intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kinh nghiệm bước đầu về việc tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Phong Thủy

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

418
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số kinh nghiệm bước đầu về việc tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Phong Thủy” để cho việc kiểm định lần sau trở nên thuận lợi nhanh chóng và hiệu quả đạt chất lượng cao hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm bước đầu về việc tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Phong Thủy

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC TỔ CHỨC TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS PHONG THỦY
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài: Năm học 2012-2013 vừa qua, Phòng GD-ĐT Lệ Thủy và Sở GD-ĐT Quảng Bình đã đưa trường THCS Phong Thủy chúng tôi là một trong hai trường của khối THCS trong huyện vào kế hoạch tổ chức KĐCLGD. Đến 19/3/2013 Phòng Khảo thí KĐCL - Sở GD&ĐT Quảng Bình đã tổ chức đánh giá ngoài. Kết quả trường chúng tôi được đánh giá đạt cấp độ III (cấp độ cao nhất). Đây thực sự là một thành quả đáng tự hào của cán bộ giáo viên học sinh toàn trường, địa phương, nhân dân xã Phong Thủy. Trong quá trình thực hiện công việc đó, chúng tôi đã bước đầu hình thành được một số kinh nghiệm về tổ chức tự đánh giá chất lượng GD. Để cho việc kiểm định lần sau trở nên thuận lợi nhanh chóng và hiệu quả đạt chất lượng cao hơn, chúng tôi tự thấy cần phải tổng kết lại những công việc của mình vừa qua thành kinh nghiệm để cho lần TĐG chu kỳ sau được thuận tiện, cũng như các CSGD khác chuẩn bị tham gia đánh giá có thể tham khảo. Đó là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài này. II.Sơ lược lịch sử vấn đề và điểm mới của đề tài: 1.Tổng quan về việc tự đán h giá chấ t lượng nhà trường: Kiểm định chất lượng giáo dục(KĐCLGD) là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục (CSGD) bao gồm tự đánh(TĐG) giá và đánh giá ngoài để xác định mức độ CSGD đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục(TCĐGCLGD) và việc công nhận CSGD đạt TCĐGCLGD của cơ quan quản lý nhà nước. Qua đó, CSGD, cơ quan quản lý giáo dục nhận thấy được những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có kế hoạch đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là một việc làm rất cần thiết. Tự đánh giá của CSG D là khâu đầu tiên trong q uy trình kiểm đ ịnh chất lượng giáo dục. Đó là q uá trình nhà trường tự tổ chức kiểm tra đánh giá, tự xem xét, dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD &ĐT ban hành. Nộ i d ung của quá trình đó là tự xem xét, tự đánh giá về hiện trạng và hiệu quả các hoạt động giáo dục. Mục đích nhằm giúp nhà trường tự nhận biết
  3. được thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất của trường đang ở cấp độ nào, uy tín, vị thế của nhà trường đối với cha mẹ học sinh, địa phương, nhân dân và với ngành đạt được đến đâu. Từ đó, có kế hoạch đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng các tiêu chí GD. 2.Những chủ trương chỉ đạo và văn bản liên quan đến công việc đánh giá, KĐCLDG: Công tác KĐCLGD ở nước ta được khởi động từ năm 2008, đến năm 2009 mới được triển khai từng bước đến các bậc học trong tỉnh. Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã tăng cường chỉ đạo công tác KĐCLGD đối với các CSGD nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục ở các trường học. Nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc triển khai đã được ban hành đó là: Chỉ thị số 46/2008/CT- BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông; Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 12/2009/TT- BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá.chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở; Công văn số 1421/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 25/8/2009 của Giám đốc Sở GD&ĐT v/v tập huấn công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông; CV 7880/BGD& DT- KDCL- H­íng dÉn tù ®¸nh gi¸; Công văn số 1299/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 12/9/2011;CV 1747/QĐ-SGD-ĐT ngày 15/11/2011; CV 1900/QĐ-SGD-ĐT ngày 11/12/2011; CV 124/ SGD-ĐT ngày 01/02/2012; CV 821/ SGDĐT- KTKĐCLGD ngày 03/5/201; CV 2027/ SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 08/10/2012. Ngày 23 tháng 11 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (mới nhất)...
  4. Hàng năm SGD-ĐT chỉ mới tổ chức KĐCLGD mỗi huyện thị mỗi cấp học từ 1-2 trường. Như vậy vấn đề ĐGCLGD là một việc làm còn rất mới đối với các CSGD của huyện cũng như toàn tỉnh. Thời gian qua, trường THCS Phong Thủy đã trải qua 2 lần TĐG, 1 lần KĐCLGD. Trường chúng tôi đã hoàn thành với kết quả đạt được khá tốt, làm cho trường chúng tôi tiếp tục có những chuyển biến tích cực về mọi mặt công tác. Chúng tôi đã và đang rút kinh nghiệm để tiếp tục phát triển. 3.Điểm mới của đề tài: Như trên đã trình bày, bởi đây là vấn đề mới được triển khai trong vài ba năm nay, các CSGD bước đầu đang tiếp cận, thực hiện và tiếp tục chuẩn bị tham gia đánh giá. Cho nên, việc đúc rút kinh nghiệm đang là vấn đề cần thiết đặt ra, để một mặt thực hiện tốt công việc quản lý nhà trường hàng ngày, mặt khác là để chuẩn bị cho việc TĐG, KĐCLGD lần sau được chu đáo, đầy đủ, có hiệu quả hơn mà lại tiết kiệm thời gian, công sức hơn. Đó là mong muốn của chúng tôi. Nhưng, trên thực tế, chưa thấy có ai phổ biến kinh nghiệm về công việc này, nên đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC TỔ CHỨC TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC của trường chúng tôi đang là vấn đề còn rất mới và khá cấp thiết đối với các CSGD. III. Mục đích, giới hạn phạm vi nghiên cứu, áp dụng của đề tài: 1. Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, sau khi hoàn thành việc KĐCLGD chúng tôi đã tổ chức sơ kết, tổng hợp những ưu điểm tồn tại đã qua và rút ra một số kinh nghiệm để tiếp tục chẩn chỉnh các hoạt động hàng ngày của trường và đặc biệt là chuẩn bị từ xa, đầy đủ, chu đáo cho chu kỳ kiểm định sắp tới của trường được thuận lợi, đạt hiệu quả cao, mà đảm bảo tiết kiệm sức lực của toàn đội ngũ. Mặt khác, cũng qua việc đúc rút kinh nghiệm này, ở một mức độ nào đó giúp cho các CSGD khác đang và sẽ chuẩn bị KĐCLGD có thể tìm thấy ở đây ít nhiều điều bổ ích. Bởi đây là một công việc còn rất mới đối với các trường học hiện nay. Đó là tất cả mục đích và sự mong muốn của chúng tôi. 2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và áp dụng của đề tài: Trong khuôn khổ kinh nghiệm này bản thân tôi chỉ đề cập đến một số kinh nghiệm về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS
  5. Phong Thủy của chúng tôi để chuẩn bị cho việc KĐCLGD của cấp trên trong thời gian qua. Các đồng nghiệp ở các CSGD, đặc biệt là ở cấp THCS có thể tìm thấy ở đây một số điều bổ ích khi tiến hành công tác TĐG, chuẩn bị cho việc tham gia đánh giá ngoài theo TT 42 hiện nay. B.PHẦN NỘI DUNG B.1.THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG VÀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS PHONG THỦY 1.Những thuận lợi cơ bản: Trường THCS Phong Thủy ra đời từ năm 1964. Từ đó đến nay, trường đã qua một chặng đường phát triển 49 năm. Có thể nói, với 49 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS Phong Thủy đã có một bề dày thành tích đáng trân trọng trong việc thực hiện nhiệm giáo dục, trở thành địa chỉ tin cậy cho học sinh, phụ huynh và xã hội. Với nhiều năm phấn đấu, trường Trung học cơ sở Phong Thủy đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ Phan Văn Khải về thành tích dạy tốt, học tập tốt, xây dựng trường khang trang. Hiện tại, trường đã và đang khẳng định được vị thế của mình, tiếp tục vươn lên quyết tâm phấn đấu đạt chất lượng giáo dục ở mức cao, bền vững để xứng đáng là điểm sáng về chất lượng giáo dục toàn diện của huyện, tỉnh. Trong thời gian đánh giá kiểm định chất lượng 5 năm gần đây, đội ngũ cán bộ quản lý, cốt cán nhà trường khá ổn định. Điều đó, đã tạo cho việc tổ chức triển khai kế hoạch TĐG và việc thu thập các minh chứng khá thuận lợi, liên tục, có hệ thống. Nhà trường đã có ý thức triển khai đầy đủ, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, các phong trào thi đua hàng năm. Những nội dung kế hoạch triển khai đó cơ bản đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các chuẩn trong thông tư quy định. Qua hàng năm đã tổ chức sơ, tổng kết các hoạt động kịp thời, lưu trữ khá đầy đủ. Hồ sơ của trường đầy đủ, có hệ thống từ nhiều năm nay, đặc biệt là 6 năm gần đây. Phòng GD đã cung cấp các văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn, chỉ đạo hoạt động đánh giá CLGD kịp thời.
  6. Trước khi tổ chức KĐCLGD, trường đã hoàn thành việc xây dựng CSVC đạt CQG và đã được cấp bằng công nhận trường đạt CQG bậc THCS (11/2012). CSVC nhà trường qua đó đã được nâng cấp một bước, các loại hồ sơ chuẩn bị cho việc kiểm tra CQG đó đều cũng là những loại hồ sơ cần thiết, quan trọng đáp ứng một phần cho KĐCLGD lần này. 2.Những khó khăn ban đầu: Khối lượng hồ sơ, công việc, số liệu cần tập hợp đánh giá chất lượng trong thời gian dài đến 5 năm, trong khi vừa phải thực hiện kế hoạch TĐG, chuẩn bị cho việc KĐCL của cấp trên, trường đồng thời phải hoàn thành công việc quản lý, giảng dạy thường xuyên đòi hỏi toàn trường bỏ ra nhiều công sức, tranh thủ thời gian mới có thể hoàn thành cùng một lúc. Một số loại hồ sơ liên quan từ nhiều năm trước đây (khi chưa có chủ trương KĐCLGD) vì nhiều lý do mà còn nằm rải rác trong cá nhân giáo viên, các tổ chức trong nhà trường không thể ngày một, ngày hai mà tập hợp được thành hệ thống, đầy đủ theo các yêu cầu của các chuẩn đề ra. Quy trình thực hiện việc TĐG với khối lượng, số lượng hồ sơ văn bản, văn kiện báo cáo cần tập hợp rất nhiều, theo yêu cầu rất cao, quy định chặt chẽ, đòi hỏi nhà trường, đội ngũ phải xem xét, thực hiện, xử lý, đánh giá, trình bày tiêu tốn rất nhiều công sức, thời gian. (Quy mô cả về không gian, thời gia n, khối . lượng công việc, lực lượng huy động, số lượng hồ sơ còn lớn hơn n hiều so với yêu cầu của kiểm tra đạt CQG). KĐCL là một việc làm còn mới, hệ thống văn bản của các cấp cũng có nhiều thay đổi, điều chỉnh nên không khỏi ảnh hưởng gây trở ngại cho cơ sở. Trường đã phải nghiên cứu thay đổi điều chỉnh khá nhiều lần để phù hợp với các yêu cầu quy định mới (Đầu tiên là Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009, đến Thông tư số 13/2012 TT- BGD ĐT, ngày 06 tháng 4 năm 2012 nay lại đang thực hiện theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT và nhiều quy định HD khác của SGD…). Hệ thống hồ sơ sổ sách của trường các tổ chức, cá nhân trong nhà trường trong đó có một số loại, một số nội dung chưa được các cấp quản lý quy định thống nhất về cả tên gọi cũng như nội hàm bên trong cũng như thời gian lưu trữ, nên không khỏi gây ra những lúng túng trong khâu xử lý tập hợp ở CSGD.
  7. Một số loại hồ sơ là phương tiện liên lạc nhà trường với phụ huynh HS, với GV hàng năm còn lưu lại trong các cá nhân theo nhu cầu sử dụng, nhưng lại yêu cầu phải có trong các chuẩn kiểm định cũng gây cho trường một số khó khăn nhất định trong việc tập hợp, xử lý, và phân tích các thông tin, m inh chứng. Chưa có nhiều CSGD đã q ua ĐG, KĐCL nên chưa có kinh nghiệm đ ể trường trao đổ i, học hỏi, kế thừa...(trường chúng tôi là đơn vị THCS th ứ 2 được tham gia KĐ CLGD của huyện) B.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI VÀ CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1.Nhà trường đã thực hiện việc tự đánh giá chất lượng giáo dục tuân thủ đầy đủ quy trình theo trình tự cá c bước như sau: (theo cô ng văn 7880/BGD&Đ T-KĐ CL hướng dẫn về việc tự đánh giá) 1. Thành lập Hội đồ ng tự đánh giá. 2. X ác định mục đích, phạm vi tự đánh giá. 3. X ây dựng kế hoạch tự đ ánh giá. 4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. 5. Đ ánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. 6. V iết b áo cáo tự đánh giá. 7. Công bố b áo cáo tự đánh giá. Trong các bước đó chúng tôi đã thực hiện tập trung lưu ý, chú trọng một số nội dung sau: -Về thành lập Hội đồ ng tự đánh giá: Hội đồng tự đánh giá của trường chúng tôi gồm 11 thành viên đủ các thành phần: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Thư kí Hội đồng, các tổ trưởng chuyên môn, đại diện Hội đồng trường, tổ trưởng tổ Văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể, do hiệu trưởng ra quyết định thành lập. Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc thảo luận, thống nhất. Mọi quyết định chỉ có hiệu lực khi ít nhất 2/3 thành viên trong hội đồng nhất trí. -Về x ây dựng kế ho ạch tự đánh giá: Kế hoạch đánh giá phải được xây dựng hợp lý, khoa học, phù hợp với đặc điểm tình hình đội ngũ CSVC nhà trường; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thu thập các thông tin
  8. minh chứng theo các tiêu chí của tiêu chuẩn; đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn bằng phiếu, nhóm trưởng tập hợp thông tin minh chứng. -Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng: phải đ ảm bảo tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đ ánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Minh chứng có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác; Mỗi minh chứng đã được mã hóa một lần và được lập thành danh mục mã minh chứng. - Báo cáo tự đánh giá: p hải phải trình bày bao quát đ ầy đ ủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đ ánh giá chất lượng nhà trường, căn cứ vào nội dung cơ bản của các phiếu đánh giá tiêu chí đã được hội đồng tự đánh giá chấp thuận. Kết . quả tự đánh giá được trình bày trong một bản báo cáo theo cấu trúc và thể thức văn bản quy định.(không tùy tiện) Đối với mỗi tiêu chí phải có đầy đủ các mục: Mô tả hiện trạng; điểm mạnh; điểm yếu; kế hoạch cải tiến chất lượng; tự đánh giá. Nội dung trong mục mô tả hiện trạng phải bao quát toàn bộ tiêu chí, thể hiện đầy đủ điểm mạnh, chứa đựng các thông tin về điểm yếu căn cứ vào nội dung tiêu chí, không lẫn lộn trùng lặp nội dung, nội hàm của tiêu chí khác. Điểm yếu phải được nêu ra có căn cứ từ mô tả hiện trạng. Kế hoạch cải tiến chất lượng phải xuất phát từ điểm yếu tránh việc đưa ra những nhận định chung chung, dự kiến các nội dung triển khai, mốc thời gian hoàn thành. 2.Bên cạnh tuân thủ đầy đủ quy trình nói trên, nhà trường còn chuẩn bị và từng bước triển khai thực hiện tốt một số công việc, giải pháp sau: a.Một số công việc đã tiến hành: -Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về KĐCL, phổ biến kiến thức có liên quan để mỗi CBVC đều có những hiểu biết cụ thể về công tác KĐCLGD nói chung và những vấn đề liên quan trực tiếp đến vị trí công tác của mình để từ đó tạo sự đồng thuận hỗ trợ nhau tham gia thực hiện có hiệu quả. - Phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc trong quá trình thu thập các minh chứng cho từng tiêu chí. Việc phân công người thu thập minh chứng phải thích hợp, liên quan đến phần hành công việc đảm nhiệm hàng ngày và năng lực của
  9. từng thành viên hội đồng đánh giá cũng như CBVC toàn trường. - Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho hội đồng tự đánh giá và cán bộ giáo viên, nhân viên một cách cụ thể đủ để từng người nắm vững hoàn thành được nhiệm vụ (bằng nhiều cách, nhiều kênh thông tin... chúng tôi thực hiện rất thuận lợi việc này thông qua hộp thư nội bộ của website của trường) - Huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường tham gia hoạt động tự đánh giá. Tất cả đều có việc, không làm thay để đảm bảo sự công bằng, tất cả đều có đóng góp, tăng cường tính trách nhiệm theo chức trách phân công. b.Một số giải pháp trong quản lý chỉ đạo: 1.Hàng năm nhà trường đã phân công các tổ chức, cá nhân trong trường tùy theo phần hành công tác phải tham mưu, tư vấn cho nhà trường xây dựng nội dung các kế hoạch, các mảng hoạt động và trực tiếp tổ chức thực hiện tốt mảng kế hoạch công việc được giao. Đồng thời, trong quá trình thực hiện lưu tâm chú ý theo dõi kết quả thực hiện công việc, chuẩn bị cho việc định kỳ tổ chức sơ, tổng kết và lưu lại bằng những báo cáo chuyên đề cụ thể. Đó thực sự là những minh chứng rõ ràng cập nhật theo thời gian rất cần thiết cho hoạt động quản lý cũng như việc thu thập minh chứng phục vụ cho KĐCLGD (các minh chứng của chúng tôi đều được thiết lập theo phương pháp này nên rất đầy đủ, có nội dung, thực chất, mang tính trách nhiệm cao và đó đều là minh chứng gốc, không xảy ra tình trạng tái tạo, phục chế các minh chứng). 2.Người hiệu trưởng trong khi viết báo cáo sơ, tổng kết năm học cần bao quát các đánh giá toàn diện, đầy đủ các mặt hoạt động của trường trong năm. Bên cạnh đó cũng rất cần đối chiếu với các tiêu chuẩn, tiêu chí của KĐCLGD đặt ra để tích hợp vào trong báo cáo của trường đầy đủ các nội dung cần thiết theo yêu cầu KĐCL (theo thống kê trong HD thu thập minh chứng TT42 cần có đến 60 nội dung, thông tin trong chuẩn đánh giá cần có phải có trong sơ, tổng kết hoặc báo cáo chuyên đề năm học của trường THCS). Có như thế mới có được một hệ thống báo cáo đầy đủ các nội dung, đáp ứng yêu cầu các tiêu chí kiểm định đặt ra. 3.Trong các dịp sơ, tổng kết năm học trường đã thông báo cho GV, các tổ CM, các tổ chức trong nhà trường những nội dung cần sơ, tổng kết và quy định
  10. danh mục các loại hồ sơ, báo cáo cần nộp, thời gian nộp (căn cứ vào yêu cầu quản lý trong năm và cả những yêu cầu của KĐCL) và hướng dẫn tổ trưởng CM, NVVP thu nhận, kiểm tra, phân loại và lưu trữ đầy đủ. 4.Từng năm học chủ động thu đủ các loại hồ sơ, báo cáo theo yêu cầu tổng kết năm học đồng thời có ý thức định hướng rà soát theo các tiêu chí chuẩn ĐGKĐCL và lưu trữ cẩn thận, ngăn nắp. Với những việc làm chủ động, có ý thức, cẩn thận và rất khoa học đó nên chỉ trong thời gian ngắn (1 tháng rưỡi-từ 26 tháng 11/2012 đến 10 tháng 1/2013) trường chúng tôi đã huy động thiết lập đầy đủ một bộ hồ sơ, các văn kiện phục vụ cho việc TĐG và KĐCLGD theo yêu cầu, với chất lượng tốt, kịp thời gian theo kế hoạch của SGD-ĐT. Tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn đánh giá ngoài của SGD&ĐT làm việc nhanh chóng, hiệu quả đúng tiến độ. Chúng tôi đã qua một kỳ KĐCLGD với kết quả tốt nhờ sự chuẩn bị đầy đủ, nghiêm túc, chu đáo với sự cố gắng quyết tâm cao của toàn đội ngũ. B.3.NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU 1. Đánh giá chung: Đơn vị đã triển khai hoàn thành công tác tự đánh giá CSGD theo bộ tiêu chuẩn mới ở thông tư 13. Cấp độ đạt được của đơn vị tại thời điểm đánh giá là cấp độ III (cấp độ cao nhất), với bộ hồ sơ báo cáo đầy đủ, hệ thống minh chứng tường minh, thiết lập đúng quy định, hệ thống đường dẫn rõ ràng đến đúng địa chỉ, sắp xếp khoa học hợp lý theo các hộp minh chứng. Đoàn cán bộ KĐCLGD SGD-ĐT đã có nhận xét, đánh giá cao công tác chuẩn bị và chất lượng bộ hồ sơ của trường(Trong khi trường đang chuẩn bị đánh giá theo TT 13 từ tháng 10/2012 thì đến tháng 1/2013 lại có TT 42 mới nên một tiêu chí trường đã tiếp cận theo TT42) Việc tổ chức tự đánh giá CLGD nhà trường là một lần tạo điều kiện cho nhà trường tổng kết lại các phong trào nhà trường một cách có hệ thống, toàn diện, nhiều năm, nhìn thấy những mặt ưu tồn tại, mặt mạnh mặt yếu của trường, của đội ngũ CBGVNV để từ đó có kế hoạch, định hướng phát triển hợp lý, cân đối, toàn diện. 2.Kết quả cụ thể: A.Đối với cán bộ quản lý:
  11. Việc tổ chức tự đánh giá CLGD nhà trường góp phần trực tiếp giúp cho cán bộ quản lý củng cố nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ quản lý mà cụ thể là việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động nhà trường, động viên chỉ đạo đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, có ý thức trong việc theo dõi quản lý hồ sơ của trường, của các tổ chức trong nhà trường một cách có hệ thống toàn diện, chặt chẽ. Mặt khác thông qua việc tổ chức tự đánh giá CLGD nhà trường người hiệu trưởng càng cần phải tự giác, gương mẫu và nâng cao tính trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động, các phong trào của nhà trường một cách toàn diện, có định hướng. Tầm nhìn của người quản lý được mở rộng thông qua việc thu thập, nghiên cứu xử lý hồ sơ, xử lý các báo cáo chuyên đề, báo cáo sơ, tổng kết, thẩm định đánh giá các hoạt động. Công tác đánh giá đội ngũ càng thêm chính xác, có căn cứ, có hệ thống, khoa học, khách quan xuất phát từ những tài liệu, hồ sơ cá nhân, các tổ chức, đảm bảo sự công bằng đoàn kết nội bộ. Cũng từ việc tổ chức tự đánh giá CLGD nhà trường, thông qua bộ tiêu chuẩn đánh giá và việc hướng dẫn đội ngũ và trực tiếp bản thân thu thập các minh chứng mà người cán bộ quản lý xác định được các hoạt động then chốt, trọng tâm, trọng điểm, có hệ thống trong mối liên hệ khăng khít giữa các đối tượng con người, với các điều kiện tài lực nhà trường trong chu kỳ quản lý, qua từng thời gian, thời điểm. Ý thức trách nhiệm trong công việc và khả năng tổ chức động viên đội ngũ thực hiện các kế hoạch, mục tiêu nhiệm vụ nhà trường của người cán bộ quản lý cũng từ đó càng được nâng cao, hạn chế, khắc phục được các thói quen xấu tùy tiện, cảm, phiến diện, tùy hứng thiếu khoa học, thiếu kế hoạch. B.Đối với tập thể giáo viên, nhân viên: Qua việc tổ chức đánh giá ngoài tập thể đội ngũ một lần nữa nâng cao ý thức trách nhiệm, tổ chức thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ GD toàn diện, đặc biệt là kỹ năng xây dựng các kế hoạch được nâng cao và ý thức lưu giữ hồ sơ số liệu CM đầy đủ nghiêm túc có hệ thống. Mỗi cá nhân tự thấy được mình cả những ưu điểm và hạn chế trong tổng thể guồng máy nhà trường, từ đó có định hướng, tự giác phấn đấu tốt hơn.
  12. C.Đối với phong trào chung của trường: Việc tổ chức đánh giá và đánh giá ngoài đã tác động tốt đến toàn bộ hoạt động của trường. Các phong trào của trường chẳng những không bị lấn át mà còn được phát triển tốt hơn, các nền nếp dạy học vẫn được giữ vững. Năm qua các mặt hoạt động của trường thông qua việc rà soát toàn diện theo thông tư KĐCLGD mà tất cả đã tự điều chỉnh, cố gắng hơn và đã có nhiều chuyển biến tốt hơn so với năm trước. Tiêu biểu đó là Hội thi HSG các cấp đạt 30 giải cá nhân, 7 giải đồng đội trong đó có 7 giải cấp tỉnh và QG. Hội thi ĐK, BL đạt giải 3 toàn đoàn, phong trào VHVN để lại dấu ấn tốt. Tổng sắp hội thi xếp thứ 2 toàn huyện (năm ngoái tổng sắp xếp thứ 4). Trường nhiều lần được các đài Huyện, tỉnh đưa tin biểu dương các hoạt động. Vị thế, uy tín của trường với địa phương và các trường bạn càng được khẳng định nâng cao. C. KẾT LUẬN C.1. Ý NGHĨA, PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI Công tác kiểm định chất lượng giáo dục là một việc làm cần thiết, đã có ý nghĩa tác động tích cực, trực tiếp, toàn diện đối với đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động các phong trào nhà trường nhà trường đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nếu đạt kết quả tốt thì nhà trường, CBGVNV và HS sẽ rất tự hào rằng trường mình đã được cấp trên kiểm định công nhận và “cấp dấu chất lượng” là một trường có phong trào dạy học sôi nổi đạt chất lượng cao, từ đó càng hăng hái phấn đấu… Để thực hiện tốt việc TĐG, KĐCL đòi hỏi người CBQL cơ sở phải nghiên cứu kỹ lưỡng các văn bản hướng dẫn chỉ đạo để nắm vững nội dung công việc cần làm và chỉ đạo đội ngũ thực hiện công việc khoa học, tránh sự trùng lặp, lúng túng khi triển khai, xử lý. Xây dựng được kế hoạch thực hiện có tính khả thi cao căn cứ vào tình hình đội ngũ, CSVC của trường và lưu lại thành văn bản hợp pháp đúng quy định. Phân công đội ngũ thực hiện công việc tự ĐGCLGD phải phù hợp với năng lực sở trường và vị trí công tác từng người để nâng cao hiệu quả thực tế của công việc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học cần có ý thức triển khai các phong trào hoạt động của nhà trường một cách toàn diện đáp ứng các tiêu chí
  13. của KĐCLGD, và kiên trì hướng dẫn đội ngũ đặc biệt là đội ngũ cốt cán, các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, tiến hành sơ tổng kết kịp thời và lưu giữ hồ sơ kịp thời đầy đủ hàng năm để đảm bảo tính khách quan, tiết kiệm thời gian, tránh thất lạc (yêu cầu của việc KTĐGCL là xuất trình hồ sơ gốc không được phục hồi) Cuối từng năm học, nhà trường cần hướng dẫn các cá nhân, tổ chức tổng kết nghiêm túc các hoạt động theo kế hoạch đề ra, lập báo cáo cụ thể, lưu giữ đầy đủ hồ sơ liên quan và nộp tại văn phòng trường để làm hồ sơ gốc phục vụ cho KĐCLGD. Hàng năm, nhà trường cần có bảng thống kê danh mục các loại hồ sơ cần nộp cho các GV,NV, tổ chức trong nhà trường và hướng dẫn NVVP thu đủ, bảo quản lưu giữ đầy đủ, khoa học, có hệ thống để phục vụ công tác quản lý hàng hàng ngày cũng như để chuẩn bị cho việc KĐCL, thanh kiểm tra của các cấp quản lý. .(có biên bản giao nhận cụ thể để tiện theo dõi, quản lý và chủ động đề phòng nhân sự nhà trường hàng năm thay đổi, thuyên chuyển làm thất lạc hồ sơ) Nếu thực hiện tốt các công việc và tuân thủ đầy đủ các giải pháp trên thì công việc TĐG và chuẩn bị KĐCLDG không còn là sự vất vả quá sức như một số người còn băn khoan lo lắng, và cả những lúng túng. Mà ngược lại thông qua việc làm đó nhà trường sẽ có những thay đổi chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như trong các hoạt động thực tế của toàn đội ngũ. Trường chúng tôi trong chu kỳ kiểm định chất lượng lần sau và các CSGD mà cụ thể hơn là các trường THCS sắp tới tham gia KĐCLGD có thể tìm thấy ở đây một số kinh nghiệm bổ ích trong việc tổ chức TĐG và chuẩn bị cho đánh giá ngoài. C.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Hiện nay CNTT đang trở thành công cụ hữu ích, thực tế trong nhà trường, các trường đều đã có website, các hoạt động nhà trường phần lớn đã được phản ánh trên đó, vậy nên chăng một số minh chứng có thể được xem xét ở trên đó vừa rất tiện dụng vừa tiết kiệm thời gian, chi phí cho cơ sở, chỉ cần đường dẫn đầy đủ rõ ràng là có thể hợp pháp.(web của trường THCS Phong
  14. Thủy chúng tôi cơ bản đã phản ánh khá đầy đủ trung thực các mặt hoạt động của trường) 2. Hệ thống tiêu chí và quy định sắp xếp các minh chứng cần phù hợp hơn với việc tổ chức các hoạt động thường xuyên của nhà trường, hoạt động quản lý để tạo thuận lợi, nhanh chóng trong việc sắp xếp chuẩn bị hồ sơ trước khi tiến hành KDCLGD và tiện dụng cho việc thu hồi, trả về sau khi KĐCL cũng như việc lưu giữ hồ sơ và việc sử dụng trong quá trình quản lý điều hành hàng ngày sau đó. Tránh những sự xáo trộn không cần thiết (Ví dụ: như hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn, hồ sơ giáo viên, hồ sơ các tổ chức, hồ sơ tài chính- kế toán, các báo cáo sơ tổng kết kết quả các hoạt động, các phong trào thi đua, hồ sơ văn phòng v.v….trong khi sắp xếp chúng tôi thấy có tiêu chuẩn, trong một hộp minh chứng mà có cả hồ sơ của mọi người trong trường góp vào, thu thập vào đã khó, trả về cũng rất vất vả….) 3. Chúng tôi nghĩ giá như thống nhất, liên thông, nhất quán được việc KĐCLGD này với các quy định trong hoạt động thanh kiểm tra trường học cả về những quy định về hồ sơ cũng như cách thức đánh giá, tiêu chí đánh giá (tuy có thể có mức độ khác nhau) thì đó là một việc làm khoa học tiện lợi và nhất quán trong ngành, tránh được sự chồng chéo, trùng lặp gây phức tạp cho cơ sở nhiều khi mâu thuẫn, trong kết quả đánh giá (thanh kiểm tra coi trọng chỗ này, nhưng KĐCL lại nhìn nhận cơ sở ở điểm khác.) 4. Minh chứng phiếu liên lạc hàng năm đã gửi cho phụ huynh để nắm thông tin có tác dụng rất lớn không nên thu lại, hơn nữa hiện nay đã có những phương tiện liên lạc hiện đại như điện thoại, web, bảng điểm HK, cả năm của lớp đều có thể dễ dàng in sao, thông tin cho phụ huynh biết, vậy không nên nhất nhất quy định phải có phiếu liên lạc(GV chép lại các thông tin từ hồ sơ trường lên trên đó cho từng em rất mất thời gian) càng không nên phải thu lại và thu trong 4 năm. Mà chỉ nên linh hoạt xem xét CSGD đã sử dụng phương tiện nào để liên lạc, phối hợp với phụ huynh? phương pháp đó có hiệu quả hay không? là có thể đánh giá được hiệu quả công việc của CSGD rồi? . 5. Cuối cùng, công việc TĐG, và đánh giá ngoài là một việc làm với quy mô lớn, hướng tới nền giáo dục ngang tầm với khu vực và thế giới, công tác KĐCLGD trở thành một yêu cầu tất yếu, nhưng lại tiêu tốn nhiều công sức, chi
  15. phí từ CSGD cho đến các CQ quản lý GD, đem lại một kết quả, nếu tốt thì có giá trị rất lớn góp phần khẳng định vị thế, uy tín về chất lượng GD nhà trường. Vậy nên, bên cạnh việc cấp bằng công nhận cấp trên cần xem xét để có sự động viên thi đua và tuyên dương, khen thưởng xứng đáng. Phong Thủy, tháng 3 năm 2013.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0