Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán và các môn học khác <br />
đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn <br />
diện.<br />
Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và tính chính xác cao. Toán học <br />
chính là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Chính vì vậy, <br />
muốn học sinh Tiểu học học tốt môn Toán thì người giáo viên không chỉ truyền đạt, <br />
giảng giải nội dung học tập theo các tài liệu đã có sẵn mà còn phải biết khơi gợi lòng <br />
đam mê của học sinh với môn học. Bởi nếu chỉ dạy cho học sinh những kiến thức đã <br />
có sẵn trong các tài liệu thì tiết học sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học <br />
tập sẽ không cao. Đó là một trong những nguyên nhân cản trở việc đào tạo các em <br />
thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi <br />
mới diễn ra hàng ngày.<br />
Bản thân đã nhiều năm giảng dạy ở lớp 2 nhưng tôi luôn trăn trở: làm thế nào <br />
để học sinh của mình năng động, sáng tạo, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng <br />
thẳng, giảm áp lực, học mà chơichơi mà học<br />
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn <br />
Toán ở bậc Tiểu học theo đúng hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của <br />
học sinh. Để giúp các em học tốt môn Toánmột môn học khô khan, nếu chỉ dạy trên <br />
bảng đen phấn trắng thì học sinh sẽ chóng chán, tiếp thu bài hạn chế. Vậy người giáo <br />
viên không chỉ thiết kế nội dung bài học hợp lí, mà còn phải gây được hứng thú học <br />
tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. <br />
Giáo viên cần biết kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ nhằm khơi gợi trí <br />
tò mò, óc sáng tạo của học sinh. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng <br />
thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận <br />
thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học <br />
một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em <br />
niềm say mê, hứng thú trong học tập. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài <br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2 nhằm gây hứng thú <br />
học tập và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
* Mục tiêu <br />
Giúp giáo viên nắm được một số biện pháp xây dựng các trò chơi học tập trong <br />
môn toán ở lớp 2. <br />
Thông qua các trò chơi học sinh sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ <br />
dàng.<br />
* Nhiệm vụ<br />
Đưa ra các phương pháp tổ chức trò chơi Toán học, giúp học sinh hứng thú học <br />
toán và tính toán nhanh, chính xác để từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo <br />
dục toàn diện.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Tổ chức trò chơi toán học.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
1<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
Một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học <br />
Krông Ana, năm học 20152016.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá<br />
Phương pháp trực quan<br />
Phương pháp đàm thoại<br />
Phương pháp trao đổi, thảo luận<br />
Phương pháp trò chơi <br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu <br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục <br />
và Đào tạo đối với môn Toán lớp 2 là: "Khuyến khích, tạo điều kiện cho những học <br />
sinh có khả năng, có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong sách giáo khoa; chủ <br />
động, linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng sách giáo khoa khi dạy học nhằm phát triển <br />
năng lực cá nhân học sinh, góp phần thực hiện dạy học phân hóa ở tiếu học." <br />
Đặc biệt môn toán cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học ban đầu về <br />
thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy, bồi dưỡng <br />
tình cảm đạo đức tốt đẹp. Học sinh Tiểu học rất hiếu động, ham chơi, thích cái mới <br />
lạ nhưng lại chóng chán. Chính vì thế đối với học sinh trò chơi toán học là một phát <br />
hiện mới, kích thích trí tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá.<br />
Thông qua trò chơi toán học, học sinh biết vận dụng kiến thức một cách linh <br />
hoạt, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó giúp học sinh phát triển tư duy sáng <br />
tạo, suy luận logic, xử lí thông minh trong các tình huống phức tạp, tăng cường khả <br />
năng hợp tác, tình đoàn kết, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm. <br />
Sử dụng trò chơi học tập đúng nội dung và mục đích sẽ góp phần dạy học theo <br />
định hướng hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Làm cho giờ học bớt căng thẳng, <br />
tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh hứng thú, tích cực học tập, tiếp thu kiến <br />
thức của bài học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả phù hợp với những yêu cầu chỉ đạo <br />
chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
Lớp 2E có 33 học sinh, dân tộc 1 em, học sinh có hoàn cảnh khó khăn 5 em.. <br />
Chính vì thế, chất lượng học sinh đầu vào không cao, học sinh năng khiếu không có <br />
mà ngược lại học sinh tiếp thu chậm nhiều. Đa số cha mẹ các em đều làm nông, ít có <br />
thời gian quan tâm đến việc học tập của con em mình. Vì vậy rất khó khăn cho giáo <br />
viên trong việc hướng dẫn học sinh tích cực tham gia vào các trò chơi Toán học, cũng <br />
như các hoạt động học tập của môn Toán để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục <br />
toàn diện. <br />
* Ưu điểm: <br />
Được sự quan tâm của Lãnh đạo trường Tiểu học Krông Ana, sự nỗ lực phấn <br />
đấu không ngừng của tập thể giáo viên nhà trường nói chung, bản thân nói riêng và <br />
đặc biệt sự quan tâm sát sao của cha mẹ học sinh đã từng bước góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục toàn diện. <br />
2<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trường được trang bị khá <br />
đồng bộ, đảm bảo cho việc giảng dạy. Các em học sinh đều rất ngoan, thực hiện tốt <br />
theo Năm điều Bác Hồ dạy, có ý thức học tập chăm chỉ, sách vở, đồ dùng học tập tương <br />
đối đầy đủ. Một số em biết tham gia vào trò chơi Toán học một cách mạnh dạn, tự tin. <br />
Nhà trường tổ chức tốt cho các lớp họp cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm học <br />
để thống nhất một số nội dung trong quá trình học tập và chấn chỉnh nế nếp học tập <br />
của các em. Vì thế, rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy nhằm góp <br />
phần nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh. <br />
* Hạn chế:<br />
Khi tham gia vào các hoạt động học tập của môn Toán, vẫn còn một số em rụt <br />
rè, lúng túng, chưa dám bộc lộ hết khả năng của mình. Một số em khả năng tính toán <br />
chậm nên trong khi tham gia vào trò chơi toán học còn gặp nhiều khó khăn về tính <br />
toán, cách diễn đạt lời nói. <br />
Vẫn còn một số học sinh chưa thực sự ham thích học toán dưới sự quản lí của <br />
giáo viên.<br />
Một số ít cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em <br />
mình, vì thế dẫn đến học sinh tiếp thu chậm còn nhiều, thiếu tự tin khi tham gia vào <br />
các hoạt động của môn toán.<br />
Đặc biệt một số giáo viên do chất giọng vùng miền nên giọng nói trong quá trình <br />
giảng bài chưa truyền cảm, vì thế chua thu hút học sinh tích cực tham gia vào các hoạt <br />
động học tập. Một số ít giáo viên chưa thật sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy, <br />
chưa chú trọng hướng dẫn học sinh học tốt môn toán theo hướng đổi mới mỗi học sinh <br />
đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình để chủ động tham gia vào các hoạt động học <br />
tập ở lớp. Đây cũng là điều tôi băn khoăn, trăn trở để tìm giải pháp nâng cao chất <br />
lượng môn toán cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện <br />
cho các em. <br />
Qua quá trình tìm hiểu một số giáo viên dạy lớp 2, tìm hiểu học sinh, tôi nhận <br />
thấy: các đồng chí đã quan tâm đến việc đưa trò chơi vào giờ học toán. Tuy nhiên, việc <br />
lựa chọn và làm các vật dụng trong trò chơi còn gặp nhiều khó khăn về chi phí, thời <br />
gian và tính ứng dụng nhiều trong tiết học khác. Vì vậy mà giờ học toán còn trầm, học <br />
sinh còn thụ động trong học tập, một số học sinh tiếp thu chậm còn ngại học toán.<br />
* Nguyên nhân tác động:<br />
Luôn được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở <br />
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự chăm chỉ, <br />
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh để từng bước nâng dần chất <br />
lượng môn Toán cho học sinh lớp 2.<br />
Xuất phát từ tình yêu thương đối với học trò của mình, bản thân đã giúp học <br />
sinh tích cực tham gia vào các trò chơi Toán học hơn và các em ham thích tới trường, <br />
tới lớp để tìm tòi cái mới trong tri thức, trong cuộc sống. Đối với một số em ban đầu <br />
chưa tích cực tham gia vào các trò chơi toán học thì nay đã tích cực tham gia hơn, chăm <br />
chỉ học tập hơn và đặc biệt chất lượng về môn Toán của lớp tăng lên rõ rệt. <br />
Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu trên thì vẫn còn một số ít cha mẹ học sinh <br />
chưa thực sự quan tâm phải đi là ăn xa nhà, gửi con ở nhà với ông bà hoặc người thân <br />
<br />
<br />
3<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
trong gia đình. Vì thế dẫn đến học sinh tiếp thu chậm, thiếu tự tin khi tham gia vào các <br />
hoạt động học tập.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Phân tích, đánh giá, vận dụng các giải pháp trong đề tài nhằm mục đích khơi <br />
gợi hứng thú học tập cho học sinh.<br />
Tăng cường tính hợp tác, tính năng động, sáng tạo, tinh thần đồng đội học hỏi <br />
lẫn nhau trong quá trình học tập và tham gia vào các trò chơi.<br />
Bồi dưỡng kĩ năng sống để các em thêm yêu cuộc sống, yêu quý toán học, yêu <br />
quý các môn học và đặc biệt góp phần hình thành, phát triển kĩ năng tính toán thành <br />
thạo cho các em.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
b.1) Nguyên tắc tổ chức trò chơi trong môn Toán:<br />
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và <br />
thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc:<br />
* Nguyên tắc “vừa sức, dễ thực hiện”<br />
Mỗi trò chơi phải củng cố được một lượng kiến thức toán học cụ thể trong <br />
chương trình như: kiến thức bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện <br />
tập,...<br />
Chương trình môn Toán lớp 2 được chia thành 4 mạch kiến thức cơ bản là: Số <br />
học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn. <br />
Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học <br />
gồm 4 mạch kiến thức trên và có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp <br />
phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức.<br />
Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc <br />
phân tích, tư duy sáng tạo.<br />
Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (sử dụng trong giờ học từ 5 đến 7 <br />
phút), thích hợp với môi trường học tập.<br />
Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo <br />
không khí vui vẻ, thoải mái.<br />
Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. Trò chơi cần phải gần gũi, sát <br />
thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 2. <br />
* Nguyên tắc khai thác và thực hành.<br />
Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, <br />
phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh…)<br />
Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi có sẵn <br />
xung quanh chúng ta như: vỏ hộp bánh, nắp chai, giấy bìa,… sao cho đồ dùng vừa đảm <br />
bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng lại ít tốn kém. Đồng thời ứng <br />
dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi toán học.<br />
b.2) Thiết kế trò chơi trong môn Toán:<br />
4<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 2 nói <br />
riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học <br />
cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy <br />
toán có hiệu quả thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, <br />
cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:<br />
Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 2, phù hợp với khả năng <br />
người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.<br />
Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo và mang ý nghĩa giáo dục<br />
Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học<br />
Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú<br />
Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh<br />
* Cấu trúc của trò chơi học tập<br />
Tên trò chơi: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, <br />
kỹ năng nào. <br />
Mục đích của trò chơi: Quy định rõ hành động chơi, cách chơi được thiết kế <br />
trong trò chơi.<br />
Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả được đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi <br />
để học sinh hiểu. <br />
Nêu luật tham gia trò chơi, cách chơi, quy tắc chơi, quy định đối với người tham <br />
gia chơi, quy định đối với đội thắng cuộc trong trò chơi. Số người tham gia chơi, chia <br />
đội chơi.<br />
<br />
b.3) Cách tổ chức trò chơi:<br />
Thời gian tiến hành thường từ 5 phút đến 7 phút phù hợp với nội dung từng bài <br />
học.<br />
Giới thiệu trò chơi, nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, vừa mô tả vừa thực <br />
hành, nêu rõ luật chơi.<br />
Chơi thử để nhấn mạnh luật chơi, tổ chức chơi.<br />
Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm <br />
những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.<br />
Khen thưởng phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải <br />
mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. <br />
Những học sinh phạm luật chơi sẽ phải hát một bài, nhảy lò cò hoặc cả lớp hát <br />
cho những học sinh đó múa,… tránh tạo không khí căng thẳng, không thoải mái cho <br />
học sinh sau khi chơi.<br />
b.4) Minh họa một số trò chơi trong môn Toán lớp 2:<br />
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mang tính đồng đội mà tôi đã <br />
ứng dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 2.<br />
<br />
5<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
b.4.1) Trò chơi Truyền điện <br />
Trò chơi áp dụng cho các tiết học về xây dựng bảng cộng có nhớ, bảng trừ có <br />
nhớ, bảng nhân, bảng chia,… Nhằm củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ <br />
không nhớ trong phạm vi 100, kĩ năng thực hiện các phép tính nhân chia trong bảng và <br />
kĩ năng phản xạ nhanh ở các em.<br />
Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ, giáo viên gọi bắt đầu từ em thứ nhất xung <br />
phong đọc to một số trong phạm vi 100: Chẳng hạn phép tính 35 14. Em thứ nhất <br />
đứng dậy đọc số “35” và chỉ nhanh vào em thứ hai bất kỳ để truyền điện. Lúc này em <br />
thứ hai phải đứng lên nói tiếp “trừ 14”, rồi lại chỉ nhanh vào em thứ ba bất kỳ đứng <br />
lên nói bằng 21. Nếu em thứ ba nói đúng thì được quyền đọc to một số như em thứ <br />
nhất rồi chỉ vào một bạn nào đó để truyền điện tiếp. Cứ tiếp tục chơi như thế, nếu <br />
bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc trò <br />
chơi giáo viên khen thưởng cho những bạn nói đúng và nhanh.<br />
Lưu ý: Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng nhưng vẫn gây được <br />
không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.<br />
b.4.2) Trò chơi Ong đi tìm nhụy<br />
Áp dụng trò chơi này vào các bảng +, , x, : . Cụ thể trong trò chơi này là Tiết <br />
6, bài 14 trừ đi một số: 14 8<br />
Trò chơi này củng cố kĩ năng tính nhẩm dạng trừ đi một số: 14 8 và rèn cho <br />
học sinh tính tập thể, tính năng động hợp tác cùng các bạn.<br />
Chuẩn bị hai bông hoa năm cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các <br />
số như sau và 10 chú ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.<br />
<br />
<br />
<br />
5 5<br />
7 7<br />
<br />
8 8<br />
9 9<br />
6 6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em, gắn mỗi bên một bông hoa và 5 chú ong, <br />
ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi: Cô có 2 bông hoa, trên <br />
những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính <br />
đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào cho <br />
đúng. Vậy các em sẽ tìm giúp kết quả đúng cho các chú Ong này nhé.<br />
Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu” thì lần lượt từng bạn <br />
chọn chú ong có phép tính thích hợp với kết quả ở mỗi cánh hoa rồi ghép bên ngoài <br />
cánh hoa. Bạn thứ nhất ghép xong phép tính đầu tiên, về đúng cuối hàng để bạn thứ <br />
hai lên gắn tiếp, cứ như vậy cho đến khi học sinh gắn xong những chú Ong đậu bên <br />
ngoài cánh hoa. Trong vòng 1 phút, đội nào gắn đúng và nhanh là đội chiến thắng. <br />
Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong. Giáo viên nhận xét và hỏi thêm một số câu <br />
hỏi sau để khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh như:<br />
+ Tại sao chú ong “14 10” không tìm được đường về nhà?<br />
+ Phép tính “14 10” có thuộc dạng bài học ngày hôm nay không? Tại sao?<br />
+ Muốn chú Ong này tìm được đường về nhà thì phải thay đổi số trên cánh hoa <br />
như thế nào?<br />
b.4.3) Trò chơi Que tính thông minh (Tiết 24 : Bài toán về nhiều hơn)<br />
Trò chơi này rèn cho học sinh trí thông minh, nhanh nhẹn, kĩ năng tính toán khi <br />
có bài toán về nhiều hơn.<br />
Chuẩn bị 20 que tính màu đỏ, 20 que tính màu vàng, 2 ống nhựa màu đỏ, 2 ống <br />
nhựa màu vàng. Trên 2 ống đỏ dán mảnh giấy có ghi chữ “nhiều hơn”.<br />
Cách chơi: Giáo viên chọn 2 người : 1 nam, 1 nữ đại diện cho 2 đội. Mỗi em <br />
cầm tay trái 10 que màu vàng, tay phải 10 que màu đỏ, 2 ống nhựa "1 đỏ, 1 vàng" đặt <br />
7<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
trên mặt bàn trước vị trí của mỗi em. Cả 2 em cùng được chơi 3 lần. Thời gian mỗi <br />
lần là 1 phút.<br />
Lần 1: Em hãy cắm số que tính vào 2 ống sao cho ống đỏ có nhiều hơn ống <br />
vàng là 2 que.<br />
Lần 2: Em phải tiếp tục chuyển bao nhiêu que tính ở ống màu vàng sang ống <br />
màu đỏ để ống đỏ có nhiều hơn 4 que tính.<br />
Lần 3: Để ống đỏ có nhiều hơn ống vàng 6 que tính thì em chuyển chúng như <br />
thế nào ?<br />
Sau mỗi lẫn chơi giáo viên đánh giá kết quả lưu ý cách giải thích của học sinh <br />
ở lần chơi thứ 3.<br />
Sau khi kết thúc trò chơi ai thực hiện đúng nhất thì người đó sẽ thắng cuộc. <br />
Người thắng cuộc được quyền chỉ định một bạn hát 1 bài tặng mình.<br />
b.4.4) Trò chơi Bác thợ săn (Tiết 33: Luyện tập)<br />
Trò chơi này rèn cho học sinh kỹ năng đọc, hiểu, tóm tắt đề toán và giải bài <br />
toán có đơn vị “kg”.<br />
Chuẩn bị một số tranh con vật : gà, ngan, ngỗng, thỏ, ... Một số thẻ ghi tóm tắt <br />
đề toán ở mặt trước, mặt sau có ghi kết quả. <br />
+ Sân chơi : vẽ các ô, mỗi ô đặt 1 tấm thẻ theo thứ tự sơ đồ dưới đây :<br />
<br />
Thỏ nâu nặng : 2kg<br />
Thỏ trắng bằng Thỏ <br />
nâu<br />
Cả hai nặng: ... kg?<br />
3<br />
Ngỗng nặng : 5kg<br />
Gà cân nặng : 3kg<br />
Ngỗng hơn gà : 2 Ngan nhẹ hơn : 2 <br />
kg kg<br />
Ngỗng : ... kg? Ngan : ... kg?<br />
1 Mẹ mua 8kg gà, 5kg <br />
2<br />
Ngỗng và 6kg Thỏ. <br />
Mẹ mua tất cả : ... kg?<br />
4<br />
<br />
<br />
Cách chơi: Giáo viên lần lượt cho các em bốc thăm từng ô. Bốc thăm được ô <br />
nào phải giải miệng đề toán trong ô đó. Sau đó đọc to đáp số của bài toán. Chẳng hạn <br />
ô thứ nhất em đó phải nhẩm: Ngỗng nặng là : 3 + 2 = 5 kg rồi nói to “Đáp số 5 kg” sau <br />
đó lật mặt sau kiểm tra kết quả. Nếu đúng thì tiếp tục được chọn mảnh giấy thứ hai... <br />
Nếu sai thì em đó bị loại và em khác lên chơi.<br />
Cách đánh giá: Nếu mỗi ô học sinh làm đúng thì được thưởng bức tranh một <br />
con vật. Riêng ô cuối cùng giải đúng được thưởng 2 bức tranh con vật.<br />
Sau cuộc chơi nếu ai được nhiều con vật nhất thì người đó sẽ thắng cuộc.<br />
8<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
Lưu ý: Sau mỗi em chơi giáo viên sẽ đổi các tấm thẻ có đề toán khác.<br />
b.4.5) Trò chơi Vui cùng đường gấp khúc (Bài đường gấp khúc)<br />
Củng cố cho học sinh nhận biết đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc <br />
bằng cách tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc.<br />
Chuẩn bị : Thước kẻ và 2 sợi dây đồng.<br />
Cách chơi : Giáo viên gọi 2 em tham gia (1 em trai và 1 em gái, đại diện cho lớp) <br />
lên bảng chơi.<br />
Phát cho mỗi em một sợi dây đồng dài 20 cm và yêu cầu tìm cách nắn sợi dây <br />
đồng thành các đường gấp khúc theo yêu cầu. <br />
Ví dụ: đường gấp khúc tạo bởi 2 đoạn thẳng 6cm và 8cm; hay đường gấp khúc <br />
tạo bởi 3 đoạn thẳng có độ dài là 7cm, 8cm, và 5 cm, ... <br />
<br />
<br />
<br />
6cm 8cm 7cm 8cm 5cm<br />
<br />
<br />
Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên hô “bắt đầu” 2 em bắt đầu thực hiện. Em nào <br />
xong trước và thực hiện đúng sẽ được tuyên dương. Nếu cả 2 em cùng làm đúng và <br />
xong cùng một lúc thì giáo viên ra thêm câu hỏi phụ như: "Độ dài đường gấp khúc tạo <br />
bởi sợi dây có thay đổi khi số đoạn thẳng tạo thành thay đổi hay không? Vì sao ?" để <br />
đánh giá và tuyên dương em biết giải thích logic nhất.<br />
b.4.6) Trò chơi Tìm lá cho hoa (Tiết 83: Ôn tập về phép cộng và phép trừ hay <br />
nhiều tiết học khác nhằm củng cố về cộng trừ, nhân, chia.)<br />
Củng cố về cách thực hiện các phép tính cộng trừ nhẩm trong phạm vi các <br />
bảng tính và rèn cho học sinh tinh thần hợp tác.<br />
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 bông hoa màu bằng bìa cứng, ở nhị hoa có ghi <br />
kết quả của phép tính và 11 chiếc lá xanh có ghi các phép tính có kết quả tương ứng <br />
với nhị hoa, có gắn nam châm mặt sau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 em, giáo viên gắn 2 bông hoa và những <br />
chiếc lá lên bảng rồi giới thiệu: "Cô có 2 bông hoa mà nhị của nó là kết quả phải chọn <br />
nhanh những chiếc lá có phép tính ứng với kết quả trên nhị hoa và gắn vào cành hoa <br />
của đội mình để tạo thành bông hoa toán học thật đúng, thật đẹp."<br />
Hai đội xếp hàng một, khi nghe hiệu lệnh cả 2 đội bắt đầu chơi. Đội nào <br />
nhanh, đúng thì sẽ là đội thắng cuộc.<br />
Sau khi đánh giá, nhận xét đội thắng cuộc, giáo viên chỉ vào chiếc lá và hỏi:<br />
+ Tại sao em gắn lá này cho hoa?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Nếu các em gắn chiếc lá này các em sẽ gắn vào bông hoa nào?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
b.4.7) Trò chơi Bác đưa thư (Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia)<br />
Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 2. Kết hợp với thói quen nói “cảm ơn” khi <br />
người khác giúp mình một việc gì đó.<br />
Chuẩn bị: Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, … 12, 14, ….. 18, <br />
20 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà. Một số phong bì có ghi phép nhân <br />
trong bảng nhân 2 như: 1 x 2, 2 x 1, 2 x 2, 3 x 2, 2 x 3, …. 9 x 2, 10 x 2. M ột t ấm th ẻ <br />
đeo ở ngực ghi “Nhân viên bưu điện”<br />
Cách chơi: Gọi một số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi em 1 thẻ để <br />
làm số nhà. Một em đóng vai “Bác đưa thư”, ngực đeo thẻ “Nhân viên bưu điện” tay <br />
cầm tập phong bì. Những em đóng vai số nhà lần lượt nói:<br />
Bác đưa thư ơi<br />
Cháu có thư không<br />
Đưa giúp cháu với<br />
Số nhà ….. 12<br />
Khi đọc đến câu cuối cùng “Số nhà...12” thì đồng thời em đó giơ số nhà 12 của <br />
mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “Bác đưa thư” phải tính nhẩm cho <br />
nhanh trong thời gian 10 giây để chọn đúng là thư có phép tính ghi kết quả là số tương <br />
ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì “6 x 2” hoặc “2 x 6”) giao <br />
cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời “Cảm ơn”. Cứ như vậy các bạn chơi lại <br />
nói:<br />
Bác đưa thư ơi<br />
Cháu có thư không<br />
Đưa giúp cháu với<br />
Số nhà ….. 24<br />
Và “Bác đưa thư” lại tiếp tục đưa thư cho các nhà tiếp theo.<br />
Sau lần chơi thứ nhất nếu “Bác đưa thư” đưa nhầm hoặc đưa không đúng địa <br />
chỉ người nhận thì bạn đó sẽ không được đóng vai bác đưa thư nữa mà trở về chỗ <br />
ngồi để bạn khác lên thay. Nếu sau 3 lần chơi “Bác đưa thư” đều đưa đúng thì sẽ <br />
được cả lớp tuyên dương và trở về chỗ ngồi để bạn khác tiếp tục lên đóng vai bác <br />
đưa thư. <br />
b.4.8) Trò chơi Tìm đường về nhà cho 3 chú ếch (Tiết 130: Luyện tập <br />
chung)<br />
Củng cố kỹ năng tìm thừa số và số bị chia.<br />
Chuẩn bị: Bút dạ màu vàng, màu xanh, màu đỏ và 2 bức tranh tô màu thật đẹp <br />
treo trên bảng như hình vẽ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 3 em, phát cho mỗi em 1 bút màu và hướng dẫn <br />
cách chơi: Có 3 chú ếch xanh mải đi tắm mưa nên bị lạc đường về nhà. Em hãy chỉ <br />
đường cho mỗi chú ếch về đúng nhà của mình kẻo trời sắp tối. Biết rằng muốn về <br />
được nhà phải giải đúng bài toán ghi trên lưng mỗi chú ếch.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
Sau khi 3 học sinh của mỗi đội dùng bút màu khác nhau để tìm đường về nhà <br />
cho 3 chú ếch. Giáo viên cho học sinh đọc lại để kiểm tra, nhận xét đội thắng cuộc.<br />
b.4.9) Trò chơi Cùng leo dốc (Tiết 131 Luyện tập chung)<br />
Trò chơi này rèn kỹ năng tính trong các bảng nhân, chia đã học<br />
Chuẩn bị: Bút màu, 2 bảng phụ hoặc 2 tờ bìa cứng ghi nội dung như sau:<br />
<br />
90 : 3 =<br />
<br />
0 x 5 = 4 : 1 =<br />
<br />
3 x 9 = 5 x 5 =<br />
<br />
20 : 4 4 x 8 =<br />
=<br />
5 x 4 = 10 : 2 =<br />
<br />
2 x 3 = 3 x 2 =<br />
<br />
<br />
Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em lên bảng có nhiệm vụ điền kết quả <br />
vào các phép tính. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” 2 đội nhẩm nhanh rồi ghi kết quả vào <br />
từng phép tính một theo thứ tự từ dưới lên trên. Em thứ nhất điền kết quả xong, thì <br />
trao phấn cho em thứ hai lên điền kết quả, còn mình về cuối hàng đứng. Cứ như vậy <br />
đội nào leo dốc “90 : 3” trước là đội đó thắng cuộc.<br />
Nếu đội leo lên đỉnh dốc trước mà làm không đúng kết quả thì ta tính số bậc <br />
làm phép tính đúng của cả hai đội để lựa chọn đội thắng cuộc. <br />
Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng chơi trong nhiều bài học nội dung khác <br />
nhau ta chỉ cần thay các phép tính phù hợp là được.<br />
b.4.10) Trò chơi Rồng cuốn lên mây (Tiết 118: Luyện tập)<br />
Kiểm tra kĩ năng tính nhẩm của học sinh về các bảng nhân, chia ...<br />
Chuẩn bị: Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân, chia trong các bảng nhân <br />
chia đã học.<br />
Cách chơi: Một em được chỉ định làm đầu rồng lên bảng và cất tiếng hát: <br />
“Rồng cuốn lên mây<br />
<br />
13<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
Rồng cuốn lên mây<br />
Ai mà tính giỏi về đây với mình”<br />
Sau đó, em hỏi: “Người tính giỏi có nhà hay không?”<br />
Một em học sinh bất kỳ trả lời: "Có tôi! Có tôi!" <br />
Em làm đầu rồng ra phép tính đố như: "12 : 4 bằng bao nhiêu?"<br />
Em tính giỏi trả lời, nếu đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng. Cứ như thế em làm <br />
đầu rồng ra câu hỏi và cuốn dần các bạn lên mây.<br />
Lưu ý: Trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng phải nhanh nhẹn, hoạt bát. <br />
b.4.11) Trò chơi Hái hoa dân chủ (áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm)<br />
Trò chơi này rèn cho học sinh các kĩ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia, kĩ <br />
năng giải toán.<br />
Chuẩn bị: Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong đó có <br />
các đề toán như: <br />
Em hãy đọc bảng nhân 3<br />
Em hãy đọc bảng nhân 2<br />
Tính độ dài đường gấp khúc, biết các đoạn thẳng là: 2cm, 7cm, 4cm.<br />
Kim ngắn chỉ số 3. Kim dài chỉ số 6. Hỏi là mấy giờ?<br />
1m = ….. cm<br />
Quay đồng hồ chỉ 14 giờ 15 phút.<br />
Câu đố:<br />
Vừa trống vừa mái<br />
Đếm đi đếm lại<br />
Tất cả 15<br />
Mái hơn 13<br />
Còn là gà trống<br />
Đố em tính được<br />
Trống, mái mấy con?<br />
Cách chơi: Cho các em chơi trong lớp, lần lượt từng em lên hái hoa, em nào hái <br />
được hoa thì đọc to yêu cầu của bài cho cả lớp nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 <br />
giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được <br />
nhận một phần thưởng.<br />
b.4.12) Trò chơi Mua và bán (Tiết 151: Tiền Việt nam)<br />
Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 10 <br />
000 đồng (500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng)<br />
Rèn kĩ năng cộng, trừ các số đơn vị “ đồng” <br />
Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua và bán<br />
<br />
14<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
Chuẩn bị: Một số tờ giấy bạc loại 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng, <br />
10000 đồng và một số đồ vật như: nhãn vở, bóng bay, tẩy, giấy kiểm tra, hồ dán. cặp <br />
tóc, bút chì, thước kẻ, ...<br />
Cách chơi: Mỗi lần gọi 2 em chơi: 1 em đóng người bán hàng, 1 em đóng người <br />
mua hàng. Sau đó phát tiền cho cả 2 em.<br />
Người mua hàng có thể mua bất kỳ mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên <br />
sản phẩm và người bán hàng sẽ phải suy nghĩ.<br />
Ví dụ: Người mua muốn mua tẩy với giá 1000 đồng<br />
Người mua có thể 1 tờ 5000 đồng<br />
trả tiền theo các phương án 1 tờ 2000 đồng <br />
Người bán phải suy nghĩ để trả lại: 4000 đồng<br />
1000 đồng<br />
Sau mỗi lần 2 em đóng vai mua bán xong, cho các bạn nhận xét, nếu đúng thì <br />
được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu chưa đúng thì về chỗ để bạn <br />
khác lên chơi.<br />
Tổng kết : Khen những em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy nghĩ trả <br />
lại khó và những em biết tính để trả lại cho đúng là những “nhà kinh doanh giỏi”.<br />
Ví dụ minh họa cho một hoạt động dạy học, khi dạy bài " NGÀY, <br />
THÁNG" (Tiết 78, SGK Toán 2, trang 79). Tôi tổ chức trò chơi Lịch làm việc của <br />
nhà Ong Vàng (Từ trò chơi: Ong tìm nhụy)<br />
Củng cố kỹ năng xem lịch và rèn tính tập thể.<br />
Chuẩn bị: 01 tờ lịch của một tháng trong năm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hai bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các thứ trong <br />
tuần, mặt sau gắn nam châm.<br />
12 chú ong trên mình ghi các ngày trong tháng, mặt sau có gắn nam châm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 5 em, gắn mỗi bên một bông hoa và 6 chú ong, <br />
ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi: Cô có 2 bông hoa trên <br />
những cánh hoa là các thứ trong tuần, còn những chú Ong thì chở ngày trong tháng đi <br />
<br />
<br />
17<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
tìm ngày đó là thứ mấy trong tuần. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế <br />
nào, các chú muốn nhờ các em tìm giúp.<br />
Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên <br />
nhấc chú ong đặt vào cánh hoa thích hợp. Bạn thứ nhất xong đến bạn thứ 2 lên, cứ <br />
như vậy cho đến khi đặt hết các chú ong vào mỗi cánh hoa (mỗi cánh hoa có 1 chú <br />
ong). Trong vòng 1 phút, đội nào đặt đúng và nhanh là đội chiến thắng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong. Giáo viên hỏi thêm một số câu hỏi sau để <br />
khắc sâu bài học như:<br />
Đội 1: Tại sao chú ong “10” không tìm được cánh hoa của mình?<br />
18<br />
Tào Thị SinhTH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2<br />
<br />
Đội 2: Tại sao chú ong “26” không tìm được cánh hoa của mình?<br />
Muốn chú Ong này tìm được cánh hoa thì phải thay đổi số trên cánh chú Ong <br />
như thế nào?<br />
Như vậy, việc đưa trò chơi vào tiết học sẽ có ý nghĩa giáo dục tốt, giúp HS <br />
củng cố, khắc sâu nội dung bài học, gây được hứng thú đối với học sinh. Qua đó giúp <br />
các em có kĩ năng làm việc nhóm, biết giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ; các em <br />
biết nhường nhịn nhau. Vì thế đưa trò chơi vào giờ học toán ở tiểu học là cần thiết, <br />
nhất là trong giờ học toán của lớp 2. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này. <br />
Ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ <br />
57 phút. Do vậy, người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực <br />
hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.<br />
Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và trò chơi ở môn Toán 2 nói riêng, <br />
chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường. <br />
trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. <br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho <br />
nhau trong việc giải quyết vấn đề. Giáo viên khi đã nắm được nguyên tắc tổ chức trò <br />
chơi thì sẽ chủ đọng tổ chức cho học sinh chơi phù hợp trong từng hoạt động dạy <br />
học. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môn Toán.<br />
Chính vì vậy, để thực hiện thành công các giải pháp, biện pháp của đề tài này, <br />
giáo viên giảng dạy môn Toán lớp 2 phải hết lòng với học sinh. Thường xuyên tạo sân <br />
chơi cho học sinh để học sinh có cơ hội giao tiếp, học hỏi lẫn nhau, tạo cho học sinh <br />
sự mạnh dạn, tự tin trước tập thể.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi <br />
và hiệu quả ứng dụng<br />
* Kết quả khảo nghiệm <br />
Khi vận dụng các giải pháp, biện pháp trên vào việc tổ chức trò chơi toán học <br />
cho học sinh lớp 2 đã giúp học sinh biết được ích lợi của toán học, ích lợi của các trò <br />
chơi để học sinh tự tin khi diễn đạt bằng lời nói trước bạn bè, hứng thú tham gia vào <br />
các hoạt động học tập một cách linh hoạt, hồn nhiên. Đồng thời làm cho học sinh ngày <br />
càng chăm chỉ học tập và tính nhẩm tốt. Đặc biệt mỗi ngày đến lớp, đến trường các <br />
em không ngừng học hỏi lẫn nhau để phát huy tính độc lập, tích cực, sáng tạo, tư duy <br />
trừu tượng phong phú, làm cho mỗi tiết học, mỗi hoạt động học tập