intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần đối với học sinh dân tộc thiểu số

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Là đưa ra một số biện pháp vận động trẻ đến lớp, đến lớp đông đủ mỗi buổi học đối với trẻ Tiểu học nói chung và trẻ dân tộc thiểu số ở trường TH Lê Lợi nói riêng. Lãnh đạo nhà trường và giáo viên cần nắm được tâm lý và nguyện vọng, phong tục tập quán và hoàn cảnh sống của trẻ. Để từ đó xây dựng các phương pháp, hình thức, biện pháp vận động trẻ dân tộc thiểu số đến lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần đối với học sinh dân tộc thiểu số

Ñeà taøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> Ñeà taøi:<br /> MOÄT VAØI KINH NGHIEÄM CHÆ ÑAÏO DUY TRÌ TỶ LỆ <br /> CHUYÊN CẦN ĐỐI VỚI HOÏC SINH DAÂN TOÄC THIEÅU SOÁ<br /> <br /> Phần I :    PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br />     Việc duy trì sĩ số  đảm bảo chuyên cần ở trường Tiểu học đóng một vai trò  <br /> rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội  <br /> kiến thức một cách đầy đủ, mang lại kết quả  cao trong việc học tập rèn luyện  ở <br /> trường Tiểu học.<br />        Để duy trì, nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học và đạt chỉ <br /> tiêu phổ  cập giáo dục tiểu học đúng độ  tuổi, đòi hỏi một trong những điều kiện <br /> không thể thiếu  đó là : “ Duy trì sĩ số cho học sinh nói chung và học sinh dân tộc nói  <br /> riêng ” . Đây là vấn đề mà các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương quan tâm, chỉ <br /> đạo bằng các Nghị quyết của Đảng bộ các cấp và Chi bộ nhà trường.<br /> <br /> <br />   Công tác duy trì sĩ số chống học sinh bỏ học trong trường Tiểu học có ý nghĩa  <br /> hết sức quan trọng, đây là giải pháp tích cực để  đáp  ứng yêu cầu xã hội góp phần  <br /> thắng lợi trong công tác Phổ cập THĐĐT ở địa phương.<br /> <br /> Trường Tiểu học Lê Lợi là một đơn vị có 87% học sinh dân tộc thiểu số thuộc <br /> buôn đặc biệt khó khăn, có lẽ việc thực hiện tốt công tác giảng dạy giúp các em tiếp  <br /> thu kiến thức không thôi thì chưa đủ. Bởi, việc các em có được kiến thức vững chắc <br /> không chỉ  phụ  thuộc vào việc dạy của người thầy, người cô mà còn phụ  thuộc vào <br /> nhiều yếu tố  khách quan tác động. Trong đó, việc làm sao để  các em đến trường <br /> thường xuyên và đông đủ  không đơn giản rồi. Vốn quen sống tự do theo ý thích, lại <br /> chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nên với nhiều em khi bị đưa vào <br /> “khuôn khổ” thì quả  là như  một “cực hình”... Chính vì điều này mà không ít em học  <br /> sinh, nhất là những học sinh mới đến trường, luôn có ý định bỏ  buổi, nghỉ  học... <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 1<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> Những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ  học không còn diễn ra nhiều như trước,  <br /> nhưng hiện tượng nghỉ học cách nhật, đặc biệt là vào mùa vụ hay các dịp lễ tết, vẫn  <br /> luôn xảy ra. Là người làm công tác quản lý tại một trường Tiểu học, tôi hiểu rõ vấn  <br /> đề cấp bách của công tác duy trì sĩ số, chống học sinh bỏ học, bỏ buổi để  nâng cao <br /> chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng cho học sinh. Qua các năm học thực hiện <br /> một số  biện pháp vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, tôi cũng đã tự  rút ra được  <br /> những kinh nghiệm riêng trong công tác chỉ  đạo của mình. Và vì thế, tôi đã chọn đề <br /> tài “ Một vài kinh nghiệm chỉ đạo duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần đối với học  <br /> sinh dân tộc thiểu số” hy vọng chia sẻ  với các bạn đồng nghiệp những giải pháp, <br /> kinh nghiệm của mình.<br /> <br /> 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài.<br />   Nhiệm vụ cơ bản của sáng kiến: Là đưa ra một số biện pháp vận động trẻ đến <br /> lớp, đến lớp đông đủ  mỗi buổi học đối với trẻ  Tiểu học nói chung và trẻ  dân tộc <br /> thiểu số ở trường TH Lê Lợi nói riêng.<br /> <br /> Các biện pháp thực tiễn: Lãnh đạo nhà trường và giáo viên cần nắm được tâm <br /> lý và nguyện vọng, phong tục tập quán và hoàn cảnh sống của trẻ. Để  từ  đó xây  <br /> dựng các phương pháp, hình thức, biện pháp vận động trẻ dân tộc thiểu số đến lớp.<br /> <br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> ­ Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác phổ cập trên địa bàn.<br /> ­ Học sinh trong toàn trường đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.<br /> ­ Báo giáo dục dân tộc.<br /> ­ Các văn bản chỉ đạo các cấp liên quan.<br /> <br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br />           ­ Đội ngũ các thầy cô giáo và học sinh trường TH Lê Lợi.<br />           ­ Cha mẹ, người đỡ đầu học sinh.<br />           ­ Các đoàn thể xã hội trên địa bàn trường đóng.<br /> <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 2<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 1. Phương pháp tham khảo tài liệu:  Phương pháp này giúp cho sự  định hướng <br /> của sáng kiến.<br /> <br /> 2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Tôi kiểm tra sĩ số hằng ngày, phân loại đối <br /> tượng, hoàn cảnh nghỉ học của học sinh.<br /> <br /> 3.   Phương   pháp   thực   nghiệm:  Đây   là   phương   pháp   chính,   để   kiểm   nghiệm <br /> những phương pháp và biện pháp nêu ra có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm.  <br /> Sáng kiến này được thực hiện trên điều kiện thực tế của trường TH Lê Lợi năm học  <br /> 2013­2014; 2014­2015<br />                         <br />                                      Phần II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br /> 1. Cơ sở lí luận<br />            Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ  thống giáo dục quốc dân, là nơi tạo <br /> những kiến thức ban đầu cơ  bản và bền vững cho trẻ  em tiếp tục học lên  cấp học <br /> cao hơn. Nhà trường Tiểu học có vị  trí, chức năng, nhiệm vụ  đặc biệt quan trọng <br /> trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em, là nơi tổ chức một cách tự giác quá trình <br /> phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng học tập, rèn <br /> luyện của học sinh. Mục tiêu, nhiệm vụ của trường Tiểu học là đem đến cho trẻ em  <br /> hạnh phúc được học tập, là làm cho trẻ  em được hưởng thụ  một nền giáo dục tốt <br /> đẹp .<br />         Việc duy trì sĩ số  hằng ngày trong các trường học, là một chủ  trương lớn của <br /> ngành giáo dục nhằm cụ  thể hoá Nghị  quyết của Đảng các cấp, đây là giải pháp có <br /> tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng những tài năng của  <br /> đất nước. <br />        Vì chỉ trên cơ sở của sự phát triển phong phú, hài hoà có tính toàn diện của nhân <br /> cách thì tài năng con người mới có điều kiện nảy nở và phát triển một cách cơ bản và  <br /> bền vững.  Ở  trường Tiểu học việc duy trì tốt sĩ số  học sinh hằng ngày, học sinh  <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 3<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> được giáo dục toàn diện, được học đủ  các môn học theo quy định, được thực hiện <br /> các hoạt động khác; đặc biệt các em được học các thầy cô giáo có tâm huyết, có tay <br /> nghề  và tinh thần trách nhiệm cao, các em có đầy đủ  các điều kiện và phương tiện <br /> học tập, các em được phát triển trong môi trường giáo dục đầy đủ, lành mạnh. Trong  <br /> điều kiện đó, mỗi học sinh sẽ được phát triển  khả năng của mình để đạt chất lượng  <br /> cao, để trở thành học sinh giỏi và là tiền đề  cơ  bản để  trẻ em tiếp tục phát triển và  <br /> xuất hiện những tài năng sau này, các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Với <br /> địa bàn dân cư  nơi trường Tiểu học Lê Lợi đóng là buôn đồng bào dân tộc đặc biệt <br /> khó khăn, kinh tế còn nghèo, tri thức còn rất hạn chế, cuộc sống tự do không có nề <br /> nếp khuôn khổ, các em thích chơi xong chưa xác định được việc học là quan trọng,  <br /> dẫn đến bỏ học nhiều, với bản thân là một cán bộ quản lí tôi luôn trăn trở  phải làm  <br /> sao để học sinh thích đến trường và sĩ số học sinh các lớp hằng ngày đều đông đủ?<br />       2. Thực trạng của vấn đề.<br /> a. Thuận lợi, khó khăn<br />      * Thuận lợi<br />        ­ Trường TH Lê Lợi nằm trên trục đường chính khu vực tập trung dân cư  đông  <br /> đúc nên thuận lợi cho việc đi lại của thầy cô giáo cũng như  học sinh. Đội ngũ giáo <br /> viên nhà trường đảm bảo đủ  về  số  lượng và chất lượng. 100% giáo viên được đào  <br /> tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, năng nổ và có ý thức  <br /> trách nhiệm trước công việc được giao. Giáo viên trong trường chủ  yếu là người  <br /> Kinh có nhiều năm công tác giàu kinh nghiệm trong việc dạy học sinh dân tộc.<br />         ­ Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của ngành giáo dục đào tạo cũng như sự quan <br /> tâm của chính quyền địa phương và sự  phối hợp đầy trách nhiệm của Ban đại diện  <br /> CMHS trong công tác giáo dục học sinh. <br />       Học sinh vào lớp Một đã qua lớp mẫu giáo, vì vậy các em không còn bỡ ngỡ khi  <br /> đến trường đến lớp cũng như tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi.<br />          * Khó khăn<br />       Trường TH Lê Lợi là một đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn.Với trên 95 % dân <br /> số  trong Buôn là người dân tộc Ê­đê.  Là xã thuần nông, tỷ  lệ  hộ  đói nghèo và cận <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 4<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> nghèo cao. Trình độ  dân trí tương đối thấp, vì thế  việc nhận thức về  quyền lợi và <br /> nghĩa vụ học tập của một bộ phận không nhỏ người dân trong Buôn chưa cao. Năm  <br /> học 2014­2015: Nhà trường có 10 lớp học. Tổng số  học sinh toàn trường 238 em;  <br /> trong đó 87% là người dân tộc thiểu số. Qua thời gian công tác trên địa bàn có 87%  <br /> học sinh là người dân tộc thiểu số tôi nhận thấy: <br /> + Về phía học sinh: <br />          Hầu hết học sinh DTTS khi vào lớp Một rất hạn chế  về ngôn ngữ  nói, rụt rè <br /> trong giao tiếp, không tự tin làm quen với bạn bè ,cô giáo; thường khóc đòi về khi bố <br /> mẹ đưa đến lớp. Do điều kiện sống của học sinh  ở nhà được cha mẹ  chiều chuộng <br /> không cho con  giao tiếp xã hội.<br />   ­ Trẻ em thuộc gia đình nghèo, đông con, các em không có áo quần lành lặn để <br /> đến lớp như bao bạn khác. Những học sinh này thường mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh, <br /> tự cho thân phận của mình không bằng bạn bè, tự tách biệt khỏi tập thể, các em luôn  <br /> cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương và chán nản dẫn đến bỏ học .<br />    ­ Phần đa học sinh dân tộc, bố  mẹ  các em không biết chữ  nên khi đi học về <br /> không có ai kèm, dẫn đến học yếu, các em phải  ở  lại lớp nhiều năm liền cảm thấy <br /> xấu hổ không ham muốn đến trường .<br />    ­ Có một số em chưa qua lớp mẫu giáo, chưa làm quen với Tiếng Việt, các em  <br /> phát âm rất khó, tiếp thu bài cũng chậm đâm ra chán nản và không thích đi học.<br />    ­ Trẻ  em thuộc gia đình thiếu bố  ( mẹ) hoặc thiếu cả bố lẫn mẹ ; Tức là bố <br /> mẹ  ly hôn hoặc bố  mẹ  hay cãi nhau. Số  trẻ  em này thường có tính khí bất thường,  <br /> hay quậy phá, hờn giận, đánh nhau, tự  ti, lúc nào cũng mặc cảm, tự  cho mình thua  <br /> kém và tự xa lánh bạn bè không đến lớp .<br />    ­ Trẻ em thuộc gia đình có mức kinh tế trung bình, không đông con, nhưng bố <br /> mẹ  ít quam tâm đến con cái, lo kiếm sống, suốt ngày để  các em lêu lổng đua đòi, <br /> không quản lý giờ  giấc. Số  trẻ  này rất tự  do, bừa bãi, hay quậy phá, học ít chơi  <br /> nhiều, hay trốn học, thường nói dối cha mẹ, thầy cô, hay cãi lại người lớn, không  <br /> biết nghe lời, ít có lòng tự trọng và thích rong chơi.<br /> <br /> <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 5<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> + Về phía giáo viên <br />     Do bất đồng ngôn ngữ, không hiểu phong tục tập quán của học sinh, phương pháp  <br /> vận động học sinh đến trường cứng nhắc không khéo léo, thiếu thân thiện nên khi <br /> học sinh nghỉ  học giáo viên chưa vận động được học sinh đến trường hoặc có vận <br /> động nhưng hiệu quả  chưa cao. Dẫn đến tỷ  lệ  học sinh hàng ngày không đảm bảo <br /> trong quá trình duy trì sĩ số nhất là đối với các em học sinh mới bước vào lớp Một.<br /> + Về phía gia đình học sinh. <br />      Trình độ dân trí tương đối thấp cộng với nhiều hủ tục lạc hậu như làm cúng; làm <br /> ma, kiêng ... gia đình thường cho con em nghỉ  học không lý do. Đời sống của đa số <br /> người dân trong Buôn còn gặp nhiều khó khăn nên vào mùa nương rẫy một bộ phận  <br /> nhỏ học sinh còn hay nghỉ học để phụ giúp công việc gia đình dẫn đến tỷ lệ chuyên  <br /> cần của các em chưa cao. Phần đa các bậc cha mẹ thường không quan tâm đến việc  <br /> học tập của con cái mà phó thác toàn bộ cho các thầy cô giáo trong trường. Sự đầu tư <br /> cho con cái về thời gian cũng như sách vở, đồ dùng học tập hầu như là không có. Mặt  <br /> khác, không kiểm tra chặt chẽ  việc con em có đến trường trong các buổi học hay <br /> không, chỉ khi giáo viên vào nhà mới biết con mình nghỉ học. <br /> <br /> b. Thành công, hạn  chế.<br />   *  Thành công<br /> Qua 2 năm thực hiện tại trường . Đề tài đã góp phần cung cấp cho đội ngũ một <br /> số giải  pháp tích cực trong công tác vận động học sinh đi học chuyên cần ở trường <br /> đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Giúp học sinh mạnh dạn tự tin và thích đến <br /> trường học tập và thực hiện các hoạt động giáo dục tại trường hơn . <br />     *  Hạn chế <br />         Việc nắm bắt và xử  lí thông tin của một số  giáo viên chưa thật sự  nhạy bén.  <br /> Chưa có tính sáng tạo nên ít nhiều cũng  ảnh hưởng đến công tác vận động học <br /> sinh.Vốn hiểu biết  ngôn ngữ, phong tục tập quán bản địa của giáo viên còn rất ít ỏi  <br /> nên việc giao tiếp ban đầu với học sinh cũng như phụ huynh gặp nhiều khó khăn.<br />      Đa phần phụ  huynh chưa quan tâm con cái trong việc học chữ, để  học sinh tùy <br /> tiện thích học thì đi không thích học thì ở nhà…<br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 6<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> c. Mặt mạnh, mặt yếu.<br /> <br /> * Mặt mạnh<br /> <br />  ­ Các đoàn thể phát huy được vai trò trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác.<br /> <br />      ­ Giáo viên chủ  nhiệm  lớp  đa số  tâm huyết với công tác trường lớp, yêu <br /> thương học sinh, tham gia tích cực trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.<br /> <br />    ­ Các em rất thích đến trường, giao tiếp hòa đồng tự tin hơn nhất là học sinh  <br /> dân tộc thiểu số.<br /> <br /> ­ Đội ngũ giáo viên có thêm kinh nghiệm về  công tác tuyên truyền vận động <br /> học sinh ra lớp. Gần gũi thân thiện với gia đình học sinh và biết thêm về  phong tục <br /> tập quán của đồng bào dân tộc Ê ­ đê.<br /> <br /> * Mặt yếu <br /> <br /> Đồng bào dân tộc thường cho con em sống tự do, chiều chuộng con em không <br /> đúng mức nên việc thực hiện đề tài này đòi hỏi người cán bộ quản lí phải mẫu mực  <br /> cương quyết và biết kết hợp nhiều mối quan hệ  trong công tác tuyên truyền. Giáo <br /> viên phải tâm huyết, sáng tạo và nhạy bén, lời nói phải có tính thuyết phục mới mang  <br /> lại hiệu quả mình mong muốn. <br /> <br /> d. Nguyên nhân của thành công và hạn chế<br /> <br /> Để  thực hiện thành công đề  tài này, bản thân đã thực sự  tâm huyết, đem hết  <br /> khả  năng trải nghiệm trong công tác làm quản lí chỉ  đạo. Sự  phối hợp giúp đỡ  của  <br /> các đoàn thể trong trường và chính quyền thôn, buôn cũng như đội ngũ giáo viên trong  <br /> trường là động lực thúc đẩy tôi thực hiện. Bên cạnh đó  niềm vui và hiệu quả  học  <br /> tập của các em đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.<br /> <br />       3. Giải pháp, biện pháp.<br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 7<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> a. Mục tiêu.<br /> Những giải pháp, biện pháp nêu trong đề tài này đã được thực hiện xuyên suốt <br /> trong công tác chỉ đạo của nhà trường. <br /> <br /> b. Nội dung cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br /> <br />     * Phương pháp vận động của cá nhân:<br /> <br />     Muốn có học sinh thì phải hiểu học sinh. Nghĩa là một khi muốn vận động các <br /> em đến lớp, điều quan trọng với một giáo viên là phải nắm rõ về  hoàn cảnh, điều  <br /> kiện sinh hoạt, học tập của các em tại gia đình để  rồi từ đó đưa ra những biện pháp  <br /> vận động thuyết phục phù hợp. Cái này cần được quán triệt ngay từ  đầu năm học. <br /> Cụ thể, ngay từ đầu năm học, nhà trường và mỗi giáo viên chủ nhiệm phải khảo sát  <br /> điều tra để  nắm vững hoàn cảnh học sinh, em nào cư  trú tại các thôn, buôn nào, em  <br /> nào hiện đang gặp khó khăn, có khả năng không tham gia học tập chuyên cần v.v.. Từ <br /> đó kịp thời động viên các em bằng hình thức kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ trong khả năng có <br /> thể  về  vật chất, làm sao để  các em đảm bảo “ba đủ” (đủ  ăn, đủ  mặc, đủ  quần áo <br /> đến trường). Từ  đó, các thầy cô trong trường đã cùng nhau phát động chương trình <br /> xin quần áo cũ cho học sinh liên tiếp trong vòng hai năm liền. Nhờ  đó, học sinh <br /> trường tôi đã có thêm quần áo để  mặc. Việc này cũng đã góp phần không nhỏ  vào <br /> việc chống tình trạng nghỉ học, bỏ học. Ngoài ra, quá trình tuyên truyền vận động từ <br /> lời nói, cử chỉ, hành vi phải thể hiện được sự  chân thành,  đồng cảm với hoàn cảnh  <br /> của học sinh để  tạo sự  tin tưởng đối với phụ  huynh và học sinh. Đặc biệt là tránh  <br /> cách vận động khô cứng, nói những câu thiếu sức thuyết phục như “Đi học đi, ở nhà  <br /> làm gì” hoặc “Cho con đi học chứ sao lại bắt con ở nhà?”… Tôi nhớ một lần đến nhà  <br /> em H’ Rép, học sinh lớp 4A, để  khuyên em trở  lại trường. Hôm đấy, vừa thấy bóng <br /> tôi ở ngoài ngõ, nét mặt em đã thoáng chút hoảng sợ, em lẩn rất nhanh. Tôi vào nhà,  <br /> tìm mãi chẳng thấy em đâu cả. Khi nhìn xuống gầm giường thì thấy em đang chui tận  <br /> trong góc và hét lên “A mâo mâo nao sang hră!” (tiếng Ê đê là “Không đi học!Không <br /> đi học!”). Tôi cũng nói lại với em ấy bằng tiếng Ê đê:  “ Si ngă amâo nao sang  hră?”.<br /> ( Nghĩa là tại sao không đi học?) Nghe vậy, H’ Rép lại càng sợ hơn, co người vào một <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 8<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> góc… Tôi hiểu là cần phải thay đổi “chiến thuật” nên dỗ dành: “A amâu nao tũ mơh,  <br /> bĩa dah mtuôm hãng nai amao nao hũi ôh” có nghĩa là “Ừ, không đi cũng được, nhưng <br /> ra đây với cô. Không sao đâu!”. Cuối cùng thì H’ Rép cũng chịu chui ra khỏi gầm  <br /> giường… Tôi vừa chải đầu, tết tóc cho em, vừa nói rõ tác dụng của việc đến trường, <br /> tất nhiên là theo cách đơn giản, dễ hiểu nhất. Cô trò cứ thủ thỉ với nhau, và tôi mừng <br /> khôn xiết khi em  ấy ngập ngừng nói: “Nhưng cô phải hứa với em là không cho các <br /> bạn trong lớp chọc em” tôi đồng ý và hứa với H’Rép. Thế  là buổi học ngày hôm sau <br /> em đến trường thật sớm và cứ nhìn chăm chăm vào cô. Tôi lại gần và thủ thỉ với em  <br /> một lúc và khuyên em nên đến trường chăm chỉ mỗi ngày, em đồng ý ngay. Từ đó tôi <br /> thường xuyên theo dõi thấy em đi học chuyên cần mỗi ngày và cuối kì một chất  <br /> lượng đọc viết và tính toán của em được các giáo viên đánh giá có tiến bộ vượt bậc.<br /> <br /> * Công tác chỉ đạo:<br /> <br /> ­  Tháng 6 hằng năm, sau khi tổng kết năm học chỉ đạo giáo viên tổ chức điều <br /> tra thống kê số liệu; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban <br /> ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi  <br /> ra lớp; làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp Một.<br />   ­ Phân loại đối tượng xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho PHT, đoàn thể trong nhà <br /> trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động.<br /> ­ Phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ  chức đoàn thể  thường <br /> xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh HS về tầm quan trọng của việc học tập. <br /> ­ Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của HS nhằm phát hiện kịp <br /> thời những học sinh có nguy cơ  bỏ  học, đến tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp <br /> vận động phù hợp.<br /> * Tổ  chức các hoạt động ngoại khóa để  thu hút học sinh tham gia đến <br /> trường:<br />   ­ Để  giảm bớt căng thẳng, nhàm chán, hàng ngày bị  nhồi nhét bởi một khối  <br /> lượng kiến thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ hãi và  <br /> mệt mỏi. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm hoạt động <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 9<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> giữa giờ  ra chơi, kế hoạch hoạt động chéo buổi xen lẫn các môn học Thể  dục, học <br /> phụ đạo, học bồi dưỡng…Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ <br /> chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, múa hát cộng đồng, thi <br /> đố vui để học…<br />  <br /> * Nâng cao chất lượng học tập của học sinh:  <br />   ­ Tổ chức khảo sát đầu năm để phân luồng HS và xây dựng kế hoạch phụ đạo, <br /> bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế như: Tăng thời lượng các môn HS học yếu  <br /> trong giờ chính khoá và bố trí phụ đạo chéo buổi.<br />   ­ Xác định HS bị  hổng kiến thức  ở những phần nào, đồng thời tìm hiểu điều  <br /> kiện và phương pháp học tập của các em để có các biện pháp phụ đạo thích hợp.<br />   ­ Trong giảng dạy cần quan tâm nhiều hơn đối tượng HS   yếu,  HS có hoàn <br /> cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô là chỗ dựa tinh  <br /> thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy ­ trò, làm cho các em thích đến trường <br /> hơn ở nhà.<br />   ­ Trong quá trình giảng dạy GV luôn luôn kích thích, tạo sự  hứng thú cho các <br /> em học tập, tránh căng thẳng, khô cứng sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học. <br />  ­   Tăng   cường   sử   dụng   đồ   dùng   trực   quan:   thí   nghiệm,   thực   hành,   tranh  <br /> ảnh...để nâng cao hiệu quả học tập.<br />  ­ Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự  tiến bộ  trong học tập của HS, đặc biệt chú <br /> trọng những HS yếu.<br />   ­ Đối với  giáo viên chủ nhiệm:<br /> + Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh (đặc biệt là đối tượng  học sinh yếu <br /> và học sinh cá biệt) để có biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ học sinh. Thực hiện  <br /> sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần nghiêm túc.<br />   + Nội dung sinh hoạt tập trung chấn chỉnh về  nề nếp biểu dương khen ngợi  <br /> những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, phê bình nhắc nhở  những học  <br /> sinh lười học, bỏ học, về nhà không học bài cũ, đến lớp không chuyên cần.<br /> <br /> <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 10<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br />  + Động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh  <br /> yếu nhưng có thái độ học tập tốt .<br />   + Phân công cho học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ  những học sinh yếu kém. <br /> Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh, đặc biệt là những trường hợp cá biệt, <br /> thường trốn học, bỏ học để phối hợp giáo dục.<br />   ­ Đối với đoàn thể:<br />  + Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức  <br /> cho học sinh viết cam kết đi học chuyên cần; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp <br /> nhằm thu hút học sinh tham gia đến trường học tập; tổ chức đăng ký đôi bạn, nhóm  <br /> bạn học tập cùng tiến. Thành lập tổ  kiểm tra thường xuyên kiểm tra việc học bài   <br /> ban đêm của học sinh…<br />        <br /> c. Điều kiện để thực hiện giải pháp.<br />          Phối kết hợp công tác giáo dục Gia đình – Nhà trường và các tổ chức xã hội.<br /> Muốn học sinh đến trường đầy đủ hằng ngày thì người giáo viên cần phải biết <br /> kết hợp với cha mẹ  học sinh và các tổ  chức trong xã hội mở  rộng môi trường giáo <br /> dục. Để  giúp các em hiểu, hòa đồng thân thiện yêu thích các hoạt động  ở  trường,  <br /> công tác phối kết hợp giữa Gia đình – Nhà trường ­Xã hội là yếu tố không thể thiếu. <br /> Khác với người Kinh cha mẹ học sinh hiểu biết hơn về giá trị của việc được học và <br /> có thể kèm cặp động viên các em trong việc học . Còn với HSDT việc kết hợp phải <br /> khác, vì phần lớn cha mẹ   xem nhẹ việc học hoặc không đủ  điều kiện để  giúp học  <br /> sinh được học và thường xuyên vắng nhà nên việc kèm cặp là khó. Nên tôi đã triển <br /> khai trong Hội đồng giáo viên cách phối kết hợp với mục đích:<br /> Phối hợp với phụ huynh trong việc duy trì sĩ số hằng ngày. Làm cho phụ huynh  <br /> và nhân dân từng bước hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập chính là tương lai  <br /> của con em mai sau.<br /> Cách tiến hành để  thực hiện mục đích trên triển khai nội dung cần phối kết  <br /> hợp với phụ  huynh với cán bộ  Buôn theo từng giai đoạn để  phối kết hợp. Đối với  <br /> giáo viên cần gần gũi gia đình học sinh, tham gia đầy đủ  các cuộc họp Buôn, sinh <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 11<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> hoạt Chi đoàn, cử  giáo viên là đảng viên tham gia sinh hoạt Đảng cùng với chi bộ <br /> Buôn để nắm tình hình và là cơ hội để giáo viên thông báo kế hoạch của nhà trường  <br /> cho phụ huynh nắm, lồng ghép vào việc đánh giá nhắc nhở con em họ trong việc học <br /> tập và qua phụ huynh để giúp giáo viên tháo gỡ những vấn đề khó trong công tác dạy  <br /> học và giáo dục con em. <br /> Thông qua các tổ chức tại địa bàn làm tốt công tác động viên khuyến khích học <br /> sinh đến trường đến lớp, làm cho phụ  huynh có trách nhiệm quan tâm đến việc học <br /> tập của con em mình hơn.<br /> d. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp.<br />     Trong điều kiện thực tế  của trường TH Lê Lợi thì các giải pháp và biện pháp đã  <br /> đưa ra nhằm giải quyết  những khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần  <br /> của nhà trường. Chúng có mối liên hệ  chặt chẽ  với nhau cùng hỗ  trợ  lẫn nhau để <br /> nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Mặt khác tạo điều kiện cho  <br /> việc đánh giá quá trình công tác hằng năm của đội ngũ giáo viên trong trường được <br /> sát sao, chặt chẽ hơn.<br /> <br />       e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn đề.<br />   *Kết quả khảo nghiệm <br />      Kết quả khảo sát tại tháng 2 năm 2015<br /> Năm học Tỷ lệ chuyên cần  Tỷ lệ chuyên cần  Tỷ lệ chuyên cần <br /> đầu năm cuối kỳ 1 cuối năm<br /> 2013 ­ 2014 95 ­ 97% 90 ­ 92% 96 ­ 97%<br /> 2014 ­ 2015 97 ­ 98% 98 ­ 99%<br /> <br />          Qua kết quả khảo sát các năm tôi thấy việc duy trì sĩ số  học sinh chuyên cần  <br /> hằng ngày đã nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Khắc phục <br /> được những tình trạng yếu kém mà học sinh mắc phải về chất lượng chung của môn <br /> Tiếng Việt. Học sinh đã mạnh  tự tin, hòa đồng với bạn bè hơn khi đến trường. <br /> * Giá trị khoa học<br /> <br /> <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 12<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> Công tác duy trì sĩ số  được các giáo viên trong trường chú trong hơn. Phát huy <br /> hết vai trò của các tổ  chức đoàn thể  trong địa phương cùng tham gia vận động học <br /> sinh đi học chuyên cần. <br />           Giáo viên phải mạnh dạn thay đổi cách giao tiếp phù hợp với phong tục tập  <br /> quán của   đồng bào, biết thông cảm chia sẻ  những khó khăn với học sinh và phụ <br /> huynh tạo mối quan hệ thân thiết hơn với bà con đồng bào để nâng cao hiệu quả giáo <br /> dục chung của toàn xã hội. Giáo viên hiểu thêm về phong tục tập quán, lối sống của <br /> đồng bào để từ đó điều chỉnh các hoạt động dạy học tích cực hơn.<br /> <br /> 4. Kết quả <br />       Qua những năm chỉ đạo việc duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần đối với  hoc sinh  <br /> dân tộc thiểu số  tại đơn vị  tôi thấy chất lượng học sinh khá giỏi ngày càng tăng và <br /> giảm hẳn tỷ lệ học sinh trung bình, yếu. <br />         Đa số  học sinh  thích đi học hơn, tình trạng học sinh nghỉ  học giảm hẳn. Đặc  <br /> biệt trong năm học 2014­2015 không có học sinh nào bỏ  học, tỷ  lệ  học sinh đi học <br /> chuyên cần được nâng lên rõ rệt. Học sinh hòa đồng hơn, các em tự  tin trong sinh  <br /> hoạt tập thể, giao tiếp; biết bộc lộ những suy nghĩ của mình với bạn bè, thầy cô giáo <br /> trong trường.<br /> <br />                                Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> <br /> 1.Kết luận<br /> <br /> Việc duy trì tỷ  lệ  học sinh chuyên cần hằng ngày cho trẻ  dân tộc thiểu số  là <br /> một vấn đề rất khó. Đòi hỏi cần có sự hợp tác của nhiều tổ chức xã hội, của gia đình <br /> học sinh. Sự quan tâm đầu tư cơ  sở vật chất của các cấp, các ngành. Đặc biệt là sự <br /> chỉ  đạo sát sao của người quản lý trường học. Đội ngũ giáo viên phải thật sự  yêu  <br /> thương gần gũi, đồng cảm với  học sinh, tâm huyết với nghề  nghiệp. Tổ  chức các  <br /> buổi sinh hoạt tập thể  đa dạng phong phú cuốn hút   học sinh tham gia hứng thú  <br /> nhằm lôi cuốn và tạo sự thân thiện.<br /> <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 13<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> Từ những vốn kinh nghiệm tích luỹ ít ỏi về việc chỉ đạo duy trì sĩ số ở trường  <br /> tôi đã áp dụng và có hiệu quả  tương đối cao  ở  tại đơn vị. Chất lượng giáo dục của <br /> trường tăng lên rõ rệt, được nhiều phụ huynh đồng tình ủng hộ.<br /> <br /> Phụ huynh đã ý thức được và tạo điều kiện cho con đi học đầy đủ hơn. Đã tích <br /> cực hợp tác với giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc động viên con đến lớp mỗi ngày  <br /> để con em mình đạt kết quả cao trong học tập.<br /> <br />            Bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn. Học sinh con gia đình nghèo, cận  <br /> nghèo, ít hiểu biết, theo tà đạo nên dẫn đến công tác phối hợp còn nhiều hạn chế  .  <br /> Một số do bố mẹ ít quan tâm đến việc học hành của con cái, chiều chuộng  quá mức <br /> con không thích đi học thì cho  ở nhà chơi nên ảnh hưởng lớn đến công tác duy trì sĩ <br /> số của nhà trường.<br /> <br /> 2. Kiến nghị<br /> <br /> * Đối với các cấp lãnh đạo<br /> <br />     ­ Để nâng cao hiệu quả công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc không phải là việc  <br /> làm một sớm, một chiều mà là cả một quá trình lâu dài. Cần phải có sự tham gia tích <br /> cực của cộng đồng, các tổ chức xã hội phối hợp với các thầy, cô giáo trong việc vận  <br /> động học sinh ra lớp và giáo dục học sinh; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng <br /> và Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, quan tâm xây dựng cơ <br /> sở vật chất,  tạo  môi trường xanh, sạch, đẹp, thoáng mát cho học sinh học tập.<br /> <br /> *Chính quyền thôn, buôn và gia đình<br /> <br />   Thật sự quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục của địa phương. Gia đình tạo <br /> mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, động viên con em đi học chuyên cần. <br /> Cần chủ  động phối hợp với nhà trường và cùng nhà trường có giải pháp hỗ  trợ <br /> những gia đình chưa quan tâm việc học tập của con em .<br /> <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 14<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> * Đối với giáo viên<br /> <br /> Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, văn bản hướng dẫn dạy học của cấp học. <br /> Tăng cường công tác tự  học, tự  rèn, tích cực nghiên cứu học tập chương trình bồi  <br /> dưỡng thường xuyên do BGD quy định. Sống hòa đồng thân thiện và thương yêu học <br /> sinh tạo cơ hội tốt nhất để các em được bày tỏ ý kiến .  Tìm ra các giải pháp tích cực <br /> hỗ trợ cho việc soạn, giảng nâng cao chất lượng dạy học cũng như  chất lượng giáo  <br /> dục toàn diện cho học sinh. <br /> <br />         Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao việc duy trì tỷ lệ học sinh chuyên <br /> cần cho học sinh ở trường Tiểu học Lê Lợi, mỗi giải pháp có một thế mạnh và vị trí <br /> cần thiết trong quá trình dạy học cho học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. <br /> Tuy nhiên, tùy theo thực tế của từng trường và từng địa phương để lựa chọn các giải  <br /> pháp phù hợp và đạt hiệu quả  cao. Rất mong được sự  góp ý chân thành và chia sẻ <br /> kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp. <br /> <br />      Tôi xin chân thành cám ơn!<br /> <br />                                                                             Ea Na, ngày 16 tháng 01 năm 2015<br />                                                                                         Người viết<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                           Bùi Thị Thu Hoài<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 15<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> …..........................................................................................................................................<br /> <br /> ..............................................................................................................................................<br /> ..............................................................................................................................................<br /> <br /> <br /> <br /> P .CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                                        Phạm Văn Chung<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 16<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                               MỤC LỤC<br /> PHẦN I.  PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br />           1. Lý do, mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài……………………………….  1<br /> <br />            3. Đối tượng, Giới hạn, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.…..............  2<br /> <br />  PHẦN II.   NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br /> <br /> 1. Cơ sở lý luận, thực trạng ……………………………………….…    3 <br /> <br />          a. Thuận lợi, khó khăn………………….…………………………….....4<br /> <br /> b. Thành công, hạn chế………………………………………………… 6<br /> <br /> c. Mặt mạnh, mặt yếu…………………………………………………...6<br /> <br /> d. Nguyên nhân của thành công và hạn chế……………………………  7<br /> <br /> 3. Giải pháp, biện pháp………………………………………………… 7<br /> <br /> a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp…………………………………    7<br /> <br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp…………         8<br /> <br /> c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.....................................    10<br /> <br /> d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp......................................... 11<br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 17<br /> Ñeàtaøi SKKN: Moät vaøi kinh nghieäm chæ ñaïo duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với HSDTTS<br /> <br /> <br /> e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu............11<br /> <br /> c. Kết quả.................................................................................................12<br /> <br /> PHẦN III:  KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ<br /> <br />           1. Kết luận    ............................................................................................12            <br />           2. Kiến nghị ............................................................................................ 13<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Ngöôøi thöïc hieän:   Buøi Thò Thu Hoaøi  ­ Tröôøngtieåuhoïc Leâ Lôïi<br /> 18<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2