SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIAO THỦY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM <br />
DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG <br />
TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phùng Thị Dung<br />
Trình độ chuyên môn: cử nhân<br />
Chức vụ: tổ phó chuyên môn<br />
Nơi công tác: trường THPT Giao Thủy<br />
Nam Định, ngày 1 tháng 4 năm 2015<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm dạy tích hợp giáo dục môi <br />
trường trong môn Địa lí lớp 10<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục.<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: <br />
Từ ngày 1 tháng 9 năm 2012 đến ngày 1 tháng 4 năm 2015<br />
4. Tác giả: <br />
Họ và tên: Phùng Thị Dung<br />
Năm sinh: 1983<br />
Nơi thường trú: tổ dân phố 2 thị trấn Ngô Đồng huyện Giao Thủy tỉnh Nam <br />
Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lý<br />
Chức vụ công tác: tổ phó chuyên môn – Giáo viên<br />
Nơi công tác: trường THPT Giao Thủy<br />
Điện thoại: 01697906646<br />
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%<br />
5. Đồng tác giả: không<br />
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:<br />
Trường THPT Giao Thủy<br />
Địa chỉ: thị trấn Ngô Đồng huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại: 03503895126<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TÍCH HỢP<br />
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10<br />
<br />
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:<br />
Từ năm học 2014 – 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc đổi <br />
mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục <br />
theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Những định <br />
hướng đổi mới giáo dục không chỉ đổi mới về chương trình giáo dục là <br />
chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình <br />
định hướng năng lực, phẩm chất trên cơ sở đối mới cả về mục tiêu, nội <br />
dung, phương pháp dạy học, hình thức dạy học và đánh giá kết quả học tập <br />
của học sinh mà còn định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực <br />
của chương trình. Mục tiêu của đổi mới giáo dục chính là giúp mỗi người <br />
“học để biết, học để làm việc, học để tồn tại và học để chung sống”. <br />
Hướng tới mục tiêu đó chương trình giáo dục phổ thông đã xác định một <br />
trong năm phẩm chất cần đạt của học sinh là “có trách nhiệm với bản <br />
thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên”.<br />
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội trong những năm qua đã <br />
làm thay đổi xã hội và nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên sự phát <br />
triển kinh tế chưa cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi <br />
trường toàn cầu cũng như ở Việt Nam đã suy thoái, nhiều nơi môi trường bị <br />
ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm môi trường lại tác động trở lại gây <br />
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống con người và các hoạt động <br />
kinh tế. Biểu hiện là những hiểm họa của suy thoái môi trường đang ngày <br />
càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là <br />
vấn đề sống còn của nhân loại và mỗi quốc gia.<br />
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do <br />
sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi <br />
trường là biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong <br />
các biện pháp thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền <br />
vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng cá nhân và cộng đồng được trang <br />
bị kiến thức về môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi <br />
trường. Giáo dục môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc <br />
gia và toàn cầu.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong công <br />
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương <br />
phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội đảm <br />
bảo sự phát triển bền vững quốc gia. Trong những giải pháp đưa ra thì giải <br />
pháp tăng cường giáo dục môi trường rất được chú trọng. Cụ thể hóa và <br />
triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/1/2005 <br />
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công <br />
tác giáo dục bảo vệ môi trường.<br />
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích <br />
hợp vào các môn học và các hoạt động. Hệ thống kiến thức và kĩ năng của <br />
giáo dục môi trường được triển khai qua các môn học và các hoạt động <br />
theo hướng tích hợp nội dung trong các môn học, thông qua chương trình <br />
dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc <br />
đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.<br />
Địa lí là một trong những môn có khả năng tích hợp hiệu quả nội <br />
dung giáo dục môi trường. Trong những năm qua, tích hợp giáo dục môi <br />
trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giảng dạy môn Địa <br />
lí.<br />
Xuất phát từ những cơ sở trên và kết quả thực tế giảng dạy môn Địa <br />
lí lớp 10 từ năm 2005 đến nay trên những thành công cũng như thất bại của <br />
bản thân tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến với chủ đề “Một số kinh <br />
nghiệm dạy tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí lớp 10”.<br />
II. Mô tả giải pháp:<br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: <br />
Từ tháng 1 năm 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng <br />
cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, coi giáo dục môi trường là <br />
một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục phổ thông và nhất là <br />
môn Địa lí. Tuy nhiên, đây là một nội dung mới và là nội dung tích hợp <br />
trong các bài học nên tôi chưa thực sự chú trọng trong quá trình dạy học. <br />
Hầu hết những nội dung tích hợp môi trường trong các bài học tôi mới giới <br />
thiệu khái quát, sơ lược về vấn đề môi trường liên quan mà chưa dành <br />
nhiều thời gian để học sinh phân tích, đánh giá. Do đó, hiệu quả của giáo <br />
dục môi trường chưa cao. Đa phần những nội dung đó học sinh chỉ tiếp <br />
nhận một cách thụ động, nhanh quên và chưa ý thức được trách nhiệm của <br />
bản thân với môi trường. <br />
Từ năm 2011 đến nay nhiều thiên tai trên thế giới xuất hiện gây hậu <br />
quả rất nghiêm trọng làm thiệt hại rất lớn về người và tài sản, thu hút sự <br />
quan tâm cũng như cần chung tay giải quyết của toàn nhân loại. Mặt khác, <br />
với việc triển khai thực hiện công cuộc Đổi mới giáo dục của Bộ theo định <br />
hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học tôi nhận thấy mình <br />
cần phải thay đổi phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của đổi mới <br />
giáo dục và nâng cao hiệu quả giảng dạy của bản thân nhất là trong lĩnh <br />
vực giáo dục môi trường.<br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:<br />
Từ năm học 2012 2013 đến nay nhất là trong năm học 2014 – 2015 tôi <br />
đã thay đổi phương pháp giảng dạy cũng như các thực hiện các biện pháp <br />
cụ thể sau đây: <br />
2.1. Xác định rõ nội dung tích hợp và mức độ tích hợp trong từng <br />
chương, bài:<br />
Dựa vào nội dung hướng dẫn dạy tích hợp giáo dục môi trường đối với <br />
môn Địa lí của Bộ tôi xác định chính xác vấn đề cần giải quyết trong từng <br />
chương, từng bài, từng phần. Đồng thời xác định mức độ tích hợp với ba <br />
mức: toàn phần, bộ phận và liên hệ. Từ đó tập trung làm rõ vấn đề tích hợp <br />
theo quan điểm không làm nặng thêm chương trình. <br />
Cụ thể:<br />
Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Mức <br />
độ tích hợp là bộ phận gắn với các mục: mục I. Cấu trúc của Trái Đất <br />
phần 1. Lớp vỏ Trái Đất; mục II. Thuyết Kiến tạo mảng<br />
Bài 8: Tác động của nội lực đến điạ hình bề mặt Trái Đất. Mức độ tích <br />
hợp là liên hệ: mục II. Tác động của nội lực<br />
Bài 9: tiết 2: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Mức <br />
độ tích hợp là liên hệ. mục 2: Quá trình bóc mòn làm thay đổi địa hình bề <br />
măt Trái Đất; mục 3: quá trình vận chuyển; mục 4: quá trình bồi tụ<br />
Bài 10: Thực hành. Mức độ liên hệ, toàn bài<br />
Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Mức độ <br />
tích hợp bộ phận và liên hệ. Mục II. Phần 2: sự phân bố nhiệt độ không khí <br />
trên Trái Đất.<br />
Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. <br />
Một số sông lớn trên Trái Đất. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục I. thủy <br />
quyển; mục II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.<br />
Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. Mức độ <br />
tích hợp bộ phận, liên hệ. Mục II. Các nhân tố hình thành đất, tập trung <br />
khai thác phần 6 “con người”, ngoài ra các phần khác cũng có thể thực hiện <br />
được bằng cách liên hệ.<br />
Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố <br />
sinh vật: Mức độ tích hợp bộ phận, liên hệ. Mục II. Các nhân tố ảnh <br />
hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Tập trung khai thác phần <br />
5: “con người” ngoài ra các phần khác cũng có thể thực hiện được bằng <br />
cách liên hệ.<br />
Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. <br />
Mức độ tích hợp liên hệ cả bài.<br />
Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số. Mức độ tích hợp bộ phận. Mục II. <br />
Gia tăng dân số, tập trung vào phần 1. Ảnh hưởng của tình hình gia tăng dân <br />
số đối với sự phát triển kinh tế xã hội.<br />
Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa. Mức độ tích <br />
hợp bộ phận. Mục III. Đô thị hóa, tập trung vào phần 3. ảnh hưởng của đô <br />
thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội, nhất là ảnh hưởng tiêu cực.<br />
Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế. Mức độ tích hợp bộ phận. Mục I. Các nguồn <br />
lực phát triển kinh tế , phần 2. các nguồn lực nhất là nguồn lực tự nhiên.<br />
Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố nông <br />
nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Mức độ tích hợp <br />
liên hệ. Mục I. vai trò và đặc điểm của nông nghiệp, phần 2. đặc điểm của <br />
sản xuất nông nghiệp.<br />
Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt. Mức độ tích hợp bộ phận. Mục II. Ngành <br />
trồng rừng.<br />
Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới <br />
phát triển và phân bố công nghiệp. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục II. Các <br />
nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp, tập trung khai <br />
thác các nhân tố tự nhiên.<br />
Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục I. Công <br />
nghiệp năng lượng.<br />
Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch <br />
vụ. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển <br />
và phân bố các ngành dịch vụ.<br />
Bài 36: vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển, phân bố <br />
ngành giao thông vận tải. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục II. Các nhân tố ảnh <br />
hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.<br />
Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải. Mức độ tích hợp liên hệ. Mục <br />
II. Đường oto, mục IV. Đường sông hồ, mục V. đường biển, mục VI. <br />
Đường hàng không.<br />
Bai 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mức độ tích hợp cả bài<br />
Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững. Mức độ tích hợp toàn bài.<br />
2.2. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực phát huy tính tích cực, chủ <br />
động của học sinh trong học tập:<br />
Là nội dung tích hợp nên giáo dục môi trường sử dụng nhiều phương <br />
pháp dạy học của bộ môn nhưng cũng có những phương pháp đặc thù gắn <br />
với giáo dục môi trường như:<br />
Phương pháp đàm thoại gợi mở<br />
Phương pháp thảo luận nhóm<br />
Phương pháp thăm quan, điều tra, khảo sát thực tế<br />
Phương pháp trò chơi<br />
Phương pháp dạy học theo kiểu nêu và giải quyết vấn đề<br />
Phương pháp dạy học dự án<br />
Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục<br />
Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng <br />
đồng<br />
Phương pháp khác<br />
Trong số các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực tôi đặc biệt tập <br />
trung vào một số phương pháp sau:<br />
Phương pháp đàm thoại gợi mở <br />
Phương pháp thảo luận: cho học sinh thảo luận và cùng tìm hiểu, giải <br />
quyết các vấn đề môi trường. Đây là phương pháp có hiệu quả rất cao. <br />
Phương pháp này vừa có tác dụng phát triển các năng lực của học sinh như <br />
hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ ... vừa có tác dụng phát huy được khả <br />
năng của từng cá nhân và có kết quả khá đầy đủ về vấn đề cần thảo luận. <br />
Với phương pháp này học sinh chủ động trong nắm bắt kiến thức, đề xuất <br />
giải pháp của bản thân đối với vấn đề thảo luận.<br />
Dạy học theo kiểu nêu và giải quyết vấn đề:<br />
Trong dạy tích hợp GDMT đây là phương pháp rất hiệu quả. Phương <br />
pháp này tạo nhu cầu, gây hứng thú cho hoạt động nhận thức của học sinh, <br />
thúc đẩy các em tích cực, độc lập tìm tòi để giải quyết vấn đề. <br />
Ví dụ: Để tiến hành phương pháp này trong bài 41 môi trường và tài <br />
nguyên thiên nhiên tôi đã làm như sau:<br />
Đưa ra tình huống nghịch lí đòi hỏi phải giải thích. Ví dụ: có quan điểm <br />
cho rằng: “rác là một nguồn tài nguyên” theo em quan điểm đó đúng hay <br />
sai?<br />
Đưa ra tình huống khó khăn, bế tắc: đây là tình huống giữa cái đã biết và <br />
cái chưa biết cần phả khám phá, nhận thức giữa vốn kiến thức khoa học đã <br />
có và vốn kiến thức thực tiễn đa dạng. Ví dụ: ngày nay nền kinh tế thế giới <br />
có sự phát trển mạnh mẽ nhưng chúng ta cần phải khai thác các nguồn tài <br />
nguyên một cách tiết kiệm và hợp lí.<br />
Tình huống lựa chọn: giáo vên đưa ra một vấn đề có nhiều lựa chon khác <br />
nhau, đòi hỏi học sinh phải tìm ra một lựa chọn thích hợp nhất. Ví dụ: có <br />
hai quan điểm cho rằng: “nước là một nguồn tài nguyên vô tận và nước là <br />
nguồn tài nguyên không phải vô tận” theo em quan điểm nào đúng ?<br />
Tình huống nhân – quả: đây là tình huống đi tìm nguyên nhân của một kết <br />
quả, tìm bản chất của một hiện tượng, động cơ sâu xa của một hành vi. Ví <br />
dụ: tìm nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.<br />
Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế<br />
Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục và phương <br />
pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng:<br />
Chương trình Địa lí lớp 10 là địa lí đại cương nên nội dung có tính khái <br />
quát rất cao. Học sinh cấp THPT đã có vốn kiến thức tương đối lớn, ngày <br />
càng được mở rộng và sâu thêm nhờ có các phương tiện thông tin và thực <br />
tế địa phương, đất nước. Vì vậy, khi giảng dạy tôi thường đưa những nội <br />
dung bài học gắn liền với thực tế bản thân, gia đình các em cũng như địa <br />
phương, đất nước để các em thấy rõ hơn, sâu sắc hơn vấn đề của toàn <br />
cầu, nhân loại. Từ đó giúp các em đưa ra những giải pháp thiết thực và có <br />
định hướng, điều chỉnh hành vi bản thân trong đời sống để chung tay giải <br />
quyết các vấn đề môi trường.<br />
Ví dụ: khi dạy bài 37: địa lí các ngành giao thông vận tải tôi đặt một số câu <br />
hỏi giúp các em thấy rõ ảnh hưởng của các loại hình vận tải đến môi <br />
trường và đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề đó như:<br />
Mỗi loại hình vận tải có ảnh hưởng gì đến môi trường ? đó là môi trường <br />
nào?<br />
Theo em chúng ta cần làm gì để giảm thiểu tác động của các loại hình <br />
vận tải đến môi trường?<br />
Ở mỗi cộng đồng, địa phương đều có vấn đề môi trường bức xúc <br />
riêng. Giáo viên cần khai thác tình hình môi trường địa phương để giáo dục <br />
học sinh, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. <br />
Dạy học theo dự án: Đây là hình thức dạy học trong đó học sinh thực <br />
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn với thực <br />
tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. <br />
Trong năm học 2012 2013 với việc tham gia chương trình BREES do <br />
UNESCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Sinh quyển Con người Việt <br />
Nam kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định tổ chức tôi đã hướng <br />
dẫn học sinh lớp 10B4 thực hiện một đề án ở địa phương, đó là “Sử dụng <br />
đệm lót vi sinh trong chăn nuôi ở các hộ gia đình”. Kết quả thực hiện khá <br />
khả quan. Đề án đã được nhận “Giải thưởng sinh quyển”, được nhân dân <br />
địa phương đánh giá tốt và áp dụng ngày càng rộng trong thực tế đời sống <br />
góp phần thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.<br />
2.3. Sử dụng tranh ảnh trong dạy học:<br />
Trong những năm qua cùng với việc tự sưu tầm trên mạng, sách báo tôi <br />
đã khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh về môi trường. Hiện nay tôi đã <br />
có một bộ tài liệu tranh ảnh khá phong phú. Trong các tiết học tôi đã sử <br />
dụng các tranh ảnh đó như một phương tiện trực quan đồng thời như một <br />
kênh thông tin giúp học sinh có cái nhìn rõ hơn về hiện trạng, nguyên nhân, <br />
hậu quả và các giải pháp về vấn đề môi trường. Việc sử dụng các tranh <br />
ảnh còn thu hút được sự chú ý, hứng thú của học sinh trong từng bài giảng <br />
làm cho giờ học thêm sôi nổi, hiệu quả. Phương pháp này không tốn nhiều <br />
kinh phí nhưng lại có hiệu quả cao trong giảng dạy.<br />
2.4. Cập nhật thông tin về những vấn đề môi trường liên quan:<br />
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông <br />
các vấn đề môi trường được cập nhật nhanh chóng tới từng cá nhân trong <br />
xã hội. Đặc biệt, những vấn đề nổi bật về môi trường luôn thu hút sự <br />
quan tâm của mọi người trong đó có thế hệ thanh niên. Vì vậy, tôi luôn cố <br />
gắng thu thập thông tin, tranh ảnh về các vấn đề đó để cung cấp cho các <br />
em trong từng bài giảng. Ví dụ: những trận động đất mạnh kèm theo sóng <br />
thần xảy ra ở Inddonexia năm 2004, ở Nhật Bản năm 2011; bão Hayan ở <br />
Philippin năm 2013, …. . Với việc cung cấp cập nhật thông tin, tranh ảnh <br />
về các vấn đề môi trường liên quan học sinh tập trung hơn, chú ý hơn trong <br />
học tập và ý thức sâu sắc hơn về các nội dung đó. Để có được những thông <br />
tin, tranh ảnh đó tôi thường xuyên theo dõi, thu thập từ các phương tiện <br />
thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi hoặc mạng internet nhất là trong các <br />
chương trình thời sự. <br />
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:<br />
1. Hiệu quả kinh tế: <br />
Thực tế tôi không tính được hiệu quả kinh tế mà sáng kiến của tôi đem <br />
lại. Nhưng ý tưởng của tôi nếu áp dụng thì không phải tốn kém nhiều về <br />
tài chính. <br />
2. Hiệu quả về mặt xã hội:<br />
Với những biện pháp mà tôi đã thực hiện như trên trong năm học vừa <br />
qua tôi thấy hiệu quả đem lại khá tốt. Học sinh có hứng thú hơn với môn <br />
học, bước đầu các em thấy được thực trạng môi trường ở địa phương, <br />
trong nước và trên thế giới. Đồng thời các em cũng thấy rõ hơn trách nhiệm <br />
của mình và có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Trong <br />
các bài kiểm tra, đánh giá theo hướng mở về môi trường hầu hết học sinh <br />
trong các lớp tôi dạy đã đạt được từ 50% trở lên về yêu cầu, nhiều em đã <br />
nêu được thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những pháp pháp rất hợp lí <br />
để giải quyết vấn đề đó. Với các biện pháp mà tôi thực hiện được đồng <br />
nghiệp đánh giá tốt. Đặc biệt với bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên <br />
nhiên tôi dạy trong chương trình BREES được đại diện UNESCO Việt <br />
Nam, Ủy ban Sinh quyển và con người Việt Nam và giáo viên trong trường <br />
dự giờ và đánh giá đạt hiệu quả tốt trong dạy học.<br />
Tôi xin nêu một ví dụ về các biện pháp tôi đã làm trong bài 41: Môi trường <br />
và tài nguyên thiên nhiên trong phần phụ lục.<br />
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền:<br />
Tôi xin cam kết đây là sáng kiến do bản thân tôi tạo ra và trình bày không <br />
sao chép của ai. <br />
<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN<br />
………………………………………..<br />
………………………………………..<br />
………………………………………..<br />
……………………………………….. Phùng thị Dung<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sang kiến: <br />
không<br />
2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế:<br />
Một số hình ảnh được sử dụng trong 1 số bài học:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường (Sử dụng trong bài 11,15,17, 31, 37, 41)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hậu quả của ô nhiễm môi trường (Sử dụng trong bài 11, 18, 41)<br />
<br />
Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường (Sử dụng trong bài 32, 41 …)<br />
<br />
3. Các sản phẩm kèm theo: bài giảng minh họa<br />
Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên<br />
Tiết: 50<br />
Ngày soạn: 13/4/2015<br />
CHƯƠNG X: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN<br />
1. MỤC TIÊU:<br />
Sau bài học, HS đạt được:<br />
1.1. Kiến thức:<br />
Hiểu và trình bày được các khái niệm về môi trường, tài nguyên thiên <br />
nhiên, cách phân loại chúng và vai trò của chúng đối với sự phát triển của <br />
con người.<br />
1.2. Kĩ năng:<br />
Phân tích tranh ảnh về các vấn đề môi trường để rút ra nội dung bài học.<br />
Hình thành và phát triển kĩ năng học tập theo sơ đồ<br />
- Phát triển kĩ năng liên hệ và giải quyết các vấn đề thực tế.<br />
1.3. Mở rộng:<br />
Nội dung tích hợp:<br />
+ Biết được thực trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân, hậu quả của nó <br />
và biện pháp giải quyết.<br />
+ Biết được vai trò, cách phân loại và tình hình khai thác tài nguyên cũng <br />
như các giải pháp khai thác, sử dụng chúng để đảm bảo sự phát triển bền <br />
vững.<br />
Có nhận thức đúng đắn về môi trường, tài nguyên; các vấn đề ô nhễm môi <br />
trường, khai thác sử dụng tài nguyên từ đó ý thức và hành động cụ thể để <br />
bảo vệ môi trường.<br />
Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, vượt khó vươn lên trong học tập; có <br />
trách nhiệm với môi trường.<br />
1.4. Định hướng phát triển năng lực:<br />
Tự học, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông <br />
tin.<br />
Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng tranh ảnh, học tập tại thực địa.<br />
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:<br />
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:<br />
Thiết bị dạy học: máy chiếu, 1 số tranh ảnh về môi trường.<br />
Học liệu: giáo án, tư liệu tham khảo<br />
2.2. Chuẩn bị của học sinh:<br />
Vở ghi, SGK, tập bản đồ<br />
Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về môi trường.<br />
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:<br />
3.1. Ổn định lớp: 1 phút<br />
3.2. Kiểm tra bài cũ : không<br />
3.3. Tiến trình bài học:<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hi ểu khái niệm , ch ức năng của môi tr<br />
ường <br />
và vấn đề ô nhiễm môi trường (25’)<br />
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: sử dụng tranh ảnh, thảo luận nhóm<br />
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/nhóm<br />
Hoạt động của GV và HS Nội dung<br />
GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về môi I. Môi trường:<br />
trường Môi trường xã hội loài <br />
Hoạt động nhóm: người (môi trường địa lí) là <br />
Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi toàn bộ không gian bao quanh <br />
nhóm 2 bàn Trái Đất có quan hệ trực tiếp <br />
Bước 2: HS dựa vào sơ đồ trang 158 SGK, đến sự tồn tại và phát triển <br />
kiến thức đã có để điền thông tin vào phiếu của xã hội loài người<br />
học tập trong 5 phút Môi trường sống của con <br />
GV: quan sát, gợi ý người:<br />
Bước 3: HS đại diện các nhóm trình bày, + Khái niệm: là tất cả hoàn <br />
các HS khác nhận xét, bổ sung cảnh bao quanh con người có <br />
GV : bổ sung, cung cấp 1 số hình ảnh về ảnh hưởng tới sự sống và <br />
môi trường và bảng thông tin phản hồi phát triển của con người, đến <br />
HS suy nghĩ dựa trên kết quả thảo luận trả chất lượng cuộc sống của <br />
lời câu hỏi : con người.<br />
Môi trường là gì ? + Phân loại: gồm Mt tự <br />
GV bổ sung và chuẩn kiến thức về môi nhiên, MT nhân tạo và MT xã <br />
trường, phân loại của nó hội<br />
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi : con người tác <br />
động vào môi trường làm nó thay đổi như <br />
thế nào ?<br />
GV : bổ sung và cung cấp 1 số hình ảnh về II. Chức năng của môi <br />
tác động tích cực cũng như tiêu cực của con trường, vai trò của môi <br />
người đến môi trường. trường đối với sự phát <br />
Dựa trên các hình ảnh về ô nhiễm môi triển của môi trường :<br />
trường, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: ở địa Đọc SGK<br />
phương em loại ô nhiễm nào đáng lo ngại <br />
nhất ?<br />
HS suy nghĩ , trao đổi với bạn bên cạnh nêu <br />
những nguyên nhân và hậu quả của tình <br />
trạng ô nhiễm môi trường theo mô hình <br />
bánh xe tương lai<br />
GV bổ sung và cung cấp 1 số hình ảnh về <br />
nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi <br />
trường.<br />
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: trong số các <br />
hậu quả trên của ô nhiễm môi trường hậu <br />
quả nào đang thu hút sự quan tâm của toàn <br />
nhân loại và em có hiểu biết gì về vấn đề <br />
này ?<br />
GV bổ sung và cung cấp các hình ảnh về <br />
biến đổi khí hậu, biện pháp giải quyết và <br />
nhấn mạnh cần có sự chung tay giải quyết <br />
của toàn nhân loại.<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hi ểu TNTN và tích h<br />
ợp nội dung sử dụng hợp lí <br />
tài nguyên để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (13’)<br />
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: phát vấn, nêu vấn đề<br />
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân<br />
Hoạt động của GV và HS Nội dung<br />
GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Em hãy kể III. Tài nguyên thiên <br />
tên các loại tài nguyên thiên nhiên mà em biết. nhiên: <br />
Theo em số lượng các loại tài nguyên thay đổi như Khái niệm:<br />
thế nào theo thời gian ? Phân loại:<br />
GV giải thích làm rõ khái niệm tài nguyên thiên + Theo thuộc tính tự <br />
nhiên và cách phân loại chúng nhiên:<br />
Cụm từ “ ở trình độ nhất định của sự phát triển + Theo công dụng <br />
lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có kinh tế:<br />
thể được sử dụng” cho thấy con người cần có + Theo khả năng có <br />
cách nhìn xa hơn đối với các thành phần này của tự thể bị hao kiệt: <br />
nhiên mà hiện nay con người chưa sử dụng được. TN có thể bị hao kiệt <br />
Việc xem nó như là nguồn TNTN trong tương lai gồm: TN không khôi <br />
sẽ tránh được những tác động đáng tiếc phục được và TN khôi <br />
HS dựa vào sơ đồ SGK nêu cách phân loại tài phục được.<br />
nguyên thiên nhiên theo khả năng có thể bị hao TN không bị hao kiệt:<br />
kiệt.<br />
GV bổ sung và giải thích khái niệm phát triển bền <br />
vững<br />
HS trả lời câu hái: Đối với tài nguyên khoáng sản <br />
chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo sự phát triển <br />
bền vững ?<br />
GV: bổ sung: <br />
GV: gợi ý: tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa <br />
học kĩ thuật để tạo ra các loại nguyên liệu mới <br />
hoặc sử dụng năng lượng sạch. Ví dụ: sản xuất <br />
nhựa tổng hợp thay thế khai thác quặng kim loại, <br />
sử dụng năng lượng Mặt Trời, sức gió…<br />
HS quan sát 1 số hình ảnh về sử dụng năng lượng <br />
sạch, vô tận, năng lượng bioga…<br />
<br />
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:<br />
4.1.Tổng kết: 5 phút<br />
HS làm 2 bài tập:<br />
Bài tập 1: HS trả lời các câu hỏi sau:<br />
Môi trường là gì ?<br />
Nêu những việc em và những người xung quanh nên và không nên làm để <br />
bảo vệ môi trường.<br />
Bài tập 2:<br />
Có quan điểm cho rằng: rác là 1 nguồn tài nguyên. Theo em quan điểm đó <br />
đúng hay sai ? vì sao ?<br />
4.2. Hướng dẫn học tập: 1 phút<br />
GV dặn dò HS về nhà học bài và có những hành động cụ thể để tham <br />
gia bảo vệ môi trường.<br />
PHỤ LỤC: 1 số tranh ảnh kèm theo <br />
5. RÚT KINH NGHIỆM:<br />
Giao Thủy, ngày tháng 4 năm 2015<br />
Ký duyệt của tổ trưởng<br />
<br />
<br />
Vũ Văn Thảo<br />