<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong cuộc sống, bất kì người cha người mẹ nào cũng luôn mong muốn <br />
sinh ra những đứa con bình thường, khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Tuy <br />
nhiên, không phải tất cả mọi người làm cha mẹ đều đạt được nguyện vọng <br />
này. Vẫn có những trẻ sinh ra có những khiếm khuyết về về trí tuệ và thể <br />
chất... tạo gánh nặng về tâm lý và kinh tế trong công tác điều trị đối với cả gia <br />
đình và xã hội. Nhưng không vì những khiếm khuyết này mà hầu hết những <br />
người làm cha, làm mẹ cũng như toàn xã hội bỏ rơi các em. Với tấm lòng nhân <br />
ái, yêu thương con người, tất cả chúng ta luôn quan tâm, động viên, sẵn sàng <br />
chia sẻ những khó khăn để giúp gia đình các em, chính bản thân các em có sự <br />
tự tin để hòa nhập với cộng đồng.<br />
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị khiếm khuyết về sức <br />
khoẻ, về các chức năng cơ thể từ đó dẫn đến việc trẻ gặp k hó khăn trong <br />
hoạt động cá nhân, hoạt động học tập và trẻ hay có những hành vi bất <br />
thường. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết <br />
tật trong các nhà trường hiện nay là một vấn đề rất quan trọng. Không ai khác <br />
ngoài lực lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung, trong đó giáo viên chủ <br />
nhiệm nói riêng là nòng cốt, đã góp phần làm nên sự thành công trong công tác <br />
giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. <br />
Hiện nay công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật vẫn còn xem <br />
nhẹ, chưa thực sự được các thầy cô giáo nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói <br />
riêng đặc biệt quan tâm một cách đúng mức, bởi do nhiều nguyên nhân khách <br />
quan và chủ quan, cụ thể: Về phía Đảng, Nhà nước, cơ quan chủ quản chưa có <br />
chính sách ưu đãi đối với giáo viên chủ nhiệm có trẻ khuyết tật học hoà nhập, <br />
giáo viên chủ nhiệm quá nhiều áp lực, nhiều việc phải hoàn thành, phải bắt <br />
nhịp với sự đổi mới, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm <br />
trong công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, đại đa số chú trọng chất <br />
lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, các phong trào, dường như họ ít chú trọng, <br />
còn xem nhẹ đến công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật, thậm chí có <br />
giáo viên chủ nhiệm suy nghĩ chưa đúng đắn: “Trong lớp có học sinh khuyết <br />
tật học hoà nhập như có thêm gánh nặng”, khi phân công chuyên môn giáo viên <br />
chủ nhiệm không muốn nhận lớp có trẻ khuyết tật học hoà nhập,… Song song <br />
với nhiều yếu tố nhận thức, tâm lý, tinh thần trách nhiệm,… thì giáo viên chủ <br />
nhiệm họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng về giáo dục hòa <br />
nhập trẻ khuyết tật một cách bền vững, nên công tác giáo dục hoà nhập cho <br />
trẻ khuyết tật còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao.<br />
Bên cạnh đó năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế trong các khâu <br />
điều hành, tổ chức thực hiện giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật, cơ sở vật <br />
chất phục vụ cho việc giáo dục trẻ hòa nhập còn thiếu thốn, nhận thức của <br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
cha mẹ học sinh về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật chưa cao, phó mặc cho <br />
nhà trường. Công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn <br />
cần được sớm tháo gỡ. <br />
Theo Bộ GDĐT, so với 20 năm trước, số trẻ khuyết tật được học hòa <br />
nhập tăng 10 lần. Nhưng theo kết quả nghiên cứu về sự sẵn sàng cho giáo dục <br />
khuyết tật tại 8 tỉnh thành của Việt Nam (An Giang, Kon Tum, Ninh Thuận, <br />
TP.HCM, Lào Cai, Gia Lai, Đồng Tháp, Điện Biên) do Bộ GDĐT, ĐH <br />
Toronto, Đại sứ quán Úc và Unicef tổ chức công bố tại hội thảo, mới chỉ có <br />
30% các trường được khảo sát cho biết đã làm tròn trách nhiệm liên quan đến <br />
trẻ khuyết tật theo văn bản pháp quy của Việt Nam. Rào cản lớn nhất trong <br />
việc giáo dục học sinh khuyết tật là thiếu kinh phí. 86% trong số các trường <br />
tham gia khảo sát cho biết: họ không có bất kỳ khoản ngân sách nào phân bổ <br />
cho việc giáo dục trẻ khuyết tật.<br />
<br />
(Theo báo Tuổi trẻ online ra ngày 16 tháng 12 năm 2015)<br />
<br />
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân trên, từ tình hình thực tế về công tác giáo <br />
dục trẻ khuyết tật trong trường, trong lớp tôi trăn trở và chọn đề tài “Một vài <br />
kinh nghiệm giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập với <br />
trường THCS”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp <br />
ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị nhà <br />
trường đặt ra trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay.<br />
Tôi hy vọng sau khi thực hiện đề tài này sẽ có hiệu quả thiết thực, giáo <br />
viên chủ nhiệm sẽ có thêm kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và biết vận <br />
dụng linh hoạt để góp phần làm tốt công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết <br />
tật hàng năm của nhà trường, chia sẻ phần nào gánh nặng đối với gia đình các <br />
em, giúp cho các em trở thành người công dân có ích cho đất nước trong tương <br />
lai.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Nhằm tìm ra các giải pháp chủ yếu để phát huy hơn nữa vai trò trách <br />
nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm nhằm làm tốt hơn công tác giáo dục hoà <br />
nhập trẻ khuyết tật, góp phần phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện <br />
cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Tăng hiệu quả và chất lượng <br />
giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật, thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục trong <br />
năm học đề ra .v.v… <br />
Giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt các chủ trương về phát triển giáo dục <br />
của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay trong đó có giáo dục hoà <br />
nhập trẻ khuyết tật. Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời thực <br />
hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường đặt ra trong năm học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm để làm tốt công tác phối hợp <br />
với các tổ chức đoàn thể, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh để hoàn thành tốt <br />
nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong nhà trường.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số kinh nghiệm, phương pháp trong công tác chủ nhiệm để giúp <br />
học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập trong nhà trường. Cụ thể, <br />
tại trường THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu lĩnh vực giúp giáo viên chủ nhiệm <br />
làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong nhà trường trong <br />
năm học 2016 – 2017.<br />
Giới hạn về không gian: Tại trường THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng <br />
Điền, huyện Krông Ana.<br />
Mặc dù bản thân đã có sự quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục hòa <br />
nhập cho trẻ khuyết tật trong nhà trường và cụ thể là đối với học sinh Nguyễn <br />
Thi Phước lớp 7A3, tuy nhiên do kinh nghiệm còn chưa nhiều và đặc thù tình <br />
hình thực tế nên đề tài chỉ mới được tiến hành nghiên cứu từ năm học 2016 – <br />
2017 nên còn mang tính chủ quan cá nhân. Hy vọng trong thời gian tới, với sự <br />
nỗ lực học hỏi của cá nhân, sự tạo điều kiện của các cấp các ngành trong công <br />
tác tập huấn, hỗ trợ về chuyên môn đối với công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ <br />
khuyết tật trong nhà trường, tôi sẽ có thêm thời gian và kinh nghiệm để kiểm <br />
chứng, hoàn thiện hơn nữa những nội dung trong đề tài này. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khảo sát.<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
Phương pháp nghiên cứu các nguồn tài liệu;<br />
Phương pháp quan sát;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
c) Phương pháp thống kê<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nay, trẻ khuyết tật là một phần không thể tách rời của xã hội. Vì <br />
vậy việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật đã trở thành việc làm <br />
cần thiết và cấp bách của toàn xã hội nói chung cũng như ngành giáo dục nói <br />
riêng. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2012/NĐCP ngày 10/4/2012 Quy <br />
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, <br />
Đề án Hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2012 2020 theo Quyết định số <br />
1019/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu giúp người khuyết tật <br />
được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người khác. Tạo điều kiện <br />
và cơ hội cho người khuyết tật học tập văn hoá, học nghề, phục hồi chức năng <br />
và phát triển khả năng của bản thân để hoà nhập cộng đồng”. Giáo dục trẻ <br />
khuyết tật chất lượng, thân thiện và bình đẳng luôn được Chính phủ Việt Nam <br />
đặc biệt quan tâm. Trẻ khuyết tật cũng như mọi trẻ em khác đều có quyền <br />
được giáo dục, học tập. Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam có khoảng 1,3 <br />
triệu trẻ khuyết tật và là nước đầu tiên của Châu Á, thứ 2 trên thế giới ký cam <br />
kết thực hiện Công ước Quốc tế về quyền trẻ em vào năm 1991. Bên cạnh đó, <br />
Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chương trình, đề án, cơ chế chính sách để <br />
hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Bộ GDĐT cũng đã ban hành theo thẩm <br />
quyền và phối hợp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cụ thể hóa các <br />
chính sách của Chính phủ về giáo dục đối với trẻ khuyết tật.<br />
Từ những chính sách, đề án nêu chúng ta đều có thể nhận thấy rằng <br />
Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng trẻ em khuyết <br />
tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, luôn tạo mọi điều kiện thuân lợi nhất để <br />
các em có có hội hòa nhập với cộng đồng. Trong đó, công tác giáo dục hòa <br />
nhập được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là hướng đi chủ yếu nhằm đảm <br />
bảo sự bình đẳng, công bằng cho trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó <br />
khăn. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt đào tạo và bồi dưỡng <br />
thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về kiến thức, kỹ năng, <br />
phương pháp trong giáo dục hòa nhập là một yêu cầu cấp thiết của ngành Giáo <br />
dục và Đào tạo.<br />
Việc giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập là một chủ trương đúng đắn <br />
của<br />
Đảng, Nhà nước ta, thể hiện sự quan tâm đúng mức đến Quyền trẻ em, thể <br />
hiện giàu tính nhân văn và thực sự có ý nghĩa đối với trẻ khuyết tật trong toàn <br />
xã hội. Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngày càng được Đảng, Nhà nước <br />
quan tâm sâu sắc, coi đây như một nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành trong <br />
thời kì đổi mới và hội nhập được xác định là một trong những mục tiêu quan <br />
trọng của nền giáo dục nước ta hiện nay. <br />
Mỗi năm học đều có các văn bản chỉ đạo cụ thể của các cấp các ngành <br />
về công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. Trong đó, sở GD&ĐT phối <br />
hợp với Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật của tỉnh tổ chức các lớp tập huấn <br />
cho cán bộ, giáo viên cốt cán của các trường , để góp phần giúp các nhà trường <br />
và giáo viên làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, lựa chọn <br />
<br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
hình thức giáo dục cơ bản đáp ứng với nhu cầu giáo dục của trẻ khuyết tật ở <br />
nước ta.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Việc quan tâm đối với con em mình của cha mẹ em Phạm Thi Phước <br />
còn hạn chế, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, cha mẹ em kiếm <br />
sống bằng việc canh tác hơn hai sào lúa nước những khi rảnh rỗi lại việc đi <br />
làm thuê những công việc mang tính thời vụ ở ngoài thị trấn Buôn Trấp nên có <br />
tâm lý chung phó mặc cho số phận, cho nhà trường và thậm chí có suy nghĩ con <br />
học đến đâu thì hay đến đó, nếu không học được cho nghỉ ở nhà cùng đi làm <br />
thuê kiếm tiền với cha mẹ. Thậm chí nếu thầy cô có gặp gỡ trao đổi còn tỏ <br />
thái độ buông xuôi, không hợp tác, thiếu trách nhiệm.<br />
Em Phạm Thi Phước có hình thức bên ngoài bình thường nhưng do <br />
chậm phát triển trí não nên đọc còn chậm và đánh vần từng chữ, tính toán còn <br />
chậm, viết càng chậm. Đi học lại không chuyên cần, thích thì đi học, không <br />
thích thì nghỉ nên giáo viên chủ nhiệm rất vất vả, chất lượng học tập của em <br />
rất thấp.<br />
Đa số giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường chưa có nhiều kinh <br />
nghiệm trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. <br />
Hiệu quả công tác giáo hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở một số giáo viên <br />
bộ môn chưa cao, công tác phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà <br />
trường chưa chặt chẽ, chưa năng động.<br />
Đảng và Nhà nước, các cấp ngành chưa có chính sách ưu đãi cụ thể cho <br />
giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật học hòa nhập.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Giúp giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm để làm tốt công tác giáo <br />
dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong nhà trường. Góp phần nâng cao chất <br />
lượng giáo giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, đạt được mục tiêu giáo dục <br />
và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị nhà trường đặt ra trong năm học.<br />
Giúp học sinh khuyết tật học hòa nhập có thêm niềm vui, sự hứng khởi <br />
khi đến lớp, đến trường để cảm nhận được tình yêu thương chia sẻ của cả gia <br />
đình, thầy cô, bạn bè và cả cộng đồng phần nào giảm bớt thiệt thòi mà các em <br />
đang phải gánh chịu.<br />
Góp phần tác động đến đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng và xã hội có <br />
sự quan tâm hơn nữa trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật,... <br />
Từ mục tiêu trên tôi nghiên cứu, đúc kết rút kinh nghiệm giúp học sinh <br />
khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập trong trường THCS qua những giải <br />
pháp, biện pháp cụ thể sau đây: <br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
5<br />
<br />
<br />
<br />
Nhà trường cần thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho <br />
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật <br />
theo phương thức bồi dưỡng tại chỗ; căn cứ vào khả năng, nhu cầu của học <br />
sinh khuyết tật đã được xác định trong sổ kế hoạch giáo dục cá nhân và kế <br />
hoạch giáo dục chung, điều chỉnh nội dung chương trình các môn học, phương <br />
pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục phù hợp đối với từng học sinh <br />
khuyết tật học hòa nhập trên tinh thần động viên, khích lệ và ghi nhân s<br />
̣ ự tiêń <br />
̣ ủa các em; đầu tư thiết bị dạy học, tạo môi trường và điều kiện cơ sở vật <br />
bô c<br />
chất thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập; là đầu mối để tập hợp <br />
các nguồn lực cộng đồng hỗ trợ giáo viên, học sinh khuyết tật học tập có hiệu <br />
quả; tổ chức tiếp nhận học sinh khuyết tật từ Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo <br />
dục hòa nhập trẻ khuyết tật ra học hòa nhập và tiếp nhận học sinh khuyết tật <br />
lên các cấp học trên (nếu có).<br />
Giáo viên hòa nhập ở lớp là người trực tiếp làm việc hàng ngày với học <br />
sinh khuyết tật nên có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động học tập, <br />
tham gia các hoạt động phong trào của học sinh khuyết tật. Đặc biệt, nếu <br />
chúng ta muốn có kết quả tốt hơn thì cần phải tìm hiểu cụ thể về đối tượng <br />
học sinh, chủ động kiểm tra sự đáp ứng của học sinh đối với các quy trình và <br />
chương trình giáo dục cho trẻ khuyết tật để xây dựng phương pháp giáo dục <br />
phù hợp nhất. Dưới đây là một số nội dung mà bản thân tôi cho rằng thực sự <br />
cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục để giúp học sinh khuyết <br />
tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập trong nhà trường.<br />
Bước 1. Xác định đối tượng, thực hiện việc đánh giá cho mục đích <br />
phân loại học sinh<br />
Ngay từ đầu năm, giáo viên chủ nhiệm xác định đối tượng khuyết tật <br />
học hòa nhập trong lớp mình phụ trách. Đó là dạng khuyết tật gì? Mức độ <br />
khuyết tật ra sao? Hoàn cảnh của gia đình em đó như thế nào? Những mặt nào <br />
còn hạn chế và những mặt nào cần giúp đỡ để phát triển hơn?<br />
Bước 2. Lập kế hoạch cụ thể<br />
Sau khi đã xác định được đối tượng trẻ khuyết tật học hòa nhập, tôi lập <br />
kế hoạch cụ thể. Thiết kế chương trình cho học sinh dựa trên khả năng, mức <br />
độ thực hiện nhiệm vụ học tập và những khó khăn đặc thù của mỗi học sinh, <br />
xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng học sinh. Sau mỗi tháng đều có <br />
đánh giá, theo dõi và có biện pháp điều chỉnh bổ sung. Cụ thể cần lưu ý các nội <br />
dung sau:<br />
Thời gian thực hiện: Cần chỉ rõ ngày bắt đầu thực hiện và thời hạn <br />
hoàn thành hoạt động. Thông thường, trẻ khuyết tật cần nhiều thời gian hơn <br />
để có thể lĩnh hội được nhiều hoạt động khác nhau. Điều này liên quan đến <br />
việc phân bổ lượng thời gian để thực hiện một nội dung hoạt động nhằm đạt <br />
đến mục đích giáo dục đã xác định sao cho phù hợp, mang tính khả thi và kích <br />
<br />
<br />
6<br />
<br />
<br />
<br />
thích hứng thú cả giáo viên và trẻ. Cần tránh biểu hiện nôn nóng hay quá kì <br />
vọng vào sự tiến bộ của trẻ.<br />
Nội dung hoạt động: Là những hoạt động mà người giáo viên dự tính <br />
sẽ tiến hành tổ chức để trẻ tham gia và nhằm giúp trẻ đạt mục tiêu. Các hoạt <br />
động cần được thiết kế và thực hiện theo trình tự các bước và điều này liên <br />
quan đến kĩ năng chia nhỏ nhiệm vụ, nội dung thành các bước càng nhỏ càng <br />
tốt đối với trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, một kĩ năng quan trọng khác là kĩ năng <br />
xây dựng các bước chuyển tiếp bao gồm việc củng cố kiến thức, kĩ năng đã <br />
đạt được, hình thành kiến thức, kĩ năng mới và chuẩn bị cho bước phát triển <br />
tiếp theo.<br />
Biện pháp thực hiện và phương tiện liên quan: là những cách thức, <br />
điều kiện để thực hiện hoạt động đó diễn ra và đạt kết quả. Những điều kiện, <br />
phương tiện đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân bao gồm các dịch <br />
vụ đặc biệt cho đối tượng trẻ khuyết tật khác nhau (máy trợ thính, chữ nổi <br />
Braille, đồ dùng học tập phù hợp với trẻ khó khăn về vận động…), các hoạt <br />
động tập thể đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia, các môi trường phù <br />
hợp với khả năng, hứng thú của trẻ…<br />
Người thực hiện: Là những người giúp trẻ thực hiện các hoạt động. <br />
Bản kế hoạch cần chỉ rõ người chịu trách nhiệm chính, người hỗ trợ, thời gian <br />
và công việc cụ thể của từng thành viên.<br />
Kết quả mong đợi: Cần chỉ ra yêu cầu mức độ đạt được. Đối với mỗi <br />
mục tiêu, cần chỉ rõ những tiêu chí và cách thức đánh giá. Cần lưu ý khi tiến <br />
hành đánh giá phải xác định rõ mục đích đánh giá là nhằm xác định bước phát <br />
triển tiếp theo cụ thể của trẻ để từ đó có những biện pháp can thiệp giáo dục <br />
kịp thời đáp ứng nhu cầu của trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lập hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của học sinh:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 3. Xây dựng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học<br />
Trong quá trình bản thân trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy bộ môn Mĩ <br />
thuật, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về dạy học cho học sinh khuyết <br />
tật học hòa nhập. Cụ thể như sau: <br />
Để giúp học sinh khuyết tật học hòa nhập với lớp mình, trước hết giáo <br />
viên chủ nhiệm phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, cá tính, khả năng, nhu <br />
cầu của em khuyết tật ở lớp mình. Từ đó, bố trí cho những em học sinh khác <br />
trong lớp cùng phối hợp, giúp đỡ bạn đặc biệt không vì các em là trẻ khuyết <br />
tật mà chúng ta có tâm lý lơ là, thiếu quan tâm mà chúng ta có thể giao em <br />
những công việc thật cụ thể, chi tiết trong khả năng của các em.<br />
Xây dựng mối quan hệ tốt với em. Không định kiến khi em có hành vi <br />
bất thường. Yêu thương, quan tâm, chăm sóc em thường xuyên, để em không <br />
cảm thấy bị bỏ rơi và em cảm thấy tự tin hơn. <br />
Tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đối tượng khuyết <br />
tật của học sinh lớp mình.<br />
Ví dụ: <br />
Đối với em Phạm Thi Phước chậm phát triển trí tuệ thì trong giảng dạy <br />
bộ môn giáo viên phải vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo các phương pháp <br />
nhằm giúp trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ. Sử dụng tốt tranh ảnh, mô hình, <br />
hình vẽ cũng như các hoạt động vui chơi giúp trẻ nắm và nhớ kiến thức. Sau <br />
khi hướng dẫn chung cho học sinh cả lớp, tôi thường dành một vài phút để <br />
<br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
kiểm tra, nhắc nhở để giúp em củng cố kiến thức thường xuyên, liên tục, nhắc <br />
đi nhắc lại nhiều lần những kiến thức đã học để em khắc sâu hơn. Thường thì <br />
tôi hay kiểm tra lại kiến thức bằng những câu đố vui hoặc mô hình trực quan <br />
mang tính nhẹ nhàng vừa học vừa chơi. Tránh những yêu cầu quá mức gây <br />
căng thẳng, ức chế thần kinh cho em. Trường hợp thấy các em căng thẳng <br />
trong giờ học thì hỏi một câu hỏi mở (hoặc câu hỏi vui) để em thoải mái hơn. <br />
Điều chỉnh nội dung chương trình, thời gian giữa học và nghỉ ngơi thư <br />
giãn phù hợp với khả năng của em. <br />
Tạo môi trường thuận lợi để em có thể tham gia dễ dàng. Khuyến <br />
khích em tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích.<br />
Phần lớn học sinh không thích những hình phạt đặc biệt là hình phạt <br />
liên quan đến xức phạm thân thể. Vậy nên, đối với học sinh khuyết tật chúng <br />
ta lại càng cần hạn chế điều này.<br />
Bước 4. Chú trọng rèn luyện kĩ năng sống<br />
Trẻ khuyết tật từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành trải qua rất nhiều giai <br />
đoạn phát triển khó khăn. Do trẻ có những đặc điểm tâm sinh lí không thuận <br />
lợi, quá trình nhận thức bị suy giảm làm cho trẻ khó khăn trong việc lĩnh hội <br />
các kiến thức cơ bản và vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống. Để giúp <br />
em hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, chúng ta cần dạy và rèn luyện một số <br />
kĩ năng đơn giản phù hợp với nhu cầu của bản thân các em:<br />
Rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc bản thân: Học sinh khuyết tật khi học <br />
những kĩ năng tự phục vụ bản thân gặp nhiều khó khăn. Cho nên dạy các em <br />
các kĩ năng này cần: <br />
+ Hướng dẫn từng thao tác nhỏ trong mỗi hoạt động.<br />
+ Cho em nhìn, quan sát rồi mới thực hiện.<br />
+ Thực hiện nhiều lần để em nhớ.<br />
+ Trong quá trình em thực hiện phải chú ý theo dõi và trợ giúp khi cần <br />
thiết. Nếu em chưa thực hiện được phải hướng dẫn lại rất cụ thể theo từng <br />
bước từ đơn giản đến phức tạp.<br />
Giao tiếp là hoạt động trao đổi các thông tin giữa người này với người<br />
khác hoặc giữa một người với nhiều người. Trẻ em khuyết tật gặp nhiều khó <br />
khăn trong giao tiếp: các em không hẳn không hiểu hết lời nói, khi truyền đạt <br />
thì nói không rõ hoặc nói không hết ý của mình, rụt rè trong giao tiếp.<br />
Vì vậy, cần rèn luyện cho em những kĩ năng trong giao tiếp:<br />
+ Kĩ năng lắng nghe<br />
+ Kĩ năng nghe hiểu<br />
+ Kĩ năng biểu đạt<br />
<br />
<br />
11<br />
<br />
<br />
<br />
Để giao tiếp đạt kết quả cao cần chú ý: Cần tôn trọng nhu cầu của em; <br />
động viên khích lệ và khen ngợi em; chăm chú lắng nghe khi chuyện trò với <br />
em; lựa chọn cách nói hợp với đặc điểm của em; kết hợp giữa lời nói và cử chỉ <br />
điệu bộ để tạo ra sự hấp dẫn; luôn vui vẻ hòa nhã trong giao tiếp để tạo tâm <br />
thế thoải mái cho em một cách tự nhiên.<br />
Cụ thể đối với em Phước, em chỉ có thể nói, viết những từ đơn âm, từ <br />
ngắn em gặp rất nhiều khó khăn đối với những từ đa âm, từ dài, câu dài. Thậm <br />
chí, em còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên bạn bè cũng như thầy cô bộ <br />
môn trong lớp, cho nên trong quá trình giáo dục, tôi thường dành thêm thời gian <br />
vào các tiết sinh hoạt lớp… phối hợp với giáo viên bộ môn Ngữ văn để hướng <br />
dẫn thêm cho em tập đọc, đi từ mức độ dễ và tăng dần độ khó, độ dài của văn <br />
bản.<br />
Rèn kĩ năng thích ứng: Học sinh có khuyết tật nhận thức chậm không <br />
đầy đủ lại yếu trong nhận xét sự kiện, sự việc, quá trình định hướng điều <br />
khiển nên khi chuyển sang môi trường hoàn cảnh mới lạ các em gặp nhiều khó <br />
khăn để thích ứng. Trong quá trình giáo dục cần rèn luyện cho các em:<br />
+ Làm quen thích nghi với môi trường hoàn cảnh mới.<br />
+ Luyện cho các em có khả năng xác định những đức tính, đạo đức, thái <br />
độ theo chuẩn mực của tập thể, của xã hội để phù hợp với lối sống.<br />
+ Biết thông cảm với người khác, biết cách đặt mình vào vị trí của <br />
người khác; hiểu và coi hoàn cảnh của người khác như của chình mình và tìm <br />
ra cách giảm bớt gánh nặng bằng cách chia sẻ với nhau tránh định kiến mặc <br />
cảm.<br />
+ Biết điều chỉnh hành vi, hoạt động phù hợp với qui tắc đạo đức lối <br />
sống trong những trường hợp xung đột phải thương lượng là chính. Không nên <br />
dùng bạo lực và luôn có lòng tự trọng.<br />
Bước 5. Làm tốt công tác thông tin hai chiều trong nhà trường, với <br />
giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh … để tìm ra biện pháp hỗ trợ giáo dục <br />
tốt nhất<br />
Ngay từ đầu năm học, sau khi có đầy đủ hồ sơ liên quan đến học sinh <br />
khuyết tật, tôi chủ động hoàn thành báo cáo về lãnh đạo nhà trường để nhà <br />
trường công khai trong cuộc họp Hội đồng sư phạm để toàn thể cán bộ, giáo <br />
viên nhân viên được biết và cùng phối hợp thực hiện.<br />
Giáo viên chủ nhiệm cần tạo điều kiện hình thành mối quan hệ tốt đẹp <br />
giữa giáo viên bộ môn và học sinh khuyết tậ để tạo được sự thông cảm, <br />
thương yêu, đối xử công bằng, tôn trọng các em. Thống nhất kế hoạch và <br />
chương trình giáo dục đối với học sinh khuyết tật.<br />
Sau đó trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi tế nhị, chủ động <br />
nắm bắt thêm thông tin từ gia đình để có cơ sở xây dựng kế hoạch mang tính <br />
khả thi nhất. Thường xuyên thông tin về tình hình học tập và rèn luyện của <br />
12<br />
<br />
<br />
<br />
học sinh thông qua trao đổi trực tiếp, thông qua điện thoại hoặc gửi sổ liên <br />
lạc…<br />
Chủ động nhắc nhở đội ngũ cán bộ lớp hiểu, cảm thông và chia sẻ công <br />
việc, giúp giáo viên chủ nhiệm quan tâm theo dõi bạn, báo cáo thông tin kịp <br />
thời về cho tôi để kịp thời nắm bắt và xử lý thông tin.<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 6. Xây dựng môi trường sinh hoạt, học tập thân thiện <br />
Tổ chức cho học sinh học hòa nhập cùng lớp học bình thường và được <br />
học tất cả các môn như các bạn học sinh khác (trừ một số trường hợp đặc <br />
biệt). <br />
Xây dựng tập thể lớp có ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết thương <br />
yêu giúp đỡ nhau. Động viên mọi thành viên trong lớp phải có tinh thần trách <br />
nhiệm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia vui chơi. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Em Phạm Thi Phước (đứng đầu hàng) tham gia thi kéo co cùng các bạn trong <br />
lớp 6A3 trong hội Khỏe Phù Đổng cấp trường<br />
<br />
<br />
13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên cũng như các bạn cùng lớp luôn phải chú ý động viên khuyến <br />
khích kịp thời khi em hoàn thành được một nhiệm vụ, công việc đơn giản so <br />
với trẻ bình thường khác. Xây dựng chương trình Vòng tay bè bạn ngay từ đầu <br />
năm học để tạo ra bầu không khí thân mật, thương yêu giúp đỡ em như: nhóm <br />
bạn cùng học ở nhà, nhóm cùng đi học, nhóm học trên lớp, nhóm cùng vui <br />
chơi. Cùng tìm hiểu đặc điểm bệnh tật của em, để có hướng giúp đỡ khi em bị <br />
đau ốm. Yêu thương, quan tâm chăm sóc em thường xuyên để cho em cảm <br />
thấy không bị bỏ rơi và đem lại cảm giác an toàn cho em. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp tặng quà của tập thể lớp <br />
cho em Phạm Thi Phước nhân dịp Tết Nguyên đán<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Em Phạm Thi Phước cùng các bạn trong lớp 6A3 tham gia<br />
Hội thi nghi thức đội cấp trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thầy Đặng Văn Sơn Phó hiệu trưởng nhà trường đến dự giờ thăm lớp<br />
<br />
<br />
Kết hợp với các bạn bè động nghiệp để theo dõi, giúp đỡ các em như <br />
Tổng phụ trách, giáo viên dạy bộ môn. Kết hợp với phụ huynh học sinh để <br />
cùng nhau đưa ra biện pháp tối ưu nhất tạo điều kiện cho em sống, học tập tại <br />
cộng đồng. <br />
15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Em Phạm Thi Phước tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn trong lớp 6A3 <br />
<br />
Quan trọng nhất là người giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật <br />
học hòa nhập phải có TÂM của người thầy, phải là người cha người mẹ thứ <br />
hai của em.<br />
Bước 7. Đánh giá học sinh khuyết tật học hòa nhập<br />
Đối với học sinh khuyết tật học hòa nhập (theo chương trình giáo dục <br />
chung với những học sinh bình thường), giáo viên tuyệt đối không được máy <br />
móc dựa vào khung chuẩn của học sinh bình thường mà phải điều chỉnh <br />
chương trình, kế hoạch dạy học và nội dung học vừa sức với các em. Việc <br />
đánh giá cũng phải linh hoạt theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ <br />
lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo <br />
dục của tất cả học sinh. Trong đó, chú trọng đến sự tiến bộ trong việc rèn <br />
luyện các kỹ năng như: kỹ năng cá nhân (tự phục vụ, tự quản, tự học...); kỹ <br />
năng xã hội (giao tiếp, hợp tác...); kỹ năng nhận thức, tư duy…; khả năng hòa <br />
nhập đối với từng đối tượng cụ thể.<br />
Cụ thể, nếu học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình <br />
giáo dục chung thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường, tùy trường <br />
hợp cụ thể có thể giảm nhẹ yêu cầu về nội dung đánh giá. Khi kiểm tra, đánh <br />
giá định kỳ thì có thể giảm số lượng bài kiểm tra, tăng thời gian làm bài, hạ <br />
thấp mức độ yêu cầu (nhưng phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy <br />
định), không cần kiến thức nâng cao, có thể cho nợ kết quả đánh giá và thực <br />
16<br />
<br />
<br />
<br />
hiện việc đánh giá bổ sung vào thời điểm thích hợp. Bên cạnh đó, giáo viên <br />
cũng nên sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đánh giá chứ không nhất thiết <br />
phải làm bài kiểm tra. Chẳng hạn như: làm bài tập, quan sát, theo dõi, vấn đáp, <br />
đánh giá qua sản phẩm thay thế... Các hình thức đánh giá phải được ghi nhận <br />
trong học bạ của học sinh. Đối với đối tượng học sinh này, chúng ta vẫn căn <br />
cứ vào hồ sơ học sinh và kết quả đánh giá để xét hoàn thành chương trình lớp <br />
học, hoàn thành chương trình THCS vào cuối năm học và ghi vào học bạ.<br />
Đối với những học sinh khuyết tật học hòa nhập không đáp ứng được <br />
yêu cầu chương trình giáo dục chung thì việc đánh giá dựa trên kế hoạch giáo <br />
dục cá nhân đã được xây dựng từ đầu năm học và sự tiến bộ của học sinh. Kết <br />
quả đánh giá không tính vào kết quả học tập chung của lớp nhưng được ghi <br />
nhận thành tích cho giáo viên bằng sự tiến bộ của học sinh đó.<br />
Một số lưu ý cần thiết trong quá trình thực hiện:<br />
Phát hiện những điểm tiến bộ hằng ngày của em để động viên kịp thời, <br />
khích lệ và có biểu dương trước lớp, gây hứng thú cho em tham gia học tập tốt <br />
hơn.<br />
Tuyệt đối không chê bai, mắng nhiếc trước tập thể khi em không theo <br />
kịp bạn bè hay khi em phạm lỗi. <br />
<br />
Bước 8. Công tác tổng hợp, lưu trữ hồ sơ của học sinh khuyết tật<br />
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm có học sinh khuyết tật hòa nhập cần <br />
chủ động tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, chuyên đề về công tác giáo dục <br />
học sinh khuyết tật hòa nhập, nghiên cứu kĩ các văn bản liên quan; phối hợp <br />
với giáo viên bộ môn để thực hiện tốt công tác báo cáo, lưu trữ hồ sơ theo quy <br />
định. Tối thiểu phải có những loại hồ sơ sau đây:<br />
Hồ sơ giáo dục dành cho học sinh khuyết tật bao gồm: <br />
Sổ theo dõi chăm sóc sức khỏe;<br />
Kế hoạch học tập cá nhân;<br />
Bài làm, bài tập kiểm tra;<br />
Học bạ;<br />
Giấy khai sinh;<br />
Giấy chứng nhận hoàn thành cấp học, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ học <br />
tập, học nghề;<br />
Các loại giấy tờ khác...<br />
Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi chép, bổ sung <br />
và lưu giữ đầy đủ, trung thực các thông tin về quá trình phát triển của người <br />
khuyết tật trong thời gian học tập tại nhà trường.<br />
<br />
<br />
17<br />
<br />
<br />
<br />
Khi học sinh khuyết tật có sự thay đổi lớp, trường, cấp học hoặc hình <br />
thức giáo dục, nhà trường hoặc cơ sở cũ có trách nhiệm bàn giao hồ sơ đến <br />
trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục mới.<br />
Những thông tin cá nhân về người khuyết tật chỉ được cung cấp cho <br />
những người có trách nhiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các biện pháp, giải pháp nêu trên có một vai trò quan trọng, tác động qua <br />
lại hữu ích góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa <br />
nhập cho trẻ khuyết tật. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần chủ động nắm bắt <br />
thông tin kịp thời, sát thực để xác định đối tượng học sinh khuyết tật, thực <br />
hiện chính xác việc đánh giá phân loại dạng khuyết tật của học sinh để từ đó <br />
xây dựng kế hoạt động giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật ngay từ đầu <br />
năm học. Phối hợp với giáo viên bộ môn để thực hiện điều chỉnh nội dung, <br />
phương pháp, đồ dùng dạy học... một cách linh hoạt, phù hợp với học sinh <br />
khuyết tật; tổ chức khảo sát khả năng, nhu cầu của học sinh để ra quyết định <br />
giảm nhẹ yêu cầu học tập cho các em; thực hiện một cách linh hoạt tránh tình <br />
trạng nguyên tắc, cứng nhắc thiếu tình yêu thương, thường xuyên báo cáo kết <br />
quả với ban Giám hiệu để tranh thủ sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường tạo <br />
điều kiện quản lý lớp học tốt hơn... Nhà trường phải thực sự là nơi giúp đỡ, <br />
khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các <br />
chủ nhân tương lai của xã hội. Làm được điều đó, chúng ta sẽ giúp mỗi học <br />
sinh tỏa sáng và thành công trong cuộc sống của chúng.<br />
Muốn phát huy giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập <br />
cho trẻ khuyết tật, thì nhà trường, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội trong <br />
và ngoà nhà trường phải chủ động thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao <br />
nhận thức pháp lí và nhận thức xã hội cho đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh <br />
bằng cách tạo điều kiện về mọi mặt: quan tâm, giúp đỡ, động viên giáo viên <br />
kịp thời, bởi yếu tố quan trọng sử dụng các biện pháp, giải pháp và quyết định <br />
<br />
19<br />
<br />
<br />
<br />
hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là người giáo viên chủ <br />
nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng phát huy công tác phối hợp, thông <br />
tin hai chiều trong nhà trường, với giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh … để <br />
tìm ra biện pháp hỗ trợ giáo dục tốt nhất. Cha mẹ học sinh cần được nâng cao <br />
nhận thức về vấn đề nhận diện dạng khuyết tật, chăm sóc giáo dục trẻ <br />
khuyết tật, tránh tình trạng chán nản, mặc kệ, thiếu sự quan tâm, thiếu tình <br />
yêu thương cũng như sự phối hợp với nhà trường và xã hội.<br />
Tóm lại, để góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục hòa nhập <br />
trẻ khuyết tật rất cần sự hỗ trợ quan trọng của lực lượng giáo viên các trường <br />
có học sinh hòa nhập, của nhân viên hỗ trợ, sự phối hợp tích cực của quản lý <br />
các trường cũng như cha mẹ học sinh, của các đoàn thể, xã hội, trong đó sự <br />
năng động sáng tạo của các em học sinh khuyết tật trong qúa trình học tập thì <br />
công tác giáo dục học sinh khuyết tật trong các nhà trường mới thực sự có hiệu <br />
quả.<br />
5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
Sau khi tôi cùng các đồng nghiệp đã thực hiện các biện pháp trên, tôi <br />
thấy hầu hết các em khuyết tật học hòa nhập có tiến bộ nhiều về mọi mặt, <br />
không còn mặc cảm trước bạn bè, sống cởi mở, hòa đồng hơn. <br />
Các em đã tự thể hiện mình qua các hoạt động học tập, vui chơi và đặc <br />
biệt về học tập các em tiến bộ rõ rệt.<br />
Cụ thể cuối học kì II:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giá trị khoa học:<br />
Nhờ hiểu rõ thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, biện pháp nêu <br />
trên mà chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật được nâng cao hơn. <br />
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò rất quan trọng, làm tốt công tác giáo <br />
dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục <br />
toàn diện cho học sinh, hoàn thành mục tiêu giáo dục mà Đảng, Nhà nước và <br />
nhiệm vụ năm học nhà trường đề ra. Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là <br />
một vấn đề rất cần được sự quan tâm nhiều tổ chức trong và ngoài nhà <br />
trường, nhưng thành tố quyết định nhiều nhất giúp học sinh tiến bộ, phát triển <br />
dần nhân cách toàn diện cả về tinh thần lẫn thể chất là giáo viên chủ nhiệm. <br />
Chúng ta vẫn nhận thức sâu sắc rằng, công tác giáo dục hòa nhập học <br />
sinh khuyết tật là một việc làm hết sức khó khăn, vất vả, ngoài việc điều <br />
chỉnh, lựa chọn những kiến thức, phương pháp, hình thức dạy học, đánh giá <br />
phù hợp với từng loại đối tượng trẻ khuyết tật, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị <br />
phù hợp từng loại tật, còn cần có một tấm lòng yêu thương, một sự kiên trì <br />
nhẫn nại, chăm chút từng ngày, từng giờ, trân trọng từng sự tiến bộ, dù nhỏ, <br />
của các em. Nghĩa là, đòi hỏi cần có một tấm lòng, cái tâm ở mỗi một cán bộ <br />
quản lý, giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.<br />
<br />
21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Từ sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong rằng sẽ có nhiều giáo viên học <br />
hỏi được thêm kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật và ngày càng học hỏi trau <br />
dồi tri thức góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và <br />
chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật nói riêng.<br />
Tuy nhiên với thời gian không nhiều và tài liệu tham khảo chưa được <br />
phong phú chắc chắn rằng đề tài này còn có những thiếu sót, hạn chế mà bản <br />
thân tôi không phát hiện ra. Để đề tài này thực sự hoàn thiện và có hiệu quả <br />
cao hơn tôi mong rằng các bạn sẽ có những ý kiến đóng góp xây dựng và chỉnh <br />
sửa sau khi đã đọc và nghiên cứu kĩ đề tài.<br />
2. Kiến nghị <br />
Để cho việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường THCS đạt <br />
kết quả cao, tôi có một số đề nghị như sau:<br />
* Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện:<br />
Có những văn bản hướng dẫn chỉ đạo, đảm bảo chế độ cho giáo viên <br />
dạy ở những lớp có học sinh học hoà nhập, học sinh chuyên biệt theo quy định <br />
của các văn bản cấp trên.<br />
Tăng cường công tác tổ chức tập huấn, chuyên đề cho đội ngũ cán bộ <br />
quản lý, giáo viên về công tác giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật học <br />
hoà nhập.<br />
* Nhà trường:<br />
Cần quan tâm hơn nữa đến các lớp có học sinh khuyết tật để đưa ra <br />
những biện pháp, phương pháp giáo dục hiệu quả.<br />
Trang bị thêm tài liệu, sách tham khảo về công tác giáo dục hòa nhập <br />
để giáo viên chủ động tham khảo.<br />
Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, công tác xã hội hóa giáo dục để <br />
góp phần nâng cao chất lượng hào nhập giáo dục trong nhà trường.<br />
* Giáo viên:<br />
Tích cực chủ động tham gia các buổi tập huấn, chuyên đề về công tác <br />
giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật học hoà nhập.<br />
Linh hoạt trong quá trình giáo dục, đánh giá học sinh tham gia học hòa <br />
nhập trong nhà trường. Hoàn thành đầy đủ các loại hồ sơ minh chứng theo quy <br />
định.<br />
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục <br />
học sinh khuyết tật hòa nhập trong trường THCS, cụ thể tại trường THCS Lê <br />
Đình Chinh. Với những kết quả đạt được ban đầu còn khiêm tốn nhưng cũng <br />
đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là học sinh <br />
22<br />
<br />
<br />
<br />
khuyết tật, từng bước xây dựng nhà trường ngày càng phát triển, được chính <br />
quyền nhân dân và cha mẹ học sinh tin tưởng. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng <br />
nhưng do thời gian nghiên cứu và thực nghiệm chưa nhiều nên không tránh <br />
khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng <br />
nghiệp để bản thân có thể hoàn thiện thêm một số nội dung, giải pháp nhằm <br />
góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục học sinh khuyết tật <br />
hòa nhập hiện nay.<br />
Xin chân thành cảm ơn. <br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Yến<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ <br />
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG <br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………… <br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ <br />
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN <br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
TT Tên tác giả Tên tài liệu tham khảo Nhà xuất bản<br />
<br />
Giáo dục hòa nhập trẻ <br />
01 Lã Thị Bắc Lý khuyết tật lứa tuổi Đại học sư phạm<br />
THCS<br />
<br />
24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Minh Quản lí hành vi của trẻ <br />
02 Đại học sư phạm<br />
Thành khuyết tật trí tuệ<br />
<br />
Can thiệp sớm cho trẻ <br />
03 Trần Thị Thiệp Đại học sư phạm<br />
khuyết tật<br />
<br />
Giáo trình quản lí<br />
04 Nguyễn Xuân Hải Đại học sư phạm<br />
giáo dục hòa nhập<br />
<br />
Thông tin từ một số website trên mạng internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Mục Tiêu đề các phần Trang<br />
<br />
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
<br />
<br />
25<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 Lí do chọn đề tài 1<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 <br />
<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 2 <br />
<br />
4 Giới hạn của đề tài 2 <br />
<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 3 <br />
<br />
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG 3<br />
<br />
1 Cơ sở lí luận 3<br />
<br />
2 Thực trạng 4 <br />
<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp. 4<br />
<br />
4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17<br />
<br />
5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 18<br />
nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19<br />
<br />
1 Kết luận 19<br />
<br />
2 Kiến nghị 19<br />
<br />
Nhận xét đánh giá của Hội đồng khoa học 20, 21<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 22<br />
<br />
Mục lục 23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />