THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
1/Tên sáng kiến: <br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUỸ KHUYẾN HỌC<br />
Ở TRƯỜNG THPT GIAO THỦY.<br />
2/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường THPT Giao Thuỷ.<br />
3/ Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05/09/2013 đến ngày 31/05/2015.<br />
4/ Tác giả:<br />
Họ và tên: Vũ Văn Hưng.<br />
Năm sinh: 1966.<br />
Nơi thường trú: TT. Ngô Đồng Giao Thuỷ Nam Định.<br />
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ quản lí.<br />
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng.<br />
Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thuỷ.<br />
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Giao Thuỷ.<br />
Điện thoại: 0912812033.<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 70%.<br />
5/ Đồng tác giả: <br />
Họ và tên: Vũ Văn Thảo.<br />
Năm sinh: 1980.<br />
Nơi thường trú: Bình Hoà Giao Thuỷ Nam Định.<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân lịch sử.<br />
Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn.<br />
Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thuỷ.<br />
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Giao Thuỷ.<br />
Điện thoại: 0977271775.<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%.<br />
6/ Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Giao Thuỷ.<br />
Địa chỉ liên hệ: khu 4B TT Ngô Đồng Giao Thuỷ Nam Định.<br />
Điện thoại: 03503 895 126.<br />
<br />
<br />
I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN: <br />
Hiếu học, khuyến học, khuyến tài là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân <br />
tộc Việt Nam. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí <br />
quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy <br />
thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Hoàng đế anh hùng Quang Trung trong Chiếu <br />
lập học đã viết: “Xây dựng đất nước lấy dạy và học làm đầu, cai trị đất nước <br />
lấy việc dùng nhân tài làm cấp thiết”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh:" <br />
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người", Người cho rằng: “Một dân tộc dốt là <br />
một dân tộc yếu” vì vậy, Người đã quên đi cuộc đời riêng của mình để thỏa <br />
ước mong: “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc và ai cũng được <br />
học hành”. Kế tục và phát huy tư tưởng vĩ đại của Người, trong sự nghiệp đổi <br />
mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục và Đào tạo là quốc <br />
sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. <br />
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng quyết định của nhân tố con người trong <br />
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều <br />
chính sách nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển. Trong bối <br />
cảnh đó, Hội Khyến học Việt Nam đã ra đời với mục tiêu: "Khuyến học, <br />
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập". Dưới sự chỉ đạo của Trung ương hội, <br />
phong trào Khuyến học đã phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước. <br />
Nam Định là vùng đất có truyền thống hiếu học và học giỏi. Đó là niềm tự <br />
<br />
hào lớn, là mạch nguồn nuôi dưỡng tinh thần hiếu học của các thế hệ người <br />
Nam Định hiện nay.<br />
Người Nam Định trọng hiền tài và hết mực tôn vinh hiền tài. Đây là nét đẹp <br />
trong đời sống văn hóa của người dân đất Thành Nam. Vì vậy trên phạm vi <br />
toàn tỉnh phong trào Khuyến học, khuyến tài phát triển rầm rộ, các chi hội <br />
khuyến học được thành lập từ cấp tỉnh, huyện, xã, đến tận các thôn xóm, các <br />
dòng họ, các nhà trường. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Khuyến học <br />
đã trở thành một trong những động lực nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào <br />
tạo của tình nhà.<br />
Trường THPT Giao Thủy là ngôi trường đã làm thổn thức trái tim của nhân <br />
dân huyện nhà và vùng lân cận bởi chiều sâu của lịch sử, chiều dầy của những <br />
thành tích và môi trường giáo dục trong lành. Trong nhiều năm qua, trường đã <br />
huy động mọi nguồn lực để động viên, khuyến khích phong trào dạy tốt và <br />
học tốt như: khen thưởng các thầy, cô giáo, các tập thể và cá nhân học sinh lập <br />
thành tích xuất sắc. Tuy nhiên là một trường nằm ở vùng nông thôn, đa số các <br />
gia đình học sinh sống bằng nghề nông có nguồn thu nhập thấp nên rất nhiều <br />
học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã phải bỏ học hoặc đứng trước nguy cơ bỏ <br />
học.<br />
Với tinh thần tôn trọng tài năng, đạo nghĩa thầy trò và tấm lòng nhân ái bao <br />
la, nhiều giáo viên, học sinh trong trường đã tự nguyện giúp đỡ, tương trợ một <br />
số học sinh để các em có điều kiện tiếp tục vui tới trường. Nhà trường cũng <br />
đã miễn, giảm một phần kinh phí cho một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt <br />
khó khăn. Nghĩa cử cao đẹp đó đã trở thành động lực thúc đẩy nhiều học sinh <br />
vươn lên mạnh mẽ trở thành con ngoan, trò giỏi, là niềm tự hào, "niềm hi <br />
vọng vàng" thoát nghèo của cả gia đình.<br />
Xuất phát từ thực tế trên, từ năm học 20132014, trường THPT Giao Thủy <br />
đã thành lập quỹ Khuyến học. Ngay từ khi ra đời, quỹ đã nhận được sự ủng <br />
hộ thường xuyên của tập thể giáo viên, học sinh và phụ huynh trong toàn <br />
trường cũng như các tấm lòng nhân ái ngoài xã hội. Quỹ đã trở thành cầu nối <br />
các tấm lòng thiện nguyện với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết <br />
không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện. Có thể <br />
nói sự ra đời và hoạt động đầy hiệu quả của quỹ Khuyến học là một trong <br />
những thành công và điểm nhấn tạo dấu ấn đẹp của nhà trường trong thời <br />
gian qua.<br />
Với những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ như trên, chúng tôi nhận thấy <br />
cần tiếp tục duy trì, phát triển, nâng tầm hoạt động của quỹ. Đây chính là điều <br />
kiện nảy sinh sáng kiến: "một số kinh nghiệm xây dựng quỹ Khuyến học ở <br />
trường THPT Giao Thủy".<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP<br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:<br />
Trước khi quỹ Khuyến học của trường thành lập và đi vào họat động, nhà <br />
trường đã huy động nguồn kinh phí tữ quỹ Thi đua khen thưởng, sự ủng hộ <br />
của phụ huynh học sinh để khen thưởng các thầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân <br />
học sinh lập thành tích xuất sắc trong công tác, học tập. Một số học sinh có <br />
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng đã được hỗ trợ từ nhà trường, giáo viên và <br />
học sinh ở một số tập thể lớp.<br />
a. Ưu điểm: <br />
Nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tập thể và cá nhân học sinh xuất sắc <br />
được động viên kịp thời rất phấn khởi ra sức cống hiến cho phong trào thi đua <br />
của nhà trường. <br />
Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ <br />
nên có thể tiếp tục cắp sách tới trường.<br />
b. Nhược điểm: <br />
Nguồn kinh phí giành cho hoạt động trên đặc biệt là hoạt động giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn quá ít. <br />
Việc giúp đỡ các học sinh gặp khó khăn thường mang tính tự phát, không <br />
thường xuyên, số đối tượng được giúp đỡ còn quá khiêm tốn và số tiền được <br />
hỗ trợ cho các đối tượng đó cũng chưa nhiều. <br />
Chưa tạo ra phong trào sâu rộng và thu hút được sự quan tâm của tập thể <br />
giáo viên, học sinh, phụ huynh trong toàn trường cũng như sự quan tâm của xã <br />
hội. Trong khi đó rất nhiều học sinh của nhà trường gặp khó khăn đang rất <br />
cần sự giúp đỡ kịp thời. <br />
Đó là lí do khiến lãnh đạo nhà trường phải trăn trở tìm ra các giải pháp mới <br />
có hiệu quả, tạo ra sự đột phá trong trong phong trào khuyến học của nhà <br />
trường.<br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.<br />
a. Vấn đề cần giải quyết: <br />
Huy động nguồn tài chính thường xuyên, phục vụ tốt cho phong trào <br />
Khuyến học của nhà trường.<br />
b. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:<br />
+ Thành lập quỹ Khuyến học của nhà trường.<br />
+ Đưa Khuyến học trở thành một trong những hoạt động chiến lược tiêu <br />
biểu, thu hút sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của tập thể cán bộ, giáo viên, học <br />
sinh, phụ huynh trong toàn trường và các tấm lòng thiện nguyện ngoài xã hội. <br />
+ Nâng việc giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở thành hoạt <br />
động thường xuyên, không ngừng mở rộng đối tượng được giúp đỡ, giá trị vật <br />
chất được hỗ trợ trong từng trường hợp tăng lên.<br />
c. Cách thức thực hiện và các bước tiến hành:<br />
Chúng tôi quan niệm hoạt động Khuyến học là tất cả các hoạt động có tác <br />
dụng thúc đẩy sự phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. <br />
Hoạt động Khuyến học của trường THPT Giao Thủy trên thực tế được chia <br />
thành hai mảng chính:<br />
Khen thưởng, động viên các tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc <br />
trong năm học.<br />
Hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là hoạt <br />
động mới được triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả từ năm học 20132014 và là <br />
nội dung chính của sáng kiến.<br />
* Hoạt động khen thưởng: <br />
Đối với công tác khen thưởng, động viên các tập thể và cá nhân lập thành <br />
tích xuất sắc, nhà trường tiến hành theo các đợt: một năm học được chia thành <br />
bốn đợt( mỗi học kì gồm hai đợt). Đối tượng được khen thưởng là các tập thể <br />
và cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác và học tập, rèn luyện bao <br />
gồm: cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, các tập thể lớp, các học sinh <br />
xuất sắc có nhiều cống hiến cho phong trào thi đua của nhà trường như: <br />
+ Các thầy, cô giáo đạt thành tích xuất sắc trong Hội thi giáo viên giỏi các <br />
cấp.<br />
+ Các thầy, cô giáo là lãnh đội các đội tuyển học sinh giỏi đạt thành tích cao <br />
trong các kì thi học sinh giỏi.<br />
+ Các thầy, cô giáo trực tiếp tham gia hoặc phụ trách các cuộc thi trong năm <br />
học do các cấp phát động.<br />
+ Các cán bộ, giáo viên ,nhân viên nhà trường được tặng thưởng các danh <br />
hiệu thi đua, khen thưởng của các cấp... <br />
+ Các tập thể lớp dẫn đầu trong phong trào thi đua của các khối lớp<br />
+ Các tập thể và cá nhân học sinh đạt giải khi tham gia các cuộc thi do các <br />
cấp phát động, các học sinh đạt điểm cao trong các kì thi do trường, sở tổ <br />
chức. <br />
Căn cứ để xét khen thưởng là Luật thi đua khen thưởng, Nghị quyết của <br />
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Quy chế thi đua nội bộ, Quy chế chi <br />
tiêu nội bộ của cơ quan.<br />
Quy trình bình xét được tiến hành rất dân chủ: <br />
+ Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: Các tổ tiến hành bình xét, <br />
đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu của tổ hoặc của trường, <br />
sau đó Ban thi đua khen thưởng của nhà trường họp tiến hành bình xét công <br />
khai, công bằng, dân chủ và ra quyết định cuối cùng.<br />
+ Đối với các tập thể lớp và cá nhân học sinh: Căn cứ vào thành tích của lớp <br />
và cá nhân học sinh trong việc thực hiện các phong trào thi đua mà Đoàn <br />
trường giới thiệu đề xuất lên Ban thi đua khen thưởng nhà trường bình xét, cân <br />
nhắc ra quyết định khen thưởng.<br />
Công tác khen thưởng động viên các tập thể và cá nhân lập thành tích xuất <br />
sắc ở trường THPT Giao Thủy được thực hiện thường xuyên và duy trì trong <br />
nhiều năm qua. Có thể nói mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí, song nhà <br />
trường đã cố gắng đến mức cao nhất để động viên phong trào. Một trong <br />
những biện pháp sáng tạo của nhà trường để huy động nguồn kinh phí phục <br />
vụ công tác Thi đua, khen thưởng là tiếp nhận sự ủng hộ tự nguyện của phụ <br />
huynh học sinh. Với phương châm: lấy chất lượng giáo dục và uy tín nhà <br />
trường làm căn cứ, nhà trường ra sức phấn đấu thực hiện tốt các phong trào thi <br />
đua do các cấp phát động, coi việc lập thành tích xuất sắc làm cơ sở để tạo <br />
dựng niềm tin và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. <br />
Điểm sáng của phong trào Khuyến học ở trường THPT Giao Thủy là quan <br />
điểm và cách làm của tập thể lãnh đạo nhà trường. Trân trọng cống hiến của <br />
các thầy, cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy, trong nhiều năm qua các phần <br />
thưởng, các danh hiệu thi đua như: Chiến sĩ thi đua các cấp, các đề nghị khen <br />
cao nhà trường đều ưu tiên trước hết cho các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy <br />
trên lớp. Cách làm đó đã động viên đến mức cao nhất sự nỗ lực phấn đấu của <br />
tập thể giáo viên, từ đó giữ vững và nâng cao chất lượng dạy và học của nhà <br />
trường.<br />
Trong năm học 2014 2015, riêng thầy Hiệu trưởng đã tặng mỗi em học <br />
sinh đoạt giải nhất trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh là 500 000 đồng. <br />
* Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. <br />
Một hoạt động quan trọng của phong trào Khuyến học nhà trường trong <br />
hai năm học qua là việc giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đứng <br />
trước thực tế nhiều học sinh gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể tiếp <br />
tục theo học, nhà trường đã quyết định thành lập quỹ Khuyến học nhằm động <br />
viên chia sẻ, giúp đỡ các em phấn đấu vươn lên. Trong các năm học 2013 <br />
2014 và 2014 2015, nguồn tài chính thu được từ sự ủng hộ của các tập thể và <br />
cá nhân đều được dùng vào việc giúp đỡ, tặng quà cho các đối tượng học sinh <br />
này. Việc làm mang đậm tính nhân văn trên khiến ngay từ khi ra đời quỹ đã <br />
nhận được sự ủng hộ thường xuyên, liên tục của nhiều tập thể và cá nhân. <br />
Đây là thành công lớn của nhà trường trong hai năm học 2013 2014 và 2014 <br />
2015. Sau đây là những quy định của quỹ Khuyến học trường THPT Giao <br />
Thủy:<br />
ĐIỀU LỆ<br />
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA<br />
<br />
QUỸ KHUYẾN HỌC TRƯỜNG THPT GIAO THỦY<br />
<br />
––––––––––––––<br />
<br />
Chương I<br />
TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG<br />
<br />
Điều 1: Mục tiêu<br />
<br />
Quỹ khuyến học trường THPT Giao Thủy (sau đây gọi tắt là Quỹ khuyến <br />
học) là tổ chức tự nguyện của các cá nhân và tập thể tâm huyết với sự nghiệp <br />
"trồng người", tích cực tham gia xã hội hoá giáo dục, góp sức phấn đấu cho <br />
phong trào "toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục" nhằm nâng cao <br />
chất lượng đào tạo của trường THPT Giao Thủy, cung cấp nguồn nhân lực <br />
cho đất nước với ba mục tiêu cơ bản:<br />
<br />
1) Duy trì quỹ học bổng nhằm khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập <br />
của học sinh, đặc biệt chú ý tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng <br />
có tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, những học sinh có thành tích <br />
học tập tốt, những học sinh đạt được thành tích cao trong các kỳ thi, những <br />
học sinh có năng khiếu có thể phát triển thành nhân tài, có tinh thần phấn đấu <br />
đóng góp cho sự phát triển của toàn xã hội.<br />
<br />
2) Tạo điều kiện để học sinh có môi trường và trang thiết bị phục vụ học <br />
tập tốt hơn.<br />
3) Góp phần xã hội hoá giáo dục, cổ vũ xã hội trân trọng hơn vai trò sự <br />
nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội.<br />
<br />
Điều 2: Nguyên tắc tổ chức<br />
<br />
Quỹ khuyến học hoạt động theo qui định hiện hành của Hội khuyến học <br />
Việt Nam và trong khuôn khổ luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa <br />
Việt Nam.<br />
<br />
Quỹ khuyến học có Ban vận động; Ban quản lý chịu trách nhiệm xây <br />
dựng chiến lược phát triển, tổ chức điều hành mọi hoạt động của quỹ, có tài <br />
chính và tài khoản riêng.<br />
<br />
Điều 3: Nguyên tắc hoạt động<br />
<br />
Để thực hiện tôn chỉ, mục đích của mình, Quỹ khuyến học phải đảm bảo <br />
các nguyên tắc trong hoạt động như sau:<br />
<br />
Tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng và các qui định hiện hành của Nhà nước <br />
cũng như các qui định, qui chế, điều lệ trường phổ thông; tranh thủ sự hỗ trợ <br />
tạo điều kiện của ngành giáo dục đào tạo và các cơ quan đoàn thể;<br />
<br />
Phát huy quyền chủ động sáng tạo của các cấp Hội cựu học sinh trường <br />
THPT Giao Thủy, của Ban quản lý quỹ; phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các cơ <br />
quan, tổ chức, đặc biệt chú ý tới những nơi có cựu học sinh đang công tác làm <br />
ảnh hưởng sâu rộng hoạt động của Quỹ khuyến học tới mọi thế hệ học sinh, <br />
qua đó lan toả tới mọi tầng lớp nhân dân;<br />
<br />
Tranh thủ sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần của mọi thế hệ học <br />
sinh, của các tổ chức, cá nhân nhằm duy trì và phát triển Quỹ khuyến học; vì <br />
sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của trường THPT Giao Thủy.<br />
<br />
<br />
<br />
Chương II<br />
CƠ CẤU TỔ CHỨC<br />
Điều 4: Bộ máy điều hành<br />
<br />
Để đảm bảo hoạt động thống nhất, hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra, <br />
bộ máy điều hành Quỹ khuyến học gồm 2 bộ phận cơ bản:<br />
<br />
Ban vận động Quỹ khuyến học.<br />
<br />
Ban quản lý Quỹ khuyến học.<br />
<br />
Danh sách Ban vận động Quỹ khuyến học và Ban quản lý Quỹ khuyến <br />
học do Hiệu trưởng trường THPT Giao Thủy ra quyết định thành lập.<br />
<br />
Ban vận động xây dựng Quỹ khuyến học có tính lâm thời, tự giải thể sau <br />
khi thành lập được bộ máy điều hành của Quỹ khuyến học.<br />
<br />
Điều 5: Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học<br />
<br />
Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học là một tập thể các cá nhân có uy tín <br />
và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; có chức năng hoạch định chiến lược <br />
phát triển và quyết định những vấn đề lớn mang tính chỉ đạo làm cơ sở cho <br />
Ban quản lý trong mọi hoạt động.<br />
<br />
Thành viên của Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học do Ban vận động <br />
xây dựng Quỹ khuyến học và cựu học sinh giới thiệu, hiệp thương và bầu ra. <br />
Chủ tịch Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học do các thành viên Hội đồng bầu <br />
ra.<br />
<br />
Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học có nhiệm vụ ban hành Điều lệ Quỹ <br />
khuyến học, tư vấn, chỉ đạo, giám sát mọi hoạt động của Ban quản lý Quỹ <br />
khuyến học; giới thiệu quảng bá, vận động các thế hệ học sinh và mọi tầng <br />
lớp nhân dân đóng góp xây dựng Quỹ khuyến học ngày càng lớn mạnh.<br />
<br />
Điều 6: Ban quản lý Quỹ khuyến học<br />
<br />
Ban quản lý Quỹ khuyến học là một tập thể có chức năng trực tiếp điều <br />
hành mọi hoạt động của Quỹ khuyến học theo Điều lệ tổ chức và hoạt động.<br />
Thành viên Ban quản lý Quỹ khuyến học do Ban vận động xây dựng Quỹ <br />
khuyến học và cựu học sinh giới thiệu, hiệp thương và bầu ra.<br />
<br />
Trưởng Ban quản lý Quỹ khuyến học do các thành viên bầu ra, có quyền <br />
hạn cao nhất tổ chức thực hiện theo Điều lệ và có quyền đề nghị miễn trừ hay <br />
kết nạp mới các thành viên để Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học xem xét <br />
thông qua.<br />
<br />
Ban quản lý Quỹ khuyến học có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với <br />
trường THPT Giao Thủy trong việc giới thiệu, quảng bá, vận động đóng góp <br />
xây dựng, tổ chức, quản lý điều hành mọi hoạt động của Quỹ khuyến học.<br />
<br />
Tùy theo tình hình thực tế, Trưởng Ban quản lý phân công trách nhiệm <br />
cho từng thành viên trong Ban hoặc có thể thành lập các Ủy ban chuyên trách <br />
đảm nhiệm từng mảng công việc.<br />
<br />
Để duy trì các hoạt động được thường xuyên liên tục, phù hợp với điều <br />
kiện công việc của mọi thành viên, Trưởng Ban quản lý Quỹ khuyến học liên <br />
hệ với các thành viên trong Ban và với các thành viên trong Hội đồng phát triển <br />
Quỹ khuyến học bằng các phương tiện thuận lợi nhất như: văn bản; email; <br />
điện thoại; fax… để trao đổi công việc và xin ý kiến, quyết định thực hiện trên <br />
nguyên tắc được ủng hộ tán thành từ 50% trở lên.<br />
<br />
<br />
<br />
Chương III<br />
TÀI CHÍNH<br />
<br />
Điều 7: Nguồn thu<br />
<br />
Kinh phí của Quỹ khuyến học thu hút sự đóng góp ủng hộ của các tập <br />
thể, cá nhân trong và ngoài nước.<br />
<br />
Điều 8: Chi phí<br />
Mọi hoạt động thu/chi được minh bạch, công khai và do Ban quản lý <br />
quyết định. Mỗi năm học Quỹ khuyến học chi phí vào các khoản sau đây:<br />
<br />
1) Học bổng và khen thưởng cho học sinh trường THPT Giao Thủy.<br />
<br />
2) Các hoạt động hỗ trợ dạy và học.<br />
<br />
Điều 9: Quản lý tài chính<br />
<br />
Toàn bộ kinh phí của Quỹ khuyến học giao cho Ban quản lý Quỹ khuyến <br />
học quản lý. Định kỳ 6 tháng Ban quản lý Quỹ khuyến học có trách nhiệm <br />
tổng kết, báo cáo tài chính với Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học và công <br />
bố công khai trên website của trường THPT Giao Thủy.<br />
<br />
Kinh phí của Quỹ khuyến học được gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất <br />
theo qui định để phát triển quỹ.<br />
<br />
<br />
<br />
Chương IV<br />
HỌC BỔNG VÀ CHI PHÍ HỖ TRỢ DẠY/HỌC<br />
<br />
<br />
<br />
Điều 10: Học bổng và khen thưởng<br />
<br />
Đối tượng hưởng học bổng: Là học sinh đang học tại trường THPT Giao <br />
Thủy.<br />
<br />
Kỳ hạn học bổng: một năm học, mỗi năm học xét một lần và độc lập với <br />
các năm học trước đó.<br />
<br />
Mức học bổng: tương đương với học phí một năm học của một học sinh.<br />
<br />
Tiêu chí xét tuyển dựa trên các căn cứ sau đây: <br />
<br />
Hoàn cảnh gia đình khó khăn;<br />
<br />
Kết quả rèn luyện, phấn đấu trong năm học (HK; HL);<br />
Kết quả các kỳ thi;<br />
<br />
Có thành tích đặc biệt;<br />
<br />
Thủ khoa đỗ vào trường.<br />
<br />
Điều 11: Qui trình xét học bổng<br />
<br />
1) Trường THPT Giao Thủy căn cứ vào điều 10 để lựa chọn, đề xuất <br />
danh sách học sinh đủ điều kiện được hưởng học bổng, nêu rõ thông tin cá <br />
nhân và lý do được đề xuất.<br />
<br />
2) Ban quản lý căn cứ vào Điều lệ và đề xuất của trường THPT Giao <br />
Thủy tổ chức họp xét duyệt danh sách học sinh được hưởng học bổng và phối <br />
hợp với trường THPT Giao Thủy tổ chức trao học bổng cho học sinh.<br />
<br />
Thời gian trao học bổng: vào tháng 9 hàng năm.<br />
<br />
Điều 12: Các hoạt động hỗ trợ dạy và học<br />
<br />
Căn cứ vào điều kiện, môi trường học tập cụ thể, trường THPT Giao <br />
Thủy đề xuất ý kiến với Ban quản lý Quỹ khuyến học bằng văn bản đề nghị <br />
trích một khoản kinh phí nhằm cải thiện môi trường học tập của học sinh.<br />
<br />
Căn cứ đề xuất của trường THPT Giao Thủy, Trưởng Ban quản lý tổ <br />
chức họp, xin ý kiến các ủy viên và quyết định. <br />
<br />
<br />
<br />
Chương V<br />
QUẢNG BÁ<br />
<br />
Điều 13: Tuyên truyền quảng bá<br />
<br />
Trường THPT Giao Thủy thường xuyên cập nhật thông tin lên trang <br />
website của trường để học sinh, cán bộ, giáo viên trong trường cũng như tất cả <br />
mọi người trong và ngoài nước biết về các hoạt động của Quỹ khuyến học.<br />
Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học và Ban quản lý Quỹ khuyến học <br />
khuyến khích, trân trọng tất cả mọi người tâm huyết bằng mọi hình thức <br />
tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp, xây dựng <br />
và ủng hộ quỹ ngày càng lớn mạnh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chương VI<br />
TỔ CHỨC THỰC HIỆN<br />
<br />
Điều 14:<br />
<br />
Trưởng Ban quản lý Quỹ khuyến học là người chịu trách nhiệm cao nhất <br />
tổ chức thực hiện theo Điều lệ này. <br />
<br />
Hiệu trưởng trường THPT Giao Thủy chịu trách nhiệm phối hợp và tạo <br />
điều kiện thuận lợi để Ban quản lý Quỹ khuyến học hoàn thành nhiệm vụ, cử <br />
những cán bộ tâm huyết và có năng lực tham gia Ban quản lý cũng như chỉ đạo <br />
các đơn vị trong trường phối hợp thực hiện những việc liên quan.<br />
<br />
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì chưa phù hợp thì tổ chức xin <br />
ý kiến trình Hội đồng phát triển Quỹ khuyến học xem xét điều chỉnh hay bổ <br />
xung để Điều lệ hoàn chỉnh và phù hợp hơn.<br />
<br />
Sau khi quỹ được thành lập, Chủ tịch quỹ kiêm Hiệu trưởng nhà trường <br />
đã viết thư ngỏ gửi các tập thể và cá nhân kêu gọi sự giúp đỡ tài chính từ các <br />
tấm lòng thiện nguyện:<br />
THƯ NGỎ<br />
<br />
<br />
Kính gửi: Các tấm lòng thiện nguyện vì tương lai học tập của thế hệ <br />
trẻ!<br />
Đầu tiên trường THPT Giao Thủy xin gửi tới các quý vị và gia đình lời <br />
chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống!<br />
Thưa các quý vị! Với tinh thần thiện nguyện hướng tới một tương lai <br />
tươi sáng của thế hệ trẻ, trường THPT Giao Thủy đã thành lập Qũy khuyến <br />
học nhằm hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng hiếu học <br />
được cắp sách tới trường. Qũy khuyến học này không vì mục đích lợi nhuận <br />
mà nhằm mục tiêu hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho cộng đồng.<br />
Khi thành lập Qũy khuyến học này, mong muốn của nhà trường là tạo <br />
nên một ảnh hưởng có sức lan tỏa rộng rãi nhằm khuyến khích các hoạt động <br />
vì giáo dục. Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng, chúng tôi cũng ý thức được khả năng <br />
giới hạn của mình nên chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ tài lực từ các <br />
quý vị để có thể giúp đỡ thêm nhiều học sinh đã và đang gặp hoàn cảnh khó <br />
khăn có cơ hội được học tập và trở thành công dân có ích cho xã hội.<br />
Một ngày gần đây, Qũy khuyến học sẽ tổ chức lễ ra mắt tại trường <br />
THPT Giao Thủy. Tại buổi lễ ra mắt, nhà trường sẽ trao học bổng cho một số <br />
học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhân dịp này nhà trường trân trọng <br />
kính mời các quý vị tham dự và mong nhận được sự tài trợ thiện nguyện từ các <br />
quý vị cho mục đích tốt đẹp đó là “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”.<br />
Thay mặt nhà trường, chúng tôi cam kết tất cả nguồn tài chính nhận <br />
được từ sự chắt chiu, san sẻ của mọi người sẽ được chuyển nguyên vẹn đến <br />
các đối tượng được hỗ trợ một cách nhanh chóng, đầy đủ; được kiểm soát <br />
chặt chẽ và minh bạch. <br />
Xin trân trọng cảm ơn và vui lòng giúp chúng tôi chuyển bức thư này <br />
đến những người quan tâm đến sự nghiệp trồng người.<br />
<br />
<br />
Giao Th ủy, ngày 06 tháng 09 năm <br />
2013<br />
TM.NHÀ TRƯỜNG<br />
Mọi hỗ trợ xin gửi về: <br />
Tài khoản 3713.2 tại Kho bạc <br />
Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định<br />
<br />
Nhận thức sâu sắc mục đích cao cả của việc thành lập quỹ Khuyến học của <br />
<br />
nhà trường, với tinh thần: tất cả vì học sinh thân yêu, tập thể sư phạm nhà <br />
trường đã đi tiên phong và làm gương trong phong trào ủng hộ nguồn tài chính <br />
cho quỹ. Trong hai năm học qua, tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà <br />
trường đã nhiều lần ủng hộ quỹ với tổng số tiền là 16. 100.000 đồng. Được <br />
nghĩa cử cao đẹp của các thầy cô làm gương, toàn bộ học sinh trong trường đã <br />
tự nguyện ủng hộ quỹ số tiền là 26.693000 đồng.<br />
<br />
Để có thể huy động sự ủng hộ của các tập thể và cá nhân ngoài nhà <br />
trường, các thành viên của ban Khuyến học đã tự nguyện đi tìm hiểu, gặp gỡ, <br />
tiếp xúc với các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc có mối quan hệ với nhà <br />
trường, các cựu học sinh thành đạt của trường, thân nhân các thầy cô giáo có <br />
tấm lòng hảo tâm, các chức sắc tôn giáo, đặc biệt là các thầy chùa trên địa bàn <br />
có tấm lòng nhân nghĩa cao sâu. Bằng tầm lòng chân thật và sự nhiệt thành của <br />
các thành viên mà quỹ đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các đối tượng <br />
khắp trong Nam ngoài Bắc.<br />
<br />
Sau khi tiếp nhận sự ủng hộ của các đối tượng, Ban quản lí quỹ công bố <br />
công khai số tiền thu được cùng danh sách các tập thể và cá nhân có tấm lòng <br />
thiện nguyện trước toàn thể học sinh và trên trang mạng của trường và liên tục <br />
cập nhật bổ sung danh sách ủng hộ ( nếu có).<br />
<br />
Cùng với việc huy động nguồn quỹ, Ban quản lí quỹ tiến hành điều tra <br />
các đối tượng được nhận hỗ trợ kinh phí học tập. Việc điều tra được tiến <br />
hành:<br />
<br />
+ Các tập thể lớp giới thiệu học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Giấy chứng <br />
nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.<br />
<br />
+ Các học sinh không thuộc diện trên nhưng là trẻ mồ côi, bố mẹ bị bệnh <br />
trọng.<br />
+ Một số đối tượng đặc biệt khác.<br />
<br />
Sau khi các lớp giới thiệu đề xuất, Ban quản lí quỹ tiến hành thẩm định <br />
lại về tính chính xác của thông tin và phân loại đối tượng theo thứ tự ưu tiên <br />
học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: học sinh mồ côi, học sinh còn <br />
bố mẹ nhưng mất khả năng lao động hoặc bố mẹ bị bệnh trọng rồi đến các <br />
đối tượng học sinh khó khăn khác.<br />
<br />
Sau khi rà soát, thẩm định, Ban quản lí quỹ thông báo công khai, rộng rãi <br />
trên bảng tin của trường về danh sách học sinh được nhận tiền hỗ trợ từ quỹ <br />
Khuyến học. Nếu không có ý kiến khác, Ban quản lí quỹ sẽ tiến hành trao quà <br />
cho các em.<br />
<br />
Hình thức trao quà: làm trang trọng trước toàn thể học sinh toàn trường.<br />
<br />
Danh sách học sinh và những hình ảnh về lễ trao quà được công bố công <br />
khai trên tranh mạng của trường.<br />
<br />
Đối với các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn song biết vươn lên <br />
trong học tập, tu dưỡng, lập thành tích xuất sắc, các thành viên của ban xây <br />
dựng quỹ đã vận động các nhà hảo tâm có điều kiện nhận đỡ đầu, nuôi <br />
dưỡng. Kết quả năm học 2013 2014 có 5 học sinh, năm học 2014 2015 có 2 <br />
học sinh của nhà trường được Đại đức Thích Thông Bảo( cựu học sinh của <br />
trường) nhận giúp đỡ với số tiền 4 triệu đồng trên 1 học sinh trong một năm. <br />
<br />
Để tạo ra sự khách quan, minh bạch và công bằng, Ban quản lí quỹ cử <br />
người đến tận nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của các em <br />
nhằm bình xét đúng đối tượng. Nhà trường mời đích danh các nhà hảo tâm đến <br />
trường để trao quà tới tận tay phụ huynh các học sinh nhận được sự giúp đỡ.<br />
<br />
Thời gian trao quà: nhà trường thường tiến hành vào dịp: đầu năm học, <br />
tết nguyên đán, sơ kết học kì, tổng kết năm học.<br />
<br />
Với phương châm "uống nước nhớ nguồn": nhà trường cung cấp địa chỉ <br />
của các tập thể và cá nhân có tấm lòng thiện nguyện để học sinh liên hệ cảm <br />
ơn, thậm chí tạo dựng mối liên hệ thân tình. Mặt khác nhà trường và Hội cha <br />
mẹ học sinh trong trường cũng thường xuyên liên hệ với các đối tượng đó cho <br />
đúng đạo nghĩa như: thăm hỏi, chúc mừng họ trong dịp tết nguyên đán, trong <br />
các ngày lễ trọng đại. Việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc <br />
đối với các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ học sinh của trường, đó cũng là cách <br />
ứng xử có văn hóa mà nhà trường làm gương cho học sinh.<br />
<br />
Với cách làm trên phong trào xây dựng quỹ Khuyến học ở trường THPT <br />
Giao Thủy ngày càng phát triển. Bên cạnh lòng nhiệt thành ủng hộ quỹ <br />
Khuyến học chung của nhà trường, các tập thể lớp trong trường đều có tinh <br />
thần tương trợ nhau giữa các thành viên. Các em học sinh trong các lớp và các <br />
thầy, cô giáo chủ nhiệm đã tự nguyện ủng hộ một số kinh phí để đóng toàn bộ <br />
hoặc một số khoản tiền cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong lớp mình. <br />
Đến nay tất cả các lớp của trường đều có phong trào giúp nhau trong học tập <br />
cả về vật chất lẫn tinh thần. Việc giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn đã <br />
trở thành hành động thường xuyên của nhiều em học sinh và nhiều bậc phụ <br />
huynh trong trường.<br />
<br />
d. Khả năng áp dụng vào thực tế:<br />
Với cách làm trên, trường THPT Giao Thủy đã thực hiện thành công việc <br />
xây dựng quỹ Khuyến học từ năm học 20132014. Từ những thành công bước <br />
đầu chúng tôi nhận thấy các biện pháp xây dựng quỹ có nhiều khả năng nhân <br />
rộng ra các cơ sở giáo dục khác. Sở dĩ việc làm đó có khả năng nhân rộng bởi: <br />
Việc thành lập quỹ xuất phát từ mục đích nhân văn cao cả: khuyến khích <br />
sự phát triển của phong trào học tập, nuôi dững hiền tài cho đất nước, đặc <br />
biệt là việc giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và <br />
tu dưỡng. Điều này không chỉ phù hợp với hoạt động của các cơ sở giáo dục <br />
mà còn phù hợp với đường lối của Đảng về chủ trương xây dựng xã hội học <br />
tập và truyền thống hiếu học, tương thân thương ái của dân tộc ta. <br />
Bất cứ cơ sở giáo dục nào cũng cần có nguồn tài chính phục vụ cho công <br />
tác Khuyến học. Trong khi nhu cầu sử dũng quỹ ngày càng lớn song điều kiện <br />
ngân sách chưa cho phép thì việc huy động sự ủng hộ, giúp đỡ của các tập thể <br />
và cá nhân là điều tất yếu. <br />
Cách thức xây dựng quỹ Khuyến học của trường cũng rất đơn giản( như <br />
trên). Cách làm đó ở bất cứ môi trường giáo dục lành mạnh nào cũng có thể <br />
triển khai. Thiết nghĩ, nếu có lòng nhiệt tâm cùng với trái tim biết chia sẻ và <br />
yêu thương chúng ta đều có khả năng giúp đỡ mọi người.<br />
e. Lợi ích thiết thực: <br />
Khuyến khích các em học sinh giúp đỡ nhau, nhà trường đã góp phần phát <br />
triển nhân cách, đạo đức tốt đẹp của bao thế hệ học trò.<br />
Trong hai năm học qua, đã có hàng trăm lượt học sinh được giúp đỡ với số <br />
tiền lên tới hàng chục triệu đồng. Có những học sinh thông qua giới thiệu của <br />
ban Khuyến học đã được các nhà hảo tâm nhận giúp đỡ, đỡ đầu không chỉ <br />
dừng lại ở bậc học phổ thông. Nhiều học sinh của trường vì vậy mà không <br />
phải nghỉ học giữa chừng. Đã có không ít bậc cha mẹ nhẹ gánh hơn trên bước <br />
đường mưu sinh vì con trẻ. Lại có những gia đình khi tết đến, xuân về sẽ thêm <br />
nhiều niềm vui và mong ước.<br />
Nhà trường cũng đã trao tặng hàng trăm phần thưởng động viên các thầy, <br />
cô giáo, các tập thể lớp và cá nhân học sinh lập thành tích xuất sắc trong năm <br />
học. Những món quà, phần thưởng đó giúp các thầy cô giáo có thêm động lực <br />
yêu nghề, yêu trường hơn. Các em học sinh xuất sắc thêm quyết tâm chinh <br />
phục những đỉnh cao mới tiêu biểu như em Trịnh Quốc Hiệp học sinh lớp <br />
11B9 là một trong những học sinh nhận được học bổng 4 triệu đồng/ năm học <br />
của Đại Đức Thích Thông Bảo đã đoạt giải nhất môn Tin học trong kì thi học <br />
sinh giỏi toàn tỉnh, giải nhất toàn năng trong Hội thao Quốc phòng toàn quốc <br />
năm học 2013 2014. <br />
Phong trào học tập của nhà trường tiếp tục đạt nhiều thành tích xuất sắc, <br />
toàn diện trên tất cả các mặt đặc biệt là chất lượng học tập của học sinh vẫn <br />
luôn duy trì ở tốp đầu toàn tỉnh.<br />
Nhưng lợi ích lớn không thể tính toán bằng những con số đó là việc làm <br />
của nhà trường khiến nhiều học sinh và phụ huynh vô cùng xúc động, họ rất <br />
trân trọng và biết ơn nhà trường, biết ơn ngành giáo dục. Những món quà vô <br />
giá mà nhà trường trao tặng các em đã chạm vào nơi sâu thẳm trong trái tim <br />
của nhiều gia đình. Hình ảnh về ngôi trường THPT Giao Thủy tình nghĩa và <br />
thân thương ngày càng in đậm dấu ấn trong tâm khảm nhiều thế hệ học trò. <br />
Tâm sự về hình ảnh mái trường thân thương và tình nghĩa em Trịnh Quốc Hiệp <br />
lớp 12B9 đã viết: "Em mồ côi cha từ năm 2 tuổi, sau đó mẹ em cũng đi làm ăn <br />
xa mãi chẳng về. Bằng nghị lực mạnh mẽ, em đã cố gắng vươn lên trong gian <br />
khó để sống cùng ông bà đã bảy mươi tuổi. Nhưng cuộc đời rồi cũng mỉm <br />
cười với em: em thi đỗ vào trường THPT Giao Thủy và là một trong những <br />
học sinh xuất sắc của đội tuyển học sinh giỏi môn Tin. May mắn hơn, từ năm <br />
học lớp 11 nhờ sự giới thiệu của nhà trường em được sự giúp đỡ của Đại Đức <br />
Thích Thông Bảo từng là học sinh của nhà trường. Không chỉ dừng lại ở bậc <br />
học phổ thông, thầy còn là điểm tựa cho em nếu em thi đỗ vào đại học. <br />
Mái trường Giao Thủy thân yêu đã nâng cánh cho em bay tới chân trời mơ <br />
ước. Chỉ còn mấy ngày nữa là em chia tay tuổi học trò. Xa trường, em mang <br />
theo bao tình thương và nỗi nhớ cùng những kỉ niệm ngọt ngào. Em sẽ mãi <br />
khắc ghi lời nguyện:<br />
Dù cho đi khắp muôn phương<br />
Ơn thầy, nghĩa bạn, tình trường chẳng quên!<br />
Em tự nhủ với lòng mình: sẽ không ngừng phấn đấu để trở thành người <br />
công dân tốt, sống có lí tưởng, hoài bão và ước mơ. Em sẽ tiếp bước việc làm <br />
tình nghĩa của quý thầy, cô, sẽ trở thành người dân lương thiện để giúp đỡ <br />
những mảnh đời còn kém may mắn như em".<br />
"Tiếng lành đồn xa", những việc làm tình nghĩa của nhà trường đã nhanh <br />
chóng tạo ra dư luận tốt trong nhân dân, nhiều học sinh khá giỏi của bậc <br />
THCS nhưng gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã quyết tâm thi đỗ vào trường <br />
THPT Giao Thủy với hi vọng trường sẽ là điểm tựa vững chắc để các em <br />
bước vào tương lai.<br />
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI.<br />
1. Hiệu quả kinh tế:<br />
a. Trong hai năm học 2013 2014, 2014 2015 quỹ Khuyến học của trường <br />
đã nhận được sự ủng hộ của các tập thể và cá nhân: <br />
DANH SÁCH ỦNG HỘ QUỸ KHUYẾN HỌC <br />
TRƯỜNG THPT GIAO THỦY<br />
TT NGƯỜI ỦNG HỘ ĐỊA CHỈ SỐ TIỀN GHI <br />
CHÚ<br />
1 GV và học sinh trường THPT 15.190.000 Đợt <br />
Giao Thủy 1<br />
2 Chùa Thanh Quang Giao Thanh Giao 500.000<br />
Thủy<br />
3 Sư Bác chùa chính Giao Tiến Giao Tiến Giao 1.500.000<br />
Thủy<br />
4 Ông Đỗ Huy Phổ Giao Châu Giao 1.000.000<br />
Thủy<br />
5 Thượng tọa Thích Viên Thiệu Chùa chính Giao 1.000.000<br />
Tiến Giao Thủy<br />
6 Nhà may Phúc Thành Hồng Thuận Giao 10.000.000<br />
Thủy<br />
7 Ông Ngô Huy Hiệp TP Hồ Chí Minh 10.000.000 Đợt <br />
2<br />
8 Đại Đức Thích Thông Bảo TP Hồ Chí Minh 10.000.000<br />
9 Thiếu tướng Hoàng Kiền Hà Nội 1.000.000<br />
10 Ba học sinh 12A khóa 8891 TP Hồ Chí Minh 20.000.000 Đợt <br />
( Nguyễn Văn Việt, Nguyễn 3<br />
Văn Tư, Đặng Văn Oanh)<br />
11 Chùa Tiên Chưởng Giao Châu Giao 1.000.000<br />
Thủy<br />
12 Đại đức Thích Thanh Tòng Chùa An Lạc Giao 3.000.000<br />
Thiện Giao Thủy<br />
13 Đại Đức Thích Thông Bảo TP Hồ Chí Minh 10.000.000<br />
14 GV và học sinh trường THPT 14.320.000<br />
Giao Thủy<br />
15 Xưởng in giấy vở Trung Hải Ngô Đồng 1.000.000<br />
16 Nhà hảo tâm 1 TP Hồ Chí Minh 5.000.000<br />
17 Cựu HS trường THPT Giao 10.000.000<br />
Thủy khóa 1981 1984<br />
18 Nhà hảo tâm 1 TP Hồ Chí Minh 3.000.000 Đợt <br />
4<br />
19 GV và học sinh trường THPT 13.283.000<br />
Giao Thủy<br />
20 Vũ Văn Tùng TP Hồ Chí Minh 1.000.000<br />
21 Công ti cổ phần đầu tư và xây Nam Định 20.000.000<br />
dựng P&D<br />
22 Chùa Tiên Chưởng Giao Châu Giao 1.000.000<br />
Châu<br />
<br />
<br />
Tổng số tiền thu được( Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2015) là: <br />
152. 793.000( Một trăm năm mươi hai triệu, bảy trăm chín mươi ba ngàn <br />
đồng).<br />
b. Quỹ Khuyến học đã trao tổng cộng 113.800.000 đồng, trong đó:<br />
Năm học 2013 2014 trao 3 lần:<br />
Lần 1: 27suất x 500.000 đồng = 13.500.000 đồng<br />
Lần 2: Trao học bổng cho 5 học sinh: 5 suất x 4.000.000 đồng = 20.000.000 <br />
đồng<br />
Lần 3: Chi quà tết: 50 suất x 300.000 đồng = 15.000.000 đồng.<br />
Năm học 2014 2015 trao 3 lần:<br />
Lần 1: 13 suất x 500.000 đồng = 6.500.000 đồng.<br />
Lần 2: 57 suất x 500.000 đồng = 28.500.000 đồng.<br />
Lần 3: Quà tết 101 suất x 300.000 đồng = 30. 300.000 đồng.<br />
2. Hiệu quả xã hội:<br />
Những việc làm của trường THPT Giao Thủy trong việc xây dựng quỹ <br />
Khuyến học đã tạo ra hiệu quả xã hội to lớn:<br />
Góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo <br />
nhân tài cho đất nước.<br />
Bồi đắp niểm tin trong nhân dân đối với ngành Giáo dục nói chung và <br />
trường THPT Giao Thủy nói riêng. Giờ đây, trong tiềm thức của nhân dân <br />
huyện nhà, THPT Giao Thủy không chỉ là một cơ sở giáo dục có chất lượng <br />
cao mà còn là một mái trường mang đậm tính nhân văn.<br />
Kế thừa, phát triển tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái vốn là truyền <br />
thống cao quý của dân tộc. Trong điều kiện xã hội ngày nay ở nhiều nơi hiện <br />
tượng vô cảm, sự thờ ơ, vô trách nhiệm của các bạn trẻ còn diễn ra gây nhức <br />
nhối biết bao người, thì việc khơi dậy nghĩa bạn, tình thầy của nhà trường là <br />
việc làm hết sức có ý nghĩa. Nhà trường đã "gieo hạt từ tâm" trong tâm hồn thế <br />
hệ trẻ để có một rừng quả phúc ngày sau. <br />
Chia tay trường THPT Giao Thủy, mang theo trong trái tim của nhiều học <br />
sinh là lòng nhân ái của các thầy, cô giáo và những kỉ niệm chia ngọt sẻ bùi. <br />
Trên đường đời mai sau, sẽ có những học sinh tiếp bước việc làm nhân nghĩa <br />
từ thời áo trắng, bởi các em luôn khắc ghi trong tâm khảm lời dạy của thầy, <br />
cô: "sống trong đời sống cần có một tấm lòng". Các em là chủ nhân tương lai <br />
của đất nước và cũng là những người mang theo trái tim lương thiện để giúp <br />
đỡ những mảnh đời còn chưa may mắn. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương <br />
đang được vun trồng từ tán lá bàng của những ngôi trường như trường THPT <br />
Giao Thủy.<br />
Như vậy những việc làm của trường THPT Giao Thủy đã góp phần vun <br />
đắp tình yêu thương của người Việt Nam: "người yêu người sống để yêu <br />
nhau"!<br />
Thúc đẩy phong trào Khuyến học của địa phương phát triển. Sư thầy trụ <br />
trì chùa Tiên Bảo xã Giao Châu chia sẻ: "được chung tay giúp đỡ học sinh của <br />
nhà trường, nhà chùa cảm thấy vô cùng vinh hạnh. Nhà chùa sẽ tiếp tục đồng <br />
hành với các thầy trên con đường cứu độ chúng sinh". Đại đức Thích Thanh <br />
Tòng trụ trì chùa An Lạc xã Giao Thiện thì tâm sự: "Tôi là một tu sĩ Phật giáo, <br />
với tinh thần từ bi, cứu khổ, mang niềm vui và hạnh phúc cho nhân loại, tôi đã <br />
toàn tâm làm việc trượng nghĩa. Việc giúp đỡ học sinh của nhà trường của tôi <br />
là thực hiện lời dạy của đức Phật: "cho là nhận, có mất gì đâu, gieo nhân, hái <br />
quả lại thân về mình". Tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ học sinh của nhà trường nhiều <br />
hơn nữa".<br />
Thực tế phong trào đã cho thấy nhiều học sinh giàu ý chí, nghị lực vượt <br />
nghèo khó vươn lên; cần cù, sáng tạo trong lao động, học tập và sẽ trở thành <br />
người công dân có ích cho xã hội. Các em sẽ giúp cha mẹ thoát nghèo, gia đình <br />
các em trở thành gia đình hiếu học tiêu biểu, gia đình trí thức trong thời kỳ đổi <br />
mới.<br />
Giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, <br />
nhà trường cũng góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ bởi biết đâu nếu <br />
không có sự ủng hộ của nhà trường nhiều em học sinh phải bỏ học và sa vào <br />
các tệ nạn xã hội. Như thế hoạt động Khuyến học của trường THPT Giao <br />
Thủy đã làm thay đổi cuộc đời và số phận của biết bao người.<br />
Việc đề cao phong trào khuyến học, khuyến tài, phát huy truyền thống <br />
tương thân tương ái của dân tộc là một chủ trương đúng đắn của nhà trường. <br />
Chủ trương đó phù hợp với tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước về <br />
việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Chủ trương đó cũng phù hợp với <br />
xu thế phát triển chung của thời đại, góp phần thực hiện di huấn của Chủ tịch <br />
Hồ Chí Minh: Làm cho ai cũng được học hành, làm cho dân tộc Việt Nam trở <br />
thành một dân tộc thông thái, để Việt Nam định được chỗ đứng xứng đáng <br />
trong một thế giới hiện đại, bình đẳng, bình quyền với các quốc gia và có đủ <br />
năng lực để hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa.<br />
Từ những kết quả bước đầu trong việc xây dựng phong trào Khuyến học ở <br />
trường THPT Giao Thủy, chúng tôi rút ra một số bài học, kinh nghiệm:<br />
Một là: Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi người dân <br />
nhận thức sâu sắc sự cần thiết, tầm quan trọng công tác khuyến học, khuyến <br />
tài. <br />
Hai là: Tăng cường củng cố, xây dựng Hội khuyến học ở các cơ sở giáo <br />
<br />
dục. Lấy việc xây dựng phong trào khuyến học ở các lớp là trọng tâm, phát <br />
triển hạt nhân phong trào làm nòng cốt nhằm đưa công tác khuyến học của các <br />
trường phát triển lên một tầm cao mới. Đẩy mạnh các phong trào thi đua <br />
khuyến học một cách toàn diện cả bề rộng lẫn chiều sâu; gắn công tác <br />
khuyến học, khuyến tài với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. <br />
Ba là: Cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và có hình thức khen thưởng, tuyên <br />
<br />
dương, nhân rộng các trường, lớp có mô hình làm khuyến học hay, hiệu quả.<br />
Bốn là: Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả quỹ Khuyến học, <br />
khuyến tài và tích cực huy động sự ủng hộ quỹ từ các đối tượng có tấm lòng <br />
thiện nguyện trong và ngoài cơ sở giáo dục. <br />
Năm là: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà <br />
trường, bởi uy tín của nhà trường chính là yếu tố quyết định trong việc vận <br />
động các nguồn tài chính ủng hộ quỹ.<br />
Sáu là: Giáo dục cho học sinh đạo lí: uống nước nhớ nguồn, luôn bày tỏ <br />
lòng biết ơn, tấm lòng trân trọng đối với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các <br />
tập thể và cá nhân. Các em phải không ngừng phấn đấu vươn lên sống xứng <br />
đáng với sự giúp đỡ của mọi người và có trách nhiệm giúp đỡ những người <br />
kém may mắn hơn mình.<br />
Bảy là: Các thành viên của Hội phải không ngừng nâng cao tinh thần trách <br />
nhiệm nhiệt tình, năng động, sáng tạo vượt mọi khó khăn để hoàn thành tốt <br />
nhiệm vụ.<br />
Tám là: Thực hiện nguyên tắc trung thực, khách quan, công bằng trong công <br />
tác Khuyến học.<br />
IV. CAM KẾT KHÔNG VI PHẠM BẢN QUYỀN:<br />
Chúng tôi cam kết là tác giả của sáng kiến trên, không vi phạm bản quyền. <br />
Nếu sai chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.<br />
Giao Thủy, ngày 20 tháng 05 năm 2015<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />