Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang <br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề 2<br />
tài..................................................................................................<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
II. PHẦN NỘI 3<br />
DUNG.............................................................................................<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
2.Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
2.2 Thành công hạn chế<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 23<br />
cứu………………<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………………... 24<br />
1. Kết luận<br />
2.Kiến nghị<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 1<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở nước ta hiện nay, việc áp <br />
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập là việc làm hết sức quan trọng và có <br />
ý nghĩa. Do vậy việc sử dụng Internet là một phương thức học tập mới, một cách tiếp <br />
cận tiến bộ để giúp các em có thể tự đánh giá năng lực học tập của mình. Các cuộc thi <br />
giải toán qua mạng, trong những năm gần đây đã tạo được sức hút lớn từ phía người học, <br />
các vòng thi hấp dẫn có kiến thức chuyên sâu đồng thời các bài thi được thiết kế khoa <br />
học, đẹp mắt và lôi cuốn đã trở thành sân chơi trí tuệ, lành mạnh, lý tưởng để các em <br />
được giao lưu học tập. Qua các năm tổ chức uy tín của cuộc thi ngày càng lớn, được đông <br />
đảo học sinh trên cả nước và cả nước ngoài đón nhận.<br />
Mặt khác công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn, đóng vai trò <br />
quan trọng trong công tác chuyên môn của nhà trường. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi vừa <br />
nâng cao chất lượng dạy và học vừa góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Ngoài ra <br />
theo đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008<br />
2020", trong đó có chủ trương triển khai các chương trình dạy học bằng ngoại ngữ cho <br />
môn Toán ở các trường trung học. Và hơn nữa từ năm học 20152016, Bộ GDĐT đã <br />
khuyến khích thí điểm dạy song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và các môn khoa học tự <br />
nhiên tại các trường có đủ điều kiện. Việc dạy và học song ngữ (Toán bằng tiếng Anh) <br />
không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy về mặt Toán học mà còn là cơ hội để học sinh <br />
được nâng cao kiến thức và rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ. Chính vì vậy, cuộc thi giải toán <br />
bằng tiếng Anh trên mạng Internet do Bộ giáo dục phối hợp với tập đoàn FPT tổ chức <br />
thời gian qua đã dần được khẳng định là một cuộc thi không thể thiếu của xu thế giáo <br />
dục trong thời đại ngày nay.<br />
Hưởng ứng phong trào giải toán qua mạng và đặc biệt là giải toán bằng tiếng Anh <br />
qua mạng của Bộ giáo dục và đào tạo, những năm gần đây, thầy và trò trường THCS <br />
Buôn Trấp đã khắc phục khó khăn, tích cực tập luyện, nhờ vậy mà đã có rất nhiều học <br />
sinh tham gia dự thi và đạt những kết quả cao. Ngoài sự quan tâm, yêu thích, ham học hỏi <br />
của học sinh, thì vai trò của người hướng dẫn, định hướng cho các em cũng quyết định <br />
đến thành quả của quá trình ôn luyện. Với một số thành tích đã đạt được trong năm học <br />
20152016, năm học 20162017, tôi mạnh dạn viết sang kiến kinh nghiệm này, nhằm chia <br />
sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong công tác việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh <br />
tham gia cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh.<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 2<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Tổng hợp những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình bồi dưỡng học <br />
sinh tham gia cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh. Biên soạn một số thuật ngữ môn Toán <br />
bằng tiếng Anh thường dùng trong các cuộc thi. Giới thiệu một số cấu trúc ngữ pháp và <br />
một số dạng bài tập thường gặp trong môn Toán tiếng Anh. Một vài sai lầm khi giải toán <br />
bằng tiếng Anh của học sinh.<br />
<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh tham gia cuộc thi giải toán <br />
bằng tiếng Anh, các thuật ngữ, cấu trúc ngữ pháp, dạng toán thường gặp và một vài sai <br />
lầm trong môn Toán bằng tiếng Anh.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh tham gia cuộc <br />
thi giải toán bằng tiếng Anh, các thuật ngữ, cấu trúc ngữ pháp và dạng toán thường gặp <br />
trong môn Toán bằng tiếng Anh, chủ yếu trong chương trình môn Toán lớp 8, 9.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện SKKN, tôi đã tiến hành nhiều phương pháp khác nhau như:<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình viết về dạy và học môn Toán bằng tiếng <br />
Anh.<br />
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp để ghi nhận những ý kiến phản hồi từ đồng <br />
nghiệp, học sinh để đúc rút thêm kinh nghiệm.<br />
Phương pháp thống kê số liệu qua các cuộc thi để đánh giá hiệu quả của các kinh <br />
nghiệm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Nghị quyết Số: 29NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp <br />
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng <br />
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông <br />
qua. Trong đó coi trọng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, <br />
học tập, đánh giá và thi cử. <br />
Quyết định số 1400/QĐTTg, của Thủ tướng chính phủ, về việc Phê duyệt Đề án <br />
"Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 2020", trong <br />
đó có nhắc đến chương trình dạy học môn Toán bằng ngoại ngữ ở các trường trung học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 3<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
Quyết định số 3486/QĐBGDĐT ngày 14/9/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo về <br />
việc ban hành thể lệ cuộc thi giải Toán, Vật lí qua Internet dành cho học sinh phổ thông. <br />
2. Thực trạng<br />
2.1 Thuận lợi, khó khăn <br />
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu nhà trường, của các bậc <br />
phụ huynh.<br />
Các em học sinh chăm ngoan, hiếu học, có nền tảng kiến thức môn Toán và tiếng <br />
Anh ở mức cơ bản.<br />
Giáo viên còn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.<br />
Khi chưa có kinh nghiệm, giáo viên soạn thảo chương trình bồi dưỡng hết sức khó <br />
khăn, vất vả. Mới đầu số lượng học sinh đông nhưng giáo viên ôn luyện còn ít (01 giáo <br />
viên ôn luyện cho cả bốn khối 6, 7, 8, 9, gần 80 học sinh). Sang năm học 2016 – 2017 số <br />
lượng giáo viên ôn thi đã được bổ sung, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ <br />
môn.<br />
Việc tổ chức cho học sinh thực hành trên máy còn lúng túng, mắc lỗi, sai sót. Hệ <br />
thống máy tính và mạng Internet của nhà trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu của việc ôn <br />
luyện.<br />
2.2 Thành công, hạn chế<br />
Việc ôn luyện theo tiến trình phù hợp đã mang lại những kết quả cao, nhiều học <br />
sinh đạt giải cấp tỉnh và một số em đạt giải cấp quốc gia. <br />
Một số nội dung ôn tập chưa thật sự sâu sắc và phù hợp với trình độ của học sinh, <br />
do vậy một số em vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu<br />
Các kinh nghiệm ôn luyện cho học sinh khi được áp dụng sẽ góp phần nâng cao chất <br />
lượng của việc dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh.<br />
Vì chưa có thời gian dài áp dụng nên các kinh nghiệm mang tính cá nhân, địa phương <br />
(phạm vi bộ môn toán và ở một trường THCS), chưa có khả năng có thể áp dụng rộng <br />
rãi, đại trà hết tất cả các kinh nghiệm.<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Năm học 20152016 là năm học đầu tiên trường THCS Buôn Trấp có học sinh tham <br />
gia cuộc thi violympic giải Toán bằng tiếng Anh. Vì vậy kinh nghiệm về tổ chức ôn <br />
luyện, biên soạn tài liệu, hướng dẫn học sinh là chưa có. <br />
Trên địa bàn huyện, trước năm học 20152016 cũng chưa có trường nào triển khai thi <br />
giải toán bằng tiếng Anh, các trường khác trong tỉnh cũng có một số trường tham gia <br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 4<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
nhưng chưa nhiều. Chính vì vậy học sinh và giáo viên chưa có cơ hội đi tham quan, giao <br />
lưu học tập kinh nghiệm từ các trường khác.<br />
Năm học 20162017, phong trào dạy học Toán tiếng Anh ở huyện Krông Ana đã phát <br />
triển hơn nhiều so với năm học 20152016 (chủ yếu học sinh trường THCS Buôn Trấp và <br />
5 học sinh THCS Nguyễn Trãi thi cấp Huyện), nhiều trường trên địa bàn đã thành lập đội <br />
tuyển thi Toán tiếng Anh, phân công giáo viên bồi dưỡng, tham gia thi các cấp và đạt <br />
nhiều thành tích cao. <br />
Năm học 20172018, Bộ giáo dục ra công văn Số:5814/BGDĐTGDTrH, V/v tổ chức <br />
các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 20172018. Theo đó, năm học 2017<br />
2018 Bộ giáo dục không phải là đơn vị phối hợp tổ chức các cuộc thi trên mạng, trong đó <br />
có cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh. Do vậy phong trào dạy học toán bằng tiếng Anh có <br />
phần đi xuống, nhiều trường không tổ chức thi toán tiếng Anh, thậm chí không tổ chức <br />
các cuộc thi trên mạng. Tuy nhiên, theo định hướng lâu dài của Bộ giáo dục về việc đổi <br />
mới căn bản và toàn diện chương trình giáo dục , sách giáo khoa thì việc dạy, học Toán <br />
bằng tiếng Anh vẫn là một xu hướng diễn ra trong dài hạn. Vì vậy việc dạy và học toán <br />
tiếng Anh ở hiện tại đóng vai trò định hướng, tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá <br />
trình phát triển sau này.<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Thực trạng phong trào dạy học Toán bằng tiếng Anh chưa thật sự mạnh mẽ trong <br />
địa bàn huyện nhà, thậm chí trong tỉnh nhà. Các cuộc thi giải toán bằng tiếng anh chưa <br />
nhiều, chưa đa dạng và phong phú, mới chỉ thu hút được một phần ít học sinh tham gia. <br />
Tuy nhiên, xét về xu hướng, việc học Toán bằng tiếng Anh và đặc biệt là thi học sinh <br />
giỏi Toán bằng tiếng Anh là tất yếu sẽ phổ biến trong bối cảnh nền giáo dục nước ta <br />
đang đổi mới và hòa nhập với quốc tế. <br />
Trong năm học 20152016 vừa qua, việc tổ chức ôn tập cho học sinh dự thi học sinh <br />
giỏi Toán tiếng Anh trên mạng đã mang lại hiệu quả tương đối cao. Chính vì vậy đề tài <br />
đặt ra vấn đề tích lũy, phổ biến những kinh nghiệm hay và có ý nghĩa thực tiễn đối với <br />
việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh.<br />
Năm học 2016 – 2017, phong trào học Toán tiếng Anh đã có nhiều chuyển biến tích <br />
cực, nhiều trường đã đầu tư vào việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh có sự yêu <br />
thích môn Toán tiếng Anh. Thâm chí, ở cấp cụm chuyên môn cũng tổ chức các chuyên đề <br />
về dạy học Toán tiếng Anh, tiêu biểu là cụm chuyên môn số: <br />
Năm học 2017 – 2018, khi Bộ giáo dục ra công văn số 5814/BGDĐTGDTrH, V/v tổ <br />
chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 20172018 , vì nhiều lí do <br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 5<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
không khí của các cuộc thi trên mạng có phần thiếu sôi động trong đó phong trào dạy và <br />
học Toán tiếng Anh cũng có phần giảm sút theo. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, về <br />
mặt lâu dài, việc dạy và học Toán tiếng Anh chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích và sẽ <br />
được quan tâm đầu tư hơn nữa của các nhà trường, học sinh và của xã hội. <br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1 Mục tiêu<br />
Nhằm nâng cao chất lượng ôn luyện cho học sinh tham gia cuộc thi giải Toán bằng <br />
tiếng Anh trên mạng Internet.<br />
Tổng hợp và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong việc ôn luyện cho học sinh <br />
tham gia cuộc thi giải Toán bằng tiếng Anh trên mạng Internet.<br />
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh.<br />
3.2 Nội dung và cách thực hiện các giải pháp, biện pháp <br />
3.2.1 Giải pháp 1: Biên soạn tài liệu, xây dựng mục tiêu và kế hoạch ôn tập cho <br />
học sinh.<br />
Mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần xác định rõ ràng, cụ thể có tính vừa <br />
sức, có thời hạn. Nếu mục tiêu lớn có thể chia thành nhiều mục tiêu nhỏ hơn. Giáo viên <br />
bồi dưỡng cần căn cứ thành tích của các năm trước, thảo luận với học sinh và căn cứ tình <br />
hình năm học hiện tại để đưa ra được mục tiêu hợp lí. Đối với bản thân khi bắt đầu qua <br />
trình ôn luyện cho học sinh, tôi tổ chức phân loại học sinh theo từng khối lớp, ở mỗi khối <br />
lớp, căn cứ vào năng lực và nhu cầu của mỗi học sinh tôi đề nghị các em tự đặt ra cho <br />
mình mục tiêu cụ thể: ví dụ em A đạt giải nhì cấp Huyện, đạt công nhận cấp tỉnh,… Sau <br />
đó tôi hướng dẫn các em chia mục tiêu lớn đó ra thành từng mục tiêu nhỏ hơn: ví dụ vòng <br />
cấp trường phải đạt bao nhiêu điểm, thời gian bao nhiêu, ... Cứ như vậy sẽ giúp cho học <br />
sinh hiểu rõ thứ mình cần đạt được trong cả quá trình cũng như trong từng giai đoạn ôn <br />
tập.<br />
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần có sự phối hợp giữa Nhà trường, giáo viên bồi <br />
dưỡng, phải căn cứ vào mục tiêu để xây dựng kế hoạch. Kế hoạch phải cụ thể, có thang <br />
thời gian để theo dõi, kiểm tra và đánh giá. Trong quá trình thực hiện có thể phải thay đổi <br />
kế hoạch để phù hợp với tình hình hiện tại. Khi tiến hành ôn tập cho học sinh, tôi xây <br />
dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng vòng thi. Đối với mỗi khối lớp, mỗi nhóm ôn <br />
tập thì có một lộ trình khác nhau, cốt yếu sao cho có thể hoàn thành được từng mục tiêu <br />
đã đề ra ở phần trước.<br />
Kế tiếp tôi tiến hành biên soạn tài liệu ôn tập cho học sinh. Khi xây dựng tài liệu <br />
ôn tập cần phải có chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng <br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 6<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
khối, lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng theo số tiết quy định nhất định <br />
và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em <br />
học sinh bắt nhịp dần. Cần xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp <br />
để tránh trùng lặp. Tôi sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác <br />
thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn <br />
tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay để hướng cho học sinh. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn <br />
học sinh tìm các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn <br />
luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh <br />
có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.<br />
3.2.2 Giải pháp 2: Lựa chọn học sinh và lưu ý khi tổ chức ôn tập<br />
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi Toán <br />
bằng tiếng Anh nói riêng, khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh. Chúng ta nên lựa <br />
chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng <br />
dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội <br />
tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp. Đặc biệt nên chú trọng những em đã có nền tảng <br />
về môn Toán hoặc môn tiếng Anh.<br />
Bước tiếp theo, sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta đề ra mục tiêu và lập kế <br />
hoạch cho mình một cách cụ thể, như trên đã nói. Khi tổ chức ôn tập cần nắm vững <br />
phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao; thông qua những bài luyện cụ thể để <br />
dạy phương pháp tư duy; dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, <br />
đặc biệt sau. Bởi lẽ để giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải <br />
hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng <br />
linh hoạt. Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao vì: các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ <br />
liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng <br />
loại trước đã. Sau đó mới nâng cao dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học <br />
sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết đ ược. Đối với học sinh <br />
giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra biết chắc chắn là <br />
chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này trình độ của học sinh sẽ không ổn <br />
định và không vững chắc. Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng <br />
là phải rút ra phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành <br />
thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chắn chưa, nếu <br />
chưa chắc chắn cần phải củng cố đến khi được mới thôi. Hầu hết các bài đều có thể quy <br />
về một loại nào đó cùng nhiều bài khác có quy tắc giải chung, mỗi loại bài toán có một <br />
loại nguyên tắc, cứ xác định đúng loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết đ ược. <br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 7<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
Nhưng cá biệt có một ít bài không theo những nguyên tắc chung, thuộc những tình huống <br />
cá biệt, có thể sử dụng những cách riêng, th ường không rõ quy luật, nhưng giải quyết <br />
nhanh. Cần phải coi trọng loại bài có nguyên tắc là chính. Loại sau chỉ nên giới thiệu sau <br />
khi đã học kỹ loại trên, vì loại đó học bài nào chỉ biết bài đó mà không áp dụng cho nhiều <br />
bài khác được.<br />
Giáo viên nên tránh nôn nóng, bỏ qua bước làm chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học <br />
sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra và ghi nhớ đ ợc từng đơn <br />
vị kiến thức kỹ năng, kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến <br />
phức tạp, càng học càng hoang mang. Giáo viên không nên coi những bài đơn lẻ không có <br />
quy luật chung là quan trọng, cho học sinh làm nhiều hơn và tr ước những bài có nguyên <br />
tắc chung (coi những bài đó mới là “thông minh”), kết quả là học sinh bị rối loạn, không <br />
học được phương pháp tư duy theo kiểu đúng đắn khoa học và thông thường là : mỗi loại <br />
sự việc có một nguyên tắc giải quyết, chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc là giải <br />
quyết được hầu hết các sự việc.<br />
3.2.3 Giải pháp 3: Thông tin thường xuyên với BGH, tổ bộ môn, phụ huynh và <br />
học sinh để có phương án ôn tập phù hợp.<br />
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Trong qua trình bồi dưỡng không <br />
tránh khỏi gặp những khó khăn cần giải quyết. Những lúc như vậy giáo viên cần linh <br />
hoạt tham mưu với BGH, lãnh đạo nhà trường để có phương án xử lí. <br />
Bên cạnh đó cần phải bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của <br />
học sinh. Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm. Cách tốt nhất bồi <br />
dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành <br />
công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá <br />
trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao. <br />
Đối với phụ huynh, giáo viên bồi dưỡng chủ động thông báo về kế hoạch, lịch ôn <br />
tập và tình hình học tập của học sinh với phụ huynh để phụ huynh có thể theo dõi và giúp <br />
đỡ học sinh thực hiện đúng theo kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu ban đầu. Giáo viên <br />
chủ động đề nghị phụ huynh quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập <br />
tốt hơn, trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường <br />
để nắm tình hình học tập của con mình.<br />
<br />
<br />
3.2.4 Giải pháp 4: Một số thuật ngữ tiếng Anh thường dùng trong chương <br />
trình môn Toán THCS.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 8<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
Phần này trình bày một số thuật ngữ (khoảng 300 thuật ngữ) thường dùng trong <br />
chương trình môn Toán THCS ở nước ta. Tác giả chú trọng vào việc trình bày cách dịch <br />
nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ chứ không chú trọng vào ngữ pháp và cách phát âm các từ <br />
đó. Hơn nữa, trong Tiếng Anh có hiện tượng từ đồng âm, có nghĩa là cùng một từ đó <br />
nhưng nghĩa và cách hiểu khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học, có nhiều từ khi <br />
dịch theo nghĩa thông thường thì không thể hiểu được ý nghĩa của bài toán, nên bảng <br />
dưới đây cung cấp phần dịch nghĩa sát theo cách hiểu của môn toán nhất. Cùng một từ, <br />
nhưng trong Toán học lại có ý nghĩa khác.<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TOÁN HỌC THÔNG DỤNG<br />
<br />
<br />
STT Thuật ngữ Nghĩa Toán học STT Thuật ngữ Nghĩa Toán học<br />
1 Alternate angles Các góc sole 154 Median trung tuyến<br />
Angles in the Góc cùng chắn 1 155 Meet<br />
2<br />
same segment cung đồng quy<br />
3 Acute angle Góc nhọn 156 Midline đường trung bình<br />
Acute triangle Tam giác nhọn 157 Midperpendic<br />
4<br />
ular đường trung trực<br />
5 Addition [ə'di∫n] Phép cộng 158 Midpoint Trung điểm<br />
6 Adjacent angles Góc kề bù 159 Midpoint trung điểm<br />
Algebra Đại số 160 Minimum Giá trị cực tiểu<br />
7<br />
['ældʒibrə] <br />
Algebraic Biểu thức đại số 161 Minor arc Cung nhỏ<br />
8<br />
expression<br />
9 Alt.s Góc so le 162 Minus Trừ<br />
Alternate exterior 163 Minus Âm<br />
10<br />
angles Các góc sole ngoài ['mainəs]<br />
Alternate interior 164 Mixed Hỗn số<br />
11<br />
angles Các góc sole trong numbers<br />
Angle 165 Multiplication Phép nhân<br />
12 [,mʌltipli'kei<br />
Góc ∫n]<br />
13 Angle ['æηgl] Góc 166 Negative Âm<br />
Angle in a semi Góc chắn nửa 167 Note<br />
14<br />
circle cung tròn lưu ý<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 9<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
Angles in opposite Cặp góc đối diện 168 Number Sơ đồ số<br />
15 segment trong 1 tứ giác nội pattern<br />
tiếp<br />
Anticlockwise Sự quay ngược 169 Numberator<br />
16 rotation chiều kim đồng <br />
hồ Tử số<br />
17 Arc Cung 170 Numerator Tử số<br />
18 Area Diện tích 171 Object Vật thể<br />
19 Area ['eəriə] Diện tích 172 Obtuse angle Góc tù<br />
Arithmetic Số học 173 Obtuse <br />
20<br />
[ə'riθmətik] triangle Tam giác tù<br />
Arithmetic 174 Odd number Số lẻ<br />
21<br />
sequence Cấp số cộng<br />
22 Ascending order Thứ tự tăng 175 Old Lẻ<br />
23 Asymptote Đường tiểm cận. 176 Operation Thao tác<br />
Average Trung bình 177 Ordering Thứ tự, sự sắp <br />
24<br />
['ævəridʒ] xếp theo thứ tự<br />
Axiom 178 Oriented <br />
25<br />
Tiên đề angle Góc định hướng<br />
26 Axis ['æksis] Trục 179 Origin Gốc toạ độ<br />
27 Base Chân, đáy 180 Ortho center Trực tâm<br />
28 Base of a cone Đáy của hình nón 181 Outer angle Góc ngoài<br />
29 Bases angles Các góc ở đáy 182 Outside Bên ngoài<br />
Bearing angle Góc định hướng 183 Parallel Song song<br />
30<br />
['pærəlel]<br />
31 Bisect Phân giác 184 Parallelogram Hình bình hành<br />
32 Bisector đường phân giác 185 Pedal triangle Tam giác thùy túc<br />
33 Blunted cone Hình nón cụt 186 Pentagon Ngũ giác<br />
Calculus Phép tính 187 Percent Phần trăm<br />
34<br />
['kælkjuləs] [pə'sent] <br />
Center 188 Percentage Tỉ lệ phần trăm<br />
35<br />
Tâm [pə'sentidʒ]<br />
Central angle 189 Perimeter Chu vi<br />
36<br />
Góc ở tâm [pə'rimitə(r)]<br />
37 Centroid Trọng tâm 190 Perpendicular Vuông góc<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 10<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
Chord Đoạn chắn cung 191 Perpendicular <br />
38<br />
tròn. bisector Trung trực<br />
Circle Đường tròn , hình 192 Plot<br />
39<br />
tròn Vẽ<br />
Circumference Chu vi đường tròn 193 Plus Cộng<br />
40<br />
[sə'kʌmfərəns]<br />
Circumscribed Tam giác ngoại 194 Plus [plʌs] Dương<br />
41<br />
triangle tiếp<br />
Circumsribed Đường tròn ngoại 195 Point <br />
42<br />
circle tiếp Điểm<br />
Clockwise rotation Sự quay theo 196 Polygon<br />
43 chiều kim đồng <br />
hồ Đa giác<br />
44 Coefficient Hệ số 197 Positive Dương<br />
45 Coincide Trùng nhau 198 Power Bậc<br />
46 Column Cộ t 199 Pressure Áp suất<br />
47 Cone Hình nón 200 Prime number Số nguyên tố<br />
Connect 201 Probability Xác suất<br />
48 [,prɔbə'biləti<br />
nối ]<br />
Consecutive even Số chẵn liên tiếp 202 Problem <br />
49<br />
number bài tập<br />
Convex 203 Problem Bài toán <br />
50<br />
Lồi ['prɔbləm]<br />
51 Convex angle Góc lồi 204 Product Nhân<br />
52 Coordinate Tọa độ 205 Projection Hình chiếu<br />
53 Coordinates Toạ độ 206 Proof Chứng minh<br />
Corollary 207 Proof [pru:f] Bằng chứng <br />
54<br />
Hệ quả chứng minh<br />
Correlation Sự tương quan 208 Proper Phân số thực sự<br />
55<br />
[,kɔri'lei∫n] fraction<br />
56 Corresp. s Góc đồng vị 209 Prove Chứng minh<br />
Corresponding Đồng vị, tương 210 Pyramid Hình chóp<br />
57<br />
ứng<br />
Corresponding 211 Quadratic Phương trình bậc <br />
58<br />
angles Các góc đồng vị equation hai<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 11<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
Crosssection Mặt cắt ngang 212 Quadratic <br />
59<br />
function Hàm bậc 2<br />
60 Cube Luỹ thừa bậc ba 213 Quadrilateral tứ giác<br />
61 Cube root Căn bậc ba 214 Quotient Thương số<br />
Cubed Mũ ba, lũy thừa 215 Radius Bán kính<br />
62<br />
ba<br />
63 Cubic function Hàm bậc 3 216 Radius Bán kính<br />
Cuboid Hình hộp phẳng, 217 Radius Bán kính<br />
64<br />
hình hộp thẳng ['reidiəs]<br />
65 Curve [kə:v] Đường cong 218 Range Khoảng giá trị<br />
Cyclic 219 Rate Hệ số<br />
66<br />
quadrilateral Tứ giác nội tiếp<br />
67 Cylinder Hình trụ 220 Ratio Tỉ số<br />
Decimal Thập phân 221 Ray<br />
68<br />
['desiməl] Tia<br />
69 Decimal fraction Phân số thập phân 222 Real number Số thực<br />
Decimal place Vị trí thập phân, 223 Rectangle<br />
70<br />
chữ số thập phân Hình chữ nhật<br />
71 Decimal point Dấu thập phân 224 Reflection Phản chiếu, ảnh<br />
Denominator 225 Regular Hình chóp đều<br />
72<br />
Mẫu số pyramid<br />
73 Density Mật độ 226 Respectively Tương ứng<br />
Descending order Thứ tự giảm 227 Retardation Sự giảm tốc, sự <br />
74<br />
hãm<br />
75 Diagonal Đường chéo 228 Rhombus Hình thoi<br />
Diagram Biểu đồ, đồ thị, 229 Right angle<br />
76<br />
sơ đồ góc vuông<br />
77 Diameter Đường kính 230 Right triangle tam giác vuông<br />
Diameter Đường kính 231 Rightangled Tam giác vuông<br />
78<br />
[dai'æmitə] triangle<br />
Dimensions Chiều 232 Root Nghiệm của <br />
79<br />
[di'men∫n] phương trình<br />
80 Direction phương , hướng 233 Round angle Góc đầy<br />
Directly Tỷ lệ thuận với 234 Rounding off Làm tròn<br />
81<br />
proportional to<br />
82 Discriminant là denta = b^2 235 Row Hàng<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 12<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
4ac<br />
83 Displacement Độ dịch chuyển 236 Scale Thang đo<br />
Distance Khoảng cách 237 Scalene <br />
84<br />
triangle Tam giác thường<br />
85 Divide Chia ra 238 Segment Đoạn<br />
Division [di'viʒn] Phép chia 239 Segment (in a 1 phần của <br />
86<br />
circle) đường tròn<br />
Domain khoảng giá trị 240 Semicircle Nửa đường tròn<br />
87<br />
của x<br />
88 Drop Rơi, hạ 241 Sequence Dãy số<br />
89 Ellipse Hình elíp 242 Serie Tổng của dãy số<br />
90 Enlargement Độ phóng đại 243 Side Cạnh<br />
Equal ['i:kwəl] Bằng 244 Side opposite <br />
91<br />
angle Cạnh đối của góc<br />
Equality Đẳng thức 245 Significant Chữ số có nghĩa<br />
92<br />
figures<br />
Equation Phương trình, 246 Similar Các tam giác <br />
93<br />
đẳng thức triangles đồng dạng<br />
Equation Phương trình 247 Simplified Phân số tối giản<br />
94<br />
[i'kwei∫n] fraction<br />
Equiangular Tam giác đều 248 Simplify Đơn giản<br />
95<br />
triangle<br />
96 Equivalent Tương đương 249 Simultaneous Đồng thời<br />
Escribed circle đường tròn bàng 250 Single Phân số đơn<br />
97<br />
tiếp fraction<br />
98 Evaluate Ước tính 251 Sketch Vẽ phác<br />
99 Even chẵn 252 Slant edge Cạnh bên<br />
Even number Số chẵn 253 Solution Lời giải<br />
100<br />
[sə'lu:∫n] <br />
101 Exponent Số mũ 254 Solve Giải<br />
Express Biểu diễn, biểu 255 Speed Tốc độ<br />
102<br />
thị<br />
Góc ngoài của 256 Sphere<br />
103<br />
Ext. of tam giác Hình cầu<br />
104 Extension phần kéo dài 257 Square Hình vuông<br />
105 Factorise Tìm thừa số của 258 Square root Căn bậc hai<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 13<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
(factorize) một số<br />
Factorise the đưa về dạng 259 Squared Bình phương<br />
106<br />
equation thừa số. [skweə]<br />
Flat angle 260 Stated Đươc phát biểu, <br />
107<br />
góc bẹt được trình bày<br />
Formula Công thức 261 Statistics Thống kê<br />
108<br />
['fɔ:mjulə]<br />
Fraction ['fræk∫n] Phân số 262 Statistics Thống kê <br />
109<br />
[stə'tistiks]<br />
110 Function Hàm Số 263 Straight line Đường thẳng<br />
Geometric 264 Subject Chủ thể, đối <br />
111<br />
sequence Cấp số Nhân tượng<br />
Geometry Hình học 265 Subtraction Phép trừ<br />
112<br />
[dʒi'ɔmitri] [səb'træk∫n] <br />
Gradient Hệ số a trong 266 Sum<br />
113<br />
y=ax+b Tổng<br />
Gradient of the Độ dốc của một 267 Supplemental <br />
114 straight line đường thẳng, hệ angles <br />
số góc Các góc bù nhau<br />
115 Graph [græf] Biểu đồ 268 Surd Căn<br />
Greatest value Giá trị lớn nhất 269 Symmetric <br />
116<br />
Đối xứng<br />
Height 270 Symmetry Đối xứng<br />
117<br />
Đường cao<br />
Height [hait] Chiều cao 271 Tanchord Góc giữa tiếp <br />
118 angle tuyến và một dây <br />
tại tiếp điểm<br />
Hexagon 272 Tangent<br />
119<br />
Lục giác Tiếp tuyến<br />
Highest common Hệ số chung lớn 273 Tangent Tiếp tuyến<br />
120<br />
factor (HCF) nhất ['tændʒənt]<br />
Hyperbola 274 The cosine Quy tắc cos<br />
121<br />
Hình Hi pe bol rule<br />
122 Hypothenuse side Cạnh huyền 275 The sine rule Quy tắc sin<br />
Improper fraction Phân số không 276 Theorem Định lý<br />
123<br />
thực sự ['θiərəm]<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 14<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
In term of Theo ngôn ngữ, 277 Theory<br />
124<br />
theo Lý thuyết<br />
Index form Dạng số mũ 278 Times hoặc Lần<br />
125<br />
multiplied by<br />
126 Inequality Bất phương trình 279 To add Cộng <br />
Inscribed circle Đường tròn nội 280 To calculate Tính<br />
127<br />
tiếp<br />
Inscribed Tứ giác nội tiếp 281 To divide Chia<br />
128<br />
quadrilateral<br />
Inscribed triangle Tam giác nội tiếp 282 To multiply Nhân<br />
129<br />
Inside 283 To subtract Trừ<br />
130<br />
Bên trong To take away<br />
Góc trong cùng 284 Top Đỉnh<br />
131<br />
Int. s phía<br />
132 Integer ['intidʒə] Số nguyên 285 Total ['toutl] Tổng <br />
Integer number Số nguyên 286 Transformatio Biến đổi<br />
133<br />
n<br />
134 Integration Tích phân 287 Trapezoid Hình thang<br />
135 Intersection Giao điểm 288 Triangle<br />
Tam giác<br />
136 Intersection Sự giao nhau<br />
289 Triangle <br />
Hình tam giác<br />
Inversely Tỷ lệ nghịch 290 Triangular Hình chóp tam <br />
137<br />
proportional pyramid giác<br />
Irrational number Biểu thức vô tỷ, 291 Trigonometry Lượng giác học<br />
138<br />
số vô tỷ<br />
Isogonal 292 Truncated Hình chóp cụt<br />
139<br />
Đẳng giác pyramid<br />
Isosceles triangle Tam giác cân 293 Varies as the Nghịch đảo<br />
140<br />
reciprocal<br />
Least common Bội số chung nhỏ 294 Varies Tỷ lệ thuận <br />
141<br />
multiple (LCM) nhất directly as<br />
142 Least value Giá trị bé nhất 295 Velocity Vận tốc<br />
Lemma 296 Vertex <br />
143<br />
Bổ đề Đỉnh<br />
Length 297 Vertex angle <br />
144<br />
Chiều dài, độ dài Góc ở đỉnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 15<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
Length [leηθ] Chiều dài 298 Vertical <br />
145<br />
angles Các góc đối đỉnh <br />
Limit Giới hạn 299 Vertically Góc đối nhau<br />
146 opposite <br />
angle<br />
147 Line [lain] Đường (thẳng) 300 Vertices Các đỉnh<br />
Linear equation Phương trình bậc 301 Volume Thể tích<br />
148 (first degree nhất ['vɔlju:m]<br />
equation)<br />
Loci 302 Vulgar Phân số thường<br />
149 fraction<br />
Quỹ tích<br />
Lowest common Bội số chung nhỏ 303 Width [widθ] Chiều rộng<br />
150 multiple (LCM) nhất<br />
<br />
151 Lowest term Phân số tối giản 304 Xintercept Giao điểm của <br />
đồ thị và trục x<br />
152 Major arc Cung lớn 305 Yintercept Giao điểm của <br />
đồ thị và trục y<br />
153 Maximum Giá trị cực đại 306<br />
<br />
3.2.5 Giải pháp 5: Một số cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thường dùng trong <br />
chương trình môn Toán THCS.<br />
Để học sinh có thể hiểu đúng nghĩa của bài toán bằng tiếng Anh, ngoài việc phải <br />
hiểu thuật ngữ Toán tiếng Anh còn phải nắm vững các cấu trúc ngữ pháp thường dùng <br />
trong Toán tiếng Anh. Phần này trình bày một số cấu trúc thường gặp trong các đề thi.<br />
a. Cấu trúc so sánh<br />
Việc so sánh hai đại lượng là bài toán thường gặp, khi tiếp xúc với đề toán dạng này <br />
học sinh cần hiểu đúng cấu trúc so sánh để từ đó sử dụng đúng thông tin đề bài cho và <br />
thực hiện đúng phép tính cần thiết. Nếu hiểu sai cấu trúc so sánh sẽ dẫn đến sai phép <br />
tính và hệ quả là cho ra đáp án sai. Về cấu trúc so sánh trong tiếng Anh có thể chia ra làm <br />
ba dạng: so sánh bằng, so sánh hơn, so sánh nhất. Phần này không đi sâu phân tích cú pháp <br />
tiếng Anh mà tập trung vào việc trình bày cách hiểu đúng cấu trúc thông qua một số ví <br />
dụ.<br />
So sánh bằng (Equality)<br />
Cấu trúc:<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 16<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
Khẳng định (positive): S + V + as + adj/adv + as + N/pronoun<br />
Phủ định (negative): S + V + not + so/as + adj/adv + N/Pronoun<br />
Ví dụ: <br />
She has an as number of books as her sister.<br />
Nói chung so sánh bằng trong tiếng Anh dễ nhận biết, và người đọc thường ít mắc <br />
sai lầm, chỉ cần nhớ cấu trúc as .. as chính là để chỉ hai lượng bằng nhau, cộng với một <br />
vốn từ nhất định thì sẽ hoàn toàn xử lý được bài toán có cấu trúc so sánh bằng.<br />
So sánh hơn (Comparative)<br />
Tính từ ngắn (Short Adj):S + V + adj/adv + er + than + N/pronoun<br />
Tính từ dài (Long Adj): S + V + more + adj/adv + than + N/pronoun<br />
Ví dụ:<br />
1. He is 15 cm taller than his father.<br />
2. The number of apples of Mary is 10 more than her sister.<br />
3. The number of pens of Tom is 12 less than Mary.<br />
So sánh hơn rất hay gặp trong các đề thi, và cũng là loại so sánh mà người đọc hay <br />
hiểu nhầm. Trong ba ví dụ trên, thì ví dụ 1 và ví dụ 2 nói về một đại lượng nào đó nhiều <br />
hơn (cao hơn, to hơn,...) A đơn vị so với đại lượng B (A more...than B nhiều hơn B A <br />
đơn vị), khi đó ta có thể hiểu bài toán theo hướng phép tính cộng, tức là phép tính là : A + <br />
B. Trong ví dụ 3, sử dụng cấu trúc A less...than B (ít hơn B A đơn vị); lúc này cần hiểu <br />
phép tính cần dùng là B – A. <br />
So sánh nhất (Superlative)<br />
Tính từ ngắn (Short adj):S + V + the + adj/adv + est + N/pronoun<br />
Tính từ dài (Long adj):S + V + the most + adj/adv + N/pronoun.<br />
Ví dụ:<br />
1. The Largest number, greatest number<br />
2. The smallest number<br />
So sánh nhất cũng là dạng tương đối hay gặp trong các bài toán, thường dùng để chỉ <br />
số lớn nhất, số nhỏ nhất của các đại lượng xuất hiện trong đề bài, đặc trưng của dạng <br />
so sánh này là đuôi _est trong các tính từ so sánh, hoặc bắt đầu bằng most trước tính từ so <br />
sánh.<br />
b. Cấu trúc thêm/bớt/còn lại (more/less/left)<br />
Trong việc giải toán bằng tiếng Anh thì cấu trúc này thường hay bị hiểu nhầm với <br />
các cấu trúc so sánh đã nói ở trên. Tôi đưa ra một vài ví dụ và cách hiểu để người đọc <br />
tránh được nhầm lẫn sau này.<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 17<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
Cấu trúc Thêm (More): <br />
Khi muốn nói thêm vào đại lượng đã cho một lượng B thì ta có cấu trúc: B more. <br />
Cấu trúc này thường đi với động từ give, sent,... và phép tính gắn liền với cấu trúc này là <br />
phép cộng.<br />
Ví dụ: Peter has 12 books. His mom gives him 2 more. How many books he has?<br />
Trong ví dụ trên, phép tính phải dùng là phép cộng. <br />
Cấu trúc Bớt (less):<br />
Khi muốn nói bớt đi từ đại lượng đã cho một lượng B thì ta có cấu trúc: B less. Cấu <br />
trúc này thường đi với động từ take, get,... và phép tính gắn liền với cấu trúc này là phép <br />
trừ.<br />
Ví dụ: Peter has 12 books. His mom takes him 2 less. How many books he has?<br />
Trong ví dụ trên, phép tính phải dùng là phép trừ. <br />
Cấu trúc Còn lại (left):<br />
Cấu trúc này dùng để diễn đạt phần còn lại của một đại lượng ban đầu sau khi đã <br />
thực hiện việc phân chia, hay tăng giảm đại lượng ấy. Nó thường ở dạng một câu hỏi <br />
với từ left ở cuối câu hỏi ấy.<br />
Ví dụ: There are twenty gallons total, and we've already poured 12 gallons of it. How <br />
many gallons are left?<br />
Cấu trúc này đôi khi gây khó hiểu đối với người mới bắt đầu, nhưng nếu làm quen <br />
dần với một thời gian thì câu hỏi loại này sẽ trở nên dễ dàng nhận biết hơn.<br />
c. Một số lưu ý khác khi dịch nghĩa một bài toán:<br />
Phần này trình bày một vài lưu ý khi dịch các cấu trúc của phép cộng, phép trừ, phép <br />
nhân, phép chia và cách chuyển một bài toán lời văn thành biểu thức toán học.<br />
Ta cần phải biết một số “từ khóa” quan trọng khi làm việc với các bài toán có lời <br />
văn, cụ thể như sau:<br />
Dịch cụm từ: "the sum of 8 and y" thành biểu thức Toán học là: "8 + y".<br />
Dịch cụm từ: "4 less than x" thành biểu thức Toán học là: "x – 4".<br />
Dịch cụm từ: "x multiplied by 13" thành biểu thức Toán học là: "13x".<br />
Dịch cụm từ: "the quotient of x and 3" thành biểu thức Toán học là: "x/3".<br />
Dịch cụm từ: "the difference of 5 and y" thành biểu thức Toán học là: "5y".<br />
Dịch cụm từ: "the ratio of 9 more than x to x" thành biểu thức Toán học là: "(x + <br />
9) / x".<br />
Dịch cụm từ: "nine less than the total of a number and two" thành biểu thức Toán học <br />
là: "(n + 2) – 9".<br />
<br />
<br />
<br />
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh 18<br />
Trường THCS Buôn Trấp – Giáo viên Hồ Quan Bằng<br />
<br />
<br />
3.2.6 Giải pháp 6: Một số dạng toán thường gặp trong các đề thi.<br />
Dạng 1. Toán tìm x hay tìm nghiệm của phương trình.<br />
Nói chung trong giới hạn chương trình THCS thì đây chưa phải là dạng toán quá <br />
khó, tuy nhiên đây lại là bài toán hay gặp trong các đề thi, dạng toán này thường kiểm tra <br />
kĩ năng tính toán cơ bản của học sinh, có nhiều bài tập thậm chí học sinh chỉ cần bấm <br />
máy tính cầm tay cũng thu được đáp án. Dưới đây là một số bài tập:<br />
5x − 1 2 x + 3 x − 8 x<br />
Bài 1. The root of the equation: + = − (Math.violympic.vnVòng 1)<br />
10 6 15 30<br />
(Dịch: Nghiệm của phương trình:….)<br />
Bài 2. The solution set of the equation: x + 9 = 2 x (Math.violympic.vnVòng 2)<br />
(Dịch: Tập nghiệm của phương trình:….)<br />
Bài 3. The number of the solution of the equation: x 2 = 3 (Math.violympic.vnVòng 4)<br />
(Dịch: Số nghiệm của phương trình:….)<br />
Bài 4. Find the value of x such that: 3x = 3 (Math.violympic.vnVòng 5)<br />
(Dịch: Tìm giá trị của x sao cho :….).<br />
Dạng 2. Tính giá trị của biểu thức.<br />
Đậy cũng là dạng toán phổ biến, đa số là bài tập ở mức độ tương đối dễ, cũng có <br />
một vài bài tập đòi hỏi tư duy phân tích cao ở người giải. Dưới đây trình bày một số <br />
dạng bài tập thường gặp:<br />
Bài 1. Calculate: B = 14 x 2 y 3 z :