Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài 2<br />
I 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
MỞ ĐẦU<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận 3<br />
II 2. Thực trạng 35<br />
NỘI DUNG<br />
3. Giải pháp, biện pháp 515<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo 1618<br />
nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu.<br />
<br />
III 1. Kết luận 18<br />
KẾT LUẬN, 2. Kiến nghị 19<br />
KIẾN NGHỊ<br />
3. Tài liệu tham khảo 21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 1<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài.<br />
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại <br />
đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt <br />
Nam trong những năm gần đây. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan <br />
điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải <br />
quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối <br />
với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẻ. <br />
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của <br />
người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải <br />
quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Trước thực tiễn đó, năm học 20122013 <br />
Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp trên địa <br />
bàn toàn quốc. Ban đầu nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ thậm chí còn mơ hồ trong cách <br />
hiểu về dạy học tích hợp, nên có một số hiện tượng xảy ra như giáo viên tích hợp <br />
không đúng lúc đúng chỗ nên việc dạy học tích hợp trở nên gượng ép; hay có giáo <br />
viên lựa chọn nội dung tích hợp quá nhiều nên không đủ thời gian để dạy…Từ thực <br />
tế đó, tôi đã đúc rút kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu và tích cực tham gia cuộc thi <br />
Dạy học tích hợp và năm học 2014 – 2015 đã đạt được kết quả đáng kể (giải <br />
khuyến khích cấp quốc gia với sản phẩm mang tên: Tích hợp giáo dục đạo đức, <br />
phong cách Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn).<br />
Từ sản phẩm Dạy học tích hợp đã đạt giải, tôi đã quyết định viết thành sáng <br />
kiến kinh nghiệm để chia sẻ những kinh nghiệm của mình về dạy học tích hợp với <br />
đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua văn bản Phong cách Hồ Chí <br />
Minh” cho đồng nghiệp tham khảo cũng như cùng nhau tìm ra được phương pháp <br />
giảng dạy hay nhất giúp phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
2.1. Mục tiêu<br />
Giúp giáo viên hiểu thế nào là tích hợp và dạy học tích hợp.<br />
Đưa ra những giải pháp cụ thể để tích hợp kiến thức các môn học khác nhau <br />
như Địa lí, Giáo dục công dân, lịch sử, âm nhạc, mĩ thuật vào dạy văn bản “Phong <br />
cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà để giáo dục lí đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh <br />
cho học sinh.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
Nghiên cứu lý luận về dạy học tích hợp<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 2<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy của giáo viên và học của học sinh trong văn bản “Phong cách Hồ Chí <br />
Minh” nói riêng và trong môn Ngữ văn THCS nói chung.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các giải pháp, biện pháp để dạy học tích hợp một cách hiệu quả qua văn <br />
bản “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài này được nghiên cứu và thử nghiệm tại trường THCS Lương Thế <br />
Vinh H.Krông Ana – T. Đăk Lăk<br />
Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ <br />
Chí Minh”.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các nghiên cứu về dạy học <br />
tích hợp và dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn.<br />
Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên và quá <br />
trình lĩnh hội của học sinh.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:<br />
+ Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước.<br />
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.<br />
Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào quá trình giảng <br />
dạy Ngữ văn ở lớp 9A1, 9A4 trường THCS Lương Thế Vinh.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể, phối <br />
hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kĩ năng phương pháp của những <br />
môn học khác nhau, nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một nội <br />
dung bao hàm cao hơn, sâu hơn.<br />
Môn Ngữ văn là một môn rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc hình thành, định <br />
hướng, phát triển nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học phép ứng <br />
nhân xử thể trong cuộc sống. Đay cũng là một môn học nghệ thuật kích thích trí <br />
tưởng tượng bay bổng, sáng tạo của người học. Vì thế để dạy tốt môn Ngữ văn, <br />
người dạy phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến thức về cuộc <br />
sống, xã hội.<br />
Việc dạy học lồng ghép tích hợp liên môn các môn Lịch sử, Địa lý, Lịch sử, Âm <br />
nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân… trong giờ dạy văn giúp nâng cao hiệu quả của <br />
tiết dạy. Đồng thời giúp các em học sinh hình dung ra chân dung chủ tịch Hồ Chí <br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 3<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
Minh trên chặng đường tìm đường cứu nước, học tập được ở Người phong cách <br />
sống, lí tưởng sống hướng tới điều tốt đẹp.<br />
̀ ̣<br />
La môt giao viên đang tr<br />
́ ực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi rất mong muốn <br />
tìm được những phương pháp dạy học tích cực mới để giúp học sinh lĩnh hội kiến <br />
thức tốt hơn.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
2.1.1. Thuận lợi<br />
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh <br />
giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên <br />
tinh thần Nghị quyết 29 NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào <br />
tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ <br />
thông, Bộ GDĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng <br />
cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng <br />
cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề <br />
cần ưu tiên. <br />
Được sự chi đao, quan tâm sâu sat cua chi bô Đang, cua Ban Giam Hiêu nha<br />
̉ ̣ ́ ̉ ̣ ̉ ̉ ́ ̣ ̀ <br />
trương, đ<br />
̀ ược sự giup đ<br />
́ ỡ của các đồng chí trong tổ chuyên môn.<br />
Giao viên gi<br />
́ ảng dạy nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi để trau dồi kiến thức <br />
đồng thời tìm ra được những phương pháp học tập tích cực. Nhiều giáo viên vẫn <br />
thường xuyên giảng dạy theo hướng tích hợp kiến thức, nhất là những tác phẩm <br />
văn học sử, văn bản nhật dụng…<br />
Đa số các em học sinh rất yêu thích môn Ngữ văn, chịu khó tìm tòi, học hỏi <br />
để giải quyết những tình huống thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.<br />
2.1.2. Khó khăn<br />
Về phía giáo viên: Một số giáo viên còn mơ hồ, chưa hiểu “tích” thế nào <br />
cho “hợp” nên khi giảng dạy một số giáo viên còn ôm đồm đưa quá nhiều nội dung <br />
tích hợp trong bài dạy; vận dụng chưa linh hoạt các phương pháp tích hợp dẫn đến <br />
tình trạng tích hợp một cách khô cứng và gượng ép.<br />
Về phía học sinh: Một số học sinh ham chơi, hoặc học theo kiểu chạy theo <br />
các môn học thời thượng, nắm kiến thức một cách hời hợt nên học theo phương <br />
pháp tích hợp các em còn lúng túng. Đặc thù ở địa phương tôi công tác, học sinh <br />
người dân tộc nhiều (chủ yếu là dân tộc Ê đê) việc tiếp thu kiến thức của các em đa <br />
phần rất chậm nên rất khó khăn cho việc tích hợp kiến thức. <br />
2.2. Thành công, hạn chế:<br />
2.2.1. Thành công: Năm học 20122013 Bộ giáo dục đào tạo đã phát động <br />
cuộc thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên và cuộc thi Vận dụng kiến thức liên <br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 4<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
môn để giải quyết những tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học với quy <br />
mô quốc gia. Điều đó đã giúp giáo viên bước đầu làm quen với việc dạy học theo <br />
phương pháp mới là tích hợp những kiến thức khác nhau vào trong bài dạy. Trong <br />
suốt bốn năm học qua bản thân tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã tham <br />
gia tích cực vào cuộc thi này và đã có những kết quả nhất định. Vì vậy, khi nghiên <br />
cứu đề tài này, tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tích hợp một cách nhuần <br />
nhuyễn, tôi đã tự tin mỗi khi bài học đó có nội dung cần tích hợp hay liên môn. Điều <br />
đó đã góp một phần vào sự thành công của đề tài.<br />
2.2.2. Hạn chế: Việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp vào trường tôi <br />
đang giảng dạy vẫn còn một vài hạn chế: Phương pháp này áp dụng đối với học <br />
sinh khá giỏi thì tốt hơn đối với học sinh yếu kém; Mặc dù cuộc thi dạy học tích <br />
hợp được tổ chức 4 năm nay, nhưng ngay đơn vị tôi công tác vẫn còn nhiều giáo <br />
viên chưa hiểu thấu đáo về dạy học tích hợp. <br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
Khi đưa ra các biện pháp dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn thì được học <br />
sinh cũng như đồng nghiệp hưởng ứng rất sôi nổi.<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về ý chí cách mạng, nghị lực <br />
sống, đạo đức, phong cách… cho tất cả chúng ta noi theo. Vì thế khi giảng bài <br />
“Phong cách Hồ Chí Minh” học sinh rất hứng thú lắng nghe và tìm hiểu, nhất là khi <br />
tôi lồng ghép nội dung tích hợp vào bài dạy.<br />
Chưa thực sự gây hứng thú cho HS yếu kém, ham chơi, lười học, lười suy <br />
nghĩ.<br />
2.4. Các nguyên nhân; yếu tố tác động <br />
Để mang lại những thành công đáng kể cho đề tài cũng có nhiều nguyên nhân <br />
và yếu tố tác động. Như tôi trình bày ở trên, xu thế dạy học tích hợp đang được <br />
nhiều nước quan tâm trong đó có Việt Nam. Vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi cho <br />
bản thân tôi nói riêng và đồng nghiệp của tôi nói chung phát huy được sự sáng tạo, <br />
tìm tòi để đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời, nó <br />
cũng trở thành một mục tiêu phấn đấu, thước đo về chuyên môn nghề nghiệp của <br />
mỗi giáo viên, bởi muốn đưa nội dung tích hợp vào bài dạy một cách hợp lí thì đòi <br />
hỏi giáo viên đó phải nắm vững về chuyên môn, am hiểu nhiều kiến thức ở những <br />
môn học khác nhất là các môn xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…)<br />
Khi nghiên cứu đề tài tôi vẫn gặp những khó khăn nhất định cũng bởi một số <br />
yếu tố tác động như: Học sinh ham chơi, không chịu tìm tòi, học hỏi; Giáo viên còn <br />
mơ hồ chưa biết nên “tích” như thế nào, ở đâu cho phù hợp. Bên cạnh đó, văn bản <br />
“Phong cách Hồ Chí Minh” có rất nhiều nội dung có thể tích hợp giáo dục, nếu <br />
không cân đối và đưa vào bài dạy một cách hợp lí thì thời gian giảng bài này phải <br />
kéo dài hơn 2 tiết, thậm chí sẽ làm loãng nội dung chính của bài học.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 5<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
Bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào đều gặp những thuận lợi và khó khăn <br />
nhất định. Với đề tài này, tôi gặp một số khó khăn khi nghiên cứu. Vẫn còn những <br />
học sinh học tập một cách thụ động, hoặc trả bài một cách đối phó hay lười suy <br />
nghĩ…Một phần cũng do giáo viên hay sử dụng các phương pháp dạy học cũ là đọc <br />
chép, lý thuyết nhiều mà ít thực hành. Vậy để đổi mới dạy học theo phương pháp <br />
dạy học tích hợp thì chính giáo viên phải trau dồi tri thức, tìm tòi học hỏi các môn <br />
học khác có liên quan. Ngày xưa ông bà ta thường nói “văn sử bất phân” có nghĩa là <br />
học văn phải học sử. Nếu dạy những tác phẩm văn học sử thì đòi hỏi giáo viên văn <br />
phải có kiến thức lịch sử ở bài học đó. Và ở những bài học khác cũng tương tự như <br />
vậy. Bởi theo tôi, kiến thức không bao giờ là cô lập, không đứng độc lập mà nó có <br />
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chúng ta không học hỏi, trau dồi kiến thức ở <br />
những môn học khác thì cũng giống như “con chuột chui và sừng trâu; càng chui sâu <br />
càng hẹp” mà thôi.<br />
Những hạn chế mà đề tài đưa ra cũng sẽ được khắc phục nếu như cả giáo <br />
viên và học sinh đều không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức ở những môn học <br />
khác có liên quan thì sẽ thu lại kết quả khả quan.<br />
3. Giải pháp, biện pháp: <br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp; biện pháp<br />
Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn có thể nâng cao được chất lượng học <br />
tập ở môn Ngữ văn của học sinh. Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra một vài kinh <br />
nghiệm của mình để có thể giúp đồng nghiệp tìm ra giải pháp dạy học tích hợp một <br />
cách hiệu quả.<br />
Đưa ra những nội dung tích hợp cụ thể trong văn bản “Phong cách Hồ Chí <br />
Minh”; hệ thống câu hỏi tích hợp ở từng đơn vị kiến thức.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.2.1. Khái niệm “dạy học tích hợp”<br />
Để dạy học tích hợp tốt, đầu tiên giáo viên phải hiểu được thế nào là dạy <br />
học tích hợp. Trước những băn khoăn của giáo viên về dạy học tích hợp, liên môn, <br />
phó vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành đã trả lời trước báo Việt Nam nét: Dạy học <br />
tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học <br />
các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục <br />
chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm <br />
và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...<br />
Như vậy, qua những bài học cụ thể, giáo viên phải tìm hiểu những kiến thức <br />
có liên quan đến bài học đó để lồng ghép tích hợp cho học sinh. Làm được như vậy <br />
sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình tìm tòi tri thức.<br />
3.2.2. Chọn tên dự án tích hợp<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 6<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
Gọi tên nội dung tích hợp là một khâu vô cùng quan trọng. Bởi nhan đề <br />
thường thâu tóm nội dung của bài học. Đặt tên dự án đúng giống như kim chỉ nam <br />
cho hướng đi của bài dạy. Nếu ta chọn sai nhan đề thì rất dễ gây hiểu nhầm cho cả <br />
người thực hiện và người đọc. Ví dụ trong sản phẩm dự thi dạy học theo chủ đề <br />
tích hợp của cô giáo ở E H’Leo: nội dung của dự án là nói về vai trò của nước đối <br />
với đời sống con người, nhưng tên dự án lại đặt là: Nước với cuộc sống (Tích hợp <br />
giáo dục giá trị sống tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho học sinh). Mặc dù dự <br />
án rất chi tiết, nội dung tích hợp rất tốt nhưng tên dự án lại không bám sát nội dung. <br />
Điều này khiến người đọc, người xem hiểu lầm hoặc không hiểu nội dung tích hợp <br />
trong bài.<br />
3.2.3. Xác định mục tiêu và nội dung tích hợp trong bài dạy<br />
Để dạy bài “Phong cách Hồ Chí Minh” theo hướng tích hợp giáo dục đạo <br />
đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu cần <br />
đạt của bài học cũng như những kiến thức cần có để tích hợp của các môn học <br />
khác. <br />
Trong bài giảng cần làm cho học sinh hiểu được con đường hình thành nên <br />
phong cách Hồ Chí Minh và ý nghĩa của việc học tập theo phong cách ấy để từ đó <br />
giáo dục lồng ghép cho học sinh về việc học tập theo tấm gương đạo đức, phong <br />
cách Hồ Chí Minh có lối sống giản dị, luôn không ngừng học tập để hoàn thiện bản <br />
thân và trở thành một công dân có ích cho xã hội.<br />
Cũng trong bài học đó giáo viên liên hệ lồng ghép giáo dục cho học sinh vận <br />
dụng kiến thức của bài Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài <br />
trong những năm 19191925 để thấy được thần tự lực, kiên trì vượt qua mọi khó <br />
khăn gian khổ của Bác để tìm ra con đường cứu nước chân chính cho dân tộc Việt <br />
Nam.<br />
Trong môn Âm nhạc lớp 6 ở tiết 1, tập hát bài Quốc ca, giáo viên lồng ghép <br />
giáo dục cho học sinh liên hệ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đấu tranh <br />
giải phóng dân tộc vĩ đại. Mỗi con người Việt Nam nói chung cũng như mỗi học <br />
sinh nói riêng không thể không biết đến bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng" <br />
của nhạc sĩ Phạm Tuyên, hay bài “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” của nhạc sĩ <br />
Trần Kiết Tường. Mỗi lần hát vang những bài hát này chắc chắn mỗi chúng ta đều <br />
cảm thấy tự hào về dân tộc, lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh.<br />
Trong môn GDCD lớp 9, bài Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác giáo <br />
viên lồng ghép giáo dục cho học sinh việc Bác luôn học hỏi, tiếp thu có chọn lọc <br />
những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm đẹp thêm cho văn hóa Việt Nam. Môn <br />
GDCD 7, bài Sống giản dị GV lồng ghép giáo dục học sinh về lối sống giản dị, tiết <br />
kiệm.<br />
Trong môn Mĩ thuật lớp 9, chủ đề vẽ tranh về lực lượng vũ trang, giáo <br />
viên lồng ghép giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ <br />
Chí Minh thông qua hình tượng người lính – anh bộ đội cụ Hồ.<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 7<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 6, Hoạt <br />
động 2, tháng 5, Chúng em kể chuyện về Bác Hồ, giáo viên lồng ghép giáo dục <br />
cho học sinh thấy rõ sự hy sinh cao cả cuộc đời cho thống nhất của dân tộc, cho ấm <br />
no, hạnh phúc của nhân dân, yêu nước thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể <br />
những mẫu chuyện về lối sống giản dị, tiết kiệm của Bác để thấy được tấm <br />
gương đạo đức sáng ngời của Người.<br />
3.2.4. Định hướng hình thành năng lực cần có của học sinh để thu nhận <br />
kiến thức.<br />
Năng lực tự học: <br />
+ Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác chủ động, tự đặt được <br />
mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.<br />
+ Nhận ra và điều chỉnh những sai sót hạn chế của bản thân khi thực hiện các <br />
nhiệm vụ học tập.<br />
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và tìm hiểu các thông tin liên <br />
quan đến vấn đề, đề xuất được biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả.<br />
Năng lực sáng tạo: Suy nghĩ và khái quát hóa tiến trình khi thực hiện mọi <br />
công việc được giao; học sinh chủ động tự lập trong học tập cũng như trong cuộc <br />
sống. <br />
Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn của các môn <br />
học khác sử dụng trong tiết học như môn Giáo dục công dân, môn Lich sử, môn Âm <br />
nhạc, Mĩ thuật, hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp để lồng ghép giáo dục tích <br />
hợp đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh.<br />
3.2.5. Chuẩn bị thiết bị, học liệu cho tiết dạy.<br />
Để tiết dạy thành công, thì đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị tốt những <br />
thiết bị và học liệu cần thiết, đồng thời phân công cho học sinh mang những tài liệu <br />
cần thiết phục vụ cho tiết học.<br />
Giáo viên: <br />
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9, sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ <br />
văn 9.<br />
+ Giáo án điện tử trình chiếu trên Powerpoint với các ví dụ minh hoạ (kèm <br />
theo file phim tư liệu).<br />
+ Lược đồ hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc<br />
+ Các nội dung kiến thức liên quan trong các môn Lịch sử, Giáo dục công dân, <br />
Âm nhạc, Hoạt động ngoài giờ lên lớp…<br />
Môn Lịch sử: Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước <br />
ngoài trong những năm 19111925.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 8<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
Môn Âm nhạc lớp 6 ở tiết 1, tập hát bài Quốc ca.<br />
Môn GDCD lớp 9, bài 8 Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác; môn GDCD <br />
lớp 7, bài 1 Sống giản dị, tiết kiệm.<br />
Môn Mĩ thuật lớp 9, chủ đề vẽ tranh về lực lượng vũ trang.<br />
Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 6: <br />
Hoạt động 2, tháng 5, Chúng em kể chuyện về Bác Hồ.<br />
Học sinh: <br />
+ Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập.<br />
+ Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến tinh thần tự lực, kiên trì vượt qua <br />
mọi khó khăn gian khổ của Bác để tìm ra con đường cứu nước chân chính cho dân <br />
tộc Việt Nam.<br />
+ Tìm hiểu những mẫu chuyện về đức tính giản dị, tiết kiệm của Bác.<br />
+ Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến chủ đề bài học.<br />
3.2.6. Tiến hành các hoạt động dạy và học.<br />
Sau khi chuẩn bị tốt các phương tiện, thiết bị, học liệu cũng như những kiến <br />
thức có liên quan, giáo viên tiến hành vào tiết dạy. Nội dung bài dạy phải bám sát <br />
chuẩn kiến thức kĩ năng, kiến thức tích hợp vừa phải không làm loãng kiến thức <br />
trọng tâm của bài học. Sau đây là một tiết dạy cụ thể qua bài “Phong cách Hồ Chí <br />
Minh”. Bài dạy với thời lượng 2 tiết. Những kiến thức có liên quan, tôi tích hợp vào <br />
từng phần của bài học được thể hiện rõ trong phiếu mô tả dự án dự thi. Cụ thể như <br />
sau:<br />
(Minh chứng bài giảng Powerpoint có file kèm theo)<br />
* Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học<br />
Ổn định tổ chức<br />
Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.<br />
Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một <br />
số hình ảnh về bác và nghe bài hát “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” sau đó giới <br />
thiệu bài mới. Nói đến Hồ Chí Minh chúng ta không chỉ nói đến một lãnh tụ của dân <br />
tộc Việt Nam, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp <br />
văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Bài học hôm nay các em <br />
sẽ được hiểu thêm về một trong những nét đẹp của phong cách đó.<br />
<br />
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng<br />
<br />
Hoạt động 1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm I. Tác giả, tác phẩm<br />
GV cho HS đọc phần tác giả, tác phẩm. Nêu 1. Tác giả<br />
những ý chính.<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 9<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
GV cung cấp thêm một số thông tin về Bác. Lê Anh Trà<br />
2. Tác phẩm<br />
Văn bản được trích trong “Hồ <br />
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu Chí Minh và văn hóa Việt Nam”.<br />
chú thích II. Đọchiểu văn bản.<br />
Cách đọc: giọng khúc chiết, mạch lạc, thể 1. Đọc chú thích.<br />
hiện niềm tôn kính đối với Bác.<br />
Yêu cầu 1 học sinh đọc một đoạn văn mà em <br />
thích nhất.<br />
Gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên uốn <br />
nắn cách đọc cho các em.<br />
Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích SGK, <br />
giải thích từ “phong cách”, “uyên thâm’<br />
? Còn từ ngữ nào trong văn bản em chưa hiểu <br />
(GV giải thích nếu có).<br />
? VB trên thuộc thể loại nào? Vì sao em biết.<br />
2. Thể loại: Văn bản nhật dụng<br />
> GV giúp HS nhớ lại kiểu văn bản nhật <br />
dụng vì đề cập đến vấn đề mang tính thời sự <br />
xã hội, đã là sự hội nhập với thế giới và bảo <br />
vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay toàn <br />
Đảng, toàn dân ta phát động cuộc học tập và <br />
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 3. Phương thức biểu đạt: Thuyết <br />
minh<br />
? Để giúp ta hiểu biết thêm về phong cách của <br />
Bác, người viết đã sử dụng phương thức biểu <br />
đạt nào cho phù hợp > Phương pháp thuyết 4. Bố cục: Gồm hai phần.<br />
minh. + Từ đầu rất hiện đại: Con <br />
? Văn bản trên gồm mấy nội dung, các nội đường hình thành phong cách Hồ <br />
dung trên tương ứng với những phần nào. Chí Minh.<br />
Giúp HS làm rõ 2 nội dung: + Còn lại: Phong cách HCM trong <br />
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích văn lối sống .<br />
bản. III. Phân tích<br />
* Trong phần này giáo viên lồng ghép tích hợp 1. Con đường hình thành phong <br />
môn Lịch sử, GDCD để giáo dục học sinh về ý cách Hồ Chí Minh.<br />
thức không ngừng học tập, luôn trau dồi tri <br />
<br />
thức để mở mang tầm hiểu biết của mình; <br />
tinh thần vượt khó, quyết tâm vì mục đích, lí <br />
tưởng cao đẹp. <br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 10<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
Yêu cầu HS đọc lại phần 1<br />
Hoạt động nhóm: <br />
+ Nhóm 1,2:<br />
? Tích hợp kiến thức lịch sử hãy cho biết ở <br />
phần 1 trong văn bản nói về thời kì nào trong <br />
cuộc đời hoạt động của Bác?<br />
? Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân <br />
loại trong hoàn cảnh nào?<br />
Nhóm 3,4: Hãy quan sát lược đồ hành trình <br />
cứu nước của Bác và những hình ảnh khi Bác <br />
đi tìm đường cứu nước, tích hợp kiến thức <br />
lịch sử trong bài những hoạt động của <br />
Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những <br />
năm 19111925 và đưa ra nhận xét?<br />
GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc đời <br />
hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả, <br />
chúng ta thấy được tinh thần tự lực, kiên trì <br />
vượt qua mọi khó khăn gian khổ của Bác để <br />
tìm ra con đường cứu nước chân chính cho dân <br />
tộc Việt Nam. <br />
+ Với khát vọng giải phóng dân tộc ngày <br />
5/6/1911 tại bến Nhà Rồng Bác đã ra đi tìm <br />
đường cứu nước.<br />
+ Qua nhiều cảng trên thế giới<br />
+ Thăm và làm việc ở nhiều nước.<br />
? Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có <br />
được vốn tri thức văn hóa nhân loại? Cách tiếp thu : nắm vững <br />
HS: Thảo luận nhóm. phương tiện giao tiếp bằng ngôn <br />
ngữ, đến đâu cũng tìm hiểu, học <br />
? Nếu học sinh trả lời không rõ giáo viên có hỏi văn hóa, nghệ thuật của các <br />
thể gợi mở bằng câu hỏi: Để có được kho tri nước qua công việc lao động.<br />
thức, có phải Bác chỉ vùi đầu vào sách vở hay <br />
phải qua hoạt động thực tiễn? Động lực: Ham hiểu biết, học <br />
hỏi và xuất phát từ lòng yêu <br />
?? Động lực nào giúp Người có được những tri thương dân tộc.<br />
thức ấy? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong <br />
văn bản minh họa cho những ý các em đã trình Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.<br />
bày. <br />
HS: Dựa vào văn bản đọc dẫn chứng.<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 11<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
? Hãy đưa ra một vài ví dụ chứng tỏ Người <br />
nói, viết thạo nhiều thứ tiếng.<br />
+ Viết văn bằng tiếng Pháp "Thuế máu" <br />
+ Làm thơ bằng chữ Hán: " Nguyên tiêu ", " <br />
Vọng nguyệt "...<br />
GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác <br />
hiểu văn hóa nước ngoài để tìm ra con Hồ Chí Minh có vốn kiến thức <br />
đường để giải phóng dân tộc việt Nam thoát vừa rộng, vừa sâu, nhưng Người <br />
khỏi những ngày tháng gông cùm tăm tối. tiếp thu chọn lọc mọi cái hay cái <br />
đẹp đồng thời cũng phê phán <br />
? Em có nhận xét gì về vốn tri thức nhân loại những mặt tiêu cực.<br />
mà Bác đã tiếp thu?<br />
Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa <br />
GV: chốt ý, ghi bảng nhân loại dựa trên nền tảng văn <br />
hóa dân tộc.<br />
<br />
<br />
? Câu văn nào trong văn bản thể hiện sự kì lạ <br />
trong phong cách Hồ Chí Minh? Vai trò của <br />
câu này trong toàn văn bản.Theo em, điều kỳ <br />
lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là <br />
gì? <br />
HS: Thảo luận cặp, phát hiện câu văn cuối <br />
phần I, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề lập <br />
luận chặt chẽ, nhấn mạnh...<br />
? Để giúp ta hiểu về phong cách văn hoá Hồ <br />
Chí Minh tác giả đã dùng phương pháp thuyết <br />
minh như thế nào?<br />
=> Sử dụng đan xen các phương pháp thyết <br />
minh: so sánh, liệt kê, đan xen lời kể, lời bình <br />
cùng nghệ thuật đối lập, diễn đạt tinh tế để <br />
khéo léo đi đến kết luận, tạo sức thuyết phục <br />
lớn.<br />
? Qua phần một vừa tìm hiểu em học hỏi ở <br />
Bác những gì? Lấy ví dụ.<br />
Hs: trả lời<br />
Gv giáo dục phong cách Hồ Chí Minh: Luôn <br />
không ngừng học tập để nâng cao vốn hiểu <br />
biết, tiếp thu có chọn lọc những nét văn hóa <br />
của thế giới, tôn trọng và học hỏi các dân tộc <br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 12<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
khác nhưng không làm mất đi bản sắc văn hóa <br />
dân tộc. (Tích hợp kiến thức môn GDCD 8: <br />
Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác). Mỗi <br />
học sinh chúng ta trong thời kì hội nhập phải <br />
luôn học hỏi không ngừng để nâng cao vốn tri <br />
thức, tiếp thu có chọn lọc những nét văn hóa <br />
của nước ngoài nhưng vẫn trân trọng và giữ <br />
gìn bản sắc văn hóa dân tộc như: vấn đề 2. Nét đẹp trong lối sống Hồ <br />
“mốt” ăn mặc hiện nay, cách nói năng ứng Chí Minh<br />
xử, ngôn ngữ tuổi tin...<br />
TIẾT 2<br />
Hoạt động 1: Phân tích nội dung phần 2 <br />
* Ở phần này giáo viên lồng ghép tích hợp <br />
môn GDCD, Lịch sử để giáo dục học sinh về <br />
lối sống giản dị, sống phù hợp với điều kiện, <br />
hoàn cảnh bản thân, gia đình và xã hội, không <br />
xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách.<br />
Yêu cầu HS đọc nội dung phần 2.<br />
? Phần văn bản này nói về thời kỳ nào trong <br />
sự nghiệp cách mạng của Bác. <br />
HS: Phát hiện thời kỳ Bác làm Chủ tịch <br />
nước.<br />
GV: cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu <br />
về Bác.<br />
Gv: y/c học sinh quan sát một số hình ảnh về <br />
cuộc sống giản dị của Bác.<br />
GV: Tích hợp kiến thức Lịch sử nói qua về <br />
cuộc sống của Bác trong thời kì làm Chủ tịch <br />
nước: 8/1945 tạo Đại Hội quốc dân ở Tân <br />
Trào đã cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước <br />
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mặc dù là một vị <br />
chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, <br />
đạm bạc. Nơi ở và làm việc: <br />
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống + Nhà sàn nhỏ, có vài phòng<br />
của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào + Đồ đạc đơn sơ, mộc mạc.<br />
những khía cạnh nào, phương diện, cơ sở nào.<br />
HS: Chỉ ra được 3 phương diện: nơi ở, trang <br />
phục, ăn uống.<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 13<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
? Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu <br />
như thế nào ? <br />
GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK và <br />
đọc lại một vài câu thơ trong bài Thăm cõi Bác <br />
xưa của Tố Hữu:<br />
Anh dắt em vào thăm cõi Bác xưa<br />
Đường xoài hoa trắng, nắng đu đưa<br />
Có hồ nước lặng soi tăm cá<br />
Có bưởi cam thơm mát bóng dừa<br />
............<br />
Nhà gác đơn sơ một góc vườn<br />
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Trang phục: áo bà ba nâu, áo trấn <br />
thủ, đôi dép lốp thô sơ.<br />
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối<br />
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn<br />
Ăn uống: cá kho, rau luộc, cà <br />
? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác <br />
muối, cháo hoa> đạm bạc.<br />
giả như thế nào? Biểu hiện cụ thể.<br />
HS: Quan sát văn bản phát biểu.<br />
? Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế <br />
nào ? ?Cảm nhận của em về những món ăn <br />
trong bữa cơm của Bác?<br />
HS: Thảo luận phát biểu dựa trên văn bản.<br />
? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các <br />
vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong <br />
cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống <br />
đương đại ?Bác có xứng đáng được đãi ngộ <br />
như họ không.<br />
? HS: Thảo luận nhóm. Giáo viên để tự học <br />
sinh nhận định.<br />
GV: Là một vị Chủ tịch nước, Người xứng <br />
đáng được hưởng những đãi ngộ, thế nhưng <br />
đất nước đang lầm than, nhân dân đang đói <br />
khổ làm sao Bác có thể ăn ngon khi còn rất <br />
nhiều người ăn không đủ no. Cả cuộc đời của <br />
Người luôn lo nghĩ cho dân, cho nước. Đức > Vừa giản dị, vừa thanh cao, vĩ <br />
tính giản dị, tiết kiệm chính là nét nổi bật đại.<br />
trong phong cách, đạo đức của Người. => Là sự kế thừa và phát huy <br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 14<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
? Qua phân tích em cảm nhân được gì về lối những nét đẹp dân tộc.<br />
sống, phong cách của Hồ Chí Minh?<br />
Lối sống của Bác là sự kết thừa và phát huy <br />
những nét cao đẹp của những nhà văn hóa dân <br />
tộc, mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân <br />
dân. Sống giản dị, đạm bạc. Giản dị trong <br />
cách sống, thanh cao trong tâm hồn.<br />
? Theo em sống giản dị có phải là một đức <br />
tính tốt đẹp của con người không? Vì sao?<br />
Định hướng: Sống giản dị là phẩm chất cần <br />
có của mỗi người. Bởi vì sống giản dị sẽ <br />
được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp <br />
đỡ.<br />
? Để nêu bật lối sống giản dị Hồ Chí Minh, <br />
tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?<br />
HS: Đọc lại "và người sống ở đó hết".<br />
? Tác giả so sánh lối sống của Bác với <br />
Nguyễn Trãi vị anh hùng dân tộc thế kỷ 15. <br />
Theo em điểm giống và khác giữa lối sống <br />
của Bác với các vị hiền triết ra sao?<br />
HS: Thảo luận tìm ra nét giống và khác.<br />
+ Giống: Giản dị thanh cao<br />
+ Khác: Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ <br />
cùng nhân dân.<br />
Liên hệ giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh<br />
? Trong cuộc sống hiện đại xét về phương <br />
diện văn hóa trong thời kỳ hội nhập có những <br />
thuận lợi và nguy cơ gì.<br />
HS: Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.<br />
? Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự <br />
hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. <br />
Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì <br />
về việc đó. 3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí <br />
> Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, Minh<br />
tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, <br />
lối sống có văn hóa.<br />
GV chuyển ý: <br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 15<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
? Phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế Phong cách Hồ Chí Minh là sự <br />
nào đối với chúng ta, nhất là thế hệ trẻ? kết hợp hài hòa giữa truyền thống <br />
Hs: trả lời văn hóa dân tộc và tinh hoa văn <br />
hóa nhân loại, giữa thanh cao và <br />
Gv: chốt ý giản dị.<br />
? Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là Phong cách sống của Bác góp <br />
sống có văn hóa và phi văn hóa. phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân <br />
Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến. tộc bản sắc văn hóa Việt Nam – <br />
GV chốt lại: Vấn đề ăn mặc văn hóa phương Đông mà đồng <br />
thời cũng rất mới, rất hiện đại. <br />
Cơ sở vật chất <br />
Phong cách Hồ Chí Minh là bài <br />
Cách nói năng, ứng xử. học sâu sắc muôn đời cho thế hệ <br />
Vấn đề này vừa có ý nghĩa hiện tại, vừa có ý sau học tập và noi theo.<br />
nghĩa lâu dài. Hồ Chí Minh nhắc nhở:<br />
+Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước <br />
hết cần có con người mới XHCN.<br />
+Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách <br />
mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng <br />
và rất cần thiết (di chúc). Các em hãy ghi nhớ <br />
và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.<br />
?Học tập phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh <br />
IV. Tổng kết<br />
có ý nghĩa gì đối với bản thân em nói riêng và <br />
thế hệ trẻ Việt Nam nói chung? Phong cách văn hóa Hồ Chí Minh <br />
là một văn bản nhật dụng có sử <br />
Hs tự liên hệ bản thân.<br />
dụng kết hợp các yếu tố nghị <br />
? Hãy nêu những nét chính về nghệ thuật và luận, tự sự, biểu cảm một cách <br />
nội dung của văn bản? hài hòa.<br />
Chúng ta cảm nhận một phong <br />
cách Hồ Chí Minh là sự kết thừa <br />
và phát huy những nét cao đẹp của <br />
những nhà văn hóa dân tộc họ <br />
mang nét đẹp thời đại gắn bó với <br />
nhân dân.<br />
* Ghi nhớ/sgk<br />
GVcho HS đọc và ghi nhớ trong SGK và V. Luyện tập.<br />
nhấn mạnh những nội dung chính của văn <br />
bản.<br />
*Ở phần này giáo viên lồng ghép tích hợp môn <br />
Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Âm nhạc để giáo <br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 16<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
dục học sinh lòng kính yêu Bác, học tập noi <br />
gương theo Bác. <br />
Hướng dẫn luyện tập<br />
HS kể một số chuyện viết về Bác Hồ, giáo <br />
viên bổ sung (Tích hợp với hoạt động Ngoại <br />
khóa)<br />
Gọi 1 đến 2 HS kể chuyện về Bác.<br />
Gv cùng học sinh hát bài “Như có Bác Hồ <br />
trong ngày vui đại thắng”.<br />
<br />
3.2.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.<br />
* Cách thức kiểm tra: <br />
Để học sinh nắm chắc nội dung bài học, các em hiểu được việc học tập <br />
theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ, <br />
tôi đã yêu cầu các em viết bài thu hoạch với đề bài như sau: Theo em phong cách Hồ <br />
Chí Minh có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ trong thời kì hội nhập?<br />
Yêu cầu học sinh vẽ tranh với đề tài anh bộ đội Cụ Hồ.<br />
Yêu cầu học sinhnộp những tranh ảnh, những mẫu chuyện về Bác đã sưu <br />
tầm trước.<br />
* Cách thức đánh giá kết quả học tập:<br />
Giáo viên chọn một số bài đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu<br />
Giáo viên nhận xét và cho điểm.<br />
Tuyên dương những học sinh có bài làm tốt, có ý thức trách nhiệm trong <br />
việc thực hiện những nhiệm vụ cô giao. Đồng thời phê bình nhắc nhở những học <br />
sinh không thực hiện hay thực hiện không tốt.<br />
* Tiêu chí đánh giá:<br />
Bài thu hoạch phải đảm bảo được các yêu cầu sau: <br />
Học sinh nhận thức được ý nghĩa của việc học tập theo phong cách Hồ Chí <br />
Minh: luôn học hỏi những cái mới của thế giới nhưng có chọn lọc, trau dồi tri thức <br />
qua sách báo, bạn bè thầy cô, qua lao động…Các em hiểu được đức tính giản dị, tiết <br />
kiệm là đức tính cần có của mỗi người, nhất là lứa tuổi học sinh.<br />
Học sinh hiểu được lối sống có văn hóa: sống giản dị, tiết kiệm đúng với <br />
hoàn cảnh của gia đình mình…<br />
Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá, với những bài thu hoạch và sưu tầm các <br />
tranh ảnh, mẫu chuyện về Bác có thể cho học sinh về nhà hoàn thiện và nộp vào <br />
tiết học sau.<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 17<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
Sản phẩm của học sinh là bài thu hoạch đạt điểm 8, điểm 7.5; những mẫu <br />
chuyện về Bác Hồ; những tranh ảnh về Bác; những bức tranh vẽ về đề tài anh bộ <br />
đội Cụ Hồ.(Có file kèm theo)<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp<br />
Muốn thực hiện được các biện pháp trên cần các điều kiện sau:<br />
Giáo viên phải chịu khó tìm tòi, học hỏi không chỉ ở môn học mình đang trực <br />
tiếp giảng dạy mà ở những môn học khác như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, <br />
Âm nhạc, Mĩ thuật. Làm được như thế khi giảng giáo viên mới có thể tích hợp các <br />
kiến thức một cách nhuần nhuyễn và logic, tránh việc tích hợp một cách gượng ép, <br />
học sinh sẽ rất hứng thú học tập, tạo được lối tư duy logic cho các em.<br />
Học sinh phải chịu khó học, luôn tìm tòi, sáng tạo trong suy nghĩ (đối với <br />
học sinh khá giỏi). Còn đối với học sinh trung bình, yếu thì các em chịu khó soạn <br />
bài, đọc bài trước khi đến lớp thì sẽ tiếp thu nhanh hơn.<br />
Giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, đồng thời nắm được <br />
chặng đường tìm con đường cứu nước, biết về cuộc đời của Người; nắm được <br />
kiến thức về môn Giáo dục công dân, Địa Lý, Âm nhạc, Mĩ thuật…để hiểu được <br />
nội dung nào cần tích hợp, nội dung nào nên lướt, tránh trường hợp đưa quá nhiều <br />
kiến thức tích hợp hay tích hợp quá nhiều môn làm kiến thức bị loãng cũng như <br />
không đủ thời gian để thực hiện.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. GV muốn giảng <br />
dạy một tiết dạy có nội dung tích hợp thành công thì phải soạn bài chu đáo, đầy đủ, <br />
chuẩn xác nội dung kiến thức; học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo. Sau đó GV vận <br />
dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, tạo không khí học tập cho học sinh. Ví dụ <br />
như để dự án dạy học tích hợp đi đúng hướng giáo viên phải đặt đúng tên dự án; <br />
xác định được mục tiêu và nội dung tích hợp, chuẩn bị thiết bị, học liệu cần thiết và <br />
quan trọng nhất là truyền tải nội dung tích hợp như thế nào vào tiết dạy, đưa ra <br />
những câu hỏi, bài tập có nội dung tích hợp cho phù hợp để lôi cuốn sự chú ý của <br />
học sinh.<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Khi tiến hành nghiên cứu để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo nghiệm ở <br />
hai lớp là 76 học sinh. Ngay ở hoạt động tìm hiểu về con đường tìm đường cứu <br />
nước của Hồ Chí Minh, tôi yêu cầu các em trình bày những hiểu biết của mình thì <br />
đa số các em đều nhớ được (Yêu cầu này các em đã nghiên cứu trước ở nhà). Tôi <br />
nhận thấy dạy bài “Phong cách Hồ Chí Minh theo hướng tích hợp, học sinh nắm <br />
kiến thức sâu hơn, đồng thời giáo viên cũng lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống, <br />
phong cách sống cho học sinh. Vì vậy, tôi thấy rằng, vấn đề tôi đang nghiên cứu có <br />
ý nghĩa thực tiễn đối với quá trình giảng dạy.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 18<br />
Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”<br />
<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Dạy học tích hợp là xu thế chung của thời đại, xã hội ngày càng phát triển thì <br />
đòi hỏi con người phải không ngừng trau dồi tri thức để luôn làm mới mình, hoàn <br />
thiện mình hơn. Hơn hết là trong lĩnh vực giáo dục, việc dạy học tích hợp lại vô <br />
cùng quan trọng. Bởi giáo dục chính là trường học đào tạo nên con người. Vì thế, <br />
đề tài mà tôi nghiên cứu sẽ một phần nào làm tài liệu cho đồng nghiệp trong quá <br />
trình giảng dạy. Đồng thời khi áp dụng vào thực tế, tôi thấy học sinh rất hứng thú <br />
và yêu thích môn học. Bởi thực chất các em rất ưu khám phá và thích tìm tòi. Nếu <br />
giáo viên biết cách khai thác, biết tạo cơ hội cho học sinh thì việc dạy học tích hợp <br />
rất dễ dàng.<br />
Năm học 20122013, phòng GD&ĐT Krông Ana có phát động cuộc thi Vận <br />
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh <br />
và cuộc thi Dạy học tích