan tâm, đó cũng là vấn đề trăn trở, <br />
suy nghĩ của bản thân làm thế nào để lồng ghép những câu tục ngữ, ca dao vào nội <br />
dung bài học, tạo niềm hứng thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa <br />
lí THCS. Chính vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này để ghi lại ý tưởng mà <br />
bản thân đã thực hiện trong qúa trình giảng dạy.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Mục tiêu của đề tài: Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao tục ngữ <br />
trong dạy học địa lí là hợp lí, có hiệu quả.<br />
<br />
Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao tục ngữ <br />
do giáo viên cung cấp và gợi mở, trau dồi thêm vốn ca dao tục ngữ Việt Nam.<br />
<br />
Nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu kiến thức bài học qua ca dao, tục ngữ có liên <br />
quan đến từng bài để giải quyết những vướng mắc, lúng túng của học sinh. Vì đây <br />
là một dạng tìm hiểu kiến thức liên môn để giải tình huống thực tiễn, học sinh khắc <br />
sâu kiến thức hơn, nhớ lâu hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 4 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng các câu ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học <br />
tập trong dạy học qua một số bài trong môn địa lí. <br />
<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này Tôi lồng ghép các câu ca <br />
dao trong dạy học môn địa lí như:<br />
<br />
Sử dung ca dao, tuc ng<br />
̣ ̣ ữ để khai thac kiên th<br />
́ ́ ức mới<br />
<br />
Sử dung ca dao, t<br />
̣ ục ngữ trong viêc c<br />
̣ ủng cố bài học<br />
<br />
Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, t ục ng ữ ở nhà để chuẩn bị cho bài dạy <br />
sau<br />
<br />
+ Là học sinh khối 6,8 Trường THCS Buôn Trấp<br />
<br />
+ Năm học: 2014 2015: Từ lớp 6A1,2,3, lớp: 8A 1,2,3,4,5,6,7,8<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: <br />
<br />
Phương pháp quan sát<br />
<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
<br />
Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với Chương trinh đ<br />
̀ ổi mới <br />
SGK bậc THCS <br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con <br />
người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức hiện đại <br />
và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc hướng dẫn học sinh tìm <br />
hiểu các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến bài học đóng vai trò rất quan trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 5 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát <br />
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của <br />
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng <br />
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập <br />
cho HS’’<br />
<br />
Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần vận dụng các <br />
phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho <br />
HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.<br />
<br />
Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các <br />
luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên <br />
cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử <br />
dụng, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức <br />
môn Địa lí<br />
<br />
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ <br />
để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức <br />
đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh <br />
không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới.<br />
<br />
Tục ngữ là “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách <br />
truyền miệng từ người này sang người khác từ nơi này đi nơi khác” <br />
<br />
Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục <br />
bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ. <br />
<br />
Từ xa xưa, trai qua hang nghin năm nh<br />
̉ ̀ ̀ ưng câu ca dao tuc ng<br />
̃ ̣ ữ đa đ<br />
̃ ược cha ông <br />
́ ́ ̣ ừ nhưng kinh nghiêm th<br />
ta đuc kêt lai t ̃ ̣ ực tê: các m<br />
́ ối quan hệ giữa tự nhiên với tự <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 6 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
nhiên, giữa thiên nhiên con người, thiên nhiên sản xuất, các quy luật thời tiết khí <br />
hậu, các quy luật tự nhiên...<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
2.1. Thuận lợi và khó khăn<br />
<br />
Thuận lợi: + Ca dao, tục ngữ rất phong phú trong văn học dân tộc lại có đặc <br />
điểm về nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên giáo viên sử dụng sẽ <br />
tạo hứng thú học tập cho các em hơn.<br />
<br />
+ Đa số học sinh thích tham gia sưu tầm.<br />
<br />
+ Nguồn tài liệu mà giáo viên tham khảo rất đa dạng và phong phú.<br />
<br />
+ Trong sinh hoạt chuyên môn và tổ chuyên môn luôn chú ý đến việc dạy học <br />
lồng ghép, tích hợp để làm sinh động trong tiết dạy đem lại hiệu quả cao nhất.<br />
<br />
+ Nguồn tài liệu mà giáo viên tham khảo rất đa dạng và phong phú.<br />
<br />
Khó khăn<br />
<br />
+ Hiện nay còn nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng đây là môn phụ nên <br />
thường ít chú ý trong học tập. <br />
<br />
+ Để thực hiện cho một tiết dạy có vận dụng ca dao, tục ngữ một cách hiệu <br />
quả người giáo viên cũng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức, kỹ năng vận dụng, <br />
nhận xét, đánh giá.<br />
<br />
+ Tính tự giác tìm hiểu ca dao, tục ngữ của học sinh chưa cao..<br />
<br />
2.2. Thành công, hạn chế<br />
<br />
Thành công: Đa số học sinh ý thức được việc vận dụng ca dao, tục ngữ để <br />
nâng cao kiến thức là nhiệm vụ của mỗi cá nhân nên đa số các em tự học tự rèn tốt, <br />
chất lượng giáo dục, kết quả học tập ngày một nâng cao.<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 7 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
Hạn chế: Khả năng vận dụng kiến thức liên quan để tìm hiểu kiến thức còn <br />
hạn chế, học sinh chưa thật tự giác trong sưu tầm.<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu<br />
<br />
Mặt mạnh: Giáo viên đa số có tay nghề vững vàng việc lồng ghép tạo hứng <br />
thú tiết học đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Học sinh có lực học khá giỏi các em sưu tầm, lồng ghép vào bài học rất <br />
nhanh, sát thực tế bài học hơn.<br />
<br />
Mặt yếu: Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vận <br />
dụng lồng ghép nên còn mang tính áp đặt, đối phó.<br />
<br />
Một số ít học sinh ít suy nghĩ, tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ chưa sát <br />
trọng tâm bài học…<br />
<br />
2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
<br />
Sự thành công trong việc sử dụng ca dao, tục ngữ là nhà trường có đội ngũ <br />
giáo viên đầy năng lực, nhiệt huyết. Đa số các em học sinh chăm ngoan, chịu khó tìm <br />
tòi, học hỏi.<br />
<br />
Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng <br />
dạy như trang bị phòng máy chiếu, mạng Internet... <br />
<br />
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Ý nghĩa của ca dao, tục ngữ rất phong phú và tạo hứng thú cao nó trở thành <br />
một kho tàng kiến thức của khoa học địa lí. Tận dụng điều này giáo viên có thể làm <br />
mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mơi la, phong phú h<br />
́ ̣ ơn và <br />
giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 8 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
̉ ̀ ̣ ̣<br />
Đê ren luyên ki năng hoc đi đôi v<br />
̃ ơi hanh (vôn la môt ki năng con yêu đôi v<br />
́ ̀ ́ ̀ ̣ ̃ ̀ ́ ́ ới hoc̣ <br />
̣ ̣ ́ ̀ ệc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ này <br />
sinh khi hoc môn đia li) thi vi<br />
giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với cac hiên t<br />
́ ̣ ượng tự <br />
nhiên. <br />
<br />
Thực trạng trước khi sử dụng các giải pháp, biện pháp của đề tài.<br />
<br />
Số liệu thống kê ở đầu năm học 2014 2015 như sau:<br />
<br />
<br />
Năm học/ Tỉ Chưa hứng Ít hứng <br />
Lớp Sĩ số Hứng thú<br />
lệ thú thú<br />
20142015 6A1,2,3 122 34 84 4<br />
Tỉ lệ (%) 100 27,9 68,8 3,3<br />
Khối 8(Từ 8A1 <br />
2014 2015 283 92 177 14<br />
đến 8A8)<br />
Tỉ lệ (%) 100 32.5 62,6 4,9<br />
Tổng HS 6A1,2,3 Khối 8 405 126 261 18<br />
Tỉ lệ (%) 100 31.1 64.4 4.5<br />
<br />
Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh chưa hứng thú tìm hiểu chiếm <br />
31.1%, ít hứng thú tìm hiểu chiếm 64.4% còn số học sinh hứng thú tìm hiểu chiếm tỉ <br />
lệ rất thấp 4.5%.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp biện pháp.<br />
<br />
Những giải pháp biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích giúp học sinh <br />
hiểu sâu kiến thức hơn và mang lại hiệu quả cao trong môn học.<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 9 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
Nói chung tục ngữ, ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về <br />
thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học của người xưa, là những câu nói <br />
đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và <br />
xã hội, là những nhận xét giải thích của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên <br />
liên quan đến thời tiết, khí hậu… <br />
<br />
Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câu <br />
tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu <br />
tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học <br />
dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian <br />
hóa những lời hay ý đẹp cụ thể tôi áp dụng một số ví dụ sau trong quá trình giảng <br />
dạy:<br />
<br />
* Sử dung ca dao, tuc ng<br />
̣ ̣ ư đ<br />
̃ ể khai thac kiên th<br />
́ ́ ức mới<br />
<br />
Để cho tiết học sinh động và lôi cuốn hơn, giáo viên cần phải đa dạng hóa <br />
phương pháp trong môn học này. Đa dạng hóa phương pháp thể hiện ở việc chúng <br />
ta biết cách tổ chức những hoạt động học tập thích hợp và thu hút học sinh tham gia. <br />
Những kiến thức trọng tâm trong bài được minh họa bằng những câu ca khắc họa <br />
những hình ảnh cụ thể giữa đời thường sẽ làm cho học sinh khắc sâu hơn. Trong <br />
dạy học kiến thức mới, giáo viên phải sáng tạo trong phương pháp dạy học phát huy <br />
tính chủ động, tích cực, tự giác của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư <br />
duy, tạo niềm tin sự hứng khởi, thái độ tự tin trong học tập. Giáo viên có thể kết <br />
hợp nhiều phương pháp khác nhau để tạo không khí hào hứng cho học sinh như giao <br />
nhiệm vụ cho từng cá nhân hoặc kết hợp việc làm theo nhóm, tổ chức chơi trò chơi. <br />
Học sinh thảo luận, chọn lựa sau đó phát biểu ý kiến của mình để khắc sâu nội <br />
dung bài học.<br />
<br />
Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 – Tiết 10 – Địa lí 6:<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 10 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
Sự chuyển động của Trái Đất Quanh mặt trời<br />
<br />
Khi dạy mục 2: Hiện tượng các mùa tôi sẽ trích dẫn những câu sau<br />
<br />
“Tháng chạp là tháng trồng khoai,<br />
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.<br />
Tháng ba cày vỡ ruộng ra”<br />
<br />
Qua những câu trên cho học sinh biết được người nông dân Việt Nam thường <br />
gặp nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt (thiên tai) trong sản xuất nông nghiệp. <br />
Họ đã có những kinh nghiệm được đúc kết thể hiện tính mùa vụ <br />
<br />
Đây là câu chỉ sử dụng khi dạy phần “các mùa trong năm”. Do Trái Đất là hình <br />
cầu, cùng một lúc thực hiện 2 chuyển động (tự quay) và chuyển động xung quanh <br />
Mặt trời. Quỹ đạo chuyển động xung quanh mặt trời là đường Elíp, từ đó sinh ra <br />
hiện tượng các mùa trong năm.<br />
<br />
Mỗi mùa, điều kiện bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, khí áp gió mưa (nhiệt, <br />
ẩm) thích nghi với sự phát triển của từng loại cây trồng nên có câu ca trên. Hiện nay <br />
sự tác động của khoa học, việc ứng dụng các kỹ thuật trong sản xuất có thể làm <br />
thay đổi cơ cấu mùa vụ, tuy nhiên “mùa nào, thức nấy” rất đặc trưng.<br />
<br />
Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, chúng hoạt động theo <br />
một quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ một thành phần tự nhiên thay đổi sẽ làm <br />
cả tổng hợp thể tự nhiên thay đổi theo, mà nguyên nhân sâu xa là sự thay đổi của <br />
bức xạ Mặt trời, do “chuyển động biểu kiến” từ nửa cầu này sang nửa cầu kia của <br />
Mặt trời: Khi Mặt trời chuyển động về phía cầu nào thì các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, <br />
hướng gió, mưa, sự phát triển của sinh vật sẽ thay đổi tạo ra cảnh quan địa lý đặc <br />
trưng theo mùa.<br />
<br />
Ví dụ 2: Để dạy bài 9 – Tiết 11 – Địa lí 6: <br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 11 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa <br />
<br />
Tôi sử dụng câu ca dao:<br />
<br />
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng<br />
<br />
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”<br />
<br />
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích ?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
“Đêm thang năm ch<br />
́ ưa năm đa sang”<br />
̀ ̃ ́<br />
<br />
̣ ̣ ̣ ̉<br />
Viêt Nam năm trong vung nôi chi tuyên ban câu băc. Tháng 5 âm lich cua Vi<br />
̀ ̀ ́ ́ ́ ̀ ́ ệt <br />
Nam tương ưng la thang 6 d<br />
́ ̀ ́ ương lich. Thang 6 d<br />
̣ ́ ương lich bán c<br />
̣ ầu bắc la mua he.<br />
̀ ̀ ̀<br />
<br />
Ngay 22/6 hàng năm, tia b<br />
̀ ức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề <br />
mặt Trái Đất tại chí tuyến bắc (23 o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu bắc <br />
dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm cang ngăn, nên co hi<br />
̀ ́ ́ ện tượng ngày <br />
dài, đêm ngắn.<br />
<br />
̣<br />
Vào ngày 22/12 (thang 10 âm lich), M<br />
́ ặt trời chuyển động biểu kiến về chí <br />
tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23 o27’N (Chí tuyến Nam) thì <br />
ở bán cầu nam luc nay ngay dai đêm ngăn va <br />
́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ở bán cầu bắc hiện tượng ngày ngắn <br />
đêm dài nên có câu “Ngay thang m<br />
̀ ́ ươi ch<br />
̀ ưa cươi đa tôi”<br />
̀ ̃ ́<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 12 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
Ví dụ 3: Dạy bài 32 – Tiết 36 – Địa lí 8: <br />
<br />
Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta<br />
<br />
Với nội dung kiến thức mục 2: Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 <br />
( mùa hạ). Tôi lồng ghép câu:<br />
<br />
“Kiến đen tha trứng lên cao,<br />
<br />
Thế nào cũng có mưa rào rất to.<br />
<br />
Kiến bò từ dưới lên cao<br />
<br />
Mang theo cơm gạo gây nên mưa rào.<br />
<br />
Đường đi kiến đắp thành bờ,<br />
<br />
chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi.<br />
<br />
Kiến cánh vỡ tổ bay ra,<br />
<br />
Bão táp mưa sa tới gần”…<br />
<br />
Kiến là loại côn trùng sợ nước sống ở dưới đất, trên các cành cây, trong các <br />
khe đá, cửa tường nên độ ẩm không khí thay đổi ắt trời sẽ mưa, kiến phải di cư để <br />
lánh nạn, đặc biệt là kiến đen, kiến lửa, kiến mối. Nên mỗi khi trời sắp mưa ta <br />
thường thấy kiến đen tha trứng, tha mồi chạy từ thấp lên cao hay trời sắp mưa kiến <br />
cánh vỡ tổ bay ra khắp nơi. Qua đó ông cha ta có thể dự đoán thời tiết sắp xảy ra.<br />
<br />
Hoặc: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa<br />
<br />
Bay cao thì nắng bay vừa trời râm.<br />
<br />
Các loài côn trùng có cánh dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay đổi, <br />
nhất là loài chuồn chuồn. Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh, nếu có <br />
độ ẩm cao thì không thể bay cao được, nếu độ ẩm không khí thấp thì bay lên rất cao<br />
<br />
Hoặc: Mưa tháng 7, gãy cành Trám<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 13 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
Nắng tháng 8, rám trái bưởi<br />
<br />
Tháng 7 tức là tháng 8 dương lịch là thời kì hoạt động của áp thấp hội tụ nhiệt <br />
đới, khi các nhiễu động này hoạt động thì thành mưa to gió lớn nên “Mưa tháng 7 <br />
gãy cành Trám”. Sang tháng 8 (tức tháng 9 dương lịch) thời kì này cường độ bức xạ <br />
Mặt Trời tuy đã yếu và đã bắt đầu các đợt gió mùa đông bắc sớm, nhưng cũng có <br />
những ngày nắng nóng khác thường phía tây chi phối nên “tháng 8 nắng rám trái <br />
bưởi”<br />
<br />
Hoặc: “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”<br />
<br />
“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”<br />
<br />
“Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”<br />
<br />
Qua những câu trên học sinh giải thích được:<br />
<br />
Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên <br />
lục địa cao hinh thanh khu áp th<br />
̀ ̀ ấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào gây <br />
nên những trận mưa lớn cùng với sự xuât hi<br />
́ ện của các khí áp thấp gây nên mưa bão <br />
ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ. <br />
<br />
Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn <br />
Bắc (Bắc Trung Bộ) nên khi có gió Tây Nam (gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam bộ và <br />
Tây Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam <br />
Trung Bộ không có mưa. Tương tự “cơn đàng Bắc...” là ảnh hưởng của khối khí ôn <br />
đới xuất phát từ cao áp lục địa (Xibia) tính chất lạnh và khô nên không gây mưa. <br />
<br />
Vậy từ những ví dụ cụ thể của việc lồng ghép ca dao tục ngữ vào dạy bài <br />
mới, học sinh có hứng thú hơn, thích học, tìm hiểu hơn mà không nhàm chán. Thể <br />
hiện tính tự học và chủ động trong việc liên hệ kiến thức thực tế qua môn học khác. <br />
<br />
* Sử dung, ca dao, t<br />
̣ ục ngữ trong viêc c<br />
̣ ủng cố bài học<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 14 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
Ví dụ1: Khi dạy Bài 16 Địa lí 8 Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á<br />
<br />
Giáo viên chốt lại nội dung bài học, nhấn mạnh tầm quan trọng trong nông <br />
nghiệp nhờ điều kiện thuận lợi như: Tài nguyên, khoáng sản, nông phẩm, dân số <br />
đông, nguồn lao động, thị trường rộng. Tranh thủ vốn nước ngoài…<br />
<br />
Nông nghiệp : Trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp nhiệt đới.<br />
Công nghiệp: Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, hóa chất…<br />
Chính vì vậy mà tục ngữ có câu : <br />
<br />
Mồng chín, tháng chín có mưa<br />
<br />
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn<br />
<br />
Mồng chín, tháng chín không mưa<br />
<br />
Thì con bán cả cày bừa đi buôn”<br />
<br />
̉ ̣<br />
La câu ca dao thê hiên m<br />
̀ ối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất<br />
<br />
Đặc điểm phụ thuộc vào diễn biến của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp <br />
được thể hiện qua con mắt của người nông dân với câu hát mong mùa:<br />
<br />
Tháng 9, người nông dân bắt tay vào cày bừa vụ đông xuân (vụ Chiêm), nếu có <br />
mưa thường là do hoạt động của loại gió mậu dịch (Khối khí chí tuyến khô) từ <br />
biển vào nên thường có mưa (gió Đông Bắc)<br />
<br />
Ví dụ 2: Sau bài 24: Biển và đại dương<br />
<br />
Cuối bài học này giáo viên gợi ý học sinh tìm một số câu ca dao, tục ngữ liên <br />
quan đến bài học. Em nào tìm đúng phân tích hợp lí giáo viên tuyên dương và ghi <br />
điểm để tạo hứng thú tìm hiểu của học sinh. Ca dao Việt Nam đúc kết hiện tượng <br />
của Trăng:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 15 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa.<br />
Mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm <br />
Mồng năm liềm giật, mùng sáu thật trăng…”<br />
<br />
“Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo”…<br />
<br />
Ba mươi không thấy mặt mày trăng đâu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì Mặt <br />
Trăng, một vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, cũng cùng quay quanh Mặt Trời với nó. <br />
Do Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng chỉ từ một phía, vì thế dù đang ở bất kì ở vị trí <br />
nào thuộc quỹ đạo quay, phần bề mặt của Trái Đất và của Mặt Trăng hướng tới <br />
Mặt Trời cũng được chiếu sáng, còn phần bề mặt kia (phần không hướng về Mặt <br />
Trời) sẽ không được chiếu sáng nên rất tối.<br />
<br />
Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên khi đứng quan sát từ Trái Đất chúng ta <br />
chỉ có thể lần lượt nhìn thấy một phần khác nhau của Mặt Trăng được Mặt Trời <br />
chiếu sáng mà thôi.<br />
<br />
Vì thế, tùy theo vị trí tương đối giữa Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất với <br />
nhau mà từ Trái Đất chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy những phần khác nhau của Mặt Trăng <br />
được chiếu sáng. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy Mặt Trăng khi tròn khi khuyết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 16 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
Hiện tượng con nước triều “cường”, “kém” liên quan đến vị trí cửa mặt trăng, <br />
mặt trời và Trái Đất trong không gian, liên hệ hiện tượng trăng khuyết thời kỳ triều <br />
“kém”<br />
<br />
*. Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ ở nhà<br />
<br />
Để có được giờ học đạt kết quả tốt thì công tác chuẩn bị của giáo viên và học <br />
sinh là rất cần thiết. Vì vậy, sau mỗi bài học tôi không quên dặn dò các em về nhà <br />
sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về chủ đề tiếp theo mà học sinh sẽ tìm hiểu <br />
ở tiết sau, sưu tầm ca dao, tục ngữ là để các em vận dụng kiến thức đã học vào <br />
cuộc sống một cách gần gũi nhất và ngoài ra còn phát triển nhiều kỹ năng khác. Vì <br />
vậy giáo viên cũng cần phải có phương pháp để hướng dẫn các em. <br />
<br />
Về nguồn tư liệu, tôi hướng các em có thể tìm hiểu ca dao, tục ngữ qua sách <br />
báo, trên mạng Internet với những yêu cầu không cao để học sinh thấy không quá <br />
khó. Đồng thời nêu những ích lợi cho học sinh thấy như: các em sẽ biết cách tìm gì, <br />
ở đâu, tích lũy được sự tự tin, bản lĩnh khi tìm kiếm. Đồng thời tôi cũng tiến hành <br />
kiểm tra, đánh giá chấm điểm cho việc sưu tầm nhằm động viên khuyến khích cũng <br />
như phê bình các học sinh chưa tích cực. Với cách làm này tôi nhận thấy khả năng <br />
vận dụng bài học của học sinh vào cuộc sống tốt hơn nhiều. Học sinh có ý thức <br />
hơn, vui hơn, hiệu quả hơn trong việc học môn Địa lí.<br />
<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Bản thân của ca dao tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần <br />
điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên <br />
lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự <br />
gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và <br />
vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội <br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 17 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
dung bài học mà tôi sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan.<br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp.<br />
<br />
Trong đề tài này các biện pháp, giải pháp thường đi song đôi với nhau, có mối <br />
quan hệ chặt chẽ với nhau.<br />
<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. <br />
<br />
Các tiết dạy có sử dụng ca dao tục ngữ, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm <br />
các kiến thức cơ bản một cách chính xác, do chính các em tìm ra từ thực tế và biết <br />
tái hiện kiến thức khi cần thiết, biết suy luận, diễn tả một sự vật hi ện t ượng địa lí, <br />
vận dụng chúng vào thực tiễn, trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong quá trình <br />
sử dung ca dao, tuc ng<br />
̣ ̣ ữ để khai thac kiên th<br />
́ ́ ưc m<br />
́ ơi, s<br />
́ ử dung, ca dao, t<br />
̣ ục ngữ trong <br />
̣ ủng cố bài học, hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ ở nhà.<br />
viêc c<br />
<br />
Kết quả khảo nghiệm cuối năm học như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 18 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học Lớp Sĩ số Chưa hứng <br />
Ít hứng thú Hứng thú<br />
thú<br />
20142015 6A1,2,3 122 8 66 48<br />
Tỉ lệ (%) 100 6.6 54.1 39.3<br />
20142015 Khối 8(Từ 8A1 283 12 101 170<br />
đến 8A8)<br />
<br />
Tỉ lệ (%) 100 4.2 35.7 60.1<br />
Tổng HS 6A1,2,3 Khối 405 20 167 218<br />
8<br />
Tỉ lệ (%) 100 4.9 41.2 53.8<br />
<br />
Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết tìm hiểu ngày càng tăng <br />
chiếm 41.2 % so với 64.4 % đầu năm học tăng 23.2 % và hứng thú tìm hiểu chiếm <br />
53.8%. Còn số học sinh chưa hứng thú tìm hiểu giảm mạnh chỉ còn lại 4.9 % so <br />
với trước đây là 31.1 % .<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu <br />
<br />
Các em cũng nhận thức được việc hứng thú học tập môn địa lí, học sinh vận <br />
dụng ca dao, tục ngữ vào bài học rất nhanh, hiểu kiến thức dễ dàng hơn, qua đó tâm <br />
lý học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi học môn địa lý và không khí giờ dạy <br />
trở nên rất sôi nổi hào hứng học tập tốt hơn, các em nắm và hiểu được tầm quan <br />
trọng của việc tìm hiểu ca dao, tục ngữ liên quan đến bài học, đáp ứng yêu cầu. Do <br />
vậy hiệu quả trước tiên là sự liên kết đầy mới lạ làm khơi dậy tính tò mò, kích thích <br />
tư duy của học sinh, hiểu bài nhanh, không khí lớp học nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, <br />
nhớ bài lâu, cho học sinh thêm hiểu và thêm yêu ca dao tục ngữ Việt Nam.<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 19 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận: Việc nâng cao hiệu quả học tập cho sinh là mục tiêu của người <br />
dạy nên giáo viên cần phải sáng tạo trong sử dụng các phương tiên trong dạy học <br />
để làm mới phong cách của mình, giúp bài học trở nên hấp dẫn, sinh động tránh sự <br />
nhàm chán. Việc áp dụng linh hoạt các phương tiện dạy học thể hiện tính sáng tạo, <br />
tìm tòi, đầu tư của giáo viên và cũng nhờ vậy sẽ giúp học sinh nắm được bài, có thái <br />
độ yêu thích môn học <br />
<br />
Để thực hiện tốt phương tiện này giáo viên cần nâng cao kiến thức (sưu tầm, <br />
tìm hiểu) về vốn ca dao tục ngữ liên quan đến kiến thức địa lí và tôi nghĩ vấn đề <br />
này cũng cần được bàn bạc, nghiên cứu mở rộng hơn trong những đề tài sau. <br />
<br />
Không chỉ bổ sung ca dao tục ngữ cho giảng dạy khối 6,8 mà còn bổ sung, áp <br />
dụng cho khối 7, 9 vì trong chương trình địa lí có nhiều kiến thức ca dao, tục ngữ có <br />
đề cập tới.<br />
<br />
2. Kiến nghị: * Đối với Giáo viên : Để tạo hứng thú cho HS khi học địa lí <br />
trước hết người giáo viên phải yêu thích chính công việc giảng dạy ở trường bởi vì <br />
khi giáo viên yêu công việc sẽ dồn vào đó quyết tâm, sự tâm huyết, say mê nhiệt <br />
tình, từ đó nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo.<br />
<br />
Để sử dụng phương tiện này hiệu quả bản thân giáo viên phải có vốn kiến <br />
thức về ca dao tục ngữ phong phú, và để vận dụng linh hoạt vào bài giảng cần hiểu <br />
thấu đáo đầy đủ về ý nghĩa của câu ca dao tục ngữ. Muốn làm được điều đó giáo <br />
viên phải thường xuyên tìm những thông tin bên ngoài thực thế nhờ việc tra cứu từ <br />
nhiều nguồn : báo chí, mạng internet, tham khảo các sách, tạp chí… <br />
<br />
* Đối với học sinh: Học sinh học bài và trả lời bài bằng việc sử dụng những <br />
<br />
<br />
<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan 20 <br />
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS<br />
<br />
<br />
câu ca dao tục ngữ đã được giáo viên cung cấp.<br />
<br />
Để giảm việc GV cung cấp kiến thức một chiều thì có thể gợi ý cho học sinh, <br />
yêu cầu các em chuẩn bị bài mới bằng việc tìm hiểu có câu ca dao tục ngữ nào có