Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
.....................................................................................................<br />
<br />
1<br />
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT <br />
<br />
.........................................<br />
<br />
2<br />
I. Đặt vấn đề <br />
<br />
................................................................................................<br />
<br />
3<br />
II. Mục đích nghiên cứu: <br />
<br />
.............................................................................<br />
<br />
4<br />
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ <br />
<br />
............................................................<br />
<br />
4<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề <br />
<br />
..........................................................................<br />
<br />
4<br />
II. Thực trạng vấn đề: <br />
<br />
..................................................................................<br />
<br />
6<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br />
<br />
..............................<br />
<br />
8<br />
IV. Tính mới của giải pháp: <br />
<br />
......................................................................<br />
<br />
26<br />
VI. Hiệu quả SKKN: .................................................................................<br />
27<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
...........................................................................<br />
<br />
35<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 1 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
<br />
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
<br />
STT Kí hiệu, chữ viết Nội dung<br />
tắt<br />
<br />
1 SGK Sách giáo khoa<br />
<br />
2 LS Lịch sử<br />
<br />
3 TL Tỉ lệ<br />
<br />
4 SL Số lượng<br />
<br />
5 THCS Trung học cơ sở<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 2 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
<br />
Trong các bộ môn ở trường trung học phổ thông thì môn Lịch sử có một <br />
vị trí vô cùng quan trọng. Bởi lịch sử giúp học sinh có được những kiến thức <br />
cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở <br />
học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, <br />
niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời, học lịch sử còn bồi <br />
dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc <br />
sống cho các em.<br />
<br />
Nhưng đặc trưng của môn lịch sử là các sự kiện, các nhân vật đều diễn <br />
ra trong quá khứ nên muốn tái hiện bức tranh quá khứ một cách sinh động. <br />
Nhiều giáo viên dạy lịch sử đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác, <br />
đặc biệt là phương pháp sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử. <br />
<br />
Sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử không chỉ minh họa, làm cơ sở <br />
cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là nguồn cung cấp kiến thức cho học <br />
sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong học môn lịch sử. Từ đó, học sinh phát <br />
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo để nhận thức lịch sử một cách thấu đáo.<br />
<br />
Hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử, giúp học <br />
sinh nhanh tiếp thu bài, nhớ bài lâu, hiểu tầm quan trọng của lịch sử đối với <br />
sự phát triển của nhân loại. Đồng thời, kích thích học sinh tích cực học tập <br />
tiếp thu những kiến thức mới: say mê, tự giác tìm hiểu kiến thức, ý thức <br />
được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong cuộc sống.<br />
Hiểu được vai trò của kênh hình trong dạy học lịch sử và một số kinh <br />
nghiệm trong thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Một vài kinh <br />
nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS”<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 3 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu: <br />
<br />
Mục đích của đề tài là tìm ra một số giải pháp sử dụng tranh ảnh nhằm <br />
tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh để giúp học sinh khơi dậy khả năng <br />
tư duy, sáng tạo của học sinh, khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài <br />
học. Từ đó, học sinh có những hiểu biết nhất định về lịch sử của Việt Nam.<br />
<br />
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
<br />
Lịch sử là những điều đã xảy trong quá khứ. Để biết quá khứ, người ta <br />
không thể quan sát trực tiếp mà chỉ có thể nhận thức gián tiếp bằng cách dựa <br />
vào các tài liệu, dấu tích, đồ vật, tranh ảnh....nhằm khôi phục bức tranh lịch <br />
sử. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên dạy lịch sử là phải tái hiện lại những gì <br />
xảy ra trong quá khứ một cách chính xác nhưng không kém phần sinh động, <br />
thu hút học sinh. Để tiết học chất lượng và hiệu quả, giáo viên phải tạo hứng <br />
thú cho học sinh học tập.<br />
Hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của <br />
con người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoạt động nhằm tìm <br />
hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng, hứng thú làm tăng hiệu quả <br />
của quá trình nhận thức làm nảy sinh đam mê, sáng tạo, tăng năng suất công <br />
việc, đặc biệt trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thúc <br />
đẩy người học tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức nhanh và hiệu quả.<br />
Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập nói chung, môn lịch sử nói <br />
riêng, giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp như phư ơng pháp giải quyết <br />
vấn đề, phương pháp học tập theo tra cứu, phương pháp thảo luận <br />
nhóm….trong đó có phương pháp sử dụng tranh ảnh.<br />
Tranh là những tác phẩm hội họa, đồ họa phản ánh hiện thực bằng <br />
đường nét, màu sắc, hình mảng. Tranh có thể vẽ trên giấy, vải, gỗ…bằng <br />
nhiều chất liệu khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 4 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Ảnh là tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh, do nghệ thuật nhiếp ảnh, do <br />
nghệ thuật nhiếp ảnh, do nghệ sĩ thực hiện bằng phương tiện máy ảnh. Khi <br />
chụp ảnh, dáng vẻ bên ngoài của đối tượng đều được thu vào máy.<br />
<br />
Ngày nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đã và đang được <br />
nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử quan tâm. Để phát huy tính tích cực của <br />
học sinh thì cần phải có sự kết hợp nhiêu phương pháp, trong đó việc sử <br />
dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử là một trong những phương pháp có ý <br />
nghĩa đối với GV và học sinh trong quá trình dạy học, cụ thể là:<br />
Việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử sẽ góp phần cụ thể hóa <br />
nội dung sự kiện, nhân vật và giúp HS nhận thức được nội dung khái quát lịch <br />
sử. Bên cạnh đó, tranh ảnh đem lại cho học sinh những biểu tượng bên ngoài <br />
về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, nó còn giúp học sinh có thể hiểu sâu sắc <br />
bản chất, bởi không có giói hạn tuyệt đối giữa hiện tượng và bản chất. Tranh <br />
ảnh lịch sử là loại đồ dùng dạy học có giá trị trực quan cao trong dạy học lịch <br />
sử, nó chính là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện Lịch sử, là <br />
phương tiện rất hiệu lực để hình thành khái niệm, biểu tượng, tạo điều kiện <br />
cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển xã hội.<br />
<br />
Tranh ảnh lịch sử có vai trò lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu <br />
sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, những tư tưởng thu nhận được.<br />
Tranh ảnh lịch sử góp phần tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch <br />
sử, nó giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, trí tượng tượng, tư duy, <br />
ngôn ngữ và năng lực thực hành bộ môn. Do đó, khi quan sát các loại tranh <br />
ảnh khác nhau học sinh sẽ phát huy tư duy để nhận xét và khôi phục lại sự <br />
kiện lịch sử đã từng diễn ra trong quá khứ. Điều đó, sẽ kích thích trí tò mò, <br />
suy nghĩ của học sinh để có thể diễn đạt bằng lời chính xác, rõ ràng cụ thể <br />
bức tranh xã hội đã qua. Thông qua quá trình đó mà kĩ năng phân tích tổng hợp, <br />
so sánh, khái quát …và cả kĩ năng khai thác, sử dụng tranh ảnh sẽ ngày càng <br />
được nâng cao.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 5 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình của Bộ Giáo <br />
dục và Đào tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với điều <br />
kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ <br />
GDĐT: <br />
Quyết định số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT, ngày 24 tháng 03 năm 2000 của <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Thiết bị giáo dục phải được sử dụng hiệu quả <br />
nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong <br />
chương trình giáo dục".<br />
Công văn số 3535/BGDĐT 5 GDTrH, ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo, về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp <br />
“Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác. <br />
Công văn số 5555/BGDĐTGDTrH, ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo, về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới <br />
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.<br />
Luật giáo dục ban hành ngày 02/12/1998, điều 2412 đã ghi "Phương pháp <br />
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo <br />
của học sinh... đem lại hứng thú học tập cho học sinh"<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề:<br />
<br />
Nhận thức được vai trò quan trọng của kênh hình, đặc biệt tranh ảnh trong <br />
dạy học lịch sử. Sử dụng tranh ảnh để dạy học là một trong những phương <br />
pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học nên nhà trường có nhiều điều <br />
kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy như trang bị phòng máy <br />
chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Phương pháp sử dụng tranh ảnh cũng đã <br />
được nhiều giáo viên áp dụng trong các tiết dạy, tuy nhiên trong quá trình sử <br />
dụng cũng có những hạn chế nhất định. Nguyên nhân của tình trạng này là:<br />
<br />
Số hình ảnh lịch sử phục vụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy <br />
chưa nhiều, bản đồ cũ số liệu không chính xác.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 6 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Đối với giáo viên: trên thực tế đa số giáo viên đổi mới phương pháp <br />
giảng dạy nhưng còn chưa quan tâm khai thác tranh ảnh SGK hoặc dùng tranh <br />
ảnh như là hình ảnh minh họa mà quên đi chính đó là tư liệu không thể thiếu <br />
được trong việc dạy học lịch sử, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị <br />
giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học <br />
sinh.<br />
Một số giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của tranh ảnh <br />
trong sách giáo khoa. <br />
Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của tranh ảnh <br />
nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng vẫn mang <br />
hình thức minh hoạ cho bài giảng.<br />
Đối với học sinh: Trường THCS Dur Kmăn học sinh phần lớn là học <br />
sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nên việc <br />
học tập chưa được coi trọng, một số học sinh còn lười học và chưa có sự say <br />
mê môn học, không chuẩn bị bài mới ở nhà, không sưu tầm tài liệu và các <br />
tranh ảnh có liên quan, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ nên việc phân <br />
tích và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử... còn rất hạn chế. <br />
̣<br />
Do đó, hoc sinh luôn ở “thê bi đông” không mu<br />
́ ̣ ̣ ốn phát biểu gì khiến cho tiết <br />
học lịch sử trở thành một chiều, thụ động và chưa thực sự hiệu quả.<br />
Mặt khác, một bộ phận không nhỏ trong giáo viên, cha mẹ học sinh và <br />
học sinh còn nhận thức không đúng về vai trò của bộ môn cho đó là môn phụ <br />
đã ảnh hưởng đến việc học tập bộ môn. <br />
<br />
Thực tế bản thân tôi do kinh nghiệm còn hạn chế nên chất lượng kết <br />
quả chất lượng cuối môn lịch sử chưa cao theo số liệu thống kê chất lượng <br />
cuối năm của khối 6, 7 năm học 2015 – 2016:<br />
<br />
Khố Tổn GIỎI KHÁ TRUNG YẾU KÉM<br />
i g số BÌNH<br />
học SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 7 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
<br />
sinh (%) (%) (%) (%) (%)<br />
6 94 11 11, 16 17 58 61,7 5 5,3 4 4,3<br />
7<br />
7 90 9 10 15 16,7 56 62,2 6 6,7 4 4,4<br />
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp khoảng <br />
26,7% đến 28,7%, trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao 9,6% đến <br />
11,1%.<br />
<br />
Từ những thực trạng trên, là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử <br />
bản thân tôi luôn cố gắng tìm ra những phương pháp để khắc phục tình hình <br />
nhàm chán, nâng cao chất lượng trong các tiết dạy lịch sử ở lớp, làm cho tiết <br />
học vui vẻ, gây thích thú cho học sinh và góp phần tạo ra tiết học đạt hiệu <br />
quả cao trong vấn đề giáo dục học sinh.<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br />
<br />
Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao gồm <br />
nhiều loại: hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, các phương tiện trực quan quy <br />
ước như bản đồ, sơ đồ, đồ thị.... trong đó, tranh ảnh góp phần không nhỏ vào <br />
tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy, cung cấp kiến thức, <br />
nâng cao nhận thức lịch sử, nuôi dưỡng tình cảm... Vì vậy, nội dung sách giáo <br />
khoa hiện nay đã dành cho tranh ảnh một tỉ lệ đáng kể.<br />
<br />
Tranh ảnh không chỉ sử dụng trong trình bày kiến thức mới mà cả khi <br />
ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khóa và thực hành. Học sinh được <br />
sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu nội dung kênh hình kết hợp kiến thức <br />
nội dụng kênh chữ, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sinh động, <br />
hứng thú, sâu sắc mà lại nhớ lâu, làm tiết học lịch sử bớt khô khan và hấp <br />
dẫn hơn.<br />
<br />
Tranh ảnh có rất nhiều loại và mỗi loại có công dụng và cách sử dụng <br />
khác nhau. Vậy làm thế nào để sử dụng hiệu quả các kênh hình trong dạy học <br />
lịch sử. Qua quá trình dạy học lịch sử nói chung, dạy lịch sử lớp 6, 7 nói riêng <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 8 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
và dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp, bản thân thôi đã rút ra một số kinh <br />
nghiệm nhỏ về việc sử dụng tranh ảnh như sau:<br />
Để khai thác tốt tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, <br />
cần đảm bảo một số kĩ năng cơ bản sau: phải biết và hiểu được kiến thức cơ <br />
bản của tranh ảnh. Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác tranh ảnh. <br />
Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn <br />
bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung các tranh ảnh trước khi lên <br />
lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học <br />
sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh <br />
thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. Ngoài ra các giờ sử dụng tranh ảnh <br />
trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học <br />
sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo viên phải khắc <br />
phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan đến tranh ảnh, trao đổi <br />
chuyên môn tổ, cụm chuyên môn để có cách sử dụng tranh ảnh trong sách giáo <br />
khoa một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, học sinh học sinh phải tự giác tìm <br />
hiểu tranh ảnh dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức <br />
một cách chủ động.<br />
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng tranh ảnh cần đảm bảo các nguyên tắc <br />
sau:<br />
Một là, sử dụng đúng mục đích.<br />
Hai là, sử dụng đúng lúc.<br />
Ba là, sử dụng đúng mức độ, cường độ.<br />
Bốn kết hợp sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa với các đồ dùng được <br />
trang bị khác.<br />
Năm là, nội dung tranh ảnh phải sinh động, hấp dẫn.<br />
Sáu là, hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh (từ tổng thể đến chi <br />
tiết), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi <br />
mở của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của tranh ảnh đó. Giáo <br />
viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 9 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp sử dụng tranh ảnh nhằm <br />
tạo hứng thú cho học sinh cụ thể như sau:<br />
1. Sử dụng tranh ảnh để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.<br />
Tranh ảnh lịch sử là loại đồ dùng dạy học có giá trị trực quan cao trong <br />
dạy học lịch sử. Bởi vì, học sinh có thể quan sát hình ảnh cụ thể sẽ mang lại <br />
nhận thức chính xác sinh động về nhân vật lịch sử. Trên cơ sở đó, tạo cho <br />
học sinh những cảm xúc lịch sử mạnh, sâu sắc, đồng thời cũng là con đường <br />
hiệu quả để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử. Khắc họa biểu tượng nhân <br />
vật lịch sử là “Biểu tượng về những hình ảnh nhân vật lịch sử, nó vừa mang <br />
sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản chất của giai cấp, tập đoàn xã <br />
hội mà nhân vật đó đại diện được phản ánh trong đầu học sinh với những nét <br />
chung nhất, điển hình nhất”. Hình ảnh của các nhân vật lịch sử có sức gợi <br />
cảm mạnh mẽ không chỉ gây hứng thú cho học sinh trong học lịch sử mà còn <br />
khơi gợi lòng kính trọng, tự hào đối với những nhân vật lịch sử. Mặt khác, <br />
góp phần phát triển tư duy, nhận thức, về nhân vật lịch sử.<br />
Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm <br />
tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp <br />
với đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc <br />
sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp. <br />
Trước khi dạy đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học <br />
sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà <br />
nhân vật hoạt động. <br />
Học sinh tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó. <br />
Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện <br />
phẩm chất cao quí của nhân vật.<br />
<br />
Khi dạy bài 20 (Lịch sử 6) Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam <br />
Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo), mục 4. Cuộc khởi nghĩa Bà <br />
Triệu. Giáo viên cho học sinh giới thiệu về Bà Triệu và báo cáo những hình <br />
ảnh, tư liệu đã sưu tầm về nhân vật Bà Triệu. Giáo viên nhận xét về sự <br />
chuẩn bị của học sinh, lựa chọn những hình ảnh, tư liệu học sinh cung cấp <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 10 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
để khắc họa biểu tượng nhân vật Bà Triệu, giáo viên cho học sinh quan sát <br />
các hình ảnh.<br />
<br />
1 2<br />
Bà Triệu nói: "Tôi muốn cưỡi cơn <br />
gió mạnh, đ ạp bằng sóng dữ, Ra trận, Bà Triệu thường <br />
chém cá Kình ở biển Đông, đánh mặc áo giáp, cài trâm vàng, <br />
đuổi quân Ngô, giành lại giang <br />
đi guốc ngà, cưỡi voi, <br />
sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không <br />
chịu khom lưng l à tì thiếp người trông oai phong lẫm liệt.<br />
ta".<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bà Triệu (hình ảnh minh họa) Bà Triệu ra trận <br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi phát vấn: Em có nhận xét gì về nhân vật Bà <br />
Triệu? Học sinh thông qua những gì đã tìm hiểu và hướng dẫn của giáo viên <br />
trong quá trình học trên lớp, có thể nhận xét được: Bà Triệu là một con người <br />
khảng khái, giàu lòng yêu nước, có ý chí lớn, tiêu biểu cho ý chí bất khuất của <br />
dân tộc Việt trong công cuộc đấu tranh chống quân đô hộ, mong muốn giành <br />
lại giang sơn, cởi ách nô lệ. <br />
Lịch sử ghi nhớ công lao to lớn của Bà triệu trong công cuộc đấu tranh <br />
giành độc lập trong các câu ca dao, lời ru, lăng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với <br />
thời gian tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của <br />
quốc gia, là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của dân <br />
tộc Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 11 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
<br />
<br />
Ca dao về Bà Triệu<br />
Ru con con ngủ cho lành,<br />
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi<br />
Muốn coi lên núi mà coi,<br />
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh <br />
cồng.<br />
<br />
Lăng mộ Bà Triệu <br />
<br />
Sau khi khắc họa biểu tượng nhân vật Bà Triệu, giáo viên thực hiện <br />
lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của <br />
cha ông để giành độc lập đặc biệt là ý chí sắt đá của những người phụ nữ <br />
Việt Nam, tinh thần biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đã hi sinh vì tổ <br />
quốc. <br />
<br />
Hay khi dạy bài 14 (Lịch sử 7) Ba lần kháng chiến chống quân xâm <br />
lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), phần II – Cuộc kháng chiến lần thứ hai <br />
chống quân xâm lược Nguyên (1285), mục 2. Nhà trần chuẩn bị kháng chiến.<br />
<br />
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự chuẩn bị của nhà Trần chống <br />
quân xâm lược Mông – Nguyên, giáo viên kể về sự kiện giặc Nguyên Mông <br />
sang xâm lược nước ta lần thứ 2 (năm 1285). Vua quan, binh lính, nhân dân thời <br />
Trần đều đứng lên đánh giặc. Đây là giai đoạn lịch sử hào hùng với hào khí <br />
Đông A tỏa sáng. Trần Thủ Độ với câu nói bất hủ: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, <br />
xin bệ hạ đừng lo”, Trần Hưng Đạo với câu nói nổi tiếng: “Xin bệ hạ trước hãy <br />
chém đầu thần đi đã rồi hãy ra hàng”; những người lính tự thích vào vai hai chữ <br />
Sát Thát với lời thề thiêng liêng sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc … và nhấn <br />
mạnh về một thiếu niên chưa đầy mười sáu tuổi mang tên Trần Quốc Toản. <br />
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về nhân vật Trần Quốc T oản. Sau <br />
đó, giáo viên lựa chọn hình ảnh đặc trưng nhất về nhân vật, trình chiếu cho học <br />
sinh quan sát hình ảnh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 12 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Quốc Toản được ban cam quý Trần Quốc Toản bóp nát quả <br />
cam<br />
Kết hợp hướng dẫn học sinh phát biểu cảm nghĩ của bản thân bằng câu hỏi: <br />
Em có suy nghĩ gì về hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản? Qua đó, <br />
giáo viên làm toát lên tinh thần yêu nước, căm thù giặc, mong muốn diệt giặc, bảo <br />
vệ toàn vẹn cho non sông nước Việt của Trần Quốc Toản nói riêng, của dân tộc ta <br />
nói chung. Tinh thần ấy không chỉ dừng lại ở hành động bóp nát quả cam, mà còn <br />
thể hiện qua những việc làm như: Trần Quốc Toản đã tổ chức đạo quân lớn <br />
ngày đêm luyện tập võ nghệ và giương cao lá cờ thêu 6 chữ vàng “ Phá cường <br />
địch, báo hoàng ân” . <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Quốc Toản kêu gọi nhân dân Luyện tập võ nghệ<br />
Sau khi cho học sinh quan sát các bức hình giáo viên đặt câu hỏi cho học <br />
sinh: Em có đánh giá gì về nhân vật này? Học sinh có thể đánh giá được Trần <br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 13 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Quốc Toản là một thiếu niên anh dũng và tinh thần yêu nước, dám hi sinh <br />
mạng sống vì dân tộc của mình. Giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục học <br />
sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của <br />
tất cả nhân dân ta, đặc biệt là thể hiện ý thức tự lập, tự cường cao cả của <br />
người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Từ đó nhận ra được là một học sinh <br />
cần phải làm gì để góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.<br />
Việc sử dụng tranh ảnh để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là cơ sơ để <br />
hình thành khái niệm lịch sử, tạo sức thu hút học sinh khi học bộ môn sử, có ý <br />
nghĩa giáo dục lòng tự hào và sự kính trọng đối với những nhân vật lịch sử. <br />
Ngoài ra, còn góp phần phát triển tư duy biện chứng, năng lực nhận thức, khả <br />
năng vận dụng thực tế cuộc sống của học sinh.<br />
<br />
2. Sử dụng tranh ảnh để trình bày sự kiện lịch sử.<br />
<br />
Trong dạy học lịch sử, khi trình bày một sự kiện lịch sử, diễn biến một <br />
cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến, giáo viên thường dùng lược đồ để <br />
hướng dẫn học sinh tường thuật và nắm diễn biến của sự kiện lịch sử. Như <br />
vậy các em cũng đã được học tập qua đồ dùng trực quan lược đồ (bản đồ), <br />
nhưng như thế các em cũng chỉ hình tượng sự kiện lịch sử qua các kí hiệu <br />
bản đồ mà không thấy được hết tính chất hay sự ác liệt của các sự kiện lịch <br />
sử, không thấy hết được tinh thần anh dũng, kiên cường bất khuất của các <br />
anh hùng dân tộc, của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa). Vì <br />
vậy, trong một số bài trong điều kiện cho phép, giáo viên có thể hướng dẫn <br />
học sinh nắm diễn biến các sự kiện lịch sử qua tranh ảnh hoặc kết hợp tranh <br />
ảnh. Khi đó, các em nắm các sự kiện lịch sử giống như đọc một quyển <br />
truyện tranh, các em sẽ rất thích thú, nắm được diễn biến, các sự kiện, nhân <br />
vật chính một các nhanh nhất và nhớ lâu nhất so với khi các em học tập qua <br />
lược đồ.<br />
Để dạy về sự kiện lịch sử, việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan <br />
trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy, <br />
giáo viên yêu cầu học sinh phải sưu tầm tranh ảnh ở nhà, đọc trước sách giáo <br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 14 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để <br />
nắm vững được nội dung bài. Học sinh được trình bày cơ sở hiểu biết đã có <br />
của mình.<br />
Khi dạy bài 17 ( Lịch sử 6). Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 giáo viên <br />
chuẩn bị hình ảnh cho học sinh quan sát và đặt hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc <br />
khởi nghĩa Hai Bà Trưng?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
“Một xin rửa sạch nước thù<br />
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng<br />
Ba kẻo oan ức lòng chồng<br />
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”<br />
(Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thếkỉ XVII)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua hình ảnh và kiến thức trong sách giáo khoa, học sinh có thể biết <br />
được những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa là do chính sách cai trị tàn <br />
bạo, thâm độc của chính quyền đô hộ, chồng bà Trưng Trắc bị giết... Để học <br />
sinh khắc sâu sự kiện, giáo viên nhấn mạnh nguyên nhân quan trọng nhất của <br />
cuộc khởi nghĩa là đánh đuổi quân xâm lược Hán giành lại nền độc lập, khôi <br />
phục lại đất nước.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 15 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn học sinh tường thuật diễn biến cuộc khởi <br />
nghĩa Hai Bà Trưng dựa vào quan sát một số hình ảnh kết hợp một số gợi ý <br />
và tổ chức hoạt động cá nhân: Em hãy tường thuật lại diễn biến cuộc khởi <br />
nghĩa Hai Bà Trưng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm 40, Hai bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh….<br />
<br />
3 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thái thú Tô Định hoảng sợ, bỏ chạy Cuộc khởi nghĩa giành chiến thắng.<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh chuẩn bị trong khoảng 3 phút, giáo viên gọi đại diện một hoặc <br />
hai học sinh tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa và kết hợp chỉ lược đồ <br />
trước lớp. Dựa vào các hình ảnh giáo viên cung cấp, học sinh dễ dàng tóm tắt <br />
được diễn biến của cuộc khởi nghĩa và khắc sâu kiến thức hơn. Sau đó, giáo <br />
viên nhận xét phần trình bày cảu học sinh và chốt kiến thức chính. Đồng thời, <br />
giáo viên cũng kết hợp giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh <br />
bất khuất của cha ông để giành độc lập. Đặc biệt là ý chí sắt đá của những <br />
người phụ nữ Việt Nam, tinh thần biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đã hi <br />
sinh vì Tổ quốc.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 16 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Hay khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 27 (Lịch sử 6). Ngô quyền và <br />
chiến thắng Bạch Đằng năm 938 giáo viên chia nhóm học sinh và yêu cầu <br />
về nhà tìm hiểu trước diễn biến, sưu tầm, vẽ tranh ảnh và sắp xếp tranh ảnh <br />
theo tiến trình trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng (thời gian chuẩn bị là <br />
trước hai tuần học bài 27). <br />
<br />
Đến tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo, diễn giải về ý tưởng <br />
sản phẩm của nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.<br />
<br />
Hay khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu <br />
bài 27 (Lịch sử 6). Ngô quyền và chiến <br />
thắng Bạch Đằng năm 938 giáo viên chia <br />
nhóm học sinh và yêu cầu về nhà tìm hiểu <br />
trước diễn biến, sưu tầm, vẽ tranh ảnh và <br />
sắp xếp tranh ảnh theo tiến trình trận <br />
chiến thắng trên sông Bạch Đằng (thời <br />
gian chuẩn bị là trước hai tuần học bài 27). <br />
Đến tiết học, giáo viên yêu cầu đại <br />
diện nhóm học sinh báo cáo, diễn giải về ý <br />
tưởng sản phẩm của nhóm đã chuẩn bị <br />
trước ở nhà.<br />
Từ ý tưởng của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động này, <br />
kích thích sự tò mò, tạo hứng thú khám phá cái mới để làm sáng tỏ những vấn <br />
đề, nội dụng mà các em đã chuẩn bị trước ở nhà. <br />
Khi học đến phần 2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giáo viên cho <br />
học sinh quan sát một số hình ảnh về sự chuẩn bị kháng chiến chống quân <br />
xâm lược Nam Hán lần thứ hai do Ngô Quyền lãnh đạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 17 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Ngô Quyền huy động quân và dân <br />
lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, <br />
đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem <br />
đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở <br />
những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, <br />
xây dựng thành một trận địa cọc <br />
ngầm, có quân mai phục hai bên bờ <br />
để chờ địch…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nội dung diễn biến trận chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giáo viên <br />
hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ .<br />
<br />
Khi hướng dẫn học sinh khai thác <br />
lược đồ giáo viên cần chú ý rèn cho học <br />
sinh những kĩ năng: hệ thống kí hiệu, <br />
qui ước, kĩ năng tường thuật, miêu tả… <br />
Việc tổ chức cho học sinh làm việc với <br />
lược đồ có thể tiến hành như sau:<br />
Cho học sinh quan sát lược đồ, <br />
trong đó chú ý quan sát cả nội dung, <br />
danh giới và các kí hiệu của lược đồ.<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh tự <br />
trình bày diễn biến chiến thắng Bạch <br />
Đằng trên lược đồ<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 18 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Sau khi học sinh trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng, giáo <br />
viên nhận xét và chốt lại những diễn biến chính kết hợp với hình ảnh minh <br />
họa.<br />
<br />
Cuối năm 938, đoàn thuyền <br />
chiến Nam Hán do Lưu Hoằng <br />
Tháo chỉ huy tiến vào nước ta.<br />
Ngô Quyền cho quân dùng <br />
thuyền nhẹ nhử địch vào cửa sông <br />
qua bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nước thủy triều rút, Ngô Quyền <br />
hạ lệnh dốc toàn lực lượng tấn công <br />
quân Nam Hán và giành thắng lợi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được <br />
yếu tố trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu <br />
kiến thức thông qua lời thuyết trình của giáo viên hoặc các bạn trong lớp <br />
dựa trên lược đồ.<br />
<br />
Hoặc trong khi dạy bài 11 (Lịch sử 7) Cuộc kháng chiến chống quân <br />
xâm lược Tống (1075 1077), phần II – Giai đoạn thứ hai (1076 1077), <br />
mục 2. Cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt để tiết học phát huy được <br />
tính tích cực của học sinh, tạo nên một tiết học sinh động giáo viên hướng <br />
dẫn học sinh về nhà đọc sách trước để tìm hiểu diễn biến cuộc chiến đấu <br />
trên sông Như Nguyệt. Khi đến tiết học, giáo viên sử dụng những hình ảnh đã <br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 19 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
chuẩn bị và tóm tắt lại diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt <br />
như một cuốn phim lịch sử (hoặc có thể sử dụng đoạn video).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chờ mãi không thấy <br />
thủy quân tới, Quách <br />
Quỳ cho quân đóng cầu <br />
phao vượt sông tấn <br />
công phòng tuyến của <br />
ta.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quân ta chống trả quyết <br />
liệt <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để khích lệ tinh thần <br />
chiến đấu của quân sĩ, <br />
Lý Thường Kiệt cho <br />
người đọc bài thơ Nam <br />
quốc sơn hà. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 20 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cuối xuân 1077, quân ta <br />
tấn công bất ngờ đồn <br />
giặc, quân Tống thua to.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau khi quan sát hình ảnh (hoặc video) xong, để tiếp cận nội dung kiến <br />
thức GV tổ chức cho HS trả lời một số câu hỏi có tính dẫn dắt như:<br />
1. Không thấy quân thuỷ đến, quân Tống làm gì?<br />
2. Trước tình thế đó, Lý Thường Kiệt làm gì?<br />
Qua nội dung trả lời của học sinh, GV khái quát và nhấn mạnh đến nội <br />
dung kiến thức của bài học. <br />
<br />
Giáo viên sử dụng tranh ảnh hoặc một chùm tranh ảnh có cùng chủ đề <br />
để hỗ trợ cho quá trình tường thuật lại sự kiện lịch sử hoặc yêu cầu học sinh <br />
nhớ lại nội dung sự kiện lịch sử mà các tranh ảnh phản ánh. Hình thức này, có <br />
nhiều ưu điểm trong việc kích thích thị giác của học sinh, làm phong phú thêm <br />
các kênh thông tin tiếp nhận lịch sử cho học sinh.<br />
Như vậy, để trình bày diễn biến một sự kiện lịch sử nào đó, giáo viên có <br />
thể sử dụng nhiều kênh hình khác nhau như lược đồ lịch sử, cũng có thể sử <br />
dụng tranh ảnh tích hợp để tường thuật, với những ưu thế của nó về tính <br />
trực quan, thẩm mĩ sẽ tạo ra hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi để giải <br />
quyết những vấn đề nhận thức. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp với nhiều <br />
phương pháp dạy học khác để tiết học sinh động, hiệu quả, học sinh tích cực <br />
chủ động, thích thú học với bộ môn lịch sử. Sự phong phú, đa dạng về hình <br />
thức biểu đạt đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả <br />
môn lịch sử. <br />
<br />
3. Sử dụng tranh ảnh để củng cố kiến thức cho học sinh.<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 21 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Trong quá trình dạy lịch sử, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương <br />
pháp nhằm giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học: yêu cầu học sinh <br />
hệ thống lại kiến thức chính của bài, các dạng câu hỏi, bài tập lịch sử. Nếu ở <br />
bài học nào giáo viên cũng thực hiện như vậy sẽ gây sự nhàm chán cho học <br />
sinh. Vì vậy, trong mọt số bài tôi đã dùng tranh ảnh để giúp các em củng cố <br />
kiến thức bài học một cách trực quan hơn, các em dễ nhớ,nhớ lâu hơn. Và <br />
đặc biệt, tranh ảnh với những ưu thế của nó về trực quan, thẫm mĩ sẽ tạo ra <br />
hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi để giải quyết vấn đề nhận thức.<br />
<br />
Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học, sau khi dạy xong bài 12 <br />
(Lịch sử 6). Nước Văn Lang giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy <br />
lịch sử với những bước sau:<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, vẽ lại một đơn vị kiến <br />
thức vừa học bằng sơ đồ tư duy.<br />
Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh dưới dạng phiếu học tập <br />
bản sơ đồ tư duy chưa hoàn chỉnh kết hợp nêu ra các câu hỏi để học sinh trả <br />
lời hoặc vẽ trên giấy khổ lớn, lên bảng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử (dạng phiếu học tập)<br />
<br />
Giáo viên cho một vài học sinh hoặc đại diện của một nhóm học sinh <br />
lên báo cáo, thuyết minh về sản phẩm sơ đồ tư duy của nhóm mình thiết lập. <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 22 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
Hoạt động này giúp giáo viên biết được khả năng tiếp nhận thông tin của học <br />
sinh, rèn luyện khả năng diễn đạt, tự tin trước đám đông cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh<br />
<br />
Đây là hình thức chơi mà học, giúp các em phát triển tư duy theo lối tư <br />
duy tượng hình này giúp nhớ dễ dàng hơn, hình ảnh sẽ luôn được mường <br />
tượng ra trong đầu. Đồng thời, học sinh có thể sáng tạo kiến thức theo logic <br />
của mình, chia sẻ với các bạn trong lớp, giáo viên sẽ giúp các em hoàn chỉnh <br />
kiến thức.<br />
<br />
Hoặc bài 13 (Lịch sử 6): Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân <br />
Văn Lang. Để củng cố lại toàn bộ những kiến thức đã học trong tiết học, <br />
giáo viên cũng thể thực hiện bằng cách cho học sinh quan sát một số hình ảnh <br />
về trang phục, đồ dùng, công cụ sản xuất… và đặt câu hỏi: Em hãy điểm lại <br />
những nét chính về đời vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?<br />
Đại diện học sinh lên bảng báo cáo về những hiểu biết của học sinh. <br />
Các học sinh khác trong lớp có thể nhận xét và bổ sung câu trả lời nhằm hệ <br />
thống hoàn thiện kiến thức bài học mới học xong.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lang Thị Phương 23 Trường THCS Dur <br />
Kmăn<br />
Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh<br />
trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhờ hoạt động tự mình tái hiện lại những nét chính về đời vật chất và <br />
tinh thần của cư dân Văn Lang dựa trên một số hình ảnh gợi ý. Học sinh thực <br />
sự có trải nghiệm về bài học, không chỉ là nghe những từ ngữ liệt kê đơn <br />
thuần, còn tác động được tới tình cảm, khơi gợi tính chủ đông, tích cực của <br />
học sinh cũng giúp các bạn nhớ bài lâu hơn. <br />
Hay khi dạy xong bài 23 (Lịch sử 7): Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – <br />
XVIII, phần II. Văn hóa. Để học sinh nắm được những kiến thức một cách <br />
khái quát đã học trong tiết học, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát một số <br />
hình ảnh và yêu c