Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
I. Phần mở đầu 2<br />
1. Lý do chọọ<br />
1. Lý do ch n đềề<br />
n đ tài<br />
tài 2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II. Phần nội dung 3<br />
1. Cơơ<br />
1. C s sởở ậậnn<br />
lý lu<br />
lý lu 3<br />
2. Thực trạng 4<br />
3. Giải pháp, biện pháp: 7<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 23<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. 23<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 23<br />
cứu<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 24<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị 24<br />
1. Kết luận: 24<br />
2. Kiến nghị: 24<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 1 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực <br />
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội <br />
nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi <br />
mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp <br />
cận “Kĩ năng sống”. Bộ GD và ĐT đưa nội dung giáo dục Kĩ năng sống lồng ghép vào <br />
các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Bởi lẽ Kĩ <br />
năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người; khả năng ứng xử phù hợp với <br />
những người khác và với xã hội; khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của <br />
cuộc sống.<br />
Giáo dục Kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì: lứa tuổi <br />
học sinh đang hình thành những giá trị nhân cách, những ước mơ, ham hiểu biết, thích <br />
tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc <br />
biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ <br />
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực luôn đặt vào <br />
hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với khó khăn, thách thức, áp <br />
lực tiêu cực. Hơn nữa các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là <br />
người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. <br />
Giáo dục Kĩ năng s ố ng với các phương pháp và nghiên cứu trường hợp điển <br />
hình, đóng vai, trò chơi, dự án, tranh luận, động não, hỏi chuyên gia, viết tích cực… <br />
cũng là phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp giáo dục ở trường phổ <br />
thông. Bởi vậy, giáo dục và rèn luyện Kĩ năng s ố ng cho học sinh được xác định là <br />
một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân <br />
thiện, học sinh tích cực”. <br />
Đối với việc thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học của phân <br />
môn Tập đọc lớp 4. nhằm giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện cho các Kĩ <br />
năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi; giúp các em nhận biết được những giá trị <br />
tốt đẹp trong cuộc sống; biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự <br />
trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống; biết ứng xử phù hợp trong các mối <br />
quan hệ với người thân; với cộng đồng và với môi trường tự nhiên; biết sống tích cực, <br />
chủ động trong mọi hoàn cảnh. Xuất phát từ sự cần thiết của việc giáo dục Kĩ năng <br />
sống cho thế hệ trẻ trong phân môn Tập đọc nên tôi chọn đề tài :“ Một số kinh <br />
nghiệm dạy học lồng ghép Kĩ năng s ố ng cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4.”<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 2 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
* Mục tiêu:<br />
Giúp HS ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; Hiểu biết <br />
về thể chất, tinh thần của mình; Có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá và chấp hành <br />
pháp luật…<br />
Giúp học sinh có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc <br />
lập, tự tin khi giải quyết công việc.<br />
<br />
<br />
* Nhiệm vụ:<br />
Tìm hiểu về nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục lồng ghép Kĩ <br />
năng sống trong phân môn Tập đọc lớp 4.<br />
Nắm được những khó khăn, vướng mắc của GV và HS khi thực hiện dạy học <br />
lồng ghép Kĩ năng sống cho HS trong phân môn Tập đọc lớp 4.<br />
Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học <br />
sinh lớp 4C trong phân môn Tập đọc.<br />
Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình <br />
hình thành Kĩ năng sống cho học sinh.<br />
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống qua <br />
việc lồng ghép trong giảng dạy phân môn Tập đọc cũng như nâng cao hiệu quả giáo <br />
dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Krông Ana, huyện Krông <br />
Ana.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung lồng ghép giáo <br />
dục kĩ năng sống và thực tế dạy học trong phân môn Tập đọc lớp 4.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. <br />
Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của Kĩ năng sống được hình thành qua việc <br />
học phân môn Tập đọc tại lớp 4C trường tiểu học Krông Ana, trong năm học 2014 <br />
2015<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra <br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
Phương pháp thống kê<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp <br />
Phương pháp so sánh <br />
Phương pháp thực hành <br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 3 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
Thực hiện Quyết định số 2994/QĐBGD và ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt <br />
động giáo dục ở các cấp học; Dựa trên cơ sở những định hướng của đợt tập huấn Tăng <br />
cường giáo dục kỹ năng sống trong các môn học của Bộ cho các cấp học trong hệ thống <br />
giáo dục phổ thông. Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong <br />
những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học <br />
sinh tích cực” trong các trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.<br />
Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng <br />
nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã <br />
và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị <br />
những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, <br />
sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo <br />
nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, <br />
hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo <br />
dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói riêng.<br />
Kĩ năng sống thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội. Có thể nói Kĩ năng sống chính <br />
là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, <br />
lành mạnh. Kĩ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm <br />
của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống <br />
một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải <br />
nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ <br />
năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học <br />
hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.<br />
Kĩ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để <br />
phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần <br />
học kĩ năng sống. <br />
Ở lứa tuổi lớp 4 học sinh đang phát triển về hệ xương, hệ thần kinh, học sinh có <br />
những nhận biết nhất định về xung quanh, biết đánh giá nhận xét sự việc xảy ra quanh <br />
mình. Các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, thích quan sát mọi vật xung quanh. <br />
Khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hoá và rất nhạy cảm với vẻ đẹp <br />
của thiên nhiên đất nước. Các em dễ xúc động và bắt đầu biết mơ ước, có trí tưởng <br />
tượng phong phú. Thích nghi với các vấn đề mà mình đã quan sát được và có khả năng <br />
ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước <br />
các tình huống của cuộc sống .<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi – khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
Học sinh được học tập trong một môi trường có điều kiện từ phía gia đình, nhà <br />
trường và xã hội.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 4 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
Nội dung dạy học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các môn <br />
học nói chung và phân môn Tập đọc lớp 4 nói riêng được thực hiện theo chủ trương <br />
chung của Bộ giáo dục và Đào tạo. <br />
* Khó khăn:<br />
Thực tế, lâu nay GV chỉ tập trung dạy kiến thức văn hóa mà chưa có thói quen <br />
dạy thêm Kĩ năng sống cho HS nên khi thực hiện dạy lồng ghép còn có phần lúng túng. <br />
Ở một số bài, thời gian giảng dạy trong 1 tiết là 35 phút nhiều khi không đủ. Vì thế, khi <br />
dạy lồng ghép Kĩ năng sống vào môn học thì GV phải chọn những phương pháp lồng <br />
ghép thích hợp để tránh “cháy” giáo án và nặng thêm nội dung cho bài học. <br />
2.2. Thành công – hạn chế<br />
* Thành công:<br />
Thực hiện dạy học lồng ghép kĩ năng sống trong phân môn Tập đọc học sinh có <br />
sự hào hứng hơn trong tiết học, thể hiện sự tự tin, nhiều bài các em đã vận dụng, khám <br />
phá tìm hiểu trong thực tế và đặc biệt kĩ năng trình bày của nhiều em diễn đạt một cách <br />
gãy gọn, lưu loát,…<br />
<br />
<br />
* Hạn chế:<br />
Thời gian thực hiện dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong mỗi tiết học còn <br />
ít.<br />
Giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi sự khéo léo nhưng khi thực hiện về phương pháp <br />
dạy học lồng ghép cũng chưa thật sáng tạo.<br />
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu<br />
* Mặt mạnh:<br />
Đa số học sinh tự giác, có ý thức cao trong mỗi giờ học. Sự quan tâm của nhà <br />
trường, cha mẹ luôn sát sao, đồng thuận với giáo viên trong việc giảng dạy và hơn nữa <br />
họ hiểu rõ chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo để cùng phối hợp chặt chẽ trong <br />
việc dạy học các môn học, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.<br />
* Mặt yếu:<br />
Khả năng tự nhận thức của một số ít phụ huynh và học sinh chưa thật đầy đủ, <br />
còn thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống. <br />
2.4. Các nguyên nhân – các yếu tố tác động<br />
Từ trước đến nay phần lớn GV chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức mà <br />
ít hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục Kĩ năng sống cho HS. <br />
Mặc dù GV đã được tiếp cận về nội dung lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống của Bộ <br />
Giáo dục và mỗi giáo viên đều được tập huấn về cách dạy và rèn Kĩ năng sống cho học <br />
sinh nhưng hầu như giáo viên chưa xác định được cụ thể kĩ năng sống cần rèn cho học <br />
sinh trong mỗi tiết học là gì? Hoặc nếu có xem giáo trình của BGD đã ban hành thì các <br />
Kĩ năng sống trong các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng giáo viên còn <br />
gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động học tập, sử dụng phương <br />
pháp và hình thức dạy học thích hợp để giáo dục các kĩ năng đó.<br />
<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 5 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
Trong lớp học sinh có trình độ, sức khoẻ, tâm sinh lí, sự trải nghiệm… khác <br />
nhau. Chẳng hạn có em học sinh tự tin, bạo dạn vì được tham gia nhiều các hoạt động <br />
bề nổi của nhà trường hay ở gia đình các em được bố mẹ rèn Kĩ năng sống thường <br />
xuyên thì việc thực hiện kĩ năng của môn học và các Kĩ năng sống rất thuận lợi. <br />
Ngược lại những em nhút nhát, thiếu tự tin, ngại giao tiếp thì việc này quả là khó <br />
khăn. <br />
Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia <br />
đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn <br />
là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu <br />
nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp <br />
lực đối với người học. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông <br />
tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh đang đứng trước nhiều <br />
thách thức khi hòa nhập xã hội. Các kỹ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà đề tài đã đặt ra.<br />
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và <br />
thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách <br />
thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều <br />
cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra <br />
hằng ngày trong cuộc sống.<br />
Có thể nói Kĩ năng s ố ng chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến <br />
thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có Kĩ năng s ố ng <br />
phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết <br />
vấn đề một cách tích cực và phù hợp; Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn <br />
yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu Kĩ năng s ố ng <br />
thường bị vấp váp, dễ bị thất bại. Ví dụ: Người không có kĩ năng ra quyết định sẽ dễ <br />
mắc sai lầm hoặc chậm trễ trong việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định <br />
sai lầm của mình; người không có kĩ năng ứng phó với căng thẳng sẽ hay bị căng <br />
thẳng hơn những người khác và thường có cách ứng phó tiêu cực khi bị căng thẳng, <br />
làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, học tập, công việc,… của bản thân. Hoặc <br />
người không có kĩ năng giao tiếp sẽ khó khăn hơn trong việc xây dựng các mối quan <br />
hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, sẽ khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, <br />
giải quyết những nhiệm vụ chung…<br />
Giáo dục Kĩ năng s ố ng cho HS phải bảo đảm các yếu tố: giúp HS ý thức được <br />
giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp HS hiểu biết về thể chất, tinh thần <br />
của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử văn hoá, hiểu biết và chấp hành pháp <br />
luật… Tuy nhiên, giáo dục để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ <br />
các bài giảng.<br />
Kĩ năng s ố ng là cái có sau những trải nghiệm thực tế nên việc lồng ghép này sẽ <br />
không dừng lại ở mức giảng dạy lý thuyết mà sẽ cụ thể hóa thành từng trường hợp, <br />
hoàn cảnh và yêu cầu học sinh xử lý.<br />
Trong chương trình dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái <br />
niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn <br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 6 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập <br />
trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nền nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu <br />
là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng, sai, quyết định có làm <br />
điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân <br />
chỉ biết nghe lời. Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với môn <br />
học truyền thống như Đạo đức. <br />
Nội dung các bài học vốn đã nhiều, thời lượng lại ít nên khó lồng ghép giáo dục <br />
Kĩ năng s ố ng vào. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cũng chưa được đào tạo cơ bản để dạy <br />
về Kĩ năng sống trong từng môn học, từng bài giảng. Thêm vào đó, chính các em học <br />
sinh cũng chưa có nhận thức đầy đủ và ý thức trau dồi kĩ năng s ố ng , chưa tích cực chủ <br />
động tham gia các họat động trải nghiệm để tạo lập, rèn luyện kĩ năng s ố ng.<br />
Thực trạng việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học: Học tập là một <br />
nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở <br />
các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có <br />
cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường sống xung quanh. Kỹ năng <br />
sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại <br />
và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng về <br />
kiến thức hàn lâm trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu <br />
vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn <br />
nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này đã dẫn đến <br />
sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc <br />
sống.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn <br />
Tập đọc lớp 4 nói riêng để nắm chắc kiến thức và kĩ năng của môn học, cũng như kĩ <br />
năng sống mà HS cần được học và tiếp cận. Từ đó, tuỳ từng bài cụ thể, nội dung cụ <br />
thể để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức và các Kĩ thuật dạy học tích cực <br />
thích hợp các hoạt động học tập và giáo dục lồng ghép Kĩ năng sống cho HS, giúp các <br />
em có thể thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.<br />
Ngoài ra, trong khi giảng dạy kiến thức và giáo dục lồng ghép Kĩ năng sống, cần <br />
có sự khuyến khích kịp thời khi HS có tiến bộ (dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ) để khích <br />
lệ học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực và có đủ tự tin thể hiện khả <br />
năng của mình trước lớp.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
3.2.1. Tìm hiểu nội dung giáo dục Kĩ năng sống và địa chỉ trong chương trình <br />
sách giáo khoa <br />
MÔN <br />
TUẦN TÊN BÀI DẠY CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐẠT<br />
HỌC<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 7 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
Thể hiện sự thông cảm.<br />
Dế Mèn bênh vực Xác định giá trị.<br />
Tập đọc<br />
kẻ yếu Tự nhận thức về bản thân<br />
1<br />
Thể hiện sự thông cảm.<br />
Tập đọc Mẹ ốm Xác định giá trị.<br />
Tự nhận thức về bản thân<br />
Thể hiện sự thông cảm.<br />
2 Tập đọc Dế Mèn bênh vực Xác định giá trị.<br />
kẻ yếu ( TT) Tự nhận thức về bản thân.<br />
Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao <br />
tiếp.<br />
Tập đọc Thư thăm bạn Thể hiện sự thông cảm.<br />
Xác định giá trị.<br />
3 Tư duy sáng tạo<br />
Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao <br />
tiếp.<br />
Tập đọc Người ăn xin<br />
Thể hiện sự thông cảm.<br />
Xác định giá trị.<br />
Xác định giá trị<br />
Một người chính Tự nhận thức về bản thân<br />
4 Tập đọc<br />
trực Tư duy phê phán<br />
Xác định giá trị<br />
Những hạt thóc Tự nhận thức về bản thân<br />
5 Tập đọc<br />
giống Tư duy phê phán<br />
Ứng xử lịch sự trong giao tiếp<br />
Nỗi dằn vặt của Thể hiện sự cảm thông<br />
Tập đọc<br />
Anđrâyca Xác định giá trị<br />
6 Tự nhận thức về bản thân<br />
Thể hiện sự cảm thông<br />
Tập đọc Chị em tôi<br />
Xác định giá trị<br />
Lắng nghe tích cực<br />
Xác định giá trị<br />
7 Tập đọc Trung thu độc lập Đảm nhận trách nhiệm (xác định <br />
nhiệm vụ của bản thân<br />
<br />
Lắng nghe tích cực<br />
Thưa chuyện với Giao tiếp<br />
9 Tập đọc<br />
mẹ Thương lượng <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 8 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
Xác định giá trị<br />
11 Tập đọc Có chí thì nên Tự nhận thức về bản thân<br />
Lắng nghe tích cực<br />
Xác định giá trị<br />
Vua tàu thủy Bạch Tự nhận thức về bản thân<br />
12 Tập đọc<br />
Thái Bưởi Đặt mục tiêu<br />
<br />
Xác định giá trị<br />
Văn hay chữ tốt Tự nhận thức về bản thân<br />
13 Tập đọc<br />
Đặt mục tiêu<br />
Kiên định<br />
Xác định giá trị<br />
Tập đọc Chú Đất Nung Tự nhận thức về bản thân<br />
Thể hiện sự tự tin<br />
14<br />
Xác định giá trị<br />
Tập đọc Chú Đất Nung (tt) Tự nhận thức về bản thân<br />
Thể hiện sự tự tin<br />
Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân<br />
19 Tập đọc Bốn anh tài Hợp tác<br />
Đảm nhận trách nhiệm<br />
Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân<br />
Tập đọc Bốn anh tài (tt) Hợp tác Đảm nhận trách nhiệm<br />
20<br />
Anh hùng lao động Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân<br />
Tập đọc<br />
Trần Đại Nghĩa Tư duy sáng tạo<br />
Giao tiếp<br />
21<br />
Khúc hát ru những Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với <br />
Tập đọc<br />
em bé trên lưng mẹ lứa tuổi<br />
Lắng nghe tích cực<br />
Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân<br />
Vẽ về cuộc sống <br />
24 Tập đọc Tuy duy sáng tạo<br />
an toàn<br />
Đảm nhận trách nhiệm<br />
Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân<br />
Khuất phục tên Ra quyết định<br />
25 Tập đọc<br />
cướp biển Ứng phó, thương lượng<br />
Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích<br />
Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông<br />
26 Tập đọc Thắng biển Ra quyết định, ứng phó<br />
Đảm nhận trách nhiệm<br />
Tự nhận thức: xác định giá trị các nhân<br />
Gavrốt ngoài <br />
27 Tập đọc Đảm nhận trách nhiệm<br />
chiến lũy Ra quyết định<br />
<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 9 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
Hơn một nghìn Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân<br />
30 Tập đọc ngày vòng quanh Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng<br />
trái đất<br />
Kiểm soát<br />
Tiếng cười là liều Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn<br />
34 Tập đọc<br />
thuốc bổ Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận<br />
<br />
3.2.2. Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
* Kĩ năng tự nhận thức:<br />
Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá bản thân .<br />
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, <br />
như cơ thể, tư tưởng các mối quan hệ xã hội; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm <br />
năng, tình cảm, sở thích, thói quen… của bản thân mình, quan tâm và luôn ý thức được <br />
mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.<br />
Để tự nhận thức đúng về bản thân cẩn phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc <br />
biệt là qua giao tiếp với người khác.<br />
Ví dụ 1: Bài “Văn hay chữ tốt ”<br />
Sau khi HS hiểu Cao Bá Quát viết đơn cho bà cụ, mặc dù lá đơn có lí lẽ rõ ràng <br />
nhưng vì chữ ông viết xấu quá, quan không đọc được nên đuổi bà cụ ra khỏi huyện <br />
đường. Tôi hỏi thêm: <br />
+ Vì sao khi sự việc xảy ra, Cao Bá Quát mới dốc sức luyện chữ cho đẹp?<br />
Tôi yêu cầu HS trả lời câu hỏi bằng một câu. Khuyến khích nhiều em phát biểu <br />
theo cách khác nhau. Chẳng hạn: (Vì khi sự việc này xảy ra, Cao Bá Quát mới thực sự <br />
nhận ra tai hại của việc viết chữ xấu. Vì viết chữ xấu có thể gây tai hại cho người <br />
khác…)<br />
+ Vì sao Cao Bá Quát viết chữ rất xấu mà nhận lời viết đơn giúp bà cụ? Tôi <br />
khuyến khích nhiều em phát biểu theo các cách khác nhau, sau đó tôi chốt ý: Khi bà cụ <br />
nhờ viết đơn kêu oan, Cao Bá Quát đã vui vẻ trả lời: “Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy <br />
cháu xin sẵn lòng. Mặc dù sẵn sàng giúp đỡ người khác nhưng Cao Bá Quát đã chưa <br />
nhận thức đúng về bản thân, chưa tự nhận biết được điểm hạn chế của mình có thể <br />
đem lại điều bị hại cho người khác.<br />
Ví dụ 2: Khi dạy bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” TV4 tập I trang 4, 5. Sau khi <br />
HS hiểu: Dế Mèn nhìn thấy cảnh đáng thương của chị Nhà Trò thì Dế Mèn hành động <br />
mạnh mẽ, kiên quyết thể hiện rất hào hiệp (quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh <br />
phách …) dùng lời nói để bọn Nhện phải nhận ra lẽ phải và cuối cùng phải phá hết <br />
các dây tơ chăng lối Nhà Trò. GV chốt ý: Các nhân vật trong truyện đều có những điểm <br />
mạnh, điểm yếu: Chị Nhà Trò tỏ rõ thật đáng thương; Dế Mèn tỏ ra là mạnh khoẻ, có <br />
thể dùng sức mạnh và lẽ phải để bảo vệ được Nhà Trò. Bọn Nhện tự nhận thấy <br />
<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 10 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
được việc làm sai trái của mình nên tự phá các dây tơ không bắt nạt Nhà Trò nữa.<br />
Ví dụ 3: Khi dạy Bài “Những hạt thóc giống ” Sau khi HS nhận biết chú bé <br />
Chôm (vì chú nhận thức được khả năng của mình không thể làm cho hạt thóc đã luộc <br />
kĩ nảy mầm được nên chú cũng trung thực tâu với nhà vua và cuối cùng chú được nhà <br />
vua truyền ngôi.)<br />
Ví dụ 4: Khi dạy bài “Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi” nhờ khả năng kinh <br />
doanh tài giỏi nên Bạch Thái Bưởi đã gặt hái nhiều thành công . Giáo dục HS tự nhận <br />
thức khả năng của bản thân để có ước mơ, hoài bão và khả năng thực hiện được <br />
những ước mơ, hoài bão của mình. Ước mơ phải thực tế phù hợp với khả năng của <br />
mình. Từ đó giáo dục cho các em kĩ năng sống cần thiết đó là: phải tự nhận thức được <br />
giá trị của bản thân. Biết được khả năng cũng như hạn chế của mình để điều chỉnh <br />
hành vi cho phù hợp. Sau dó tôi cho HS thực hành Kĩ năng sống đó bằng cách cho HS <br />
thực hành: “Tự giới thiệu về mình”. Trong lời giới thiệu: HS nêu những điểm mạnh, <br />
điểm yếu của bản thân. Ví dụ: Học sinh tự nhận xét về chữ viết của mình, hoặc giới <br />
thiệu những khả năng và hạn chế của bản thân. Tôi khích lệ để HS tự tin, mạnh dạn <br />
khi nói trước cả lớp để học sinh có cơ hội được rèn kĩ năng nói trước tập thể.<br />
* Kĩ năng xác định giá trị:<br />
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, có ý nghĩa đối với bản thân mình, <br />
có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc <br />
sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ và thậm chí <br />
là thành kiến đối với một điều gì đó…<br />
Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực <br />
văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế…<br />
Giáo dục kĩ năng “Xác định giá trị ” ở một số bài Tập đọc tôi đã thực hiện như <br />
sau : <br />
Ví dụ 1: Bài “Thư thăm bạn ” TV4 tập I trang 25<br />
Giáo dục kĩ năng sống “Xác định giá trị. ” trong bài là: HS nhận biết được ý nghĩa <br />
của tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống.<br />
GV nêu: <br />
+ Tìm những câu bạn Lương an ủi bạn Hồng?<br />
+ Theo em được bạn khác an ủi, bạn Hồng cảm thấy thế nào?<br />
Tôi để nhiều HS được trình bày, sau đó tôi chốt ý đúng và đưa ra câu hỏi, tổ <br />
chức cho HS thảo luận nhóm đôi: “Khi có chuyện buồn, được người khác an ủi, động <br />
viên em cảm thấy thế nào? ”<br />
GV kết luận để HS nhận thấy: Khi có chuyện buồn, được người khác an ủi, <br />
động viên thì nỗi buồn sẽ vơi đi từ đó giáo dục HS cần an ủi, động viên người khác <br />
khi người đó gặp chuyện buồn trong cuộc sống.<br />
Ví dụ 2: Bài “Người ăn xin” TV4 tập I trang 30.<br />
Giáo dục Kĩ năng sống “Xác định giá trị” trong bài là: Nhận biết được vẻ đẹp của <br />
những tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống<br />
Sau khi HS tìm hiểu nội dung bài tôi hỏi: <br />
<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 11 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
+ Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?<br />
Tôi yêu cầu mỗi em trả lời câu hỏi bằng một câu. Chẳng hạn: (Những người <br />
nghèo khổ, bất hạnh họ không chỉ cần sự giúp đỡ về vật chất mà họ còn cần tình <br />
thương yêu, sự cảm thông chân thành. Con người cần giành cho nhau tình yêu thương, <br />
chia sẻ…)<br />
Ví dụ 3: Bài “Văn hay chữ tốt” TV4 tập I trang 129<br />
Giáo dục Kĩ năng sống “Xác định giá trị. ” trong bài là: HS nhận biết được sự <br />
kiên trì, lòng quyết tâm rất cần thiết đối với mỗi người.<br />
Sau khi HS nhận biết Cao Bá Quát quyết tâm luyện chữ, cuối cùng ông viết chữ <br />
rất đẹp. Tôi hỏi: <br />
+ Qua câu chuyện em thấy muốn thành công ta cần có đức tính gì? <br />
Yêu cầu mỗi em trả lời bằng một câu: (Ví dụ: Kiên trì luyện viết, nhất định chữ <br />
sẽ đẹp. Có mục tiêu phấn đấu, quyết tâm thực hiện, nhất định sẽ thành công. Có tật <br />
xấu, nếu quyết tâm sửa, thế nào cũng sửa được. Kiên trì làm một việc gì đó, nhất định <br />
sẽ thành công. Quyết tâm sửa một thói quen xấu, thế nào cũng sửa được…)<br />
Tôi khen ngợi các HS phát biểu theo suy nghĩ riêng của mình và diễn đạt rõ ràng, <br />
mạch lạc, ngắn gọn.<br />
* Sau khi tổ chức giáo dục lồng ghép Kĩ năng sống trong một số bài đó tôi tổ chức <br />
cho HS liên hệ ngay tại lớp và giao nhiệm vụ thực hành Kĩ năng sống đó trong cuộc <br />
sống hàng ngày như: <br />
+ Kể những hành động, việc làm ủng hộ đồng bào bị thiên tai mà em biết<br />
+ Kể cho người thân nghe câu chuyện về chủ đề Nhân hậu em đã học. Hoặc viết <br />
về những mảnh đời bất hạnh, cần sự giúp đỡ của mọi người.<br />
+ Vẽ tranh, viết văn, làm thơ ca ngợi những tấm lòng nhân hậu. <br />
+ Kể cho người thân nghe về bức thư của bạn Lương.<br />
+ Viết giới thiệu gương người tốt, việc tốt ủng hộ đồng bào gặp thiên tai. <br />
+ Liên hệ việc làm cụ thể để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp <br />
…<br />
* Kĩ năng giao tiếp : <br />
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, <br />
viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời <br />
biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý <br />
kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời <br />
nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.<br />
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh <br />
cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng <br />
không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối <br />
quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các <br />
thành viên trong gia đình nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách <br />
xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm <br />
vui cuốc sống.<br />
Khi dạy các bài: “Thư thăm bạn; Nỗi dằn vặt của của Anđrâyca; Thưa chuyện <br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 12 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
với mẹ; Người ăn xin….” Tôi cho HS nhận xét cách xưng hô của các nhân vật trong <br />
truyện, lời lẽ, của các nhân vật khi giao tiếp…<br />
: Thư thăm bạn: xưng hô “mình Hồng ”<br />
Ví dụ<br />
Thưa chuyện với mẹ: xưng hô “mẹ con….”<br />
Người ăn xin: xưng hô “ông cháu …”<br />
Học sinh nhận biết cách xưng hô của các nhân vật trong truyện là đúng thứ bậc, <br />
lời nói thể hiện sự thân mật, dễ đạt được mục đích giao tiếp. HS biết thể hiện sự <br />
cần thiết phải ứng xử lịch sự khi giao tiếp trong cuộc sống. Dù trong mỗi hoàn cảnh <br />
giao tiếp khác nhau, mục đích giao tiếp khác nhau nhưng các em luôn có thể hiện cách <br />
ứng xử lịch sự để đạt được mục đích giao tiếp và hơn hết là xây dựng mối quan hệ tốt <br />
đẹp với mọi người xung quanh. Có thể là trình bày nguyện vọng của mình với người <br />
khác kèm theo cử chỉ, nét mặt, lời nói, ngữ điệu. Có thể lắng nghe tích cực khi người <br />
khác nói.<br />
Ví dụ : Khi học xong bài: Thưa chuyện với mẹ… (Trò chuyện thân mật và trình <br />
bày nguyện vọng, ý kiến của mình với người khác) cần có thái độ như thế nào? Tôi đã <br />
thực hiện như sau:<br />
Khi học sinh nhận xét phần trò chuyện và thể hiện nguyện vọng ý kiến của bạn <br />
với Cương với mẹ và thái độ lắng nghe tích cực của mẹ Cương xong, tôi tổ chức cho <br />
học sinh thực hành Kĩ năng sống bằng cách cho học sinh thảo luận đóng vai để đưa ra <br />
các tình huống xảy ra trong cuộc sống và các cách xử lí tình huống của các nhóm.<br />
Ví dụ: Nhóm 1<br />
HS1 nói : “ Lan ơi, cho mình mượn quyển truyện này nhé.”<br />
HS2: Tỏ thái độ khi nghe HS1 nói và thể hiện thái độ đồng ý hoặc không<br />
Có thể là thái độ tích cực hoặc tiêu cực. <br />
Chẳng hạn HS2 nói: “Thôi, không cho mượn”, Kèm theo thái độ khó chịu … <br />
Hoặc em đó nói: “Tớ đọc chưa xong, mai tớ đọc xong tớ cho cậu mượn nhé!”,Kèm theo <br />
thái độ vui vẻ … <br />
Sau đó GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận chọn cách thể hiện Kĩ năng sống thích <br />
hợp nhất. Và cuối cùng tôi chốt lại các Kĩ năng sống cần rèn và giáo dục học sinh ý <br />
thức rèn luyện Kiz năng sống đó.<br />
* Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: <br />
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong <br />
một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người <br />
khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh, thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. <br />
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc, kiềm chế <br />
cảm xúc, quản lý cảm xúc.<br />
Một người biết kiềm chế cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao <br />
tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn. <br />
Kĩ năng xử lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng xử với <br />
người khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng …<br />
* Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: <br />
Trong cuộc sống, nhiều khi ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ <br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 13 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
trợ, giúp đỡ của những người khác. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau: <br />
Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ. Xác định được địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.<br />
Tự tin và biết tìm đến địa chỉ đó. Biết bày tỏ nhu cầu giúp đỡ một cách phù <br />
hợp. <br />
Khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ, chúng ta cần: Cư xử đúng mực và tự tin. Cung cấp <br />
thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn. Giữ bình tình khi gặp sự đối xử thiếu thiện chí. <br />
Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiên nhẫn <br />
nhưng không sợ hãi. Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa <br />
chỉ khác, người khác. <br />
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhân được những lời <br />
khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của <br />
mình, đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng <br />
thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân <br />
không cảm thấy đơn độc, bi quan, giúp chúng ta có cách nhìn mới và hướng đi mới.<br />
* Kĩ năng thể hiện sự tự tin:<br />
Tự tin là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản thân, tin rằng mình có <br />
thể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực <br />
để hoàn thành nhiệm vụ.<br />
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp các nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ <br />
suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc đưa ra quyết định và giải quyết <br />
vấn đề, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc <br />
sống.<br />
Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra <br />
quyết định, đảm nhận trách nhiệm.<br />
* Kĩ năng lắng nghe tích cực: <br />
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có kĩ <br />
năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng <br />
nghe ý kiến hoặc trình bày của người khác, biết đưa ra ý kiến phản hồi mà không vội <br />
đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong qúa trình giao tiếp.<br />
* Kĩ năng thể hiện sự cảm thông:<br />
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh <br />
của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất <br />
khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm <br />
thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài “Người ăn xin; Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Thư thăm bạn” Tôi <br />
yêu cầu HS:<br />
+ Em đã làm được việc gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người bất <br />
hạnh?<br />
HS kể sau đó cho HS đóng vai thực hành KNS cảm thông, chia sẻ. <br />
Ví <br />
dụ : HS1 (Người ăn xin): Cháu ơi, cho bà xin cốc nước.<br />
HS2: (Cầm cốc nước): Cháu mời bà uống nước ạ. (kèm theo thái độ <br />
thể hiện sự tôn trọng lễ phép)<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 14 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
Hoặc khi dạy bài “Mẹ ốm” TV4 Tập I trang 9 KNS cần lồng ghép là sự cảm <br />
thông: HS biết thể hiện tình yêu thương mẹ và người thân bằng những việc làm cụ thể <br />
như: rót nước, lấy thuốc, hỏi thăm …<br />
Liên hệ xem em đã làm được những việc gì để thể hiện tình cảm với bố, mẹ <br />
hoặc những người thân. Sau đó cho HS đóng vai thực hành Kĩ năng sống.<br />
* Kĩ năng thương lượng:<br />
Thương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích đồng thời có <br />
thảo luận để đạt được sự điều chỉnh và thồng nhất với suy nghĩ, cách làm hoặc về <br />
một vấn đề gì đó.<br />
* Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: <br />
Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cói, bất đồng, bất bình với một hay nhiều <br />
người về một vấn đề nào đó.<br />
Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng và thường bắt nguồn từ sự khác nhau <br />
về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa… mâu thuẫn thường <br />
có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên.<br />
Có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn. Mỗi người sẽ có cách giải quyết mâu thuẫn <br />
riêng tùy thuộc, vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử cũng như khả <br />
năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn.<br />
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên <br />
nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không <br />
dùng bạo lực, thoả món được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan <br />
hệ giữa các bên một cách hoà bình.<br />
Yêu cầu trước hết của kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế cảm <br />
xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên <br />
nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.<br />
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kĩ năng giải quyết vấn <br />
đề. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với nhiều kĩ năng liên <br />
quan khác như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng <br />
ra quyết định …<br />
* Kĩ năng hợp tác: <br />
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, <br />
một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.<br />
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và <br />
cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.<br />
* Kĩ năng tư duy phê phán:<br />
Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện <br />
các vấn đề, sự vật, hiện tượng… xảy ra. Để phân tích một cách có phê phán, con <br />
người cần:<br />
Thu thập thông tin về vấn đề, sự vật, hiện tượng… đó từ nhiều nguồn khác <br />
nhau.<br />
Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ thống.<br />
<br />
Giáo viên: Đoàn Thị Thoả 15 Trường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc <br />
lớp 4<br />
Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được,