intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một vài suy nghĩ giúp học sinh lớp 4 rèn kỹ năng cảm thụ Văn học

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

989
lượt xem
173
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh ở bậc tiểu học là một việc làm thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Trong khuôn khổ SKKN trao đổi "Một vài suy nghĩ giúp học sinh lớp 4 rèn kỹ năng cảm thụ Văn học" thông qua phân môn Tập đọc. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một vài suy nghĩ giúp học sinh lớp 4 rèn kỹ năng cảm thụ Văn học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI SUY NGHĨ GIÚP HỌC SINH LỚP 4 RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà Số điện thoại : 0904021364 Năm học: 2011 - 2012
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................3 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................... ........ 4 A.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................................... 4 I CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................................... 4 1.Khái niệm về cảm thụ văn học................................................................................ 4 2.Đặc trưng vế cảm thụ văn học ở lứa tuổi Tiểu học..................................................2 3.Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS Tiểu học ............6 II CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................................................................7 1.Về phía giáo viên.................................................................................................... 7 2.Về phía học sinh......................................................................................................7 B.CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CTVH CHO HS LỚP 4.............................9 I.NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4-NGỮ LIỆU DÙNG ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN CHO HỌC SINH.... .....................9 II.BỒI DƯỠNG NĂNG LỤC CTVH CHO HS TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC................ 12 1.Mục đích của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh............... .12 2.Nội dung cảm thụ văn học .....................................................................................12 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC.......................................... 13 1. Bồi dưỡng kiến thứcTiếng Việt, văn học cho học sinh....................................... .13 2. Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu, giúp học sinh tìm hiểu sâu sắc nội dung các bài Tập đọc nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em ................. 15 3. Luyện tập và củng cố vững chắc các thao tác trong CTVH cho HS.....................19 4. Khuyến khích học sinh rung cảm nghệ thuật trong mọi hoạt động dạy học của tiết Tập đọc.......................................................................................... 21 5. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4..................................................................................................... 25 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN............................................................................... 32
  3. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục tiểu học là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là hình thành cho học sinh những tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản mang tính đúng đắn và lâu dài để các em học tiếp Trung học cơ sở. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, chất lượng giáo dục là vấn đề số một trong nội dung công tác của ngành giáo dục. Để đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội, cần đến nhân tài, những người có trí tuệ sắc bén, có bàn tay vàng, có kỹ năng đặc biệt, việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là việc làm thực sự cần thiết. Ở tiểu học, việc bồi dưỡng học sinh là trách nhiệm của giáo viên và nhà trường. Trong hệ thống các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng việt là môn học rất quan trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Môn Tiếng việt gồm nhiều phân môn, trong đó phần cảm thụ văn học là phần nhằm phát triển tư duy cho học sinh, nhằm bồi dưỡng để các em có thể trở thành học sinh giỏi môn Tiếng việt. Khi cảm thụ được tác phẩm văn học, con người không chỉ được thức tỉnh về mặt nhận thức mà còn rung động về tình cảm. Từ đó, con người sẽ nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, cũng như được bồi dưỡng về tâm hồn. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh nhằm hướng tới việc khám phá nghệ thuật của tác phẩm. Đó là việc hướng dẫn học sinh từng bước nhận diện, làm quen, hiểu biết và sáng tạo được các sản phẩm thẩm mĩ... Với tác phẩm văn học, bồi dưỡng năng lực cảm thụ chính là nhằm giúp các em nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Giúp học sinh xác định đúng nội dung chính của tác phẩm, hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó sẽ hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn, nhân cách cho các em. Giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn chương và trong cuộc sống…, môn Tiếng Việt sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhân cách theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người. Vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 là một vấn đề khó, chưa được nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Đây là vấn đề phức tạp vì học
  4. sinh tiểu học tư duy trừu tượng đang được hình thành và phát triển, các em tiếp nhận vấn đề này tương đối vất vả. Mà ở tiểu học lại chưa có phân môn học riêng cho cảm thụ văn học, chủ yếu giáo viên phải bồi dưỡng lồng ghép thông qua các phân môn của môn Tiếng Việt như Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn…Không những thế, cảm thụ văn học cũng được đánh giá là một vấn đề khó đối với giáo viên. Thực tế cho thấy, khả năng cảm thụ văn học của giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Học sinh không tìm được những từ “chìa khoá”, những từ cốt lõi, ẩn chứa nội dung, những dấu hiệu mang tính nghệ thuật của văn bản. Học sinh chưa phát hiện được, chưa hiểu hết được cái hay, cái đẹp của từ, ngữ, ý thơ, câu văn…trong một văn bản cụ thể. Nếu có cảm nhận được thì học sinh diễn đạt ý còn rườm rà hoặc cộc lốc chưa thể hiện hết nội dung cảm nhận. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực cảm thụ văn học của học sinh còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, tôi cho rằng, việc nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh ở bậc tiểu học là một việc làm thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Trong khuôn khổ SKKN này tôi chỉ trao đổi " Một vài suy nghĩ giúp học sinh lớp 4 rèn kỹ năng cảm thụ văn học" thông qua phân môn Tập đọc PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm về cảm thụ văn học Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ, hệ thống tín hiệu thứ hai loài người. Đó là quá trình tiếp nhận, hiểu cảm thụ được của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật, tính hình tượng của văn chương. Đây là quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Những tính chất này do đối tượng nhận thức là tác phẩm văn học quy định. Mỗi một tác phẩm văn học đều mang một vẻ đẹp toàn diện về cả nội dung và cả giá trị nghệ thuật. Đó chính là vẻ đẹp về ngôn ngữ, về các hình thức nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm đó. Quá trình nhận thức cái đẹp trong văn thơ là quá trình nhận thức cái đẹp về ngôn ngữ mà là ngôn ngữ nghệ thuật. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật là giàu hình ảnh, có sức biểu cảm và có tính đa nghĩa.
  5. 2. Đặc trưng về năng lực cảm thụ văn học ở lứa tuổi Tiểu học. - Trước khi đến trường, HS tiểu học đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên các em được tiếp xúc với hình tượng văn học. Ngay từ nhỏ các em đã được nghe bố, mẹ, ông, bà kể chuyện cổ tích,truyện kể nhi đồng, nghe và thuộc các bài đồng dao, một số bài ca dao, dân ca....Dù chưa ý thức rõ rệt, nhưng các em đã tiếp xúc với thơ, văn từ rất sớm, từ thuở ấu thơ trong lời bà, lời mẹ hát ru: Ví dụ: Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời... Âm điệu ngọt ngào của lời ru đã đưa những câu ca ấy đến với các em, giúp các em tiếp xúc với "thơ" một cách hồn nhiên.Tình yêu cuộc sống đặt trong sự gắn bó hài hoà giữa thế giới bao la, một hình ảnh khăng định sức mạnh của tình đoàn kết...được tác giả dân gian khái quát bằng hình thức những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đã đi vào đời sống tâm hồn của mỗi con người và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ngay cả khi còn chưa biết chữ, mỗi lần được đắm mình vào thế giới những câu chuyện cổ tích kì diệu, trong trí tưởng tượng của các em có thể phần nào hình dung và nhớ được một số chi tiết. Sở dĩ, các em có cảm giác yêu nhân vật này hơn nhân vật khác, thích câu chuyện này hay không thích câu chuyện kia...là vì các em đã có những " cảm nhận chủ quan" về câu chuyện được nghe. - Đến bậc Tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với tác phẩm văn học bằng chữ viết, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn nữa trong việc cảm thụ thế giới văn chương. Mở trang sách Tiếng việt ở trường Tiểu học: học chữ, học vần, học tập đọc, làm văn, kể chuyện...dần dần các em thấy tự tin hơn, hứng thú hơn với việc mình tự đọc một đoạn văn, đoạn thơ và có khi các em thuộc lòng đoạn văn, đoạn thơ ấy từ lúc nào không biết. Trường tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện một số kĩ năng, năng lực cần thiết cho cảm thụ văn học. Học sinh bắt đầu làm quen với các thao tác, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật cuả tác phẩm. Đó là những câu hỏi, những bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn văn, đoạn thơ, ý chính hay nội dung của bài thơ, bài văn, hoặc tìm từ, ngữ "chìa khoá" làm nên cái hay cái đẹp của đoạn văn bản....Học sinh cũng được trang bị một số kiến thức về hình tượng, về ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài của bài tập đọc. Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ các em mang những đặc thù riêng. Tình cảm, tâm hồn của các em rấtt hồn nhiên, trong sáng rất dễ rung động trước những kích thích, trong đó có kích thích thẩm mĩ.
  6. Chẳng hạn : Học sinh lớp 1 chuẩn bị được nghỉ hè để năm học tới lên học lớp Hai, trong buổi học cuối cùng, các em luyện đọc: Lớp Một ơi! Lớp Một! Nay giờ phút chia tay Đón em vào năm trước Gửi lời chào tiến bước! Chào bảng đen cửa sổ Làm theo lời cô dạy Chào nơi ngồi thân quen Cô sẽ luôn ở bên. Tất cả! Chào ở lại Lớp Một ơi! Lớp Một Đón các bạn nhỏ lên Đón em vào năm trước Chào cô giáo kính mến Nay giờ phút chia ta Cô sẽ xa chúng em... Gửi lời chào tiến bước ( Gửi lời chào lớp Một - Hữu Tưởng ) Chia tay lớp Một, các em như đang trong trạng thái khó tả: vừa vui mừng khôn xiết vì đã được nghỉ hè, vì sắp được lên lớp Hai; song nghỉ hè, cũng phải chia tay cô giáo đã dạy mình, để sang năm cô sẽ đón những HS lớp Một mới. Ngập ngừng, lưu luyến, các em chào cô giáo kính mến, đồng thời không quên chào bảng đen, cửa sổ, chỗ ngồi, những đồ vật biết bao thân thiết từng gắn bó với mình. Đọc bài thơ mà trào dâng nỗi niềm da diết, trào dâng nỗi xao xuyến, bồi hồi! Từ ví dụ trên cho ta thấy: từ nghe đến đọc, rõ ràng không phải chỉ là việc chúng ta nghe hay đọc một cách thuần tuý, mà thực sự là trong nghe có hiểu, trong đọc có hiểu, vừa nghe - hiểu vừa đọc - hiểu. Hiện tượng đó dù ở những dấu hiệu sơ khai nhất, là chính các em thực sự đã tham gia cảm thụ văn học rồi đấy! Tuy nhiên, lứa tuổi tiểu học cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng, khái quát và một số kĩ năng diễn đạt. Đó là do tư duy lôgíc ở các em chưa phát triển như ở người trưởng thành. - Trong cảm thụ văn học, học sinh tiểu học có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên lợi thế trong cảm quan tuổi thơ. Đó là sự nhạy cảm, trong sáng, hồn nhiên, chân thật, ngộ nghĩnh rất đáng quí ở các em. Trong con mắt trẻ thơ, thế giới luôn đầy tính ngạc nhiên. Người ta thường nói tới "nhãn quan trẻ thơ" tức là cách nhìn từ góc độ trẻ thơ. Thật vậy, dưới nhãn quan này, cuộc sống luôn hiện ra những điều mới mẻ. Ngay cả những gì bình thường nhất đang diễn ra hàng ngày, đối với trẻ thơ cũng có thể đầy sự mới lạ, hấp dẫn. Đó chính là "tính ngạc nhiên" trong quan sát và thể hiện trong cuộc sống của tuổi thơ.
  7. "Tính ngạc nhiên" là sự tất yếu trong cách nhìn của trẻ. Đó là vì lần đầu tiên, các em được chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra, đang phát triển trước mắt mình. "Tính ngạc nhiên" làm nên đặc trưng riêng biệt cho nhãn quan trẻ thơ: vừa ngộ nghĩnh, đáng yêu, lại vừa cho ta thấy vẻ đẹp trung thực, trong sáng, cội nguồn của tinh thần con người. Trong văn học của trẻ em và dành cho trẻ em, "tính ngạc nhiên" là điều kiện không thể thiếu trong mọi tác phẩm. Do vậy, cảm thụ văn học đối với trẻ thơ cũng phải luôn chứa đầy "tính ngạc nhiên". 3. Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS tiểu học - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh xác định đúng nội dung chính của tác phẩm. - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm. -Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn và nhân cách. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Về phía giáo viên: Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã liên tục đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, trong đó đặc biệt chú ý phần cảm thụ văn học. Những việc làm đó là: đổi mới chương trình SGK, tập huấn chương trình thay sách, tổ chức các hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm và các báo cáo khoa học về nâng cao chất lượng các môn học, triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo các chu kỳ. Tuy nhiên, như một vết hằn đã in sâu trong cách nghĩ của giáo viên quan niệm rằng việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học một cách đồng loạt là chưa cần thiết. Mặc dù, có những công việc giáo viên và học sinh làm trên lớp, bản chất là đang giúp học sinh cảm thụ văn học nhưng giáo viên không biết. Hoặc đôi khi giáo viên đề cao quá vấn dề cảm thụ văn học, cho rằng dạy cảm thụ văn học là dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, là dạy nâng cao cho học sinh. Từ việc chưa nhận thức được, hoặc là nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh nên phần giúp học sinh cảm
  8. thụ văn học thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn thì giáo viên dạy chưa có hiệu quả nếu không dám nói là hời hợt, qua loa. Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học mới, chưa tìm ra các biện pháp dạy học hiệu quả để áp dụng vào việc rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh. Nếu có dạy cảm thụ văn học thì đa số giáo viên áp đặt cách cảm thụ của mình cho học sinh, trò thừa nhận ý kiến của thầy, cảm thụ lại những điều mà thầy cảm thụ được. Mà chúng ta đã biết rằng việc cảm thụ của người lớn có những điểm giống nhưng cũng có rất nhiều điểm khác so với cảm thụ của trẻ…rõ ràng với cách làm này là chưa ổn. 2. Về phía học sinh: Để khảo sát toàn diện về vấn đề nhận thức và thực hành cảm thụ văn học của học sinh lớp 4, tôi đã tiến hành điều tra và phỏng vấn 40 học sinh lớp 4A. Khi điều tra vấn đề này , tôi nhận thấy trong quá trình cảm thụ văn học thông qua phân môn Tập đọc các em gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các em không nắm được bản chất của hoạt động cảm thụ văn học là làm cái gì, học sinh không nắm được các kỹ năng cần thiết để cảm thụ được một văn bản nghệ thuật. Tôi khảo sát và đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh, thu được kết quả như sau: Đề bài: Viết một đoạn văn cảm thụ về bài tập đọc Tre Việt Nam Tốt Khá Trung bình Yếu Nội dung đánh giá SL % SL % SL % SL % Vốn văn học của HS 3 7,5 6 15 24 60 7 17,5 Sự rung động có tính thẩm mĩ 3 7,5 7 17,5 18 45 12 30 Vốn ngôn ngữ 6 15 7 17,5 18 45 9 22,5 Khả năng diễn đạt theo ý riêng 3 7.5 7 17,5 19 47,5 11 27,5 Qua chất lượng bài làm của học sinh, tôi thấy về vốn văn học của học sinh tỉ lệ Trung bình chiếm đa số (60%) và Yếu chiếm (17,5%), số em đạt Tốt chỉ có 7,5% và khá 15%. * Về sự rung cảm có tính thẩm mĩ : Tốt có 7,5% Yếu : 30 % Trung bình đạt 45% Khá : 17,5%.
  9. * Vốn ngôn ngữ, chữ viết của học sinh có cao hơn, tỉ lệ đạt Tốt là 15%, Khá là 17,5%, Trung bình là 45% nhưng vẫn có đến 22,5% Yếu. * Về khả năng diễn đạt theo ý riêng, tốt chỉ có 5,7%, khá có 17,5%, yếu có đến 27,5%, có 47,5% Trung bình. Để khảo sát toàn diện hơn chất lượng về kĩ năng cảm thụ văn học của học sinh lớp 4, tôi đã tiến hành thêm một thực nghiệm mang tính thăm dò làm bài kiểm tra cảm thụ kết quả như sau: Nội dung kiểm tra Kết quả Nhận diện BT1: Đọc, nghe và phát hiện các từ ngữ mới (từ khó hiểu) có trong văn 42,6 bản ngôn ngữ BT2: Xác định đề tài của văn bản trong văn bản 21,73 BT3: Làm rõ nghĩa của các từ mới, từ khó hiểu. 46,08 BT4 và BT6: Tìm từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, các biện pháp nghệ thuật của 26,95 Tìm hiểu nội tác giả. dung văn bản BT5 và BT7: Xác định ý chính của đoạn, đại ý của toàn bộ văn bản. 44,34 BT8: Xác định mục đích của tác giả viết bài văn, bài thơ này nhằm diễn 6,08 đạt điều gì ? Bước đầu hồi BT9: HS đọc diễn cảm đoạn (mà em thích) hoặc cả bài. 34,78 đáp, chủ động trong diễn đạt BT10: Bài học rút ra sau khi tìm hiểu nội dung. Em thích chi tiết nào nhất kết quả cảm thụ trong bài văn, bài thơ ? Bài văn, bài thơ gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì ? 12,17 Từ kết quả điều tra trên, tôi đi đến những nhận xét về chất lượng cảm thụ văn học của học sinh lớp 4 như sau: Thứ nhất: Học sinh còn chậm trong quá trình nhận diện ngôn ngữ trong văn bản, kĩ năng đọc thành thạo để nắm được đề bài và những từ ngữ cần tìm nghĩa để từ đó hiểu nội dung của văn bản còn nhiều hạn chế. Đọc và hiểu đang còn tách rời nhau. Học sinh đọc nhưng học sinh không hiểu, đọc nhưng không tư duy cái được đọc, đọc mà không hiểu huống gì nói đến cảm thụ., Thứ hai: Phần tìm hiểu nội dung văn bản, học sinh trả lời câu hỏi SGK còn máy móc, phụ thuộc quá nhiều vào từng câu, từng chữ trong văn bản, trong suy nghĩ và trả lời học sinh chưa chủ động và chưa có tính sáng tạo. Chẳng hạn, tìm từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong văn bản thì học sinh đọc cả đoạn trích trong văn bản. Hay việc xác định các biện pháp nghệ thuật của văn bản, học sinh cũng còn nhiều lúng túng,
  10. nhiều học sinh còn lẫn lộn chưa phân biệt rạch ròi các biện pháp tu từ tiếng Việt. Dạng bài tập: Em thích hình ảnh nào nhất, từ ngữ, câu thơ, nhân vật…nào nhất? Thì học sinh có một số em trả lời được, nhưng khi hỏi để lý giải vì sao em thích thì thì học sinh không trả lời được hoặc diễn đạt ngắc ngứ. Phần đông học sinh chỉ dừng lại ở phần tìm hiểu văn bản mà chưa chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, chưa biết rút ra bài học về nhận thức, về tình cảm, hành vi sau khi được đọc, được nghe. Đặc biệt học sinh chưa biết suy nghĩ để phê phán hay khẳng định nội dung văn bản đưa ra, học sinh không biết quan tâm đến mong muốn mà người viết đặt vào chính đối tượng người đọc, người nghe. Như vậy, quá trình nhận thức và thực hành cảm thụ văn học của giáo viên và học sinh trong nhà trường tiểu học đang còn nhiều tồn tại. Việc dạy cảm thụ văn học còn hình thức, chiếu lệ và chủ yếu là thực hiện bằng kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên chứ chưa có một quy trình nào đảm bảo tính khoa học để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Bản thân các em còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình cảm thụ và diễn đạt kết quả cảm thụ, khiến cho học sinh không thấy hứng thú khi học cảm thụ văn học. Đôi khi học sinh cảm thấy sợ khi làm các bài tập về cảm thụ văn học, đặc biệt là dạng hồi đáp văn bản, học sinh không chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, “ngại”bày tỏ cảm xúc bằng ngôn ngữ của mình. Nếu như giáo viên có vốn kiến thức và kỹ năng nhất định về cảm thụ văn học, biết tạo hứng thú học tập ở học sinh bằng cách đưa ra hệ thống các biện pháp phù hợp kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của các em thì chắc chắn sẽ giải quyết được những khó khăn này, đồng thời rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh để quá trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh từng bước được nâng lên. B. CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4. I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 - NGỮ LIỆU DÙNG ĐỂ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH. Hệ thống văn bản, câu hỏi, bài tập trong Tập đọc lớp 4 nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh: Chương trình SGK Tiếng Việt 4 được đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học 2005 - 2006. Phân môn Tập đọc lớp 4, tập 1 được dạy trong 18 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài tập đọc, tất cả có 32 bài. Phần môn Tập đọc lớp 4 tập 2 được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2 bài tập đọc, tất cả kì là 30 bài. Như vậy SGK Tiếng Việt 4 có tổng cộng 62 bài tập đọc, trong đó 41 bài thuộc thể loại văn xuôi, 1 bài tục ngữ và 20 bài thuộc thể loại thơ. Nghiên cứu kĩ tôi thấy
  11. trong 62 bài tập đọc thì có đến 60 bài là văn bản nghệ thuật, 2 bài là văn bản phi nghệ thuật. Đây là điều kiện thuận lợi giúp học sinh học tốt cảm thụ văn học. Tìm hiểu câu hỏi và bài tập sử dụng sau mỗi bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 và sách Bài tập Tiếng Việt 4 tôi có nhận xét như sau: Thứ nhất: do SGK được soạn theo 2 trục chủ điểm và kĩ năng nên một phần hệ thống câu hỏi giúp học sinh hiểu và cảm thụ bài Tập đọc một cách rod ràng, giúp học sinh làm quen với phong cách văn học và tạo cơ hội cho học sinh hồi đáp văn bản tốt hơn. Như vậy, tôi thấy tính tích hợp giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt là rất cao, các phân môn liên quan mật thiết với nhau, cùng sử dụng chung một số văn bản để hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Vì thế, các câu hỏi nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc, rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm, cảm thụ văn học thì cũng giúp học sinh học tốt các môn học khác và ngược lại. Thứ hai: do tính tích hợp giữa các phân môn như đã nêu ở trên, nên trong quá trình học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc thì loại câu hỏi, bài tập tìm dàn ý, ý của đoạn, đại ý của bài rất hạn chế và được thể hiện chủ yếu ở phân môn Tập làm văn. Thay vào đó là nhiều câu hỏi, bài tập yêu cầu sự hồi đáp của học sinh, yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến, thái độ, nêu cảm nghĩ về nội dung bài học, điều đó chứng tỏ các tác giả khi biên soạn đã chú ý quan tâm đến bước hồi đáp văn bản trong dạy đọc hiểu của học sinh, giúp học sinh từng bước có nhu cầu cảm thụ văn học và biết cách cảm thụ văn học. Thứ ba: trong vở Bài tập Tiếng Việt 4 không có các câu hỏi, bài tập dành cho phân môn Tập đọc mà chỉ có các câu hỏi, bài tập cho phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Nên việc giúp học sinh đọc - hiểu, đọc diễn cảm, cảm thụ thông qua hệ thống bài tập - những việc làm cụ thể như các phân môn học khác thì gặp không ít những khó khăn. Thứ tư: trong cả 2 quyển SGK Tiếng Việt 4 (T1 và T2) có tổng cộng 264 câu hỏi, bài tập tìm hiểu bài sau các bài Tập đọc. Có thể chia các câu hỏi, bài tập này thành các thể loại sau: Loại thứ nhất: nhắc lại nội dung miêu tả, nội dung thông tin của văn bản. Loại câu hỏi này chiếm tỉ lệ cao (khoảng 75%) toàn bộ hệ thống câu hỏi, bài tập dành cho phân môn Tập đọc, loại câu hỏi thể hiện ý chính của đoạn nhằm khắc sâu nội dung bài học thì không nhiều. Dạng câu hỏi, bài tập chủ yếu trong loại này là tìm chi tiết trong bài để minh hoạ một nhận định, một nhận xét trong bài.
  12. Ví dụ: “Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.” Hay “Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?” (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - TV4 ) Loại thứ hai: Câu hỏi, bài tập làm rõ ý nghĩa nội dung trong bài. Loại câu hỏi này đã tìm được sự quan tâm của các tác giả trong SGK, có khoảng (6%) trong tổng số câu hỏi thuộc dạng này. Ví dụ: “Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?” (Chị em tôi - TV4 - T1 - tr59); “Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều?” (Ông trạng thả diều TV4 - T1 - tr104); Loại thứ ba: Nhận biết các chi tiết nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Ví dụ: “Chiếc bè được ví với cái gì? (Bè xuôi Sông La - TV4 - T2); “Cách nói: “dòng sông mặc áo” có gì hay? (Dòng sông mặc áo - TV4 - T2). Loại Thứ tư: Yêu cầu học sinh nêu mục đích tác động của tác giả gửi vào văn bản và yêu cầu nêu sự hồi đáp của các em về nội dung văn bản. Loại câu hỏi, bài tập này thể hiện tương đối nhiều, thể hiện sự quan tâm của tác giả SGK tới bước hồi đáp văn bản. Ví dụ: “Qua các câu thơ mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. b. Cánh diều khơi gợi những ước mơ tốt đẹp cho tuổi thơ. c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ”. (Cánh diều tuổi thơ TV4 - T1). Như vậy, qua việc thống kê và sắp xếp các bài tập dành cho phần Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 tôi nhận thấy như sau: Để bồi dưỡng nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thì trước hết phải giúp học sinh đọc - hiểu văn bản, đọc diễn cảm văn bản và làm các bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học. Để việc đọc - hiểu có hiệu quả thì phải giúp học sinh đọc và nắm được ý nghĩa của các từ chìa khoá, ý của các câu đặc biệt, ý của từng đoạn, từng khổ thơ và đại ý của toàn bài. Nhưng nghiên cứu hệ thống câu hỏi, bài tập sau mỗi bài tập đọc giúp học sinh thực hiện các công việc đó thì chưa đáp ứng được. Cụ thể là chưa có hệ thống câu hỏi cho từng yêu cầu cụ thể, một số câu hỏi đưa ra còn mang tính chất chung chung, một số câu hỏi tự luận quá khó với học sinh, trong khi đó lại chưa đưa ra các phương án trả lời giúp học sinh lựa chọn theo hình thức trắc nghiệm khách
  13. quan. Điều đó chứng tỏ SGK chưa thực sự coi trọng trong việc giúp học sinh khai thác bài để hiểu sâu, hiểu kĩ nội dung bài đọc. Mà chúng ta đã biết, việc thực hành các bài tập có vị rất quan trọng trong việc hiểu văn bản của học sinh, đặc biệt là văn bản nghệ thuật. Hơn nữa, hầu như tất cả các bài tập đọc của lớp 4 đều là văn bản nghệ thuật (tổng số có 62 bài mà có tới 60 bài là văn bản nghệ thuật). Theo quy trình của tiết dạy Tập đọc thì đều có bước yêu cầu học sinh đọc diễn cảm. Bước này được thực hiện sau khi đọc hiểu. Nhưng trong thực tế giảng dạy thì lại không có câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh cách đọc bài này như thế nào? Khi đọc cần nhấn mạnh từ ngữ nào? Tốc độ đọc nhanh, chậm như thế nào? Thái độ khi đọc ra sao? Hay hệ thống câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng cảm thụ bài đọc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật một cách sâu sắc, ý nghĩa của bài đọc đi vào cuộc sống như thế nào? thì chưa được quan tâm một cách đúng mực. Những nội dung trên không được thể hiện trong SGK TV4, trong vở bài tập TV cũng không có. Với những lí do trên, tôi thiết nghĩ rằng việc xây dựng một hệ thống bài tập giúp học sinh đọc - hiểu, đọc diễn cảm và cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc là hết sức cần thiết, nhằm giúp giáo viên và học sinh có những hoạt động cụ thể, chi tiết nâng cao chất lượng của giờ Tập đọc góp phần bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. II. BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC: 1. Mục đích của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Mục đích của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc nhằm trang bị cho học sinh vốn văn hoá - văn học cần thiết, giúp học sinh rèn luyện năng lực đọc - hiểu và hình thành những kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm, từ đó bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn cho các em. Mục đích của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học khác với mục đích chung của bài tập đọc ở chỗ: Nội dung của một bài dạy Tập đọc có nhiều mục đích, trong đó trọng tâm là luyện đọc thành tiếng và luyện đọc hiểu. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học không quan tâm đến việc luyện đọc các từ khó và một số nhiệm vụ khác như mục đích của bài Tập đọc nói chung. 2. Nội dung cảm thụ văn học Tập đọc là phân môn có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Bởi vì, Tập đọc cung cấp một khối lương ngữ liệu văn chương nhiều nhất thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khác nhau, rèn kĩ năng đọc - hiểu nhiều nhất và rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc phân vai tập trung nhất, ở đây có một số đoạn trích, hoặc toàn bộ tác phẩm của các tác giả văn học lớn được đưa vào chương trình. Cũng có nhiều bài do các nhà giáo soạn ra, hoặc phỏng theo các nhà
  14. văn hoặc sưu tầm trên báo chí. Chúng được biên soạn lại, sắp xếp theo hệ thống chủ đề và theo các kiểu văn bản. Phân môn Tập đọc sẽ giúp các em hiểu được nội dung, nghệ thuật, rung cảm trước những từ ngữ, những câu, những hình ảnh, những hình tượng thẩm mỹ. Những sáng tác được đưa vào chương trình, hoặc là những tác phẩm văn học đích thực, hoặc là những sáng tác có nhiều yếu tố văn học, cũng đủ giúp các em hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học. Nội dung cụ thể của cảm thụ văn học trong các bài Tập đọc là học sinh được đọc trực tiếp các ngữ liệu văn học, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật, đồng thời diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình khi trả lời các câu hỏi và bài tập. Phân môn Tập đọc còn tạo điều kiện để học sinh rung cảm, thưởng thức vẻ đẹp của hình tượng ngôn từ thông qua giọng đọc diễn cảm, giọng ngâm tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài. Trong số các văn bản được dùng để dạy cảm thụ ở tiểu học, loại văn bản nghệ thuật có một vị trí đặc biệt, không những bởi tầm quan trọng của loại văn bản này mà còn do tỉ lệ văn bản nghệ thuật được đưa vào chương trình rất cao. Để học sinh cảm thụ được các tác phẩm nghệ thuật thể hiện bằng văn bản thì trước hết phải giúp học sinh đọc và hiểu được văn bản. Đọc văn bản nghệ thuật, học sinh không chỉ hiểu nội dung văn bản mà còn phải cảm thụ được một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Dạy học sinh đọc - hiểu văn bản nghệ thuật gồm việc làm cho học sinh nắm được nội dung văn bản, mục tiêu của văn bản, đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn học, hay là dạy cảm thụ văn học. Đọc - hiểu và đọc diễn cảm là hai kĩ năng quan trọng nhất trong Tập đọc. Trong dạy học Tập đọc, cần quan tâm và tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh trong lớp đều được rèn kĩ năng đọc - hiểu. Kĩ năng này được thể hiện lần lượt từ dễ đến khó, bao gồm: giải nghĩa từ, đọc chú thích, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung của bài, từ ý của đoạn đến ý của bài, trả lời câu hỏi phát hiện các biện pháp nghệ thuật, đặc điểm ngôn từ, hoặc tìm các câu, các ý hay nhất, các hình ảnh đẹp nhất… Phân môn Tập đọc bằng cách đó đã đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, phát triển tư duy và nhân cách học sinh. Khi dạy học Tập đọc, không nên biến giờ học này thành giờ giảng văn, vì con đường cảm thụ văn học của học sinh sẽ phụ thuộc vào giáo viên mà mất đi tính chủ động, sáng tạo của các em.
  15. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC. 1. Bồi dưỡng kiến thứcTiếng Việt, văn học cho học sinh: Ngay từ buổi học đầu tiên của chương trình Tập đọc lớp 4, giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ được cảm thụ văn học là một phần quan trọng của phân môn Tập đọc, là cái đích và cũng là một yêu cầu của phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Để đánh giá kết quả của một bài dạy Tập đọc chúng ta thường xem xét ở nhiều khía cạnh, song điều dễ nhận thấy nhất đó là mức độ hiểu, nắm bắt của học sinh về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của bài Tập đọc và cách thể hiện sự hiểu biết đó qua việc học sinh đọc diễn cảm bài Tập đọc, cao hơn nữa là khả năng trình bày sự hiểu biết đó bằng ngôn ngữ nói và viết của học sinh. Giáo viên giúp học sinh hiểu được cảm thụ văn học là một quá trình nhận thức cái đẹp chứa trong thế giới ngôn từ, cảm thụ kiến thức văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu và cảm được tính hình tượng của văn học, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn học. Năng lực cảm thụ văn học là khả năng phát hiện được những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung. Cảm thụ văn học là cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong văn bản được đọc đồng thời là sự thể hiện thái độ, sự chia sẻ của người đọc với những gì đã học. Ở đây, chúng ta không yêu cầu học sinh phải tìm ra khái niệm và học thuộc từng khái niệm, mà thông qua các thao tác, các việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh như khi chúng ta giới thiệu bài đưa học sinh vào nội dung bài học, đọc mẫu cho học sinh nghe, giúp học sinh hiểu và cảm thụ một số hình ảnh đặc sắc, một số biện pháp tu từ trong bài… Hay khi học sinh làm việc trong nhóm: nghe bạn đọc rồi lại đọc cho bạn nghe, cùng bạn trao đồi về nghĩa của một số từ mới trong bài hay cùng bạn tìm hiểu cách đọc, ý chính của đoạn, đại ý của bài…để học sinh làm quen với việc cảm thụ. Từ đó, sẽ hình thành cho học sinh những suy nghĩ, những thao tác về cảm thụ văn học. Đồng thời tích ôn luyện lại các kiến thức về Tiếng Việt như: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp tu từ trong Tiếng Việt. Chẳng hạn, khi hướng dẫn học sinh đọc và cảm thụ đoạn: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
  16. Giáo viên nêu vấn đề học sinh suy nghĩ: - Tại sao tác giả lại chọn thời gian "ban trưa" mà không chọn thời gian khác? - Mồ hôi của người nông dân được so sánh với gì? (Mưa ruộng cày-so sánh, ngoa dụ) - Em hãy tìm các cặp từ đối nghĩa với câu cuối? (Dẻo thơm - đắng cay, một hạt - muôn phần) - Qua bài đọc trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? (Nỗi vất vả của người nông dân) - Được hưởng những thành quả lao động, mỗi chúng ta có những suy nghĩ gì? (Biết ơn người nông dân và trân trọng thành quả lao động) 2. Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu, giúp học sinh tìm hiểu sâu sắc nội dung các bài Tập đọc nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em. a. Bản chất của quá trình dạy đọc hiểu: Trong quá trình tiếp nhận, người đọc phải hướng lĩnh hội nội dung và đích của văn bản. Để đạt được mục tiêu này, người đọc phải phân tích văn bản trên những gì đã được người viết triển khai, đó có thể là nghĩa của từ (nghĩa từ điển và nghĩa văn cảnh, nghĩa biểu vật và nghĩa hình thái), nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu, nghĩa của đoạn, nghĩa của bài, rồi mới đi đến mục đích thông báo của văn bản. Như vậy, có thể nói bản chất của việc đọc hiểu chính là đọc và phân tích những cái được đọc. Quá trình phân tích văn bản trong dạy đọc hiểu có thể diễn ra theo hai cách trái ngược nhau. Việc lựa chọn cách phân tích nào là tùy thuộc vào vốn sống, trình độ văn hóa và kĩ năng đọc của học sinh, có thể đi từ nghĩa chung (nội dung tổng thể) của văn bản đến nghĩa của từng bộ phận trong văn bản rồi từ đó khái quát lên chủ đề, tư tưởng của văn bản, hoặc phân tích đi từ nghĩa của bộ phận nhỏ (từ, câu, đoạn) đến nghĩa chung của văn bản (nội dung, chủ đề, đích của văn bản). Mặc dù vậy, dù cho cách phân tích nào thì để hiểu văn bản, học sinh vẫn phải biết nghĩa của các bộ phận nhỏ trong văn bản và lấy đó làm căn cứ để xác định chủ đề, đích của văn bản. Khả năng đọc và vốn sống của học sinh tiểu học còn hạn chế, cho nên việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh thường theo cách phân tích văn bản đi từ hiểu nghĩa của bộ phận nhỏ đến hiểu nghĩa nội dung và đích của văn bản. Tuy nhiên, cuối chương trình lớp 4 có những bài tập đọc phù hợp với việc dạy phối hợp cả hai cách phân tích trên nhằm làm cho học sinh bắt đầu làm quen với kĩ năng quan sát toàn bài để đọc lướt, đọc quét, đọc đoán nghĩa.
  17. Ý nghĩa đích thực của biện pháp này là nó khơi gợi và làm sống lại những kiến thức đã học, thức tỉnh động cơ học tập năng động, tạo ra sự ôn luyện tích cực những gì đã học. Bên cạnh việc luyện tập kĩ thuật đọc, đọc hoàn thiện có tính chất tìm hiểu cò phát triển phẩm chất tinh thần của năng lực đọc và kết quả tư tduy trong mối qua hệ với văn bản đọc. Điều đó, đặc biệt có tác dụng tạo ra những nội dung đã đọc và năng lực cặt nghĩa hoàn cảnh làm nên sự thấu hiểu các ý tưởng cơ bản, những thông tin quan trọng và sự nhận thức về cầu trúc của văn bản. Ở Tiểu học không có phân môn riêng cho cảm thụ văn học. Tập đọc là phân môn góp phần nhiều nhât vào quá trình hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Luyện đọc cho học sinh là một hoạt động đặc trưng của phân môn Tập đọc đồng thời cũng là một khâu rất quan trọng trong việc giúp học sinh cảm thụ kiến thức văn học. Để tìm hiểu tác phẩm văn học nói chung hay cảm thụ đoạn trích, bài thơ ở tiểu học nói riêng, yêu cầu đầu tiên phải thể hiện được khả năng đọc. Phải đọc đúng và đọc rõ ràng từng từ, từng câu, từng đoạn, gọi là thao tác đọc trơn (có đọc thầm và đọc thành tiếng). Thực hiện xong thao tác này, cần tìm hiểu các từ khó và phần “Chú giải”nhằm hiểu rõ ý nghĩa của bài văn, bào thơ. Sau đó, tuỳ theo thể loại văn bản mà xác định giọng đọc, cách nghỉ hơi, ngặt nhịp cho phù hợp. Cho học sinh đọc nhiều lần đonạ văn, đoạn thơ, yêu cầu học sinh phải đọc đúng, trôi chảy, lưu loát. Đọc hiểu nội dung cơ bản của bài văn, bài thơ, phân biệt đọc văn khác với đọc thơ, đọc văn miêu tả không giống văn kể chuyện, đọc lời trần thuật không giống đọc câu hỏi hay câu cảm và với mỗi bài sẽ có cách đọc khác nhau. Khi đọc phải ngắt nghỉ cho đúng, tốc độ đọc phù hợp với từng bài. Khi đọc, học sinh phải chú ý đến cao độ, trường độ từng câu, từng dòng trong bài. Khi đọc thơ cần thể hiện sự phối hợp giữa nhịp điệu, tiết tấu, ngắt hơi hợp lí giữa các ý thơ, mạch thơ, dòng thơ. Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm là để giúp các em nâng cao cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn học. Đọc diễn cảm là hình thức tái sản sinh tác phẩm nghệ thuật, là khám phá ra những điều kì diệu ẩn chứa sau những hàng chữ, làm cho chúng được vang lên, sống lại, làm cho học sinh lại gần với tác phẩm văn học hơn. Từ đó giúp cho học sinh cảm thụ bằng chính giọng đọc, bằng chính nhạc điệu, âm hưởng của bài văn, bài thơ. Khi dạy học sinh cảm thụ, giáo viên phải hướng dẫn học sinh ngoài tư duy cụ thể phải biết tư duy trừu tượng để nâng cao nhận thức trong văn học. Trong SGK, các bài Tập đọc đã có hệ thống câu hỏi hay bài tập được biên soạn khá công phu, sắp xếp theo hệ thống từ dễ đến khó. Các câu hỏi khó thường ở vị trí cuối hệ thống bao giờ cũng nêu yêu cầu phát hiện những nội dung sâu sắc và quan trọng nhất của bài đọc. Để câu hỏi đảm bảo được độ sâu sắc và chính xác, giáo viên
  18. có thể hướng dẫn học sinh suy nghĩ với những câu hỏi gợi mở khi cần thiết. Bản thân giáo viên cũng cần tham khảo cách trả lời trong sách giáo viên hoặc các sách tham khảo khác. Tránh ngại khó mà trả lời qua loa, nông cạn. Bởi trong thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay, không ít những câu hỏi, bài tập tỏ ra dễ dãi , khiến học sinh không cần phải suy nghĩ gì cũng có thể trả lời được. Với quan niệm coi hệ thống bài tập như một con đường có nhiều lợi thế để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, tôi thấy rằng, cần phải chống lại những câu hỏi quá lộ đề, nông cạn, không có hệ thống, không rõ mục đích… Cần có sự đầu tư công sức vào việc xây dựng hệ thống bài tập trong các tiết Tập đọc, thông qua đó hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Hệ thống câu hỏi, bài tập có chất lượng cao chính là hệ thống được thiết kế cẩn thận, có xác định mục đích rõ ràng, có yêu cầu phù hợp với đối tượng và quan trọng hơn là phải có tính hệ thống, xứng đáng với ý nghĩâ là con đường tích cực nhất để hình thành năng lực cảm thụ văn học cũng như phát triển tâm hồn và nhân cách cho học sinh. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sâu sắc nội dung các bài Tập đọc là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Vì cảm thụ đích thực là loại hoạt động có chiều sâu, bắt nguồn từ trong tình cảm, máu thịt của người cảm thụ. Mọi sự hời hợt, nông cạn sẽ chẳng thể để lại được một kết quả nào đáng kể trong hoạt động của cảm thụ văn học. Ở đây, tôi muốn nói rằng, sử dụng những câu hỏi có chất lượng cao để tìm hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, ý nghĩa nhân văn trong những bài Tập đọc là biện pháp tốt nhất để bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh. Những câu hỏi có chất lượng cao là những câu hỏi vừa có yêu cầu cao, vừa phù hợp với đối tượng học sinh, có khả năng giúp học sinh tìm hiểu, phát hiện được những ý nghĩa sâu sắc nhất trong văn bản đọc. Tất nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể trả lời được những câu hỏi này, nhưng sự thất bại của những học sinh trung bình sẽ là động lực để các em này cố gắng trong lần trả lời sau. Ví dụ: Trong bài Tập đọc: “ Tre Việt Nam” (TV lớp 4 - tập 1) Tìm hiểu bài có câu hỏi phục vụ cho việc giúp học sinh cảm thụ là: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao? Để trả lời hai câu hỏi trên, chúng ta cùng đọc bài viết sau đây: Đọc xong bài thơ, chúng ta tự hỏi: có mấy hình ảnh xuyên suốt bài thơ? Hình như có một hình ảnh. Điều này chẳng những đã được dự báo từ đầu đề của bài thơ.
  19. Đúng, bài thơ nói về cây tre mọc khắp làng quê ta. Đó là tre Việt Nam, có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam. Cây tre thân thiết với mỗi người Việt Nam nên mỗi chi tiết về tre, dù mới thoáng qua vẫn gợi nên tình cảm thân thương, quý mến. Ta xúc động khi nhận ra hình ảnh của tre: Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Mấy từ “gầy guộc”, “mong manh” trong câu thơ thật giản dị, không trau chuất gì nhưng khi đọc lên làm cho mỗi chúng ta xúcc động? Đúng là tả tre nhưng sao thân thiết như nói với ta, nói về chính chúng ta? Ta rưng rưng khi nhận ra luỹ tre làng trong dáng điệu: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. “Thân bọc lấy thân”, “tay ôm tay níu” đúng là hình ảnh cây tre trong luỹ tre nhưng sao cứ vương vấn một cái gì khác nữa ngoài tre? Ta vui thích khi thấy hình ảnh măng non được khắc hoạ chi tiết, cụ thể: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Măng non là búp măng non Đã mang dáng thắng thân tròn của tre. “Nhọn như chông”, “dáng thẳng thân tròn”là những chi tiết chân thực tả cây măng. Nhưng sao lại: “Nòi tre đâu chịu mọc cong”? Hình như đâu phải chỉ nói đến tre, đến măng mà còn nói đến ai đó ngoài tre và măng? Càng đọc, cảm giác sau càng rõ: bên cây tre la fhình ảnh thực còn chập chờn một hình ảnh ảo nữa, hình ảnh về những con người Việt Nam - những con người suốt cả cuộc đời từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn bó với cây tre. Đọc kĩ chúng ta chợt thấy hình ảnh ảo choán cả bài thơ. Hãy đọc lại từ đầu đề của bài thơ. Hóa ra tre Việt Nam có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam như trên đã nói nhưng cũng có thể hiểu tre như là Việt Nam. Một cách so sánh rút gọn thành ẩn dụ. Và cái mạch ấy chạy suốt bài thơ, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh của mỗi chi tiết. Cho nên"Thân gầy guộc, lá mong manh", "thân bọc lấy thân", "tay ôm tay níu", "nòi tre"là nói về tre nhưng cũng nói về người.
  20. Mỗi người Việt Nam khi đọc nhận ngay ra mình, ra vẻ đẹp kiên cường bất khuất của cộng đồng làng quê mình qua hình ảnh: " Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm." Nhận ra sự thân thiết giữa bản thân mình và dáng khắc khổ, cần cù mà lạc quan của tre: Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. Đặc biệt đến câu thơ sau thì tả tre hay tả người? Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. Chi tiết "Lưng trần phơi nắng, phơi sương " đích thực là chi tiết tả con người nông dân một nắng hai sương nơi đồng quê. Cái chuyện nhường áo cho con đâu phải chỉ riêng của tre mà còn của người. Nó gợi cho chúng ta chuyện cha con Chử Đồng Tử, gợi tới đức hi sinh cao đẹp của bao thế hệ đi trước. Cả bài thơ, như vậy là có hai hình ảnh. Hình ảnh thực, hình ảnh dễ nhận thấy là hình ảnh cây tre. Hình ảnh ảo, hình ảnh khó nhận thấy là hình ảnh con người Việt Nam. hai hình ảnh ấy quấn quýt lấy nhau, hòa vào nhau tạo nên cho bề sâu giọng thơ chân tình, chân thành như tơ lòng vương vấn khắp câu, khắp chữ của bài thơ. Tạo nên cái kì ảo của bài thơ không chỉ có cách cấu trúc ẩn dụ của hình ảnh xuyên suốt bài thơ mà còn có màu xanh đặc trưng của tre, một màu xanh trải dài từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng. Tác giả tả "tre xanh" nhưng lại kì ảo hóa qua lời tự hỏi "xanh tự bao giờ?" để rồi tự trả lời: Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh "Chuyện ngày xưa" là câu chuyện Thành Gióng nhổ cả bụi tre để đánh giặc. "Chuyện ngày xưa" là câu chuyện Cây tre trăm đốt nhân tình nhân nghĩa. Cái bờ tre xanh ấy từng tỏa bóng ôm trùm làng quê ta từ thời xa xưa, đến ngày nay vẫn vậy:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0