intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kinh nghiệm dạy bài thực hành trong chương trình Sinh 8

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

593
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Một số kinh nghiệm dạy bài thực hành trong chương trình Sinh 8” giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng nghiên cứu thực nghiệm bộ môn, đặc biệt là các kỹ năng áp dụng trong thực tế như: kỹ năng sơ cứu băng bó gãy xương, cầm máu và hô hấp nhân tạo. Rèn luyện kỹ năng làm tường trình, thu hoạch giúp học sinh bổ sung kiến thức và kiểm nghiệm kiến thức qua thực tế. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm dạy bài thực hành trong chương trình Sinh 8

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY BÀI THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH 8
  2. A. Đặt vấn đề Ngành giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. Trong phương pháp dạy học mới này, học sinh là người chủ động tim ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt trong những năm học qua, toàn ngành đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động hai không “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Vì vậy việc trang bị hệ thống kiến thức cho học sinh là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Với mục tiêu phát triển toàn diện, mỗi bộ môn có một vị trí và vai trò nhất định, môn Sinh học 8 cũng nằm trong hệ thống đó và nó góp phần thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn Sinh học. Để thực hiện được mục tiêu đó phải kể đến vai trò quan trọng của các tiết thực hành. Trong khi đó các tiết thực hành thường bị xem nhẹ, ít được coi trọng chưa phát huy được vai trò của nó. B. Nội dung I- Cơ sở lý luận: Bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học lóp 8 nói riêng là bộ môn khoa học thực nghiệm nằm trong hệ thống khoa học tự nhiên cần có sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp, giữa lý thuyết và thực hành. Sinh học 8 nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan và mọi hoạt động sống của con người gíup cho con người sinh tồn và phát triển. Trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh biết các biện pháp giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng suất, hiệu quả trong học tập góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên, việc dạy Sinh học 8 cần phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trang bị các kiến thức, phát triển năng lực nhận thức, rèn kỹ năng , kỹ xảo đặc biệt là kỹ năng thực hành, vận dụng. Việc rèn luyện các kỹ năng trên phải được chú trọng thông qua các tiết thực hành. Qua các tiết thực hành có thể gíup học sinh rèn luyện các năng lực sau: - Khai thác kiến thức từ quan sát và từ mẫu vật, hình ảnh. - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng nghiên cứu thực nghiệm bộ môn, đặc biệt là các kỹ năng áp dụng trong thực tế như: kỹ năng sơ cứu băng bó gãy xương, cầm máu và hô hấp nhân tạo. - Rèn luyện kỹ năng làm tường trình, thu hoạch giúp học sinh bổ sung kiến thức và kiểm nghiệm kiến thức qua thực tế. Từ đó thấy được vị thế và vai trò của thực hành là rất quan trọng không thể thiếu được trong các môn khoa học tự nhiên nói chung và Sinh học 8 nói riêng.
  3. II- Cơ sở thực tiễn: Trên thực tế khi dạy các bài: về cấu tạo mô, tế bào, hoạt động của enzim trong nước bọt, chức năng của tuỷ sống.. sẽ không sâu sắc, học sinh không được củng cố và kiểm nghiệm kiến thức nếu như không có các tiết thực hành hỗ trợ và các tiết thực hành cũng không được thực hiện thành công nếu không có lý thuyết “ lý thuyết không có thực hành là lý thuyết suông, thực hành không có lý thuyết là thực hành mù quáng” . Các kiến thức sẽ đầy đủ hơn, sâu sắc hơn khi học sinh được tự tìm tòi, kiểm nghiệm qua thực hành "trăm nghe không bằng một thấy” các thí nghiệm, các buổi quan sát thiên nhiên sẽ gây hứng thú học tập Sinh học cho học sinh, phát huy tính tích cực tư duy, chủ động giúp học sinh tìm ra kiến thức. Để nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8 không phải bài nào cũng đơn giản, dễ làm, dễ hiểu. Bởi vì có những bài thực hành sát với thực tế như các bài về Sơ cứu người, nhưng có những bài rất khó và vượt xa khả năng của học sinh như bài: phân tích một khẩu phần ăn và lập khẩu phần ăn cân đối, tìm hiểu en-zim trong tuyến nước bọt ... Qua khảo sát kỹ năng thực hành bài đầu năm kết quả kỹ năng thực hành đạt tỉ lệ thấp cụ thể: Kết quả Số HS tham gia Làm tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu thực hành SL (%) SL (%) SL (%) 30 4 13,3 11 36,7 15 50,0 Qua nghiên cứu SGKSinh học, các tài liệu có liên quan và kết quả thực trạng giảng dạy các bài thực hành Sinh học 8, kết hợp với vốn hiểu biết kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ bản thân. Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiêm giảng dạy bài thực hành trong bộ môn sinh học lớp 8. III.Mộtsố kinh nghiệm dạybài thực hành trong chương trình sinh học 8 1. Định hướng phương pháp chung về dạy các bài thực hành SH 8 * Về giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn cần phải: - Chuẩn bị và kiểm tra đồ dùng thực hành cần thiết. - Căn cứ vào các bước thực hành của SGK phát triển theo định hướng của GV. - Trong quá trình thực hành được thể hiện ở các nhóm nhưng thu hoạch lại được thể hiện ở các cá nhân. * Về hoạt động của học sinh với vai trò chủ động cần phải: - Rèn luyện các kỹ năng bộ môn đặc biệt là các kỹ năng thực hành bộ môn như: kỹ năng cố định xương, sơ cứu cầm máu, hô hấp nhân tạo, tìm hiểu hoạt
  4. động của enzim trong nước bọt, phân tích khẩu phần, tìm hiểu chức năng tủy sống. .. - Tìm ra kiến thức, kiểm nghiệm kiến thức qua thực hành, quan sát sản phẩm thực hành. - Có kỹ năng hoạt động nhóm, làm tường trình, viết thu hoạch. 2. Các yêu cầu cụ thể trong giảng dạy thực hành sinh học 8 * Đối với giáo viên: - Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phương tiện và nội dung, giáo viên phải xây dựng kế hoạch từ đầu năm về phương tiện thực hành ở mỗi bài, để nắm thế chủ động trong tiết thực hành. Trong thực hành cần có những dụng cụ, thiết bị, vật mẫu có sẵn hoặc tìm tòi trong thiên nhiên đặc biệt là bộ môn Sinh học. - Về nội dung: giáo viên phải nắm chắc kiến thức của bộ môn trong đó lưu ý kiến thức về giải phẩu học, đồng thời phải có sự tìm hiểu về kiến thức bổ trợ liên quan đặc biệt là am hiểu thực tiển và liên hệ với thực tế trong cuộc sống hàng ngày, tạo cho các em sự hào hứng tìm hiểu củng cố kiến thức qua kết quả của các bài thực hành. - Sau các tiết thực hành giáo viên phải tổ chức công tác đánh giá kết quả thực hành. Giáo viên có thể đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau: mức độ hoàn thành bài thực hành, ý thức thực hành của học sinh và kết quả bài thu hoạch. Phần đánh giá cần tỉ mỉ cụ thể cho từng học sinh để từ đó các em tìm ra ưu điểm và nhược điểm, có biện pháp khắc phục các nhược điểm nhằm nâng cao chất lượng các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8 Đối với học sinh: - Phải có ý thức tích cực tự giác hợp tác cùng nhau hoàn thành các công việc được giao cho tập thể, nhóm tổ. - Trong giờ thực hành học sinh phải chủ động thực hiện những công việc cơ bản, (giáo viên chỉ hướng dẫn và làm mẫu) có như vậy, học sinh mới phát hiện được kiến thức trên sản phẩm thực hành, trên cơ sở mà phát triển tư duy, hình thành các kỹ năng kỹ xảo, tạo hứng thú học tập và yêu thích bộ môn. - Cùng với giáo viên học sinh phải có sự tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và đánh giá kết quả thực hành của các nhóm trên cơ sở đó mà rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức phấn đấu cho các tiết thực hành sau. Học sinh tự đánh giá sẽ tạo ra động lực lớn và ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. 3. Ví dụ minh hoạ: Bài 26: Thực hành : tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt I-3. Mục tiêu:
  5. - Biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động ( trong thí nghiệm này enzim trong nước bọt chỉ tác động với tinh bột chín trong điều kiện áp suất 1 at, t0 = 370C, môi trường kiềm nhẹ) - Biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng. - Rèn luyện tính bền bỉ, khả năng tìm tòi nghiên cứu khoa học trong thực hành. - Giáo dục vệ sinh ăn uống. II-3. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ thực hành :12 ống nghiệm nhỏ, giá để ống nghiệm, đèn cồn và giá đun, ống đong chia độ, cuộn giấy đo pH, phễu nhỏ và bông lọc, bình thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm, mayso đun nước. 2. Vật liệu : - Nước bọt hoà loãng( 25%) lọc qua bông lọc. - Hồ tinh bột 1% - Hoá chất : dd HCl 2%, dd Iốt 1%, thuốc thử Strôme III.3. Nội dung và cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiêm (có thể tiến hành trước giờ lên lớp) * GV phân chia nhóm, hướng dẫn các nhóm cách làm thí nghiệm: - Lấy 4 ống nghiệm đặt tên là A, B, C, D với dd trong các ống như sau: + ống A: 2 ml hồ tinh bột + 2ml nước lã. + ống B: 2 ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt. + ống C: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt đã đun sôi. + ống D: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt dd HCl 2%. - Đặt 4 ống nghiệm trong chậu nước nóng 370C trong thời gian 15 phút (hình 26.1 SGK). * Hướng dẫn học sinh quan sát: - GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và ghi lại kết quả. - GV yêu cầu HS so sánh dung dịch trong ống nghiệm với ban đầu. - GV hướng dẫn HS giải thích các hiện tượng. - GV bổ sung và chuẩn kiến thức ở bảng chuẩn 26.1: Các ống Hiện tượng Giải thích nghiệm ( độ trong) A Không đổi Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột. B Tăng lên Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột. C Không đổi Nước bọt đun sôi làm mất hoạt tính của enzim biến đổi tinh bột
  6. D Không đổi Do dd HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột Bước 2: Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả: - GV hướng dẫn HS chia dung dịch trong mỗi ống nghiệm ra làm 2 phần đựng trong 2 ống nghiệm mới: + ống A thành: A1 và A2 + ống B thành: B1 và B2 + ống C thành: C1 và C2 + ống D thành: D1 và D2 - Tiếp tục hướng dẫn HS cách kiểm tra như sau: + ống A1 + ống B1 Thêm vào mỗi ống vài giọt dd Iốt 1% + ống C1 + ống D1 + ống A2 + ống B2 Thêm vào mỗi ống vài giọt dd Strôme. + ống C2 Đun sôi mỗi ống trên ngọn lửa đèn cồn. + ống D2 - HS các nhóm làm thí nghiệm quan sát hiện tượng xảy ra trong khi để 15 phút ghi kết quả vào bảng 26.2 (cột 2) Tinh bột + Iốt màu xanh Đường + thuốc thử Strôme màu đỏ nâu - Các nhóm HS thảo luận để giải thích các hiện tượng và ghi vào bảng 26.2SGK (cột 3) - GV nhận xét kết quả các nhóm, chỉ ra chỗ sai sót và nguyên nhân, GV bổ sung và đưa kết quả chuẩn bảng 26.2 Các ống Hiện tượng Giải thích nghiệm ( màu sắc) A1 Có màu xanh Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành A2 Không có màu đỏ nâu đường B1 Không có màu xanh Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột thành B2 Có màu đỏ nâu đường. C1 Có màu xanh Enzim trong nước bọt bị đun sôi không còn khả C2 Không có màu đỏ nâu năng biến đổi tinh bột thành đường D1 Có màu xanh Enzim trong nước không hoạt động ở pH axit nên
  7. D2 Không có màu đỏ nâu tinh bột không bị biến đổi thành đường Bước 3: Học sinh viết thu hoạch - Kiến thức: Học sinh trả lời được + Enzim trong nước bọt có tên là gì ? + Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột ? + En zim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiên pH và nhiệt độ bao nhiêu? - Kỹ năng: + Trình bày lại các bước trong thí nghiệm xác định vai trò và điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt. + So sánh kết quả giữa những óng nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường? + So sánh kết quả giữa những óng nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt ? IV.3. Tổng kết: - GV nhận xét cách làm thí nghiệm của HS. - GV cho biết những sai sót thường xảy ra khi làm thí nghiệm và chứng minh vai trò của enzim trong nước bọt. - GVnhận xét, cho điểm vài nhóm làm tốt và nhắc nhở các nhóm hoạt động có kết quả chưa cao. - GV cho HS thu dọn vệ sinh. IV. Kết quả đạt được Với kinh nghiệm phương pháp dạy các bài thực hành trong môn Sinh học lớp 8 như đã trình bày ở trên. Tôi đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Trong các giờ thực hành học sinh tự giác tìm tòi kiến thức được thể hiện qua các thao tác thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các tiết thực hành trở nên sôi nổi tránh được sự nhàm chán, học sinh hứng thú tích cực hơn trong học tập. Đại bộ phận học sinh cuối năm học đã có những kỹ năng cơ bản về các bài thực hành trong chương trình . Kết quả kiểm tra kỹ năng thực hành đã có sự chuyển biến mạnh mẻ so với ban đầu. Cụ thể Kết quả Số HS tham gia Làm tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu thực hành SL (%) SL (%) SL (%) 30 10 33,3 19 63,4 1 3,3
  8. C. bài học kinh nghiệm 1. Đối với giáo viên. - Cần có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy các bài thực hành theo PPCT và căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. - Thường xuyên sử dụng, cải tiến đồ dùng, phương tiện, khắc phục mọi khó khăn và có sự đầu tư cho các tiết thực hành. - Thực hiện nghiêm túc đầy đủ những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình và SGK mới. - Sau mỗi bài thực hành phải có sự rút ra các ưu điểm, nhược điểm, những bài học kinh nghiệm để cho các tiết thực hành sau đạt hiệu quả cao hơn. 2. Đối với học sinh - Phải có đầy đủ phương tiện học tập, sách giáo khoa, vở bài tập....và các nội dung liên quan đến bài hành. - Phải chủ động, tích cực, tự giác trong các giờ thực hành. Chuẩn bị đầy đủ mẫu vật theo yêu cầu của giáo viên. - Nắm chắc phương pháp tiến hành và các thao tác cơ bản theo hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng tiết thực hành - Biết hợp tác nhóm để cùng nhau tìm ra kiến thức mới. D. kết luận: Qua nghiên cứu ta thấy được vai trò to lớn của các tiết thực hành góp phần hệ thống hoá kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và biết vận dụng lý thuyết vào thực tiển cuộc sống từ đó giúp học sinh nắm kiến thức càng sâu sắc.Tuy rằng trong chương trình sinh học 8 số tiết thực hành chiếm thời lượng ít ( 7/70 tiết) nhưng rõ ràng để giảng dạy có hiệu quả và nâng cao chất lượng các tiết thực hành ở chương trình Sinh học 8 giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo cho các tiết thực hành, kết hợp linh hoạt các phương pháp và yêu cầu HS có thái độ nghiêm túc trong quá trình thực hành cũng như trong quá trình chuẩn bị đồ dùng thì các tiết thực hành mới đạt hiệu quả cao. Văn Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2009 Người viết Trần thị An Xác nhận của HĐKH trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2