SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết
lượt xem 50
download
Theo chúng ta biết, tập thể mạnh luôn là một tập thể đoàn kết nhất trí và ở đó luôn có tình người. Tính thân thiện, lòng nhân hậu, đức bao dung của mọi người trong tập thể luôn được đề cao, mọi người sống bên nhau đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh của đơn vị. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm về một vài kinh nghiệm xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, giáo viên và nhà trường cùng nhau xây dựng tốt chất lượng giáo dục của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết
- MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM ĐOÀN KẾT Người viết: Nguyễn Bích Hiền
- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trên thực tế một tập thể mạnh luôn là một tập thể đoàn kết nhất trí và ở đó luôn có tình người. Tính thân thiện, lòng nhân hậu, đức bao dung của mọi người trong tập thể luôn được đề cao, mọi người sống bên nhau đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh của đơn vị. Một cái bắt tay siết chặt, một câu hỏi han chân tình, một ánh mắt thân thiện, một chút quan tâm nhỏ… của một Thủ trưởng có uy tín có thể làm cho mọi thành viên khoẻ hẳn lên về cả sinh lực và tinh thần, hiệu quả công việc sẽ trôi trảy, mọi người sẽ yên tâm công tác và đều muốn vun đắp, đem lại lợi ích cho đơn vị của mình. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Thủ trưởng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ. Hơn thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường thật sự thân thiện “ xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, NV và PHHS” tốt cũng là việc cần phải thực hiện ở một tập thể nhà trường để mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, coi nhau như anh em một nhà, nếu đoàn kết mọi người sẽ sẵn lòng bỏ qua cho nhau những lỗi lầm vì: “Yêu nhau yêu cả đường đi lối về; ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng” . Một tập thể đoàn kết và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của một người Hiệu trưởng, làm cho việc quản lý của mình diễn ra nhẹ nhàng thoải mái, hiệu quả công tác sẽ cao hơn và đạc biệt là bầu không khí trong nhà trường luôn vui vẻ yên ấm. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đảng ta luôn coi trọng giáo dục và đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển…đó là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới của đất nước. Với tinh thần đó thì việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Như lời Bác Hồ đã dạy: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết- Thành công thành công đại thành công”. Mà trong đó đội ngũ nhà giáo là nòng cốt, muốn làm được điều này thì nhà trường phải có Tập thể sư phạm vũng mạnh đoàn kết. Tập thể sư phạm có ý nghĩa quyết định đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Trong một tập thể đông người đã phức tạp với một tập thể phần đa là nữ lại càng phức tạp, mỗi người mỗi tính nết, nếu không đồng lòng thì mọi việc sẽ trở nên rối ren công việc sẽ không trôi chảy và làm việc gì cũng khó. Vì vậy việc xây dựng tập thể sư phạm doàn kết có ý nghĩa hết sức quan trọng trong mỗi nhà trường, nó tồn tại song song với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nhà trường. Sức mạnh đoàn kết của tập thể sẽ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể trong việc thực hiện mục tiêu của nhà trường. Đó là việc liên kết các giáo viên, nhân viên, các thành viên trong nhà trường thành một tập thể đoàn kết thống nhất, vững mạnh về mọi mặt, hết lòng vì mục tiêu giáo dục của nhà trường, vì sự nghiệp GD&ĐT của nước nhà nói chung và của nhà trường nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu: - Đây là một vấn đề tuy không mới song rất khó nó đòi hỏi người quản lý phải xá định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tập thể sư phạm trường tiểu học đoàn kết và đưa ra là mục tiêu hàng đầu trong mỗi nhà trường.
- -Nghiên cứu phong cách, năng lực lãnh đạo của người Hiệu trưởng, mối quan hệ giữa người với người, giữa người lãnh đạo với cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường. -Tìm ra những biện pháp để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh ở trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 3.Tính cấp thiết : Hiện nay đội ngũ giáo viên, nhân viên, không đồng bộ, một số còn non về chuyên môn nghiệp vụ, không kịp thời đổi mới, còn thiếu chí tiến thủ, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, tính tự giác còn hạn chế, một bộ phận nhỏ ý thức vì tập thể chưa cao còn sống theo kiểu “Gió chiều nào theo chiều đó” hoặc là sống theo kiểu “mặc kệ”…nên việc xây dựng xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết càng trở nên cấp thiết, để họ sẽ gắn bó, yêu thương, bảo vệ và sẵn lòng giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong chính tập thể của mình. Các nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng là môi trường lý tưởng, là bậc nền móng để xây dựng đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai cho đất nước, những công dân hữu ích thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đưa nước ta đi lên cùng hội nhập với các cường quốc năm châu. Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trên thì nhà trường phải vững mạnh toàn diện, để thúc đẩy mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường liên tục vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Mà lực lượng then chốt để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy chính là sự cố gắng của từng thành viên, mối quan hệ thân thiện gắn kết của các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường. Qua thực tế công tác quản lý, tôi nhận thấy việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết là một vấn đề rất quan trọng và khó khăn nhất là đối với những người làm công tác quản lý. Có xây dựng được tập thể sư phạm vững mạnh đoàn kết thì mới đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường từ đó có thể phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Cũng chính vì lẽ đó mà tôi luôn quan tâm suy nghĩ để tìm biện pháp xây dựng tập thể sư phạm thật sự đoàn kết, luôn coi tập thể là một gia đình lớn, “ Một con ngựa đau cả tàu bỏe cỏ” chính là phương trâm của cả đơn vị. Với kinh nghiệm quản lý và bằng thực tế của mình tôi xin phép được trao đổi: “Một vài kinh nghiệm trong công tác xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết ở trường tiểu học Hoàng Văn Thụ”. Với mục đích là được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng sự nghiệp giáo dục nói chung và xây dựng tập thể sư phạm trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ nói riêng ngày càng phát triển vững mạnh toàn diện& vững trắc. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc xây dựng tập thể sư phạm trường tiểu học. -Nghiên cứu thực trạng của trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ trong việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết của hiệu trưởng. -Đề xuất những biện pháp, giải pháp về công tác xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết trong nhà trường. 5. Đối tượng nghiên cứu Tập thể sư phạm ở trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ. 6. Phạm vi nghiên cứu
- Tập thể sư phạm Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ và qua những lần đi tìm hiểu thực tế ở một số trường học trong và ngoài tỉnh. Nghiên cứu trong phạm vi 3 năm học: 2019- 2010, 2010-2011, 2011-2012. 7. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào cơ sở lý luận trong các tài liệu tâm lý giáo dục. Dựa vào kinh nghiệm quản lý của các trường đến thực tế. Dựa vào kinh nghiệm thực tế quản lý tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Điều tra - Trắc nghiệm - Vấn đáp, trao đổi. - Trực quan - Nghiên cứu tài liệu. NỘI DUNG I/Thực trạng vấn đề: 1. Cơ sở lý luận: Đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới hết sức quan trọng và mang tính quyết định giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông. Theo tinh thần Đại hội Đảng IX, nghị quyết 40 của Quốc hội, chỉ thị 14 của thủ tướng chính phủ một vấn đề đặt ra là: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.(Điều 2- Luật giáo dục). Từ lý luận đến thực tiễn, chúng ta nhận thấy xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh toàn diện là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Là ý chí quyết tâm của mỗi thành viên trong tập thể sư phạm, chính là sự kết dính chặt chẽ, khoa học của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng. Trong nhà trường người Hiệu trưởng cần thấu hiểu nâng cao mở rộng kiến thức hiểu biết, kiến thức khoa học bắt đầu từ việc đặt nền móng vững chắc đó là: Xây dựng tập thể sư phạm Đoàn kết. Vì thông qua tập thể sư phạm sẽ hình thành những nhân cách lý tưởng cho những lớp người lao động sáng tạo, tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần cho xã hội. Xây dựng tập thể sư phạm Đoàn kết thì ở đó mỗi cá nhân mới có cơ hội, điều kiện thể hiện năng lực của mình. Do đó người quản lý cần phải xây dựng một khối đoàn kết thống nhất và đưa vào mục tiêu kế hoạch tổng thể tiến hành chỉ đạo thường xuyên liên tục có như vậy mới nâng cao được chất lượng hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội. Đất nước đang chuyển mình để đổi mới và phát triển, buộc các nhà giáo dục, các nhà quản lý cũng phải chuyển đổi, vận động sao cho phù hợp với xu thế chung của xã hội. Bằng mọi biện pháp, hình thức thông minh, năng động, sáng tạo, tập hợp, huy động được mọi nguồn lực, một lực lượng quan trọng mang tính quyết định đó chính là Xây dựng tập thể sư phạm Đoàn kết 2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường: Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ được thành lập năm 1962, lúc đó trường trực thuộc nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ. Đến năm1963 trường được tách ra và mang tên trường cấp 1,2
- Hoàng Văn Thụ. Đến tháng 10 năm 1998 trường được UBND tỉnh tách cấp 2 ra khỏi cấp 1 và trường được mang tên: Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ từ đó đến nay. Nhà trường luôn là một tập thể đoàn kết nhất trí cao. Môi trường sư phạm trong sáng. Cảnh quan nhà trường: xanh - sạch - đẹp. Trường đã có bề dày thành tích trong công tác thi đua hai tốt, liên tục nhiều năm được công nhận là tập thể lao động xuất sắc được nhiều giấy khen bằng khen của các cấp. Năm 2002- 2003 trường được Bộ GD&ĐT công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Đến tháng 12 năm 2009 trường được UBND tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2. *Về đội ngũ: Tổng số GV và CBCNV toàn trường: 54 đồng chí.Trong đó: GV trong biên chế: 50 đồng chí; Hợp đồng: 4 đồng chí ( Dạy tin học, ngoại ngữ ); GV trình độ trên chuẩn :100% đ/c; Cán bộ quản lý: 3; Tổng phụ trách: 1; Thư viện thiết bị: 2; Y tế: 1; Kế toán: 1; GV dân tộc ít người:16; Đảng viên: 27/54 = 50 %.Tổ chuyên môn: 3 tổ (tổ 1; tổ 2, 3; tổ 4, 5); Tổ văn phòng: 1 tổ Thực trạng việc xây dựng tập thể sư phạm của nhà trường qua các năm học tôi đã sử dụng một số biện pháp cơ bản sau: -Xây dựng kế hoạch và kiện toàn các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong tháng 9. Xây dựng kế hoạch năm học, biên chế tổ chuyên môn cử chọn tổ trưởng tổ phó ngay từ đầu tháng 9. Tổ chức Hội nghị cán bộ công chức cuối tháng 9 đồng thời kiện toàn tổ chức các đoàn thể như: công đoàn, đoàn thanh niên, Đội thiếu niên… -Xây dựng nề nếp kỷ cương, nội quy cơ quan. Xây dựng quy chế chuyên môn, quy chế phối hợp công đoàn với chuyên môn… Chế độ sinh hoạt hội họp của từng tổ chức đoàn thể, theo từng tháng từng tuần cụ thể. -Chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho CB-GV tham gia học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt. - Thực hiện tốt công tác “ba công khai”, dân chủ kỷ cương. -Coi trọng công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức phát động phong trào thi đua lập thành tích kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: ngày 20/11; 8/3; 26/3; 19/5…lồng ghép tổ chức các hội thi, các hoạt động tập thể như: Thi giáo viên dạy giỏi, thi viết chữ đẹp, thi kể chuyện, văn nghệ, thể dục thể thao… -Đồng thời nhà trường rất coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền các quan điểm của Đảng với các cấp các ngành và chính quyền địa phương cũng như mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tham gia đầy đủ các cuộc họp ở địa phương, tổ chức các cuộc họp phụ huynh theo định kỳ để triển khai, thông báo, đánh giá xếp loại học sinh cũng như các hoạt động của nhà trường để tham khảo ý kiến đóng góp của các bậc phụ huynh. Tổ chức giao lưu văn nghệ quyên góp ủng hộ học sinh nghèo. Chú trọng công tác tham mưu với chính quyền địa phương, các cấp các ngành, tuyên truyền vận động các nhà hảo tâm cùng tham gia vào sự nghiệp giáo dục… Từ những biện pháp đã áp dụng ở trên thì tập thể trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ cũng đã đạt được một số kết quả trong 2 năm học gần đây như sau:
- Danh hiệu Năm học 2009-2010 2010-2011 Tổng số cán bộ GV 42 41 Chi bộ TSVM xuất sắc TSVM xuất sắc Công Đoàn CĐ vững mạnh xuất sắc, CĐ vững mạnh xuất sắc liên đoàn lao động Tỉnh tặng bằng khen Đội TNTP Liên Đội mạnh Liên Đội mạnh Nhà trường Tập thể LĐ xuất sắc Tập thể LĐ xuất sắc- UBND Tỉnh tặng Bằng khen. Cơ quan đơn vị văn hóa 5 năm Cấp thành phố Cấp thành phố CSTĐ cấp tỉnh 1 1 CSTĐ cơ sở 4 6 GV giỏi cấp Tỉnh 2( bảo lưu) 4 GV giỏi TP 3 6 Lao động TT 23 23 Hoàn thành NV 10 8 Giáo viên vi phạm K L 0 0 Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trường TH Hoàng Văn Thụ vẫn còn những hạn chế cần phải cố gắng hơn nữa trong những năm học sau. Chẳng hạn số giáo viên dạy giỏi các cấp - học sinh giỏi “mũi nhọn” còn rất khiêm tốn. Giáo viên đạt danh hiệu cao còn chưa xứng với tiềm năng.Trình độ năng lực còn hạn chế. Với số lượng cán bộ giáo viên đông, song hàng năm nhà trường luôn có sự biến đổi về đội ngũ,(người chuyển đi, người chuyển đến, người về nghỉ chế độ). Trình độ chuyên môn cũng khá đồng đều. Lực lượng đoàn viên trẻ không nhiều. Đảng viên chiếm 50% tổng số. Qua tình hình thực tế của nhà trường như vậy cho thấy nhà trường còn rất nhiều những khó khăn mà thuận lợi thì không nhiều. Bởi vậy Ban giám nhà trường phải luôn cố gắng thật nhiều, từng bước khắc phục những khó khăn và quyết tâm xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh toàn diện, để đáp ứng mục tiêu giáo dục. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG I/Một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm của hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ. 1.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Hoàn thiện cơ cấu tổ chức là một việc làm không thể thiếu đối với mỗi nhà trường. Vì có hoàn thiện cơ cấu tổ chức thì nhà trường hoạt động mới có hiệu quả. Cho nên bắt đầu vào năm học mới nhà trường phải nhanh chóng ổn định hoàn thiện cơ cấu tổ chức để đi vào hoạt động có hiệu quả, như: Thành lập hội đồng sư phạm, hội đồng tư vấn, hội đồng thi đua khen thưởng- kỷ luật, các tổ chuyên môn… theo quy định. Đồng thời nhanh chóng
- kiện toàn các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Tổ chức Hội nghị cán bộ công chức. Đại hội công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên TPHCM. Mỗi tổ chức trong nhà trường đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng có chung một mục tiêu phấn đấu đó là: Giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo, xây dựng tập thể đoàn kết.Vì vậy người hiệu trưởng phải biết phối kết hợp chặt chẽ phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đồng thời người hiệu trưởng phải xây dựng mối quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể, tạo nên sự thông nhất tập trong tập thể sư phạm. Bên cạnh đó người hiệu trưởng phải đặc biệt chú ý đến việc phân công giáo viên một cách hợp lý, đúng người, đúng việc, điều đó đã giúp cho các thành viên trong tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Việc phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ giáo viên sao cho phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh của từng đ/c là rất quan trọng. Vì con người không ai giỏi toàn diện, mỗi người đều có thế mạnh và khả năng riêng của mình. Người hiệu trưởng cần chú ý quan tâm và điều chỉnh khi phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Ngay từ lúc họ được nhận nhiệm vụ nếu đúng với năng lực của họ họ sẽ làm việc vui vẻ thỏa mản và nếu được thường xuyên động viên khích lệ của hiệu trưởng nữa thì công việc của họ sẽ đạt được năng xuất cao, họ sẽ cố gắng cống hiến hết mình mà không tính toán. 1.2. Xây dựng kế hoạch năm học gắn với việc xây dựng kỷ cương nề nếp trong nhà trường. Kế hoạch năm học chính là những mục tiêu và tính định hướng trong quá trình quản lý của hiệu trưởng. Nó vừa là kế hoạch chung của nhà trường và cũng là kế hoạch cụ thể của hiệu trưởng trong chỉ đạo và thực hiện kế hoạch. Thông qua kế hoạch và thực hiện kế hoạch sẽ tạo ra sự trật tự, khoa học trong các hoạt động giáo dục và tính khoa học đó sẽ giúp tập thể sư phạm hoạt động có nề nếp. Việc xây dựng kỷ cương nề nếp trong tập thể sư phạm là tiền đề của sự đoàn kết nhất trí trong nhà trường. Bởi vậy muốn tập thể sư phạm nhà trường thực sự vũng mạnh, trước hết người hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch đúng với mục tiêu giáo dục và phù hợp với từng giai đoạn và phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch năm học là việc làm không thể thiếu của người hiệu trưởng. Song việc xây dựng kỷ cương nề nếp trong nhà trường cũng cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh toàn diện. Trước hêt đó là nề nếp hành chính: Mỗi cán bộ giáo viên đều phải thực hiện nề nếp hành chính của nhà trường, phải đảm bảo ngày, giờ công lao động, các cá nhân hoạt động phải có kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch. Tiếp theo đó là phải có nề nếp chuyên môn: Mỗi cán bộ giáo viên phải thực hiện tốt nội quy, quy chế chuyên môn như: Ra vào lớp đúng giờ, thực hiện đúng thời khóa biểu, dạy đúng, đủ các môn học,tiết học theo chương trình. Đồng thời vận dụng tốt việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, trong học tập. Kiểm tra, đánh giá học sinh đúng, chính xác theo quy định. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về chuyên môn như thao giảng, thăm lớp, dự giờ, kiểm tra thường xuyên và có hiệu quả thiết thực. Bên cạnh nề nếp hành chính, nề nếp chuyên môn thì phải xây dựng được nề nếp sinh hoạt tập thể: Mọi nề nếp sinh hoạt tập thể đều phải có nội dung, kế hoạch cụ thể theo tuần,
- tháng, học kỳ, hoặc chủ đề, chủ điểm. Các nội dung sinh hoạt đều phải thể hiện bằng văn bản để theo dõi và thực hiện. Tất cả các quy định về nề nếp đều dược tập thể nhà trường xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Thông qua kế hoạch và thực hiện kế hoạch chính là quá trình tạo ra một trật tự khoa học trong các hoạt động giáo dục liên tục có tính hệ thống và kế thừa. Một việc hết sức quan trọng nữa là việc thực hiện công khai dân chủ trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Từ khi có thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về ban hành Quy chế thực hiện 3 công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện tốt ba công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá: (1) công khai cam kết và kết quả chất lượng đào tạo, (2) công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, (3) công khai thu, chi tài chính Tôi đã rất chú ý đến vấn đề này vì tôi hiểu rõ rằng chỉ cần mập mờ một vấn đề nào đó trong nhà trường mà mọi người không được hiểu không được biết sẽ dẫn đến “ung nhọt” và một ngày nào đó cái “ Nhọt” đó sẽ vỡ và khối đoàn kết trong trường sẽ tan theo, mọi người sẽ nghi kỵ lẫn nhau. Từ nhận thức ấy, ban trung tâm nhà trường đã tiến hành họp bàn thống nhất để cùng nhau xây dựng kế hoạch và bàn biện pháp triển khai thực hiện như thế nào cho hiệu quả và có tác dụng thiết thực, tránh phô trương và mang tính hình thức. Nhà trường đã triển khai học tập văn bản chỉ đạo đến 100% CB GV& các tổ chuyên môn, các tổ CM cùng nhau bàn bạc thống nhất cách làm cách thực hiện sao cho khoa học, sau đó nhà trường đã tổng hợp, lựa chọn và thống nhất các ý kiến tối ưu mang tính khả thi cao và xây dựng kế hoạch chung của trường rồi triển khai đến toàn thể nhà trường để thực hiện tốt nội dung 3 công khai bằng các hình thức: -Phát động thi đua và ký cam kết thi đua cho cá nhân và các tổ chức trong nhà trường ngay trong ngày khai giảng trước sự chứng kiến của tất cả các tổ chức chính trị xã hội và PHHS. -Công khai công tác tuyển sinh. Kế hoạch tuyển sinh được nhà trường niêm yết công khai tại bảng tin của nhà trường, ngoài ra còn được niêm yết tại các trường mầm non trong địa bàn, thông báo tại cuộc họp HĐND của phường để toàn bộ nhân dân được biết. - Công khai chất lượng giáo dục thực tế của nhà trường như trình độ đào tạo của giáo viên, kết quả học tập của học sinh theo kỳ, theo năm học, kết quả các cuộc thi của thầy, của trò qua các đợt thi đua, mức chất lượng tối thiểu…, đều được công bố công khai trước HĐSP, trước cuộc họp CMHS và niêm yết trên bảng tin cũng như qua loa truyền thanh của trường. -Công khai kế hoạch phân công nhiệm vụ cán bộ giáo viên. - Công khai các kế hoạch phải thực hiện trong năm học -Công khai kết quả chất lượng theo đợt thi đua, theo học kỳ -Công khai cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học tập của nhà trường để đáp ứng nhu cầu giáo dục cho toàn thể giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh biết ngay từ đầu năm. Mỗi lần nhà trường tăng cường cơ sở vật chất do dượccấp hay tự mua sắm bằng bất kỳ nguồn nào cũng đều được công khai đến toàn thể CBGV, HS và PH HS. - Công khai tài chính. Đây là vấn đề nhạy cảm nếu không thực hiện tốt việc công khai thu chi trong nhà trường sẽ là mối đe dọa lớn nhất cho việc mất đoàn kết trong đơn vị. Bằng bài học kinh nghiệm của các đơn vị bạn đã mắc sai lầm, tôi đã hết sức trú trọng
- đến công tác công khai tài chính về tất cả các khoản thu chi vừa để chống tham nhũng, chống lãng phí và tiết kiệm chi tiêu, chi đúng mục đích. Công khai bàn bạc mức chi tiêu và tập thể cùng nhau thống nhất xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại hội nghị cán bộ công chức. Mỗi lần tăng tài sản hoặc mua bán sửa chữa cơ sở vật chất của nhà trường từ nhỏ đế lớn đều được công khai dân chủ và giao cho cán bộ hành chính cùng BCH Công Đoàn khảo sát giá cả thị trường và thực hiện chi tiêu đúng luật. Kết thúc mỗi đợt đều được công khai cho mọi người cùng biết.Về các khoản dân đóng góp tự nguyện trong năm học như: Quỹ cha mẹ học sinh do cha mẹ học sinh thảo luận bàn bạc dự thảo dự toán thu chi tại cuộc họp PHHS đầu năm( có ghi biên bản). Sau đó xin chủ chương của chính quyền địa phương, được sự đồng ý của chính quyền địa phương ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường mới ra nghị quyết thu chi và nghị quyết này được cha mẹ HS thông qua tại cuộc họp các đại diện cha mẹ HS toàn trường. Sau đó nhà trường niêm yết công khai tại bảng tin. Cuối mỗi đợt hoặc mỗi kỳ học nhà trường phối hợp cùng cha mẹ HS quyết toán công khai trước tập thể SP nhà trường, trước cuộc họp PH các lớp và niêm yết trên bảng tin: chi tiết danh sách thu tiền của từng lớp, chi tiết nội dung chi, số tiền còn tồn….. -Công khia kiểm tra dân chủ: Hàng tháng, hàng kỳ thanh tra nhân dân phối hợp cùng ban đại diện cha mẹ HS và cán bộ y tế nhà trường tổ chức kiểm tra đột xuất VSATTP và mức ăn BT của học sinh, sau đó công bố công khai kết quả kiểm tra trên bảng tin của nhà trường để tất cả mọi người cùng biết.cùng biết. -Những đợt quyên góp ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoạc ủng hộ cho HS đi tham gia thi năng khiếu đều được niêm yết danh sách cụ thể địa chỉ, tên, số tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm và địa chỉ HS được nhận với cụ thể số tiền là bao nhiêu? Trên bảng tin, trên loa truyền thanh và thư cảm ơn. Bằng biện pháp xây dựng kế hoạch và thực hiện kỷ cương nền nếp trong nhà trường thật tốt sẽ góp phần không nhỏ vào vịc tạo nên sức mạnh đoàn kết của tập thể sư phạm. 1.3. Xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm, phát huy truyền thống của tập thể sư phạm. Đúng như lời Bác đã dạy: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. Có đoàn kết ắt sẽ có thành công, đoàn kết là sức mạnh là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng đoàn kết của Người đã hình thành trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xuất phát từ truyền thống văn hóa và lòng nhân ái của con người Việt Nam. Trong nhà trường sự đoàn kết nhất trí của tập thể sư phạm sẽ tạo nên sức mạnh và là điều kiện tối ưu cho các hoạt động của nhà trường. Đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao hiệu qủa lao động sư phạm và chính sự đoàn kết đó là một phương tiện giáo dục học sinh.Vì vậy người hệu trưởng phải xây dựng sự đoàn kết nội bộ nhất trí cao về quan điểm, đường lối và có trách nhiệm vơi công việc. Xây dựng sự đoàn kết trong tập thể cần phải đảm bảo cư chế quản lý phù hợp, thống nhất ý chí hành động hướng về mục tiêu. Phối hợp hỗ trợ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Đặc biệt người cán bộ quản lý phải không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh của từng tổ chức xã hội trong nhà trường. Xây dựng tốt các mối quan hệ thân ái
- trong tập thể, khoan dung, độ lượng, tương thân tương ái, thương yêu tin cậy lẫn nhau… tạo bầu không khí ấm áp với tình anh em, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp. Để tập thể trở thành tổ ấm như gia đình của mình. Có như vậy tập thể sư phạm mới có thể vững mạnh toàn diện. Truyền thống được hình thành qua nhiều thế hệ, nhiều năm.truyền thống làm cho mỗi thành viên tự hào, tích cực làm việc tốt hơn, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường mình. Vậy trong tập thể sư phạm nhà trường cần chú ý xây dựng các truyền thống sau cơ bản: - Truyền thống tôn sư trọng đạo, đạo lý làm thầy - Truyền thống dạy tốt, học tốt - Truyền thống lao động có kỷ cương, nề nếp, sáng tạo - Truyền thống đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau… Các truyền thống đó thường xuyên được củng cố, duy trì và phát triển các hoạt động thi đua, qua việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Như: ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày ngày hội truyền thống… 1.4. Bồi dưỡng và biết quan tâm đội ngũ giáo viên về mọi mặt. Trong mỗi nhà trường, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là rất quan trọng và cần thiết, là việc làm thường xuyên và liên tục. Vì đội ngũ này chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của một nhà trường. Đặc biệt với trường tiểu học việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần phải quan tâm chú ý hơn, vì đây là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hình ảnh người thầy luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Học sinh tựa những hạt giống, tự nó nẩy mầm, nhưng tốt hay xấu còn phụ thuộc vào sự chăm sóc và dạy bảo của thầy cô giáo vì vậy thầy dạy thế nào sẽ tạo ra sản phẩm thế ấy. Một tập thể sư phạm vững mạnh đoàn kết, là một tập thể mạnh về tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết thống nhất về ý chí. Muốn có được tập thể sư phạm vững mạnh đoàn kết, người hiệu trưởng phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể trong việc xây dựng tập thể nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện để giữ được phẩm chất của người giáo viên, cụ thể: - Bồi dưỡng về đạo đức lối sống, để giáo viên có cuộc sống lành mạnh, trong sáng tươi vui là tấm gương sáng, là thần tượng trong mắt học sinh. - Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: là việc làm cần thiết và thường xuyên đối với mỗi cán bộ giáo viên, nếu không sẽ bị mai môt về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ ảnh hưởng đến việc giảng dạy và giáo dục học sinh. - Bồi dưỡng lòng nhân ái, truyền thống tôn sư trọng đạo thông qua các hoạt động ngoại khóa.Tổ chức các ngày lễ lớn như ngày 20/11; 22/12; 8/3…qua đó khơi dạy lòng yêu, nghề, mến trẻ của thầy giáo, cô giáo. Mỗi cán bộ giáo viên phải tự học, tự kiểm tự tra đánh giá, tự tìm tòi,sáng tạo, phát huy tính tự giác, luôn yêu thương học sinh gắn với nghề nghiệp. Với tinh thần tương thân thương ái “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, nhà trường nhiều năm qua đã thực hiện tốt công tác từ thiện nhân đạo, đặc biệt quan tâm đến cuộc sống đời thường của mỗi càn bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên phát triển kinh tế,
- tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và họ luôn coi tập thể của mình như anh em một nhà, luôn giúp đỡ nhau: Ví dụ: trường có 2 đ/c có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 1 đ/c mắc bệnh hiểm nghèo, 1 đ/c neo đơn con nhỏ bệnh nặng ốm đau triền miên, cuuooj sống rất vất vả nhà trường đã tổ chức thăm hỏi , động viên và ủng hộ công lao động, ủng hộ vật chất và giúp đỡ chăm sóc tại bệnh viện để đ/c đồng nghiệp của mình bớt đi nỗi đớn đau bệnh tật bớt đi những khó khăn và vượt qua hoạn nạn vươn lên trong cuộc sống hoàn thành nhiệm vụ được giao và điều qua trọng là làm cho họ cảm thấy ấm lòng khi thấy luôn có tập thể bên mình. Bên cạnh đó phải thực hiện tốt và đảm bảo chế độ chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương đối với người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của mỗi CBGV tạo điều kiện thuận lợi cho CBGV trong lao động sư phạm. Việc quan tâm đến gia đình của mỗi thành viên trong trường mình quản lý cũng là liều “thuốc bổ” tăng sức mạnh cho mỗi các nhân đóng góp công sức xây dựng nhà trường. Hiệu trưởng phải biết quan tâm chia sẻ niềm vui nỗi buồn với các thành viên của mình quản lý, vui với niềm vui của họ, buồn với nỗi buồn của họ giúp họ vượt ln chính mình. 1.5. Coi trọng công tác thi đua khen thưởng và các biện pháp kích thích đối với người lao động. - Làm tốt công tác này sẽ có tác dụng khuyến khích động viên cán bộ, GV-CNV và học sinh trong toàn trường. Đồng thời thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt, phục vụ tốt là động lực cho việc xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. - Kích thích là một vấn đề quan trọng của tổ chức lao động. Người lãnh đạo tạo ra sự kích thích đối với người lao động là biến một việc từ chỗ “phải làm” tới chỗ “Muốn làm” .Lao động trí óc của các giáo viên cũng rất cần được kích thích (khuyến khích). - Bầu không khí tâm lý trong lao động là do những mối quan hệ giữa con người với nhau trong một nhóm hay một tập thể lao động, phản ánh tâm trạng chủ yếu của tập thể và mỗi thành viên trong lao động phối hợp. Trong tâm trạng tốt người ta làm việc thoải mái, có chất lượng, có sự tin cậy, thông cảm với nhau, hợp tác và tương trợ nhau. - Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ, thì việc thi đua khen thưởng mới hiệu quả thiết thực, vì thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường đi lên. Chính vì lẽ đó mà nhà trường luôn coi trọng công tác thi đua là một trong những nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Phát động thi đua phải khách quan, công bằng, dân chủ, phải cân nhắc kỹ càng, dựa vào tập thể. (Khi xét thi đua phải có đầy đủ các thành phần trong ban thi đua theo điều lệ trường tiểu học). Có làm tốt công tác thi đua mới thúc đẩy được phong trào thi đua “hai tốt” của nhà trường đi lên. Đó chính là động lực cho việc xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh toàn diện. 1.6. Thực hiện pháp chế quản lý trong trường học. Như chúng ta đều biết: Pháp chế là một sự đòi hỏi yêu cầu các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân phải tuân thủ thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động của mình. Pháp chế quản lý trong nhà trường là những văn bản, quy định luật giáo dục, điều lệ trường tiểu học, mục tiêu kế hoạch đào tạo. Trong giáo dục việc quản lý bằng pháp chế bao gồm cả việc xây dựng một hệ thống luật hoàn chỉnh, cùng với việc tổ chức thi hành và giám sát việc thi hành pháp luật trong trường học.
- Muốn thực hiện tốt pháp chế trong nhà trường thì ngay từ đâù năm học. Hệu trưởng phải triển khai toàn bộ những văn bản nội dung quy định để toàn bộ CBGV được học tập. Từ đó mỗi giáo viên trong nhà trường đều có ý thức tự chấp hành và thực hiện theo đúng các yêu cầu quy định, cũng chính là thực hiện tôt pháp chế trong trường học. Thực hiện tốt quản lý pháp chế trong nhà trường là cơ sở để nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo. 1.7. Tăng cường phẩm chất và uy tín của nhà quản lý. Người quản lý phải xứng đáng là linh hồn, là người đứng đầu của tập thể sư phạm. Lý luận và thực tiễn trong quản lý đã khẳng định vai trò to lớn của người đứng đầu các tổ chức trong sự phát triển của tập thể. Muốn xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh đoàn kết, người quản lý phải tận tình, tâm huyết và gương mẫu với mục tiêu của tập thể, thương yêu, quan tâm đến mọi thành viên trong tập thể, phải là trung tâm gắn kết các thành viên trong tập thể với nhau. Người CBQL phải công bằng trong đánh giá và đối xử với các thành viên, có tri thức, năng động và sáng tạo trong công việc, biết đoàn kết và cảm hóa mọi người, chân tình, nhân ái, độ lượng trong cư xử, biết tạo cơ hội thuận lợi cho mọi thành viên lập công, biết giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, biết chia xẻ niềm vui nỗi buồn, thành công, thât bại của các thành viên. Người CBQL phải có uy tín và phải biết tạo ra cho mình sự tin cẩn để mọi người tôn trọng và phục tùng một cách tự giác. Người cá bộ quản lý tốt phải luôn tâm niệm 5 đức tính: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Lâm và luôn đồng thời phải quan tâm những bí quyết về người quản lý muốn thành đạt. - Phải có khả năng và tư cách - Biết thỏa hiệp, tùy từng người mà giao việc - Khen thưởng và dám phạt - Cương quyết mà không độc đoán, hách dịch. - Khen nhưng không nịnh, chê mà không đay nghiến - Không vội hứa, hứa rồi phải giữ lời hứa. 1.8. Vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết. Hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng trong nhà trường, là con chim đầu đàn của lực lượng giáo dục trong trường học nên phải đạt những yêu cầu cơ bản sau: -Có lập trường tư tưởngvững vàng, có phẩm chất đạo đức tôt, lối sống trung thực, lành mạnh, trong sáng. -Có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng. Biết tạo thời cơ làm chủ trong mọi tình huống. Khéo léo và linh hoạt để có uy tín cao trong tập thể sư phạm. -Thường xuyên đổi mới công tác quản lý. Không ngừng tự học, tự rèn luyện để nâng cao nhận thức về mọi mặt, đặc biệt là nhiệm vụ quản lý, thực hiện tốt công tác dân chủ, công khai, công bằng. -Phải nắm vững quan điểm đường lối của Đảng, chế độ chính sách của nhà nước, vận dụng một cách khoa học và hiệu quả trong nhà trường. Đồng thời có nhiều giải pháp để nâng cao đời sống cho đội ngũ CBGV trong nhà trường, động viên khuyến khích họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
- -Người hiệu trưởng phải thực sự là người đồng chí, người bạn chân thành, cởi mở và là nơi hội tụ của mọi trí tuệ, mọi khát vọng vươn lên của tập thể. Là linh hồn của tập thể sư phạm, của nhà trường trong sự nghiệp đổi mới. II. Tính khả thi. Từ các biện pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết đã nêu ở trên. Năm học 2011-2012 trường Tiểu học Hoàng văn Thụ đã vận dụng vào thực tế và thu được một số kết quả sau: Với công tác Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về mọi mặt, thì chất lượng đội ngũ đã được nâng lên khá rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước. Năm học Cán bộ giáo viên 2009 – 2010 2010-2011 2011-2012 Tổng số giáo viên 38 37 45 Nhận thức thức tốt 35 34 42 Nhận thức chung chung 3 3 3 Nhận thức yêú 0 0 0 *Trình độ chuyên môn Giỏi 27 28 32 Khá 9 9 10 Trung bình 3 3 3 Yếu 0 0 0 Vi phạm đạo đức nhà giáo 0 0 0 Từ việc tự học tự rèn, mà tay nghề của mỗi giáo viên ngày càng vững vàng hơn. Đồng thời nhà trường cũng đã phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá cụ thể từng hoạt động và động viên khen thưởng kịp thời tới giáo viên, học sinh có thành tích cao trong mọi hoạt động. Do vậy mà phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt” đạt được một kết quả đáng khích lệ : Danh hiệu đạt được: Danh hiệu 2009 - 2010 2010-2011 2011-2012 Tổng số cán bộ GV 42 41 49 Chi bộ TSVM xuất TSVM xuất TSVM xuất sắc sắc sắc Công Đoàn CĐ vững CĐ vững CĐ vững mạnh mạnh xuất sắc, mạnh xuất sắc xuất sắc liên đoàn lao động Tỉnh tặng bằng khen Đội TNTP Liên Đội mạnh Liên Đội mạnh Liên Đội mạnh Xuất sắc Nhà trường Tập thể LĐ Tập thể LĐ Tập thể LĐ xuất xuất sắc xuất sắc- sắc- Bộ GD&ĐT UBND Tỉnh tặng Bằng khen. tặng Bằng
- khen. Cơ quan đơn vị văn hóa 5 năm Cấp Cấpthành phố Cấp thành phố thành phố CSTĐ cấp tỉnh 1 1 1 CSTĐ cơ sở 4 6 14 GV giỏi cấp Tỉnh 2( bảo lưu) 4 6 ( bảo lưu) GV giỏi TP 3 6 8 ( bảo lưu) Lao động TT 23 23 26 Hoàn thành NV 10 8 5 Giáo viên vi phạm K L 0 0 0 * Chất lượng giáo dục đào tạo. Năm học T số Hạnh kiểm Học lực HS Đ CĐĐ Giỏi Khá T.Bình Yếu 2009-2010 886 0 100% 604=70% 191= 72= 8% 2= 0,2% 22% 2010-2011 916 0 100% 648= 215= 51= 1= 0,1% 70,7% 23,6% 5,6% 2011-2012 872 0 100% Tên các cuộc thi Đạt giải 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Vở sạch chữ đẹp cấp TP 42 49 50 Viết chữ đẹp cấp TP 25 28 36 Viết chữ đẹp cấp tỉnh 11 14 9 Học sinh giỏi cấp TP 7 8 14 Học sinh giỏi cấp tỉnh 1 1 Không tổ chức Toán qua mạng cấp TP 5 32 45 Toán qua mạng cấp tỉnh 10 Không tổ 32 chức Toán qua mạng cấp QG 2 Không tổ 1 chức Tiếng Anh qua mạng TP 0 32 42 Tiếng Anh qua mạng tỉnh 0 10 13 Tiếng Anh qua mạng QG 0 2 3
- Với kết quả trên đã thể hiện phần nào sự nỗ lực phấn đấu và sự cố gắng của tập thể sư phạm và tập thể học sinh, đã gắn bó đoàn kết, vượt mọi khó khăn để hoành thành tốt nhiệm vụ năm học. Cùng với tinh thần đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ giáo viên trong trường và sự chỉ đạo sát sao của hiệu trưởng, bằng những kinh nghiệm, sự học hỏi, tìm tòi để đưa ra một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh vận dụng trong nhà trường, đến nay trường tiểu học Hoàng Văn Thụ luôn là tập thể sư phạm vững mạnh đoàn kết. Kết quả trên tuy chưa được cao so với mong muốn và tiềm năng của đơn vị, song cũng cho thấy những kết quả đó là sức mạnh tổng hợp của khối tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết. Điều đó tạo niềm tin và là nguồn động viên khích lệ, tạo tiền đề cho những năm học tiếp theo để phong trào thi đua hai tốt của nhà trường ngày càng phát triển bền vững xúng đáng là địa chỉ tin cậy cho các thế hệ học sinh và nhân dân địa phương. KẾT LUẬN Trong nhà trường việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết đóng vai trò quyết định trong nâng cao chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Có xây dựng được tập thể sư phạm thì mới nâng cao được chất lượng dạy và học. Đồng thời mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Bên cạnh đó, việc xây dựng Tập thể sư phạm đoàn kết có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định mọi sự thành công, thực hiện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhân dân giao cho. Đó là : Bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ về trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức lối sống, tâm hồn, tình cảm và nhân cách, xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa, có tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, hướng con người tới những giá chân thiện mỹ, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài này, bước đầu nghiên cứu lý luận và thực tế của nhà trường. Từ đó đưa ra một số biện pháp cụ thể để xây dựng tập thể sư phạm trong nhà trường như việc bồi dưỡng giáo viên về mọi mặt, xây dựng kế hoạch năm học gắu với kỷ cương nề nếp, xây dựng khối đoàn kết nhất trí và phát huy truyền thống của tập thể sư phạm…Những việc làm này hết sức quan trọng trong việc xây dựng tập thể sư phạm trong nhà trường. Nhờ làm tốt công tác đó trường tiểu học Hoàng Văn Thụ luôn là tổ ấm thứ 2 của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường nơi đây quy tụ đầy đủ tình người có tâm có tài. Trên đây là một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết trong nhà trường, mà bản thân tôi đã thực hiện và đúc rút lại. Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ đóng góp ý kiến của các đ/c . Thái Nguyên, ngày 10 tháng 15 năm 2012 Người viết Nguyễn Bích Hiền
- TÀI LIỆU THAM KHẢO -Luật giáo dục -Một số nghị quyết của Đảng CSVN. -Cẩm nang nghiệp vụ quản lý trường học. - Tài liệu HD XD trường học thân thiện học sinh tích cực. -Điều lệ trường tiểu học -Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học:2009-2010, 2010-2011, 2011-2012 của trưởng TH Hoàng văn Thụ -Báo cáo tổng kết năm học: 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012 của trưởng TH Hoàng văn Thụ -Một số các văn bản có liên quan… MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 Lý do chọn đề tài 1 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Tính cấp thiết 3 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6 Đối tượng nghiên cứu 4 7 Phạm vi nghiên cứu 4 8 Phương pháp nghiên cứu 4 9 NỘI DUNG 5 10 Cơ sở lý luận 5 11 Thực trạng đội ngũ 6 12 Giải pháp để giải quyết thực trạng 9 13 Một số biện pháp 9 14 Tính khả thi 20 15 KẾT LUẬN 24 16 Tài liệu tham khảo 26
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực cho học sinh trong giờ học tiếng Anh
11 p | 1785 | 495
-
SKKN: Xây dựng vai trò của Tổng phụ trách đội trong trường THCS
20 p | 865 | 111
-
SKKN: Một số biện pháp XD môi trường văn hóa tại trường mầm non Yên Hòa quận Cầu Giấy
13 p | 1004 | 57
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
9 p | 799 | 55
-
SKKN: Xây dựng mối quan hệ giữa TPT đội với BGH, BCH chi đoàn, Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh
20 p | 397 | 54
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng liên đội vững mạnh xuất sắc
7 p | 416 | 37
-
SKKN: Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản
13 p | 137 | 33
-
SKKN: Một số giải pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục
11 p | 151 | 22
-
SKKN: Một vài giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường tiểu học Hùng Vương
16 p | 135 | 13
-
SKKN: Một vài biện pháp bảo quản, cải tạo trường lớp
15 p | 168 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên
11 p | 148 | 10
-
SKKN: Một vài biện pháp xây dựng đội ngũ
20 p | 96 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn