UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
PHÒNG GIÁO GDĐT KRÔNG ANA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
Một vài kinh nghi<br />
MỘ ệT S<br />
m giỐả KINH NGHI<br />
i quyết các tình hu<br />
ỆM ống sư phạm <br />
TRONG CÔNG TÁC CH<br />
thường gặp trong công tác ch<br />
Ủ NHIủ Ệ nhi<br />
M LệỚmP 6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm<br />
Họ và tên: <br />
Lĩnh v Phạm Thu Hà<br />
ực: Công tác chủ nhiệm<br />
Đơ và tên: <br />
Họ n vị công tác: Trườ<br />
Trịnh Th ị Hng THCS Nguy<br />
ằng ễn Trãi<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, tháng 2 năm 2018<br />
THƯ MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT<br />
1. Giáo viên chủ nhiệm: GVCN.<br />
2. Giáo viên bộ môn: GVBM.<br />
3. Cha mẹ học sinh: CMHS<br />
<br />
4. Trung học cơ sở: THCS.<br />
5. Học sinh: HS.<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài.<br />
Nghị quyết số 29/NQTW khóa XI một lần nữa đã nhấn mạnh luận điểm <br />
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu ”, coi đó là sự phát triển cho tầm <br />
nhìn chính sách, tư duy chiến lược và hành động kế hoạch để triển khai Nghị <br />
quyết vào thực tiễn có hiệu quả. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là <br />
nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt <br />
Nam mà ở các quốc gia trên thế giới đề coi giáo dục là quốc sách. <br />
Nhân dân ta vẫn có câu “Giáo tử anh hài ” ( Chăm sóc con người ngay từ <br />
khi còn trong bụng mẹ). Ngày nay sự “ trồng người” không chỉ ở nước ta mà ở <br />
các nước trên thế giới cũng đều gặp khó khăn chung vì khủng hoảng về đạo <br />
đức, lối sống, thay thế nét đẹp của nền văn hóa vốn có bằng thị hiếu thẩm mĩ <br />
mới. Chính vì vậy, muốn “ đào tạo” được một công dân tốt trước hết là phải có <br />
được sự kết hợp giáo dục từ gia đình nhà trường và xã hội. Trong Nhà trường, <br />
người giáo viên là người giữ vai trò quyết định trong việc dạy – và việc học của <br />
người học sinh bởi giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn học sinh trong các <br />
hoạt động cụ thể. Hiện nay Bộ giáo dục Đào tạo đã và đang triển khai “Xây <br />
dựng trường học thân thiệnhọc sinh tích cực” đó cũng chính là khẩu hiệu <br />
của trường THCS Nguyễn Trãi trong những năm vừa qua.<br />
Người giáo viên là người được đào tạo bài bản về tri thức để hướng dẫn <br />
học sinh lĩnh hội được kiến thức và người giáo viên cũng là người hoàn thiện về <br />
nhân cách để giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Trong việc hình <br />
thành nhân cách, giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh thì người quan trọng <br />
ngoài cha mẹ đó là giáo viên và có vai trò quan trọng, nhất là giáo viên chủ <br />
nhiệm. Tuy đã được đào tạo bài bản nhưng mỗi giáo viên có năng khiếu có sở <br />
trường riêng. Về chuyên môn phần lớn đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nhưng về <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 1<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
kỹ năng quản lý giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm thì mỗi người có <br />
một cách giáo dục học sinh riêng.<br />
Từ khi ra trường đến nay ngoài tham gia giảng dạy bộ môn Hóa trong Nhà <br />
trường tôi còn được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt, trong năm <br />
học 20162017 tôi được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm một <br />
lớp có nhiều học sinh “cá biệt ”. Trong quá trình công tác tôi cũng đã giải quyết <br />
được một số tình huống xảy ra ở học sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi <br />
viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một vài kinh nghiệm giải quyết các <br />
tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm ”. Khi xây dựng <br />
đề tài này tôi hi vọng được chia sẻ một số kinh nghệm ít ỏi của mình trong công <br />
tác chủ nhiệm lớp có nhiều học sinh cá biệt với các thầy cô khác.<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài.<br />
Mục tiêu:<br />
Trên cơ sở trải nghiệm thực tiễn và tham gia công tác là giáo viên chủ <br />
nhiệm lớp là người trực tiếp quản lí học sinh, giúp các em hình thành và phát <br />
triển nhân cách, giáo dục đạo đức cho các em. Nghiên cứu đề tài “Một vài kinh <br />
nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm” tôi muốn hướng đến mục tiêu nghiên cứu phương án xử lí các trường <br />
hợp HS vi phạm bội quy nhà trường. Giải quyết các vấn đề giáo dục đạo đức <br />
theo định hướng của khoa học giáo dục. Từ đó giúp các em hình thành, phát triển <br />
nhân cách tốt, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Bản thân tôi đã giúp duy trì sĩ số <br />
trong lớp, giúp các em hình thành nhân cách, giúp các em hiểu được vai trò quan <br />
trọng của việc học, kết quả học tập của lớp đạt được kết quả cao hơn so với <br />
năm học trước.<br />
Nhiệm vụ: <br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 2<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
Qua việc trải nghiệm là giáo viên chủ nhiệm, bản thân rút kinh nghiệm <br />
để giải quyết những tình huống cụ thể như thế nào nhằm phát huy tính tích cực <br />
của học sinh, nâng cao đạo đức của các em. <br />
Bản thân đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ việc trải <br />
<br />
nghiệm trong công tác chủ nhiệm.<br />
<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu trong quá trình chủ nhiệm lớp (dẫn chứng năm học 2016<br />
<br />
2017) ở trường THCS Nguyễn Trãi.<br />
Nghiên cứu lý luận về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.<br />
Trong đề tài này tôi chỉ dẫn ra một số tình huống sư phạm tôi đã gặp phải <br />
trong năm học làm công tác chủ nhiệm lớp học: Lớp 9A3 trường THCS Nguyễn <br />
Trãi năm học 2016 2017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: Thu thập những thông tin về vai <br />
<br />
trò của người GVCN lớp trong việc giải quyết các tình huống.<br />
Thu thập thông tin, lý lịch cụ thể của các em học sinh trong lớp chủ <br />
nhiệm.<br />
Quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh.<br />
Trao đổi trò chuyện với giáo viên bộ môn, học sinh, tình cảm bạn bè và <br />
cha mẹ học sinh.<br />
Ghi chép những việc tôi đã làm được và mang lại kết quả khả quan trong <br />
quá trình làm công tác chủ nhiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 3<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
Thu nhập những số liệu cụ thể để làm minh chứng cho kết quả trong quá <br />
<br />
trình công tác.<br />
II. Phần nội dung:<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận.<br />
a. Khái niệm GVCN lớp: <br />
<br />
GVCN lớp là người thực hiện nhiệm vụ quản lý lớp học, là nhân vật chủ <br />
<br />
chốt, là người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, <br />
trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể lớp vững mạnh. GVCN <br />
còn là cầu nối giữa Nhà trường với gia đình.<br />
GVCN là người thứ hai sau gia đình kịp thời nắm rõ tâm tư, hiểu được <br />
<br />
tâm lý của các em, là chỗ dựa vững chắc để các em được giãi bày tâm sự từ đó <br />
giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn.<br />
Tóm lại, theo tôi GVCN là nhân tố quyết định, lực lượng quan trọng góp <br />
phần rất to lớn trong việc giáo dục HS. Vì vậy ngoài kiến thức chuyên môn, tinh <br />
thần trách nhiệm, tâm huyết và tình thương, GVCN phải khéo léo và có lòng kiên <br />
trì.<br />
b. Vai trò của GVCN<br />
Đối tượng học sinh lớp tôi chủ nhiệm là ở bậc THCS. Ở lứa tuổi này nhân <br />
cách các em chưa được hoàn thiện và trong suy nghĩ của các em là luôn chứng tỏ <br />
mình là người lớn. Chính vì vậy, khi một vấn đề xảy ra các em tự giải quyết <br />
theo hướng của mình, có trường hợp không nghe lời thầy cô, cha mẹ, người lớn <br />
tuổi dẫn đến trở thành học sinh cá biệt. Do đó vai trò của người giáo viên là:<br />
Thay mặt hiệu trưởng quản lý và giáo dục toàn diện học sinh trong một <br />
lớp học. Việc quản lý và giáo dục học sinh thống nhất mật thiết với nhau. Để <br />
giáo dục tốt phải quản lý tốt, quản lý tốt sẽ cho kết quả giáo dục tốt hơn. Thực <br />
tế cho thấy: Nếu không thống nhất được hai mặt này thì kết quả giáo dục cho <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 4<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
từng tập thể hay từng cá nhân học sinh đều không mang lại hiệu quả mong <br />
muốn.<br />
GVCN là người thay mặt và đại diện cho quyền lợi chính đáng của tập <br />
thể học sinh, giải quyết một số vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của <br />
các em.<br />
GVCN cố vấn hoạt động tập thể của lớp, phát triển phong trào tập thể <br />
lớp ngày càng vững mạnh.<br />
GVCN đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, phối hợp và thống nhất <br />
<br />
các lực lượng tác động tới việc giáo dục học sinh.<br />
Vì vậy, để thực hiện tốt những vai trò trên của GVCN thì bản thân mỗi <br />
người cần phải nắm rõ hoàn cảnh, hiểu được cá tính của từng em học sinh. Và <br />
trong mỗi trường hợp cụ thể đưa ra cách giải quyết tình huống thật đúng đắn để <br />
học sinh “ tâm phục khẩu phục” mình. Có như vậy, mới trở thành chỗ dựa <br />
vững chắc và dìu dắt các em ngày càng tiến bộ về mọi mặt cũng như hạn chế <br />
tình trạng chán học dẫn đến suy giảm về sĩ số..<br />
c. Tình huống sư phạm<br />
<br />
Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một <br />
thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải <br />
quyết.<br />
Trong quá trình giáo dục nảy sinh vô vàn những tình huống và gọi đó là tình <br />
huống sư phạm. Tình huống sư phạm có thể là xảy ra giữa học sinh với học <br />
sinh, hay giữa học sinh với giáo viên… và xảy ra ở trong Nhà trường hay trong <br />
cộng đồng. Và dù xảy ra ở đâu hay xảy ra như thế nào, với ai thì những tình <br />
huống ấy đều rất bất ngờ. Và người GVCN sẽ là người trực tiếp cùng với các <br />
bộ phận giáo dục khác giải quyết tình huống ấy. Nhưng để giải quyết tình <br />
huống thì không có một tài liệu hay sách vở nào hướng dẫn cho người GVCN <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 5<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
thực hiện điều đó cả mà chỉ bằng kinh nghiệm, kỹ năng họ đưa ra cách giải <br />
quyết vấn đề. Vì tình huống sư phạm nảy sinh từ thực tế dạy học nên trong các <br />
trường đào tạo sư phạm chỉ nêu lý thuyết và hướng giải quyết chung chứ không <br />
đặt ra tình huống cụ thể. Nói như vậy có nghĩa là mỗi GVCN sẽ có cách để giải <br />
quyết một vấn đề theo hướng khác nhau.…Vì thế, “Tình huống sư phạm là <br />
những câu chuyện ẩn chứa trong mình những thông điệp. Đó không phải là <br />
những câu chuyện đơn thuần mà là những câu chuyện để giáo dục”.<br />
d. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở<br />
<br />
Ở lứa tuổi này các hoạt động thay đổi nhiều về:<br />
+ Tri giác: Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên <br />
tượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, <br />
tri giác trở nên có kế hoạch, cơ trình tự và hoàn thiện hơn.<br />
+ Trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất: Đặc điểm cơ bản <br />
của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chấtchủ định, năng lực ghi nhớ <br />
có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi <br />
nhớ cũng được nâng cao.<br />
Học sinh Trung học Cơ sở có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu <br />
tượng, từ ngữ. Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến <br />
hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ <br />
năng nắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ <br />
cao, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và <br />
nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ <br />
máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả <br />
của trí nhớ trở nên tốt hơn. Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên <br />
bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời <br />
nói của mình. <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 6<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
+ Tư duy : <br />
Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản: <br />
Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một <br />
đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Nhưng thành phần của tư <br />
duy hình tượng cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan <br />
trọng trong cấu trúc của tư duy.<br />
Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao <br />
giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm <br />
khái niệm các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức.<br />
Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em <br />
biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin như <br />
lúc nhỏ, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, <br />
biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh <br />
họa kiến thức.<br />
2. Thực trạng của vấn đề. <br />
Do đặc thù địa phương có cả thôn, buôn cả người Kinh và người dân tộc <br />
thiểu số nên lượng học sinh vào học tại trường có một số đối tượng không <br />
ngang bằng nhau về học lực và hạnh kiểm, có một số học sinh không màng đến <br />
việc học mà chỉ về xếp lớp, với hình thức đại trà, số lượng học sinh là người <br />
đồng bào dân tộc thiểu số tương đối nhiều... Sự giao thoa văn hóa giữa người <br />
kinh và người Ê đê tạo điều kiện để tâm lí muốn thể hiện mình, tập làm người <br />
lớn của HS THCS phát triển. Về phía gia đình, có một số gia đình vì hoàn cảnh <br />
kinh tế khó khăn nên phải gửi con cho ông bà, người thân để đi làm ăn xa ở Sài <br />
Gòn, Đồng Nai… vì vậy các em được “thả lỏng ” nên dễ bị sa ngã. Bố mẹ <br />
không dạy bảo con ngay từ nhỏ trong gi a đình, không có mặt bên cạnh con trong <br />
thời gian chuyển từ trả con sang người lớn. Các em dễ mang tâm lí bị bỏ rơi <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 7<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
hoặc không ai quản lí nên sa ngã. Về học sinh sau một thời gian các em nắm <br />
được đặc điểm, tính cách của giáo viên một số em bắt đầu có sự phân biệt qua <br />
cách giảng dạy kiểm tra của từng giáo viên. Từ đó những học sinh này có những <br />
biểu hiện học tập đối phó. Dần dần sa sút về học lực lẫn hạnh kiểm do nhiều <br />
tác động dẫn đến những tình trạng như: thường xuyên không học bài, không làm <br />
bài tập, bỏ học cúp tiết, mê chơi game, không chấp hành nội quy trường học, <br />
quậy phá trong giờ học… gọi chung là “học sinh cá biệt ”, từ đó dẫn đến những <br />
tiêu cực khác. Hoặc do trong quá trình học tập do tiếp cận với cuộc sống không <br />
lành mạnh dẫn đến việc các em bị sa ngã. Những đối tượng nêu trên mặc dù <br />
không nhiều nhưng đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm đây là vấn đề <br />
không ít khó khăn trong công tác quản lý lớp, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng <br />
đến học sinh khác, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của nhà trường. <br />
Hướng giải quyết những tình huống sư phạm quá khắt khe và áp đặt sẽ khó phù <br />
hợp vì độ tuổi học sinh THCS khá đặc biệt thay đổi nhiều về tâm sinh lý. Vì <br />
vậy, giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng trong <br />
công tác chủ nhiệm, kịp thời giáo dục học sinh cá biệt, đưa các học sinh nghỉ <br />
học trở lại trường lớp, tạo môi trường giáo dục thân thiện, tích cực, đầy ý nghĩa. <br />
Năm 2016 – 2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9A3 nhưng qua tìm <br />
hiểu ở năm học trước (2015 – 2016 ) tôi nhận thấy lớp khá nhiều học sinh cá <br />
biệt và học lực khá yếu. <br />
Về học lực Giỏi: 0 học sinh; Khá: 7 học sinh; Trung bình: 8 học sinh ; <br />
Yếu:5 học sinh ; Kém: 3 học sinh. <br />
Về hạnh kiểm Tốt: 15 ; Khá: 5; Trung bình: 3; Yếu: 0 học sinh. Tỷ lệ học <br />
sinh bỏ học: 3 học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 8<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
Về phía học sinh trong lớp một trong những yếu tố sau làm ảnh hưởng đến <br />
kết quả học tập cũng như rèn luyện hạnh kiểm của các em dẫn đến việc các em <br />
trở thành học sinh cá biệt: <br />
Một số em vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ phải đi làm <br />
ăn xa, gửi các em cho ông bà, họ hàng nuôi dưỡng.<br />
Có những em bố mẹ li dị dẫn đến không có điều kiện quan tâm chăm sóc <br />
con cái.<br />
Những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các em phải nghỉ học <br />
thường xuyên để đi làm thuê kiếm tiền dẫn đến kết quả học tập sa sút, chán <br />
học.<br />
Một số gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức còn hạn chế <br />
muốn con nghỉ học sớm lập gia đình dẫn đến các em chán học và trở thành học <br />
sinh cá biệt.<br />
Một bộ phận các em đua đòi theo bạn bè, a dua theo những thói hư, tật <br />
xấu.<br />
Có em gia đình khá giả nhưng bố mẹ lo làm ăn, chỉ biết dùng tiền để giáo <br />
<br />
dục con.<br />
Về phía GVCN lớp: Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp tôi gặp <br />
<br />
những tình huống sau đây: Học sinh chán học, lười học, bỏ học đi chơi; học sinh <br />
nghiện game; học sinh đánh nhau vì nhiều nguyên nhân; học sinh đua đòi bắt bố <br />
mẹ mua xe máy; học sinh không chấp hành nội quy của lớp, của nhà trường; học <br />
sinh tham gia vào các buổi lao động không nhiệt tình; học sinh bỏ nhà đi… Đứng <br />
trước mỗi vấn đề người GVCN cần phải thật sáng suốt để giải quyết vấn đề <br />
có như vậy chúng ta mới giành được niềm tin từ phía học sinh và phụ huynh, và <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 9<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
khi đã có niềm tin chúng ta sẽ thành công trong việc giáo dục các em. Và để làm <br />
tốt những việc ấy thì bản thân tôi thiết nghĩ bản thân cần phải: <br />
+ Nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía khác nhau, tránh những suy nghĩ áp đặt.<br />
+ Cởi mở, chân thành với các em cho dù khi các em có vi phạm khuyết điểm <br />
cũng kiềm chế bản thân không la mắng, trách móc nhưng phải giữ thái độ <br />
nghiêm khắc.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu<br />
Giáo dục ý thức đạo đức học sinh, nâng cao chất lượng học tập trong lớp <br />
chủ nhiệm có nhiều học sinh cá biệt. <br />
b. Nội dung<br />
Ngay từ khi nhận lớp GVCN cần nắm được lý lịch của học sinh, trao đổi <br />
<br />
với thầy (cô ) GVCN lớp ở năm học trước để hiểu thêm về từng hoàn cảnh học <br />
sinh.<br />
Phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu và học sinh ngoan, chưa <br />
ngoan để có sự sắp xếp chỗ ngồi hợp lý. Tránh tạo điều kiện những em hay nói <br />
chuyện, hay nghịch ngồi gần nhau gây ảnh hưởng những em khác.<br />
Đầu năm khi họp phụ huynh trao đổi thẳng thắn về tình hình lớp, tiếp <br />
<br />
thu ý kiến của phụ huynh để đưa ra cách giải quyết tình huống có hiệu quả.<br />
Thông báo cho phụ huynh về việc sử dụng phiếu liên lạc hàng tuần để <br />
phụ huynh tiện theo dõi.<br />
Chọn ra đội ngũ ban cán sự lớp, tổ trưởng, tổ phó có tinh thần trách <br />
nhiệm cao.<br />
Tạo điều kiện cho những em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn <br />
bằng cách trích quỹ lớp, hoặc đưa lên liên đội để đề nghị được tặng quần áo, <br />
sách vở hay được mượn xe đạp…<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 10<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
Có mối liên hệ chặt chẽ giữa GVCN và cha mẹ học sinh.<br />
Có hình thức xử lí kịp thời với những em vi phạm nội quy.<br />
<br />
Thường xuyên lắng nghe ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, Tổng <br />
<br />
phụ trách Đội, Ban nề nếp, giáo viên bộ môn về tình hình lớp.<br />
Xây dựng tiết sinh hoạt lớp có nội dung phong phú để tránh suy nghĩ của <br />
<br />
các em đó là: “Giờ sinh hoạt lớp là giờ xử tội ” mà thay vào đó là tổ chức các trò <br />
chơi, lồng ghép nội dung giáo dục. <br />
Luôn sâu sát, lắng nghe và phân tích cho các em về việc làm của bản thân <br />
dù tốt, dù xấu để phát huy hay sửa chữa.<br />
Động viên kịp thời cho dù đó là tiến bộ nhỏ để các em có động lực cố <br />
gắng hơn trong học tập và tu dưỡng đạo đức.<br />
Trong các hoạt động phong trào mà lớp tham gia GVCN cũng nên “hòa <br />
mình “vào với các em để các em cảm thấy được quan tâm nên sẽ cố gắng và sẽ <br />
đạt kết quả cao.<br />
c. Hình thức của giải pháp ( Giải quyết một số tình huống thường gặp <br />
trong công tác chủ nhiệm)<br />
Tình huống 1: Khi tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9A3 thì việc đầu <br />
tiên là tôi tìm hiểu tình hình lớp thông qua GVCN cũ, qua tìm hiểu tôi biết được <br />
trong lớp có một số em hay cúp tiết, nghỉ học để đi chơi game.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 11<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giải quyết: Đầu năm học, khi được nhận lớp tôi sẽ tìm hiểu để tìm <br />
<br />
được một số em ngoan, có ý thức tốt là nguồn thông tin kịp thời để tôi nắm bắt <br />
tình hình lớp nhanh chóng. Vào buổi họp phụ huynh đầu tiên, tôi sẽ yêu cầu <br />
CMHS cho số điện thoại thật chính xác, địa chỉ nhà và yêu cầu khi con em họ <br />
nghỉ học ngoài việc viết giấy xin phép thì cần phải gọi điện trực tiếp cho <br />
GVCN để tránh trường hợp HS giả mạo chữ ký. Tôi cũng ghi rõ lịch học trái <br />
buổi cũng như thời khóa biểu trên lớp để CMHS quản lí con em họ chặt hơn. <br />
Ngoài ra tôi còn triển khai việc dùng sổ liên lạc để liên lạc với gia đình hàng <br />
tháng, đánh giá hai mặt giáo dục của con em trong tháng. Hơn nữa, bất kì một sự <br />
việc nào xảy ra tôi cũng tìm cách giải quyết kịp thời chứ không cộng dồn vào <br />
tiết sinh hoạt lớp. Trong tiết sinh hoạt lớp, tôi cũng lồng ghép giảng giải giúp <br />
HS hiểu việc chơi game hay sử dụng mạng xã hội là cuộc sống ảo, có ý kiến thì <br />
nói chơi game là cách tiếp cận sự tiến bộ của công nghệ thông tin nhưng ta đừng <br />
nên giành quá nhiều thời gian cho nó, mà chỉ dùng để giải trí và thời gian còn lại <br />
nên sử dụng cho việc học và làm việc… <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 12<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
Tình huống 2: Không chỉ lớp 9A3 mà ở các lớp mà tôi đã từng chủ <br />
nhiệm hay ở những lớp khác, khi lớp tổ chức buổi lao động thì số học sinh nhiệt <br />
tình tham gia là số ít còn lại đa số các em đều lẩn tránh, đùn đẩy việc cho các em <br />
khác . <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giải quyết: Thông qua buổi lao động mục đích là giáo dục học sinh ý <br />
<br />
thức tự giác, làm chủ tập thể, xem thành tích của lớp cũng là của bản thân vì vậy <br />
để khắc phục tình trạng trên trước tiên cần phân công hợp lý giữa các em học <br />
sinh. Phân công về dụng cụ lao động, về công việc trong buổi lao động cụ thể. <br />
Có một số em học sinh cá biệt nhưng trong lao động thì rất nhiệt tình nên tôi <br />
mạnh dạn đưa em ấy vào làm lớp phó lao động phần vì khích lệ em, phần vì <br />
những em ấy chỉ đạo thì các em khác sẽ chấp hành. Ngoài ra, trong buổi lao <br />
động ấy GVCN cùng các em thực hiện công việc, có như vậy thì các em ấy mới <br />
“noi gương” và làm theo.<br />
Tình huống 3: Có trường hợp em học sinh ấy không được gia đình quan <br />
tâm nhiều, tuy bản thân có bản chất tốt nhưng lại không quá xuất sắc về mọi <br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 13<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
mặt nên vì muốn gây sự chú ý, muốn “nổi” trong mắt bạn bè em ấy không chấp <br />
hành nội quy, tỏ thái độ ngang bướng.<br />
Giải quyết: Trong trường hợp này, vì được biết em học sinh ấy là người <br />
<br />
có bản chất tốt nên để giải quyết vấn đề này tôi sẽ tuyệt nhiên không để ý đến <br />
em trong khoảng thời gian nhất định mặc cho em tỏ thái độ ngang bướng. Sau đó <br />
em lại quay sang phát biểu nhiều hơn trong giờ học của tôi…để gây sự chú ý từ <br />
tôi. Đến lúc này, tôi sẽ gặp riêng em nói về việc em không chấp hành nội quy là <br />
không tốt và đã vi phạm vào bản cam kết kí từ đầu năm học. Sau đó tôi còn đến <br />
gặp gia đình với mong muốn gia đình nên quan tâm đến em hơn vì đội tuổi các <br />
em đang có sự thay đổi nhiều về tâm sinh lý!<br />
Tình huống 4: Đầu năm học 20162017 em Võ Phúc Lộc Nghĩa lấy lí do <br />
nhà xa trường, đi học vất vả đòi gia đình mua xe máy để đi học nếu không thì <br />
em sẽ nghỉ học.<br />
Giải quyết: Gặp riêng em để nói chuyện, phân tích cho em thấy được sự <br />
<br />
vất vả của gia đình em đã cố gắng lao động dành dụm mua được chiếc xe máy <br />
phục vụ cho cuộc sống của gia đình như thế nào đó là vị mặn của mồ hôi, là vị <br />
đắng chát của nước mắt bố mẹ trong đó và tôi cũng phân tích cho em thấy được <br />
trách nhiệm quyền lợi và niềm vui của em khi đi học. Cho em thấy được sự <br />
đồng cảm, quan tâm của GVCN với em. Sau đó em hứa sẽ cố gắng học tốt và <br />
không đòi gia đình mua xe. <br />
Tình huống 5: Bước vào lớp, tôi thấy không khí lớp hôm ấy thật lạ. Các <br />
em mất trật tự và cười nghiêng ngả. Thì ra trong giờ giải lao các em đùa nghịch <br />
nhau và em Lợi bị rách đũng quần.Trong khi em Lợi thì đang đỏ mặt túm lấy <br />
quần, thì em Kiều lại cứ theo chọc bạn cho xem bên trong mặc quần màu gì (dù <br />
là nữ nhưng em này rất nghịch ).<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 14<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
Giải quyết: Đứng trước tình huống này bản thân tôi cũng rất tức cười <br />
<br />
tuy nhiên tôi vẫn giữ thái độ nghiêm túc sau đó yêu cầu HS ổn định chỗ ngồi và <br />
giữ trật tự. Tôi tiến về chỗ em Lợi cởi áo khoác ra và buộc xuống dưới che <br />
phần quần bị rách và cho em về thay quần tiết sau lên học tiếp. Khi em Lợi ra <br />
về tôi phê bình cả lớp, khuyên các em nên tế nhị, ý tứ hơn, cười trên sự đau khổ, <br />
khó khăn của người khác là hành động đáng lên án. Ông bà ta đã có câu: “Cười <br />
người hôm trước hôm sau người cười ”!<br />
Tình huống 6: Lớp tôi chủ nhiệm có em Nguyễn Đức Khánh là một học <br />
sinh nghiện game, vì bố mẹ lo làm ăn, không có thời gian quan tâm đến con cái <br />
nên em còn thường xuyên tụ tập tập chơi với bạn bè xấu hay nghỉ học không lí <br />
do. Bình thường mỗi khi em nghỉ học tôi gọi điện là phụ huynh hay nghe máy <br />
hoặc gọi lại cho tôi. Nhưng hôm đó sau cả ngày không liên lạc được, đến tối gọi <br />
lại thì nhận được tin nhắn “cảm ơn cô giáo đã quan tâm, tôi sẽ nhắc nhở em đi <br />
học đều đặn”.<br />
Giải quyết: Sau khi nhận được tin nhắn thì tôi đã đóan ra người nhắn tin <br />
<br />
cho tôi không phải là phụ huynh của em mà chính là em đã nhắn tin cho tôi. Ngay <br />
lập tức tôi nhắn tin lại nghiêm khắc nói về việc em đã giả danh bố mẹ và đã <br />
nghỉ học không lí do. Em xin lỗi tôi và thừa nhận em đã nghỉ học để đi chơi game <br />
và bố mẹ em đi làm chưa về nên em lấy điện thoại trả lời tôi. Tôi yêu cầu em <br />
nói bố mẹ gọi điện để tôi trao đổi khi bố mẹ về . Gặp phụ huynh tôi đã trao đổi <br />
về việc em giả danh, em nghỉ học đi chơi game và mong gia đình nên quan tâm <br />
tới em hơn đặc biệt giữ mối liên hệ mật thiết với GVCN để em không có cơ hội <br />
giả danh như vừa rồi.<br />
Tình huống 7: Giờ ra chơi khi tôi đang nghỉ giải lao trong phòng hội <br />
đồng thì cô giáo bộ môn Toán (đang còn rất trẻ mới ra trường ) đến gặp tôi và có <br />
trao đổi về việc khi cô ấy chuẩn bị bước vào lớp thì em Khánh đi ngang qua mặt <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 15<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
với thái độ ngông nghênh và lấy tay vuốt qua má của cô. Giờ học ấy cô cho lớp <br />
giờ C và đề nghị tôi xử lý.<br />
Giải quyết: Nghe sự việc xảy ra dù biết rằng em Khánh là một em học <br />
<br />
sinh cá biệt không chỉ ở trong lớp mà là học sinh cá biệt của trường nhưng tôi <br />
vẫn cảm thấy shock. Tiết học sau tôi trống tiết nên tôi gọi ngay em ấy lên phòng <br />
hội đồng. Biết tôi gặp lên vì chuyện gì nên em không dám nhìn thẳng vào mắt <br />
tôi. Tôi hỏi: “Em biết lý do vì sao cô gặp em rồi chứ ? Cô yêu cầu em tường trình <br />
lại toàn bộ sự việc ”. Em kể lại sự việc như trao đổi của cô giáo bộ môn. Tôi <br />
tiếp tục nói: Em nghĩ gì về hành động của mình? Em lí nhí xin lỗi tôi nhưng tôi <br />
đáp. Khánh ạ! Cô không phải là người để em xin lỗi mà người em cần xin lỗi là <br />
cô giáo dạy bộ môn Tóan kia em ạ. Ông bà ta vẫn có câu “ Không thầy đố mày <br />
làm nên”. Cô ấy tuy là một giáo viên trẻ nhưng khi đã đứng trên bục giảng thì <br />
các em phải tuyệt đối kính trọng coi như cha, như mẹ, như người anh, người chị <br />
của mình. Dù hành động ấy của em thật sự là vô tư nhưng đó là biểu hiện của <br />
sự thiếu tôn trọng. Ngay bây giờ cô yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó xin <br />
lỗi cô ấy. Và nhắc em phải biết sửa chữa lỗi lầm của mình bằng cách thay đổi <br />
thái độ với tất cả thầy cô chứ không riêng gì cô ấy! Hôm sau đến lớp, tôi phê <br />
bình hành động của Khánh trước lớp và thông báo sẽ hạ một bậc hạnh kiểm của <br />
em vào học kì ấy. Trường hợp này là do tâm lí muốn thể hện mình của tuổi mới <br />
lớn. GVCN giải thích cho HS hiểu các em không còn trẻ con nhưng chưa phải là <br />
người lớn, cần học cách sống lịch sự, tôn trọng người khác. Thể hiện mình bằng <br />
cách sống có trách nhiệm với tập thể, gia đình và với chính bản thân mình.<br />
Tình huống 8: Em H’ Ngơn là một trong những học sinh dân tộc thiểu <br />
số trong lớp, lực học của em yếu hơn nhiều so với các bạn trong lớp và khoảng <br />
thời gian từ tuần 10 tôi thấy em nghỉ học nhiều, không có giấy xin phép, tôi có <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 16<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
gọi cho phụ huynh thì chỉ nhận được một số lí do không cụ thể. Nhận thấy em <br />
có nguy cơ bỏ học cao nên tôi phải giải quyết vấn đề kịp thời.<br />
Giải quyết: Tôi nhờ một bạn trong lớp đưa đến gặp gia đình em, trước <br />
<br />
mắt tôi là một ngôi nhà sàn nhỏ, tạm bợ với 3 thế hệ chung sống. Mẹ tôi tiếp <br />
chuyện tôi bằng những giọt nước mắt kể về những khó khăn trong gia đình và <br />
dự định sẽ cho em nghỉ học để theo mẹ sang Gia Lai làm thuê. Trong hoàn cảnh <br />
ấy, tôi đã phân tích cho gia đình hiểu: Thứ nhất, em H’ Ngơn không phải học <br />
yếu vì em không có khả năng tiếp thu bài mà bởi vì em chưa có điều kiện học <br />
như các bạn về quỹ thời gian… Thứ hai, trong gia đình em mấy thế hệ đều <br />
không học hết cấp 2, cuộc sống chỉ dựa vaò sức lao động bằng cách cày thuê <br />
cuốc mướn vì thế gia đình hãy tạo điều kiện cho em học ít nhất là lấy được <br />
bắng tốt nghiệp THCS để sau này em có cơ hội tìm một việc làm nào đó mà <br />
không phải là đi cày thuê cuốc mướn thêm vào đó tôi cũng phân tích về những <br />
chính sách ưu tiên dành cho người DTTS nên gia đình cần có hi vọng khi em tiếp <br />
tục tới trường. Sauk hi chia tay gia đình em, tôi có đề nghi với đồng chí Tổng <br />
phụ trách đội tạo điều kiện cho em mượn chiếc xe đạp từ quỹ heo đất của Nhà <br />
trường. Nhận được xe và dường như thấu hiểu những điều mà tôi trao đổi, gia <br />
đình em tiếp tục cho đến trường. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 17<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Gia đình em H’ Ngơn Em H’ Ngơn được tặng xe đạp<br />
<br />
Tình huống 9: Em Nguyễn Quốc Đạt là một học sinh có học lực khá <br />
trong lớp nhưng những tuần cuối học kì I tôi nhận thấy có sự thay đổi ở em, em <br />
“ giao du”với những học sinh có ý thức đạo đức kém nhiều hơn. Và vào ngày thứ <br />
3 của tuần 15 khi lên lớp kiểm tra sĩ số học sinh tôi thấy em nghỉ học. Ngay lập <br />
tức tôi có gọi điện cho phụ huynh và trao đổi thì được bố em kể lại là em có lấy <br />
cắp của bố mẹ một số cà phê để đem đi chơi cùng bạn. Thấy vậy, nên bố em <br />
giận và bắt em nghỉ học.<br />
Giải quyết: Khi nhận được thông tin trên, ngay chiều hôm ấy tôi đã đến <br />
<br />
nhà để gặp phụ huynh em Đạt và em. Bố mẹ em kể lại sự việc em đã lấy cắp <br />
cà phê của gia đình và thể hiện sự tức giận với em, dự định sẽ không cho e đi <br />
học. Nhận thấy sự tức giận của gia đình là có cơ sở, tôi cũng trao đổi thêm về <br />
việc những tuần gần đây em thường xuyên “ giao du” với những học sinh có ý <br />
thức kém trong trường. Bố mẹ em gọi em lên nhà để nói chuyện cùng với tôi, <br />
chia sẻ thẳng thắn về sự việc. Nhìn thấy tôi, em đỏ bừng mặt. Tôi vờ đi như <br />
chưa biết chuyện, tôi nói với em về lịch học kiểm tra trong tuần này và dặn em <br />
đi học để không bị lỡ bài kiểm tra. Nghe tôi nói vậy, em òa khóc và kể lại sự <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 18<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
việc. Tôi nghiêm khắc nói với em: Hành vi ăn cắp là rất xấu, em làm như vậy <br />
không những là đã vi phạm nội quy mà còn làm bố mẹ em mất đi niềm tin vào <br />
em vì chẳng mấy ai lại ăn cắp của chính người trong gia đình mình cả. Sau đó, <br />
tôi cũng khuyên em về việc “chọn bạn mà chơi ” vì ông bà ta có câu “ đi với bụt <br />
mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Dường như đã biết được lỗi của mình, <br />
em cúi mặt lí nhí xin lỗi bố mẹ, rồi quay sang tôi hứa sẽ không bao giờ tái phạm <br />
và cũng không a dua theo các bạn nữa. Về phần bố mẹ em, khi không ở trước <br />
mặt Đạt tôi cũng khuyên bố mẹ em nên cho em quay trở lại trường học, vì đó là <br />
nơi em học những điều tốt từ thầy cô và bạn bè hơn nữa nó rất cần cho tương <br />
lai của em sau này. Hành động ấy của em chỉ là phút bồng bột, nên bỏ qua nhưng <br />
cũng không quên dám sát em thật chặt để hành vi ấy không tái phạm nữa. Khi em <br />
quay trở lại trường, tôi đã phê bình em trước lớp, yêu cầu em viết bản kiểm <br />
điểm và hi vọng sẽ không có học sinh nào trong lớp có hành vi tương tự. <br />
* Tình huống 10: Đầu học kì II, tôi có thông báo là sẽ sắp xếp lại chỗ ngồi <br />
thì em Tuấn Anh giơ tay xin được ngồi cùng em Linh với lý do để kèm bạn học <br />
vì trong lớp, Tuấn Anh cũng được xếp vào là một trong những em học tốt. Quay <br />
sang nhìn Linh tôi thấy em đỏ mặt, còn có một số em thì nhìn Linh và tủm tỉm <br />
cười. Tôi nhận thấy có điều gì đó không bình thường nên giờ ra chơi tôi bí mật <br />
gặp riêng Duyên là bạn thân của Linh. Qua tìm hiểu thì tôi biết được: Linh và <br />
Tuấn Anh có tình cảm đặc biệt với nhau.<br />
Giải quyết: Tâm sinh lí của HS THCS rất phức tạp, là giai đoạn chuyển <br />
<br />
từ trẻ con sang người lớn. Các em luôn muốn thể hiện mình là người lớn nhưng <br />
thẳm sâu trong tâm hồn vẫn rất hồn nhiên, vô tư. Và rung động đầu đời cũng <br />
xảy ra không ít. Dưới tác động nhiều của phim ảnh, mạng xã hội và đặc biệt là <br />
các em đang trong lứa tuổi dậy thì nên việc thể hiện tình cảm của các em cũng <br />
rất đáng lo. Khi biết được tình cảm hai em dành cho nhau, ngay sau buổi học tôi <br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 19<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
đã gặp riêng hai em và nói về việc tôi đã biết chuyện. Tôi nói với hai em rằng: <br />
Tình cảm học trò của các em cô sẽ không cấm, và cô cũng sẽ không có quyền <br />
cấm. Nhưng các em hãy cùng nhau cố gắng học tập để sau này cùng bước vào <br />
cổng Đại học thì tốt hơn vì tương lai của các em còn rất dài phía trước. Đừng vì <br />
một phút dại dột mà làm hỏng tương lai của nhau... Sau đó tôi liên hệ ngay với <br />
gia đình hai em, lên gặp tôi trực tiếp và tôi trao đổi thẳng thắn về vấn đề này. <br />
Tôi cũng yêu cầu hai gia đình quản lý giờ giấc của các em thật chặt, quản lý <br />
việc sử dụng mạng xã hôi...của các em. Tôi cũng tham mưu phía Đoàn trường tổ <br />
chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề: Giáo dục giới tính trẻ vị thành niên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 20<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
d. Kết quả thu được<br />
Những tình huống ở trên là một trong những tình huống mà tôi gặp và giải quyết <br />
mà theo tôi cũng mang lại kết quả khả quan của lớp có nhiều học sinh cá biệt. Và nó <br />
đã góp phần giúp cho lớp học ngày một nâng cao cả về chất lượng học tập, duy trì sĩ <br />
số và hạnh kiểm học sinh ngày một tốt lên. Đây là số liệu thống kê về kết quả trong <br />
quá trình làm công tác chủ nhiệm năm học 2016 2017.<br />
Kết quả thi đua các phong trào Nhà trường:<br />
<br />
Tham gia và đạt thành tích tốt chào mừng ngày 20/11: đoạt giải nhất cuộc thi “ <br />
Giai điệu tuổi hồng ”.<br />
Có 2 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý.<br />
Đạt giải ba “ Hội chợ Ẩm thực”.<br />
<br />
Lớp đạt danh hiệu là Chi đội Xuất sắc cuối năm học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 21<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
Kết quả học tập:<br />
<br />
<br />
Bỏ học Kết quả thi <br />
Năm Sĩ (chuyển Học lực Hạnh kiểm Ở đua toàn <br />
học số trường) lại trường GVCN<br />
Hoạt <br />
lớp<br />
Nề động <br />
nếp phong <br />
trào<br />
2015 G : 0 HS T : 15 HS Hoàng <br />
K : 7 HS K : 5 HS<br />
2016 26 03 03 17/25 19/25 Thủy <br />
Tb: 8 HS Tb : 3 HS<br />
Y : 5 HS Y : 0 HS Hạnh<br />
Kém: 3HS<br />
G : 2 HS T : 18 HS Phạm <br />
K : 13 HS K : 2 HS<br />
2016 23 0 03 9/ 25 07/25 Thu<br />
Tb: 5 HS Tb : 3 HS<br />
2017 Y: 3 HS Y : 0 HS Hà<br />
Kém: 3 HS<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị:<br />
<br />
1. Kết luận.<br />
Làm công tác chủ nhiệm là một công việc khó khăn nhưng hết sức thú vị <br />
<br />
cì nó có điều kiện gần guic, hiểu được tâm lí và sở nguyện của các em học sinh. <br />
Và để “gặt hái được những quả ngọt ” thì bản thân người giáo viên phải nhận <br />
được sự tin yêu từ chính cha mẹ học sinh cũng như học sinh, có như vậy ta mới <br />
thành công trong việc “dạy chữ, dạy người ”.<br />
Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm một lớp học có khá nhiều học <br />
<br />
sinh chưa ngoan tôi cũng có nhiều mối lo lắng, trăn trở, gặp không ít khó khăn <br />
đôi khi cũng bế tắc. Nhưng tôi lại nhận được rất nhiều tình cảm từ các em học <br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 22<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
sinh, sự tin yêu của các bậc phụ huynh. Và giờ dù các thế hệ học sinh đã ra <br />
trường nhưng có dịp các em vẫn ghé thăm tôi, hay thăm hỏi qua các trang mạng <br />
xã hội, điện thoại… để rồi chúng tôi lại có dịp ôn lại chuyện cũ. Tôi rất là vui <br />
khi thấy các em đã trưởng thành và có trách nhiệm với bản thân.<br />
Trên đây là một số tình huống tôi đã gặp phải và đã có những hướng giải <br />
quyết hiệu quả trong quá trình làm công tác chủ nhiệm trong năm học 2016 <br />
2017. Tôi xin viết nên đề tài SKKN này để cho đồng nghiệp trong trường cùng <br />
tham khảo. Cũng như xin ý kiến đóng góp của đồng nghiệp làm công tác chủ <br />
nhiệm để cho công tác chủ nhiệm của tôi ngày một tốt hơn nữa.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.!<br />
2. Kiến nghị.<br />
Để phát huy được vai trò của người GVCN trước hết nhà trường nên có <br />
sự quan tâm hơn nữa đối với GVCN.<br />
Đầu các năm học nhà trường nên tổ chức tập huấn cho giaó viên làm <br />
<br />
công tác chủ nhiệm cũng như giao lưu học hỏi giữa các đồng nghiệp với nhau, <br />
cùng nhau bàn bàn bạc để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.<br />
Có biện pháp khen thưởng kịp thời đối với giáo viên làm công tác chủ <br />
<br />
nhiệm tốt nhằm động viên khuyến khích họ.<br />
Kính mong nhà trường có tiêu chí đánh giá riêng cho GV làm công tác chủ <br />
nhiệm và cần linh hoạt khi đưa kết quả của lớp chủ nhiệm vào xét thi đua của <br />
GV. Bởi vì so với GV không chủ nhiệm, trách nhiệm của GVCN nặng nề hơn. <br />
GVCN vừa giảng dạy chuyên môn vừa điều hành lớp như một nhà quản lý. <br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 23<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TR<br />
́ ƯƠNG<br />
̀<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUY<br />
́ ỆN<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi Trang 24<br />
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ <br />
nhiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />