intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số giải pháp “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

205
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục và huy động nguồn lực trong phong trào xây dựng Trường học thân thiện - học sinh tích cực trước hết phải phát huy nguồn lực từ trong nhà trường và tổ chức tốt việc huy động nguồn lực xã hội. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Một số giải pháp “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực””.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

  1. PHOØNG GIAÙO DUÏC & ĐÀO TẠO TAÂN PHUÙ TRÖÔØ NG TIEÅ U HOÏ C NGUYỄN DU ×¯Ø Mã số :………………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU HUYỆN TÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI Ngừơi thực hiện : HOÀNG HUY HOÀNG Lĩnh vực nghiên cứu: *Quản lí Giáo dục: x *Phương pháp dạy học bộ môn: *Phương pháp Giáo dục : *Lĩnh vực khác :……………………………. Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học 2010 – 2011
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: HOÀNG HUY HOÀNG 2. Ngày tháng năm sinh: 01 tháng 10 năm 1970. 3. Nam, nữ: Nam . 4. Địa chỉ: SN 118/14, toå 7, ấp Phú Laâm 4, xã Phú Sôn, Tân Phú, Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613.858 245 (CQ); 0613.662 891(NR); 0988.439 621 (DĐ). 6. Fax: Email: hhhoang38@gmail.com 7. Chức vụ: Hiệu trưởng. 8. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Du, Tân Phú, Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: * Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân khoa học. * Năm nhận bằng: 2000. * Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: * Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Coâng taùc Ñoäi TNTP Hồ Chí Minh. * Số năm kinh nghiệm : Tr eân 10 naê m . * Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: - Giải pháp tổ chức hoạt động Đội trong trường Tiểu học (2003-2004). - Mô hình tổ chức sinh hoạt Sao Nhi đồng ở trường Tiểu học (2006-2007) - Một số biểu mẫu giúp theo dõi, cập nhật và giải trình các loại biểu bảng về công tác Phổ cập Tiểu học Đúng độ tuổi ở trường Tiểu học Phú Trung (2007- 2008). - “Một vài giải pháp thực hiện có hiệu quả Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gắn với các Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Du” (2008-2009). -“Một số kinh nghiệm huy động nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực ở trường Tiểu học Nguyễn Du” (2009-2010). -“Một số giải pháp tổ chức đa dạng hóa hoạt động giáo dục xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực ở trường Tiểu học Nguyễn Du” (2010-2011).
  3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường Tiểu học Nguyễn Du, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có 723 học sinh được biên chế vào 23 lớp. Đội ngũ cán bộ, giáo vien, nhân viên có 39 người. Cơ sở vật chất gồm có 14 phòng học và 4 phòng làm việc. Trường năm trong diện chờ di dời địa điểm do ở sát gần khu vực nghĩa trang nên không được phép đầu tư nâng cấp, sửa chữa lớn. Ngay từ khi nhận công tác Hiệu trưởng từ năm học 2008-2009. Tôi luôn đau đáu và mong muốn thực hiện ước mơ của người kỹ sư tâm hồn trang bị cho lớp trẻ vốn tri thức cơ bản của nhân loại. Với hoài bão, ước mơ và chia sẻ đem đến cho thế hệ kế tiếp những kiến thức được tiếp thu với mong muốn đáp ứng những gì mà lớp trẻ cần lĩnh hội, cần tiếp thu. Nghĩa là giáo dục trẻ thơ đảm bảo sự phát triển toàn diện sao cho đừng đánh mất cái chất thơ ngây hồn nhiên, trong trắng của trẻ. Song, phải làm như thế nào? Phải xây dựng mối quan hệ giữa thầy và trò ra sao? Thể hiện nó như thế nào cho có hiệu quả nhất? Tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu giáo dục để trẻ được tham gia một cách tự giác, không gò ép .v.v...... Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện chúng ta cần hướng tới giúp học sinh phát triển tố chất, năng khiếu đặc biệt riêng có của mỗi học sinh. Đồng thời, tìm tòi phương pháp và cách thức tổ chức phong phú các hoạt động giáo dục để phát huy những tố chất vốn có của mỗi cá nhân và thu hút mọi cá nhân tham gia các hoạt động giáo dục; bởi lẽ chúng ta biết rằng: Không ai dạy ai được bất cứ điều gì khi mà người ta không muốn học. Do vậy, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động giáo dục để tất cả học sinh có cơ hội được tham gia, được thể hiện năng khiếu và khẳng định chính mình. Từ đó giúp học sinh “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, được “Học mà chơi – Chơi mà học” và được giáo dục phát triển mà không đánh mất cái chất thơ ngây hồn nhiên, trong trắng của trẻ. Cùng với những trải nghiệm trong những năm làm công tác Đội, công tác quản lý giáo dục và với trách nhiệm công tác được giao. Tôi luôn nỗ lực cô gắng, mạnh dạn đổi mới, chủ động tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, huy động nguồn lực với mong muốn tạo ra nhiều sân chơi đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ trong môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tôi tiếp tục chọn đề tài “Một số giải pháp Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học Nguyễn Du, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2010-2011. Những giải pháp này có thể là không mới, có thể chưa hay lắm, chưa phù hợp lắm với mặt bằng chung trên địa bàn. Song với những thành quả đạt được bước đầu rất khả quan, bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nội dung cơ bản mà phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực do ngành đặt ra và với tâm niệm muốn được trình bày sẻ chia những giải pháp đã được trải nghiệm thực tiễn có tính khả thi hy vọng có thể vận dụng được. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận
  4. “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEP) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ nay ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Trường học thân thiện, trước hết phải là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi qui định. Nhất là Tiểu học và THCS là các cấp phổ cập, đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho thanh, thiếu niên. Trường học thân thiện phải là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học, phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các các em tự tin bước vào đời. Trường học thân thiện phải là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. Trường học thân thiện phải là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, v.v… Trường học thân thiện phải là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn. Trường học thân thiện phải là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Đồng thời, phát huy có hiệu quả việc tổ chức và tham gia các Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp để các em thêm tự tin thể hiện mình và góp phần hoàn thiện trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Song song với việc xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chung của năm học là xây dựng kế hoạch riêng cho việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường
  5. học thân thiện, học sinh tích cực” Nhà trường luôn chú ý thực hiện đảm bảo các nội dung mà Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: *Về mục tiêu: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. *Về yêu cầu: Tập trung các nguồn lực, để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú cho học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy cô giáo đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ. *Về nội dung : Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp, an toàn. Để thực hiện tốt nội dung này, nhà trường đã chủ động làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và tham mưu với chính quyền địa phương nhằm xin chủ trương cho công tác vận động. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ và gắn bó với Hội Cha mẹ học sinh trong công tác huy động nguồn lực. Về nội lực, nhà trường tranh thủ tiết kiệm từ nguồn kinh phí hoạt động, kêu gọi giáo viên và học sinh tích cực tham gia làm tốt công tác xây dựng và trang trí làm đẹp cho lớp mình. Mỗi lớp đều có một chậu kiểng và 5- 6 giỏ cây các loại trang trí ở của sổ lớp. Nhà trường hình thành được sân khấu xanh để tổ chức các hoạt động và 01 vườn cây thuốc nam để hỗ trợ học tập. Đặc biệt, nhà trường đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân viên bảo vệ tham gia lớp học chăm sóc cây kiểng để hỗ trợ nhà trường trong công tác chăm sóc và bảo quản. Hưởng ứng sự kêu gọi của nhà trường, một số Phụ huynh học sinh và giáo viên đã hiến tặng cây kiểng cho nhà trường. Các Chi hội lớp và học sinh lớp đều chung tay đóng góp để tặng cây xanh, cây kiểng cho trường, cho lớp. Mỗi chậu cây tặng cho trường, cho lớp đều được ghi tên và thời điểm để ghi nhận dấu ấn, đồng thời tạo nên sự tín nhiệm đối với phụ huynh và học sinh.
  6. Bên cạnh công tác huy động nguồn lực để tạo mảng xanh, nhà trường luôn chú trọng quan tâm đến công tác bảo quản, chăm sóc và giữ gìn cảnh quan trường lớp. Thường xuyên quan tâm, chăm sóc, bảo dưỡng hệ thống khu vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, an toàn. Đồng thời, nhắc nhở giáo dục thường xuyên ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà nhà trường đã đạt và duy trì tốt việc giữ vững trường đạt chuẩn Xanh – Sạch – Đẹp năm 2010. Nội dung 2: Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn, tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp dạy học. Linh hoạt tổ chức các hình thức hoạt động nhóm, các trò chơi thư giãn và phối hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật cho học sinh. Cụ thể là việc đăng ký tổ chức 02 chuyên đề/ khối/ năm học, đăng ký tiết dạy ít nhất 03 tiết dạy tốt và thường xuyên dự giờ (tối thiểu 02 tiết/ tuần) để chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Về phía nhà trường: Tổ chức sinh hoạt 3 chuyên đề/ năm học, tổ chức dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm tập trung vào nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tổ chức Hội thi giáo viên dạy Giỏi cấp trường, khuyến khích giáo viên tham gia Hội thi cấp huyện – cấp tỉnh. Kết quả có 24 / 27 giáo viên dạy Giỏi cấp trường, 02 giáo viên dạy Giỏi cấp Huyện và 02 giáo viên dạy Giỏi cấp Tỉnh. Có 10 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp huyện (10 CSTĐ cơ sở). Đồng thời, để thực hiện dạy học có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Nhà trường đã cố gắng sắp xếp 01 phòng dành riêng cho giảng dạy âm nhạc, 01 phòng dành riêng cho việc giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, tham mưu xin xhủ trương của chính quyền địa phương trong công tác xã hội hóa giáo dục. Nhà trường đã vận động Mạnh Thường Quân, Hội cha mẹ học sinh chung tay góp sức xây dựng 01 nhà đa năng (thiết kế dạng nhà vòm) với diện tích 120 m2 dành cho việc tổ chức giảng dạy môn Thể dục và tổ chức các hội thi, các hoạt động ngoại khóa. Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Bên cạnh việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục chính khóa, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Phối hợp tổ chức tốt buổi nói chuyện giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân do Sở LĐ-TB-XH chủ trì dành cho học sinh lớp Ba, lớp Bốn và lớp Năm. Tổ chức giao lưu văn nghệ, ủng hộ trẻ em khuyết tật do ảnh hưởng chất độc da cam – Đioxin (1.524.000 đồng), mua sản phẩm tăm tre ủng hội người mù (700.000 đồng). Đặc biệt tại trường, hàng năm vào đầu năm học và chuẩn bị Tết Nguyên Đán, nhà trường đã tổ chức tốt công tác vận động Mạnh Thường Quân và học sinh tiết kiệm tiền để mua áo trắng tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn (145 áo trắng ~ 5.800.000 đồng). Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
  7. Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh ở các tiết sinh hoạt tập thể lớp, sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng. Hình thành và duy trì 5 câu lạc bộ văn nghệ tham gia biểu diễn trong các giờ chào cờ đầu tuần, 5 câu lạc bộ yêu thích toán học. Định kỳ theo chủ điểm và thời điểm kiểm tra định kỳ, nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, các môn của Hội khỏe Phù Đổng cấp trường như Bóng đá mini, cầu lông, bật xa tại chỗ, chạy 30 m và các Hội thi Rung chuông vàng ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị cho kiểm tra định kỳ. Nhà trường đã vận động và hình thành 03 bàn bóng bàn và 02 sân cầu lông dành cho giáo viên và học sinh tham gia. Xây dựng hộp thư “Điều em muốn nói” của mỗi lớp, của trường và bảng tin “Hoạt động của chúng em” để học sinh có cơ hội được bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm. Đồng thời qua đó, giáo viên cũng nhận được sự phản hồi và có hình thức xử lý kịp thời giúp các em tự tin hơn trong học tập, vui chơi. Đặc biệt, phối hợp vận dụng nhiều hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ chào cờ đầu tuần. Sau phần phận xét đánh giá nề nếp của Liên đội; nhận xét đánh giá và chỉ đạo của Ban giám hiệu sẽ là nội dung tổ chức trò chơi, giao lưu văn nghệ, đố vui, … đây là điểm mới nhằm làm giảm bớt sự căng cứng và mệt mỏi của những giờ sinh hoạt chào cờ thứ hai đầu tuần. Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Nhà trường đã nhận chăm sóc Đền thờ vọng Quốc Tổ Hùng Vương có tại địa phương. Hằng năm tổ chức cho các em làm vệ sinh, chăm sóc cây và cùng tham dự lễ Giỗ tổ do địa phương tổ chức. Qua đó giáo dục cho các em truyền thống xây dựng, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống các ngày lễ kỷ niệm: Chủ động mời Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên xã ôn truyền thống và chuẩn bị nội dung hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đố vui liên quan đến chủ điểm cho học sinh toàn trường cùng tham gia. Nhìn chung, để đạt được kết quả như đã nêu trên. Bên cạnh những công việc cụ thể, theo tôi cần có sự định hướng khái quát khi tổ chức thực hiện như sau: Một là: Chủ động trong công tác tuyên truyền để từng bước nâng dần và tạo được sự đồng tình ủng hộ trong cộng đồng; thu hút được sự tham gia đông đảo, tích cực của giáo viên và học sinh; tranh thủ chủ trương ủng hộ của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm và Mạnh Thường Quân. Hai là: Tổ chức phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa các bộ phận, các đoàn thể trong khâu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Nội dung kế hoạch các hoạt động giáo dục đảm bảo đa dạng hóa các hình thức và phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với chương trình giáo dục. Hình thức tổ chức nhẹ nhàng, vui vẻ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và khả năng kinh phí của nhà trường. Thời gian, thời lượng và địa điểm đảm bảo đúng lúc, vừa đủ và phù hợp với tình hình thực tế. Ba là: Tranh thủ nguồn lực từ trong nhà trường và tổ chức tốt việc huy động nguồn lực xã hội. Hiệu trưởng phải là người thực sự gương mẫu, đi đầu, mạnh dạn đổi mới và dám chịu trách nhiệm trong công tác; phải có sự am tường trong mọi lĩnh vực để phân
  8. công - phân nhiệm hợp lý; biết tập trung sức mạnh và trí tuệ của tập thể khi tham gia công việc chung; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết và sự đồng lòng quyết tâm. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Chính nhờ tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục và công tác huy động nguồn nhân lực, vật lực đã thể hiện mối dây thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tạo nên cảnh quang môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, góp phần thành công cho việc tổ chức các hoạt động, các hội thi và động viên kịp thời những giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong nhà trường. Công tác huy động nguồn nhân lực cho thấy rõ hơn tinh thần đoàn kết trong nhà trường và sự đồng thuận của cộng đồng trong việc hưởng ứng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Môi trường sư phạm bước đầu đạt được các yêu cầu về chuẩn trường học Xanh - Sạch - Đẹp cấp tỉnh năm 2010. Cơ sở vật chất được nâng cấp: sửa được 50 bộ bàn ghế, quét vôi 14 phòng học, nâng cấp khu vệ sinh học sinh, xây dựng 01 nhà đa năng, trang bị được 01 phòng 8 máy vi tính do công ty NEO tặng, hình thành 01 khu vui chơi với các trò chơi vận động ngoài trời như: Cầu tuột, cầu bập bênh, cầu thăng bằng và ghế ngồi đọc sách; Có khu vệ sinh an toàn, hợp vệ sinh dành cho giáo viên riêng (02 nhà) và học sinh riêng (06 nhà/ 450 học sinh/ buổi. Bình quân 75 học sinh/ 01 nhà vệ sinh). Số cây cảnh do phụ huynh học sinh các lớp đóng góp 25 chậu cây cảnh (trị giá khoảng 4.200.000 đồng). Huy động được 250 áo trắng, 100 bộ sách giáo khoa, 100 cái cặp, 2000 quyển tập, 500 cây viết và 20 suất học bổng mỗi suất 250.000 đồng từ nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm, Mạnh Thường Quân. Quỹ khuyến học của Hội CMHS dành riêng cho khen thưởng hàng năm bình quân khoảng 12.000.000 đồng. Nề nếp và chất lượng dạy - học được nâng lên, mối quan hệ giữa Thầy với Thầy, giữa Thầy với Trò và giữa Trò với Trò ngày càng thân thiện. Tạo dựng được niềm tin với Cha mẹ học sinh đối với giáo viên, với Nhà trường. Phụ huynh học sinh quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Số học sinh được tham gia các trò chơi lành mạnh trong giờ chơi ở sân trường ngày càng nhiều hơn. Hạn chế đến mức tối đa không để học sinh bỏ học. Kết quả giáo dục có 100 % Học sinh Thực hiện đầy đủ; Học sinh Giỏi xấp xỉ 40 % ; Học sinh Tiên tiến trên 40 % và Học sinh lên lớp thẳng đạt 99 %. Về các hoạt động phong trào trong những năm gần đây đạt khá nhiều giải cấp huyện, cấp tỉnh như: 12 Học sinh đạt giải cấp huyện trong Hội thi Vở sạch - Chữ đẹp; Giải Nhì đồng đội cấp huyện Hội thi Vở sạch - Chữ đẹp; 05 học sinh đạt giải Học sinh Giỏi giải Toán qua Internet cấp huyện; Có 24 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy Giỏi cấp trường, 02 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy Giỏi cấp Huyện và 02 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy Giỏi cấp Tỉnh. Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp hàng năm đạt tỉ lệ 100% và tỉ lệ phổ cập đúng độ tuổi hàng năm duy trì bền vững, đạt từ 90 đến 94 %. Xếp loại Trường học thân thiện-Học sinh tích cực năm học 2010-2011: Tốt. Tập thể nhà trường được UBND tỉnh Đồng Nai tặng danh hiệu TẬP THỂ LAO ĐỘNG XUẤT SẮC năm học 2010-2011.
  9. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Để thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục và huy động nguồn lực trong phong trào xây dựng Trường học thân thiện - học sinh tích cực trước hết phải phát huy nguồn lực từ trong nhà trường và tổ chức tốt việc huy động nguồn lực xã hội. Ngoài việc, Hiệu trưởng phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong công tác; phải có sự am tường trong mọi lĩnh vực để phân công - phân nhiệm hợp lý; biết tập trung sức mạnh và trí tuệ của tập thể khi tham gia công việc chung; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết và sự đồng lòng quyết tâm; Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và niềm tin của cộng đồng để có giải pháp phù hợp; Giao trách nhiệm, phân công tham mưu xây dựng kế hoạch phải song song với việc kiểm tra, đôn đốc, động viên và điều chỉnh kịp thời khi phát hiện điều bất cập. Trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng Trường học thân thiện - học sinh tích cực bản thân tôi đúc rút và ghi nhận một số kinh nghiệm bước đầu như sau: Một là, phải tổ chức phối hợp xây dựng kế hoạch đa dạng hóa các hoạt động giáo dục ngay từ đầu năm học, kiên trì thực hiện và làm tốt công tác tuyên truyền để tạo được sự đồng tình ủng hộ. Hai là, phải căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, địa phương để xác định nội dung tham gia, mức độ yêu cầu trong từng năm. Từ đó, lên kế hoạch huy động nguồn lực, tập trung đầu tư vào những nội dung ưu tiên chứ không dàn trải để tránh quá tải làm ảnh hưởng đến các hoạt động giảng dạy và giáo dục khác. Ba là, phải giải quyết tốt từ khâu nhận thức của giáo viên về yêu cầu tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Chặt chẽ ngay từ khâu phân công, bố trí nhân lực một cách hợp lý theo sở trường, chuyên môn của từng người. Phát huy đúng mức vai trò của Tổng phụ trách Đội, các đoàn thể và bộ phận trong nhà trường. Những giải pháp này có thể là không mới, có thể chưa hay lắm, chưa phù hợp lắm với mặt bằng chung trên địa bàn. Song với những kết quả đạt được bước đầu rất khả quan ở đơn vị rất mong được đóng góp một số kinh nghiệm đã được trải nghiệm thực tiễn có tính khả thi và hy vọng có thể vận dụng được trong công tác quản lý giáo dục. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị 40/2008-CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2008. 2. Mạng Internet các vấn đề về Giáo dục. Người viết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0