intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp XD môi trường văn hóa tại trường mầm non Yên Hòa quận Cầu Giấy

Chia sẻ: Ngô Thị Thu Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1.001
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở một vài trường học, cơ sở vật chất phục vụ học tập còn chưa được trang bị đầy đủ, bàn ghế thiếu thốn, sân chơi nhiều rác, nhà vệ sinh thiếu sạch sẽ, môi trường không khí bị ô nhiễm … làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Xin mời thầy cô và nhà trường tham khảo sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm xây dựng môi trường văn hoá ở trường mầm non Yên Hoà nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo tại trường mầm non, giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ năm học ngày càng đạt hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp XD môi trường văn hóa tại trường mầm non Yên Hòa quận Cầu Giấy

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TẠI TRƯỜNG MẦM NON YÊN HÒA QUẬN CẦU GIẤY
  2. I- ĐẶT VẤN ĐỀ Theo tinh thần của Nghị quyết, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) mà chúng ta đang tiến hành nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội (CHXH) đang đặt ra nhiệm vụ cấp bách là xây dựng một xã hội không chỉ có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển cao, và cùng với nó phải là một MTVH trong sạch, lành mạnh, thực sự là nguồn năng lượng tinh thần, là “cái nôi” nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng khẳng định, phải phát triểnnhanh nhưng bền vững; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mục tiêu chân – thiện – mỹ là mục đích vươn tới của văn hoá Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới vừa qua, cũng phải nghiêm túc nhìn nhận về thực trạng MTVH nước ta vẫn còn nhiều những hạn chế, bất cập đáng lo ngại: sự gia tăng nhanh chóng của tệ nạn xã hội; sự băng hoại đạo đức, lối sống của một lớp người trong xã hội, đặc biệt là lớp thanh niên trẻ; sự tấn công, phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang làm xói mòn đạo đức, lối sống, phá vỡ thuần phong mỹ tục, chao đảo kỷ cương, phép nước … Ở lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, nhiều cơ sở đào tạo và trường học chưa thực sự coi trọng vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để đào tạo những con người phát triển toàn diện. Nhiều trường học mới chỉ quan tâm tới việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục phẩm chất đạo đức, phát triển nhân cách con người. Một số hiện tượng tiêu cực nảy sinh không được kịp thời uốn nắn dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong học sinh, sinh viên: lang thang bụi đời, trộm cắp, cướp giật, ma tuý, mại dâm, .v.v… Trật tự học đường ở một số trường chưa được đảm bảo, mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội lỏng lẻo, tạo điều kiện cho các TNXH luồn lách, thâm nhập vào học đường. Môi trường giáo dục ở một số nơi còn thiếu lành mạnh bởi hoạt động “thương mại hoá giáo dục” của một số thầy cô giáo. Ở một vài trường học, cơ sở vật chất phục vụ học tập còn chưa được trang bị đầy đủ, bàn ghế thiếu thốn, sân chơi nhiều rác, nhà vệ sinh thiếu sạch sẽ, môi trường không khí bị ô nhiễm … làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đây là những bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn. Xuất phát từ tình hình đó, đồng thời nhằm thực hiện hiệu quả cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh hoạt động tích cực” mà ngành giáo dục đang triển khai
  3. hiện nay tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh ngiệm xây dựng môi trường văn hoá ở trường mầm non Yên Hoà ” nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo tại trường mầm non, giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ năm học ngày càng đạt hiệu quả cao. II- THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ TRONG NHÀ TRƯỜNG MẦM NON YÊN HOÀ 1. Đặc điểm tình hình về Trường mầm non Yên Hoà Trường mầm non Yên Hoà trước đây là nhà trẻ Yên Hoà thuộc hợp tác xã Yên Hoà do huyện Từ Liêm quản lý. Quy mô của nhà trường khi mới thành lập có 6 nhóm lớp với 187 cháu ở cảhai cơ sở. Năm 2000 trường được UBND Quận xây mới tại cơ sở I và năm 2006 xây mới cơ sở nằm trên địa bàn phường Yên Hoà, nằm gần khu đô thị mới Trung Yên, giáp với phường Trung Hoà Quận Cầu Giấy. Đây là một địa bàn rộng , giáp với nhiều nơi nên nảy sinh nhiều phức tạp về an ninh trật tự. Mặt bằng dân trí thấp, người dân ở đây sống chủ chủ yếu bằng nghề thủ công làm giấy, buôn bán nhỏ, đời sống kinh tế khó khăn, bấp bênh, không có điều kiện chăm sóc con cái. Là một trường có số học sinh đông với 706 học sinh, 12 lớp nhưng do địa bàn giáp ranh nên số học sinh không thuần nhất. Vì vậy công tác giáo dục học sinh trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) của Đảng coi Giáo dục – Đào tạo, Khoa học – Công nghệ là “Quốc sách hàng đầu”. Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục của trường mầm non Yên Hoà có bước phát triển mới. Nhà trường đã tổ chức sắp xếp phát triển trường lớp khang trang, cải thiện khung cảnh sư phạm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân. Cơ sở vật chất của trường cũng được đầu tư đáng kể. Hệ thống lớp học được điều chỉnh, xây dựng, tu bổ đảm bảo các điều kiện học tập và vui chơi của học sinh. Đến nay, trường được hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, có 12 nhóm lớp với diện tích rộng, thoáng mátđáp ứng được điều kiện cho các cháuvui chơi và học tập. Sân trường có đủ cây xanh bóng mát, có đồ chơi ngoài trời để phục vụ hoạt động vui chơi của trẻ. Việc bồi dưỡng đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng đem lại nhiều kết quả tốt. Năm học 2007 – 2008, tổng số giáo viên toàn trường là 56 đồng chí, số giáo viên đạt chuẩn 100%, đạt trên chuẩn là 75% về trình độ đào tạo. Đội ngũ giáo viên ngoài việc phấn đấu bồi
  4. dưỡng chuyên môn qua các phong trào “dạy tốt, học tốt” còn được bổ sung kiến thức, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp qua các đợt bồi dưỡng theo chương trình qui định, các buổi sinh hoạt tư tưởng thường kỳ. Từ khi thành lập đến nay trường đã đạt được những thành tích như sau: - Trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến. - Chi bộ liên tục đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh. - Số cán bộ giáo viên giỏi cấp thành phố: 8 lượt người - Số giáo viên, nhân viên giỏi cấp quận 33 lượt người. - Công đoàn: Liên tục đạt công đoàn xuất sắc vững mạnh. - Chi đoàn: Liên tục đạt danh hiệu chi đoàn xuất sắc. Nhà trường thực hiện đầy đủ các chương trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, triển khai tốt nhiệm vụ năm học. Hàng năm đề ra kế hoạch và biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng các chuyên đề “Làm quen với toán”, chuyên đề tạo hình, giáo dục lễ giáo, giáo dục dinh dưỡng, sứckhoẻ, VSATTP, chuyên đề “Làm quen văn học – chữ viết”… - Duy trì nghiêm túc lịch họp giao ban và sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức tốt hội thi “Giáo viên giỏi, cô nuôi giỏi” cho 100% giáo viên, nhân viên. Các ngày lễ hội được tổ chức trang trọng chu đáo, gây ấn tượng tốt đối với học sinh và phụ huynh. Chính vì thế chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao: - Tỷ lệ chuyên cần toàn trường đạt 85% đối với mẫu giáo, 80% đối với trẻ nhà trẻ. - Về chăm sóc: Cuối năm học 2007 – 2008 trẻ kênh A đạt 94,6% không có kênh C, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng là 3,6%. + Quản lý tốt hồ sơ sức khoẻ, phiếu tiêm chủng, biểu đồ theo dõi cân nặng của trẻ. + Tổ chức khám và phân loại sức khoẻ cho trẻ 2 lần/ năm với đầy đủ các chuyên khoa. + Cân sức khoẻ và theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ 4 lần/năm, riêng trẻ bị suy dinh dưỡng hàng tháng được cân đo. Trường có biện pháp để chống suy dinh dưỡng và bệnh béo phì.
  5. + Phối hợp với phụ huynh cho trẻ ăn 10.000đ/ngày đảm bảo đủ năng lượng và cân đối các chất. Thực đơn được điều chỉnh theo tuần, theo mùa. - Về chất lượng giáo dục: + 100% lớp thực hiện theo đổi mới hình thức giáo dục trẻ. + Là trường điểm của chuyên đề Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, công nghệ thông tin. + 100% nhóm lớp trang trí theo hướng đổi mới và phù hợp với chủ điểm, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, học tập phát triển trí lực. + Nhà trường thường xuyên tổ chức hội thi trang trí lớp, thi làm đồ dùng dạy học; đồ chơi đầy đủ, phong phú phục vụ nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ. Các hội thi “Bé khoẻ, bé ngoan”, “Bé khéo tay, bé nhanh trí” được tổ chức luân phiên hàng năm. Về kết quả giáo dục: 98% trẻ phát triển đạt yêu cầu, trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động, thích ứng nhanh với sinh hoạt tại trường mầm non. Tham gia các hội thi của quận và thành phố đạt kết quả cao. 90,3% trẻ đạt bé khoẻ bé khoan cấp trường, 85% trẻ đạt danh hiệu Bé ngoan hàng tháng, riêng đối với trẻ 5 tuổi được chuẩn bị tốt các yêu cầu trước khi bước vào lớp 1. - Về bảo vệ trẻ: 100% trẻ được chăm sóc bảo vệ an toàn tuyệt đối ở mọi lúc mọi nơi. 2. Hoạt động xây dựng MTVH trong nhà trường mầm non Yên Hoà: Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện xây dựng MTVH trong sạch và lành mạnh trong nhà trường, thực hiện nghiêm túc Chương trình và kế hoạch hoạt động của phòng giáo dục quận Cầu Giấy. Trong những năm vừa qua, trường mầm non Yên Hoà đã tiến hành nhiêm vụ xây dựng Nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh có thói quen lễ giáo. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện; thực hiện cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” trong nhà trường, xây dựng môi trường thân thiện, học sinh hoạt động tích cực.
  6. Nhờ những cố gắng vươn lên của tập thể nhà trường, đồng thời có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu Nhà trường, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng xã hội. Trong những năm vừa qua hoạt động xây dựng MTVH của trường đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về chất lượngvà nội dung, đặc biệt trong giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.1. Đối vớihọc sinh: Nhà trường đã phát động, triển khai các phong trào thi tìm hiểu môi trường xung quanh, nhằm nâng cao thói quen lễ giáo cho học sinh trong toàn trường. Tổ chức các cuộc thi “ Bé khoẻ bé ngoan” nhằm giáo dục nhận thức thẩm mỹ và ứng xử trong cuộc sống. Các hoạt động này tạo ra những sân chơi bổ ích, sinh hoạt văn hoá lành mạnh nhằm phát triển con người toàn diện. Thông qua các hoạt động này, mối quan hệ giáo viênvà học sinh được cải thiện, kỷ cương trậttựnhà trường được xây dựng, củng cố. Sự nhận thức trong các em học sinh về thói quen lễ giáo có sự biến chuyển tốt. Đa số các em học sinh đều có thói quen lễ giáo cư xử đúng mực trong giao tiếp với cô và bạn bè. Có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, biết yêu thương kính trọng ông bà, bố mẹ, cô giáo và những người gần gũi, biết vâng lời, biết tự nhận lỗi khi mắc lỗi. Trong công tác xây dựng MTVH, Nhà trường luôn xác định mục tiêu tổ chức giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ với các nhiệm vụ trọng tâm: Dạy đủ, đúng chương trình môn giáo dục thể chất và thẩm mỹ- hình thành và phát triển khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong cuộc sống và nghệ thuật. Bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật: - Thích nghe nhạc, nghe hát . Chú ý lắng nghe và nhận ra giai điệu quen thuộc. Hát đúng, hát diễn cảm bài hát mà trẻ yêu thích. - Phân biệt âm sắc của một số dụng cụ quen thuộc và biết sử dụng để theo nhịpbài hát, bản nhạc - Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật( âm nhạc. tạo hình): + Vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc ( Vỗ tay, dậm chân, nhún nhẩy, múa) + Biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu, phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm có nội dung và bố cục đơn giản.
  7. + Biết thể hiện xen kẽ màu, hình trong trang trí đơn giản -Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. Để xây dựng MTVH trong trường học, nhà trường còn chú trọng, quan tâm việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh và y tế học đường. Có kế hoạch trang bị hoàn chỉnh hệ thống nước uống sạch, đảm bảo đủ nước uống sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống chiếu sáng học đường hợp lý. Để thực tốtnhiệm vụ này, nhà trường luôn đề cao các biện pháp như:Phối kết hợp với trung tâm y tế quận tổ chức cho 100% học sinh được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kiện toàn phòng y tế. Nhà trường 2 Phòng y tế: Diện tích 12m2 mỗi phòng, có các thiết bị y tế tối thiểu và đồ dùng theo dõi sức khoẻ như: tủ thuốc, cân, thước đo huyết áp, nhiệt kế, giường cho trẻ mệt, có bảng biểu cân đo, tranh tuyên truyền sức khoẻ, có phác đồ cấp cứu, có một y sĩ phụ trách, thực hiện tốt các hoạt động từ thiện. Nhà trường đẩy mạnh hoạt động Thể dục-Thể thao, phong trào văn nghệ, phong trào ca hát tập thể và thể dục thể thao trong nhà trường, hoạt động xã hội của ngành, địa phương:tổ chức hội thi: “ Bé với an toàn giao thông và bảo vệ môi trường”, câu lạc bộ một số môn Thể dục- Thể thao như võ thuật… các câu lạc bộ này hoạt động và tập luyện thường xuyên, trong quá trình hoạt động các cô sẽ phát hiện và lựa chọn những học sinh có năng khiếu các môn Thể dục – thể thao để có kế hoạch bồi dưỡng, tiến tới thi cấp Quận. Trong năm, trường luôn tổ chức sinh hoạt tập thể nhân những ngày lễ lớn, phát động thi vẽ tranh theo các chủ đề và triển lãm tại trường. 2.2. Đối vớigiáo viên: Thực hiện xây dựng MTVH trong Nhà trường, Ban giám hiệu trường mầm non Yên Hoà tiến hành việc tăng cường giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng: tổ chức học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh kết hợp với phong trào xây dựng “Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh có thói quen lễ giáo”. Quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng MTVH ở Nhà trường được tiến hành theo cách xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động, thông qua các khâu như: - Giáo viên đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch. -Ban giám hiệu có biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động -Ban chấp hành công đoàn xây dựng khối đoàn kết nội bộ. Hoạt động xây dựng MTVH được biểu hiện trong khối cán bộ, giáo viên như:
  8. - Xây dựng nếp sống văn hoá: Ra vào lớp, hội họp đúng giờ, ghi chép đầy đủ, tập trung đóng góp ý kiến xây dựng… - Thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phòng Giáo dục để nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho giáo viên trên chuẩn. - Tổ chức cho giáo viên học tập và thực hiện các văn bản, chỉ thị của ngành giáo dục - Nhà trường phối kết hợp vớiCông đoàn hưởng ứng, thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm “ và “Nếp sốngvăn hoá công nghiệp”. Đề ra những tiêu chuẩn thi đua mang tính khả thi được bàn bạc thống nhất một cách dân chủ động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng kịp thời. Trong hoạt động xây dựng MTVH, Nhà trườngluôn nghiêm khắc xử lý đối với giáo viên còn những tồn tại như: + Một số giáo viên chưa thực sự mẫu mực trong giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, với học sinh và cha mẹ học sinh. Tác phong, lời nói chưa chuẩn mực. + Trong nghề nghiệp, khả năng sư phạm, phương pháp dạy học chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu đổi mới dạy học dẫn đến việc đánh giá học sinh chưa đúng mức, chưa thực sự làm cho phụ huynh học sinh khâm phục về khả năng chuyên môn, khả năng thu hút học sinh còn hạn chế. + Lối sống, giao tiếp và trang phục đôi lúc chưa chuẩn mực có thể do nhận nhận thức, hoặc cẩu thả trong cách ăn mặc dẫn đến những hạn chế trong việc hướng dẫn học sinh ăn mặc, ứng xử giao tiếp có văn hoá. + Trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ: một bộ phận nhỏ giáo viên còn chưa tích cực, chưa tự giác để nâng cao trình độ dấn đến việc thiếu kiến thức chuyên môn và cả kiến thức xã hội để giáo dục và truyền thụ cho học sinh. + Trong việc tham gia các hoạt động xã hội còn có giáo viên nhận thức hạn chế hoặc vì những toan tính cá nhân đã không tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc không coi trọng các hoạt động xã hội
  9. Có thể nói hoạt động xây dựng MTVH tại Trường mầm non Yên Hoà trong những năm qua đã đạt được một số thành tíchnhất định. Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan và chủ quan như: Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, một số các bậc phụ huynh mải làm ăn kinh tế nên đã xem nhẹ việc giáo dục uốn nắn con em mình. Để phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những tồn tại trong hoạt động xây dựng MTVH ở trường mầm non Yên Hoà, cần phải có những giải pháp cụ thể. III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ TRONG TRƯỜNG MẦM NON YÊN HOÀ 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Ban Giám hiệu Nhà trườngtrong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hoá. Đây là giải pháp có tính chất quyết định tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng MTVH ở Trường mầm non Yên Hoà quận Cầu Giấy trong thời kỳ hiện nay. Xây dựng MTVH nhằm đáp ứng những nhu cầu văn hoá, giáo dục học sinh, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Xây dựng MTVH tốt đẹp cần thiết có sự chỉ đạo và tham gia của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý của Ban giám hiệu Nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hoá. Trên thực tế, hoạt động xây dựng MTVH ở trường mầm non Yên Hoà trong những năm qua đã cho thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ Đảng và quản lý của Ban giám hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định. Để thực hiện được mục tiêu xây dựng MTVH trong Nhà trường, Chi bộ và Ban giám hiệu Trường đã tổ chức quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính Phủ về công tác văn hoá. Từ đó, cần nhận thức đầy đủ về vai trò của văn hoá và xây dựng MTVH trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Khắc phục sự nhìn nhận phiến diện về xây dựng MTVH, coi xây dựng MTVH đơn thuần chỉ là các hoạt động mang tính chất bề nổi, không quan tâm đến chiều sâu. Kinh nghiệm cho thấy, ở cơ sở nào có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, có sự đi sâu, đi sát trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá các phong trào, các hoạt động thì ở đó hoạt động xây dựng MTVH có sự chuyển biến tốt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi ở cơ sở nào vai trò lãnh đạo, sự chỉ đạo của Đảng và sự quản lýcủa Nhà nướcđược thực hiện tốt thì từ việc hoạch định chương trình, kế hoạch hoạt động đến việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện xây dựng MTVH đều đạt kết quả cao.
  10. 2. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ, công chức và toàn thể học sinh trong Nhà trường nhằm xây dựng MTVH trong sạch và lành mạnhthúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo . Xây dựng MTVH cần phải huy động được sức mạnh của toàn trường, trong đó giải phápgiáo dục nhận thức cho giáo viên, cán bộ, công chức và học sinh là cực kỳ quan trọng, nó mang tính chất bao quát các hoạt động nhằm tạo ra sự chính xác trong nhìn nhận đối với văn hoá, hiểu biết toàn diện hơn về văn hoá, vai trò của văn hoá trong phát triển giáo dục và đào tạo và vai trò của xây dựng MTVH ở Thủ đô Hà Nội. Từ đó biến hoạt động xây dựng MTVH thành hoạt động mang tính chất tự giác, thường xuyên của mỗi giáo viên và học sinh trong Nhà trường. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực tham gia công tác xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh. Tổ chức các buổi nghe báo cáo chuyên đề, các buổi Hội thảo, toạ đàm về công tác xây dựng môi trường văn hoá theo từng thời điểm cụ thể, hợp lý. Tổ chức các Hội thi, các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao trong và ngoài trường nhằm xây dựng phong trào thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. 3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của giáo viên và học sinh trong trường làm chuyển biến mạnh mẽ cuộc vận động xây dựng MTVH ở Nhà trường mầm non Yên Hoà. Từ thực trạng xây dựng MTVH ở Trường những năm qua đã cho thấy vai trò của các giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Cần xác định rõ xây dựng MTVH là trách nhiệm của tất cả mọi người, muốn thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và xây dựng MTVH chúng ta cần phải biết kết hợp và phát huy sức mạnhtổng hợp của các giáo viên, học sinh, đoàn thể, từ đó để triển khai thực hiện công việc một cách có hiệu quả và chất lượng nhất. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong các giáo viên và học sinh, lồng ghépvào đó các nội dung của việc xây dựng MTVH trong sạch và lành mạnh. Đẩy mạnh phong trào “Vì một môi trường trong sạch” trong Nhà trường, nâng cao vai trò người giáo viên trong các hoạt động xã hội, trong gia đình, phấn đấu xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc. Thường xuyên hướng học sinh phấn đấu theo tiêu chí của “Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực- Học sinh thanh lịch”.
  11. 4. Tăng cường xây dựng nguồn lực và cơ sở vật chất cho các hoạt động xây dựng MTVH ởtrường mầm non Yên Hoà. Nguồn lực vốn đầu tư cho các hoạt động xây dựng MTVH: Tài chính là một trong những nhân tố quyết định tới kết quả của mọi hoạt động. Đối với hoạt động xây dựng MTVH ở trường mầm non Yên Hoà trong nhiều năm qua việc đầu tư kinh phí là khá lớn, song để duy trì tốt hoạt động này, cần có sự đầu tư kinh phí một cách hợp lý. Để thực hiện được giải pháp này cần phải huy động vốn từ hai nguồn: nguồn do Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn huy động từtrong nhân dân địa phương đóng góp. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá – giáo dục, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia đóng góp vào quỹ xây dựng trường của ngành văn hoá. Trên thực tế, nhà trường đã tập trung đầu tư kinh phí trang bị cơ sở vật chất theo tiêu chí Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia: có đầy đủ các phòng học cho học sinh, các phòng chức năng đạt yêu cầu chuẩn với các thiết bị dạy và học hiện đại, sân chơi có nhiều đồ chơi và cây xanh bóng mát tạo một khung cảnh sư phạm nhà trường luôn xanh – sạch – đẹp. Phụ huynh học sinh tích cực ủng hộ nhà trường về vật chất như hệ thống máy điều hòa nhịêt độ, ti vi đầu đĩa tại các nhóm lớp… 5. Xây dựng một môi trường đạo đức tích cực, trong sáng, lành mạnh trong Nhà trường mầm non Yên Hoà. Môi trường đạo đức là môi trường ở đó các quy tắc xử sự cao đẹp được xã hội chấp nhận và mọi người tuân thủ một cách thường xuyên và trở thành chuẩn mực, niềm tin của cộng đồng. Xây dựng môi trường đạo đức trong Nhà trường làlà tạo lập trong giáo viên và học sinh nếp nghĩ, hành vi ứng xử và mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người gắn liền với việc kế thừa giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu giá trị đạo đức mới cuả thời đại, chống lại cái cũ, cái xấu, cái giả dối. Khẳng định cái đúng, cái tốt, cái đẹp, xây dựng bầu không khí tinh thần lành mạnh trong xã hội. Muốn xây dựng được môi trường đạo đức trong Nhà trường với những tiêu chí đó cần phải chú trọng tới các biện pháp sau: - Xây dựng cho mỗi cá nhân giáo viên và học sinh những ý thức và hành vi đạo đức mới phù hợp với những chuẩn giá trị của một xã hội văn minh và tiến bộ, xây dựng mối quan hệ đạo đức trong sáng, xây dựng môi trường đạo đức nuôi dưỡng các giá trị nhân văn. Mặt khác, cần không ngừng phấn đấu học hỏi vươn lên trong cuộc sống để tiếp thu, tiếp cận
  12. những cái mới, cái tốt và cái hiện đạihơn, khoa học hơn. Việc xây dựng môi trường đạo đức phải được cụ thể hoá trong các chương trình hành động và kế hoạch hoạt động của Nhà trường. 6. Giáo dục truyền thống cách mạng trong giáo viên và học sinh, phát huy các giá trị văn hoá cổ truyền làm động lực thúc đẩy hoạt động xây dựng MTVH. Trong khi xây dựng MTVH trong Nhà trường cần chú trọng tớiviệc tăng cường công tác giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng cho giáo viên, đặc biệt là đối với học sinh trong Nhà trường. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng những giá trị mới, đó là: truyền thống “ uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc và phụng dưỡng những người có công với cách mạng; truyền thống giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc hoạn nạn, tinh thần tự hào dân tộc. Đẩy mạnh các hoạt động thu hút sự tham gia đông đảo của các giáo viên, học sinh, đẩy mạnhcác phong trào thi đua và một số hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao hướng về những ngày lễ lớn như chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5, ngày thành lập Đoàn 26-3…, qua đó thắt chặt tình cảm giữa thầy với trò và tình cảm bè bạn trong trường, trong lớp. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai công tác phòng chống TNXH trong Nhà trường. KẾT LUẬN Xây dựng MTVH là một trong những nhiệm vụ vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách nhằm ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần vào xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, biến văn hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Việc xây dựng MTVH phải được tiến hành một cách đồng bộ, rộng khắp, gắn liền với những nội dung thiết thực, cụ thể và phải bắt đầu từ cơ sở, từng cộng đồng dân cư, trường học. Trường mầm non Yên Hoà trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tích, có những chuyển biến rõ rệt trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpgiáo dục những con người mới, những con người toàn diện có đầy đủ tri thức, văn
  13. hoá và để thực hiện chương trình “Phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” của Thành phố Hà Nội, của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội về việc triển khai cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch”, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới cho nhà trường trong thời gian tới là phải tiến hành tổng kết toàn diện việc xây dựng môi trường văn hoá của nhà trường, trên cơ sở đó xây dựng những biện pháp, giải pháp đồng bộ, phát huy vai trò đoàn kết, phối kết hợp các lực lượng giáo dục, phấn đấu xây dựng ở nhà trường một môi trường Văn hoá phong phú, lành mạnh, tiến bộ, văn minh . Quá trình xây dựng MTVH ở Trường mầm non Yên Hoà trong thời gianvừa qua đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của các giáo viên và học sinh tham gia hưởng ứng nhiệt tình, tạo nên sự đồng thuận trong nhà trường để bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, xây dựng các giá trị văn hoá mới, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh của Nhà trường. Sự nhiệt tình tham gia của các giáo viên và học sinh đã tạo nên chuyển biến bước đầu quan trọng và làm tiền đề để sự nghiệp giáo dục đạo đức, văn hoá ở Trường mầm non Yên Hoà tiếp tục phát triển đúng hướng và vững chắc. Xây dựng MTVH đã trở thành nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, những thành tựu trên lĩnh vực này là chưa vững chắc. Vì vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp Giáo dục và đào tạo, Chi bộ Đảng và Ban giám hiệu Nhà trường cần phải quán triệt sâu sắc, toàn diện chủ trương xây dựng MTVH và đạo đức trong nhà trường đến toàn thể các giáo viên và học sinh, hoạt động này cần phải được tiến hành một cách đồng bộ và thường xuyên. Trong đó, cần chú trọng nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo của Đảng đối với việc xây dựng MTVH của Trường. Đây là những việc làm cấp bách để tạo ra MTVH lành mạnh trong Trường mầm non Yên Hoà, góp phần xứng đáng vào xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Thủ đô Hà Nội, nhất là trong giai đoạn hướng tới kỷ niệm 1000 năm Đông Đô – Thăng Long – Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2