Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
1. Lí do lý luận <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đánh giá về vai trò của thanh niên, Người <br />
nhấn mạnh: “Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của <br />
nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là <br />
do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng <br />
thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm <br />
việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó”.<br />
Với mục tiêu căn bản đặt ra cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay là tăng <br />
cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt <br />
Nam góp phần rèn luyện thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên” nhằm tạo <br />
chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện; yêu gia đình, <br />
có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định <br />
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tuân thủ pháp luật; có <br />
năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức và kỹ năng <br />
lao động, trở thành những công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo <br />
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, chúng ta càng <br />
thấy rõ vai trò của thanh niên cũng như trách nhiệm của gia đình, nhà trường, <br />
xã hội đối với thanh niên trong đó có một phần rất lớn là thanh niên học sinh <br />
đang trong độ tuổi THCS, THPT. Đứng trước thực tế yêu cầu của giáo dục <br />
hiện nay không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”, dạy học cần phải chú <br />
trọng không chỉ kiến thức mà còn chú trọng đến việc hình thành năng lực <br />
nhận thức và phẩm chất cho các em. <br />
2. Lý do thực tiễn<br />
Môn lịch sử trong trường học phổ thông là môn học có nhiều lợi thế <br />
trong việc truyền tải đến học sinh nhận thức sâu sắc hơn về tinh thần yêu <br />
nước, về lòng tự hào dân tộc, về giáo dục lí tưởng, đạo đức cách mạng cao <br />
đẹp mà không phải môn học nào cũng có thể lồng ghép giáo dục những nội <br />
dung sâu sắc này. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng vận dụng linh <br />
hoạt các phương pháp dạy học để giáo dục lồng ghép có hiệu quả và không <br />
phải bài học nào, nội dung nào cũng có thể lồng ghép giáo dục. <br />
Bên cạnh lợi thế bộ môn thì môn học lịch sử có nhiều hạn chế trong <br />
việc dạy học lồng ghép đạo đức, lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh như số <br />
tiết trong tuần còn ít (chỉ từ 1 đến 2 tiết), thời lượng kiến thức trong bài <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
1<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
nhiều, sự kiện, nội dung nhiều nên thời gian, nội dung dành cho lồng ghép <br />
giáo dục còn hạn chế. Từ thực tế dạy học ở trường THCS Lương Thế Vinh , <br />
huyện Krông Ana, tôi nhận thấy đa số học sinh trong lớp, trong trường có kĩ <br />
năng, nhận thức, phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên, vẫn còn đối tượng học <br />
sinh lớp 8,9 là thanh niên có những biểu hiện chưa đúng chuẩn mực trong <br />
hành động, lời nói, việc làm, giao tiếp ứng xử, chưa ý thức được mục tiêu <br />
chính của việc học tập, lao động, mục đích sống hiện tại, có thể ảnh hưởng <br />
đến tương lai sau này của các em. Chính vì nhận thức rõ yêu cầu giáo dục của <br />
bộ môn với thái độ, hành động trong việc thực hiện lí tưởng sống của học <br />
sinh, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí <br />
tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc <br />
chống thực dân Pháp kết thúc (19531954) môn lịch sử 9 nhằm trao đổi, chia <br />
sẻ cùng đồng nghiệp kinh nghiệm dạy học nâng cao chất lượng giáo dục <br />
trong bộ môn lịch sử.<br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu<br />
Mục tiêu của đề tài là xác định rõ đối tượng, mục đích, phương pháp <br />
dạy học nhằm lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cho học sinh trong tiết dạy <br />
học lịch sử qua đó nâng cao chất lượng học tập, nâng cao nhận thức về lí <br />
tưởng sống cao đẹp cũng như đúc rút thêm một số kinh nghiệm trong qua <br />
trình dạy học của giáo viên.<br />
Nhiệm vụ của đề tài nhằm giúp giáo viên xác định rõ một số phương <br />
pháp dạy học bộ môn lịch sử cấp trung học cơ sở (THCS) để định hướng cho <br />
học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về trách nhiệm và việc làm cụ thể của <br />
thanh niên, học sinh trong giai đoạn hiện nay.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận <br />
Dựa trên những vấn đề về phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ <br />
thông; trên cơ sở tâm lý lứa tuổi học sinh cấp THCS; tư tưởng của chủ nghĩa <br />
Mác Lê nin và toàn bộ quan điểm của Đảng về lí luận dạy học hiện đại, <br />
phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy <br />
học, phát huy vai trò chủ động, tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh dựa trên <br />
sự hướng dẫn của thầy cô giáo nhằm nâng cao chất lượng dạy học của thầy <br />
đồng thời nâng cao năng lực nhận thức của học sinh qua bài học. <br />
Dựa theo Công văn số 4612/BGDĐTGDTrH ngày 03 tháng 10 năm <br />
2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện <br />
hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh từ năm <br />
học 20172018. Từ đây, người thầy trong quá trình dạy học không chỉ truyền <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
2<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
tải kiến thức mà còn định hướng giáo dục cho học sinh phát triển tư duy, kĩ <br />
năng và phẩm chất vốn có phù hợp trong từng bài học, môn học qua đó đáp <br />
ứng yêu cầu dạy học hiện nay cũng như nâng cao chất lượng bộ môn. <br />
Để hiểu về khái niệm lí tưởng sống cao đẹp của con người chúng ta <br />
cần hiểu lí tưởng sống là gì? Lí tưởng sống (lẽ sống) là mục đích tốt đẹp mà <br />
mỗi con người muốn hướng tới, mong mỏi đạt được. Người có lí tưởng <br />
sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực <br />
hiện được lí tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và <br />
xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện về mọi mặt, luôn mong muốn cống hiến <br />
trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung, cho gia đình, xã hội và đất nước...Lí <br />
tưởng sống của thanh niên ngày nay là xây dựng nước Việt Nam dâu giàu, <br />
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thanh niên học sinh phải <br />
ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực để thực <br />
hiện lí tưởng.<br />
Tại sao con người cần có lí tưởng sống cao đẹp nhất là đối với thế hệ <br />
trẻ? Hiện nay, sống có mục đích, sống có lí tưởng cao đẹp là yêu cầu đặt ra <br />
không chỉ đối với mỗi người nói chung mà còn đối với thế hệ trẻ nói riêng <br />
bởi đây là lực lượng nòng cốt cho xã hội trong tương lai. Do đó, bồi dưỡng <br />
tinh thần lí tưởng đạo đức sống trong sáng, lành mạnh cho thế hệ trẻ là yêu <br />
cầu của toàn đảng, toàn dân ta đồng thời cũng là nhiệm vụ then chốt trong hệ <br />
thống giáo dục hiện nay. Và để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục <br />
đòi hỏi không chỉ người thầy phải có phẩm chất đạo đức tốt, là tấm gương <br />
cho học sinh noi theo mà trong từng môn học còn là một phần của mục tiêu <br />
bài học đề ra về kĩ năng, thái độ bên cạnh kiến thức bài học. <br />
Bài 27, Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết <br />
thúc 19531954 trong môn lịch sử 9 có nhiều nội dung phù hợp trong việc lồng <br />
ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh nên bên cạnh việc truyền <br />
đạt kiến thức trọng tâm của bài. Vậy làm thế nào để có thể vừa đảm bảo <br />
thời lượng tiết học yêu cầu vừa có thể bổ sung nội dung lồng ghép giáo dục <br />
đặt ra. Phần giải quyết vấn đề sẽ làm rõ yêu cầu này.<br />
II. Thực trạng vấn đề <br />
1. Thuận lợi<br />
Trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử ở các lớp tại trường THCS <br />
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk tôi nhận thấy các môn học <br />
trong nhà trường nói chung cũng như môn học lịch sử nói riêng có nhiều thuận <br />
lợi như: Nhà trường tạo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như máy <br />
chiếu, máy tính, ti vi có kết nối internet…ở nhiều lớp nên việc truyền tải <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
3<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
kiến thức, việc minh họa nội dung tranh, ảnh, phim tư liệu….của giáo viên <br />
cũng như việc tiếp thu bài của học sinh hiệu quả hơn.<br />
Với bản thân tôi đã có một số kinh nghiệm nhất định trong dạy học tích <br />
hợp, lồng ghép kiến thức giáo dục học sinh, đạt hiệu quả khá cao được các <br />
cấp công nhận nên không bỡ ngỡ trong cách thức tiến hành cũng như tiến <br />
trình thực hiện. Trong quá trình thực hiện đề tài, giáo viên đã gắn được thực <br />
tiễn với lí thuyết, lấy thực tiễn công việc để từ đó đúc kết lí luận và ngược <br />
lại lí luận sẽ được kiểm nghiệm qua thực tế chất lượng dạy học. Tuy đề tài <br />
nghiên cứu của tôi không phải là mới song làm thế nào để đạt hiệu quả cao <br />
và phổ biến cho các giáo viên lại là một yêu cầu cần được đổi mới. Chính vì <br />
thế, tôi càng nhận thức rõ yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện đòi hỏi người <br />
giáo viên phải không ngừng sáng tạo trong giảng dạy nhằm thu được hiệu <br />
quả cao nhất. <br />
Học sinh đa số có ý thức tự học khá tốt, một số học sinh có năng khiếu <br />
bộ môn, học lực giỏi, vận dụng tốt kiến thức các môn học, thường xuyên <br />
được tìm hiểu, bổ trợ kiến thức liên quan đến bài học qua các tư liệu trên <br />
internet do đó phát huy được năng lực cá nhân và phẩm chất vốn có giúp cho <br />
việc thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục hiệu quả hơn.<br />
2. Khó khăn<br />
Một số học sinh học tập còn thụ động, máy móc, học lực yếu kém, <br />
lười học bài có hệ thống nên việc chuẩn bị bài, tìm những nội dung liên quan <br />
đến bài học còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học trên lớp, <br />
đến nhận thức và hành động tích cực trong thực tế. <br />
Bên cạnh ý thức học tập chưa tốt, ý thức thực hiện nội qui trường lớp <br />
của một số học sinh trong đó có đối tượng học sinh lớp 9 như: ý thức kỉ luật <br />
chưa cao, đi học muộn, bỏ tiết, nghỉ học không có lí do, nghiện chơi điện tử, <br />
một số em lười học, thêm tác động xấu từ bên ngoài dẫn đến bỏ học. Ở <br />
nhiều lớp còn có biểu hiện chưa tốt trong giao tiếp, đánh nhau, nói tục chửi <br />
thề, gây mất đoàn kết trong nhóm bạn bè. Thiếu ý thức trong bảo vệ của <br />
công trường lớp, bảo vệ cơ sở vật chất chung như bàn ghế, lớp học, xả rác <br />
bừa bãi trong khuôn viên trường, sử dụng chưa tiết kiệm điện, nước trong <br />
nhà trường, trốn tránh, ỷ lại, chưa tích cực trong lao động tập thể, chăm sóc <br />
bồn hoa cây cảnh của lớp, của nhà trường...Đây chính là biểu hiện hạn chế <br />
trong nhận thức và hành động của một số học sinh về quyền và nghĩa vụ học <br />
tập, chưa xác định được mục đích học tập, chưa xác định được những việc <br />
làm tích cực của bản thân đối với trường, lớp và hành vi đó không chỉ làm <br />
ảnh hưởng xấu đến tính cách của bản thân mà còn ảnh hưởng đến một số <br />
học sinh khác, đến phong trào thi đua của tập thể, của trường lớp. Theo đó, <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
4<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
dẫn đến tình trạng bỏ học, chơi bời lêu lổng, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ <br />
nạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến gia đình, xã hội. Từ vấn đề hạn chế trên, tôi <br />
càng nhận thức rõ hơn vai trò của các hoạt động giáo dục. Dạy học không chỉ <br />
chú trọng kiến thức mà còn phải chú trọng nội dung lồng ghép giáo dục nhận <br />
thức tư tưởng, kĩ năng, thái độ cho học sinh, giúp các em càng nhận thức rõ <br />
mục tiêu, nhận thức lí tưởng sống của bản thân khi đang còn là học sinh <br />
THCS, làm nền tảng cho tương lai sau này. <br />
Về phía giáo viên, trước khi thực hiện đề tài tôi nhận thấy việc lồng <br />
ghép giáo dục học sinh trong các bài giảng đã được thực hiện thường xuyên. <br />
Tuy nhiên, giáo viên còn mắc phải một số hạn chế cụ thể như trong quá trình <br />
giảng dạy vẫn còn thiên về truyền tải kiến thức sách vở, ít chú ý đến vấn đề <br />
giáo dục thực tế, ngại đổi mới các phương pháp dạy học tích cực nên phần <br />
nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện. Nếu chỉ chú trọng truyền <br />
tải kiến thức, việc lồng ghép giáo dục sẽ chiếm rất ít nội dung, hiệu quả <br />
chưa cao. Nếu lồng ghép, bổ trợ thêm các môn học nhằm giáo dục học sinh <br />
thì lại mất quá nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời lượng kiến thức cũng <br />
như thời gian của một tiết học. Tư liệu dạy học lồng ghép còn dàn trải, chưa <br />
nổi bật nên việc lồng ghép giáo dục chưa thật rõ ràng, mới chỉ ra nội dung <br />
minh họa bổ trợ phù hợp song chưa chốt được vấn đề cần giáo dục lồng <br />
ghép nên cũng chưa đạt được hiệu quả. Giáo viên còn lúng túng trong phương <br />
pháp không biết nên đặt nội dung lổng ghép giáo dục ở tiểu mục nào, nội <br />
dung nào trong bài để lồng ghép giáo dục nên mất rất nhiều thời gian, làm cho <br />
hoạt động giáo dục được lồng ghép bị chồng chéo, lan man, không trọng tâm, <br />
thiếu hiệu quả. <br />
Đa số tiết dạy lịch sử lớp 9 có nội dung kiến thức dài, có nhiều sự <br />
kiện, nhiều mốc thời gian, nhiều tranh ảnh phải làm rõ nội dung, ý nghĩa…Do <br />
đó, để đáp ứng được mục tiêu vừa truyền đạt kiến thức bài học vừa lồng <br />
ghép giáo dục học sinh, đảm bảo cho học sinh phát huy được năng lực, phẩm <br />
chất, kĩ năng, thái độ là việc làm rất khó. Yêu cầu giáo viên vừa phải linh <br />
hoạt giữa các phần, các khâu trong từng đơn vị kiến thức, vừa phải chọn lọc <br />
nội dung lồng ghép giáo dục hiệu quả, tránh sa vào liên hệ kiến thức dàn trải, <br />
lan man, mất thời gian trong tiết học. <br />
3. Định hướng thực hiện đề tài<br />
Để đạt được mục tiêu của đề tài là lồng ghép giáo dục lí tưởng sống <br />
cao đẹp cho học sinh lớp 9 cấp THCS trong môn lịch sử bài 27 Cuộc kháng <br />
chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 19531954, trước hết tôi tham <br />
khảo thái độ của học sinh đối với môn học cũng như đối với nội dung trong <br />
bài 27. Phần tham khảo này được giáo viên thực hiện trước khi tiến hành bài <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
5<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
giảng trong thời gian tiết 5 của buổi học có bốn tiết chính khóa. Các câu hỏi <br />
được sử dụng dưới hình thức bài kiểm tra tham khảo thông tin, cụ thể như <br />
sau:<br />
Câu 1. Hãy cho biết ý kiến của em về môn học lịch sử?<br />
Câu 2. Vì sao em thích học môn lịch sử?<br />
Câu 3. Vì sao em không thích học môn lịch sử?<br />
Câu 4. Em thích học lịch sử theo phương pháp nào trên lớp?<br />
Câu 5. Em có thích cách học lịch sử bằng hình thức giao việc của thầy, <br />
cô giáo không? Vì sao?<br />
Câu 6. Em có nhận thấy môn học lịch sử có thể dễ dàng lồng ghép giáo <br />
dục ý thức đạo đức, lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh thông qua các nhân <br />
vật có thật trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta không? <br />
Câu 7. Ở tiết dạy lịch sử, thầy, cô giáo có dùng những câu hỏi liên quan <br />
đến các môn học khác không? Theo em, mục đích của thầy, cô giáo để làm gì?<br />
Câu 8. Trong các dạng bài học có nội dung về diễn biến các chiến dịch, <br />
em muốn thầy, cô giáo dạy học theo cách nào? <br />
Câu 9. Em thấy thầy, cô giáo dạy lịch sử có cần phải sử dụng nhiều có <br />
các tư liệu lịch sử, tranh ảnh minh họa không? <br />
Câu 10. Khi được xem các tư liệu dạy học nói về sự hi sinh anh dũng <br />
của những thanh niên tuổi đời còn rất trẻ, em thấy mình cần phải có nhận <br />
thức gì với thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng?<br />
Câu 11. Sau tiết học lịch sử về các chiến dịch lịch sử, em thấy hình <br />
tượng người lính cụ Hồ hiện lên như thế nào?<br />
Câu 12. Nếu là một thanh niên trong thời kì kháng chiến chống thế lực <br />
ngoại xâm, em sẽ làm gì cho đất nước?<br />
Câu 13. Em mong muốn thầy, cô giáo dạy học môn lịch sử cần làm <br />
những gì để có thể làm cho các em yêu thích bộ môn?<br />
Bên cạnh đó, để nắm bắt được thực trạng trong thực tế ý thức thực <br />
hiện nội quy trường lớp, nhất là học sinh lớp 8, 9 đã bước sang tuổi thanh <br />
niên, một số em đã đứng trong hàng ngũ của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ <br />
Chí Minh, tôi sử dụng một số câu hỏi sau:<br />
Câu 1. Là học sinh đang học cấp THCS, em thấy có cần thiết phải xác <br />
định mục đích sống cho bản thân không? Vì sao?<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
6<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
Câu 2. Em hiểu gì về lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, học sinh <br />
khi đang học cấp THCS.<br />
Câu 3. Biểu hiện của thanh niên, học sinh cấp THCS về lí tưởng sống <br />
cao đẹp được thể hiện như thế nào?<br />
Câu 4. Hiện nay, ở trong trường, lớp em, một số bạn thường có biểu <br />
hiện chưa tốt về ý thức thái độ trong học tập, lao động, giao tiếp. Theo em, <br />
đây có phải là biểu hiện của việc chưa xác định được mục tiêu, mục đích học <br />
tập và lí tưởng sống của học sinh không? Vì sao?<br />
Câu 5. Hãy kể những việc mà em và các bạn đã làm trong các phong <br />
trào thi đua của nhà trường. Theo em, đây có phải là biểu hiện của mục đích <br />
học tập, lí tưởng sống cao đẹp của học sinh? Vì sao?<br />
Câu 6. Cho biết thái độ của em khi học sinh, thanh niên trong trường có <br />
biểu hiện đua đòi, la cà tụ tập với một số đối tượng bên ngoài?<br />
Câu 7. Nếu có thể giúp đỡ được các bạn tiến bộ trong học tập và nhận <br />
thức, em và các bạn sẽ làm gì?<br />
Câu 8. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên trong giai <br />
đoạn hiện nay? <br />
Câu 9. Cho biết lí tưởng sống của em trong hiện tại và tương lai?<br />
Như vậy, qua các câu hỏi nắm bắt thực trạng của học sinh hiện tại <br />
trong lớp, trong trường một lần nữa lại giúp giáo viên không chỉ định hướng <br />
được việc điều chỉnh phương pháp dạy học mà còn nhận thấy biểu hiện, thái <br />
độ tích cực, hạn chế của học sinh trong nhận thức, hành động khi thực hiện <br />
mục đích của bản thân trong môi trường giáo dục để từ đó lựa chọn nội dung <br />
dạy học lồng ghép phù hợp, hiệu quả. <br />
Kết quả thống kê khảo sát trước khi thực hiện đề tài về dạy học lồng <br />
ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến <br />
toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 19531954 cụ thể như sau:<br />
Về thái độ của học sinh đối với môn học: Yêu thích 50%, không yêu <br />
thích 50%.<br />
Về thái độ của học sinh đối với bài học 27: <br />
+ Thích học theo tư liệu, hình ảnh minh họa, liên hệ kiến thức các môn <br />
học: 80%<br />
+ Học theo phương pháp của thầy, cô giáo như các tiết học trước: 70%<br />
Về ý thức thực hiện nội quy trường lớp:<br />
+ Ý thức tốt, quan tâm đến người khác: 70%<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
7<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
+ Ý thức chưa tốt, chưa quan tâm đến mọi người xung quanh: 30%<br />
Có nhận thức về lí tưởng sống cao đẹp: 70%<br />
Có biểu hiện tốt trong hành động, lời nói, việc làm: 80%<br />
Từ thực trạng thực tế trên, tôi nhận thấy để đề tài được thực hiện hiệu <br />
quả thì điều cốt lõi nhất của vấn đề là tiết học vừa đảm bảo kiến thức vừa <br />
lồng ghép được nội dung giáo dục cho học sinh mà không ảnh hưởng đến <br />
thời lượng kiến thức cũng như thời gian yêu cầu của một tiết học. Do đó, <br />
giáo viên phải biết phân phối thời gian hợp lý, lựa chọn nội dung bổ trợ về <br />
tranh ảnh, tư liệu dạy học, môn học bổ trợ… phải hợp lý, đủ lượng song lại <br />
không quá dài dòng, đối phó làm cho có, hay yêu cầu học sinh tự nghiên cứu ở <br />
nhà mà thầy cô giáo phải luôn là người chủ động hướng dẫn và học sinh cũng <br />
luôn được chủ động trong việc chuẩn bị nội dung liên quan đến bài học tránh <br />
làm các em bị động khi vừa phải tổng hợp kiến thức môn học vừa phải cố <br />
gắng nhận thức nội dung giáo dục mà thầy cô giáo lồng ghép.<br />
Tóm lại, có nhiều yếu tố thực trạng liên quan đến chất lượng giảng <br />
dạy nhằm đạt mục tiêu không chỉ về kiến thức mà còn có vài trò quan trọng <br />
của việc lồng ghép giáo dục cho học sinh đòi hỏi người giáo viên luôn phải <br />
làm mới mình, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu cao tinh thần <br />
trách nhiệm trong mọi công việc được giao, quan tâm một cách toàn diện đến <br />
hiệu quả giáo dục thì mọi việc dù khó cũng thành công.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề <br />
Để phân tích kĩ hơn các nội dung giải pháp đối với việc thực hiện đề <br />
tài này, tôi sử dụng một số giải pháp sau:<br />
1. Giải pháp 1. Xác định các phương pháp dạy học phù hợp <br />
Qua thực tế dạy học trong bài 27, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp thuyết trình, vấn đáp;<br />
Phương pháp thực nghiệm;<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
1.1. Đối với phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu<br />
Sự chuẩn bị chu đáo về tư liệu dạy học trong bài giảng là vô cùng cần <br />
thiết bởi nó không chỉ đơn thuần là truyền tải kiến thức, làm sinh động, <br />
phong phú thêm bài học mà qua các hình ảnh tư liệu này còn là nhằm mục <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
8<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
đích lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh <br />
thần cách mạng, tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết dân tộc trong <br />
nước và đoàn kết với nhân dân Đông Dương. Phương pháp này đòi hỏi người <br />
giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, lựa chọn nguồn tư liệu hình ảnh, video <br />
không chỉ phù hợp mà còn có tính chọn lọc, đặc sắc, nổi bật trong số các <br />
nguồn tư liệu trên internet để minh họa tốt nhất cho bài dạy đồng thời thu <br />
được hiệu quả giáo dục lồng ghép tốt nhất cho học sinh.<br />
Tôi nhận thấy trong quá trình dạy học bài 27, Cuộc kháng chiến chống <br />
thực dân Pháp xâm lược kết thúc 19531954, yêu cầu giáo viên cần sử dụng <br />
linh hoạt các phương pháp cụ thể như phương pháp thuyết trình, phương <br />
pháp vấn đáp, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp…Để đạt được <br />
yêu cầu của bài giảng, giáo viên phải sử dụng tư liệu, hình ảnh liên quan đến <br />
bài học như lược đồ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 19531953, lược <br />
đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; tư liệu về tập đoàn cứ điểm Điện Biên <br />
Phủ của thực dân Pháp: lực lượng, phương tiện chiến tranh, tướng lĩnh chỉ <br />
huy; tư liệu về sự chuẩn bị của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ: <br />
về lực lượng, phương tiện, người chỉ huy, về những tấm gương điển hình <br />
trong chiến đấu…<br />
1.2. Đối với phương pháp thuyết trình, vấn đáp<br />
Đối với môn học lịch sử, đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất <br />
trong các kiểu bài ôn tập, bài học có nội dung trình bày diễn biến các cuộc <br />
khởi nghĩa, kháng chiến, mở rộng thêm sự hiểu biết về các nhân vật lịch sử, <br />
các sự kiện lịch sử…Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng học sinh vì <br />
các em có thể trả lời được toàn bộ hoặc một phần nội dung của bài, của <br />
chương, của từng lĩnh vực kiến thức đã học. Bên cạnh việc giáo viên thuyết <br />
trình mở rộng nội dung giúp học sinh hiểu kiến thức thì giáo viên còn dùng <br />
trong việc sử dụng các câu hỏi nhanh, trắc nghiệm để giúp học sinh nhớ nội <br />
dung nhanh hơn. Tiết học trở nên sôi nổi hơn nhiều khi học sinh luôn là <br />
người chủ động trong kiến thức.<br />
Trong bài 27, giáo viên phân loại các câu hỏi theo hướng so sánh giúp <br />
học sinh dễ nhận biết về sự chuẩn bị của quân dân ta trong kháng chiến, <br />
những thắng lợi to lớn của nhân dân ta cũng như sự thất bại thảm hại của <br />
thực dân Pháp trong kế hoach Nava và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. <br />
* Về phía quân dân ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân <br />
Pháp xâm lược kết thúc 19531954 qua các câu hỏi cụ thể như sau: <br />
Câu 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 19531954 đã bước đầu <br />
làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp Mĩ như thế nào?<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
9<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
Câu 2. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết <br />
thúc 19531954 có sự phối hợp của quân và dân những nước nào? Vì sao?<br />
Câu 3. Chiến dịch nào được coi là đỉnh cao trong cuộc kháng chiến <br />
chống Pháp 19461954?<br />
Câu 4. Quân ta mở đầu trận đánh tại Điện Biên Phủ vào ngày, tháng, <br />
năm nào?<br />
Câu 5. Phương tiện chủ yếu của quân dân ta trong chiến dịch Điện <br />
Biên Phủ là gì?<br />
Câu 6. Địa danh nào đi vào lịch sử trong chiến dịch lịch sử Điên Biên <br />
Phủ?<br />
Câu 7. Thực dân Pháp đã phải làm gì sau thất bại của chiến dịch Điện <br />
Biên Phủ 1954?<br />
Câu 8. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí vào thời gian <br />
nào?<br />
Câu 9. Phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tham dự hội <br />
nghị Giơnevơ do ai làm trưởng đoàn?<br />
Như vậy, với các câu hỏi này giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh <br />
nắm được kiến thức của bài mà còn làm cho học sinh có nhận thức sâu đậm <br />
hơn về lòng lòng tự hào dân tộc, ý thức về tinh thần đoàn kết chiến đấu của <br />
quân dân ta và quân dân ba nước Đông Dương, về ý nghĩa to lớn của chiến <br />
dịch Điên Biên Phủ. Qua đó học sinh cũng sẽ có nhận thức to lớn về sự lãnh <br />
đạo tài tình của Đảng và chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng <br />
cố thêm sự tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản. <br />
* Về phía thực dân Pháp, giáo viên lựa chọn các câu hỏi thống kê trong <br />
cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 19531954 và chiến dịch lịch sử Điện <br />
Biên Phủ qua các câu hỏi cụ thể như sau:<br />
Câu 1. Tướng chỉ huy kế hoạch Nava của Pháp là ai?<br />
Câu 2. Kế hoạch Nava gồm mấy bước? Được thực hiện trong thời <br />
gian bao lâu? Nhằm mục đích gì?<br />
Câu 3. Cuộc tiến công chiến lược của quân dân ta trong chiến cuộc <br />
Đông Xuân 19531954 buộc quân địch phải phân tán lực lượng thành mấy <br />
nơi?<br />
Câu 4. Pháp xây dựng Điên Biên Phủ thành tập đoàn gồm bao nhiêu cứ <br />
điểm? với quân số bao nhiêu?<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
10<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
Câu 5. Tướng chỉ huy của Pháp trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ <br />
là ai?<br />
Câu 6. Quân số của thực dân Pháp bị thất bại trong chiến dịch Điện <br />
Biên Phủ là bao nhiêu?<br />
Qua hai phần câu hỏi có tính chất so sánh này học sinh vừa thấy được <br />
thất bại thảm hại của thực dân Pháp vừa cảm nhận được tinh thần bất khuất <br />
của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến.<br />
* Sử dụng các câu hỏi về nhân vật lịch sử trong bài học, thông tin về <br />
những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của các thế hệ ông cha làm <br />
cho học sinh có cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng sống cao đẹp của lớp lớp <br />
các thế hệ thanh niên trong thời kì bảo vệ đất nước. Đó chính là lí tưởng <br />
sống cao đẹp, sự hi sinh quên mình, xả thân vì độc lập, vì tự do của dân tộc, <br />
đó chính là đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của bản thân. Các <br />
câu hỏi được sử dụng cụ thể như sau:<br />
Câu 1. Ai là người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Điện Biên Phủ?<br />
Câu 2. Ai là người lấy thân mình chèn bánh pháo?<br />
Câu 3. Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai?<br />
Câu 4. Ai là người yêu cầu đồng đội lấy thân mình làm giá súng?<br />
Câu 5. Bài hát nào cổ vũ tinh thần các chiến sĩ kéo pháo vào trận địa?<br />
Câu 6. Kể tên một vài tác phẩm văn học ca ngợi tinh thần chiến đấu <br />
của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết <br />
thúc 19531954?<br />
Câu 7. Hãy nêu cảm nhận của em về những tấm gương chiến đấu hi <br />
sinh dũng cảm của thanh niên Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước?<br />
Câu 8. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đât nước hiện thanh niên <br />
cần phải làm gì?<br />
Câu 9. Công việc mơ ước của em sau này là gì? Vì sao em lại chọn <br />
công việc đó?<br />
Cuối cùng giáo viên sử dụng câu hỏi tổng hợp có nội dung liên hệ kiến <br />
thức. Câu hỏi này sẽ giúp học sinh phần nào định hướng được trách nhiệm <br />
của thanh niên trong giai đoạn hiện nay, nhận thức thêm về lí tưởng sống cao <br />
đẹp mà ông cha đã thể hiện. Từ đây, hành động và lối sống cao đẹp của các <br />
em sẽ tiếp bước ông cha tiếp tục xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã <br />
hội chủ nghĩa bằng những hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp <br />
với đối tượng là học sinh THCS đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Câu hỏi <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
11<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
này có thể giúp các em củng cố thêm kiến thức môn giáo dục công dân trong <br />
bài lí tưởng sống và trách nhiệm của thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, <br />
hiện đại hóa đất nước. Cũng từ đây, các em là đội viên lớn tuổi, là thanh niên <br />
ưu tú càng ra sức học tập, phấn đấu đứng vào hàng ngũ của đoàn thanh niên <br />
cộng sản Hồ Chí Minh để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cùng <br />
thanh niên trên địa bàn huyện nhà thực hiện tốt nhiệm vụ của thanh niên trong <br />
thời gian tới. Đây cũng là hành trang về nhận thức lí tưởng sống cao đẹp, <br />
không bị sa ngã, bị lôi kéo trong các tệ nạn xã hội hiện nay nhất là đối với <br />
tầng lớp thanh thiếu niên. Như vậy, giáo viên đã thực hiện lồng ghép một <br />
cách rất tự nhiên lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài học lịch sử mà <br />
không hề bị gượng ép, bị bó buộc phải học môn giáo dục công dân về lí <br />
tưởng sống và trách nhiệm của thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện <br />
đại hóa mới có thể thực hiện được nhiệm vụ giáo dục lí tưởng sống.<br />
1.3. Đối với phương pháp thực nghiệm: Giáo viên sử dụng câu hỏi <br />
mang tính liên hệ thực tế để giúp học sinh phát huy những hành động tốt đẹp <br />
đã được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường cụ thể như: <br />
Câu 1. Hãy nêu những việc làm tốt đẹp mà em và các bạn đã làm trong <br />
các đợt phát động thi đua của nhà trường, của Đoàn, Đội thiếu niên?<br />
Câu 2. Theo em, những việc làm này chứng tỏ điều gì đối với học sinh <br />
đang ngồi trên nghế nhà trường hiện nay?<br />
Câu 3. Em có nhận thấy những việc làm tốt đẹp của em và các bạn <br />
trong lớp, trong trường đã góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước <br />
trong giai đoạn hiện nay không? Vì sao? <br />
Câu trả lời nhận được từ học sinh sẽ là: chúng em đã thực hiện lao <br />
động vệ sinh trường lớp, chăm sóc công trình măng non, lao động cộng sản do <br />
đoàn thanh niên phát động như dọn cỏ khu vực quanh sân trường, làm công <br />
trình thanh niên, lao động vệ sinh các phần mộ liệt sĩ tại nghĩa trang của <br />
huyện, viếng nghĩa trang liệt sĩ của huyện cùng các thầy cô giáo của nhà <br />
trường trong các dịp lễ tết, dịp tri ân các anh hùng liệt sĩ như 27/7, 22/12…<br />
Chúng em cũng đã thực hiện quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng khó <br />
khăn, thiên tai lũ lụt, các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn của lớp, của <br />
trường.<br />
Như vậy, đối với phương pháp này thì ý nghĩa to lớn đối với việc lồng <br />
ghép giáo dục là học sinh đã nhận thức được những việc làm nhỏ bé của <br />
mình phù hợp với lứa tuổi học sinh là những việc làm tốt đẹp, thể hiện sự <br />
tương thân tương ái, sự giúp đỡ những bạn học sinh cùng trang lứa còn khó <br />
khăn, là hành động tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do <br />
của đất nước, là hành động góp phần bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh, sạch <br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
12<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
đẹp. Qua đó, nâng cao nhận thức về những hành động xấu, đáng lên án của xã <br />
hội, hành động sai, chưa đúng mực của học sinh đang còn biểu hiện trong lớp, <br />
trong trường. Cũng từ đây hạn chế được những hành vi chưa tích cực của học <br />
sinh, phát huy và lan tỏa hành vi tốt đẹp trong từng học sinh ở mọi lúc, mọi <br />
nơi.<br />
1.4. Đối với phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Học <br />
sinh được chủ động chuẩn bị nội dung mà giáo viên đã yêu cầu trước đó. Giáo <br />
viên phải chuẩn bị câu hỏi có tính bao quát, tính thực tế để học sinh dễ dàng <br />
cảm nhận cũng như liên hệ. Để đạt được yêu cầu nội dung bài học và lồng <br />
ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh hiệu quả giáo viên có thể <br />
sử dụng một trong câu hỏi thu hoạch sau khi học xong bài học như: Cảm <br />
nhận của em sau khi học xong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực <br />
dân Pháp xâm lược kết thúc 19531954. <br />
Câu hỏi này giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước theo tổ nhóm, báo <br />
cáo trong tiết học. Giáo viên sẽ dành khoảng thời lượng từ 5 phút để đại diện <br />
các nhóm trình bày về cảm nhận, suy nghĩ của nhóm mình. Các nhóm có thể <br />
nhận xét nhau để thấy được nội dung của nhóm nào là hoàn chỉnh nhất, việc <br />
làm của nhóm nào là đầy đủ, thiết thực hơn cả. Giáo viên đưa ra ý kiến nhận <br />
xét cuối cùng, tuyên dương sự chuẩn bị chu đáo của các em, qua đó nhấn <br />
mạnh lại một lần nữa về nội dung cần hướng đến là lồng ghép giáo dục lí <br />
tưởng sống cao đẹp cho học sinh đang tiếp thu bài giảng cũng như cho thanh <br />
niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Như thế, giáo <br />
viên vừa thực hiện được nội dung bài học trong tiết dạy lịch sử và cùng lúc <br />
thực hiện được nội dung giáo dục lồng ghép về lí tưởng sống cao đẹp cho <br />
học sinh để từ đây các em có những biểu hiện, hành động, lời nói, cử chỉ mẫu <br />
mực hơn, tốt đẹp hơn, làm gương cho chính các em học sinh trong trường, <br />
làm lan tỏa hành động, lời nói tốt đẹp của học sinh không chỉ trong môi <br />
trường giáo dục mà còn trong chính nhận thức của các em ở mọi lúc, mọi nơi, <br />
trong nhà trường, trong gia đình, ngoài xã hội từ việc bắt đầu bằng những <br />
hành động nhỏ nhất. Điều này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục nhân <br />
cách sống cho học sinh đồng thời củng cố thêm kiến thức trong môn học giáo <br />
dục công dân, nâng cao nhận thức đúng đắn cho các em trong cuộc sống.<br />
(Đính kèm sản phẩm của học sinh trong phần mục lục)<br />
1.5. Đối với phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
Liên hệ phối hợp các kiến thức trong bài để đạt được yêu cầu của đề <br />
tài đặt ra càng đòi hỏi người giáo viên không chỉ đảm bảo kiến thức chính <br />
trọng tâm của bài mà còn phải đảm bảo yêu cầu giáo dục trong mục tiêu bài <br />
học. Tránh biến bài giảng thành bài liên hệ kiến thức liên môn của các môn <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
13<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
học mà không có phần chốt kiến thức cần liên hệ giáo dục. Nếu mắc vào lỗi <br />
này thì bài giảng của giáo viên dù có chuẩn bị chu đáo về tư liệu dạy học bao <br />
nhiêu thì cũng không đạt được yêu cầu như mong muốn.<br />
Việc lồng ghép kiến thức trong môn lịch sử nhằm giáo dục lí tưởng <br />
sống cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp <br />
xâm lược kết thúc 19531954 với những biện pháp được trao đổi ở trên là vấn <br />
đề được thực hiện thường xuyên trong các tiết dạy. Tuy nhiên, vẫn phải <br />
được đúc rút thành kinh nghiệm cho các giáo viên cùng bộ môn cũng như các <br />
giáo viên khác khi dạy lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh. <br />
Đó là giáo viên phải biết chọn lọc không chỉ là tư liệu dạy học, phương pháp <br />
dạy học mà còn phải luôn linh hoạt xử lý và vận dụng kiến thức phù hợp <br />
trong các tình huống nảy sinh. <br />
Bài học gồm hai tiết, chính vì vậy khi sử dụng các câu hỏi trên phải <br />
phù hợp ở từng đơn vị kiến thức của bài. Các câu hỏi bổ trợ này sẽ giúp học <br />
sinh không chỉ ghi nhớ nội dung bài học mà còn dễ dàng cho giáo viên trong <br />
việc lồng ghép giáo dục học sinh. Từ đây, đến cuối bài học các em sẽ thấy <br />
được không chỉ nội dung bài học về sự hi sinh không tiếc tuổi xuân của lớp <br />
lớp các thế hệ ông cha mà còn đọng lại cho học sinh cảm xúc thực sự về sự <br />
hi sinh đấy. Qua đó, học sinh liên hệ được những việc mà các em đã làm được <br />
trong các phong trào thi đua, giảm những tác động tiêu cực đến đối tượng học <br />
sinh, đối tượng dễ bị lợi dụng và kích động nhất trong xã hội hiện nay. Nếu <br />
được bổ trợ qua mỗi bài học, tiết học lịch sử cùng với các môn học khác như <br />
giáo dục công dân, địa lý, âm nhạc, mĩ thuật thì chắc chắn sẽ làm cho việc <br />
giáo dục được nâng cao hơn về chất lượng toàn diện, học sinh phát huy được <br />
không chỉ là năng lực nhận thức mà còn phát huy được phẩm chất đạo đức <br />
vốn có. <br />
Thời gian là yếu tố phải được cân nhắc, tính toán thật kĩ. Bởi chỉ trong <br />
thời gian 45 phút cho một tiết học thì giáo viên phải phân phối thời gian cho <br />
hợp lý vừa đảm bảo các hoạt động dạy và học vừa đảm bảo các hoạt động <br />
giáo dục cho học sinh. Chính vì vậy, khâu lựa chọn tư liệu dạy học lại càng <br />
phải phù hợp, tiêu biểu để đạt hiệu quả như mong muốn. Giáo viên cần tránh <br />
dàn trải kiến thức mà quên hoạt động dạy học lồng ghép giáo dục đề ra. Qua <br />
đó, khẳng định sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh càng chu đáo bao nhiêu <br />
thì càng có kết quả giáo dục cao bấy nhiêu. <br />
Trích dẫn văn thơ ca ngợi tinh thần yêu nước, ca ngợi chiến thắng vĩ <br />
đại của dân tộc đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những tác phẩm hay nhất, phù <br />
hợp nhất để cảm xúc của thầy, cô giáo khi đọc cho học sinh nghe một vài <br />
đoạn trích được dâng trào, có sự cảm thông sâu sắc, lòng biết ơn các anh hùng <br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
14<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
đã ngã xuống vì độc lập tự do cho tổ quốc. Làm được điều này đòi hỏi người <br />
giáo viên phải tự luyện cho mình giọng đọc diễn cảm, nhiều cảm xúc qua đó <br />
nâng cao nội dung giáo dục.<br />
2. Giải pháp 2. Thu thập, sử dụng tư liệu dạy học lồng ghép giáo <br />
dục<br />
Nội dung lồng ghép giáo dục là yêu cầu rất quan trọng trong việc thực <br />
hiện nhiệm vụ của đề tài này, nó giữ vai trò quan trọng song song nội dung <br />
kiến thức bài học. Thực tế dạy học trong bài 27 Cuộc kháng chiến chống <br />
thực dân Pháp xâm lược kết thúc 19531954, tôi đã sử dụng các tư liệu nội <br />
dung lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho thanh niên, học sinh cụ <br />
thể như sau:<br />
2.1. Tư liệu hình ảnh <br />
Các tư liệu hình ảnh có vai trò tạo sự phong phú, đa dạng trong tư liệu <br />
dạy học đồng thời làm cho học sinh có cái nhìn thực tế về sự chuẩn bị của <br />
toàn đảng, toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm <br />
lược kết thúc 19531954. Giáo viên sưu tầm trên internet hình ảnh các nhân <br />
vật lịch sử, địa danh lịch sử liên quan đến bài 27 gồm:<br />
Hình Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp <br />
quyết định chủ trương tác chiến Đông Xuân 19531954. <br />
Hình đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy tại chiến trường Điện Biên <br />
Phủ.<br />
Hình chân dung các anh hùng đã anh dũng hi sinh trong chiến dịch Điện <br />
Biên Phủ như: anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần <br />
Can.<br />
Hình ảnh hầm Đờ cat xtơ ri, Đờ cát xtơri và toàn bộ ban tham mưu <br />
của địch ra hàng.<br />
Hình ảnh tượng đài chiến thắng Điên Biên Phủ, xe đạp thồ nối đuôi ra <br />
chiến trường, đoàn ngựa thồ, đoàn thuyền phục vụ chiến dịch, mở đường ra <br />
mặt trận, kéo pháo vào trận địa.<br />
Các tư liệu hình ảnh này giúp cho học sinh được nhìn ảnh thật của <br />
những con người thật vô cùng dũng cảm trong kháng chiến, họ là một phần <br />
điển hình trong các tấm gương hi sinh dũng cảm quên mình vì độc lập dân tộc <br />
qua đó giáo dục tinh thần yêu nước sáng ngời, lí tưởng sống cao đẹp mà ông <br />
cha đã cùng nhau thực hiện vì mục đích chung của dân tộc. Tư liệu hình ảnh <br />
được sử dụng trong lồng ghép trong phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Tính Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
15<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong <br />
bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)<br />
<br />
<br />
dạy học và phương pháp thuyết trình, vấn đáp học sinh sao cho phù hợp để <br />
đạt hiệu quả cao.<br />
2.2. Tư liệu video, clip<br />
Sử dụng tư liệu video, clip phù hợp trong dạy học làm tăng tính thực tế <br />
của các sự kiện lịch sử, giúp học sinh có cảm nhận sâu sắc về những khó <br />
khăn vất vả, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường của ông cha ta trong cuộc kháng <br />
chiến chống thế lực xâm lược bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Nội dung các <br />
video, clip này càng góp phần giáo dục học sinh về mục đích, lí tưởng sống <br />
cao đẹp trong thời kì kháng chiến của ông cha, là cơ sở giúp các em nhận thức <br />
cũng như hành động trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện tại. <br />
Sử dụng lồng ghép các video, clip này cùng các câu hỏi có trong các phương <br />
pháp dạy học đã nêu ở trên làm tăng tính giáo dục về mục đích sống, lí tưởng <br />
sống của thanh niên, học sinh trong giai đoạn hiện nay. Là thanh niên, học <br />
sinh trong giai đoạn hiện tại các em cần xác định mục đích học tập đúng đắn, <br />
tinh tiên phong gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động của lớp. Tinh thần <br />
trách nhiệm và những việc làm nhỏ bé của thanh niên, học sinh vì sự thành <br />
công trong công việc chung của tập thể, của cộng đồng chính là biểu hiện <br />
một phần trong mục đích sống, lí tưởng sống cao đẹp trong tương lai. Các <br />
video, clip được sử dụng trong bài cụ thể là:<br />
Video kéo pháo vào trận địa, lồng ghép bài hát Hò kéo pháo để thấy <br />
được ý chí kiên cường, dũng cảm của chiến sĩ ta trong chiến dịch Điện Biên <br />
Phủ.<br />
Clíp thanh niên làm theo lờ