I.Phần mở đầu<br />
I.1. Lí do chọn đề tài<br />
Ở Trường Tiểu học ngoài hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục ngoài giờ <br />
lên lớp (HĐNGLL) cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Nó góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục toàn diện rèn luyện thể chất, nâng cao hiểu biết…Đặc biệt <br />
nó còn giúp học sinh hình thành kĩ năng sống một hoạt động không thể thiếu <br />
được trong giáo dục. Từ năm học 2010 – 2011, Bộ GDĐT đưa nội dung giáo <br />
dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc Tiểu học. Đây là chủ <br />
trương cần thiết và đúng đắn. Đặc biệt, hoạt động công tác Đội trong trường <br />
học góp phần quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh và được <br />
xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào “Xây dựng trường <br />
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông.<br />
Điều đó chứng tỏ rằng vị trí, vai trò của HĐNGLL là cầu nối giữa hoạt động <br />
giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp. Đó là sự <br />
chuyển hoá giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hoá những yêu cầu về chuẩn <br />
mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng. Muốn có sự <br />
chuyển hoá này diễn ra thì phải thông qua các hoạt động học tập, lao động, sinh <br />
hoạt tập thể, xã hội, vui chơi giải trí và qua giao lưu với bạn bè, với các thầy, cô <br />
giáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh.<br />
Mặt khác, học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng tình <br />
cảm. Nhờ HĐNGLL giúp trẻ làm quen với các hoạt động tích lũy dần dần <br />
những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống. Đồng thời HĐNGLL cũng đáp ứng <br />
những nhu cầu, quyền lợi của trẻ. Đây cũng là con đường để giúp trẻ hình <br />
thành, phát triển toàn diện nhân cách.<br />
Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của HĐNGLL thực sự là cần thiết. <br />
Chính vì thế mà tôi đã thực hiện HĐNGLL có nội dung, kế hoạch, biện pháp và <br />
<br />
<br />
1<br />
các phương pháp đa dạng phong phú, góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu giáo <br />
dục của Đảng và Nhà nước đã đề ra làm cho các HĐNGLL của nhà trường đảm <br />
bảo<br />
chất lượng, hiệu quả và tạo được sự phấn khởi, tự tin của học sinh khi tham <br />
gia.<br />
Với ý nghÜa ®ã, trong nhiÒu n¨m qua, t«i ®· trải nghiệm vµ tæng kÕt<br />
thùc tiÔn qu¸ tr×nh d¹y häc cña m×nh về đề tài " Một số kinh nghiệm tổ <br />
chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả ở trường Tiểu học có học <br />
sinh Dân tộc thiểu số ” để nghiên cứu.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Đề tài này được tiến hành nhằm tìm hiểu, tổng kết những biện pháp thực <br />
hiện tốt chương trình môn HĐNGLL ở trường tiểu học có học sinh dân tộc <br />
thiểu số. <br />
Giúp các em học sinh của Liên đội phát huy được những khả năng của bản <br />
thân thông qua các hoạt động Đội. <br />
Góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng phong trào <br />
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường.<br />
Thúc đẩy các hoạt động phong trào của nhà trường ngày một đi lên, nâng <br />
cao hiệu quả công tác Đội. <br />
I.3.Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả ở <br />
trường Tiểu học có học sinh Dân tộc thiểu số.<br />
I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Nội dung kế hoạch, thực trạng và các biện pháp tổ chức HDNGLL ở trường <br />
tiểu học Ea Bông. <br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp tọa đàm trao đổi<br />
Phương pháp toán học thống kê và xử lí số liệu.<br />
II. Phần nội dung<br />
II.1. Cơ sở lý luận<br />
HĐNGLL là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo <br />
điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và <br />
phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.<br />
Theo luận điểm tâm lý học, hoạt động và giao tiếp là nhân tố chủ yếu trong <br />
sự hình thành và phát triển nhân cách, ở nhà trường, các hoạt động ngoài giờ như <br />
vui chơi, văn nghệ, hái hoa dân chủ, hội vui học tập,…cùng các quan hệ không <br />
thường nhật của học sinh là điều kiện để các em rèn luyện hành vi, thái độ, tình <br />
cảm và củng cố kiến thức một cách chắc chắn hơn.<br />
Thông qua HĐNGLL, học sinh nắm được cách cư xử giữa người với người, <br />
các quy tắc đạo đức, cung cách làm việc, thái độ thật thà, tinh thần tập thể, tinh <br />
thần tập thể, tính sáng tạo. Ngoài ra, HĐNGLL còn phát triển ở các em khả năng <br />
ghi nhớ, tưởng tượng, cá tính, lòng dũng cảm, sự kiên trì, sức lao động bền bỉ, <br />
dẻo dai. Tổ chức HĐNGLL cho học sinh, chính là tổ chức cho các em thực sự <br />
tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn <br />
đến sự thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học.<br />
Do vậy, trong quá trình giáo dục ở nhà trường dựa trên những lợi thế này để <br />
lôi cuốn, thu hút các em và tổ chức khéo léo sinh động, đa dạng, thường xuyên <br />
thì HĐNGLL sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. <br />
<br />
<br />
3<br />
Mặt khác, cũng qua HĐNGLL, giúp các em củng cố khắc sâu những kiến <br />
thức đã học ở các môn học trên lớp và phát triển, bồi dưỡng năng lực tổ chức <br />
quản lý… Trong hoạt động của các em có thể tự khẳng định trước xã hội, nên <br />
dạng hoạt động này có sức hấp dẫn mạnh đối với trẻ em vốn rất hiếu động, <br />
ham muốn tham gia sinh hoạt tập thể và muốn khẳng định mình.<br />
Do vậy, trong quá trình giáo dục ở nhà trường dựa trên những lợi thế này để <br />
lôi cuốn, thu hút các em và tổ chức khéo léo sinh động, đa dạng, thường xuyên <br />
thì HĐNGLL sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. Nhất là khi các hoạt động này <br />
lại do chính các em tổ chức, tham gia hết mình thì càng có ý nghĩa giáo dục mạnh <br />
mẽ.<br />
II. 2.Thực trạng<br />
a. Thuân l<br />
̣ ợi, khó khăn<br />
Thuận lợi<br />
Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của BGH nhà trường cũng như các <br />
anh, chị phụ trách các lớp.<br />
Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là ham thích sự vui nhộn, thích <br />
khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là các trò chơi. Các em muốn hòa mình <br />
vào các trò chơi tìm sự thoải mái thư gian sau ti<br />
̃ ết học căng thẳng.<br />
Phần lớn Cha mẹ học sinh quan tâm và tạo điều kiện cho các em tham gia <br />
tích cực các HĐNGL.<br />
Kho khăn<br />
́<br />
Đa số các em dân tộc thiểu số còn rụt rè, thiếu tự tin, kĩ năng làm việc theo <br />
nhóm còn hạn chế, khả năng ứng xử trước các tình huống không linh hoạt.<br />
Giáo viên chưa tạo môi trường nhằm kích thích trẻ hứng thú khi vui chơi, <br />
chưa nắm kĩ các nội dung hoạt động.<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Kinh phí nhà trường ít không có điều kiện mua nhiều đồ dùng để tổ chức các <br />
HĐNGLL thật phong phú.<br />
b. Thành công, hạn chế.<br />
Thành công.<br />
Anh, chị phụ trách được nâng cao về kỹ năng và được tham gia tập huấn tổ <br />
chức HĐNGLL, tự điều khiển sinh hoạt tập thể..., ngoài ra anh, chị phụ trách <br />
còn được trau dồi về kiến thức cuộc sống xung quanh thông qua các câu hỏi vấn <br />
đáp tìm hiểu, tranh ảnh minh họa, dụng cụ trực quan, khi tham gia các buổi tập <br />
huấn của Tổng phụ trách về các chủ điểm. Từ đó anh, chị phụ trách tự tin, <br />
mạnh dạn hơn khi tổ chức cho các em sinh hoạt, vui chơi...<br />
Các em cảm thấy hứng thú, chủ động sáng tạo khi tham gia sinh hoạt, đã <br />
thu hút các em thiếu mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể tham gia tích cực vào các <br />
hoạt động NGLL do anh, chị phụ trách tổ chức. Chất lượng của các buổi <br />
HĐNGLL được xếp loại tốt tăng cao, giảm số lượng xếp loại khá, trung bình <br />
(100% học sinh trong liên đội đều được sinh hoạt thường xuyên theo lịch 2tiết/ <br />
tháng; 100% học sinh ham thích hoạt động NGLL).<br />
Phong trào sinh hoạt giữa các lớp có sự thi đua rõ rệt, anh, chị phụ trách đã <br />
chủ động tìm tòi thêm kiến thức trên sách vở, thông tin đại chúng và áp dụng vào <br />
các buổi hoạt động NGLL chủ động hơn trong các hoạt động tìm hiểu, vui chơi.<br />
Hạn chế.<br />
Đội ngũ anh, chị phụ trách có sự chênh lệch, chưa đồng đều về kỹ năng tổ <br />
chức sinh hoạt tập thể, một số còn bị động khi tổ chức sinh hoạt.<br />
Do điều kiện kinh phí cho hoạt động NGLL còn gặp nhiều khó khăn nên <br />
cũng hạn chế phần nào đến việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc <br />
nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Một số em còn e dè trong việc thể hiện bản thân, hơn nữa do địa bàn dân <br />
cư trải rộng, có những em ở khá xa trường. <br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
Mặt mạnh<br />
Đã áp dụng thành công tại Liên đội TH Ea Bông, phù hợp với đối tượng <br />
học sinh dân tộc, hiệu quả của phong trào được nâng cao vượt bậc so với các <br />
Liên đội có nhiều học sinh dân tộc khác trong huyện.<br />
Ngay từ đầu năm hoạt động NGLL trở nên sôi nổi đã trở thành một hoạt <br />
động không thể thiếu đối với các em vào các buổi thứ hai của tuần thứ 2 và tuần <br />
thứ 4 trong tháng, là liều thuốc tinh thần giúp các em hào hứng bước vào một <br />
tuần học mới đầy niềm vui và sinh lực.<br />
Hiện tại hoạt động NGLL đã đi vào nề nếp và ổn định hàng tháng.<br />
Hoạt động NGLL đã góp một phần vào sự thành công của việc thực hiện <br />
phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường TH Ea Bông.<br />
Mặt yếu<br />
Phạm vi áp dụng của đề tài chỉ phù hợp với những trường Tiểu học Ea <br />
Bông có nhiều học sinh là dân tộc thiểu số.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br />
Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo và tạo điều kiện rất tốt cho công tác hoạt <br />
động NGLL.<br />
Nhiều anh, chị phụ trách tâm huyết, nhiệt tình tham gia và triển khai các <br />
hoạt động phong trào kịp thời, đầy đủ và chính xác đến các em học sinh đem lại <br />
hiệu quả cao. <br />
Một số giáo viên lớn tuổi ngại tham gia HĐNGLL. Nội dung hoạt động còn <br />
sơ sài, năng lực hoạt động còn hạn chế.<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng cho hoạt động <br />
NGLL. Một số phụ trách lớn tuổi còn hạn chế về nắm bắt thông tin kịp thời dẫn <br />
đến hiệu quả hoạt động NGLL chưa được tốt.<br />
Ý thức tự giác, tự rèn luyện, tự phấn đấu của một số học sinh chưa cao.<br />
Khảo sát thực tế đầu năm (Phỏng vấn trực tiếp)<br />
<br />
<br />
<br />
Mức độ hứng thú Số học sinh Tỉ lệ<br />
(Bổ ích, được trau dồi kiến thức) 4B %<br />
Thích 11 39.3<br />
Bình thường 12 42.9<br />
Không thích 05 17.8<br />
<br />
<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
e.1. Khái niệm<br />
* HĐNGLL là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học <br />
tập để mở để mở rộng hiểu biết tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội <br />
học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực sở <br />
thích của cá nhân học sinh.<br />
e.2. Vị trí vai trò, nhiệm vụ của HĐNGLL<br />
* HĐNGLL nhằm :<br />
Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học qua các <br />
môn học trên lớp.<br />
Phát triển sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống xã hội từng bước làm <br />
phong phú vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài hòa của quá trình <br />
giáo dục toàn diện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Phát triển ở học sinh các kĩ năng cần thiết phù hợp với sự phát triển lứa tuổi <br />
(kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, kĩ năng quyết định, kĩ năng hợp tác và sẵn sàng <br />
tham gia các hoạt động tập thể…).<br />
Tạo cho học sinh lòng ham thích, hứng thú trong hoạt động. Bồi dưỡng tình <br />
cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè…<br />
Sự kết hợp giữa kiến thức, tình cảm, niềm tin, biểu lộ ở thói quen và hành vi <br />
lối sống của học sinh trong mọi mối quan hệ xã hội chính là thước đo, là hiệu <br />
quả của hoạt động giáo dục.<br />
Vậy bốn nhiệm vụ đó có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết, bổ sung lẫn nhau và <br />
làm tiền đề cho nhau.<br />
e.3. Xây dựng nội dung kế hoạch HĐNGLL<br />
Khi xây dựng nội dung kế hoạch phải bám sát chương trình môn toán, tiếng <br />
việt, anh văn, âm nhạc, tin học, lịch sử,… trong chương trình học.<br />
* Nội dung phải gắn với mục tiêu giáo dục<br />
Ví dụ: Qua nội dung “An toàn giao thông” . Giúp các em tuyên truyền và <br />
thực hiện tốt luật giao thông khi tham gia giao thông. Từ đó các em biết tôn trọng <br />
luật lệ giao thông, nâng cao ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của tập thể và trở <br />
thành người học sinh ngoan có nếp sống văn minh.<br />
* Nội dung phải bám sát với chủ đề tháng<br />
Ví dụ: Qua nội dung hoạt động về “ Tìm hiểu kiến thức lịch sử” trong chủ <br />
đề tháng 12 “ Yêu đất nước Việt Nam – Yêu chú bộ đội” . Giáo dục các em nhớ <br />
về cội nguồn , yêu truyền thống dân tộc. Biết ơn lớp ông cha đã và đang bảo vệ, <br />
xây dựng Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Từ đó khích lệ các em có định hướng cho <br />
tương lai bằng những hành trang kiến thức vững chắc giúp các em mạnh dạn tự <br />
tin trong cuộc sống. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Lựa chọn thời điểm thực hiện nội dung kế hoạch HĐNGLL phải phù hợp <br />
với việc thực hiện kế hoạch trên lớp tránh dồn dập rời rạc phải có tác dụng hỗ <br />
trợ cho hoạt động dạy học cho các môn học khác trên lớp.<br />
Ví dụ: Tổ chức “Hội vui học tập”<br />
Nội dung: Nhìn hình đoán địa danh lịch sử, giải ô chữ, câu hỏi dành cho khán <br />
giả, trò chơi “Ai nhanh ai đúng”…<br />
* Về hình thức tổ chức: Tổ chức dưới hình thức lớp hoặc khối lớp,…<br />
e.4. Nội dung hoạt động theo chủ điểm hàng tháng<br />
<br />
<br />
Tháng Chủ đề<br />
Tháng 9 Mái trường thân yêu của em<br />
Tháng 10 Vòng tay bè bạn<br />
Tháng 11 Biết ơn thầy cô<br />
Tháng 12 Uống nước nhớ nguồn<br />
Tháng 1 Ngày tết quê em<br />
Tháng 2 Em yêu Tổ quốc Việt Nam<br />
Tháng 3 Chúc mừng ngày hội của mẹ và cô<br />
Tháng 4 Hòa bình – Hữu nghị<br />
Tháng 5 Bác Hồ kính yêu<br />
<br />
<br />
e.5. Công việc chuẩn bị<br />
* Nội dung:<br />
Câu hỏi, những bài toán vui, câu đố, thành ngữ, tục ngữ sưu tầm đóng gói<br />
nộp về thư viện của trường. Các vật dụng tổ chức chơi các trò chơi sau khi trãi <br />
nghiệm qua các câu hỏi..<br />
* Phương tiện: Đèn chiếu, bảng, bút dạ giao cho giáo viên tin học. Đồ dùng <br />
khi tổ chức chơi các trò chơi như: bóng, vòng tròn, chai, lon,.....<br />
* Vật chất: Kinh phí, phần thưởng <br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
* Ban tổ chức sẽ lựa chọn những câu hỏi, bài toán phù hợp và bổ sung thêm <br />
một số nội dung khác sau đó sẽ lên biểu điểm, thống nhất trọng tâm yêu cầu <br />
biểu <br />
điểm: Cụ thể, tường minh...<br />
* Địa điểm tổ chức: Tại sân trường hoặc lớp học.<br />
II. 3. Một số giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu giải pháp, biện pháp.<br />
Nâng cao hiệu quả hoạt động NGLL trong trường, góp phần thực hiện tốt <br />
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và để <br />
mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui của học sinh.<br />
Học sinh mạnh dạn, tự tin, trang bị thêm nhưng kĩ năng sống cho mình, ý <br />
thức được tầm quan trọng của việc học tập.<br />
Yêu trường, lớp, quê hương, đất nước, bạn bè và kính trọng thầy cô giáo,...<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
b.1 Xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người Giáo viên Tổng <br />
phụ trách Đội.<br />
Để thực hiện tốt công tác Đội trong nhà trường, trước hết người Giáo viên – <br />
Tổng phụ trách Đội cần xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong <br />
đơn vị. Căn cứ vào kế hoạch của các cấp, thực tế tại trường để đề ra mục tiêu, <br />
nhiệm vụ hoạt động cụ thể trong năm. <br />
Ngay từ đầu năm học, Tổng phụ trách đội kết hợp BGH nhà trường cần tổ <br />
chức tập huấn chuyên đề HĐNGLL cho các anh ch,ị phụ trách các lớp, cũng như <br />
Ban chỉ huy Liên đội về các nội dung trọng tâm của năm học. Thông qua việc <br />
tập huấn Tổng phụ trách củng cố một số kiến thức về các mặt còn yếu của <br />
Liên đội trong năm học cũ và phát huy các mặt mạnh mà Liên đội đã làm được <br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
trong năm học vừa qua, từ đó thực hiện tốt hơn chương trình hoạt động năm học <br />
mới.<br />
Tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường về chương trình hoạt động, dự trù <br />
các khoản thu và chi của Liên đội trong năm học. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ <br />
nguồn kinh phí để phục vụ cho các hoạt động NGLL trong năm học đạt kết quả <br />
tốt.<br />
Cụ thể hoá thời gian các hoạt động theo từng nội dung thông qua kế hoạch <br />
tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch năm.<br />
Lên kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các công việc với các khung <br />
thời gian nhất định và tổng kết các hoạt động theo từng chuyên đề, chủ điểm. <br />
Thông qua kết quả các hoạt động, tổ chức đánh giá đúc kết rút kinh nghiệm, xếp <br />
loại thi đua hàng tháng và cuối năm một cách nghiêm túc, công bằng. Có hình <br />
thức tuyên dương, khen thưởng phù hợp cho các chi đội, đội viên có thành tích <br />
cao trong các hoạt động.<br />
b2. Tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động NGLL.<br />
Một là: Đặt tên cho hoạt động và xây dựng yêu cầu giáo dục.<br />
Khi đặt tên cho hoạt động thì tôi xác định rõ tên gọi của hoạt động cần tổ <br />
chức bởi lẽ: Tên gọi của hoạt động là cơ sở để xây dựng nội dung và lựa chọn <br />
hình thức thực hiện. Mặt khác, tên gọi có tác dụng định hướng về mặt tâm lý và <br />
kích thích được tính tích cực, tính sẵn sàng ngay từ đầu.<br />
Xác định yêu cầu giáo dục: Sau khi đã lựa chọn được tên hoạt động giáo dục <br />
ngoài giờ lên lớp, tôi xác định rõ mục tiêu hoặc yêu cầu giáo dục của giáo dục <br />
ngoài giờ lên lớp để chỉ đạo triển khai, định hướng hoạt động. Đặc biệt chú <br />
trọng 3 yêu cầu: đó là yêu cầu giáo dục về nhận thức, yêu cầu giáo dục về kĩ <br />
năng và yêu cầu giáo dục về thái độ.<br />
Hai là: Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức hoạt động<br />
<br />
<br />
11<br />
Về nội dung: Phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đã đề ra <br />
đồng<br />
thời nội dung phong phú, đa dạng và phải phù hợp với điều kiện thực tế. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HĐNGLL<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thi Ai là học sinh giỏi Lịch sử Việt Nam<br />
Về hình thức: Lựa chọn hình thức thu hút, hấp dẫn học sinh, hình thức phải <br />
phù hợp với nội dung và thay đổi sáng tạo các hình thức tổ chức, tránh lặp lại <br />
nhiều lần một hình thức.<br />
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HĐNGLL<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Tổ chức Vui tết Trung thu cho học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức thi Làm lồng đèn và mâm cỗ vui Tết trung thu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Tổ chức thi Phụ trách sao giỏi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức thi Giao lưu Tiếng việt của chúng em.<br />
<br />
<br />
14<br />
Ba là: Các công việc chuẩn bị cho HĐNGLL<br />
Việc chuẩn bị cho một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa rất <br />
lớn đối với hiệu quả của các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cụ thể là: phải lên kế <br />
hoạch giúp giáo viên, học sinh hoạt động có mục đích cụ thể, không bị phân tán. <br />
Mặt khác, chuẩn bị tốt giúp cho giáo viên tự tin hơn, ít căng thẳng hơn khi thực <br />
hiện nhiệm vụ của mình và khi lên kế hoạch rõ ràng, giáo viên sẽ chủ động hơn, <br />
bình tĩnh hơn để giải quyết những tình huống bất thường xảy ra trong quá trình <br />
thực hiện.<br />
Khâu chuẩn bị tôi đã chú ý lên kế hoạch cho một hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
đòi hỏi vạch ra được tất cả các yếu tố, điều kiện cần thiết chuẩn bị trước khi <br />
hoạt động, những công việc và phương thức thực hiện công việc, đồng thời chỉ <br />
rõ người đảm nhiệm từng công việc đó.<br />
Bốn là: Tiến hành hoạt động<br />
Khi tiến hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì người phụ trách phải <br />
thuộc và nắm rõ trình tự nội dung công việc, người thực hiện thời gian thực <br />
hiện để triển khai tổ chức hoạt động. Đặc biệt là việc lựa chọn người dẫn <br />
chương trình có khả năng điều khiển chương trình hoạt động tốt. Mặt khác phối <br />
hợp và tiến hành mọi lực lượng trong trường cùng tham gia tổ chức HĐNLL.<br />
Ví dụ minh họa một số hình ảnh HĐNGLL (Ứng dụng CNTT)<br />
Chủ đề tháng 12: “ Uống nước nhớ nguồn”<br />
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày thành lập Quân đội nhân dân 22/12 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP<br />
<br />
CHỦ ĐỀ THÁNG 12<br />
<br />
<br />
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN<br />
<br />
<br />
NĂM HỌ<br />
HỌC: 2014 - 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần 1: Tìm hiểu ngày thành lập Quân đội nhân dân 22/12 – Quân phục<br />
<br />
II. PHẦN THI KHỞI ĐỘNG II. PHẦN THI KHỞI ĐỘNG <br />
Quân đội nhân dân Việt Nam <br />
thành lập ngày, tháng, năm nào? Đến nay quân đội ta đã thành lập<br />
đượcbao nhiêu năm?<br />
<br />
19/12/1944<br />
60 năm<br />
22/12/1944<br />
65 năm<br />
24/12/1944 70 năm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
QUÂN PHỤC <br />
CỦA BỘ ĐỘI <br />
VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
Phần 2: Tìm hiểu về người con anh hùng đất Việt <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
NGƯỜI CON ANH HÙNG<br />
Anh hùng<br />
Phan Đình Giót 10<br />
2. B¹n h·y cho biÕt tªn<br />
cña ng êi con g¸ i § Êt<br />
4. Ai là người lấy <br />
§ á anh hï ng?<br />
thân mình lấp lố <br />
Châu Mai<br />
<br />
<br />
Võ Thị Sáu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10 Anh hï ng:<br />
Anh hùng<br />
Kim §ång<br />
Bế Văn Đàn<br />
<br />
<br />
<br />
6. Trong kh¸ng chiÕn chèng<br />
Ph¸p ai ®· lÊy th©n m×nh lµm 3. § éi viªn ®Çu tiªn cña<br />
gi¸ sóng? § éi TNTP<br />
Hå ChÝMinh?<br />
<br />
GD: Lòng yêu nước tinh thần dũng cảm quên mình của các anh hùng <br />
Liên hệ: Bộ trưởng Quốc phòng hiện nay là ai?<br />
<br />
<br />
18<br />
TiÒn th©n cña qu©n ®éi<br />
§ång chÝ: phï ng quang thanh nh©n d©n viÖt nam<br />
<br />
Bé tr- ëng quèc phßng ®éi viÖt nam tuyªn tr uyÒn<br />
gi¶I phãng qu©n<br />
hiÖn nay lµ ai?<br />
<br />
* Phần 3: Nhìn hình đoán chữ<br />
<br />
<br />
I. NHÌN HÌNH ĐOÁN CHỮ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giúp đỡthương binh<br />
Chăm sóc mẹViệt Nam anh hùng<br />
<br />
Liên hệ : Bạn hãy kể tên những việc làm đền ơn đáp nghĩa của trường ta?<br />
*Phần 4: Giáo dục Biển đảo<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Giáo dục Biển đảo Cột mốc Trường Sa<br />
15<br />
06<br />
08<br />
09<br />
10<br />
14<br />
13<br />
12<br />
11<br />
00<br />
01<br />
02<br />
03<br />
04<br />
05<br />
07<br />
Đáp án:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Là chủtương lai của đất nước em cần<br />
Ghép số thích hợp cho hoàn chỉnh bức tranh. phải làm gì? <br />
Năm là: Sau mỗi hoạt động phải đánh giá, rút kinh nghiệm<br />
Việc đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi tiến hành hoạt động giáo dục ngoài <br />
giờ lên lớp nhằm giúp giáo viên nhận biết được kết quả hoạt động có phù hợp <br />
với mục tiêu đã đề ra hay không, những điều đã thực hiện tốt và những việc <br />
chưa đạt yêu cầu, đồng thời tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả <br />
của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc đánh giá là cơ sở để thực hiện <br />
bước kế tiếp là rút kinh nghiệm. Nếu việc đánh giá đạt yêu cầu sẽ giúp điều <br />
chỉnh, định hướng đúng đắn trong những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp <br />
kế tiếp.<br />
Về nội dung đánh giá và rút kinh nghiệm: Cần nêu ra tất cả những công việc <br />
đã hoàn thành tốt hoặc chưa đạt yêu cầu, chưa thực hiện được (phải nêu rõ ai? <br />
bộ phận nào? chỉ ra nguyên nhân). Tiếp theo cùng phân tích nguyên nhân, điều <br />
kiện ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với <br />
nguyên nhân chủ quan (đó là năng lực của người thực hiện, việc chuẩn bị và sự <br />
phối hợp của các lực lượng) lẫn nguyên nhân khách quan (đó là điều kiện về cơ <br />
sở vật chất, phương tiện hỗ trợ, thời gian, thời tiết).<br />
<br />
<br />
20<br />
Sau khi phân tích kĩ các nguyên nhân thì rút ra kinh nghiệm chung trong hoạt <br />
động sư phạm nhà trường.<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Khi thực hiện giải pháp, biện pháp này phải đảm bảo được hoạt động <br />
NGLL có chiều sâu, tạo được sự yêu thích đối với các em.<br />
Cần sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo nhà trường, kết hợp tốt với các <br />
đoàn thể trong nhà trường và anh chị phụ trách các lớp.<br />
Huy động được các nguồn lực hỗ trợ của các nhà hảo tâm, làm tốt công tác <br />
xã hội hoá giáo dục.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ <br />
với nhau, có sự thống nhất và thay thế lẫn nhau.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Kết quả khảo sát cuối năm học<br />
Mức độ hứng thú Tỉ lệ<br />
(Bổ ích, được trau dồi kiến thức) Số học sinh ( %)<br />
4B<br />
Thích 25 89.3<br />
Bình thường 03 10.7<br />
Không thích 0 0<br />
Đối chiếu và so sánh hai bảng khảo sát ta thấy số học sinh thích tăng lên rất <br />
cao, số học sinh bình thường chiếm tỉ lệ rất ít, đặc biệt số học sinh không thích <br />
không còn nữa. Chứng tỏ rằng HĐNGLL là sân chơi hấp dẫn và rất bổ ích, tạo <br />
hứng thú thoái mái dối với học sinh Tiểu học.<br />
<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Qua áp dụng những sang kiên nêu trên vê <br />
́ ́ ̀HĐNGLL trong nhưng năm h<br />
̃ ọc qua <br />
ở trường Tiểu học Ea Bông đã có sự chuyển biến lớn cả về nhận thức và chất <br />
lượng hoạt động kết quả như sau:<br />
<br />
Sự chuyển biến của hoạt động giáo dục của trường thấy được đó là: Nề <br />
nếp sinh hoạt giữa giờ được duy trì tốt và hoạt động có hiệu quả; phong trào <br />
văn nghệ thê duc thê thao đ<br />
̉ ̣ ̉ ược phát triển và đạt được nhiều thành tích đáng kể. <br />
Thông qua các hoạt động giáo dục Ngoai gi<br />
̀ ờ lên lơp, h<br />
́ ọc sinh dược rèn các kỹ <br />
năng sống như : Biết phòng và chống một số bệnh, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá <br />
nhân, không chơi trò chơi nguy hiểm, có hành vi ửng xử tốt với mọi người xung <br />
̣<br />
quanh … Hoc sinh còn được tuyên truyền, tìm hiểu về : An toàn giao thông, Bảo <br />
vệ môi trường, Phong ch<br />
̀ ống bao l<br />
̣ ực hoc đ<br />
̣ ường, Quyền và bổn phận của trẻ <br />
em, ý nghĩa của các ngày chủ điểm… Học sinh thể hiện năng khiếu, kiến thức <br />
hiểu biết qua các hội thi: Khéo tay hay làm, Hái hoa dân chủ, Đố vui học tập, Ai <br />
là học sinh giỏi Lịch sử, Chiếc nón kỳ diệu, tiểu phẩm về An toàn giao thông, xé <br />
(vẽ) tranh với chủ đề “ Trường em xanh sạch đẹp An toàn”<br />
Tỉ lệ học sinh chuyên cần /ngày 100% ( đặc biệt không có học sinh bỏ học).<br />
Học sinh mạnh dạn tự tin phát biểu trước đám đông, lễ phép, chào hỏi thầy <br />
cô <br />
́ ạ đến trường, biết trình bày ý kiến với thầy cô khi gặp khó khăn trong <br />
và khach l<br />
học tập cũng như trong cuộc sống.<br />
Các em rất thích tham gia sinh hoạt Đội, nề nếp của các lớp rất tốt.<br />
Chăm chỉ học tập, tinh thần hợp tác, ý thức giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn.<br />
Thực hiện tốt an toàn giao thông.<br />
Học sinh rất tự tin tham gia sôi nổi các hoạt động của nhà trường. Đạt <br />
nhiều thành tích cao ở cấp huyện như: Đạt giải 01 nhì, 05 giải khuyến khích “ <br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Thi phát hiên học sinh năng khiếu”. 15 em học sinh đạt chữ viết đẹp cấp huyện,<br />
….<br />
Cha mẹ học sinh có sự đầu tư quan tâm đến con cái trong học tập, vui chơi.<br />
Các em luôn điều chỉnh những hành vi sai của bản thân và bạn bè trong các <br />
hoạt động vui chơi và học tập.<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
III.1. Kết luận<br />
Hoạt động NGLL ở trường tiểu học là một hoạt động không thể thiếu <br />
được. Thông qua Hoạt động NGLL mới giúp các em phát huy hết khả năng sáng <br />
tạo, trí tưởng tượng.<br />
Lứa tuổi HS tiểu học có đầy đủ khả năng dể tổ chức và tham gia các hoạt <br />
động NGLL, nhất là hình thức hội thi với nội dung đa dạng phong phú.<br />
Hoạt động NGLL giúp HS bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đẫ <br />
học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới về nhân sinh quan <br />
thế giới xung quanh, cộng dồng và xã hội.<br />
Hoạt động NGLL giúp HS có điều kiện vận dụng trí thức vào hoạt động <br />
hàng ngày biết tự điều chỉnh bản hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Qua đó <br />
từng bước làm giàu thêm những kĩ năng tập thể, xã hội cho các em.<br />
Hoạt động NGLL rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, có <br />
thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và các hoạt động khác.<br />
Hoạt động NGLL rèn cho học sinh kĩ năng tự quản,tự điều chỉnh, kĩ năng <br />
hòa nhập để thực hiện nhiệm vụ do thầy cô giáo, do nhà trường giao cho.<br />
Để tổ chức các hoạt động NGLL tốt đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị <br />
chu <br />
đáo, xây dựng kế hoạch từng tháng theo chủ đề cụ thể. Đồng thời phải thiết kế <br />
chi tiết cho từng hoạt động như lập kế hoạch dạy học trên lớp.<br />
<br />
<br />
23<br />
Muốn cho hoạt động NGLL đạt được hiệu quả cao trước hết phải cuốn hút <br />
được mọi học sinh mà còn phải tranh thủ sự quan tâm của các lực lượng giáo <br />
dục khác như Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ HS, các anh chị phụ trách… và đặc <br />
biệt là sự phối hợp nhịp nhàng của Đội thiếu niên.<br />
III.2. Những kiến nghị và đề xuất<br />
III.2.1.Đối với Phòng GD& ĐT<br />
Đề nghị hàng năm tổ chức hội thảo chuyên đề về HĐNGLL cho toàn thể <br />
giáo viên. <br />
Hỗ trợ thêm về các thiết bị phục vụ cho HĐNGLL.<br />
III.2.2. Đối với nhà trường<br />
Luôn coi trọng và chỉ đạo tốt hơn nữa HĐNGLL. Có chế độ khuyến khich <br />
động viên cho HĐNGLL.<br />
Mua sắm thêm trang thiết bị có chất lượng phục cho HĐNGLL.<br />
III.2.3. Đối với giáo viên hết sức nhiệt tình, xây dựng kế hoạch sát với đối <br />
tượng lớp mình. Chú trọng khâu đánh giá, khích lê học sinh…<br />
Trên đây là một số biện pháp tổ chức HĐNGLL thu hút các em tham gia một <br />
cách đông đảo, tích cực mà có chất lượng tác động mạnh mẽ việc giáo dục và <br />
phát triển nhân cách cho học sinh tiểu học. Tôi mạnh dạn đưa ra cho tất cả giáo <br />
viên tham khảo và áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa về HĐNGLL. Mong được <br />
sự góp ý xây dựng của hội đồng khoa học để đề tài của tôi được hoàn chỉnh <br />
hơn. <br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
Ea Bông, ngày 29 tháng 2 năm 2016<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Thái Thịnh<br />
24<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU. ……………...………………………………………1<br />
I.1. Lý do chọn đề tài. …………….…………………………………….1<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. ……………………………………2<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu .………………..……………………………2<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu. ……………………………………………….2<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu. ………………………………………….2<br />
II. PHẦN NỘI DUNG. ………..…………………………………………3<br />
I.1. Cơ sở lý luận. ………………………..…………………………….. 3<br />
II. 2. Thực trạng. ………...……..……………………………………….4<br />
a. Thuận lợi, khó khăn.…………………………………………………….4<br />
b. Thành công, hạn chế……………………………………………………4,5<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu………..……………………………………………5<br />
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động ……………………………..……….6<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đặt ra ……..………6,7,8<br />
II. 3. Giải pháp, biện pháp ……………………………………………..9<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp ……………………………………...9<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp …………………9 18<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp………………………........18<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ………………………….. 18<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu…………18,19<br />
II. 4. Kết quả……………………………………………………….…… 19,20<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …………………………………………. 20<br />
<br />
<br />
25<br />
III.1. Kết luận …………………………………………………………….20,21<br />
III.2. Kiến nghị…………………………………………………………… 21<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
Nội dung Tác giả, tác phẩm<br />
<br />
<br />
Giáo trình Quản lí HĐNGLL<br />
<br />
<br />
<br />
Modul 37, 38,39 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn tổ chức HĐNGLL Lưu Thu Thùy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí thế giới quanh ta<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo trình HĐNGLL và kết quả NCKH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí KHGD Đại học Huế Trần Xuân Hiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu HDHĐNGLL Bùi Ngọc Diệp<br />
<br />
<br />
26<br />
Ý KIẾN HỘI ĐÔNG CHẤM SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xếp loại: ………………… <br />
CT. HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />