intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kinh nghiệm xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông

Chia sẻ: Phan Thanh Thảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

102
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm đưa ra một số kinh nghiệm trong công tác tham mưu, huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Tác động đến ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc phối hợp với nhà trường; tạo sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông

Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Việc xây dựng cơ  sở  vật chất tại các trường không chỉ  trăn trở  của riêng nhà <br /> trường mà là của các cấp các ngành. Trong thời gian qua, ngành giáo dục huyện <br /> Krông Ana phát triển về mọi mặt, là lá cờ đầu trong công tác giáo dục của tỉnh. Đặc <br /> biệt là việc xây dựng cơ sở vật chất các trường học được quan tâm hàng đầu. Vì thế <br /> hiện nay tất cả  các trường trên địa bàn được xây dựng khang trang góp phần nâng <br /> cao chất lượng giáo dục, nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trong những năm <br /> qua. <br /> Trong giai đoạn hiện nay, đất nước chúng ta nói chung, huyện Krông Ana nói <br /> riêng đang còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, việc chi ngân sách để đầu tư cho giáo <br /> dục cũng phải hạn chế  để  đảm bảo kìm chế  lạm phát,  ổn định nền kinh tế  nước  <br /> nhà. Vì thế  đòi hỏi nhà trường phải năng động, nhạy bén trong việc huy động mọi <br /> nguồn lực có thể để xây dựng cơ sở vật chất.<br /> Được công tác lâu năm tại một trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó <br /> khăn của huyện, bản thân nhận thấy rằng việc huy động để xây dựng trường lớp ở <br /> vùng thuận lợi đã khó,  ở  trưường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số  lại càng khó  <br /> khăn gấp bội bởi đời sống nhân dân nghèo nàn, lạc hậu không có điều kiện đóng góp  <br /> xây dựng trường. <br /> Đúc rút từ những kinh nghiệm và kết quả đạt được những năm vừa qua khi còn <br /> là cán bộ  quản lý của trường Tiểu học Y Ngông nên bản thân tôi chọn đề  tài “Một  <br /> số  kinh nghiệm xây dựng cơ  sở  vật chất trường Tiểu học Y Ngông” nhằm chia sẻ <br /> kinh nghiệm nhỏ của mình trong huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ  sở  vật chất  <br /> nhà trường.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br /> ­ Đề  tài nhằm đưa ra một số  kinh nghiệm trong công tác tham mưu, huy động <br /> nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.<br /> ­ Tác động đến ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc phối hợp với nhà <br /> trường; tạo sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác giáo dục.<br /> ­ Hoàn thành nhiệm vụ mà Ngành giao phó  trong việc xây dựng trường tiểu học <br /> Y Ngông đạt chuẩn trong thời gian tới.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Một số  biện pháp, giải pháp huy động để  xây dựng cơ  sở  vật chất  ở  trường  <br /> vùng khó khăn.<br /> 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br /> Một số biện pháp huy động mọi nguồn lực để  xây dựng cơ sở  vật chất, phòng  <br /> học tại trường Tiểu học Y Ngông giai đoạn từ năm học 2008­ 2009 đến nay. <br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 1 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br /> ­ Phương pháp điều tra.<br /> ­ Phương pháp quan sát.<br /> ­ Phương pháp kiểm tra, đánh giá.<br /> ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br /> II. PHẦN NỘI DUNG<br /> 1. Cơ sở lý luận<br /> Như chúng ta đã biết, để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục của nhà <br /> trường, điều đầu tiên phải nói đến đó là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất trường học  <br /> có  vai trò rất quan trọng, là yếu tố  tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp  <br /> phần vào quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Nếu cơ sở vật chất thiếu  <br /> thốn, không đảm bảo phục vụ cho công tác dạy học thì ảnh hưởng rất lớn đến chất <br /> lượng và hiệu quả của công tác giáo dục.<br /> Đảng và Nhà nước luôn đặt Giáo dục là quốc sách hàng đầu, xem đầu tư  cho <br /> giáo dục là đầu tư có hiệu quả nhất. Chính vì thế trong các văn bản của Đảng, Nhà  <br /> nước, của Ngành đều đề cấp về việc quy định và đầu tư cơ sở vật chất trường học.  <br /> Như Thông tư 41/2010/TT­BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về <br /> việc Ban hành Điều lệ  trường tiểu học; Thông tư  số  59/2012/TT­ BGD ĐT ngày <br /> 28/12/2012   của   BGD   ĐT   ban   hành   quy   định   về   tiêu   chuẩn   đánh   giá,   công   nhận <br /> trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;  <br /> Công văn số 3839/BGD ĐT­ CSVCTBTH ngày 30/7/2015 của BGDĐT V/v Đánh giá <br /> tình hình và rà soát thực trạng nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học cho  <br /> giáo dục mầm non và giáo dục phổ  thông giai đoạn 2016­ 2020; các văn bản của <br /> Tỉnh, của Huyện về việc đầu tư CSVC nhà trường; Sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục  <br /> về  việc xây dựng cơ  sở  vật chất trường học trong phương hướng nhiệm vụ  năm  <br /> học từ năm 2010­ 2011 đến 2015­ 2016...Điều đó cho thấy rằng sự chỉ đạo của các <br /> cấp rât coi trọng việc nâng cao chất lượng giảng dạy đi đôi với phát triển, xây dựng  <br /> cơ sở vật chất nhà trường.<br /> 2. Thực trạng<br /> 2.1. Thuận lợi và khó khăn<br /> * Thuận lợi:<br /> ­ Trường tiểu học Y Ngông sau khi thành lập năm 2008, được sự  quan tâm của <br /> Uỷ ban nhân dân huyện, sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cấp  <br /> ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ  sở  vật chất, hỗ  trợ  kinh  <br /> phí  mua sắm trang thiết bị dạy học cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho công tác  <br /> giáo dục của nhà trường.<br /> ­ Các tổ chức xã hội luôn dành sự  đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ  nhà trường về <br /> mọi mặt để vượt qua những khó khăn trong công tác giáo dục.<br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 2 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> * Khó khăn:<br /> Trường là một trường mới thành lập lại nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng xa,  <br /> vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có 3 điểm trường cách xa nhau. Phân hiệu buôn  <br /> Krông cách trường chính đến 7 km. Hàng năm, học sinh dân tộc thiểu số chiếm đến <br /> 98­ 99% tỉ lệ học sinh toàn trường. Trình độ dân trí còn thấp. Đời sống nhân dân chủ <br /> yếu còn dựa vào các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Học sinh thuộc diện  <br /> đói nghèo chiếm tỉ  lệ  khá cao nên việc huy động cha mẹ  học sinh đóng góp để  xây <br /> dựng, tu sủa cơ sở vật chất là không thể thực hiện.<br /> Thời gian đầu mới thành lập, hệ thống phòng học thiếu thốn nhiều, nhà trường <br /> phải mượn nhà cộng đồng thôn buôn để  dạy học. Chương trình chỉ  thực hiện dạy  <br /> học 5 buổi/tuần. Vì thiếu phòng học nên không thể mở lớp học 2 buổi/ ngày, không  <br /> mở được lớp học tiếng Anh, Tin học.v.v.. <br /> 2.2. Thành công, hạn chế<br /> * Thành công:<br /> ­ Thời gian qua, từ sự cố gắng của bản thân cũng như toàn thể cán bộ viên chức,  <br /> nhà trường đã được các cấp, các ngành, các tổ  chức cá nhân hỗ  trợ  xây dựng nhiều  <br /> phòng học, phòng chức năng phục vụ công tác dạy học.<br /> ­ Cha mẹ  học sinh đã có những đóng góp thiết thực, phối hợp với nhà trường <br /> trong công tác giáo dục.<br /> ­ Xóa bỏ tình trạng thiếu phòng học phải học tạm, học nhờ trong thời gian qua;  <br /> mở được lớp học 8­ 9 buổi/ tuần; mở thêm lớp dạy học tiếng Anh, Tin học góp phần <br /> nâng cao chất lượng giáo dục ngang tầm với các trường vùng thuận lợi.<br /> ­ Trường lớp khang trang sạch đẹp, thu hút học sinh đến trường, môi trường  <br /> học tạp thân thiện, khăc phục tình trạng học sinh bỏ học, duy trì sĩ số.<br /> * Hạn chế:<br /> ­ Một vài giải pháp mà đề  tài đưa ra chỉ  thực hiện được tại những trường khó <br /> khăn, hạn chế khi vận dụng vào các trường vùng thuận lợi.<br /> 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br /> * Mặt mạnh<br /> ­ Việc tham mưu, huy động để xây dựng cơ sở vật chất tại trường Tiểu học Y  <br /> Ngông được sự quan tâm sâu sắc của các cấp, các ngành; sự chia sẻ giúp đỡ của các  <br /> tổ chức cá nhân từ thiện xã hội; có tác động mạnh mẽ đến tích cực đến ý thức trách <br /> nhiệm của chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ học sinh , trong việc phối hợp  <br /> cùng nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, tạo dựng cảnh quan môi trường, góp phần  <br /> nâng cao chất lượng giáo dục;<br /> ­ Đội ngũ cán bộ, viên chức trong nhà trường có trách nhiệm cao hơn, luôn đem <br /> hết tâm huyết của mình xây dựng trường lớp, biết tạo dựng một môi trường học tập  <br /> thân thiện, gần gũi với các em.<br /> * Mặt yếu<br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 3 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> Đời sống nhân dân còn nghèo nên việc vận động đóng góp hỗ  trợ  xây dựng cơ <br /> sở vật chất cho nhà trường đạt chưa cao.<br /> 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br /> * Nguyên nhân của thành công<br /> ­ Là một trường vùng đặc biệt khó khăn nên được sự  quan tâm sâu sắc của các <br /> cấp chính quyền, của Phòng Giáo dục và đào tạo. <br /> ­ Trường được mang tên người con của dân tộc Tây Nguyên có nhiều công lao <br /> đóng góp cho đất nước nên được nhiều tổ chức cá nhân quan tâm.<br /> ­ Bản thân đã có nhiều nỗ lực cùng nhà trường luôn tận dụng mọi thời cơ thuận  <br /> lợi để kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng  <br /> cơ sở vật chất.<br /> * Nguyên nhân của hạn chế<br /> ­ Đất nước đang trong thời điểm kìm chế  lạm phát nên phải thực hiện tiết  <br /> kiệm, việc hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng trường lớp đã cắt giảm.<br /> ­ Một số  cha mẹ  học sinh do điều kiện kinh tế  khó khăn, nhận thức chưa cao <br /> nên chưa quan đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. <br /> 2.5. Phân tích, đánh giá thực trạng mà đề tài đặt ra <br /> Từ  năm 2008, trường tiểu học Y ngông được chia tách ra từ  trường tiểu học  <br /> Hoàng Văn Thụ. Ban đầu, cơ sở vật chất nhà trường còn tạm bợ. Toàn trường chỉ có  <br /> 7 phòng học xây dựng từ năm 1985 đã cũ nát. Trời mưa nước dột học sinh không thể <br /> ngồi học. Cơ sở vật chất không đảm bảo dẫn đến nhà trường phải tổ chức học 3 ca/  <br /> ngày, không mở  được lớp 2 buổi/ ngày. Hàng năm nhà trường phải mượn tạm nhà <br /> cộng đồng thôn buôn để dạy học. Vì thế mà chất lượng giáo dục hàng năm đạt thấp.  <br /> Tỷ lệ học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần tăng cao.<br /> Đến nay, trường đã đầy đủ  phòng học, cơ  sở  vật chất đảm bảo đạt chuẩn, <br /> phục vụ cho công tác dạy học. Sau khi cơ sở vật chất được củng cố, xây dựng khang <br /> trang đã xóa bỏ  được tình trạng học ca 3, mở  được lớp học 2 buổi/ ngày, lớp học <br /> tiếng Anh, Tin học...Đặc biệt là không có học sinh nào bỏ  học, tỷ  lệ  đi học chuyên  <br /> cần được tăng lên. Trường lớp khang trang đã thu hút học sinh đến trường nên chất <br /> lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt.<br /> Từ đó cho thấy rằng thực trạng trong công tác giáo dục, việc phát triển quy mô <br /> trường lớp, xây dựng cơ  sở  vật chất là rất cần thiết để  nâng cao chất lượng giáo <br /> dục.<br /> 3. Giải pháp, biện pháp<br /> 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br /> ­ Đưa ra các biện pháp, giải pháp tốt nhất nhằm huy động mọi nguồn lực, các tổ <br /> chức xã hội cùng chung tay góp sức kết hợp với nhà trường thực hiện tốt việc <br /> XDCSVC trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, đặc biệt là học <br /> sinh dân tộc thiểu số.<br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 4 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> ­ Làm thay đổi nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ  học sinh,  <br /> chính quyền địa phương trong việc phối hợp nâng cao chất lượng giáo dục.<br /> 3.2. Nội dung, cách thực hiện, kết quả đạt được từ các giải pháp, biện pháp<br /> a) Tham mưu với các cấp, tranh thủ mọi nguồn vốn ưu tiên đầu tư cho vùng dân  <br /> tộc thiểu số.<br /> Tuy so với ban đầu khi mới thành lập trường, cơ sở  vật chất đã có nhiều khởi <br /> sắc song phòng học vẫn còn thiếu không đáp ứng được nhu cầu phát triển số lượng  <br /> học sinh hàng năm. Việc phải xây dựng thêm phòng học là rất cần thiết. Được biết  <br /> phòng Dân tộc huyện có chủ  trương đầu tư  cho các buôn vùng khó khăn. Bản thân  <br /> tham mưu với Phòng Giáo dục, UBND xã và phòng Dân tộc chuyển nguồn để đầu tư <br /> xây dựng cho trường 5 phòng học, khuôn viên tại 2 phân hiệu buôn Kmăn và buôn <br /> Krông với tổng số tiền gần 1,6 tỷ đồng.<br /> b) Phối hợp với chính quyền địa phương, nhân dân trên địa bàn<br /> Tuy trường nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng xa song không đủ  diện tích đất để <br /> xây dựng phòng học. Bản thân đã trình Uỷ ban nhân dân xã, xin chủ trương họp dân  <br /> các thôn buôn để bàn bạc việc giúp đỡ hiến đất của buôn để  xây dựng trường. Ban  <br /> đầu việc vận động gặp nhiều khó khăn với đa số ý kiến nhân dân cho rằng việc xây  <br /> dựng trường là của nhà trường nên đa số ý kiến không nhất trí. Qua sự kiên trì, bản <br /> thân đã tác động, nhờ  vào uy tín của  trưởng buôn và Ban đại diện cha mẹ học sinh  <br /> nhà trường và thuyết phục được nhân dân hiến 2000m2 đất để xây 5 phòng học tại 2 <br /> điểm trường buôn Krang và buôn Kmăn. Kết quả đạt được ở đây là nhờ sự phối hợp  <br /> tốt giữa nhà trường với chính quyền, thôn buôn. <br /> c) Nội dung và cách thức thực hiện công tác xã hội hoá <br /> Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ  trong việc xây dựng và phát triển của nhà <br /> trường trong thời gian tới, từ thực tiễn khó khăn, bản thân tôi đã tổ chức nhiều cuộc <br /> họp chi bộ, Ban giám hiệu, hội đồng sư phạm, Ban đại diện cha mẹ học sinh để đưa <br /> ra những ý kiến và giải pháp để  thực hiện mục tiêu kế  hoạch. Sau khi thống nhất  <br /> nhu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, nhà trường xây dựng kế hoạch vận động các tổ <br /> chức cá nhân tài trợ. <br /> Muốn thực hiện tốt việc này cần có các biện pháp sau:<br /> ­ Bước 1. Thực hiện tính dân chủ, công khai:<br />   Bàn bạc thống nhất các nội dung trong các cuộc họp như  họp chi bộ  đưa ra <br /> nghị quyết lãnh đạo chung, họp các đoàn thể như công đoàn, chi đoàn để tạo sự đồng  <br /> thuận và nhất trí cao, tiếp đến là họp hội đồng sư phạm để bàn bạc, tìm ra các sáng <br /> kiến của CBVC. <br /> ­ Bước 2. Tìm kiếm nhà tài trợ có khả năng thực hiện nhu cầu của trường.<br /> Ở nội dung này là quan trọng nhất. Bởi khi tìm  nhà tài trợ cần phải dự đoán các <br /> tổ chức, cá nhân có thể giúp đỡ nhà trường không? ( Về năng lực tài chính, mối quan <br /> <br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 5 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> hệ về mặt xã hội, độ tin cậy,...). Tổ chức, cá nhân nào là cầu nối có thể giúp đỡ nhà <br /> trường trong việc tìm kiếm các nhà tài trợ.<br /> ­ Bước 3. Xây dựng kế  hoạch, lập tờ  trình tham mưu với UBND xã, UBND  <br /> Huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo để  tạo cơ  sở  pháp lý và sự  tin cậy của nhà tài  <br /> trợ.<br /> ­ Bước 4. Thực hiện kế hoạch.<br /> Cụ thể như việc xây dựng 8 phòng lầu hiện nay, tổ chức tài trợ là UBND thành <br /> phố Hà Nội. Ban chỉ đạo Tây Nguyên là cầu nối giữa UBND thành phố Hà Nội <br /> với UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo với nhà trường. <br /> d) Tranh thủ các nguồn vốn có thể đầu tư cho nhà trường trong các giai đoạn<br /> Năm học 2008­ 2009, điểm trường chính chỉ  có 2 phòng học cũ nát. Phòng làm  <br /> việc của Ban giám hiệu, các phòng chức năng phải mượn tạm nhà cộng đồng của  <br /> buôn để  làm việc. Việc vận động học sinh đến trường nhờ  nhiều vào sự  quan tâm <br /> giúp đỡ của các nhà tài trợ  bằng cách hỗ  trợ  quần áo, gạo, đồ  dùng học tập.v.v..để <br /> các em có điều kiện đi học. Từ việc cơ sở vật chất thiếu thốn, cũ nát đã ảnh hưởng  <br /> rất lớn đến chất lượng giáo dục. Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt thấp. Việc duy trì sĩ số <br /> học sịnh không đảm bảo, tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt thấp. <br /> Dưới đây là hình ảnh trường năm học 2008­ 2009( khi mới thành lập)<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  <br /> <br /> <br /> <br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 6 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> ­ Đến năm 2011­ 2012, điểm trường chính đã xây thêm được 7 phòng học <br /> và phòng chức năng trị giá gần 1,5 tỷ đồng. Nguồn tài trợ từ vốn trái phiếu của <br /> Chính phủ.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ­ Phân hiệu buôn Kmăn xây thêm được 6 phòng học và công trình vệ sinh, <br /> làm sân trường và tường rào bao quanh trị giá trên 2tỷ đồng. Đây là công trình mà <br /> nhà trường đã tham mưu xin nguồn vốn của Phòng dân tộc huyện do nhà nước <br /> đầu tư cho các buôn vùng đặc biệt khó khăn. Từ sự  tham mưu đúng đắn và kịp <br /> thời nên UBND huyện và Phòng dân tộc huyện đã nhất trí sử  dụng nguồn vốn  <br /> đó xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 7 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Phân hiệu Buôn Kmăn được xây dựng hoàn thành năm 2011­ 2012<br /> <br /> ­ Cùng với phân hiệu buôn Kmăn, Phân hiệu buôn Krông cũng được xây <br /> thêm 4 phòng học, công trình vệ  sinh, sân và tường rào bao quanh từ nguồn Dự <br /> án Trẻ khó khăn, nguồn hỗ trợ cho các buôn khó khăn, nguồn hỗ trợ của Phòng  <br /> dân tộc UBND huyện.<br /> Dưới đây là hình ảnh trường lớp tại phân hiệu Buôn Krông hiện nay:<br /> <br /> <br /> <br /> <br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 8 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ­ Đến năm 2014­ 2015, điểm trường chính được UBND thành phố Hà Nội <br /> hỗ trợ 3,5 tỷ đồng xây 8 phòng lầu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lễ cắt băng khởi công xây dựng 8 phòng lầu tại điểm trường chính<br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 9 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nguyên, LĐ huyện và  PGD Động thổ xây dựng 8  <br /> phòng lầu<br /> <br /> <br /> <br /> <br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 10 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> Công trình đang xây dựng tại điểm trường chính trị giá trên 3,5 tỷ đồng<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trường hiện nay đã khang trang sạch đẹp.<br /> <br /> 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br /> ­ Thực hiện Nhiệm vụ năm học hàng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong  <br /> việc xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục; <br /> ­ Thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy, UBND trong việc hỗ trợ xây dựng cơ <br /> sở vật chất cho các trường trên địa bàn xã ;<br /> ­ Căn cứ kế hoạch năm học hàng năm của nhà trường ;<br /> ­ Căn cứ điều kiện thực tế, những khó khăn về  việc huy động xây dựng  cơ  sở <br /> vật chất của địa phương, nhà trường trong các năm qua.<br /> 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp<br /> Trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, việc tìm kiếm nhà tài trợ, nhà đầu tư là  <br /> quan trọng nhất. Bởi đây là giải pháp quan trọng để xác định kế hoạch đề ra có thực <br /> hiện đạt hiệu quả  hay không. Sau khi xác định được nhà tài trợ, nhà trường lập kế <br /> hoạch và nhu cầu vốn để  thực hiện xây dựng. Lập Tờ trình trình UBND các cấp và <br /> Lãnh đạo Phòng giáo dục để  xin sự chỉ đạo và hỗ trợ trong công tác tham mưu. Các <br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 11 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> giải pháp, biện pháp phải được thực hiện một cách trình tự, logic và có quan hệ chặt <br /> chẽ với nhau từ việc xây dựng kế hoạch, nhu cầu đến việc tham mưu, vận động tìm  <br /> kiếm nhà đầu tư cho đến việc thực hiện xây dựng cơ sở vật chất khi có nguồn vốn  <br /> dược tài trợ. Như  chúng ta đã biết, các nhà tài trợ, các nhà đầu tư  khi đã thực hiện  <br /> đầu tư một công trình nào đó điều quan trọng đặt lên hàng đầu là tính hiệu quả. Bởi  <br /> thế nhà trường phải xây dựng kế hoạch chi tiết, nhu cầu và tính mục đích, hiệu quả <br /> trong việc sử dụng cơ sở vật chất sau khi họ đầu tư.<br /> Việc nhà trường kêu gọi tài trợ  không thôi thì khó có thể  thành công. Chính vì  <br /> vậy cần có sự chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương trong  <br /> việc tham mưu. Bởi đây là cơ  sở  vững chắc để  các nhà tài trợ thực hiện thành công <br /> kế  hoạch của mình. Để  thực hiện có hiệu quả  trong việc xây dựng cơ  sở  vật chất  <br /> cho nhà trường, Ban giám hiệu cần có sự đoàn kết nhất trí cao, nhạy bén nắm bắt cơ <br /> hội để tham mưu đạt hiệu quả cao nhất.<br /> 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của  vấn đề nghiên cứu<br /> Các nguồn hỗ trợ đã được sử  dụng đúng mục đích và có hiệu quả  rõ rệt. Hiện <br /> nay trường đã có đủ  phòng học và phòng chức năng, đảm bảo cơ  sở  vật chất theo  <br /> quy định trường đạt chuẩn quốc gia. Chính vì thế  mà công tác dạy học thuận lợi <br /> hơn. Chất lượng giáo dục ngày một nâng cao rõ rệt. Cụ thể:<br /> 4.  Kết quả cụ thể về việc xây dựng cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục:<br /> <br /> Chất lượng giáo dục<br /> Cơ sở vật chất<br /> Học lực <br /> Năm học Số phòng  Tổng  Duy trì<br /> (tỉ lệ học sinh lên <br /> học được  số  Nguồn tài  sĩ số đạt lớp)<br /> xây thêm phòng  trợ<br /> 2008­ 2009 8 85% 76%<br /> 2009­ 2010 7 15 Dự án Trẻ  92% 85%<br /> khó khăn<br /> 2010­2011 15 98,7 86,3%<br /> 2011­2012 5 20 Phòng  98,7% 93,3%<br /> Dân tộc<br /> 2012­ 2013 20 100 % 95,8%<br /> 2013­ 2014 1 21 UBND  100% 96,8%<br /> huyện<br /> 2014­ 2015 8 28 UBND  100% 98,6%<br /> thành phố <br /> Hà Nội<br /> <br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 12 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> Sau một thời gian thành lập chưa dài, song bộ mặt nhà trường hiện nay đã thay  <br /> đổi hoàn toàn. Trường lớp khang trang sạch đẹp. Học sinh đi học chuyên cần, chất  <br /> lượng giáo dục ngày một nâng cao. Năm học vừa qua, trường được công nhận Tập <br /> thể Lao động xuất sắc và được UBND huyện khen thưởng.<br /> III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br /> 1. Kết luận:<br /> Muốn nâng cao chất lượng giáo dục việc đầu tiên cần phải làm đó là tranh thủ <br /> huy động mọi nguồn lực để xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp, môi trường  <br /> học tập thân thiện, lành mạnh. Đề  tài đã góp phần trong việc huy động mọi nguồn  <br /> lực để xây dựng cơ sở vật chất tại trường Tiểu học Y Ngông trong thời gian qua. <br /> Có thể  nói rằng, việc xây dựng cơ  sở  vật chất trường học, vai trò và trách <br /> nhiệm là của Ban Giám hiệu mà người đứng đầu là Hiệu trưởng. Ban Giám hiệu nhà  <br /> trường phải luôn nhạy bén trong công tác tham mưu, phải xây dựng kế  hoạch phát  <br /> triển lâu dài, định hướng xây dựng nhà trường phát triển về mọi mặt. Tranh thủ kịp  <br /> thời các cơ hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực xây dựng <br /> cơ sở vật chất nhà trường. <br /> Đề tài đã áp dụng thực tế tại trường vùng dân tộc thiểu số. Song với điều kiện <br /> thực tế  về  sự  quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ  chức  và toàn xã hội như  hiện <br /> nay thì nội dung nói trên có thể  áp dụng cho tất cá các trường học trong việc xây <br /> dựng cơ sở vật chất nhà trường.<br /> Bản thân hiện đã được chuyển công tác, song đang vận dụng kinh nghiệm và <br /> thực hiện có hiệu quả việc tham mưu với các cấp hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất tại <br /> đơn vị mới.<br /> 2. Kiến nghị:<br /> Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, điều rất cần trước tiên là phải đảm bảo cơ <br /> sở   vật   chất.   Chính   vì   vậy  tôi   mong   muốn   các   cấp,   các   ngành,   chính   quyền   địa <br /> phương cần phải có sự  quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xây dựng cơ  sở  vật chất <br /> tại các trường vùng đặc biệt khó khăn. Với vai trò là một cán bộ  quản lý, tôi luôn <br /> trăn trở  trong việc làm thế  nào đó để  nâng cao chất lượng giáo dục cũng như  nâng <br /> cao dân trí tại vùng sâu vùng xa. <br /> Trách nhiệm trong công tác giáo dục không chỉ  của nhà trường mà là có sự  góp  <br /> sức chung tay của toàn xã hội. Với kinh nghiệm nhỏ  nói trên, tôi rất mong được sự <br /> đón nhận của bạn bè đồng nghiệp để cùng góp phần trong việc đưa chất lượng giáo  <br /> dục của huyện nhà ngày một đi lên.<br />  Xin chân thành cảm ơn!<br />                                                             Bình Hòa, tháng 02 năm 2016<br />                                                                                Người viết<br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 13 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Võ Văn Tính<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                       NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………..............................<br /> <br /> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br /> <br /> <br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 14 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br /> Một số kinh nghiệm trong việc huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông<br /> <br /> <br /> <br /> <br />        <br /> <br /> Người  thực hiện:   Võ Văn Tính                  ­ 15 ­                           Đơn vị: Trường TH Trần Quốc Toản<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2