SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm Vemis_Library để quản lý thư viện theo tiêu chuẩn thư viện 01
lượt xem 75
download
Sáng kiến “Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm Vemis_Library để quản lý thư viện theo tiêu chuẩn thư viện 01” nhằm phát huy nội lực của học sinh trong học tập, hình thành thói quen đọc sách để các em bước lên bậc học cao hơn; hình thành ý thức tự học suốt đời của mỗi con người. Hình thành nền văn hóa đọc giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm Vemis_Library để quản lý thư viện theo tiêu chuẩn thư viện 01
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHẦN MỀM VEMIS_LIBRARY ĐỂ QUẢN LÝ THƯ VIỆN THEO TIÊU CHUẨN THƯ VIỆN 01
- (Tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) Người thực hiện: Nguyễn Công Hoàn, Trường THPT Nguyễn Trãi- Biên Hòa- Đồng Nai. A. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Ứng dụng CNTT trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao năng lực quản lý và giáo dục, tạo sự chuyển biến sâu sắc về ứng dụng công nghệ thông tin trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Phát huy tác dụng của CNTT trong quản lý thư viện phục vụ tốt bạn đọc là việc làm thiết thực và thường xuyên trong Thư viện trường THPT Nguyễn Trãi. Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, với phương châm tự học của học sinh, nhà trường rất coi trọng phát triển công tác thư viện. Xây dựng thư viện điện tử là xu thế tất yếu của nền giáo dục tiên tiến. Việc Thư viện Nguyễn Trãi ứng dụng Phân hệ quản lý thư viện Library vào công tác quản lí mang lại hiệu quả cao trong công việc, có ý nghĩa kinh tế rất to lớn, giúp người đọc tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó, đòi hỏi cán bộ thư viện cũng phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn của mình, cải tiến phương pháp làm việc, ứng dụng cái hay cái mới để nâng cao tính chuyên nghiệp trong thư viện. Thư viện nhà trường đã nối mạng internet, có máy vi tính, máy in để làm công tác quản lý. Số lượt bạn đọc trong các năm học tăng đáng kể, phát huy nội lực của học sinh trong học tập, hình thành thói quen đọc sách để các em bước lên bậc học cao hơn; hình thành ý thức tự học suốt đời của mỗi con người. Hình thành nền văn hóa đọc giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa. B. GIỚI THIỆU - Năm học 2004-2005 thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi đạt danh hiệu Thư viện chuẩn 01 do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ban hành. - Năm học 2005-2006 đạt danh hiệu Thư viện tiến tiến cấp ngành. - Năm học 2011-2012 đạt danh hiệu Thư viện xuất sắc cấp ngành. Là một trong những thư viện trường học của tỉnh Đồng Nai, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào quản lý thư viện; thư viện nhà trường hiện nay sử dụng rất có hiệu quả 2 chương trình quản lý thư viện: - Phân hệ quản lý thư viện Vemis_Library của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Chương trình Quản lý thư viện do tôi tự thiết kế và lập trình.
- Từ việc khai thác Phân hệ quản lý thư viện Vemis_Library của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu quả tôi rút ra những kinh nghiệm tuy còn khiêm tốn nhưng đáng trân trọng và qúy giá biết bao: đó là cả một quá trình tổ chức, làm việc nghiêm túc, khoa học, cần mẫn của người cán bộ thư viện. C. NỘI DUNG KHOA HỌC ĐỀ TÀI THỰC TẾ Đứng trước thực trạng và yêu cầu hiện nay là làm thế nào để tổ chức tốt hoạt động thư viện trường học, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học thư viện giúp cho bạn đọc khai thác tốt nhất nguồn tri thức để nó phục vụ tốt cho công cuộc hiện đại hóa đất nước, làm tăng năng suất lao động của thủ thư. Phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm tốt trong công tác thư viện là việc làm rất hữu ích. Nền giáo dục tiên tiến không thế thiếu thư viện hiện đại. Thư viện đáp ứng không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh bằng cách nâng cao tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, tính sáng tạo, kỹ năng tư duy độc lập, khả năng giải quyết vấn đề và tính thích ứng cao với môi trường luôn thay đổi. I. GIẢI PHÁP THAY THẾ Giải pháp thay thế: Thư viện truyền thống ngày nay không còn phù hợp trong thời đại thông tin bùng nổ, toàn cầu hóa, mà phải tổ chức lại thư viện theo hướng hiện đại, tin học hóa các khâu tổ chức, tin học hóa kho dữ liệu có như vậy mới đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của bạn đọc. Việc thực hiện thống nhất một chương trình Phân hệ quản lý thư viện Vemis_Library từ Bộ GD&ĐT đến thư viện trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mục tiêu, chiến lược giáo dục: - Chuẩn hóa dữ liệu rất cao. - Thống nhất toàn ngành. - Tổng hợp số liệu nhanh chóng, chính xác. - Nâng cao hiệu quả kinh tế, thay vì mỗi nơi làm mỗi phách, bây giờ theo một chương trình chung, phiên bản được nâng cấp thường xuyên. Thực hiện Công văn số 1801/SGDĐT-VP ngày 24/09/2012 của Sở GD&ĐT Đồng Nai về việc hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2012-2013; Công văn số 2431/SGDĐT-KHTC ngày 20/12/2012 của Sở GD&ĐT Đồng Nai về việc sử dụng hệ thống phần mềm Quản lý trường học VEMIS, thư viện trường THPT Nguyễn Trãi đã coi trọng việc đẩy nhanh tiến độ khai thác Phân hệ quản lý thư viện Vemis_Library của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo chủ trương của Bộ và Sở Giáo dục - Đào tạo Đồng Nai. Một trong những giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy-học là phải tổ chức tốt hoạt động thư viện trường học. II. MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG VIỆC ÁP DỤNG VEMIS- LIBRARY VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN
- Lựa chọn thiết kế: Bộ phần mềm quả lý trường học VEMIS là phần mềm có tính tương tác cao, liên kết và chạy ổn định, đây là đề án đổi mới quản lý giáo dục ở cấp quốc gia do các nhà lập trình tầm cỡ quốc tế biên soạn và thiết kế, sau khi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, Vemis đã được chỉnh sửa và nâng cấp nhiều lần cho sát với thực tế, yêu cầu của công việc. Nhưng Vemis khó cài đặt, dữ liệu được chuẩn hóa cao nên khó khăn cho người sử dụng. Việc cài đặt và sử dụng đòi hỏi phải có trình độ tin học nhất định. Sau khi đã xác định mục tiêu xây dựng thư viện xuất sắc lâu dài, tôi tiếp tục ứng dụng LIBRARY VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN là hướng đi đúng để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc. Hình ảnh minh họa cho việc hoàn tất cài đặt chương trình ở thư viện 1. Áp dụng Library để đồng bộ hóa sách báo và tạp chí Tổng số sách, tài liệu trong thư viện 12022 bản, sách báo được xử lý nghiệp vụ và nhập đầy đủ các thông tin vào chương trình Vemis_Library a) Sách giáo khoa: 1631 bản.
- b) Sách nghiệp vụ giáo viên: 645 c) Sách tham khảo: 9556 bản. d) Băng hình, giáo dục: 190 cái. - Tổng số ấn phẩn biên mục 9556 - Là sách tham khảo đã nhập đầy đủ vào chương trình, để in số sách, mẫu biểu báo cáo lên cấp trên, in danh mục cho bạn đọc tìm thông tin. - In các mẫu phích tra cứu theo quy định của nghiệp vụ thư viện trường học.
- - Tích hợp đầy đủ các mẫu biểu báo cáo về công tác thư viện do Bộ GD&ĐT quy định. - Hoàn thiện các loại sổ sách thư viện; ví dụ: Sổ đăng ký cá biệt, dưới đây là hình ảnh minh họa cho trang đầu và trang cuối của Sổ đăng ký cá biệt, như vậy ta thấy chương trình đã xuất ra 1,912 trang sổ cho 9556 cuốn sách tham khảo có trong thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi.
- 2. Quản lý bạn đọc
- - Chương trình lấy danh sách thẻ đọc của giáo viên từ Pmis, có 81 giáo viên, CNV trong trường được cấp thẻ. - Chương trình lấy danh sách thẻ đọc của học sinh Vemis_Student, có 1335 học sinh được cấp thẻ. - Mẫu thẻ mã vạch kết hợp với số, nếu được trang bị phòng đọc mở, có máy quét mã vạch thì thủ thư làm việc sẽ rất thuận tiện trong việc mượn và trả sách ở thư viện.
- 3. Khâu Lưu thông của Library Giống như giới kinh doanh giới thiệu sản phẩm hàng hóa; người làm công tác thư viện cũng rất chú trọng khâu tổ chức đọc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí mang lại hiệu quả cao trong công việc, có ý nghĩa kinh tế vô cùng to lớn, giúp người đọc tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác; đòi hỏi cán bộ thư viện cũng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn của mình, cải tiến phương pháp làm việc, ứng dụng cái hay cái mới tiên tiến để nâng cao tính chuyên nghiệp trong thư viện. Tác dụng của thư viện có hay không là ở nguồn tri thức được đưa đến cho con người nhiều hay ít, hữu ích hay vô ích, để từ đó biến thành vật chất đặc trưng đó là trí tuệ. - Phân hệ quản lý thư viện Library có khả năng tổng hợp rất cao, chính xác mà ở các chương trình quản lý thư viện khác không có, hoặc có nhưng tổng hợp không đầy đủ, đó là khả năng lưu vết người dùng của Library rất tốt. - Ví dụ: Cuốn sách Dạ, thưa thầy được học sinh Nguyễn Ngọc Hoàng Anh, lớp 12B5, mượn ngày 15/11/2012, Anh đã trả lại cho thư viện ngày 17/11/2012, cán bộ thư viện đã Click chuột vào Trả trong chương trình và chương trình đã xóa cuốn sách đó ra khỏi danh sách Sách còn lưu thông, như vậy cuốn sách đó đã nằm trên giá sách; đến ngày 4/12/2012, cũng cuốn sách đó được em Nguyễn Thị Thùy, lớp 12A7 mượn, Thùy trả lại 8/12/2012, cũng như trên, nó đã được nằm trên giá. Đến ngày 30/5/2013, cán bộ thư viện làm báo cáo, thì cuốn sách đó được chương trình tổng hợp là lưu thông 2 lần trong báo cáo. Như vậy một cuốn sách, được mượn-
- trả bao nhiêu lần đều được ghi lại trong chương trình, tránh được tình trạng thủ thư báo cáo “láo”, không có thực tế. - Tài liệu được mượn nhiều nhất - Bạn đọc mượn nhiều nhất - Và sau đây là số liệu tổng hợp có được từ chương trình Vemis_Library từ ngày 19/09/2012 đến ngày 08/04/2013 trong thư viện nhà trường.
- Như vậy, một chuyên gia Thư viện- Thiết bị của Sở GD&ĐT tỉnh B, không cần phải đi khảo sát tình hình hoạt động của thư viện trường A; mà chỉ cần tập tin sao lưu dữ liệu của thư viện gửi qua email cũng nắm chắc hoạt động của thư viện trường A, vì Library có cây thư mục từ cấp Bộ đến cấp trường. 4. Bộ máy tra cứu của Library Theo tôi, chương trình Library có bộ máy tra cứu rất tuyệt vời, vì tôi theo đoàn kiểm tra Thư viện 01 của Sở GD&ĐT Đồng Nai, các trường sử dụng nhiều phần mềm quản lý thư viện khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chưa có phần mềm thư viện nào làm việc ổn định và có bộ máy tra cứu đa dạng như Phân hệ quản lý thư viện trong bộ Vemis. - Có thể tra cứu: theo Nhan đề (tên sách), theo mã ấn phẩm, theo nhà xuất bản, theo năm xuất bản, theo lần xuất bản, theo tác giả, theo chủ đề, theo từ khóa. - Tra cứu theo nhan đề (tên sách), đánh tên sách vào khung Nhan đề, có thể tra cứu tuyệt đối (nhớ chính xác tên sách), hoặc tra cứu tương đối (tên sách không được chính xác). Ví dụ: Nhập Học tốt ngữ văn 10, rồi click chuột vào Tìm kiếm, ta có kết quả dưới đây, nhập chính xác tên sách cho kết quả chính xác.
- - Tra cứu chính xác: Nhập ký tự càng chính xác, nhập càng đầy đủ thông tin tra cứu thì cho kết quả phạm vi càng hẹp và rất chính xác. 5. Sao lưu, phục hồi dữ liệu - Một kinh nghiệm quí giá khi sử dụng Phần mềm quản lý thư viện, đó là phải thường xuyên sao lưu dữ liệu đề phòng sự cố hỏng học…Vemis trang bị một Phân hệ Quản lý hệ thống để làm công tác sao lưu, khôi phục dữ liệu. Hình dưới: Đăng nhập Quan ly he thong để sao lưu, khôi phục dữ liệu.
- - Anh chị em thủ thư chúng mình nên nhớ, để nhập liệu được vài trăm cuốn sách là vô cùng vất vả, cả công sức, mồ hôi đổ ra. Dữ liệu trong Library được mô tả khoa học, công phu, mang tính chuyên nghiệp cao. - Khi vào Quan ly he thong, ta click trái chuột vào Sao lưu, rồi click trái chuột chọn 2 phân hệ (Phân hệ VEMIS_Common, Phân hệ VEMIS_Library). Chọn đường dẫn (ổ đĩa lưu) để lưu tập tin. Tên 2 tập tin Hệ thống và Library có tên mặc định là ngày tháng năm hiện hành kèm đuôi .bak.
- - Khi muốn phục hồi dữ liệu ta click trái chuột vào Phục hồi, để phục hồi dữ liệu cho chương trình. III. NHỮNG ƯU ĐIỂM CHÍNH CỦA LIBRARY SO VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN KHÁC - Một số chương trình quản lý thư viện được trang bị cho thư viện trường học, chức năng không đầy đủ, sử dụng kém hiệu quả, không rõ nguồn gốc, khi có sự cố không có người cài đặt bảo trì, “tiền trao cháo múc” mua xong là xong! khi chương trình hỏng hóc cán bộ thư viện không biết kêu ai. Năm 2011, Công ty CP sách- Thiết bị trường học Đồng Nai có trang bị cho các phòng giáo dục và một số trường THPT Chương trình quản lý thư viện do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt nam, tại Đà Nẵng thiết kế, nhưng đi vào hoạt động kém hiệu quả, phát sinh lỗi nhiều, khó nhập liệu, truy xuất bị lỗi font (chữ Việt), qua khảo sát của Đoàn kiểm tra 01 của Sở thì chưa có trường nào nhập liệu đầy đủ, khai thác có hiệu quả chương trình của Chi nhánh Xuất bản Giáo dục Đà Nẵng.
- - Sau đây ta làm phép so sánh Tên chương Xuất xứ Khả năng tổng hợp Ổn định Nâng cấp trình dữ liệu Vemis_Library Dự án Cao, từ cấp trường Cài đặt Được nâng cấp thường Srem đến cấp Bộ, chính thành xuyên; download tại: xác, đồng bộ dữ liệu công, www.srem.com.vn/ vận hành Không phải mất tiền trơn tru, mua bản quyền không phát sinh lỗi CTQLTV của Nhà Xuất Không có khả năng Phát sinh Mua xong, phát sinh lỗi Nhà XB GD VN bản Giáo tổng hợp ở cấp sở và lỗi không có người bảo trì, Chi nhánh Đà dục Việt bộ vì Không có cây sửa chữa Nẵng Nam-ĐN thư mục cấp trường, sở, bộ, - Một số chương trình khác khi ứng dụng vào thực tế công việc thua xa Library. - Qua việc thu thập dữ liệu, khai thác chương trình, đối chứng và so sánh tôi thấy, việc quản lí thư viện bằng công nghệ thông tin Phần mềm Vemis_Library đã nâng cao hiệu suất công tác bạn đọc rõ rệt. Toàn bộ sách báo trong thư viện Nguyễn Trãi đã được nhập liệu vào chương trình Library. Việc in ấn sổ sách, báo cáo đều theo qui chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành. Quản lí sách cho mượn, sách đã trả bằng công nghệ thông tin rất tiện lợi, trong ngày có thể biết được số lượng sách đã mượn, số sách, số lượng sách đã trả. IV. ĐƯA DỮ LIỆU TỪ EXCEL SANG CHƯƠNG TRÌNH VEMIS_LIBRARY Một vấn đề lớn được đặt ra là: Phân hệ Vemis_Library do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới triển khai, thế thì lâu nay các thư viện sử dụng phần mềm quản lý thư viện khác nhau, dữ liệu đã nhập đầy đủ, bây giờ nhập lại ư? Với một thư viện có số đầu sách lớn như thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi có 12022 cuốn sách đã nhập vào Chương trình quản lý thư viện do cán bộ thư viện thiết kế; bây giờ biên mục lại quả là mất rất nhiều thời gian (để có được dữ liệu 12022 cuốn sách thì thủ thư đã phải làm việc vất vả từ rất nhiều năm nay). Trong lúc đó Vemis_Library chỉ cho phép chuyển dữ liệu từ Excel qua được mấy trường dữ liệu (cột) như: Ngày vào sổ, Số phiếu, Nhan đề, Số lượng, Giá tiền, Thành tiền, còn lại ta phải Biên mục để bảo toàn tính thống nhất của dữ liệu. Nhìn vào bảng nhập liệu ta thấy rất nhiều cột mô tả, rắm rối.
- Vậy, tôi trao đổi cùng các thầy cô đồng nghiệp thư viện cách Copy dữ liệu đã từ Excel qua cổng SLQ Server Management Studio Express. Bước 1. Mở chương trình Vemis_Library, vào bảng nhập liệu, nhập mới một mẩu tin (1 cuốn sách thật hoàn chỉnh) để Copy mẫu ra tập tin Excel. Bước 2. Khởi động và đăng nhập vào SLQ Server Management Studio Express.
- + Sau khi vào được SLQ Server 2005, click trái chuột vào Databases để bung các phân hệ của Vemis, rồi chọn phân hệ VEMIS_LIBRARY. Khi click trái chuột vào Tables của Library nó sẽ bung các dbo ra. + Ta chọn 3 dbo: dbo.library_dang_ky_ca_biet, dbo.library_danh_muc, dbo.library_nhap_an_pham. + Mở 3 dbo trên ra bằng cách nhấn phải chuột vào dbo để mở. Ví dụ: Ta chọn dbo.library_dang_ky_ca_biet, click phải chuột Open Table bảng dữ liệu dbo.library_dang_ky_ca_biet sẽ được mở ra.
- + Khi bảng dbo mở ra ta nhấn chuột chọn toàn bộ dữ liệu mẫu trong bảng dbo.library_dang_ky_ca_biet của SLQ Server 2005, rồi vào menu Edit Copy. Bước 3. Khởi động Excel, chọn một Sheet, rồi vào me nu Edit Paste dữ liệu mẫu vào Sheet của Excel, sau đó chuyển dữ liệu đã nhập từ trước ở các chương trình Quản lý thư viện khác vào bảng mẫu Excel. Chú ý: Phải đúng và đầy đủ các trường dữ liệu do SLQ Server 2005 xuất ra thì sau này mới chép được vào SLQ Server 2005. Nếu cán bộ thư viện không thực hiện được phải nhờ tới các chuyên gia tin học giúp đỡ, tránh làm ẩu sẽ phá hỏng chương trình. Hình ảnh minh họa dưới đây: Ta có 3 Sheet của tập tin Excel, là dữ liệu muốn đưa vào chương trình Library. Bước 4. Copy dữ liệu từ các sheet của Excel để Paste vào SLQ Server 2005. Ví dụ: Ta vào Sheet dbo.library_nhap_an_pham, rồi quét chọn toàn bộ dữ liệu đã có Vào Edit Copy. Bước 5. Mở lại SLQ Server 2005. + Chọn dbo.library_nhap_an_pham (click phải chuột để mở bảng), rồi kéo thanh trượt xuống cuối bảng nhấn trái chuột chọn dòng có các chữ
- Null (lúc nào dòng Null ngả màu xanh là được), vào Edit chọn Paste dữ liệu đã được chuyển vào SLQ Server Management Studio Express. + Tiếp tục làm như trên cho 2 dbo còn lại là: dbo.library_dang_ky_ca_biet, dbo.library_danh_muc; thế là xong! Sau đó ta khởi động Phân hệ Library để sửa chữa lại dữ liệu cho hoàn chỉnh. Hình dưới: Dòng Null đã ngả sang xanh nhạt (đã chọn). V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ SỬ DỤNG PHÂN HỆ QUẢN LÝ THƯ VIỆN - Vemis là bộ phần mềm trọn gói gồm 7 phân hệ, dữ liệu được đồng bộ hóa, chạy ổn định, khả năng tổng hợp cao, hoàn thiện cây thư mục từ Bộ đến cấp cơ sở. Việc triển khai áp dụng cho toàn ngành là rất thiết thực. - Quyết định số 558/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2012 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai sử dụng thống nhất hệ thống phần mềm quản lý trường học trong các trường phổ thông; Kế hoạch số 223/KH-SGDĐT ngày 20/02/2012 của Sở GD&ĐT Đồng Nai về kế hoạch triển khai hệ thống Vemis trong năm 2012 của ngành GD&ĐT Đồng Nai, thể hiện sự quyết tâm chỉ đạo thống nhất, cần thiết, quan tâm sâu sắc tới việc áp dụng Vemis trong ngành của cấp trên.
- - Trong các phân hệ, tôi thấy Phân hệ Hệ thống thông tin quản lý nhân sự Pmis là sử dụng thành công nhất, hiện tại Pmis đã có phiên bản mới Version 3.4.9. Vậy thì tại sao ta lại không sử dụng Phân hệ Library vào quản lý thư viện, trong lúc đó nhiều trường còn loay hoay tìm phần mềm cho thư viện, các phần mềm đã có trước đây đều không đáp ứng cho công viện quản lý của thủ thư. - Phân hệ quản lý thư viện Library, qua việc cài đặt và một năm sử dụng, tôi thấy có nhiều tính năng ưu việt. Việc áp dụng thành công Library ở thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi có thể tiếp tục nhân rộng cho các thư viện khác trong ngành. Tìm một phần mềm Quản lý thư viện chạy ổn định, sử dụng thống nhất, có đầy đủ tính năng cần thiết cho công việc quản lý của thủ thư là việc làm rất cần thiết; vừa có ý nghĩa kinh tế cao, vừa mang tính giáo dục rất lớn, phù hợp với chủ trương tin học hóa quản lý thư viện của Bộ GD&ĐT. VI. KẾT LUẬN- ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI Áp dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng thư viện theo Tiêu chuẩn 01 là giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng công tác với người đọc. Do yêu cầu và tính chất công việc, người làm công tác thư viện trong nhà trường ngày nay phải được đào tạo có trình độ cao, hiểu biết rộng chuyên môn và còn phải giỏi vi tính. Giờ đây, phải thay vào một nhãn quan mới, đó là làm thế nào để phục vụ bạn đọc tốt nhất, với kinh phí thấp nhất và lấy số lượng độc giả vào thư viện để đánh giá mức độ thành công trong công việc của bản thân. Chất lượng công tác đọc, phản ánh phẩm chất đạo đức của cán bộ thư viện. Tin học hóa khâu quản lý, số hóa tài liệu là con đường phát triển đi lên của một thư viện trường học, khi khoa học phát triển như vũ bão, đất nước ngày càng hội nhập sâu và phát triển về mọi mặt. Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình sử dụng Library để quản lý thư viện, tôi rất mong các thầy cô cùng chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm. Trân trọng kính chào Quí thầy cô và đồng nghiệp./. Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi Nguyễn Công Hoàn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
9 p | 2258 | 318
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12
21 p | 975 | 184
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2 - dạng bài “Mở rộng vốn từ ”
16 p | 992 | 169
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học ở THCS
19 p | 762 | 148
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý Tài chính – Tổ chức nhân sự trường học
12 p | 728 | 103
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng
9 p | 1073 | 97
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tốt bài hiệu ứng nhiệt của phản ứng lớp 10 phân ban
30 p | 393 | 86
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn Tin học lớp 3
26 p | 605 | 79
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm ở trường Tiểu học
22 p | 747 | 73
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh
45 p | 216 | 57
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm Adobe Presenter 10 trong thiết kế bài giảng điện tử e-Learning
38 p | 428 | 42
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên
11 p | 201 | 31
-
SKKN: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 527 | 31
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy Văn
23 p | 163 | 16
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử cấp THCS
22 p | 129 | 15
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS
35 p | 77 | 9
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng bất đẳng thức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh
34 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn