SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
I.Phần mở đầu:<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài. <br />
<br />
Công tác phổ cập giáo dục nói chung có tầm quan trọng rất lớn trong <br />
xã hội. Phổ cập giáo dục là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng <br />
nhằm nâng cao dân trí, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, <br />
góp phần đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại <br />
hoá đất nước. PCGDTH ĐĐT la nên tang v<br />
̀ ̀ ̉ ưng chăc th<br />
̃ ́ ực hiên phô câp giao<br />
̣ ̉ ̣ ́ <br />
̣ ̣ ơ sở. Bậc tiểu học có vị trí nền móng trong hệ thống giáo dục <br />
duc trung hoc c<br />
quốc dân. Trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc <br />
xây dựng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh được phát triển toàn diện. Ở <br />
đó, mọi trẻ em trong độ tuổi đi học của bậc học đều có quyền được học <br />
tập, giao tiếp trong môi trường thân thiện, yêu thương; được gia đình và toàn <br />
xã hội chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện nhiệm vụ học <br />
tập và phát triển. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục phổ <br />
cập trong các trường tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần thực <br />
hiện tốt mục tiêu giáo dục.<br />
<br />
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục, Đảng <br />
ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã Eana rất quan tâm, chỉ đạo sát sao công <br />
tác phổ cập của toàn xã nói chung trong đó có trường TH Nguyễn Viết Xuân. <br />
Xác định rõ phổ cập giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng trong <br />
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hàng năm Ban chỉ đạo <br />
Phổ cập giáo dục xã Eana thường xuyên chỉ đạo các trường kiểm tra, tuyên <br />
truyền và vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp, duy trì tốt sĩ số, đổi mới <br />
phương pháp quản lý,chỉ đạo dạy học có hiệu quả nhằm giảm thiểu học <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 1<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
sinh lưu ban, học sinh bỏ học. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm <br />
huy động tối đa nguồn lực đầu tư cho giáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa gia <br />
đình, nhà trường, xã hội, thống nhất các biện pháp để nâng cao chất lượng <br />
giáo dục toàn diện; tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rèn <br />
luyện kỹ năng sống góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong <br />
nhà trường, thu hút học sinh đến lớp. <br />
<br />
Giáo dục tiểu học là bậc học nền móng được thực hiện từ lớp một <br />
đến lớp năm. Tuổi học sinh vào học lớp một là sáu tuổi. Mọi trẻ em bình <br />
thường từ 6 đến 14 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ <br />
giáo dục phổ cập bậc tiểu học. Ngoài ra trẻ khuyết tật cũng được hưởng <br />
quyền được học tập hòa nhập với các trẻ em bình thường khác trong cùng <br />
môi trường học tập ở tiểu học. Nhiệm vụ của công tác phổ cập là làm tốt <br />
công tác tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể nhân dân biết về mục tiêu của <br />
công tác phổ cập giáo dục; hàng năm tổ chức điều tra nắm bắt số liệu gồm <br />
tổng số hộ dân cư, tổng nhân khẩu, trình độ văn hóa đặc biệt quan tâm đến <br />
tổng số trẻ trong độ tuổi đến trường (từ 0 đến 18 tuổi); huy động 100% trẻ <br />
ra lớp. Tổng hợp số liệu, thống kê, lập báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo phổ <br />
cập xã Eana. Công tác phổ cập giáo dục luôn gắn liền với các tiêu chí của <br />
trường đạt mức chất lượng tối thiểu và trường đạt chuẩn Quốc gia. Nhận <br />
thức được tầm quan trọng của công tác phổ cập trong nhà trường, Hiệu <br />
trưởng đã giao nhiệm vụ này cho tôi trực tiếp làm và chỉ đạo giáo viên phụ <br />
trách công nghệ thông tin hỗ trợ.<br />
<br />
Qua 3 năm trực tiếp phụ trách mảng công tác PCGDTH của nhà <br />
trường, tôi nhận thấy công tác huy động trẻ đúng độ tuổi trong địa bàn vào <br />
lớp một còn gặp khó khăn; giáo viên không mấy mặn mà trong việc đi đến <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 2<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
từng nhà để điều tra với lý do người dân nói : “lại điều tra” thế rồi họ bỏ đi <br />
làm chứ không đón tiếp thầy cô; có người thì chào hỏi qua loa rồi họ trả lời <br />
với dụng ý cho xong(nói ngày tháng năm sinh của con hình như …) chứ họ <br />
không cho xem giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu. Mặt khác việc thống kê, xử <br />
lý số liệu không chính xác giữa các thôn với nhau, có sự trùng lặp về mã <br />
phiếu điều tra hoặc cùng một hộ gia đình lại có 2 mã phiếu của hai thôn <br />
khác nhau…Điều này gây khó khăn cho thư kí tổng hợp phải sửa đi, sửa lại <br />
nhiều lần mất một lượng thời gian rất lớn, tốn kém công sức của một số <br />
cán bộ, nhân viên phụ trách phần hồ sơ PCGDTH một cách vô lý không đáng <br />
có. Và như thế số liệu của đơn vị trường không chính xác sẽ kéo theo cán bộ <br />
phụ trách công tác phổ cập của xã cũng không thể tổng hợp số liệu chính <br />
xác. Sau khi tìm hiểu thấy rõ được nguyên nhân của những tồn tại trong công <br />
tác làm phổ cập của trường, tôi đã tìm mọi biện pháp để khắc phục những <br />
khó khăn đó với mục đích hoàn thành công việc hiệu trưởng giao. Sau khi <br />
nghiên cứu và thực tế trực tiếp làm sau một thời gian tôi quyết định chia sẻ <br />
kinh nghiệm này tới đồng nghiệp. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài " Một <br />
vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác phổ cập giáo dục ở trường <br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân " với mong muốn được giao lưu, trao đổi, <br />
chia sẻ kinh nghiệm với quý đồng nghiệp gần xa trong việc thực hiện nhiệm <br />
vụ PCGDTH.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
Đề tài này nhằm giúp cán bộ quản lý, chỉ đạo công tác làm phổ cập <br />
giáo dục tiểu học có thêm kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo hoặc làm việc hiệu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 3<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
quả đỡ tốn công sức góp phần giúp cán bộ phụ trách công tác phổ cập giáo <br />
dục của xã tổng hợp nhanh, chính xác. <br />
Nghiên cứu các Thông tư, hướng dẫn của cấp trên chỉ đạo về công tác <br />
làm phổ cập giáo dục; ghi chép những kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn <br />
đã làm nhập liệu trên phần mềm trực tuyến; tổng hợp và sâu chuỗi những <br />
công việc chính, lập thời gian biểu cho công tác điều tra nhập liệu, báo cáo <br />
đảm bảo đúng tiến độ.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu cách thức tổ chức tiến hành làm công tác phổ cập của đơn <br />
vị trong 3 năm 2015; 2016; 2017. <br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
Nghiên cứu công tác điều tra, nhập liệu trên phần mềm làm phổ cập <br />
giáo dục tiểu học của trường TH Nguyễn Viết Xuân trong 3 năm gần đây. <br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
Phương pháp đàm thoại thông qua chuyên đề;<br />
<br />
I. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
<br />
Trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác <br />
phổ cập giáo dục nói chung đặc biệt công tác phổ cập giáo dục bậc tiểu học <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 4<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
nói riêng. Trong đó chú trong công tác tuyên truyền giáo dục tiểu học đúng <br />
độ tuổi theo các mức độ từ thấp lên cao. Nghị định số 20/2014/NĐCP ngày <br />
24/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phổ cập giáo dục, chống mù chữ; <br />
Thông tư số 07/2016/TTBGDĐT, ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục <br />
và Đào tạo về việc quy định điều kiện đảm bảo và nội dung quy định, thủ <br />
tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD – XMC; Công văn số 1599/HD<br />
SGD&ĐT ngày 22/11/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực <br />
hiện công tác PCGD, XMC và Tuyên truyền cho CBQL GV: Luật Giáo dục <br />
Tiểu học; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Công ước của Liên <br />
hợp quốc về Quyền trẻ em;... <br />
<br />
Qua đó cho thấy công tác phổ cập giáo dục có tầm quan trong rất lớn <br />
trong xã hội. Phổ cập giáo dục là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng <br />
nhằm nâng cao dân trí, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, <br />
góp phần đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại <br />
hoá đất nước. PCGDTH ĐĐT la nên tang v<br />
̀ ̀ ̉ ưng chăc th<br />
̃ ́ ực hiên phô câp giao<br />
̣ ̉ ̣ ́ <br />
̣ bậc trung hoc c<br />
duc ̣ ơ sở. Bậc tiểu học có vị trí nền móng trong hệ thống <br />
giáo dục quốc dân. Trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên <br />
trong việc xây dựng nhân cách cho học sinh, giúp tất cả các đối tượng học <br />
sinh đều được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ, được học tập và được phát <br />
triển toàn diện,. Chính vì vậy, những người làm công tác quản lý giáo dục <br />
luôn quan tâm đến việc đổi mới công tác quản lý, duy trì kết quả PCGDTH, <br />
nâng cao chất lượng PCGDTH ĐĐT là công việc thường xuyên cấp bách để <br />
duy trì chất lượng giáo dục toàn diện.<br />
<br />
Thực tế cho thấy nơi nào cán bộ quản lý chỉ đạo, tổ chức điều tra <br />
đúng thực tế, ghi chép rõ ràng, quản lý khoa học, phân công nhiệm vụ cụ thể <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 5<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì nơi đó <br />
làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi; báo cáo thống kê chính <br />
xác, ít hao tốn thời gian cho công tác làm hồ sơ về PCGDTH. Ngược lại, nơi <br />
nào không tổ chức tốt công tác điều tra bổ sung thực tế hằng năm, thiếu <br />
nghiên cứu trong công việc, tổ chức không khoa học hoặc giáo viên chưa <br />
thực hiện tốt công việc được giao thì nơi đó gặp phải khó khăn trong quá <br />
trình thống kê, báo cáo, thâm nhập hồ sơ và lí giải số liệu, cũng như công tác <br />
huy động trẻ ra lớp, làm phiền hà cho công tác kiểm tra công nhận của các <br />
cấp quản lý mà trực tiếp là Ban chỉ đạo phổ cập cấp xã, cấp huyện.<br />
Về chất lượng PCGDTH ĐĐT, nói đến chất lượng giáo dục phải nói <br />
đến các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; nói đến yếu tố <br />
con người. Từ người quản lý, người dạy, người làm công tác ở môi trường <br />
giáo dục cho đến người học. Dân cư trên địa bàn thường xuyên biến động do <br />
tình trạng di cư, số trẻ trong độ tuổi biến động do tình trạng tăng cơ học nên <br />
công tác điều tra còn bị động. Đặc biệt, số trẻ chuyển khẩu đến sau điều tra <br />
gây khó khăn cho công tác huy động trẻ ra lớp... Từ thực tiễn trên, qua 3 năm <br />
làm công tác PCGDTH ở trường, tôi đã tìm những biện pháp thích hợp nhất <br />
để tổ chức và thực hiện có kết quả về mảng điều tra, báo cáo thống kê về <br />
PCGDTH có hiệu quả đảm bảo chất lượng PCGDTH ĐĐT tại đơn vị; làm <br />
tốt công tác phổ cập là một trong những biện pháp góp phần thực hiện xây <br />
dựng các tiêu chí của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia gắn với việc thực <br />
hiện "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
<br />
Trường TH Nguyễn Viết Xuân đóng trên địa bàn của 3 thôn Quỳnh <br />
Ngọc, đa số là người dân tộc Kinh, công việc làm ăn chủ yếu là nghề nông <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 6<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
gắn liền với cây lúa nước và một số cây công nghiệp lâu năm,... Đời sống <br />
kinh tế của người dân cơ bản là đủ ăn.<br />
<br />
Cán bộ lãnh đạo nhà trường quan tâm đến công tác làm phổ cập <br />
giáo dục, số lượng giáo viên ở tại chỗ cũng khá đông.<br />
<br />
Do mặt bằng kinh tế không mấy thuận lợi nên lớp trẻ thường đi <br />
làm ăn xa ở các khu công nghiệp còn lại con cái gửi ông bà trông nuôi, cũng <br />
có nhiều trường hợp khi cha con có chuyện bất bình là chuyển con cái lên <br />
khu công nghiệp ở cùng, như vậy nhà trường lại phải chuyển trường cho <br />
học sinh, đó là thực tế rất khó khăn cho công tác điều tra phổ cập của đơn vị.<br />
<br />
Thôn Quỳnh Ngọc, Quỳnh Ngọc1, Quỳnh Ngọc 2 được tách từ 1 <br />
thôn Quỳnh Ngọc (ban đầu) một số hộ dân không đổi hộ khẩu nên rất dễ <br />
nhầm lẫn việc ghi phiếu cũng như nhập liệu trên phần mềm (đổi mã phiếu <br />
để quản lý theo thôn) dẫn đến có một hộ mà 2 thôn cùng điều tra…<br />
<br />
Mặc dù trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ <br />
1 năm 2008 nhưng qua thời gian cơ sở vật chất xu ống cấp trầm trọng (năm <br />
2015; 2016, 2017) nên một số phụ huynh đã xin chuyển trường cho con đến <br />
trường có điều kiện học tập tốt hơn, đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công <br />
tác điều tra phổ cập.<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp kiêm công tác tổng hợp số liệu điều tra <br />
phổ cập, chịu trách nhiệm chính mảng báo cáo dẫn đến khó khăn trong công <br />
tác phổ cập cũng như công tác làm chủ nhiệm lớp. Có thể nói báo cáo điều <br />
tra phổ cập giống như công việc làm theo “thời vụ” trong năm. Tháng 12 <br />
hàng năm các đơn vị phải điều tra, nhập liệu, chỉnh sửa thông tin trường,.. <br />
trên phần mềm phổ cập, sau đó chốt số liệu xuất ra đối chiếu cuối cùng làm <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 7<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
các biểu mẫu báo cáo lên cấp trên; Thời gian này cũng đúng vào thời gian <br />
học sinh ôn tập kiểm tra cuối học kỳ I nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác <br />
làm phổ cập hoặc chất lượng của học sinh. Đôi khi công việc nhập liệu <br />
phải làm ban đêm lý do là nghẽn mạng.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích rút <br />
ngắn thời gian điều tra thu thập thông tin từ các hộ dân trong địa bàn điều <br />
tra, thu thập thông tin chính xác, người chịu trách nhiệm rõ ràng; lỗi xảy ra ở <br />
bộ phận nào bộ phận đó hoàn toàn chịu trách nhiệm và kịp thời xử lý nhanh, <br />
chính xác; sự phối hợp chặt chẽ với các trường bạn trong việc xác nhận trẻ <br />
đi học ở trường khác, xã khác, nơi khác. Công tác tổng hợp của đơn vị đỡ <br />
tốn thời gian, công sức,… góp phần đạt chuẩn phổ cập theo quy định.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Để công tác phổ cập giáo dục tiểu học trong trường học đạt hiệu <br />
quả cao thì rất cần sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, chỉ đạo sát sao và <br />
phân công phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương (biết nhìn <br />
người giao việc); đối tượng thực hiện nhiệm vụ phải linh hoạt làm việc <br />
khoa học, làm công tác phổ cập giống như làm việc thời vụ nên mọi công <br />
việc phải được sắp sếp khoa học, hợp lý; có định hướng dài hạn và điều <br />
chỉnh kế hoạch hàng năm (nếu cần thiết). Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ <br />
đưa ra vài kinh nghiệm đã áp dụng tại đơn vị thấy có hiệu quả, xin được <br />
chia sẻ.<br />
<br />
b.1. Thực hiện tốt công tác điều tra, huy động trẻ ra lớp<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 8<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
Trong công tác PCGDTH ĐĐT thì mảng điều tra, huy động trẻ ra lớp <br />
là một bước quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công tác <br />
này, vì vậy trong quá trình thực hiện tôi đã suy nghĩ vạch ra các bước cụ thể <br />
và tham mưu với lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch điều tra trình độ văn hóa <br />
nhân dân. Bản thân tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công tác làm <br />
PCGD ở trường học; nghiên cứu thực tế của địa phương và giáo viên trong <br />
trường để lựa chọn, đề xuất Hiệu trưởng phân công giáo viên làm công tác <br />
điều tra ở các thôn sao cho phù hợp; đề xuất giáo viên tổng hợp, nhập liệu <br />
có kinh nghiệm hoặc có nghiệp vụ UDCNTT tốt. <br />
Hàng năm ngay từ đầu năm học (tháng 8) tôi phải tham mưu với hiệu <br />
trưởng đề xuất nhân sự phân công giáo viên trong tổ nghiệp vụ làm công tác <br />
phổ cập của năm. Sau khi có quyết định phân công nhiệm vụ tổ nghiệp vụ <br />
tôi tham mưu với hiệu trưởng để tổ chức tập huấn công việc cụ thể cho <br />
giáo viên điều tra ngay trong thời gian này, Phân công nhiệm vụ đối với giáo <br />
viên trực tiếp điều tra với 3 thôn, mỗi thôn phân công từ 3 đến 4 giáo viên <br />
phụ trách trong đó có một giáo viên thông thổ địa bàn làm tổ trưởng để thuận <br />
lợi cho vệc điều tra, nhóm điều tra xóm nào hoàn toàn chịu trách nhiệm về <br />
số liệu và thông tin của xóm đó. Trong quá trình đi điều tra phải ghi chép cẩn <br />
thận, chính xác, yêu cầu giáo viên phải liên hệ với xóm trưởng để nắm được <br />
tổng số hộ phải điều tra, đặc điểm sinh hoạt của nhân dân nơi điều tra để <br />
sắp xếp thời gian hợp lý để được gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, tuyên truyền, <br />
thậm chí là thuyết phục để nhân dân hiểu và hợp tác trong quá trình thu thập <br />
thông tin vào phiếu điều tra. Đặc biệt là phải đi thực tế, tuyệt đối không <br />
dừng lại ở một chỗ hay chỉ đến nhà xóm trưởng, thôn trưởng hoặc cộng tác <br />
viên dân số để lấy số liệu. Có như vậy mới ghi chép chính xác theo yêu cầu <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 9<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
của phiếu điều tra; ghi đầy đủ không bỏ qua cột nào và phải có minh chứng <br />
cụ thể(phụ huynh phải kí vào ô chủ hộ). Bởi sai sót bất cứ cột nào cũng gặp <br />
khó khăn trong quá trình xử lý số liệu, báo cáo thống kê. Mỗi phiếu điều tra <br />
đều đảm bảo đầy đủ thông tin và có chữ kí của chủ hộ và người tham gia <br />
điều tra theo từng năm. Thời gian đi điều tra ít nhất là 3 lần trong năm. Lần 1 <br />
điều tra rà soát trước năm học (vào thời gian nghỉ hè tháng 8 hàng năm) lần 2 <br />
vào tháng 12 và tháng 3 hàng năm điều tra bổ sung trẻ mới sinh trong năm.<br />
Mỗi năm học, trước khi bước vào năm học mới, rà soát kết quả điều <br />
tra bổ sung, đối chiếu giữa danh sách và sổ điều tra; Liên hệ với trường <br />
THCS Nguyễn Trãi để cập nhật học sinh lưu ban; liên hệ với trường Mẫu <br />
giáo Eana, mẫu giáo Etung, mẫu giáo Mai Lan để đối chiếu số trẻ 6 tuổi vào <br />
lớp 1.<br />
b.2. Thực hiện tốt công tác tổng hợp, xử lý số liệu<br />
<br />
Bản thân người lãnh đạo phụ trách công tác phổ cập, tôi phải tự tìm <br />
tòi, học hỏi để biết quy trình, cách thức tiến hành các bước của công tác làm <br />
PCGD trong nhà trường. Hàng năm tôi đều tổ chức tập huấn, tập huấn lại <br />
(hướng dẫn) từng phần việc cụ thể cho từng nhóm thành viên trong tổ <br />
nghiệp vụ hoàn thành công việc được giao; cụ thể hướng dẫn công việc <br />
nhập liệu trên phần mềm. Trường tôi không phải là trường lớn trong số các <br />
trường tiểu học của xã Eana, nên khi cán bộ phụ trách phổ cập xã chuyển dữ <br />
liệu sang năm học mới thì chúng tôi phải nhập liệu và chỉnh sửa tên trường <br />
của toàn bộ học sinh trong trường đang học và nhập thông tin học sinh lưu <br />
ban. Chính vì vậy nhà trường phải lên lịch làm việc cụ thể, khoa học, phù <br />
hợp với công việc chung của nhà trường tránh tình trạng phải chỉnh sửa <br />
nhiều lần. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 10<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
Lãnh đạo phụ trách công tác phổ cập phải trực tiếp tham gia một số <br />
công việc phù hợp như: quản lý và cập nhật sổ đăng bộ; quản lý sổ tuyển <br />
sinh lớp 1 hàng năm; quản lý sổ chuyển đi, chuyển đến hàng năm; kết nối <br />
danh sách học sinh toàn trường đầy đủ thông tin theo mẫu có đầy đủ mã <br />
phiếu, nơi sinh, chỗ ở hiện tại, hộ khẩu thường trú, học sinh khuyết tật,..<br />
<br />
+ Sổ đăng bộ phải cập nhật toàn bộ số học sinh đầu năm vào lớp 1 <br />
và số học sinh ở nơi khác chuyển đến, nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu <br />
của sổ, khóa sổ chốt số liệu học sinh đầu năm và số liệu học sinh cuối năm. <br />
Nếu học sinh chuyển đi phải cập nhật ngày tháng năm chuyển đi, nơi đi đến <br />
sau đó dùng bút đỏ gạch chéo dưới ô ghi tên học sinh. Đối với học sinh <br />
chuyển đến thì cập nhật vào sổ, ngày tháng năm đến và nhập số sổ đăng bộ; <br />
ghi trang nào xong thì đóng dấu giáp lai, cuối trang phải có chữ kí của hiệu <br />
trưởng xác nhận tổng số học sinh của trường, số học sinh nữ, dân tộc,...<br />
<br />
+ Đối với sổ chuyển đi, chuyển đến phải cập nhật ngày tháng năm <br />
chuyển đi, có chữ kí của phụ huynh khi rút hồ sơ, ghi rõ địa chỉ của nơi đến <br />
và lưu giữ đơn tiếp nhận của nơi học sinh chuyển đến sau đó cập nhật ngay <br />
vào sổ đăng bộ ngày tháng chuyển đi. Đối với học sinh chuyển đến cũng <br />
tương tự như vậy. Cuối năm chốt sổ tổng hợp cuối trang tổng số học sinh <br />
chuyển đi, tổng số học sinh chuyển đến, có xác nhận của hiệu trưởng.<br />
<br />
+ Sau khi khóa sổ đăng bộ thì chốt danh sách học sinh toàn trường, <br />
kết nối danh sách sau khi kiểm tra đầy đủ, số liệu khớp nhau từ số liệu năm <br />
học trước trừ số học sinh ra trường(học sinh lớp 5) sau đó cộng số học sinh <br />
tuyển mới vào lớp 1 trừ học sinh chuyển đi, cộng với học sinh chuyển đến <br />
khớp với số liệu danh sách toàn trường, lúc này số liệu chuẩn gửi cho cán <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 11<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
bộ phụ trách công tác phổ cập cấp xã.<br />
<br />
Đến thời điểm nhập liệu trên phần mềm phổ cập, hằng năm tôi tiếp <br />
tục tổ chức tập huấn cho giáo viên nhập liệu trên phần mềm làm phổ cập <br />
trước khi tiến hành xử lý số liệu. Sau khi 6 nhóm điều tra thực tế xong, <br />
nhóm trưởng trực tiếp nhập liệu trên phần mềm trong khoảng thời gian 1 <br />
đến 2 ngày. Tôi trực tiếp kiểm tra trên phần mềm bằng cách xuất số liệu <br />
mẫu 1 theo từng thôn để kiểm tra và cộng các thôn lại để ra số liệu trên địa <br />
bàn 3 thôn trường phụ trách điều tra.<br />
+ Số trẻ phải phổ cập phải luôn bằng số học sinh toàn trường trừ đi <br />
số học sinh học trái tuyến sau đó cộng với số học sinh trong địa bàn đi học <br />
trường khác, hoặc học ở nơi khác. Mọi khâu đều phải kiểm tra, sử dụng <br />
phép thử nhanh trước khi nhập máy. Lãnh đạo nhà trường phải thường <br />
xuyên giám sát công tác điều tra, nhập liệu, thống kê, ... của giáo viên, nhân <br />
viên để kịp thời góp ý, định hướng sửa sai.<br />
b.3. Thực hiện tốt công tác quản lý số liệu và quản lý hồ sơ PCGDTH <br />
ĐĐT<br />
Tham mưu với hiệu trưởng thành lập tổ nghiệp vụ (nên chọn người <br />
làm việc lâu dài) nếu bắt buộc phải thay đổi nhân sự thì chỉ trẻ hóa một <br />
người trong một năm, không làm xáo trộn công việc cũng như ảnh hưởng <br />
nhiều đến công tác tập huấn lại cho các thành viên mới tham gia. Bộ phận <br />
chuyên xử lý số liệu và làm báo cáo, xuất nhập trực tuyến trên phần mềm <br />
thì nên chọn giáo viên nhanh nhẹn, ứng dụng công nghệ thông tin tốt sẽ <br />
thuận lợi trong việc quản lý, giải trình số liệu hàng năm một cách logic. Sau <br />
khi đã chốt số liệu lên cấp trên (mọi số liệu thống kê trên phần mềm phải <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 12<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
chính xác tránh tình trạng hợp thức hóa số liệu của trường mình, địa bàn <br />
mình nhưng lại không khớp với số liệu trường bạn) <br />
Ví dụ trẻ sinh năm 2011 trong địa bàn có 50 em nhưng đang học lớp 1 <br />
tại trường có 45 em; còn 5 em thì 3 học ở trường tiểu học Lê Hồng Phong; 2 <br />
em đang học tại trường TH Lê Lợi nhưng trong danh sách học sinh trường <br />
Lê Lợi không có em nào thuộc địa bàn thôn Quỳnh ngọc; Hoặc trong danh <br />
sách của trường TH lê Hồng Phong không xác nhận 3 em thuộc địa bàn thôn <br />
Quỳnh Ngọc đang học tại trường. Như vậy là số liệu không chính xác. <br />
Muốn số liệu đảm bảo tính thống nhất thì lãnh đạo phải chỉ đạo việc liên <br />
hệ mật thiết với các trường để đối chiếu số lượng học sinh trong địa bàn <br />
mình đi học các trường khác trong xã hay đi học ở xã khác, số liệu phải <br />
được lãnh đạo nhà trường xác thực. Sau khi các trường thống nhất, chốt số <br />
liệu rồi thì lúc đó mới chỉ đạo tổ trưởng tổ nghiệp vụ của trường phụ trách <br />
CNTT xuất các biểu mẫu trên phần mềm để làm báo cáo nộp cấp trên cũng <br />
như lưu trên máy tính để làm cơ sở báo cáo cho công tác trường chuẩn trong <br />
những năm tiếp theo.<br />
Để thực hiện tốt công tác quản lý số liệu trẻ phải phổ cập trong địa <br />
bàn và lập hồ sơ lưu trữ có giá trị lâu dài, tôi suy nghĩ rằng: nhiệm vụ đầu <br />
tiên của người làm công tác PCGDTH là phải có kế hoạch điều tra sau 5 năm <br />
và điều tra bổ sung hằng năm để nắm chắc số liệu; cần tập trung huy động <br />
100% trẻ trong độ tuổi ra lớp đồng thời làm căn cứ cho việc lập kế hoạch <br />
phát triển trường lớp theo từng giai đoạn cụ thể. Kế hoạch phải rõ người, rõ <br />
việc, rõ thời gian hoàn thành gắn với nội dung thi đua của từng cá nhân và <br />
tập thể.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 13<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ sơ gồm: danh sách các độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi; danh sách học sinh <br />
trong địa bàn đi học nơi khác; danh sách học sinh nơi khác đến học...); các số <br />
liệu thống kê hằng năm; hồ sơ báo cáo kết quả PCGDTH ĐĐT XMC theo <br />
từng thời điểm kiểm tra hằng năm; hồ sơ lưu công văn, văn bản có liên quan <br />
đến việc chỉ đạo thực hiện công tác PCGDTH kẹp theo từng cấp (từ cao đến <br />
thấp), theo từng thời gian (từ cũ đến mới) và hồ sơ lưu quyết định công <br />
nhận đạt chuẩn hằng năm được lưu theo từng năm, mỗi năm một hộp riêng <br />
do nhân viên văn thư phụ trách. Tất cả các việc làm trên đều có sự theo dõi, <br />
đôn đốc của tôi. Hiện nay, nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong <br />
quá trình thực hiện công tác thiết lập hồ sơ, quản lý và lưu trữ có tính lâu <br />
dài. Vì vậy, hồ sơ PCGDTH được lưu trữ đầy đủ ở một thư mục riêng trên <br />
máy tính theo từng năm. Thực hiện nghiêm túc về thời gian nộp báo, các <br />
biểu mẫu thống kê.<br />
<br />
Hồ sơ hàng năm phải làm, cập nhật, làm mới gồm: <br />
<br />
1. Kế hoạch chỉ đạo của nhà trường (kế hoạch dài hạn và kế hoạch <br />
hàng năm); quyết định phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ <br />
nghiệp vụ của năm học.<br />
<br />
2. Kế hoạch tuyển sinh lớp 1; Biên bản bàn giao của 3 trường Mầm <br />
non Eana, Mai Lan, Etung.<br />
<br />
3. Danh sách học sinh toàn trường có đầy đủ thông tin năm hiện tại <br />
vàdanh sách học sinh toàn trường của 2 năm học trước.<br />
<br />
4. Sổ theo dõi học sinh kuyết tật, lưu ban, ở lại.<br />
<br />
5. Sổ phổ cập gồm 9 độ tuổi từ 6 tuổi đến 14 tuổi.<br />
<br />
6. Sổ đăng bộ<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 14<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
7. Danh sách học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 3 năm liền <br />
kèm theo biên bản bàn giao giữa trường TH với THCS Nguyễn Trãi.<br />
<br />
8. Sổ chuyển đi, chuyển đến của nhà trường.<br />
<br />
9. Danh sách học sinh trong địa bàn đi học nơi khác; danh sách học sinh <br />
trong địa bàn đi học trường khác ở trong xã (có xác nhận của hiệu trưởng <br />
trường đó)<br />
<br />
10. Phiếu điều tra phổ cập của các thôn Quỳnh Ngọc; Quỳnh Ngọc 1; <br />
Quỳnh Ngọc 2.<br />
<br />
11. Các biểu mẫu xuất ra từ phần mềm(3 biểu mẫu).<br />
<br />
12. Báo cáo EMIS.<br />
<br />
13. Các biểu mẫu báo cáo theo quy định (nộp cấp trên đề nghị cấp có <br />
thẩm quyền kiểm tra, công nhận mức độ phổ cập đạt được trong năm). <br />
<br />
Các loại sổ trên được lưu trữ bằng văn bản có đầy đủ chữ kí của thư <br />
kí, người lập, hiệu trưởng xác nhận, đóng dấu giáp lai; hồ sơ chuẩn bị kỹ <br />
càng xuất trình, giải trình khi cấp trên yêu cầu. <br />
<br />
b.4 Quan tâm về vật chất cũng như tinh thần đối với tổ nghi ệp vụ làm <br />
công tác phổ cập.<br />
<br />
Luôn động viên khích lệ tinh thần làm việc của cả tổ nghiệp vụ để <br />
tiến độ làm việc đảm bảo. Tham mưu với hiệu trưởng để động viên về vật <br />
chất cho nhóm tổng hợp, xử lý số liệu, nếu có vấn đề bất cập thì báo cáo <br />
với Hiệu trưởng tìm giải pháp tháo gỡ. Cát dạy thay một số tiết dạy cho <br />
giáo viên làm công việc nhập liệu trên phần mềm và giáo viên xử lý số liệu <br />
và báo cáo tổng hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 15<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Nội dung của giải pháp 1 là vô cùng quan trọng nó quyết định đến sự <br />
thành bại của nội dung giải pháp số 2 và số 3. <br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Bảng tổng hợp kết quả tuyển sinh lớp 1 và học sinh HTCTTH<br />
<br />
trẻ ĐĐT trong TS HS <br />
Năm TSHTCTTH HTCTTH ĐĐT<br />
địa vào lớp 1 lớp 5<br />
SL % SL % SL %<br />
2015- 51 98 64 64 100 59 92,2<br />
2016<br />
2016- 56 100 54 54 100 52 96,3<br />
2017<br />
2017 52 100 48<br />
-2018<br />
Năm 2015 2016 đơn vị huy động được 98% trẻ trong độ tuổi ra lớp, <br />
còn 2% chưa ra lớp là do phụ huynh làm đơn xin cam đoan vì sức khỏe không <br />
đảm bảo theo học lớp 1 với chương trình công nghệ tiếng Việt 1.<br />
<br />
Năm 2015, 2016 xã Eana đạt phổ cập giáo dục đúng độ tuổi mức <br />
độ 2, năm 2017 xã Eana đạt phổ cập giáo dục đúng độ tuổi mức độ 3. <br />
<br />
II. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận: <br />
<br />
Để công tác PCGDTH đạt kết quả như mong đợi nói chung, công tác <br />
PCGDTH ĐĐT đạt đến mức độ 3 bền vững rất cần:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 16<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
+ Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ <br />
thể và biện pháp triệt để trong việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quan tâm <br />
đến đời sống của nhân dân đặc biệt là các hộ gia đình chính sách, gia đình có <br />
hoàn cảnh khó khăn, ...luôn duy trì ổn định trẻ trong độ tuổi ra lớp và giúp đỡ <br />
các em để các em có đầy đủ điều kiện theo học ở các cấp bậc học phổ <br />
thông.<br />
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch là thành công bước đầu, vì <br />
bất cứ công việc gì muốn có kết quả tốt thì phải có kế hoạch cụ thể. <br />
Nhà trường luôn luôn đổi mới trong công tác quản lý chỉ đạo; đổi mới <br />
phương pháp dạy học nhằm nâng cáo chất lượng giáo dục tránh tình trạng <br />
học sinh có nguy cơ bỏ học hoặc lưu ban; tiếp tục đổi mới về hình thức tổ <br />
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm hướng tới một sân chơi <br />
lành mạnh, có tính giáo dục thực tiễn cao, giúp học sinh có cơ hội trải <br />
nghiệm thực tế cuộc sống làm tốt được điều này chắc chắn sẽ hạn chế <br />
được các tệ nạn xã hội, đảm bảo duy trì sĩ số.<br />
+ Làm tốt công tác tuyên truyền trong quần chúng nhân dân về mục <br />
đích, ý nghĩa của công tác phổ cập, ngay cả trong nhận thức của giáo viên, <br />
giáo viên phải nhận thức đây là trách nhiệm của mình để tự chủ động làm <br />
tốt công tác điều tra lấy thông tin từ địa bàn được cập nhật nhanh, chính xác, <br />
đúng tiến độ; dữ liệu giữa các độ tuổi trong địa bàn điều tra khớp với số <br />
liệu trẻ đang theo học ở các trường trong và ngoài địa bàn, tỷ lệ trẻ vào lớp 1 <br />
đúng độ tuổi đạt 100%, trẻ hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi <br />
đạt từ 96% trở lên, góp phần duy trì PCGD ĐĐT mức độ 3 bền vững của xã <br />
Eana. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 17<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
+ Thực hiện tốt công tác điều tra huy động trẻ ra lớp, nắm chắc số liệu <br />
trong địa bàn để huy động học sinh ra lớp 100% đây là bước quan trọng nhất <br />
quyết định sự thành công của công tác PCGDTH. Thực hiện tốt công tác <br />
tổng hợp, xử lý số liệu, đây là việc làm cũng không kém phần quan trọng vì <br />
nếu làm tốt công tác điều tra huy động nhưng việc tổng hợp, xử lý số liệu <br />
không chính xác sẽ sai số khi tổng hợp và nhập dữ liệu vào phần mềm. <br />
Thực hiện tốt công tác quản lý số liệu và quản lý hồ sơ PCGDTH ĐĐT, <br />
việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong việc lưu trữ hồ sơ có giá trị lâu dài. <br />
<br />
2.Kiến nghị: Không có <br />
Eana, ngày 21 tháng 02 năm 2018<br />
Người viết <br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Huỳnh Thị Biên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 18<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Mục Nội dung Trang<br />
I Phần mở đầu<br />
1 Lý do chọn đề tài 1<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 4<br />
II Phần nội dung 4<br />
1 Cơ sở lý luận 4<br />
2 Thực trạng (Cơ sở thực tiễn) 6<br />
3 Nội dung và cách thức của giải pháp 7<br />
a Mục tiêu của giải pháp 7<br />
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 8<br />
c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 14<br />
d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 15<br />
đề nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 19<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt công tác PCGD tiểu học ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
III Phần kết luận, kiến nghị 15<br />
1 Kết luận 15<br />
2 Kiến nghị 16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Thông tư số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ <br />
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường Tiểu học kèm theo <br />
thông tư 50/2012/ TTBGDĐT sửa đổi Điều lệ trường Tiểu học.<br />
2. Nghị định số 20/2014/NĐCP ngày 24/03/2014 của Thủ tướng Chính <br />
<br />
phủ về Phổ cập giáo dục, chống mù chữ; Thông tư số <br />
07/2016/TTBGDĐT, ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và <br />
Đào tạo về việc quy định điều kiện đảm bảo và nội dung quy định, <br />
thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD – XMC; Công văn số <br />
1599/HDSGD&ĐT ngày 22/11/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo <br />
hướng dẫn thực hiện công tác PCGD, XMC.<br />
3. Tham khảo tài liệu nhập liệu trên phần mềm phổ cập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín Trường TH Nguyễn Viết Xuân 20<br />