intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kinh nghiệm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường PTDT Nội trú

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

190
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Một số kinh nghiệm thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường PTDT Nội trú” thích hợp, mang tính thời sự cấp bách và hoàn toàn có khả năng thực hiện trong quá trình triển khai tiến hành và đánh giá kết quả của cuộc vận động tại trường. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường PTDT Nội trú

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM - THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
  2. A.PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm trở lại đây, ngành GD&ĐT đã phát động rất nhiều phong trào thi đua cùng nhiều cuộc vận động lớn trong toàn ngành như cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” từ năm 2006 và “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” từ năm 2007, và ngày 15 tháng 5 năm 2008 tại trường THCS Vạn phúc. Hà đông, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT- Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông và trường Mầm non giai đoạn 2008-2013 trên cơ sở đó ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số : 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Mục tiêu của phong trào thi đua là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xã hội để xây dựng môi trường GD an toàn , thân thiện, hiệu quả . Phong trào xác định 5 nội dung lớn gồm : “ Xây dựng trường, lớp, xanh, sạch, đẹp, an toàn . Dạy và học có hiệu quả , phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh . Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh . Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa , cách mạng ở địa phương” . Đây là một lộ trình hết sức chặt chẽ, lô gích có hệ thống nhằm giáo dục và đào tạo ra những thế hệ học sinh phát triển toàn diện, những lớp người mới năng động, sáng tạo có tri thức, có đạo đức đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời trở thành những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Là một cán bộ quản lý giáo dục trong trường Phổ thông dân tộc Nội trú Huyện bản thân tôi đã nhận thức và hiểu rõ mục tiêu quan trọng của cuộc vận động , đặc biệt đối với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số trong hệ thống trường “ Chuyên biệt” nơi đào tạo trực tiếp nguồn cán bộ tại chỗ cho địa phương . Đây chính là lý do thôi thúc tôi nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG : Tiền thân của trường PTDT Nội trú Bắc Hà là trường Thiếu nhi dân tộc vùng cao Bắc Hà được thành lập tháng 9 năm 1975( Năm học 1975- 1976) là một trường học chuyên biệt nằm trong hệ thống trường “ Chuyên biệt”của nhà nước với chức năng “Giáo dục và đào tạo con em các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn của Huyện , nhằm đào tạo và cung
  3. cấp nguồn cán bộ kế cận cho địa phương” . Trong hơn 30 năm xây dựng , phát triển và trưởng thành , nhà trường đã 5 lần được đổi tên cho phù hợp với tình hình giáo dục của từng thời kỳ , đặc biệt từ năm học 2009-2010 được sự tài trợ của Công ty chứng khoán Sài Gòn và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tỉnh Lào Cai nhà trường đã được mở rộng và nâng cấp thành trường PTDT Nội trú THCS & THPT Bắc Hà với quy mô đào tạo 2 cấp học THCS & THPT là con em các dân tộc của 3 Huyện Bắc Hà – Si Ma Cai và Mường Khương . Quy mô nhà trường trong năm học 2011-2012 có 14 lớp /490 HS ( khối THCS : 08 lớp, khối THPT ; 06 lớp) với 12 dân tộc của 3 Huyện Bắc hà, Si Ma Cai, Mường Khương đây cũng là những thuận lợi cơ bản của nhà trường trong việc thực hiện cuộc vận động như : HS ăn ở tập trung ngay tại trường, được sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo từ Huyện tới Tỉnh, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học được cung cấp, trang bị tương đối đầy đủ và khang trang ,các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò cơ bản là đầy đủ đáp ứng được việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại chuẩn kiến thức kỹ năng , đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt,có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc, nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2006 . Nhưng bên cạnh đó cũng vẫn còn bộc lộ một số khó khăn như : 95% học sinh là con em các dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu vùng xa trong huyện về học, trình độ nhận thức của các em không đồng đều, còn nhiều hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt do vậy kết quả học tập chưa cao ( Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên) các bậc phụ huynh học sinh ít quan tâm đến học sinh gần như giao khoán hẳn cho nhà trường, nhiều học sinh còn hay nghỉ học vô lý do về thăm nhà vào những dịp cưới hỏi,ma chay,làm nhà v..v.. III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : Từ đặc điểm và thực trạng của nhà trường và kết quả thực hiện cuộc vận động trong 3 năm học vừa qua ( 2008-2009,2009-2010,2010-2011) ta dễ dàng nhận thấy trường đang là một điểm sáng về giáo dục trong toàn Huyện , song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm khi áp vào 5 nội dung cụ thể trong cuộc vận động mà đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường lại càng quan trọng trong nhà trường cũng như toàn ngành thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn mới IV. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Việc “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực “ là mục tiêu chung của toàn nghành GD của tất cả các trường học , song từng đơn vị lại có những mặt tích cực và hạn chế khác nhau , đặc thù và thực trạng khác nhau. Do vậy với tư cách là một Phó Hiệu trưởng , trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động của trường, sáng kiến kinh nghiệm này là thích hợp , mang tính
  4. thời sự cấp bách và hoàn toàn có khả năng thực hiện trong quá trình triển khai tiến hành và đánh giá kết quả của cuộc vận động tại trường . B. PHẦN NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN : Trường học thân thiện là mô hình trường do UNICEF- quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đề xướng từ những năm 90 của thập kỷ trước và đã được triển khai đạt kết quả tốt ở nhiều nước . Ở Việt nam , Bộ GD&ĐT đã phối hợp với UNICEF thực hiện thí điểm nhiều năm nay ở 50 đơn vị trường Tiểu học và THCS trong toàn quốc . Từ kết quả thí điểm Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 v/v phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Đây chính là cơ sở để nhận thức và tổ chức những hành động đúng hướng trong phạm vi từng cấp học , những tiêu chí những giải pháp mang tính lâu dài và trước mắt khi thực hiện cuộc vận động này. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong mối quan hệ giữa cán bộ giáo viên với học sinh , giữa học sinh với học sinh , giữa giáo viên, nhân viên với giáo viên, nhân viên, giữa nhà trường với gia đình học sinh với cộng đồng và hành vi thân thiện với môi trường thiên nhiên Phát huy vai trò tích cực của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú , tự giác , tự tin, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện, đây cũng chính là mục tiêu, nguyên lý Giáo dục nhiệm vụ trong từng năm học, các cuộc vận động của nghành và công đoàn Giáo dục trong từng giai đoạn . Vấn đề ở chỗ các nội dung ấy trong quá trình thực hiện có những quy mô, kết quả và những hạn chế khác nhau , trong những điều kiện giai đoạn khác nhau của phát triển xã hội và đất nước…nó sẽ thay đổi cho phù hợp vì vậy chúng ta hoàn toàn có cơ sở khi triển khai và thực hiện các yêu cầu của cuộc vận động này trên cơ sở thực hiện đồng bộ , có tập trung . II. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Qua kết quả tổng kết năm học của nhà trường đối chiếu với những yêu cầu nội dung của cuộc vận động bản thân tôi tự nhận thấy : 1. Mối quan hệ : Thực trạng Tốt khá Chưađồng Cònphức đều hiệu quả tạp thiếu gắn kết Tác động của XH với sự 80 % 15% 5% nghiệp GD Quan hệ giữa gia đình và 30% 35% 10% 25% nhà trường Những hoạt động phối 80% 17% 3% hợp của trường
  5. 2. Chất lượng dạy và học : Duy trì theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia - Học lực ; giỏi 3% trở lên, khá 35 %, yếu không quá 5% - Hạnh kiểm : Tốt khá đạt từ 85% trở lên , yếu không quá 2% 3. Môi trường công trình vệ sinh: Nội dung Tốt,đầy Khá còn TB, Yếu, không đủ phải hoàn thiếu đảm bảo thiện Cây xanh bóng mát 90 % 10% Công trình vệ sinh 90% 10% Ý thức giữ gìn VS 90% 7% 3% 4. Các hoạt động gắn liền với địa phương: Nội dung hoạt động Tốt Khá chưa TB Yếu không có phong phú hoạt động Chính trị xã hội 85 % 10% 5% Lịch sử 80% 15% 5% Văn hóa 85% 15% Y tế môi trường 90% 10% Tuyên truyền về GD 90% 7% 3% Qua các số liệu tổng hợp trên tôi thấy khả năng thành công của cuộc vận động tại trường là rất lớn vì các tiêu chí thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” không tách bạch mà phối kết hợp với các nội dung thi đua vận động khác. Từ Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là nhân tố của Xây dựng học sinh tích cực, thầy giáo tận tụy . Từ phong trào Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo trên nền tảng của cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Nói không với tiêu cục trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục hoàn toàn phù hợp với mô hình xây dựng hình mẫu người thầy giáo và học sinh thân thiện, từ khung cảnh trường lớp, các công trình vệ sinh, cây xanh bóng mát là nội dung cho việc thực hiện Xây dựng trường lớp Xanh, Sạch, Đẹp an toàn.Công tác giáo dục lịch sử và truyền thống của địa phương là nền tảng mở gắn liền với các yêu cầu mới của cuộc vận động này . Với những kinh nghiệm và các nội dung đã thực hiện trước đây thì “ Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là hoạt động nối tiếp để làm cho nền tảng giáo dục ngày càng vững chắc đạt được mục tiêu về giáo dục, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội , hình thành và phát huy tính chủ động , tích cực , sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội , thục hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục
  6. trong giai đoạn mới III . NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHONG TRÀO : 1.Công tác tổ chức và xây dựng kế hoạch hành động Như mục tiêu của phong trào “ Xây dựng trường học thân tiện, học sinh tích cực’ đã nêu rõ : huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục An toàn , thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội , khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả . Nhà trường đã thông qua Hội nghị CBCC đầu năm học, căn cứ các hướng dẫn và nội dung chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai nhà trường xác định nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một nội dung quan trọng xuyên suốt của kế hoạch nhiệm vụ năm học 2011-2012 gắn liền với nội dung các cuộc vận động khác nữa để từ đó xác định những yếu tố chủ chốt để lập kế hoạch thực hiện tập trung vào 3 nội dung chính sau ;  Một : là tiếp tục thực hiện cải tiến nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời tổ chức các hoạt động phụ trợ như : hội thảo, thao giảng chuyên đề, ngoại khóa bộ môn… để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh , sự tận tụy của thầy cô giáo và tinh thần trách nhiệm cuả các tổ chuyên môn giúp các em tự tin trong học tập  Hai : là các hoạt động “ xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp an toàn . Rèn kỹ năng sống cho học sinh và tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh “ đây là những nội dung hoạt động tập thể chủ yếu trong trường học Nội trú tập trung mà nòng cốt là Đoàn trường và Đội TNTP Hồ Chí Minh  Ba : là các hoạt động tham gia “ Tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử , văn hóa cách mạng ở địa phương” đây cũng chính là các hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường mà nòng cốt vẫn là Đoàn trường và Đội TNTP Hồ Chí Minh Từ nội dung cơ bản trên nhà trường ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo phong trào thi đua và xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua trong năm học như sau : TT Nội dung Người thực Thời gian hiện 1 - Khảo sát lại thực trạng – xây - BGH mở - Tháng 8/2011 dựng kế hoạch rộng - Phát động – tuyên truyền- - Ban chỉ đạo - - Tháng 9 2 cam kết- tổ chức thực hiện CBGV- học - Trong cả năm
  7. sinh học 3 - Nâng cao chất lượng dạy và - Các tổ chuyên - Trong cả năm học- đổi mới nội dung- phương môn học pháp GD - Tổ chức các hội thi - tìm hiểu - Đoàn trường 4 - chăm sóc và phát huy giá trị - Đội TNTP - Trong năm các di tích lịch sử - văn hóa - HCM học cách mạng ở địa phương - GVCN lớp -Tổ chức các hoạt động tập thể- các loại hình ngoại khóa tổng - Đoàn trường hợp- các hoạt động chủ điểm - Đội TNTP 5 nhân các ngày lễ lớn trong năm HCM - Trong năm - Tổ chức các hoạt động VH- - Tổ chủ nhiệm học TT dân gian mang bản sắc VHDT nhằm giữu gìn bản sắc VHDT trong trường Nội trú - Giữ gìn vệ sinh - môi trường - - Ban lao động -Trong năm 6 tôn tạo CSVC – xây dựng - Tổ văn phòng học khung cảnh trường lớp - Hàng tháng- 7 - Sơ kết – Tổng kết - Ban chỉ đạo Học kỳ- Cuối năm 2 . Tổ chức thực hiện 2.1. Triển khai kế hoạch cam kết thực hiện : - Sau khi xây dựng xong kế hoạch chung , trong hội nghị CBCC , trong cuộc họp Ban ĐDCM HS của 20 xã của Huyện Bắc Hà và Huyện Si Ma Cai, Huyện Mường khương, đại hội của các Đoàn thể. Ban chỉ đạo phong trào thi đua đã phân công và đưa các nội dung hoạt động vào kế hoạch hành động theo chức năng của từng nội dung công tác . Đặc biệt đã làm rõ mục tiêu và nội dung của phong trào “ Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường trong năm học này để mọi tổ chức, đoàn thể cùng đồng thuận và quyết tâm thực hiện. - Tổ chức cam kết thi đua quyết tâm thực hiện phong trào trong nhà trường từ mọi cấp độ nhà trường với : - Học sinh các lớp - Các tổ công tác. - Các đoàn thể ( Chi bộ, Công đoàn, Đoàn trường, Liên đội TNTP HCM, Hội chữ thập đỏ) - Ban đại diện CMHS Đây chính là cơ sở để ban chỉ đạo tiếp tục thực hiện các nội dung thi đua trong kế hoạch đã xây dựng
  8. 2.2 . Nâng cao chất lượng dạy - học, phát huy tính tích cực trong học tập của HS. Mục tiêu hướng đến trong năm học này là tiếp tục cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn có định hướng , tham gia tích cực qua các cuộc thi chuyên môn , các hoạt động chuyên môn của trường và nghành phát động . tổ chức nhiều hình thức học tập sinh động cho học sinh trong tiết học , sinh hoạt thực hành , ngoại khóa .. đặc biệt là các tiết học ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện kỹ thuật dạy học một cách sáng tạo và sát đối tượng . Các tổ chuyên môn thực hiện đầy đủ các quy trình hoạt động : Xây dựng kế hoạch, Soạn, giảng, dự giờ, hội giảng, ngoại khóa và thực hiện các chuyên đề , phát huy tính sáng tạo qua xây dựng SKKN, làm đồ dùng dạy học , thi giáo viên dạy giỏi các cấp . Các giờ học của học sinh đều tập trung tính năng động , tích cực , thực hiện các kỹ năng học tập, thực hành đặc biệt khuyến khích tính tự giác , tự học trong học sinh. Một số hoạt động ngoại khóa nhà trường mạnh dạn giao cho học sinh tự quản , thầy cô chỉ đóng vai trò cố vấn nên các em rất thích thú say mê thực hiện , tạo nên đội ngũ cán sự bộ môn đáng tin cậy trong lớp học , qua các hoạt động này thầy cô chú trọng rèn luyện kỹ năng sống, cách hành xử tôn trọng học sinh nên mức độ thân mật tin tưởng giữa thầy và trò ngày một cao tạo sự thân thiện giữa thầy và trò trong nhà trường . 2.3. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu , chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử , văn hóa, cách mạng ở địa phương . Lâu nay những gì còn tồn tại trên một vùng đất thì vẫn chỉ là những vấn đề “ Đương nhiên”, âm thầm hoặc bị lãng quên đi cùng thời gian và cuộc sống của con người . Nhưng cho đến khi những vấn đề ấy thức giấc thì mọi việc lại khác, quá khứ không chết đi mà âm thầm tích lũy năng lượng cho cuộc sống hôm nay . Đây có thể là những cảm nhận mạnh mẽ của các em học sinh khi nhà trường tổ chức những chương trình ngoại khóa giới thiệu, tìm hiểu, chăm sóc khu dinh thự cổ Hoàng A Tưởng được xây dựng theo lối kiến trúc của Pháp từ những năm 1920 của thế kỷ trước hay Đền Văn hóa Bắc Hà nơi thờ Quốc Công Vũ Văn Mật người đã có công dẹp giặc ngoại xâm nơi cử ải biên cương phía Bắc cách đây mấy trăm năm . Đó chính là dòng chảy văn hóa đang được giữ gìn và hòa cùng nhịp đập đương đại hôm nay . 2.4. Tổ chức các loại hình ngoại khóa tổng hợp, các trò chơi dân gian. Với loại hình trường “ Chuyên biệt” với 95% học sinh là con em các dân tộc thiểu số ít người trong các tiêu chí hoạt động phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường luôn chú trọng tới các hoạt động mang bản sắc Văn hóa Dân tộc ở địa phương như : Ném còn, Đẩy gậy, Kéo co, Múa khèn, Bắn nỏ, Đánh quay, Ném yến, múa Xinh tiền, hát các làn điệu dân ca ....v..v.
  9. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các hoạt động tập thể ngoại khóa khác nhằm giáo dục kỹ năng sống cho các em như : Tổ chức sinh hoạt “ Ngày thứ 7 Nội trú” 4 lần trên năm học, tổ chức sinh hoạt “ Câu lạc bộ chăm sóc SKSS vị thành niên” 4 lần trên năm , tổ chức Cắm trại , thi thời trang kinh dị nhân ngày 26/3, tổ chức thi Nữ công gia chánh “ Chế biến các món Nộm “ nhân ngày 8/3, tổ chức thi và biểu diễn văn nghệ , làm báo tường nhân ngày 20/11 và ngày 22/12. Qua các hoạt động này nhà trường đã đánh giá được mức độ và kết quả rèn kỹ năng sống cho học sinh theo các tiêu chí đã xây dựng 2.5. Xây dựng môi trường Xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường học . Phát huy được ý thức giữ gìn vệ sinh, yêu lao động của các em học sinh nhà trường giao cho Ban lao động xây dựng kế hoạch phân công cụ thể các nhóm lao động vệ sinh chuyên vừa phát huy được tính tự giác trong các em vừa giữ cho môi trường cảnh quang luôn sạch đẹp, vệ sinh , đồng thời làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo tu sửa được công trình vệ sinh khép kín của 27 phòng ở KTX của học sinh và làm mới được 350m2 nhà bếp ăn tập thể cho học sinh . Trang bị mỗi lớp học và mỗi phòng ở có 1 bình nước lọc để HS uống lấy từ hệ thống nước lọc qua máy lọc nước RO của nhà trường , tạo cho các em cảm giác đây thực sự là mái ấm gia đình là mái nhà chung của các em học sinh khi sống dưới mái trường Nội trú “ Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em” IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ; Qua 3 năm thực hiện phong trào thi đua “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và qua kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 bằng hàng loạt các biện pháp và cách thức hoạt động được đổi mới nhà trường đã có nhiều chuyển biến quan trọng để tiếp tục xây dựng trường học tiên tiến xuất sắc chuẩn bị phấn đấu xây dựng trường THPT đạt “ Chuẩn Quốc gia” vào năm 2015 tạo được sự tin yêu, yên tâm của phụ huynh học sinh khi cho con em vào học tại trường PTDT Nội trú, tạo sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo đối với nhà trường, quyết tâm thực phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành điểm sáng về Giáo dục trong toàn Huyện và Tỉnh , tạo không khí vui tươi lành mạnh, môi trường sư phạm trong sáng, an toàn trong tập thể CB- GV-HS , kết quả như sau : 1. Mối quan hệ : Thực trạng Tốt Khá Chưa đồng Còn phức đều hiệu quả tạp thiếu gắn kết Tác động của XH với sự 85% 15% nghiệp GD Quan hệ giữa gia đình và 40% 35% 10% 15% nhà trường Những hoạt động phối hợp 90% 10%
  10. của trường 2. Chất lượng dạy và học tính đến thời điểm kết thúc học kỳ I năm học 2011-2012 TT Kết quả Tốt- Khá TB Yếu Kém Giỏi ( ( HS ) ( HS ) ( HS ) ( HS ) HS ) 1 Hạnh kiểm 400 HS 89 HS 01 HS = Không Không = 81,6% = 0,3 % 18.1 % 2 Học lực 13 HS = 206 HS 259HS = 12 HS = Không 2,7 % = 52,7 % 2,5 % 42,1 %  Danh hiệu thi đua của HS : + Học sinh Giỏi : 13 em + Học sinh tiên tiến : 206 em  Kết quả thi đua của CB – GV : Đề nghị công nhận + CST Đ cấp cơ sở : 15 đ/c + L ĐTT : 35 đ/c + HTNV : 16 đ/c  Các danh hiệu Học sinh giỏi qua các kỳ thi trong năm học - Học sinh giỏi cấp trường : 55 em - Học sinh giỏi cấp Huyện : 12 em ( 1 nhất, 2 nhì, 3 ba, 6 KK ) - Học sinh tham dự kỳ thi cấp Tỉnh : Dự thi 11 không có giải 3. Môi trường - Lao động - vệ sinh: Nội dung Tốt,đầy Khá còn TB, Yếu, không đủ phải hoàn thiếu đảm bảo thiện Cây xanh bóng mát 98 % 2% Công trình vệ sinh 98% 2% Ý thức giữ gìn VS 95% 5% * Các hoạt động và kết quả cụ thể như sau - Thường xuyên tổ chức lao động VS trong nhà trường, giữ gìn VS luôn sạch sẽ, thành lập các đội VS chuyên như : VS các khu vực công cộng, đội chuyên chăm sóc vườn hoa cây cảnh, đội chuyên trồng rau xanh - Tổ chức nhiều buổi lao động dọn dẹp vật liệu xây dụng ở khu vực cải tạo nâng cấp khu KTX nhà B, khu lớp học 2 tầng cũ, và xây dựng mới mở rộng bếp ăn tập thể khoảng 500 công - Tổ chức lao động vệ sinh dọn dẹp tại Đền Văn hóa Bắc Hà được 3 buổi với 180 công - Tổ chức lao động dọn VS giúp Nhà khách UBND Huyện 2 buổi
  11. với 140 công - Xây một bồn hoa trước khu lớp học 3 tầng rộng 170m2 đẹp và tiện ích - Trồng mới được 20 cây Hoa Anh Đào trong khu vực nhà trường ( giống cây do ban QL ĐT Bắc Hà cung cấp ) - Tổ chức lao động dọn VS 2 bên cống rãnh đoạn đường xung quanh trường và đường xuống tới ngã ba nhà Bà Dín 3 buổi với 350 công 4. Các hoạt động tập thể - các loại hình ngoại khóa tổng hợp- hoạt động chủ điểm . Tổ chức các hoạt động VH-TT giáo dục thể chất trong nhà trường. - Tổ chức được 2 buổi liên hoan Văn nghệ : chào mừng năm học mới và ngày Nhà giáo VN 20/11 - Ra được một số báo ảnh đặc biệt chào mừng ngày thành lập QĐNDVN 22/12 - Tổ chức được 4 buổi sinh hoạt “ Ngày thứ 7 Nội trú” vào cá tháng 10,12,02,04trong năm học - Tham gia “ Đêm thơ việt nam “ do Huyện Bắc hà tổ chức trong dịp tết nguyên tiêu xuân Nhâm thìn - Tổ chức thi nữ công gia chánh “ làm nộm, dưa góp” cho HS nữ trong nhà trường từ khối 6 đến khối lớp 12 nhân kỷ niệm ngày QTPN mùng 8 tháng 3 - Tổ chức “Cắm trại truyền thống, thi thời trang kinh dị chủ đề bảo vệ môi trường, đốt lửa trại” nhân kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3 * Các hoạt động TDTT : - Tổ chức và duy trì đều đặn các buổi tập thể dục buổi sáng và TD giữa giờ trong nhà trường - Tổ chức HKPĐ cấp trường, tham gia HKPĐ cấp Huyện, cấp Tỉnh đạt nhiều thành tích cao cụ thể : + HKPĐ cấp Huyện có 55 HS tham gia đạt giải 3 toàn Đoàn, 64 giải cá nhân ở 8 môn thi đấu ( HC Vàng : 15, HC Bạc : 24, HC Đồng : 25 ) + HKPĐ cấp Tỉnh có 27 HS tham gia thi đấu ở 4 môn đạt 5 giải cá nhân và một bộ HC ở nội dung Bóng chuyền Nam gồm ( HC Vàng ; 01, HC Bạc : 08 , HC Đồng : 02 ) * Từ các kết quả đã thực hiện và đạt được trong những năm qua và trong năm học này chúng ta có thể khẳng định được phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường PTDT Nội trú THCS & THPT Bắc Hà đã đi đúng hướng, hoàn thành tốt các tiêu
  12. chí quy định trong nội dung thi đua đã đề ra . Kết quả đạt được mang tính ổn định bền vững trong nhà trường C . PHẦN KẾT LUẬN I.VỀ NỘI DUNG : Đảm bảo đúng yêu cầu của chỉ thị , có so sánh đối chiếu thực trạng để tập trung đúng trọng điểm , không dàn đều , đặc biệt là việc phối kết hợp giữa các tiêu chí thi đua và các cuộc vận động thi đua khác đã có để nâng cao hiệu quả về nhận thức, hành động, và các điều kiện cần thiết. II. VỀ BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP : Biện pháp và giải pháp của cá nhân tôi khi được phân công phụ trách phong trào thi đua này , tôi đã tổ chức thực hiện trên từng lĩnh vực , gắn trách nhiệm đúng vói chức trách từng thành viên trong ban chỉ đạo nhưng phải có mối quan hệ kiểm tra thường xuyên chặt chẽ . Những biện pháp và giải pháp thực hiện luôn gắn chặt với trọng tâm nhiệm vụ năm học , giao thoa với các cuộc vận động khác các phong trào thi đua khác trong nhà trường , tạo vừa lượng và vừa chất thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh và nâng cao chất lượng 2 mặt Giáo dục , rèn kỹ năng sống cho học sinh, tạo ra môi trường thân thiện , trường lớp xanh, sạch , đẹp, an toàn . Chính vì vậy mà phong trào thi đua này nhận được sự đồng thuận của CB-GV-HS trong nhà trường , sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp chính quyền, nhân dân và cha mẹ học sinh trong suốt quá trình thực hiện, hiệu quả mà phong trào thi đua đem lại cao tác động nhiều đến nhận thức của xã hội về hoạt động Giáo dục trên địa bàn địa phương . Trong quá trình thực hiện có nhiều giải pháp sáng tạo, nhẹ nhàng hiệu quả cao hiệu ứng với nhau tạo ra những kỹ năng cần thiết cho học sinh và cho cả CB – GV – NV trong nhà trường. III. KẾT QUẢ CHUNG : Qua so sánh đối chiếu kết quả đạt được với các tiêu chí quy định trong phong trào thi đua thông qua nhiều hình thức đánh giá như : Đánh giá hàng tuần, hàng tháng , sơ kết năm học, tổng kết năm học, với các thành tích nhà trường đã đạt được trong những năm qua khảng định được kết quả của phong trào thi đua đã có tác dụng tốt đối với phong trào học tập ở nhà trường và được cấp trên ghi nhận cụ thể : Ngày 30/11/2011 tại Quyết định số : 1601 QĐ/ SGD&ĐT Giám đốc Trương Kim Minh đã ký giấy chứng nhận trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bác Hà đạt “Tiêu chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2010-2011, giai đoạn 2008-2013” . Đây chính là niềm vui và nguồn động viên to lớn của các cấp lãnh đạo động viên thầy và trò
  13. nhà trường tiếp tục phấn đấu thi đua thực hiện tốt phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong những năm tiếp theo và phát triển ổn định bền vững trong nhà trường IV.RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM : - Trong quá trình chỉ đạo phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bản thân tôi rút ra một số bài học nhỏ như sau : 1. Làm tốt công tác tuyên truyền rộng rãi sâu sắc tới toàn thể Cán bộ - giáo viên - Phụ huynh - học sinh và các đoàn thể thấy được ý nghĩa to lớn của việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để mọi người cùng ủng hộ quyết tâm thực hiện 2. Xây dựng khối đoàn kết quyết tâm trong tập thể hội đồng giáo dục nhà trường xác định đây là mục tiêu phấn đấu chung của tập thể nhà trường 3. Nắm chắc 5 nội dung của phong trào thi đua để xây dụng kế hoạch hoạt động và thực hiện 4. Xây dựng kế hoạch cụ thể - Chi tiết- bám vào các nội dung của phong trào thi đua để thực hiện kế hoạch 5. Chú trọng công tác xã hội hoá giáo dục tranh thủ mọi sự ủng hộ đóng góp của các tổ chức , đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện phong trào thi đua . 6. Phải thành lập được BCĐ xây dựng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường – có kế hoạch chi tiết và phân công cụ thể tới từng thành viên trong ban chỉ đạo để thực hiện 7. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nội dung công việc có bổ xung điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện cho phù hợp Trên đây là một số kinh nhiệm của bản thân tôi trong quá trình cùng nhà trường thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” .Tuy nhiên chắc sẽ còn phải bổ xung và tiếp tục thực hiện do vậy bản thân tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và cơ quan chỉ đạo cấp trên , để tôi có thể thực hiện đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình . Rất mong các đồng chí cùng tham khảo và xem xét vận dụng. Bắc Hà, tháng 4 năm 2012 Người viết SKKN
  14. Nguyễn Thị Thanh MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Đặc điểm tình hình nhà trường III. Mục đích và nhiệm vụ của SKKN IV. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu V. B. PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn III. Nội dung hoạt động cụ thể trong quá trình thực hiện phong trào IV. Kết quả thực hiện C. PHẦN KẾT LUẬN : I. Về nội dung II. Về biện pháp và giải pháp III. Kết quả chung IV. Rút ra bài học kinh nghiệm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2