Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
MỤC LỤC: .............................................................................................1<br />
<br />
I. Phần mở đầu:.....................................................................................2<br />
<br />
1 . Lý do chọn đề tài:................................................................................2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:...........................................................4<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:.........................................................................4<br />
4. Giới hạn của đề tài:.............................................................................4<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................4<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:.............................................4<br />
<br />
b. Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn:..........................................5<br />
c..Phương pháp thống kê toán học:.........................................................5<br />
<br />
II. Phần nội dung:..................................................................................5<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:.......................................................................................5<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:...........................................................6<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:.................................................8<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp:.......................................................................8<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:.......................................9<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:.......................................17<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu phạm vi <br />
và hiệu quả ứng dụng:.......................................................................................17<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị:..............................................................18<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 1<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Li do ch<br />
́ ọn đê tai <br />
̀ ̀<br />
<br />
Tại hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định:” <br />
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục và Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ <br />
một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng <br />
phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”. Trong năm <br />
học 20132014 toàn ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana thực hiện chủ <br />
đề “Đoàn kết – sáng tạo – Đổi mới toàn diện”, như vậy mỗi đơn vị cần phải <br />
chủ động đổi mới. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới đang <br />
biến động từng giờ, từng phút. đòi hỏi công tác giáo dục phải tích cực biến đổi, <br />
trong đó việc đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học là tất yếu. <br />
Phương pháp giảng dạy và giáo dục ở các trường Tiểu học của nước ta đã quan <br />
tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên <br />
còn mang tính hình thức, đôi khi còn áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm <br />
tư nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai cho học sinh còn có biểu <br />
hiện khắt khe, thiếu dân chủ, chủ yếu là giáo viên nhận xét, đánh giá. Bởi vậy <br />
học sinh còn có những khiếm khuyết về nhân cách như: rụt rè, thụ động, thiếu <br />
tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả <br />
năng. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp quản lý giáo <br />
dục, Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi được thực dạy và học chương trình " <br />
Dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)". Điều đó cho thấy, <br />
cơ hội cho trường cũng cao nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Trong quá <br />
trình kiểm tra tiết dạy, kiểm tra các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp , dự giờ <br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 2<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
thăm lớp tôi nhận thấy Hội đồng tự quản một số lớp hoạt động còn yếu, kỹ <br />
năng điều hành lớp học còn hạn chế. Muốn thực hiện được công tác dạy và học <br />
theo mô hình trường học mới Việt Nam thì việc điều hành lớp học của hội đồng <br />
tự quản rất quan trọng trong tiết học. Một tiết dạy thành công theo mô hình <br />
VNEN người đánh giá quan tâm đến tiêu chí hội đồng tự quản làm việc đã tốt <br />
chưa, các nhóm hoạt động như thế nào. Nếu tiết học đó Hội đồng tự quản <br />
(HĐTQ) điều hành không tốt thì tiết học diễn ra không thành công. Chính vì vậy, <br />
tôi luôn trăn trở phải làm gì để Hội đồng tự quản các lớp có kỹ năng điều hành <br />
tốt tiết học và tôi đã chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ <br />
năng hoạt động Hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học mới Việt <br />
Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi”. Để đưa vào nghiên cứu, <br />
nhằm thực hiện tốt hơn mô hình dạy học tại trường. Giúp đỡ học sinh có kỹ <br />
năng thực hiện tốt vai trò điều hành tiết học một cách có hiệu quả, tạo hứng thú <br />
trong học tập. Và thực sự là cánh tay nối dài của giáo viên đứng lớp. Giúp giáo <br />
viên hoàn nhiệm vụ của mình trong các tiết dạy.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Năm học 2012 2013 Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana chỉ đạo 04 trường <br />
tiểu học trong huyện tham gia thực hiện dạy thí điểm chương trình theo mô hình <br />
Trường học mới Việt Nam (VNEN), trong đó có trường TH Nguyễn Văn Trỗi <br />
chúng tôi. Cùng với 04 trường trên địa bàn huyện từng bước tiếp cận nội dung <br />
trang trí, tổ chức quản lí lớp học theo mô hình trường học mới VNEN (tổ chức <br />
quản lí lớp theo mô hình Hội đồng tự quản). Trong quá trình thực hiện một việc <br />
mà bản thân tôi nhận thấy cần phải khắc phục đó là hội đồng tự quản các lớp <br />
điều hành tổ chức lớp học chưa đạt theo yêu cầu. Như vậy, vấn đề đạt ra cần <br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 3<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
có giải pháp để bồi dưỡng kỹ năng điều hành của Hội đồng tự quản đạt theo <br />
yêu cầu của mô hình trường học mới. <br />
<br />
Đây là vấn đề mới giáo nên viên còn bỡ ngỡ, phụ huynh chưa hiểu nhiều <br />
về ý nghĩa công tác thành lập HĐTQ, hay chỉ cũng như ban cán sự lớp như trước <br />
đây mà thôi. <br />
<br />
Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng Kỹ năng tổ chức điều hành cho <br />
HĐTQ việc đầu tiên chúng ta cần phải tuyên truyền để nhân dân được biết, giáo <br />
viên và học sinh hiểu tầm quan trong của HĐTQ để hưởng ứng. Kiểm tra để <br />
nắm tình hình, đánh giá thực trạng và có giải pháp để thực hiện. Tập huấn cho <br />
giáo viên và học sinh, sau đó kiểm tra, đánh giá để rút kinh nghiệm.<br />
<br />
Khi đi vào hoạt động các thành viên HĐTQ đứng ra chỉ đạo, quản lý lớp <br />
học theo nội quy, quy định. Các thành viên của lớp mơ hồ chưa xác định được <br />
vai trò của bản thân dẫn đến chưa có động cơ đúng, chưa chủ động tham gia vào <br />
hoạt động học tập, giao lưu, hoạt động nhóm chưa thực sự nằm trong tập thể <br />
để hoạt động và hoàn thiện chính bản thân. Như vậy hiệu quả của mô hình chưa <br />
đạt.<br />
<br />
2. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Công tác bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo <br />
mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguy ễn Văn <br />
Trỗi.<br />
<br />
3. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Hội đồng tự quản học sinh khối lớp Hai, trường TH Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 4<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Đọc tài liệu về dạy học mô <br />
hình Trường học mới nắm bắt những đặc trưng của mô hình để hiểu cách thực <br />
hiện mô hình. Nhận diện thực tại đã làm để nghiên cứu các giải pháp làm tốt <br />
hơn. <br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: Mô hình trường học <br />
mới là hướng đến người học “Lấy học sinh làm trung tâm”, người học phải biết <br />
tự nghiên cứu, trao đổi với bạn bè dưới sự điều hành của HĐTQ thông qua <br />
hướng dẫn của giáo viên. Hội đồng tự quản làm việc tổ chức các hoạt động của <br />
một giờ học, đặt vấn đề, giải quyêt vắn đề, hỗ trợ các bạn gặp khó khăn, đánh <br />
giá việc thực hiện vấn đề…giúp giáo viên thực hiện công tác tổ chức lớp học. <br />
<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Phương pháp điều tra: Hỏi học sinh để lấy ý kiến cho vấn đề cần <br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Thông qua hoạt động giáo <br />
dục, nghiên cứu kết quả thực hiện.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Thông qua các buổi <br />
dự giờ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa nhận xét kỹ năng làm việc của các hội <br />
đồng tự quản.<br />
<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo các tài liệu, cách thực <br />
hiện của một số đơn vị bạn thực hiện cùng mô hình dạy học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 5<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Thông qua nghiên cứu đề tài, <br />
ứng dụng các giải pháp, kiểm tra lại quá trình thực hiện để thu thập kết quả sau <br />
khi thử nghiệm các giải pháp.<br />
<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
Dùng phương pháp này để thống kê kết quả của thực trạng và sau khi thử <br />
nghiệm để so sánh kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu.<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Mô hình trường tiểu học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổi <br />
mới Giáo dục Quốc tế. Dựa trên nền tảng những ưu điểm và khắc phục được <br />
những tồn tại của chương trình hiện hành. Trong lớp học, học sinh học không <br />
thụ động mà bắt buộc phải trao đổi, hợp tác với bạn bè, thầy cô để lĩnh hội kiến <br />
thức. Mô hình này HĐTQ có trách nhiệm điều khiển chương trình theo từng nội <br />
dung tiết học, để mọi mọi thành viên trong lớp được thực hiện đúng theo quy <br />
trình đạt mục tiêu của bài học.<br />
<br />
Việc bồi dưỡng kỹ năng hoạt động HĐTQ học sinh là một biện pháp giáo <br />
dục nhằm:<br />
<br />
Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng <br />
lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện <br />
những quyền và bổn phận của mình. Tạo thói quen giao tiếp, mạnh dạn trước <br />
tập thể. Biết tham gia vào các hoạt động chung của tập thể, xây dựng tốt nề <br />
nếp lớp học, theo yêu cầu nội dung chương trình trong mỗi tiết học, dưới sự <br />
hướng dẫn của thầy cô. khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào <br />
các hoạt động của nhà trường và phát triển tích tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng <br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 6<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
hợp tác và đoàn kết của HS. Phát huy tính dân chủ của học sinh khi còn ngồi trên <br />
ghế nhà trường. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có kỹ năng lãnh đạo tập <br />
thể, chịu trách nhiệm trước tập thể khi mình phụ trách, thói quen làm việc có <br />
trính khoa học và tính hợp tác.<br />
<br />
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
<br />
Mô hình trường học mới, yêu cầu đặt ra trong lớp học có HĐTQ để tự <br />
quản trong tiết học. Hội đồng tự quản do lớp bầu ra, dưới sự điều hành của <br />
giáo viên,có sự chứng kiến của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Việc này do <br />
các giáo viên chủ nhiệm thực hiện, sau khi thành lập các GV đã giao nhiệm vụ <br />
cho các HĐTQ, và từng cá nhân các thành viên. HĐTQ nhận nhiệm vụ điều hành <br />
chủ trì các buổi sinh hoạt lớp trên cơ sở theo dõi các hoạt động học tập của các <br />
bạn trong lớp. Học sinh đã thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong mỗi <br />
tiết học. Đã điều hành lớp học qua từng hoạt động, các thành viên trong HĐTQ <br />
làm việc tốt hơn so với ban cán sự trước đây. Chất lượng hoạt động đã bước <br />
đầu đã có hiệu quả tốt, một số học sinh tích cực đã tham gia vào các hoạt động <br />
của lớp, có động cơ, thái độ đúng. Một số học sinh đã có tiến bộ về năng lực <br />
phẩm chất tốt, biết làm việc theo nhóm có sự điều hành của nhóm trưởng và <br />
HĐTQ.<br />
Tuy nhiên hầu hết các hoạt động của học sinh phần lớn do giáo viên chỉ <br />
đạo HĐTQ điều hành thực hiện theo. Điều này dẫn tới một số cá nhân thực hiện <br />
theo quy định bắt buộc mà chưa có tính tự giác, tự chịu trách nhiệm và tự thân <br />
vận động trong việc học. Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm rèn kỹ năng tự <br />
quản cho học sinh, còn hướng dẫn chung chung theo lối cũ, làm học sinh còn mơ <br />
hồ về vai trò tự quản của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 7<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
Một số học sinh thiếu kỹ năng điều hành, kỹ năng ra quyết định điều hành <br />
lớp học hiệu quả chưa cao. Làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập cả lớp. <br />
Theo đó việc tổ chức dạy học theo mô hình mới hiệu quả sẽ không cao.<br />
<br />
Kết quả khảo sát tháng 10 năm 2014<br />
<br />
Về chất lượng Hội đồng tự quản:<br />
<br />
Chất lượng công việc<br />
Tổng <br />
Hoàn Chưa hoàn <br />
số HĐTQ Hoàn thành tốt<br />
thành thành<br />
<br />
04 01 02 01<br />
<br />
Thái độ của học sinh tham gia vào công việc HĐTQ<br />
<br />
Tổng Thái độ tham gia<br />
số thành viên <br />
HĐTQ được Rất thích Thích Bình thường<br />
hỏi<br />
<br />
20 8 6 6<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Làm cho giáo viên, phụ huynh và học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng <br />
của hội đồng tự quản trong lớp. Giúp các em có một số kỹ năng điều hành tổ <br />
chức lớp học có hiệu quả. Giáo viên và học sinh thực hiện tốt mô hình trường <br />
học mới góp phần đổi mới giáo dục.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 8<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
b.1.Chỉ đạo Làm tốt công tác tuyên truyền <br />
<br />
Ngay từ đầu năm học, Lãnh đạo nhà trường tổ chức cuộc họp với lãnh <br />
đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xã như: <br />
Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Khuyến học và Ban đại diện cha mẹ học <br />
sinh. Tại cuộc họp này, trường đã giới thiệu rõ các văn bản của Bộ Giáo dục, <br />
của Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo về mô hình trường học mới (VNEN) và <br />
kế hoạch tổ chức thực hiện của nhà trường để tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp <br />
ủy và chính quyền địa phương, đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến các lực <br />
lượng xã hội. Hàng tháng, nhà trường luôn tham mưu với cấp ủy đảng chính <br />
quyền địa phương để họ đưa vào nghị quyết và chỉ đạo các ban ngành đoàn thể <br />
phối hợp thực hiện. Nhà trường kết hợp với ban đại diện Hội CMHS để phối <br />
hợp giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, trang trí lớp học, làm đẹp bồn hoa, cây <br />
cảnh để đảm bảo một môi trường học tập “xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân <br />
thiện”. Nhà trường chỉ đạo cán bộ, giáo viên tuyên truyền đến tận các bậc <br />
CMHS để họ nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong nhà trường, giúp <br />
phụ huynh thấy được những lợi ích mà mô hình trường học mới sẽ mang lại cho <br />
con em họ để họ đồng tình ủng hộ. Chỉ đạo giáo viên mời cha mẹ HS đến tham <br />
gia vào các hoạt động của nhà trường của lớp như: Bầu hội đồng tự quản, dự <br />
giờ, thăm lớp,... Đồng thời chỉ đạo Liên đội lên bảng tin, cho phát thanh viên <br />
tuyên truyền các thành tích và hoạt động nổi bật của nhà trường trong việc thực <br />
hiện mô hình trường học mới. <br />
<br />
Tổ chức cuộc họp với các đoàn thể và giáo viên trong nhà trường để quán <br />
triệt chủ trương và các công văn hướng dẫn thực hiện, nâng cao nhận thức cho <br />
đội ngũ giáo viên. <br />
<br />
b.2. Chỉ đạo tập huấn cho giáo viên<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 9<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu tài liệu, xem băng đĩa về cách thức hình <br />
thành hội đồng tự quản tại lớp. Sau khi giáo viên được nghiên cứu thì tổ chức <br />
thảo luận để học hỏi lẫn nhau để. Nêu ra được sự khác biệt giữa hội đồng tự <br />
quản và ban cán sự lớp trước đây. Nhằm làm cho giáo viên thấy được nhiệm vụ <br />
của HĐTQ điều hành lớp học qua các hoạt động để các bạn hoàn thành nhiệm <br />
vụ học tập chứ không chỉ quản lớp như trước đây. Mỗi ban của hội đồng tự <br />
quản làm các nhiệm vụ khác nhau như: Ban học tập, ban văn nghệ, ban vệ sinh <br />
sức khỏe...Sau đó phát phiếu hỏi để giáo viên trình bày ý kiến của mình.<br />
<br />
Nội dung công <br />
Hội đồng tự quản Hình thức hoạt động<br />
việc<br />
<br />
Chủ tịch<br />
<br />
Phó chủ tịch<br />
<br />
Ban học tập<br />
<br />
Ban văn nghệ<br />
<br />
Ban quyền lợi<br />
<br />
Ban vệ sinh sức <br />
khỏe...<br />
<br />
Hình thức đặc trưng của lớp học VNEN là học sinh ngồi theo nhóm. Mỗi <br />
nhóm có khoảng từ 4 đến 6 học sinh. Có nhóm trưởng điều hành hoạt động của <br />
mỗi nhóm. Mỗi lớp có Hội đồng tự quản điều hành chung các hoạt động của <br />
lớp. Vì vậy, cần phải hướng dẫn giáo viên nắm được một số nhiệm vụ sau:<br />
<br />
* Thành lập Hội đồng tự quản tổ chức ít nhất 2 lần/năm học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 10<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
Việc thành lập Hội đồng tự quản phải tổ chức ít nhất 2 lần/năm học. Các <br />
lớp cũng có thể tổ chức 2 tháng/1 lần nhằm mục đích phát huy sự cạnh tranh, <br />
ganh đua lành mạnh giữa các học sinh, thúc đẩy sự tiến bộ, đồng thời bồi dưỡng <br />
được nhiều học sinh năng động, mạnh dạn, tự tin. Tạo điều kiện cho tất cả các <br />
học sinh đều làm được công tác lãnh đạo, xóa bỏ lòng tự ti, mặc cảm với bản <br />
thân, mạnh dạn trước tập thể. Trải nghiệm trong lớp học để ứng dụng trong <br />
thực tế sau này.<br />
<br />
* Tổ chức tranh cử<br />
<br />
Mô hình VNEN là cách thức tổ chức lớp học. lớp học phải có Hội đồng tự <br />
quản học sinh, các ban trong lớp, do học sinh trong lớp bầu ra. Việc thành lập và <br />
thực hiện nhiệm vụ có giám sát của giáo viên, phụ huynh, và học sinh trong lớp. <br />
Hội đồng tự quản học sinh giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình <br />
học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi <br />
trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong <br />
các hoạt động của lớp, của trường.<br />
<br />
Với mục tiêu trên cho HS được tham gia một cách dân chủ và tích cực vào <br />
đời sống học đường có hứng thú rèn luyện, tự phấn đấu phát triển bản thân. <br />
Phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác, hình thành phát triển kĩ năng <br />
lãnh đạo. Học sinh tham gia tranh cử là cơ hội thể hiện sự hiểu biết của mình <br />
trước tập thể, hiểu thêm về tài năng của các bạn trong lớp. Ở đây các em được <br />
trải nghiệm bản thân và khẳng định quyền và bổn phận mỗi cá nhân, qua đó <br />
hướng đến giáo dục nhân cách cho học sinh.<br />
<br />
* Tổ chức bầu Hội đồng tự quản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 11<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
Với lớp truyền thống, vào đầu năm học việc bầu Ban cán sự lớp thường <br />
do các giáo viên chủ nhiệm chỉ định hoặc lấy từ ban cán sự cũ của năm học <br />
trước để làm. Thực hiện nhiệm theo mệnh lệnh của giáo viên để điều hành lớp, <br />
thiếu tính quyết định trong nhiệm vụ được giao.<br />
<br />
Mô hình trường tiểu học mới có tổ chức hội đồng tự quản, được học sinh <br />
bầu ra để điều hành lớp. Các em tham gia một cách dân chủ và tích cực, khách <br />
quan. Bầu hội đồng tự quản học sinh phải có sự tham gia của giáo viên, học <br />
sinh, mời ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và anh chị tổng phụ trách Đội <br />
cùng tham gia. Giáo viên cần nêu ra một số nhiệm vụ cụ thể về quyền lợi, <br />
phong trào của lớp, một số nhiệm vụ sắp đến của HĐTQ để các em định hướng <br />
cho trách nhiệm mình chuẩn bị đảm nhận để thực hiện. Sau đó, giáo viên cùng <br />
học sinh thảo luận về cơ cấu hội đồng tự quản tuỳ vào đặc điểm của từng lớp <br />
(01 chủ tịch, 01 hoặc 2 phó chủ tịch) . Học sinh cùng giáo viên thảo luân về <br />
phẩm chất, năng lực cần có của các bạn trong hội đồng tự quản. <br />
<br />
Lập danh sách ứng cử và danh sách đề cử, dưới sự hỗ trợ của giáo viên tổ <br />
chức bầu cử bằng bỏ phiếu kín. Học sinh nào có số phiếu cao nhất từ trên <br />
xuống sẽ trúng cử vào vị trí Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học <br />
sinh. Chủ tịch và Phó Chủ tịch ra mắt trước lớp , đại diện hội đồng tự quản phát <br />
biểu hứa hẹn.<br />
<br />
Sau khi bầu cử tiến hành thành lập các ban chuyên trách: Chủ tịch và phó <br />
Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh cùng bàn bạc với giáo viên để quyết định <br />
thành lập các ban chuyên trách và thông báo rõ về vai trò của các ban như: Học <br />
tập, sức khoẻ và vệ sinh, quyền lợi học sinh, lao động, thư viện, ban văn nghệ, <br />
ban thể dục thể thao… Số lượng các ban dựa vào tình hình, đặc điểm lớp và có <br />
sự thống nhất của hội đồng tự quản, học sinh trong lớp. Vận động khuyến <br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 12<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
khích các thành viên khác trong lớp ứng cử vào các ban theo nguyện vọng và sở <br />
thích của mình.<br />
<br />
Qua hoạt động bầu cử học sinh tự giác hơn, phát huy tinh thần trách <br />
nhiệm, sự sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo những công việc được giao, hình <br />
thành các kĩ năng hoàn thành mục tiêu giáo dục theo mô hình trường học mới.<br />
<br />
Hội đồng tự quản, trưởng ban, nhóm trưởng có thể luân phiên trong thời <br />
gian thực hiện nhiệm vụ, tạo cơ hội cho các em biết trách nhiệm gánh vác công <br />
việc chung, các em có hướng phấn đấu tốt để hoàn thành nhiệm vụ, thông qua <br />
trách nhiệm các em cố gắng ngày càng hoàn thiện mình hơn.<br />
<br />
* Bồi dưỡng năng lực cho Hội đồng tự quản<br />
<br />
Qua các hoạt động, giáo viên chủ nhiệm cần phát huy tốt vai trò của Hội <br />
đồng tự quản và các nhóm trưởng, thường xuyên giao việc và hướng dẫn các em <br />
thực hiện nhiệm vụ của mình. Sau khi hoạt động, giáo viên quan sát, nhận xét <br />
đánh giá từng thanh viện của HĐTQ và điều chỉnh cách thực hiện cho phù hợp <br />
với nhiệm vụ được giao. Vì qua trải nghiệm các em sẽ đúc rút được nhiều kinh <br />
nghiệm. <br />
<br />
Có thể cho Hội đồng tự quản của lớp xem băng hình về tiết dạy Bộ <br />
GD&ĐT cung cấp và yêu cầu học sinh quan sát các bạn Hội đồng tự quản của <br />
lớp đó hoạt động như thế nào. Tổ chức cho Hội đồng tự quản của lớp tham <br />
quan học tập Hội đồng tự quản của lớp khác trong trường để chia sẻ, học hỏi <br />
kinh nghiệm, kỹ năng điều hành, làm việc để các em phấn đấu làm tốt hơn.<br />
<br />
Giáo viên làm mẫu các vai trong Hội đồng tự quản để học sinh học tập, <br />
sau đó cho các em thực hiện lại. Khi các em tập làm, giáo viên quan sát, uốn nắn <br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 13<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
nhưng tranhs áp đặt, rập khuôn mà phải để các em phát huy sự sáng tạo của bản <br />
thân.<br />
<br />
* Bồi dưỡng năng lực điều hành của nhóm trưởng<br />
<br />
Để tiết học dạy theo mô hình VNEN thành công hay không thì phụ thuộc <br />
rất nhiều vào các nhóm trưởng. Nhiệm vụ chính của nhóm trưởng là thay giáo <br />
viên điều hành các bạn hoạt động nhóm như: Phân công nhiệm vụ các thành viên <br />
trong nhóm; kiểm tra hoạt động các thành viên; hướng dẫn các thành viên thực <br />
hiện các bước nghiên cứu tài liệu, báo cáo kết quả học tập với HĐTQ, giáo viên.<br />
<br />
Nhóm trưởng phải phát huy được nội lực của nhóm, tạo ra những tương <br />
tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm, Hội đồng tự quản, <br />
giáo viên. Đồng thời, hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải <br />
quyết được một số khó khăn gặp phải; biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu <br />
quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập; biết tổ chức và quản lí công <br />
việc; biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không <br />
tự giải quyết được công việc; biết nêu ra vấn để các thành viên cùng thảo luận; <br />
biết chốt những kết quả đã tìm được.<br />
<br />
Để bồi dưỡng năng lực điều hành của nhóm trưởng, giáo viên có thể thực <br />
hiện một số biện pháp:<br />
<br />
cuối tiết sinh hoạt lớp hoặc cuối buổi học, giáo viên mời các nhóm trưởng <br />
ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn từng thao tác.<br />
<br />
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong tên bài học, nhóm trưởng điều khiển các bạn <br />
đọc mục tiêu. Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe: “Mời các bạn đọc mục <br />
tiêu. Bạn nào đọc xong thì giơ tay lên”. Nhóm trưởng nói: “Mời bạn A đọc mục <br />
tiêu thứ nhất”. Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai... Sau đó, tiếp tục tổ chức cho <br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 14<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
các bạn thực hiện tiếp hoạt động tiếp theo dựa vào logo. Đối với nhóm trưởng <br />
làm việc còn lúng túng, giáo viên phải là người làm mẫu. Có thể chọn ra một số <br />
học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học cho các em ngồi vào một nhóm để giáo <br />
viên hướng dẫn. khi học sinh đã biết việc và biết cách điều hành giáo viên chia <br />
các bạn đến mỗi nhóm để bạn làm nhóm trưởng, giáo viên tiếp tục theo giỏi <br />
giúp đỡ, uốn nắn kịp thời.<br />
<br />
Giáo viên cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và <br />
các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. Giáo viên cũng không quên động viên, <br />
tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt. Sau đó, các nhóm trưởng nêu lên các ưu <br />
điểm nhóm mẫu thực hiện mà mình học tập được. <br />
<br />
b.3. Chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng kĩ năng điều hành cho các <br />
thành viên HĐTQ<br />
<br />
Để đáp ứng được yêu cầu cũng như cách thức tổ chức dạy học trong hoạt <br />
động của Mô hình Trường học mới ở bậc tiểu học. Giáo viên chủ nhiệm cần <br />
chú trọng việc hướng dẫn Hội đồng tự quản thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng <br />
của mình thông qua một số bước cụ thể sau:<br />
<br />
* Nêu ra những nhiệm vụ, chức năng tới tất cả các thành viên trong Hội <br />
đồng tự quản: <br />
<br />
Chủ tịch Hội đồng tự quản chịu trách nhiệm quản lí, điều hành toàn bộ <br />
hoạt động của lớp. Có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ và đôn đốc cho các <br />
Phó chủ tịch, các trưởng ban sau mỗi giờ học, ngày học. Theo dõi, các hoạt động <br />
trong lớp để có đánh giá, nhận xét từng điểm mạnh, điểm yếu qua mỗi ngày học <br />
sau đó báo cáo giáo viên chủ nhiệm. <br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 15<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
Các Phó chủ tịch Hội đồng phụ trách theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các ban <br />
thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách, báo cáo kết quả hoạt động <br />
của các ban với chủ tịch HĐTQ. <br />
<br />
Các trưởng ban có chức năng giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các <br />
thành viên trong Ban thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động <br />
liên quan. <br />
<br />
Ví dụ: Trưởng ban thư viện kiểm tra việc nhận sách, trả sách, việc sắp <br />
xếp lại thư viên sau khi trả, việc bố trí các dụng cụ trên ban học tập đã ngăn <br />
nắp, khoa học chưa. Các bạn sử dụng dụng cụ bảo quản tốt chưa…Ban học tập <br />
thì theo dõi các bạn đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập chưa. Cách tổ chức <br />
hoạt động trong nhóm như thế nào, đạt hiệu quả chưa…<br />
<br />
* Hướng dẫn các kĩ năng cho Hội đồng tự quản <br />
<br />
Kĩ năng giao nhiệm vụ: Giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn cho Hội <br />
đồng tự quản một số câu, lệnh mẫu khi giao nhiệm vụ. Các câu lệnh mẫu của <br />
giáo viên phải ngắn gọn, rõ ràng, có trọng tâm. <br />
<br />
Ví dụ Hoạt động khỡi động: Mời các bạn làm theo tôi; Mời các bạn hát <br />
bài…;<br />
<br />
Ví dụ hoạt động thực hành: Mời bạn đọc yêu cầu hoạt động A; Yêu cầu <br />
hoạt động này đã rõ xin mời các bạn làm việc; Mời bạn báo cáo kết quả của <br />
mình; Mời bạn đánh giá nhận xét kết quả. Sau khi giao nhiệm HĐTQ kiểm tra <br />
kết quả của các nhóm làm việc đã hiệu quả chưa để có sự hỗ trợ kịp thời.<br />
<br />
Kĩ năng quan sát: Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết <br />
định tới hiệu quả làm việc của Hội đồng tự quản lớp học và chất lượng của <br />
mỗi giờ học. Trong các hoạt động Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các <br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 16<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
trưởng ban, các nhóm trưởng cần quan sát, theo dõi, bao quát được từng thái độ, <br />
cử chỉ, hành động, việc làm của mỗi thành viên trong lớp. Xem các bạn đang làm <br />
gì và làm như thế nào, thái độ làm việc ra sao để có đánh giá, nhận xét chính xác. <br />
Lưu ý vị trí quan sát các thành viên trong Hội đồng tự quản phải thuận lợi để <br />
bao quát tốt các hoạt động trong lớp. <br />
<br />
Kĩ năng hướng dẫn, nêu vấn đề, giúp đỡ, hỗ trợ: Hội đồng tự quản vận <br />
dụng kĩ năng quan sát thấy bạn khó khăn về vấn đề gì thì hỗ trợ, giúp đỡ. Hỏi <br />
xem các thành viên cần mình giúp đỡ điều gì? Vì sao các bạn ấy lại chưa hiểu <br />
vấn đề? Hướng dẫn các bạn cách tháo gỡ vấn đề. Kĩ năng này cần lưu ý thành <br />
viên Hội đồng tự quản không nên mớm kết quả cho bạn, vì làm như thế sẽ làm <br />
cho các bạn không phát huy được tính tích cực, tư duy của mình.<br />
<br />
Kĩ năng nhận xét, đánh giá: Hội đồng tự quản cần nắm được cách nhận <br />
xét, đánh giá bạn trong các hoạt động . Những lời nhận xét phải chính xác, kích <br />
thích được sự phấn đấu quyết tâm của mỗi thành viên trong lớp. Nếu lời đánh <br />
giá nhận xét thiếu tế nhị sẽ làm các thành viên trong lớp nhụt chí, không khí lớp <br />
học sẽ bị lắng xuống. Do vậy, giáo viên đưa ra lời nhận xét mẫu, hướng dẫn các <br />
em học hỏi cách làm của thầy cô. Nhận xét cần ngắn gọn, đúng ý, nhẹ nhàng, <br />
cởi mở và thiện cảm. Sau mỗi lần bạn được đánh giá, nhận xét bạn cảm thấy <br />
mình được người khác giúp đỡ mình một cách thiện chí và cố gắng hơn. <br />
<br />
Một số lời nhận xét như: Hôm nay bạn làm hiểu bài tốt, nếu bạn cố hơn <br />
nữa thì bạn sẽ tiến bộ nhanh. <br />
<br />
Bạn hiểu chưa hết nội dung yêu cầu bài học nhưng bạn đã có phần hiểu <br />
và làm được một số nội dung của yêu cầu bài học;<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 17<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
Hôm nay nhóm Thỏ Nâu làm bài tốt đấy, các nhóm khác cố gắng hơn để <br />
được tuyên dương nhé. <br />
<br />
Hướng dẫn đánh giá rút kinh nghiệm cho HĐTQ<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức cho các Hội đồng tự quản các lớp Hội thảo tập trung dưới sự <br />
dẫn dắt của các giáo viên chủ nhiệm về cách điều hành, quản lí lớp. Cho các em <br />
nêu các ý kiến, quan điểm của mình về các cách tổ chức hoạt động, các em thực <br />
hành cùng đánh giá và rút ra những bài học trên cơ sở đó giáo viên kết luận và <br />
phổ biến rộng rãi.<br />
<br />
Tổ chức các buổi lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp góp ý cho các <br />
thành viên HĐTQ sau một giai đoạn. Hình thức tổ chức có thể trực tiếp hoặc <br />
thông qua phiếu điều tra; góp ý qua thư (sử dụng công cụ hộp thư bè bạn) <br />
<br />
Buổi giao lưu nhận xét góp ý cho các thành viên HĐTQ được tổ chức linh <br />
hoạt đảm bảo sự thoải mái dân chủ trong đó cần lưu ý khơi dậy tinh thần tham <br />
gia góp ý chân thành, khách quan nhưng phải đảm bảo không làm tổn thương các <br />
thành viên HĐTQ. Thực hiện tốt điều này không những giúp HĐTQ có cơ sở <br />
điều chỉnh hoạt động nâng cao hiệu quả.<br />
<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
<br />
Các giải pháp có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau, muốn thự hiện thành công đề <br />
tài trước tiên phải tổ chức làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người cùng <br />
hiểu, sau đó tổ chức tập huấn cho giáo viên và cuối cùng là hình thành các kỹ <br />
năng cho học sinh về hoạt động của Hội đồng tự quản.<br />
<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 18<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Với những giải pháp đề ra, qua quá trình tổ chức thực hiện tại đơn vị, <br />
chất hoạt động của Hội đồng tự quản tăng lên rõ rệt, cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Về chất lượng Hội đồng tự quản tháng 4 năm 2016:<br />
<br />
Tổng số Chất lượng công việc<br />
HĐTQ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
<br />
04 03 02<br />
<br />
Thái độ của học sinh tham gia vào công việc HĐTQ<br />
<br />
Tổng Thái độ tham gia<br />
số thành viên <br />
HĐTQ được Rất thích Thích Bình thường<br />
hỏi<br />
<br />
20 16 4 0<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận: <br />
<br />
Việc thực hiện triển khai quản lí tổ chức lớp học theo mô hình HĐTQ đã <br />
bước đầu làm thay đổi nhận thức của giáo viên về đổi mới PPDH, làm thay đổi <br />
nhận thức và cách làm truyền thống trong quản lý học sinh một chiều theo nội <br />
quy cứng nhắc bắt buộc tuân theo một chiều. Học sinh nhanh nhẹn, linh hoạt, tự <br />
tin, tự giác, tự trao đổi trong các giờ học. Hội đồng tự quản có năng lực điều <br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 19<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
hành nhóm, lớp hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo nên một <br />
môi trường lớp học sôi động, thân thiện và hiệu quả. Để đề tài đi vào ứng dụng <br />
có hiệu quả thì nhà trường phải có định hướng rõ ràng ngay từ đầu năm học, xây <br />
dựng các giải pháp để giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ với vai trò là thành <br />
viên của Hội đồng tự quản. Với mong mõi của bản thân về thực hiện đề tài có <br />
hiệu quả hơn nữa tốiẽ tiếp tục nghiên cứu thêm một số giải pháp như: Tổ chức <br />
thi “Chủ tịch Hội đồng tự quản giỏi” để các em có cơ hội giao lưu học hỏi <br />
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của mình.<br />
<br />
2. Kiến nghị:<br />
<br />
Kiến nghị bộ phận chuyên môn của Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức <br />
một số chuyên đề về mô hình xây dựng Hội đồng tự quản để các trường có cơ <br />
hội giao lưu học hỏi, thực hiện tốt hơn công tác dạy và học theo mô hình trường <br />
học mới (VNEN) tại huyện nhà.<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 20<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 21<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………….<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ<br />
<br />
Tổ chức lớp học theo Mô hình trường Nhà xuất bản giáo <br />
1<br />
học mới tại Việt Nam dục<br />
<br />
Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mô Nhà xuất bản giáo <br />
2<br />
hình trường học mới, tập 1 dục<br />
<br />
Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mô Nhà xuất bản giáo <br />
3<br />
hình trường học mới, tập 2 dục<br />
<br />
Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên <br />
Nhà xuất bản giáo <br />
4 môn tại các trường thẹc hiện Mô hình <br />
dục<br />
trường học mới Việt Nam<br />
<br />
Hướng dẫn sự tham gia của cha mẹ <br />
Nhà xuất bản giáo <br />
5 học sinh và cộng đồng trong Mô hình <br />
dục<br />
trường học mới Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 22<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường <br />
học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Công Khôi – TH Nguyễn Văn Trỗi 23<br />