intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xây dựng nền nếp tốt cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp phải thật sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn hết lòng vì học sinh, là người có năng lực tổ chức, quản lí lớp, có kĩ năng sư phạm vững vàng, phải tạo mối quan hệ tốt với học sinh, với phụ huynh HS, phải thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc             SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỀN NẾP  TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP                                  
  2. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỀN NẾP  TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP                                  Họ và tên: Hoàng Thị Minh Hương                                  Chức vụ: Giáo viên                                  Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số 2 Hồng Thủy
  3. 1. Phần mở đầu 1.1  Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm    Quán triệt Chỉ thị của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của năm  học, theo Hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ  năm học của Phòng GD&ĐT Lệ  Thủy, trường tôi xác định nhiệm vụ chung của năm học 2014­2015 là: Tiếp  tục đổi mới công tác quản lí theo hướng "Dân chủ, kỉ  cương, đổi mới và   hiệu quả", nâng cao chất lượng đội ngũ và cán bộ quản lí giáo dục, tiếp tục  thực hiện có hiệu quả  các cuộc vận động và các phong trào thi đua của  ngành trong giai đoạn mới,... Và một trong những nhiệm vụ  trọng tâm là  việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Để thực hiện  nhiệm vụ đó, mỗi một giáo viên phải có những biện pháp phù hợp để nâng   cao chất lượng của lớp mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của  nhà trường. Mặt khác, trong xa hôi hiên nay, n ̃ ̣ ̣ ền kinh tê thi tr ́ ̣ ương lam cho ̀ ̀   đời sông, ý th ́ ức cua ng ̉ ươi dân đ ̀ ược cai thiên h ̉ ̣ ơn, chinh sach m ́ ́ ở cửa, giao  lưu kinh tế, văn hoa gi ́ ưa cac n ̃ ́ ươc cung rât đa dang. Điêu đo đã tac đông it ́ ̃ ́ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ́  ̣ nhiêu đên nhân th ̀ ́ ưc, hiêu biêt cua cac th ́ ̉ ́ ̉ ́ ế hệ hoc sinh. Cho nên chung ta d ̣ ́ ễ  ̣ ̣ dàng nhân thây răng hoc sinh ngay nay thông minh, nhanh nh ́ ̀ ̀ ẹn, sang tao va ́ ̣ ̀  ̉ ́ ơn. Tuy nhiên, chung ta không thê không ban t hiêu biêt h ́ ̉ ̀ ơi măt trai cua nên ́ ̣ ́ ̉ ̀  ́ ̣ ương. Nh kinh tê thi tr ̀ ưng cai xâu đa va đang len loi vao thê hê tre chung ta. ̃ ́ ́ ̃ ̀ ̉ ̀ ́ ̣ ̉ ́   No lam lu m ́ ̀ ờ lý tri, bôi đen nhân cach khiên nh ́ ́ ́ ững người lam công tac giao ̀ ́ ́  ̣ ́ ̣ ̣ ̉ duc, cac bâc phu huynh phai băn khoăn, lo lăng. Qua th ́ ực tê, ta nhân thây đao ́ ̣ ́ ̣   đức hoc sinh đang trên đa đi xuông, cac tê nan xa hôi nh ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ̃ ̣ ư: văn hoa phâm đôi ́ ̉ ̀  ̣ truy, c ờ bac, ma tuy, trò ch ̣ ́ ơi điện tử  đang kéo các em ra khỏi sách vở, nhà  trường … ̀ ̣ La môt giao viên tr ́ ực tiếp giảng dạy và làm công tác chu nhiêm l ̉ ̣ ơp, ́   ́ ̣ ̀ ̉ ̀ ững con ngoan, tro gioi, nhi tôi rât mong muôn hoc tro cua minh la nh ́ ̀ ̀ ̉ ệt tình  trong lao động, sống có trách nhiệm, giàu lòng yêu thương con người, có ý  thức tự giác học tập tích cực, có đủ kiến thức kỹ năng cơ bản của cấp học  
  4. làm nền tảng giúp các em tự  tin bước tiếp  ở  các bậc học sau. Muốn làm   được điều đó, tôi thiết nghĩ cần phải xây dựng nền nếp lớp học thật tốt để  nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của học sinh, góp phần giúp các em   phát triển toàn diện. Qua thực tế hơn 20 năm giảng dạy và làm công tác chủ  nhiệm cho thấy: lớp có nền nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm  túc, tích cực trong học tập và lao động. Mặt khác, nền nếp lớp tốt sẽ  làm  tăng chất lượng dạy và học đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức tác  phong tốt góp phần hình thành nhân cách cho các em.  Đó là lý do mà tôi chọn  sáng kiến:  “Một số  kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ   nhiệm lớp ” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm    Qua tìm hiểu, bản thân cũng biết đã có nhiều anh chị đồng nghiệp đã  nghiên cứu về chuyên đề  công tác chủ  nhiệm lớp. Nhưng mỗi trường, mỗi   khối lớp, mỗi lớp  đều có thực tế  khác nhau nên bản thân tôi chú trọng  nghiên cứu  kinh nghiệm xây dựng nền nếp lớp học tại lớp 3 1 của trường  mà bản thân tôi chủ  nhiệm trong năm học 2014­2015. Tôi đã nghiên cứu   ngay trong tháng đầu tiếp xúc lớp và vận dụng những biện pháp cụ thể, sát  thực với đối tượng học sinh của lớp trong suốt năm học. Đến nay, đã có kết   quả nên tôi viết lại những kinh nghiệm của mình đã làm được. 2. Phần nội dung 2.1 Thực trạng của lớp học:       Đầu năm học 2014 – 2015, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 31. Lớp tôi  chủ  nhiệm có 24 học sinh, 14  nam và 10 nữ. Ngay trong tuần lễ  đầu năm  học, tôi quan sát, tìm hiểu và nhận thấy lớp có nhiều học sinh ngoan, có ý   thức trong học tập cũng như  các hoạt động. Phụ  huynh mua sách vở, dụng   cụ học tập khá đầy đủ. Ban cán sự lớp nhiệt tình. Song bên cạnh đó vẫn có  nhiều học sinh thường xuyên quên sách vở. Nhiều em đi học quá muộn vào  buổi sáng nên không có thời gian truy bài hay trực nhật, vệ  sinh lớp học.  
  5. Ngược lại, buổi chiều các em lại đi học quá sớm gây ồn ào, mất trật tự. Cá  biệt có học sinh hay nghỉ học không có lí do đó là em Trương Văn Chịnh Chà  và một số  em hay quậy phá trong giờ  học. Trong giờ học hay khi sinh hoạt  tập thể  các em chưa nghiêm túc, đó là các em: Nguyễn Anh Đức, Nguyễn  Phương Đông, Trần Văn Trung.... Kết quả khảo sát chất lượng 2 môn Toán   và Tiếng Việt còn thấp, cụ thể:          Kết quả khảo sát đầu năm của lớp năm học 2014 ­ 2015: Tổng số  HS Giỏi Khá Trung bình Yếu 24 em SL % SL % SL % SL % Toán 5 20,8 6 25,0 9 37,5 4 16,7 Tiếng Việt 5 20,8 7 29,2 9 37,5 3 12,5 Qua tìm hiểu, tôi tìm ra nguyên nhân của thực trạng trên như sau: ́ ̀ ̉ ̉ ̣  ­ Nhiêu em co hoan canh kho khăn phai phu giup gia đinh làm vi ̀ ́ ́ ̀ ệc, it́  danh th ̀ ơi gian cho viêc hoc t ̀ ̣ ̣ ập. ̣ ́ ̣ ̉ ươn chai cuôc sông, it co điêu kiên ­ Môt sô phu huynh làm ăn xa, phai b ̉ ̣ ́ ́ ́ ̀ ̣   ̉ đê quan tâm chăm soc con cai, nh ́ ́ ư  đi lam xa t ̀ ận TP HCM, Tây Nguyên, và   nước bạn Lào vài tháng mới về 1 lần, gửi con ở nha ông bà nôi, ngo ̀ ̣ ại, câu, ̣   di, chu, bac... ̀ ́ ́ ­ Một  sô hoc sinh ch ́ ̣ ưa có y th ́ ưc hoc tâp, con ham ch ́ ̣ ̣ ̀ ơi, rủ rê lôi kéo   bạn bè.   Để khắc phục được thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một   số biện pháp sau: 2.2 Các giải  pháp đã tiến hành:        2.2.1. Thu thập thông tin học sinh. Trước hết tôi nắm thông tin học sinh qua xem kết quả các mặt giáo dục  của từng em trong học bạ của năm học trước.
  6. Tiếp theo là tiếp xúc với học sinh, qua trao đổi các em đã thông tin cho   tôi biết lớp mình năm vừa rồi có bạn nào yếu? yếu môn gì? bản thân em còn   vướng mắc kỹ năng nào?  Đồng thời tôi lấy thông tin bằng cách cho học sinh điền vào bản thông  tin theo mẫu sau: THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên .................................................................................................................................. Ngày sinh................................................................................................................................     Chỗ ở (Thôn)...................................................................................................................... Họ và tên cha................................................Nghề nghiệp................................... Họ và tên mẹ....................................................Nghề  nghiệp................................ Số điện thoại liên lạc:................................................................................................. Là con thứ............................trong..........................................anh, chị, em Hoàn cảnh gia đình:................................................................................................ Môn học yêu thích:.................................................................................................. Môn học cảm thấy khó khăn:....................................................................... Sở thích:............................................................................................................................... Các bạn thân:.................................................................................................................. Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN  va nha tr ̀ ̀ ương: ̀ .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. Để chính xác và khách quan hơn, tôi tiến hành thẩm định thông tin một  lần nữa, tôi cố  gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như  từ  bạn   bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đinh m ̀ ột số hoc sinh, ̣ ́ ̣ ̉ ơn, chi tiêt h … và biêt cu thê h ́ ơn hoan canh gia đinh cac em. Bên canh đo tôi ̀ ̉ ̀ ́ ̣ ́  
  7. ̣ ơi GVCN cua năm tr con tro chuyên v ̀ ̀ ́ ̉ ươc, liên h ́ ệ các giáo viên trong trường  ̉ ́ đê co thêm nh ưng thông tin chinh xac vê cac em. T ̃ ́ ́ ̀ ́ ừ đo đ ́ ể  co nh ́ ững hinh ̀   thưc, nh ́ ưng biên phap giao duc linh hoat phu h ̃ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ̀ ợp vơi t ́ ưng em. ̀ Và tôi biết được những em ngoài giờ  học  ở  trường, khi về  nhà là các  em thường xuyên đi chơi, la cà trên đường đi học từ  đó dẫn đến sao nhãng   việc học ở nhà và khi đến trường học tập thụ động nên kết quả học tập, rèn  luyện không cao. Có thể  chỉ  ra một vài em như: Trương Văn Chịnh Chà em trên đường  về  em thường vào chơi trò chơi điện tử  và lôi kéo, rủ  rê các bạn khác như  Nguyễn Phương Đông , Hoàng Minh Nam...; em Nguyễn Anh Đức có bố mẹ  đi làm ăn  ở miền Nam, em  ở với ông bà nội già yếu, nên không thể  quản lí   nổi sinh hoạt của em... Đã chuẩn bị  tốt bằng các hoạt động nắm thông tin  về kiến thức, kỹ năng, hành vi đạo đức của từng em, trên cơ  sở  đó tôi tiến  hành giải pháp phù hợp.  Đối với em Chịnh Chà, tôi đến nhà tìm hiểu lí do được biết: em chủ  quan không thích đi học, bố  mẹ  lại không hiểu tầm quan trọng của việc đi  học đều nên không nhắc nhở, bảo ban em. Còn em Đông, em Nam tôi gặp   phụ  huynh trao đổi đề  nghị  phụ  huynh kết hợp giáo dục em. Đối với em  Đức, tôi gặp riêng em khuyên nhủ, bảo ban gợi ở em tình yêu thương bố mẹ  đã vất vả làm ăn nuôi em ăn học...Kết quả các em đã đi học đều, rời xa trò   chơi điện tử, chú tâm vào việc học. Và tôi cũng lấy đó làm gương cho các  bạn học sinh khác trong lớp.      2.2.2. Tổ chức lớp học:           Công việc kế tiếp của tôi là sắp xếp chỗ ngồi và họp bầu ban cán sự  lớp. Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề mà tôi phải cân nhắc, làm sao để các  em ngồi chung bàn không làm mất trật tự, hỗ  trợ  nhau trong việc học theo   nhóm, xếp các đối tượng học sinh đồng đều giữa các tổ để tạo sự cân bằng 
  8. trong thi đua và cùng nhau phấn đấu tốt hơn. Việc bầu Ban cán sự  lớp, tôi  để  các em tự  bầu trên cơ  sở  các em đã tiếp xúc từ  năm học trước và điều  này tôi hoàn toàn tin tưởng  ở  các em. Sau đó cùng cả  lớp  thảo luận về nội  quy của nhà trường và nội quy của lớp học, quy định về thưởng, phạt.... Tất  cả  các em đều được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi  xem có  điểm nào các em thấy khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt  hơn. Để  học sinh dễ  nhớ  và Ban cán sự  lớp dễ  theo dõi, tôi dán Bảng nội   quy ở vị trí phù hợp, dễ nhìn. Nhiệm vụ  của Ban cán sự  lớp và các tổ  trưởng được tôi quy định rất cụ  thể : + Chủ tịch Hội đồng tự quản: Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi  thi đua giữa các tổ, điêu khiên cac tiêt sinh hoat hang tuân, tông h ̀ ̉ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̉ ợp va bao ̀ ́  ́ ́ ̉ ̀ ̣ ̣ ̉ ơp hang tuân, hang thang cho giao viên cao kêt qua thi đua vê moi măt cua l ́ ̀ ̀ ̀ ́ ́   ̉ ̣ chu nhiêm.  + Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách học tập: Điều hành lớp chữa bài  tập, luyện đọc, rèn chữ  trong 15 phút đầù giờ, cùng với lớp trưởng trong  Hội đồng tự  quản điều hành lớp học trong các tiết học  ứng dụng mô hình  trường học mới. + Phó Chủ  tịch Hội đồng tự  quản phụ  trách Văn­ Thể­ Mĩ: điều hành   tổ  chưc theo doi, tham gia cac hoat đông văn hoa, văn nghê, thê duc thê thao ́ ̃ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ̉   giữa giờ do Liên Đội hay Nhà trường tổ chức. + Các ban: Tôi thành lập 6 ban như sau: Ban học tập, Ban Văn nghệ, Ban Nề  nếp, Ban Sức khỏe vệ sinh, Ban Thư viện, Ban Đối ngoại. Mỗi ban có một  trưởng ban phụ trách mỗi công việc riêng theo hoạt động của lớp, cuối tuần   báo cáo kết quả công việc với Chủ tịch Hội đồng tự  quản và Phó Chủ  tịch  Hội đồng tự quản để tổng hợp, báo cáo vào tiết sinh hoạt lớp.
  9. + Các nhóm trưởng :  Theo doi cac hoat đông cua nhóm nh ̃ ́ ̣ ̣ ̉ ư  trực nhật, vệ  sinh, thực hiện nội quy, năm kêt qua hoc tâp cua t ́ ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ưng b ̀ ạn, xêp loai đanh gia ́ ̣ ́ ́  các bạn trong nhóm mình va bao cao cho các tr ̀ ́ ́ ưởng ban tông h ̉ ợp.  Sau khi thực hiện xong công tác tổ  chức lớp học, tôi phát động phong trào  thi đua giữa các nhóm. Mỗi nhóm đều có một quyển vở để làm sổ  ghi chép   những mặt cần theo dõi trong tuần một cách cụ  thể, khoa học làm căn cứ  cho buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.         2.2.3. Giáo viên chủ  nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học sinh noi   theo.        Muốn các em thực hiện tốt nền nếp thì người giáo viên phải làm  gương cho các em. Trong lớp học, GVCN là người mẫu mực trong các hoạt  động để  các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư  xử  của GV sẽ   ảnh   hưởng rất lớn đến học sinh. Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều   thực hiện đúng nội quy của Nhà trường như  mặc đồng phục sáng thứ  hai,   không đi dép lê, cư xử công bằng với học sinh, tôn trọng học sinh. Giáo viên   cần phải chuẩn mực từ  lời nói, cử  chỉ, lời nhận xét học sinh. Tôi luôn trau   dồi kiến thức, tay nghề bởi người GV không có năng lực, kiến thức rộng thì  khó tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tôi luôn gần gũi, thương yêu các em,   giúp các em tháo gỡ  những khó khăn trong đời sống, những khó khăn ở lớp,  ở trường.     2.2.4. Xây dựng nền nếp học tập, nền nếp tự quản   ­ Ngay từ đầu năm học, tôi quy  ước các ký hiệu về học tập và được   thống nhất khi ở trong lớp như cách giơ tay, lấy đồ dùng học tập, cách đứng  trả lời ... từ đó rèn cho HS tác phong nhanh nhẹn trong mọi hoạt động.  Đưa  ra quy định: phải chuẩn bị đầy đủ sách vở cho mỗi buổi học, xem trước bài  học hôm sau vào mỗi tối. Ngồi học nghiêm túc, sinh hoạt nhóm nhiệt tình.
  10.           ­ Sau 2 tuần học và kết quả  khảo sát chất lượng đầu năm, tôi phân  loại học sinh để  có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng   học sinh, luôn quan tâm đến các học sinh học còn yếu trong lớp, chuẩn bị  cho các em này những câu hỏi đơn giản để các em cảm thấy tự tin khi phát  biểu ý kiến. Xây dựng tốt phong trào " Đôi bạn cùng tiến", " Nhóm bạn  cùng tiến" để  các em giúp đỡ  nhau trong học tập và phong trào này rất có   hiệu quả.          ­ Duy trì nền nếp truy  bài đầu giờ và kiểm tra bài của nhau trong các   tiết dạy giúp GV tiết kiệm được thời gian và hướng các em vào mục tiêu tự  đánh giá kết quả của mình.          ­ Tôi cũng luôn tạo ra trong lớp một không khí thi đua học tập tốt, sôi   nổi trong mọi tiết dạy. Động viên kịp thời những HS xây dựng bài tốt và  những  tổ có nhiều em phát biểu ý kiến. 2.2.5.  Xây dựng điểm thi đua của học sinh: Căn cứ vào các tiêu chí thi đua của trường, của lớp tôi xây dựng khung  điểm thi đua cho học sinh theo từng cá nhân và từng nhóm và đây cũng được   coi là nội qui của lớp. Việc làm này nhằm giúp cho học sinh thể hiện tính tự  phê và phê của mình,  khả năng quản lí của các cán bộ lớp, đồng thời các em  có ý thức tự giác hơn trong học tập và các hoạt động khác. Mỗi học sinh tự  chấm   điểm   cá   nhân,  tự   bình   bầu  theo   nhóm  vào   giờ   sinh   hoạt  lớp,  lớp   trưởng tập hợp và báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. Cuối mỗi tháng thì tổng  kết điểm thi đua và quy định điểm tốt sẽ được gắn hoa điểm tốt. Cuối kì và   cuối năm học dựa vào kết quả  học sinh đạt được trong hàng tuần, hàng  tháng có kế  hoạch đề  xuất khen thưởng cho những học sinh có thành tích  cao để động viên khích lệ học sinh kịp thời. Lớp có kế hoạch trích quỹ lớp  để tặng thưởng học sinh tiêu biểu của lớp. Công tác thi đua khen thưởng kịp   thời nên đã tạo nên được phong trào thi đua sôi nổi trong cả lớp.
  11. 2.2.6.   Công   tác   phối     hợp   với   các   tổ   chức   trong   và   ngoài   nhà   trường Đối với Nhà trường: Ngoài việc giảng dạy trên lớp, tôi nắm bắt tình  hình của lớp và luôn trao đổi với nhà trường về tình hình của học sinh, tiếp  thu kế hoạch của nhà trường để triển khai công việc cho các em vào các tiết  sinh hoạt. Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ  môn, nắm bắt thông tin  kịp thời những mặt tồn tại của lớp, những cá nhân xuất sắc, những biểu   hiện tiêu cực để kịp thời uốn nắn.  Phối hợp với Liên đội: Tôi nắm lịch hoạt động của Liên đội thông qua  đại hội Liên đội và kế hoạch từng kì, từng tháng để định hướng cho Sao Nhi  đồng xây dựng kế hoạch hoạt động theo quy định và các phong trào thi đua   theo chủ đề, chủ điểm. Tổ chức cho học sinh tham gia tốt các phong trào thi   đua, tham gia các cuộc thi tìm hiểu do các cấp tổ chức, tham gia đọc sách ở  thư  viện...nhằm hướng các em có ý thức cao trong học tập và có lối sống   lành mạnh. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ  học sinh: Ngoài các kì họp phụ  huynh, tôi liên hệ  chặt chẽ  với Ban đại diện cha mẹ  học sinh một mặt để  quản lí giờ  giấc học tập, cách  ứng xử   ở  nhà, với mọi người xung quanh;   mặt khác huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào việc quản lí học  tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh để học sinh phát triển toàn diện.   Kết quả đạt được:    Qua quá trình thực hiện các giải pháp trên, tôi đã xây dựng được một   lớp học có nền nếp tốt. Nhờ đó các hoạt động học tập cũng như hoạt động   ngoài giờ lên lớp được nâng lên rõ rệt.  * Vê sô l ̀ ́ ượng: ­ Duy trì sĩ số 24/24, học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ. * Vê ch ̀ ất lượng:
  12. ­  Kiến thức, kĩ năng: * Chất lượng kiểm tra định kì cuối năm học 2014­ 2015:  + Môn học đánh giá bằng điểm số: Tổng số  HS Điểm 9­10 Điểm 7­8 Điểm 5­6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % 24 em Toán 13 54,2 7 29,1 4 16,7 0 0 Tiếng Việt 12 50,0 8 33,3 4 16,7 0 0 Anh văn 4 16,7 13 54,2 7 29,1 0 0 Tin học 14 58,3 6 25,0 4 16,7 0 0 + Các môn học đánh giá bằng nhận xét: Hoàn thành 100% ­ Năng lực: Đạt 100%  ­ Phẩm chất: Đạt 100% * Chất lượng tham gia các hoạt động : ­ Tham dự  “ Ngày hội viết chữ  đẹp HS Tiểu học” có 3 em đạt giải  (1em đạt giải Nhất, 1em đạt giải Ba, 1em đạt giải Khuyến khích).            ­ Học sinh tích cực tham gia các hoạt động Thể dục­ thể thao. 100%   học sinh thuộc bài  thể  dục và  múa hát  giữa giờ. Có ý thức phòng chống tai  nạn giao thông tốt, đi đúng phần đường của mình, 100% học sinh đội mũ  bảo hiểm khi ngồi trên xe. Học sinh tham gia tích cực vào các trò chơi dân gian do nhà trường tổ  chức trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhân ngày  Hội khỏe Phù Đổng  và các ngày lễ đạt kết quả cao. 3. Phần kết luận 3.1 Ý nghĩa và phạm vi áp dụng của sáng kiến  Qua quá trình thực hiện, tôi thấy để  xây dựng nền nếp tốt cho học sinh   nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp phải  thật sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn hết lòng vì học sinh, là người có  năng lực tổ chức, quản lí lớp, có kĩ năng sư phạm vững vàng, phải tạo mối  
  13. quan hệ tốt với học sinh, với phụ huynh HS,  phải thực sự là tấm gương cho  học sinh noi theo.            ­ Tìm hiểu đê biêt ro tình hình, hoàn c ̉ ́ ̃ ảnh từng học sinh.       ­  Cho học sinh học tập nội quy của trường, xây dựng nội quy, quy định  riêng của lớp.               ­ Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động và sáng tạo, ý thức tự quản   tốt.            ­ Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thực hiện thi đua, khen thưởng   thường xuyên.                ­ Phối hợp kịp thời và chặt chẽ  với các giáo viên bộ  môn và các đoàn  thể trong trường cũng như Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh. * Phạm vi áp dụng: Sáng kiến này được áp dụng trong việc xây dựng nền nếp lớp của bản  thân tôi  ở lớp 31 có kết quả sau một năm học và được nhân rộng  ở các lớp   trong trường. 3.2  Một số kiến nghị: + Đối với tổ chuyên môn: Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các hoạt động  của  Giáo viên chủ  nhiệm trong các buổi sinh hoạt để  các GVCN học tập lẫn  nhau. + Đối với Nhà trường: Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kinh nghiệm cho  giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp bằng nhiều hình thức. + Đối với Phòng Giáo dục: Tổ  chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên chủ  nhiệm. + Đối với các phụ  huynh  cần phải quan tâm hơn nữa con em mình, quan  tâm đến  sự  nghiệp giáo dục, phải thật sự là tấm gương mẫu mực cho con   em mình.    Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về  xây dựng nền nếp  cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp. Tôi rất mong nhận được sự góp 
  14. ý quý báu của Hội đồng khoa học các cấp để  sáng kiến được hoàn thiện   hơn. Xin trân trọng cám ơn !                                              
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0