intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một vài kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh trường THPT Long Thành

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

842
lượt xem
127
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá: Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một vài kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh trường THPT Long Thành”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một vài kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh trường THPT Long Thành

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Long Thành *************** Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LONG THÀNH Người thực hiện: Trần Chí Trung Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo Dục Quốc Phòng Phương pháp giảng dạy bộ môn: Giáo Dục Quốc Phòng Có dính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2011 – 2012
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I.Thông tin chung về cá nhân 1. Họ và tên: Trần Chí Trung 2. Ngày tháng năm sinh: 12/06/1964 3. Nam Nữ: Nam 4. Địa chỉ: Tổ 10 K5/219 Khu Văn Hải-Long Thành-Đồng Nai 5. Điện thoại:0613844281(CQ);0613527448(NR);0918318448(DĐ) 6. Fax: E-Mail: chitrunglt@yahoo.com 7. Chức vụ: Tổ Trưởng chuyên môn 8 . Đơn vị công tác: Trường THPT Long Thành II. Trình độ đào tạo - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2004 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất III. Kinh nghiệm khoa học - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Thể Dục, Giáo dục quốc phòng-An ninh - Số năm có kinh nghiệm: 17 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 7 năm gần đây: + “Môn học tự chọn-Bóng chuyền” + “Chuyên Đề Sức Khỏe” + “Bước đầu giảng dạy môn Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh trong các trường THPT” + “Nâng cao hiệu quả giờ học thực hành môn học giáo dục quốc phòng – an ninh thông qua vai trò tự quản của cán sự lớp”
  3. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục quốc phòng – an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp để truyền đạt tri thức tới người học. Sau nhiều năm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh theo phương pháp mới, bản thân tôi nhận thấy trong một tiết dạy giáo viên phải chuyển tải nhiều kiến thức đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết cũng như thực hành phải hợp lý khoa học mới giải quyết được hết trọng tâm nội dung bài dạy. Mặt khác không để học sinh học phần lí thuyết cũng như thực hành một cách thờ ơ, xem thường và cũng tránh sự nhàm chán trong tập luyện đó là yếu tố chủ quan, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phát huy tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh , công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học. Cần lưu ý rằng, để phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng nghiên cứu của các giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh nên tập trung trực tiếp vào nội dung kiến thức môn học hay những yếu tố tham gia vào quá trình dạy và học như: Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung chương trình học tập... Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá: Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của thầy. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Qua đó tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một vài
  4. kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh trường THPT Long Thành.”. Riêng bản thân tôi, do khả năng và năng lực còn nhiều hạn chế, đòi hỏi cần phải nỗ lực nhiều. Một lần nữa, với lí do trên nên tôi chọn đề tài này, nhưng trong quá trình nghiên cứu, viết lách, tất sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, bởi đây là 1 đề tài rất mới mẻ đối với bản thân. Rất mong bạn bè, đồng nghiệp… góp ý, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài sáng kiến & kinh nghiệm năm học 2010-2011 và nếu thành công, đó sẽ là cơ sở để tôi có thể tiếp tục nghiên cứu ở những bài, chương rộng hơn sau này. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN: Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong các trường THPT. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Năm học 2011-2012 Trường THPT Long Thành tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung trọng tâm: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh ngồi nhầm lớp. Gắn kết với việc triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/6/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để đạt được mục tiêu đề ra là đảm bảo chất lượng giáo dục ổn định và phát triển vững chắc. Ngay từ đầu năm học Trường THPT Long Thành đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh hiểu rỏ mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang ở vào giai đoạn, mà việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đang là một vấn đề cấp bách được đặt ra. Phải khuyến khích tự học phải vận dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Để thực hiện tốt chủ trương này thì cần phải đào tạo khả năng tự học cho học sinh. Nói đến giáo dục quốc phòng – an ninh. Trường THPT Long Thành là một trong những đơn vị trong huyện có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi
  5. đáp ứng số lượng tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh cho gần 1550 học sinh. Tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh chính khóa đã truyền thụ cho các em học sinh những tri thức cơ bản của nền Giáo dục quốc phòng toàn dân, những hiểu biết về tổ chức QĐND Việt Nam, về nhà trường quân đội, về lịch sử QĐND Việt Nam, truyền thống đấu tranh dựng nước - giữ nước của dân tộc và Luật biên giới Quốc gia. Đó là những kiến thức rất bổ ích, thiết thực với học sinh phổ thông trước ngưỡng cửa cuộc đời. Học sinh còn được làm quen với tác phong quân đội qua các bài học về điều lệnh, đội ngũ, các tư thế vận động cơ bản trong chiến đấu, băng bó, cứu thương....làm quen với các phương tiện chiến đấu như ném lựu đạn, cách bắn súng tiểu liên AK ... Qua học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước - tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù.Toàn bộ chương trình học tập của từng khối được xây dựng theo chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo dạy đủ môn, đủ tiết, đúng phân phối chương trình. Vì vậy các tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh học sinh tham gia học đầy đủ tích cực sôi nổi và hào hứng. Giáo dục quốc phòng – an ninh trong trường THPT là môn học chính khóa, là bộ môn khoa học tổng hợp có phạm vi vô cùng rộng lớn và khá phức tạp, nên không thể đơn giản, sơ sài mà nó phải được coi là một hệ thống chương trình và phải được quán triệt trong tất cả các môn học trong mọi hoạt động của học sinh, ở mọi lúc, mọi nơi, có vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hiện tại và tương lai. 2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 2.2.1 Thuận lợi : - So với khu vực, trường Trung học phổ thông Long Thành là một trường có bề dày về kết quả đào tạo học sinh và là trường đạt chuẩn quốc gia, nên vấn đề chuyên môn giảng dạy luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm sâu sát. Trường có một đội ngũ sư phạm hùng hậu đều đạt chuẩn và trên chuẩn về kiến thức, có chuyên môn vững, nhiệt tình, tận tụy với công tác quản lý và giảng dạy. - Hội đồng sư phạm nhà trường về tuổi đời công tác được dàn trải qua nhiều thế hệ, và luôn có sự đoàn kết gắn bó mật thiết với nhau. - Đối với môn Giáo dục quốc phòng – An ninh. Nhà trường cùng các cấp lãnh đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh đều được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết với môn học. - Điều kiện sân bãi, phòng học, dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh tương đối đầy đủ. - Nề nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp, từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan và có ý thức học tập tốt. 2.2.2 Khó khăn : - Đội ngũ giáo viên giáo dục Quốc phòng – An ninh hoàn toàn là giáo viên được đào tạo từ chuyên ngành giáo dục thể chất. Đối với lĩnh vực Quốc phòng – An ninh, tuy được đào qua lớp giáo viên giáo dục Quốc phòng và được tập huấn về chuyên môn thường xuyên hàng năm, nhưng do đây là một lĩnh vực khá mới mẻ và thời gian được lĩnh hội về chuyên môn có hạn nên ít nhiều đã gặp phải khó khăn trong giảng dạy.
  6. - Đối với học sinh : Do khách quan các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình và do yêu cầu về lượng kiến thức của các môn học, giờ học cộng thêm áp lực từ phía không ít phụ huynh nên đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ và việc xác định nhiệm vụ học tập đối với bộ môn này. Và thật tai hại đối với một phận nhỏ học sinh còn ngộ nhận và coi đây là môn học phụ dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh chưa cao. - Tức thời tình trạng học sinh chưa trang bị đầy đủ sách giáo khoa về môn giáo dục quốc phòng – an ninh cũng làm cho việc giảng dạy theo phương pháp mới còn bị hạn chế nhất định. - Dụng cụ, trang thiết bị cho môn học tương đối đầy đủ từ nguồn được Sở giáo dục – đào tạo cấp và một số tự trang bị nhưng vẫn còn thiếu : Tranh ảnh giảng dạy còn hạn chế ở một số nội dung. Đặc biệt là thiếu dụng cụ “kính ngắm”. Để đạt được kết quả tốt qua nội dung ngắm bắn giáo viên đã gặp khó khăn thực sự, nếu chỉ trang bị cho các em học sinh về lý thuyết bắn, tư thế bắn, các yếu lĩnh của động tác bắn luyện tập rồi đưa vào máy bắn tập, thì hiệu quả thực sự chưa cao trong khi luyện tập, bắn vào các mục tiêu mà không có kính ngắm để giáo viên theo dõi, hướng dẫn, sửa sai cụ thể. Mà kính ngắm thì lại không tìm mua được ngoài thị trường. 2.3 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 2.3.1. Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh: 2.3.1.1. Tuyển chọn VĐV thi đấu Hội thao GDQP-AN cấp tỉnh: Biện pháp thực hiện: Về thời gian hội thao cấp Tỉnh thực hiện 2 năm/1lần, cấp trường tổ chức hằng năm theo hướng dẫn năm học về GDQP-AN, sau khi đã có kết quả hội thao cấp trường (liền kề với Hội thao cấp tỉnh) thì Tổ trưởng chuyên môn bắt đầu lập kế hoạch, phân công giáo viên chịu trách nhiệm từng môn thi: Môn điều lệnh quan trọng nhất là chọn cho được một học sinh làm chỉ huy phải có dáng dấp quân đội, tiếng hô to, rỏ, mạnh dạn và dứt khoát, tốt nhất là chọn học sinh có giọng người miền Bắc. Sau đó phân công trực tiếp cho em làm Tiểu đội trưởng của một tiểu đội trong lớp, giáo viên nào hướng dẫn lớp đó sẽ bồi dưỡng trực tiếp cho em đó. Song song thì các giáo viên còn lại cũng tự tìm kiếm một tiểu đội trưởng và huấn luyện cho em đó, rồi cuối cùng chọn ra một tiểu đội trưởng tham gia Hội thao. Các môn còn lại sẽ chọn theo thành tích đạt được trong hội thao, số lượng chọn thì gấp đôi để sau khi tập luyện sẽ chọn VĐV chính thức được hoàn hảo hơn. Sau đó sẽ biên chế về các lớp, rồi giáo viên được phân công sẽ có kế hoạch tập luyện ở những giờ ngoại khóa (theo quy định kế hoạch tập luyện hội thao cấp tỉnh). 2.3.1.2. Tuyển chọn học sinh bắn đạn thật: Biện pháp thực hiện: Thực hiện công văn số 4943/BGDĐT-GDQP ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng-an ninh năm học 2010-2011.
  7. Căn cứ hướng dẫn số 1547/SGDĐT_ GDTH ngày 13 tháng 9 năm 2010 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục quốc phòng năm học 2010-2011 Căn cứ kế hoạch tổ chức học tập môn học GDQP của nhà trường; Qua quá trình học tập nội dung bắn súng của học sinh; Hằng năm Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tổ chức bắn đạn thật cho học sinh khối THPT. Theo kế hoạch của tổ bộ môn thì trong quá trình giảng dạy bài kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK tại lớp các giáo viên phải chọn cho mình một số học sinh có kết quả học tập tốt sau đó sàn lọc lại một lần nữa và việc đầu tiên là cho học sinh khám sức khỏe. Hiện nay tại các nhà trường đều có bộ phận Y tế trường học cho nên việc khám sức khỏe cho các em cũng rất dễ dàng và đỡ phần tốn kém. Việc khám sức khỏe tập trung chú ý vào huyết áp và tim mạch của các em. Những học sinh nào có vấn đề về huyết áp và tim mạch thì dứt khoác bị loại. Sau đó tiếp tục có kế hoạch tập luyện, nội dung tập luyện bao gồm: ngắm chụm, ngắm trúng chụm, ngằm bia chỉ đỏ, bắn trên máy bắn tập MPT03. Thông qua máy bắn tập MPT03 sẽ chọn ra được những học sinh có độ ngắm chụm rất tốt. Sau quá trình tập luyện theo đúng chế độ và trước khi đi bắn một ngày Tổ bộ môn sẽ phân công giáo viên triển khai toàn bộ sơ đồ bắn, giáo dục về tâm lý khi bắn nhất là học sinh mới lần đầu bắn đạn thật (yếu tố này rất quan trọng) rồi sau đó thực hành bắn giống như khi bắn đạn thật nhưng trên máy bắn tập MPT03. Điều quan trọng nhất là khi nghe tiếng súng lần đầu tiên phải giáo dục cho các em thật kỉ lưởng, phải bình tỉnh, tự tin không cẩu thả, không giật mình. Nắm vững nguyên tắc khi sử dụng súng, đạn: - Nắm chắc tính năng của súng - Quan sát phát hiện mục tiêu nhanh, ước lượng cự ly đúng, xác định điểm ngắm chính xác, giữ súng đúng, bóp cò êm, đều. Lựa chọn thời cơ kết thúc phát bắn phù hợp. - Tích cực học tập, ôn luyện, rèn luyện sức khỏe, tâm lý để phục vụ tốt cho bài bắn. Chấp hành nghiêm qui tăc bảo đảm an toàn trong quá trình luyện tập và thực hành bắn đạn thật. Hiệu quả: Xếp loại GIỎI KHÁ ĐẠT KHÔNG ĐẠT Năm học 2008-2009 26% 20% 13% 41% 2009-2010 24% 22% 23% 31% 2010-2011 29% 13% 40% 18% 2.3.1.3. Dụng cụ sân bãi: Biện pháp thực hiện:
  8. Về sân bãi thì hằng năm nhà trường có kế hoạch tu bổ, đổ bồi thêm đất cát vào, không để động vũn khi mưa to, đảm bảo sân bãi đúng qui cách. Trang bị thêm súng tập, sách giáo khoa, tranh ảnh. Cụ thể: Đặt súng tập bằng gỗ, sơn đen theo kích cỡ của khẩu súng tiểu liên AK. Thay vì mỗi lớp phải trang bị ống nhựa và dây đeo để làm súng tập cho từng thành viên trong lớp, chi phí này cho mỗi học sinh hết khoảng 6.000đồng (sáu ngàn đồng) và cho cả lớp mất khoảng 250.000đồng (Hai trăm năm mươi ngàn đồng chẵn). Với khoảng tiền trên, mỗi lớp sẽ trang bị được 05 khẩu súng gỗ. Đối với từng trường Trung học phổ thông Long Thành tổng số lớp của 2 khối 12 và 11 là 26 lớp. Như vậy số lượng súng tập bằng gỗ là 130 khẩu đủ để đáp ứng cho 03 lớp học trùng giờ có sử dụng đến súng tập. 2.3.1.4. Kết hợp Ban Giám Hiệu Nhà trường tổ chức học tập pháp luật, mít tin…: Biện pháp thực hiện: Để đổi mới hình thức, phương pháp GDQP-AN cho học sinh, nhân các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, Tổ trưởng chuyên môn đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tổ chức Giáo dục pháp luật, cho học sinh tham gia mít tin, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; thi tìm hiểu ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; ngày thành lập Công An nhân dân, ngày thành lập Tỉnh, thi về phòng chống ma túy, HIV… Qua đó đã nâng cao nhận thức, hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, truyền thống của quê hương, đất nước, nâng cao nhận thức về quốc phòng, an ninh cho học sinh. 2.3.1.5. Học theo phương pháp thảo luận nhóm: Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học sinh – các học sinh giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Biện pháp thực hiện: Theo cách này, học sinh được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp nền tảng cho học sinh. Do đó, giáo viên phải khơi gợi hứng thú học sinh bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương ứng với trình độ của học sinh, hoặc đặt câu hỏi/ đưa ra vấn đề dẫn dắt học sinh đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũng phải được sắp xếp để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm tham gia một cách tích cực. Chia lớp thành 4 nhóm, 10-11 thành viên/nhóm theo những tiêu chí như sau: Mỗi nhóm đều có những cán sự lớp "cứng”, là những thủ lĩnh nhóm đầu tiên. Chia các nhóm đồng đều theo tỷ lệ học lực: có bạn khá, có bạn chưa khá. Chia nhóm đồng đều theo tỷ lệ rèn luyện, tương tự học lực. Tỷ lệ nam nữ tương đương với tỷ lệ nam nữ của lớp 50:50. Xây dựng quy định cho nhóm. Với cách chia nhóm như thế này, các nhóm đồng đều nhau nên dễ dàng hơn trong quản lý, đặc biệt, có một số cán sự lớp ở mỗi nhóm là hạt nhân để phát triển nhóm. Tuy vậy, theo đánh giá khách quan của các Thầy, Cô giáo, kỹ năng làm việc nhóm của học sinh hầu như là không có. Tuy có được thầy cô giáo phổ biến nhưng
  9. không rõ ràng và đầy đủ vì còn hạn chế nhiều về thời gian và trình độ. Đây là một "khâu” quan trọng nếu muốn làm tốt sự thay đổi trong dạy và học. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ năng làm việc, giao tiếp trong nhóm, là những viên gạch nền tảng đầu tiên để xây dựng nên thành công của thảo luận nhóm. Thủ lĩnh nhóm sẽ phải biết năng lực, thế mạnh của các thành viên. Nhận một đề tài, phân chia theo cách: - Ai viết đề cương? Làm bảng phân công công việc. Hầu hết là nhóm trưởng - Ai tìm tài liệu?- Ai xử lý tài liệu?- Ai viết bài?- Ai phản biện lại bài viết, tài liệu của nhóm?- Ai chuẩn bị câu hỏi, phản biện nhóm khác- Ai thư ký? Chính sách thưởng phạt trong thảo luận. Thưởng cho những học sinh tham gia sôi nổi, nhiệt tình bằng cách đặt câu hỏi hay. Thông thường, câu hỏi được đưa lên cho nhóm trình bày và được chuyển cho giáo viên, giáo viên xem xét, chọn câu hỏi hay, chuyển cho nhóm thảo luận trả lời. Người hỏi tranh luận trực tiếp với người trả lời. Sau khi nghe câu trả lời, người đặt câu hỏi phải phản biện được, đúng ở đâu, sai ở đâu, góp ý gì cho câu trả lời hoàn thiện. Như thế yêu cầu người hỏi phải nắm vững câu hỏi, tham gia với tinh thần đóng góp, xây dựng tốt. Đây là một mô hình tốt, rất đáng học tập, thu hút được học sinh. 2.3.1.6. Kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống chuyển sang dạy bằng giáo án điện tử là cả một quá trình đổi mới tư duy: Biện pháp thực hiện: - Cần phải thống nhất về nhận thức và tư duy của đội ngũ giáo viên. Đây là vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng khi thực hiện thì có một số ý kiến cho rằng, soạn giáo án điện tử chỉ là chuyển giáo trình văn bản được sao từ file word sang các slide rồi đem chiếu lên cho học sinh xem. Đây là một quan niệm nhầm lẫn mà chúng ta cần loại bỏ. Vì để soạn được một giáo án điện tử đem lại hiệu quả cao cho người học thì người thầy phải bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết. Tôi muốn nhấn mạnh là vất vả hơn nhiều khi dạy bằng phương pháp truyền thống. Việc chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang giảng dạy bằng giáo án điện tử tôi mới bắt đầu thực hiện và giáo viên gần như tự mày mò, tìm hiểu từ thiết kế giáo án cho đến cách trình bày… chưa có một chuẩn thống nhất, vì vậy còn những khiếm khuyết và dẫn đến có những ý kiến, thậm chí cả phản đối dạy bằng giáo án điện tử. Tôi nghĩ rằng đổi mới ở lĩnh vực nào cũng vậy thôi, bước đầu sẽ có những khó khăn, nhưng chúng ta mạnh dạn làm, điều chỉnh dần dần và với các ý kiến đóng góp có tính xây dựng thì sẽ có kết quả tốt. 2.3.1.7. Kinh nghiệm về chuẩn bị và giảng dạy bằng giáo án điện tử: Biện pháp thực hiện: - Về thiết kế bài giảng: Bài giảng điện tử cần được thiết kế sao cho có nội dung và hình thức trực quan, sinh động và lôi cuốn; vì vậy, phải lồng ghép thêm các tư liệu hình ảnh, các đoạn phim ngắn hay âm thanh có liên quan đến nội dung bài giảng; yếu tố thẩm mỹ cũng cần được coi trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử sao cho có màu sắc, hình thức đẹp nhưng không rối
  10. mắt do tạo quá nhiều hiệu ứng (chuyển trang, chạy chữ…) làm cho học sinh mất tập trung vào nội dung chính của bài giảng và mất thời gian vô ích. Các công đoạn thường theo một qui trình sau: Sau khi soạn nội dung (phần chữ cho các slide) cho bài giảng, chỉnh sửa và thu gọn cho phù hợp với nội dung các tiết học trong giáo án điện tử. Theo kinh nghiệm của tôi sẽ đưa lên slide những thông tin lẽ ra viết lên bảng (khi dạy bằng phương pháp truyền thống), chủ yếu là các đề mục và một số nội dung tóm tắc hay các trích dẫn… tuyệt đối không bê nguyên bài soạn vào slide. Và vì vậy, cũng xin nói thêm là sử dụng giáo án điện tử nhưng vẫn phải có bài soạn… Công việc đầu tiên khi thiết kế slide cho bài giảng điện tử là phải chọn màu nền, phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ cho bài giảng. Đây là khâu khá quan trọng, làm tốt khâu này sẽ giúp học sinh dù ngồi cuối lớp vẫn theo dõi được slide đồng thời chữ không quá lớn, chiếm quá nhiều “đất” của mỗi slide; màu nền, màu chữ cũng cần hài hòa sao cho đảm bảo độ tương phản nhưng không quá lòe loẹt hay ảm đạm gây phản cảm. Do chưa có một chuẩn chung, do đó tôi phải thiết kế thử và giảng thử nhiều lần trên lớp, lấy ý kiến giáo viên trong tổ và của học sinh để chọn được một phương án phù hợp nhất. Nên cố gắng mô hình hóa nội dung bài giảng thành các sơ đồ, mô hình, đồ thị để chuyển các slide. Công việc này chiếm mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên, nhưng bù lại việc truyền tải bài giảng đến học sinh sẽ rất trực quan, sinh động, giúp học sinh hưng phấn hơn khi tiếp thu bài giảng và do đó hiệu quả tiếp thu bài giảng sẽ cao hơn. Việc thiết kế kết cấu bài giảng cũng như sự tiện lợi khi giảng cũng cần được chú trọng. Tôi chọn giải pháp để tất cả các chương trình cùng một tệp Powerpoint và sử dụng tính năng Huperlink của Powerpoint để liên kết giữa các chương trong bài giảng và giửa các nội dung bài giảng với các tư liệu được sử dụng. Ví dụ: khi giáo viên đang giảng ở trang danh mục các chương, có thể chuyển ngay đến chương bất kỳ của bài giảng bằng cách nhắp chuột lên đầu mục chương đó trong danh sách. Hay có thể sử dụng các nút chức năng để chuyển đến phần tư liệu và quay về vị trí bài giảng ban đầu… Tóm lại, giáo viên có thể chuyển đến một vị trí tùy ý trong bài giảng chỉ bằng một vài lần nhắp chuột mà không phải lần tìm mất thời gian. Các tư liệu sưu tầm được phải chọn lọc, phân loại, cắt ghép sao cho phù hợp với mỗi tiết, mỗi chương trình bài giảng. Thời lượng của tư liệu, nhất là phim tư liệu nên vừa đủ minh họa cho phần bài giảng tránh kéo dài không cần thiết làm loãng thông tin và ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. Các phim tư liệu có thời lượng dài, bổ ích cho môn học được thu xếp cho học sinh xem vào một vài tiết học riêng. Yêu cầu học sinh thu hoạch, liên hệ với bài giảng. - Giáo viên trên lớp với giáo án điện tử: Với việc dạy học bằng giáo án điện tử giáo viên sẽ hạn chế tối đa việc viết bảng, thời gian, sức lực giáo viên tập trung cho bài giảng có sức lôi cuốn học sinh hơn.Tuy nhiên, giáo án điên tử chỉ là sự trợ giúp, còn chất lượng bài giảng tốt hay không phụ thuộc vào các yếu tố: Sự truyền đạt tri thức, trình độ của giáo viên và thái độ của người học. Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn GDQP-AN sẽ có rất nhiều phát kiến mới, giáo án điện tử bước đầu mang đến cho giáo viên và người học những kết quả thiết thực. 2.3.1.8. Vai trò của đội ngũ cán sự môn học:
  11. Biện pháp thực hiện: Chúng ta biết rằng không thể có ngay số em học sinh có năng lực làm cán sự lớp. Muốn giúp những học sinh này trở nên những cán sự lớp biết cách điều hành tổ chức đòi hỏi người GV phải có một số kỹ năng cần thiêt: - Lựa chọn: có thể qua sự tín nhiệm của tập thể lớp nhưng cũng cần có sự quan sát từng em học sinh. Có em có năng lực học tập tốt nhưng lại không có khả năng điều hành lớp. Cũng có thể chọn những học sinh có sức học khá, ngoan về hạnh kiểm biết diễn đạt mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh khác trong cùng lớp. - Thiết kế công việc: người GV phải biết những công việc cần thiết trong kế hoạch năm học, trong tháng và trong tuần để thiết kế cho tập thể lớp tham gia mà trong đó đội ngũ Cán sự lớp theo dõi, điều hành dưới sự giám sát chặt chẽ của GV - Bồi dưỡng: thường xuyên trao đổi và hướng dẫn cho các em theo từng nhiệm vụ mà chúng ta đã phân công, không nên giao khoán cho các em mà có sự trợ giúp; cũng không tham gia quá sâu để các em độc lập hoạt động và GV sẽ tư vấn cho các em, giúp các em giải quyết các tình huống khó khăn. - Kiểm tra, đánh giá: GV phải thật sự nhiệt tình và tâm huyết trong công tác, thường xuyên theo dõi, động viên đội ngũ Cán sự lớp. Tuyên dương các em làm tốt, uốn nắn những lệch lạc của các em nhưng không làm cho các em mất uy tín trong tập thể lớp. Xây dựng đôi ngũ Cán sự lớp là việc làm không dễ nhưng chúng ta phải làm vì GV ở các trường Trung học phổ thông không có thời gian để xử lí tất cả mọi việc ở lớp hơn nữa sẽ không có thông tin và cũng không giải quyết kịp thời được nếu đội ngũ Cán sự lớp không được rèn luyện một cách chu đáo và có kế hoạch cụ thể. - Việc sử dụng đội ngũ cán sự môn học là biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, ý thức kỷ luật, từ đó hình thành phẩm chất đạo đức tốt, tạo tiền đề cho các em phát triển trí tuệ và thể chất một cách toàn diện. Tóm lại để dạy tốt theo phương pháp mới giáo viên Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh chúng ta cần phải chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao đội ngũ cán sự môn học một cách chu đáo, phát huy khả năng tự học cho học sinh, bằng cách phải đưa ra tiêu chí phấn đấu có tính cạnh tranh, thi đua từng nhóm vào trong nội dung chương trình học tập. Như vậy thì thời lượng của nội dung bài dạy chỉ chiếm khoảng 1/3 thời lượng toàn bộ nội dung buổi học. Mặt khác giáo viên có đủ thời gian để hướng dẫn sửa chữa động tác sai cho các học sinh yếu, kém. Tuy nhiên việc chọn lựa cán sự phải tìm hiểu kỷ tham khảo ý kiến tập thể có tính nhiệm không, khả năng nắm bắt động tác, vai trò quản lý... 2.3.1.9 Sử dụng máy bắn tập MBT03: Biện pháp thực hiện: Thiết bị bắn tập MBT- 03 được nối ghép với máy tính, sử dụng kỹ thuật mô phỏng dùng để luyện tập và đánh giá kết quả bắn tập súng tiểu liên AK bài 1. Thiết bị bắn tập MBT - 03 đạt được một số tính năng sau: + Luyện tập và kiểm tra kết quả bắn đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao ở cự ly thực (100m) hoặc các cự ly thu gọn. + Trong quá trình ngắm bắn, màn hình máy tính thể hiện đường rê súng. Khi bóp cò, vết đạn lưu lại trên mặt bia kèm theo tiếng nổ mô phỏng.
  12. + Máy tính tự tính điểm, đọc kết quả ra loa, lưu trữ và in ra máy in. + Tư thế, động tác, yếu lĩnh bắn sát thực tế. + Lực tay cò hoàn toàn như thật. + Khối lượng gá thêm trên súng 200 gam (ảnh hưởng nhỏ hơn việc lắp lưỡi lê lên súng). + Luyện tập được trong mọi điều kiện khí hậu và thời tiết. Một số sự cố và biện pháp khắc phục: Sự cố 1: Khi khởi động phần mềm bắn tập mà không nhận được ảnh từ camera. Cần tiến hành kiểm tra các nguyên nhân sau: - Thứ nhất: các giắc tín hiệu từ camera đến thiết bị nối ghép, các giắc USB từ thiết bị nối ghép đến máy tính đã được nối tin cậy hay chưa? - Thứ hai: đã lắp điafram phù hợp hay chưa? Sau khi khắc phục các nguyên nhân trên cần thoát khỏi chương trình bắn tập rồi khởi động lại. Sự cố 2: Khi đang sử dụng mà camera bị treo (lúc này ảnh mục tiêu không chuyển động ứng với chuyển động của súng), kích vào menu "Bật lại camera" trên giao diện chính của chương trình rồi đợi cho phần mềm nhận lại camera. Trường hợp camera vẫn chưa hoạt động, cần thoát khỏi chương trình bắn tập, rút giắc nối tín hiệu camera ra khỏi thiết bị nối ghép rồi cắm lại. Sau đó khởi động lại chương trình bắn tập. Sự cố 3: ở chế độ tính điểm bán tự động, khi kích chọn điểm dấu trên ảnh bia thấy phần mềm thông báo "Kiểm tra lại vị trí kích". Trường hợp này có thể do nguyên nhân: độ nét của ảnh không đủ để phần mềm nhận dạng tâm điểm dấu. Lúc này cần xác định 1 trong 3 lý do sau: + Chọn không đúng cỡ lỗ điafram. Cần thay điafram cho phù hợp. + Vật kính camera bị bẩn, mờ mốc. Cần dùng bông cồn lau sạch vật kính. + Tại thời điểm bóp cò, súng quá rung làm ảnh chụp bị nhoè. Nếu điểm dấu không nhìn thấy vì nguyên nhân này, kích Mất đạn. + Thay mặt bia mới Sự cố 4: Khi bóp cò mà phần mềm không có phản ứng chụp ảnh, cần kiểm tra các nguyên nhân sau: - Thứ nhất: Vị trí hộp cò trên khung cò không đúng hoặc bị lỏng, cần cò không đóng được công tắc hộp cò. Lúc này cần chỉnh lại hộp cò. - Thứ hai: Con trỏ chuột không đặt ở bên trong phạm vi màn hình hoặc đặt ở trên thanh tiêu đề (là thanh màu xanh trên cùng chứa dòng MBT03/SH2/GDQP) và thanh chứa các Menu . Lúc này cần di chuột vào trong phạm vi nhìn thấy chuột trên màn hình trừ vị trí chứa thanh tiêu đề trên cùng và thanh chứa các Menu. Sự cố 5: Với các máy tính sử dụng hệ điều hành Win7, sau khi cài đặt xong phần mềm, kích đúp vào biểu tượng của nó trên màn hình Destop mà chương trình bắn tập không chạy (hoặc báo lỗi) thì người dùng cần thực hiện các bước sau để thiết lập chế độ tương thích với Win7 cho phần mềm bắn tập: - Kích phải chuột vào biểu tượng của chương trình bắn tập MBT03 trên màn hình Destop, chọn Properties - Trên cửa sổ MBT03 Properties vừa xuất hiện, kích chọn Tab Compatibility, sau đó tích chọn vào hộp Run this program in compatibility mode for:
  13. - Kích chuột vào mũi tên bên phải hộp chọn rồi chọn Window XP (Service Pack 2) trong cửa sổ trải xuống. - Cuối cùng kích vào nút Apply và nút OK để hoàn tất tiến trình. Bảo quản thiết bị: Để đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị bắn tập MBT-03 cần thực hiện tốt các quy định sau đây: 1. Nghiên cứu kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thiết bị. Khi gặp sự cố cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hợp lý, tránh làm bừa, làm ẩu. Trường hợp không xác định được nguyên nhân dẫn đến sự cố cần liên hệ với nhà sản xuất để được tư vấn giúp đỡ. 2. Cất giữ, bảo quản thiết bị trong môi trường khô ráo, tránh ẩm mốc, mối mọt. 3. Không được có các tác động mạnh vào khối camera trên súng. 4. Không bẻ cong, không giẫm hoặc đè các vật nặng lên dây cáp tín hiệu trên súng và các dây tín hiệu khác. 5. Khi vật kính của camera bị mờ, mốc do bẩn, sử dụng bông, cồn lau vật kính nhẹ nhàng, tránh làm xước vật kính. 2.3.2. Một vài giải pháp nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh: 2.3.2.1.Giải pháp 1: Làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ giáo viên. Bởi lẽ, họ là người trực tiếp giáo dục, quán triệt và giao nhiệm vụ cho học sinh. Chính sự chuyển biến trong nhận thức về công tác GDQP-AN của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của học sinh. Nội dung giáo dục quán triệt tập trung vào đường lối, quan điểm của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác GDQP-AN trong giai đoạn mới hiện nay, như: Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 3/5/2007 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về GDQP-AN, các văn bản quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về GDQP-AN… và những yêu cầu mà học sinh cần đạt được khi học tập tại nhà trường. 2.3.2.2. Giải pháp 2: Thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, đây là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng môn học GDQP-AN. 2.3.2.3. Giải pháp 3: Thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, tăng cường giáo dục truyền thống, lịch sử cho học sinh thông qua bảo tàng cách
  14. mạng của trung ương, địa phương; thường xuyên cập nhật thông tin để truyền đạt cho học sinh những tiêu chí mới về bảo vệ Tổ quốc. 2.3.2.4. Giải pháp 4: Thường xuyên phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Bộ CHQS, Hội đồng GDQP-AN tỉnh, giữa các nhà trường với cơ quan quân sự địa phương để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong công tác chỉ đạo và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, sách giáo khoa, tranh ảnh, mô hình học cụ phục vụ cho môn học; thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá kết quả môn học, hàng năm tổ chức hội thi, hội thao, thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong giảng dạy, học tập môn học GDQP-AN. 2.3.2.5. Giải pháp 5: Thường xuyên quan tâm đầu tư ngân sách, đổi mới chế độ chính sách cho giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học GDQP-AN theo chế độ hiện hành, nhằm động viên kịp thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm : Qua thực tế những năm giảng dạy môn giáo dục quốc phòng – an ninh. Với sự cố gắng nghiên cứu, trao dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp bản thân tôi đã đúc kết được một số biện pháp cụ thể như trên và đã đưa vào áp dụng giảng dạy cho các học sinh ba khối lớp 10, 11, 12 của trường Trung học phổ thông Long Thành. So sánh với thực tế và sau khi tiến hành áp dụng một số kinh nghiệm và các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau : - Tiết học môn giáo dục quốc phòng – an ninh sinh động hơn. - Học sinh phát huy được tính tự giác và tích cực hơn. - Ý thức học tập, kỷ luật của học sinh được thể hiện ở mức độ cao hơn. - Học sinh lĩnh hội được kiến thức nhanh và sâu rộng hơn. * Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của môn giáo dục quốc phòng – an ninh của từng năm học được nâng dần lên: Xếp loại GIỎI KHÁ ĐẠT KHÔNG ĐẠT Năm học 2008-2009 36% 48% 14% 2% 2009-2010 44% 47% 8% 1%
  15. 2010-2011 43% 46% 11% 0% 2011-2012 44% 47% 9% 0% Thành tích qua 4 lần hội thao giáo dục quốc phòng cấp tỉnh cũng được nâng lên: - Hội thao giáo dục quốc phòng tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất năm 2005 dành cho khối trung học phổ thông, trường Trung học phổ thông Long Thành đạt được hạng ba toàn đoàn. - Hội thao giáo dục quốc phòng tỉnh Đồng Nai lần thứ hai năm 2007 do Sở Giáo dục đào tạo cùng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai tổ chức, trường Trung học phổ thông Long Thành đã nâng thành tích lên vị trí cao nhất. Đó là hàng nhất toàn đoàn trên tổng số 54 trường Trung học phổ thông trong toàn tỉnh tham gia hội thao. - Hội thao giáo dục quốc phòng tỉnh Đồng Nai lần thứ ba năm 2009 dành cho khối Trung học phổ thông, trường Trung học phổ thông Long Thành đạt được hạng ba toàn đoàn. - Hội thao giáo dục quốc phòng tỉnh Đồng Nai lần thứ tư năm 2011 dành cho khối Trung học phổ thông, trường Trung học phổ thông Long Thành đạt được hạng ba toàn đoàn. 3. KẾT LUẬN Như chúng ta đã biết: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp cho học sinh tự tìm tòi sáng tạo và chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả. Ngoài những nội dung kiến thức nêu trên sẽ minh họa thêm cho học sinh thấy rõ được ý nghĩa, mục đích một cách sâu sắc của một bài học GDQP-AN. Qua quá trình giảng dạy, tôi vận dụng khai thác triệt để những kinh nghiệm vốn có, kết quả cho thấy chất lượng bộ môn được nâng cao. Bên cạnh đó học sinh thấy yêu thích học môn GDQP-AN và giờ dạy GDQP-AN thêm sinh động và hấp dẫn. Trong quá trình giảng dạy tôi đúc rút ra kinh nghiệm thực tiễn như đã trình bày ở trên, với đề tài này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo, của quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp cũng như sự chỉ đạo về chuyên môn của trường để bản thân được học hỏi thêm, mỗi ngày phát huy tốt hơn giờ dạy GDQP- AN ở trường Trung Học Phổ Thông. * Bài học kinh nghiệm: Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giáo dục trong dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn GDQP-AN. Việc đổi mới phương pháp giáo dục nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn . Việc đổi mới phương pháp giáo dục mà tôi đang trình bày giúp giáo viên gây được hứng thú, suy ngẫm trong học sinh, hướng các em đến với nội dung của bài học. Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú và tích cực học tập hơn, như vậy sẽ cho kết quả cao hơn.
  16. Biện pháp tuy có thể nói không mới gì lắm, nhưng với sự chủ động hướng dẫn của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn trong quá trình học. Dạy học nói chung và dạy học GDQP-AN nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm và nắm được những nội dung cơ bản. Ngoài ra, để tạo hứng thú và lôi cuốn học sinh đến với bộ môn GDQP-AN giáo viên cần phải có nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung tư liệu phục vụ cho việc dạy, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tìm cách truyền đạt để có được sự vững chắc trong kiến thức, sự lôi cuốn trong phong cách nhằm lôi cuốn học sinh. Ngoài ra, hình thành cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và năng động để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức trong quá trình học. * Kiến nghị: - Đối với tổ: Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề GDQP-AN để học sinh và giáo viên có thể thông qua đó thảo luận góp ý để có phương pháp dạy tốt hơn bộ môn GDQP-AN. Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ có thể có những sáng kiến hoặc sáng tạo trong việc tự làm các đồ dùng trực quan dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình - Đối với trường: Cần tạo điều kiện về phòng ốc, đèn chiếu để phục vụ giảng dạy. Tăng cường hơn nữa trang thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy GDQP-AN. Cần mua các tư liệu GDQP-AN có liên quan trong chương trình học để giáo viên và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệu quả của bộ môn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP-AN. - Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần cung cấp thêm nữa các đồ dùng trực quan : như mô hình học cụ, tranh ảnh ..... các băng đĩa, phim tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học của giáo viên, học sinh ở trường trung học phổ thông. Tổ chức các đợt sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP-AN. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 12 (Sách giáo khoa) 2. Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 11 (Sách giáo khoa) 3. Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 10 (Sách giáo khoa) 4. Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 12 (Sách giáo viên) 5. Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 11 (Sách giáo viên) 6. Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 10 (Sách giáo viên) 7. Cổng thông tin Giáo Dục Quốc Phòng (www.giaoducquocphong.org) 8. Thông tin trên mạng Internet. 9. Tài liệu Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh của cơ quan thường trực hội đồng GDQP-AN trung ương. 10. Thông tin tư liệu. 11. Tạp chí Dân Quân Tự Vệ Giáo Dục Quốc Phòng. 12. Tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân. 13. Tạp chí Nhà Trường Quân Đội
  18. SỜ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị : THPT Long Thành Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long thành, ngày 24 tháng 5 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2011 – 2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm : “Một vài kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh trường THPT Long Thành.” Họ và tên tác giả : Trần Chí Trung Đơn vị : Tổ Thể dục – GDQP-AN – GDCD Lĩnh vực : Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn :  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác :  1.Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách : Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống : Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng : Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2