Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
Nội dung Trang<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC .................................................................................................01<br />
I. Phần mở đầu ........................................................................................02 <br />
1. Lý do chọn đề tài :<br />
2 .Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài..............................................................03<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
4. Giới hạn đề tài nghiên cứu <br />
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................04<br />
II. Phần nội dung......................................................................................05<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
2. Thực trạng <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.....................................................08<br />
a. Mục tiêu của giải pháp.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp...........................................19<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
III. Phần kết luận và kiến nghị.............................................................22<br />
1. Kết luận<br />
2. Kiến nghị ................................................................................................23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 1<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
<br />
Trong thời kỳ đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì <br />
Nhân tố con người được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta <br />
đã coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trò quan trọng trong <br />
chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tại <br />
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “ Cùng với khoa <br />
học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao <br />
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết đại hội đại biểu lần <br />
thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “ Phát triển Giáo dục Đào tạo là một trong <br />
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là <br />
điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và <br />
tăng trưởng kinh tế bền vững”. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số <br />
36/2008/QĐBGD&ĐT ngày 16/7/2008, kèm theo Quy chế công nhận trường <br />
Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Quyết định này thay thế cho Quyết định số <br />
45/2001/QĐBGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Qui chế <br />
công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn từ năm 20022005 và <br />
Quyết định số 25/2005/QĐBGD&ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2005 về việc sửa <br />
đổi, bổ sung một số điều của Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn <br />
quốc gia giai đoạn 20022005 ban hành kèm theo Quyết định số 45/2001/QĐ<br />
BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. <br />
Thông tư số 02/2014/TTBGDĐT, ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 2<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
và Đào tạo, về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn <br />
quốc gia;<br />
<br />
Chính vì thế Đại hội XII Đảng bộ huyện Krông Ana đã xây dựng Nghị <br />
quyết giai đoạn 2010 đến 2015, xây dựng một số trường đạt chuẩn quốc gia <br />
trong đó có trường Mầm non Ea Tung, đề ra các mục tiêu: “Nâng cao chất lượng <br />
giáo dục đào tạo, xây dựng xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo <br />
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, làm cho giáo dục phục vụ đắc lực cho sự phát <br />
triển kinh tế và xã hội”; “Tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng <br />
hiện đại hoá, chuẩn hoá, xã hội hoá về cơ sở vật chất, về công tác quản lí, công <br />
tác tổ chức dạy và học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, thực <br />
chất”. <br />
<br />
Từ khi có Nghị Quyết của Đảng bộ huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, <br />
Đảng ủy, Ủy ban nhân xã, Chi bộ nhà trường đã xây kế hoạch, chỉ đạo, đầu tư <br />
mọi nguồn lực để trường Mầm non Ea Tung được công nhận trường mầm non <br />
đạt chuẩn quốc gia mức độ I vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. Chính vì vậy bản <br />
thân tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung <br />
đạt chuẩn quốc gia mức độ I ”. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
<br />
Mục tiêu: Nhằm nâng cao nhận thức cho bản thân, cán bộ, giáo viên nhân <br />
viên, phụ huynh, nhân dân, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng <br />
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để mỗi người có ý thức tự phấn đấu tu <br />
dưỡng, học tập, rèn luyện bản thân trở thành những cán bộ, giáo viên nhân viên <br />
“Vừa hồng vừa chuyên”. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu <br />
cầu học tập của trẻ. Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, thúc đẩy sự <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 3<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. <br />
<br />
Nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ viên chức, <br />
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường đã đáp ứng được những gì còn <br />
thiếu cần bổ sung những trang thiết bị nào cho công tác chăm sóc giáo dục trê.<br />
<br />
Tìm hiểu thực tế chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, nguyên <br />
nhân một số giáo viên chưa đạt trình độ trên chuẩn, chất lượng chăm sóc, nuôi <br />
dưỡng trẻ chưa đồng đều. <br />
<br />
Đề ra biện pháp phù hợp, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên , kết <br />
hợp với các đoàn thể, tuyên truyền cán bộ, giáo viên, phụ huynh, nhân dân hiểu <br />
được tầm quan trọng của việc trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Tại <br />
trường Mầm non Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài. <br />
<br />
Đối tượng và nội dung của công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn <br />
quốc gia rất đa dạng và phong phú. Ở đây tôi xin trình bày; Một số giải pháp xây <br />
dựng trường Mầm non Ea Tung, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. <br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, văn bản <br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập, quan sát<br />
<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 4<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn <br />
<br />
Phương pháp điều tra <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu các tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc <br />
gia mức độ I.<br />
<br />
Phương pháp kiểm tra đánh giá <br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
<br />
c) Phương pháp thống kê toán học <br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
<br />
Trong thời kỳ đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì <br />
Nhân tố con người được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta <br />
đã coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trò quan trọng trong <br />
chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.<br />
<br />
Từ chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế của các <br />
địa phương, nơi nào xây dựng được trường chuẩn quốc gia thì nơi đó giáo dục <br />
có điều kiện phát triển toàn diện. Ngoài ra, “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp <br />
của toàn dân”, “Nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội”; Do đó, xây <br />
dựng trường chuẩn quốc gia không phải đơn phương của nhà trường mà là của <br />
toàn xã hội. Vấn đề là vậy, nhưng làm thế nào để xã hội cùng tham gia, cái đó <br />
còn phụ thuộc vào năng lực trong công tác xã hội của người quản lí. Người quản <br />
lí phải biết cách tham mưu, tìm cơ hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong <br />
các nhóm đối tượng mà mình cần huy động. Một khi đã hiểu về mục đích, ý <br />
nghĩa, chủ trương về xây dựng trường chuẩn quốc gia thì tính đồng thuận trong <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 5<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
thực hiện giữa nhà trường và xã hội sẽ được nâng cao hơn, việc huy động các <br />
lực lượng xã hội cùng tham gia sẽ dễ dàng hơn, kế hoạch xây dựng trường <br />
chuẩn quốc gia đề ra dễ thành công hơn.<br />
<br />
Theo quy định, trường đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức <br />
quản lí đội ngũ giáo viên và nhân viên; Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Qui <br />
mô trường lớp; Cơ sở vật chất và thiết bị; Xã hội hóa giáo dục; đây là điều kiện <br />
vững chắc để góp phần xây dựng một nền giáo dục phát triển trong tương lai.<br />
<br />
Chính vì vậy, trường mầm non Ea Tung, quyết tâm thực hiện Nghị quyết <br />
Đảng bộ huyện Krông Ana, xây dựng thành công trường đạt chuẩn quốc gia <br />
mức độ 1 để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.<br />
<br />
“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Trường mầm non Ea Tung được thành lập từ năm 1992, với tổng diện tích <br />
đất là 6850 m2., có 3 phân hiệu mỗi phân hiệu cách xa nhau 3,4 km, trong đó có <br />
phân hiệu Buôn Drai thuộc Buôn đặc biệt khó khăn. <br />
<br />
Tổng số CBVC : 24 đồng chí, dân tộc 06, nữ dân tộc 06 đồng chí; BGH : 03 <br />
đồng chí; Giáo viên : 16 đồng chí; Nữ : 16; Dân tộc : 05; NDT: 05; Nhân viên : <br />
05 đồng chí; Nữ : 03; Dân tộc : 01; NDT: 01<br />
<br />
Tổng số học sinh : 208 trẻ/ 08 lớp; Nữ: 84 trẻ; Dân tộc: 51 trẻ; Nữ dân tộc: <br />
20. <br />
<br />
Ưu điểm: Nhà trường luôn được sự qua tâm của Huyện ủy, Ủy ban nhân <br />
dân, Hội đồng nhân dân huyện, Phòng GD&ĐT, Đảng bộ, Hội đồng nhân, <br />
UBND dân các ban ngành đoàn thể trong xã, đặc biệt là sự đồng tình hỗ trợ của <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 6<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
phụ huynh học sinh đến nay nhà trường đã có đủ phòng học cho trẻ học tập và <br />
vui chơi, môi trường sư phạm xanh sạch đẹp và an toàn. Mua sắm được <br />
tương đối đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phần nào đã đáp ứng được <br />
việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay.<br />
<br />
Các cháu đến trường được học, đúng độ tuổi, chăm sóc giáo dục theo <br />
chương trình giáo dục mầm non của vụ Giáo dục mầm non.<br />
<br />
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn đạt <br />
chuẩn 100%; trong đó 43% trên chuẩn và hiện có 5 giáo viên đang theo học các <br />
lớp đại học sư phạm mầm non hệ tại chức và từ xa. 100% trẻ được ăn bán trú <br />
tại trường.<br />
<br />
Hạn chế: Trường có nhiều phân hiệu lẻ các phân hiệu cách xa nhau, phân <br />
hiệu Buôn Drai thuộc Buôn đặc biệt khó khăn, 100% học sinh ở đây là người <br />
đồng bào dân tộc thiểu số. <br />
<br />
Một số giáo viên mới về trường trẻ, kinh nghiệm cò ít chưa nhận thức <br />
đầy đủ về phương pháp “ Lấy học sinh làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc <br />
vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy. Nội dung <br />
chương trình tuy đã chú ý phát triển toàn diện nhưng trong nội dung chưa gắn <br />
kết tính đồng bộ, tích hợp các môn học, các lĩnh vực vào bài dạy, chưa phát huy <br />
hết tính tích cực, chủ động ở trẻ, chưa chú ý tạo môi trường phong phú để trẻ <br />
được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. Phương pháp tổ chức <br />
một số hoạt động chưa sáng tạo.<br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lý của Ban giám hiệu còn non trẻ, kế <br />
hoạch chỉ đạo chuyên môn còn chung chung, chưa khoa học, công tác bồi dưỡng <br />
chuyên môn cho giáo viên chưa đa dạng, chưa sâu.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 7<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với <br />
nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được <br />
quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập. <br />
<br />
Một số phụ huynh, nhân dân, cộng đồng, chưa nhận thức đúng tầm quan <br />
trọng của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. <br />
<br />
3. Nội dung và hình thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp <br />
<br />
Nhằm bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên “ Vừa <br />
hồng vừa chuyên” để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm <br />
non. Động viên cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia học trên chuẩn, bồi dưỡng <br />
nghiệp vụ chuyên môn.<br />
<br />
Tham mưu với các cấp lãnh đạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo để được quan <br />
tâm hỗ trợ về mọi mặt ( Con người, cơ sở vật chất...).<br />
<br />
Kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường quản lý, chỉ đạo cán bộ, <br />
giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, tại trường <br />
vì họ là lực lượng nòng cốt, lực lượng quyết định đến toàn bộ sự nghiệp Giáo <br />
dục mầm non, là những người đặt nền móng cho sự nghiệp Giáo dục. Điều 9 <br />
điều lệ trường mầm non đã chỉ rõ: “ Giáo viên nhận nhiệm vụ chăm sóc, giáo <br />
dục trẻ do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết <br />
quả công tác của mình”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nguồn lực lớn <br />
lao nhất ở trường mầm non, đó là nguồn lực con người. Những con người làm <br />
một nghề có nghiệp vụ cao, tinh tế chứ không phải là nghề phổ thông (bài nói <br />
của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 21 tháng 02 <br />
năm 1998), chính họ và chỉ có họ mới là những người có đủ tư cách pháp nhân <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 8<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
đứng trên bục giảng, chăm sóc, giáo dục trẻ, Hiệu trưởng không thể làm thay <br />
công việc này ở tất cả các lớp trong trường mầm non. Vì vậy, bất kỳ một Hiệu <br />
trưởng nào cũng phải chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, <br />
nhân viên để họ hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Giáo dục mầm non <br />
nói chung và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trường Mầm non EaTung (nói <br />
riêng) đã đề ra; xây dựng thành công trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc <br />
gia mức độ I vào năm 2015.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Giải pháp 1: Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, đủ <br />
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.<br />
<br />
Xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng đối với những người làm <br />
công tác quản lý, xây dựng kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trước một cách <br />
khoa học, trình tự tiến hành các công việc; tham mưu đủ số lượng công chức, <br />
viên chức, cũng như việc phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công <br />
việc đó tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã căn cứ vào 5 <br />
tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nhiệm vụ năm học, trình độ <br />
năng lực của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên để phân công, công việc cho từng <br />
đồng chí một cách hợp lý, ai giỏi việc nào phân công làm việc đó tùy vào nội <br />
dung công việc;<br />
<br />
VD: Trường có 02 Phó Hiệu trưởng thì một Phó Hiệu trưởng phụ trách <br />
công tác chuyên môn, một Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác bán trú, cơ sở vật <br />
chất. Bố trí những đồng chí có năng lực, nhiệt tình vào các tổ chức đoàn thể, tổ <br />
khối, để kết hợp chỉ đạo mọi phong trào hoạt động của nhà trường. Động viên <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 9<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
những đồng chí giáo viên chưa đạt trình độ trên chuẩn đi học để nâng cao trình <br />
độ nghiệp vụ chuyên môn.<br />
<br />
Giải pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện <br />
tay nghề cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. <br />
<br />
Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên những nội dung, phương pháp <br />
kiến thức, kỹ năng, chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học, hình thức tổ chức các <br />
hoạt động theo chương trình giáo mầm non hiện nay. <br />
<br />
Tổ chức bồi dưỡng tập trung trong dịp hè.<br />
<br />
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, tháng, chỉ đạo sinh hoạt chuyên <br />
môn cụm trường, theo tổ. <br />
<br />
Tổ chức chuyên đề để cán bộ, giáo viên tham dự. Qua đó cùng nhau thảo <br />
luận và đưa ra các giải pháp tổ chức giáo dục đạt hiệu quả cao. <br />
<br />
Xây dựng giáo án mẫu và tổ chức dạy mẫu. <br />
<br />
Tổ chức hội thi, hội giảng. <br />
<br />
Bồi dưỡng trực tiếp qua các buổi dự giờ. <br />
<br />
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi tham quan học tập các đơn vị có chất <br />
lượng giáo dục tốt. <br />
<br />
Động viên giáo viên tham gia học lớp trên chuẩn.<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và <br />
năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên để đáp ứng với mục tiêu yêu <br />
cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 10<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở mọi lúc, mọi <br />
nơi thông qua các hoạt động trong ngày<br />
<br />
Trẻ đến trường mầm non được lĩnh hội các kỹ năng sống, phát triển tình <br />
cảm, những kinh nghiệm xã hội, nuôi dưỡng sự phát triển trí tuệ và lĩnh hội các <br />
kiến thức, kỹ năng sống. Trẻ ăn, uống, vận động, sinh hoạt như thế nào để đảm <br />
bảo cả chất và lượng tất cả đều phụ thuộc vào sự chăm sóc nuôi dưỡng của <br />
giáo viên, nhân viên trong nhà trường.<br />
<br />
Đối với giáo viên: Trong suốt thời gian trẻ đến trường được các cô giáo <br />
chăm sóc và tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn nề nếp một cách nhịp <br />
nhàng, phù hợp. Chính vì vậy việc nâng cao công tác chăm sóc trẻ cho giáo viên <br />
rất quan trọng và cần thiết, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân <br />
cách và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Muốn như vậy, người giáo viên <br />
mầm non phải có trình độ, tâm huyết với nghề, yêu trẻ như con… và điều đó <br />
được thể hiện ở công việc chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi qua các hoạt động <br />
hàng ngày của trẻ, vì thế cần chỉ đạo cụ thể như sau:<br />
<br />
Giờ đón, trả trẻ giáo viên phải có trách nhiệm và quan tâm đến sức khoẻ <br />
của các cháu, cập nhật những thông tin về sức khoẻ của các cháu với phụ huynh <br />
thường xuyên bằng quyển sổ nhật ký đón trả trẻ hàng ngày, nhất là trong những <br />
thời điểm dịch bệnh bùng phát. Để ý, quan tâm tới sức khoẻ cả ngày cho các <br />
cháu, nếu phát hiện những cháu có dấu hiệu bất thường thì phải báo ngay cho <br />
Ban giám hiệu, nhân viên y tế và phụ huynh trẻ biết để trẻ được chăm sóc một <br />
cách kịp thời. Với những trường hợp sốt, ốm, giáo viên có trách nhiệm cập nhật <br />
vào sổ nhật ký đón, trả trẻ để tiện cho việc theo dõi và chăm sóc trẻ ngày một <br />
tốt hơn, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 11<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chăm sóc trẻ qua các hoạt động học trong ngày: Trẻ tới trường mầm non <br />
được học tập và vui chơi thông qua rất nhiều hoạt động khác nhau. Trẻ rất hiếu <br />
động, chính vì vậy giáo viên phải có được những kinh nghiệm vững vàng trong <br />
công tác chăm sóc, gần gũi trẻ, hiểu được tâm sinh lý của từng trẻ, lồng ghép <br />
công tác chăm sóc trẻ qua các hoạt động trong ngày, trong các giờ học hay hoạt <br />
động, cô luôn có sự khuyến khích động viên trẻ kịp thời, xử lý khéo léo các tình <br />
huống xảy ra để trẻ luôn cảm thấy mình được chăm sóc tốt nhất.<br />
<br />
Chăm sóc trẻ trong giờ ăn: Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong trường <br />
mầm non giờ ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giáo viên phải luôn động viên, <br />
khuyến khích trẻ ăn hết suất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn khác <br />
nhau một cách thoải mái. Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo <br />
cần giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm <br />
cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào trắng, đẹp, thông minh học giỏi, nếu ăn <br />
không đủ chất sẽ gày còm ốm yếu, xấu…<br />
<br />
Chăm sóc trẻ qua giờ ngủ: Trong giờ ngủ giáo viên giữ vai trò rất quan <br />
trọng, nhất là đối với những trẻ nhỏ, trẻ mới đi học. Cô giáo luôn tạo ra những <br />
không khí vui vẻ để trẻ cảm thấy gần gũi và nhanh hoà đồng với môi trường lớp <br />
học. Điều đó được thể hiện qua các giờ ngủ của các cháu, cô giáo luôn tìm hiểu <br />
những bài hát ru thật êm đềm, tình cảm, mượt mà để hát ru, đưa các cháu vào <br />
những giấc ngủ thật say bằng những tình cảm chân thành của mình đối với các <br />
cháu.<br />
<br />
Chăm sóc trẻ qua các hoạt động vệ sinh: Chế độ sinh hoạt một ngày của <br />
trẻ ở trường rất quan trọng, trong đó không thể không kể đến công việc chăm <br />
sóc vệ sinh cá nhân của trẻ. Cô giáo luôn dạy trẻ những thói quen vệ sinh các <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 12<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
nhân tự phục vụ như tự mặc quần áo, rửa tay đúng cách, rửa tay trước khi ăn và <br />
sau khi đi vệ sinh… đối với trẻ mẫu giáo nhỡ lớn, còn đối với những trẻ mẫu <br />
giáo bé và nhà trẻ cô giáo luôn hướng dẫn cách chăm sóc vệ sinh cho bản thân, <br />
cụ thể như: Cô rửa mặt, rửa tay cho trẻ, hướng dẫn cách cầm cốc uống nước, <br />
xúc miệng sau khi ăn xong.<br />
<br />
Giải pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên, nhân viên <br />
qua hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.<br />
<br />
Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có <br />
hiệu quả. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần <br />
thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng năng lực của giáo viên, <br />
phát hiện những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn <br />
giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục <br />
trẻ. <br />
<br />
Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra, thì việc chỉ đạo <br />
chuyên môn của người quản lý sẽ mất đi một nội dung quan trọng. Mặt khác <br />
qua kiểm tra, cán bộ quản lý tác động đến hành vi của giáo viên, nhân viên nâng <br />
cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc được giao.<br />
<br />
Vì thế để công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ <br />
quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra, trước khi kiểm tra cần <br />
đảm bảo:<br />
<br />
Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu <br />
nhiệm vụ cụ thể của nhà trường, của năm học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 13<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà <br />
trường, đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội <br />
dung, hình thức, phương pháp kiểm tra.<br />
<br />
Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên, nhân viên thông suốt việc <br />
kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên, nhân viên để <br />
chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt <br />
kiểm tra đó.<br />
<br />
Kiểm tra về quy chế chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, hồ sơ sổ sách <br />
(sổ theo dõi trẻ, sổ nhật ký đón trả trẻ, sổ giao nhận thực phẩm, sổ lưu nghiệm <br />
thức ăn, sổ ghi chép cá nhân về các buổi bồi dưỡng chuyên môn …), phương <br />
pháp dạy trẻ về giáo dục dinh dưỡng qua các buổi sinh hoạt hàng ngày của trẻ, <br />
cách thực hiện để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện công tác chăm sóc <br />
nuôi dưỡng trẻ của giáo viên, nhân viên có đúng như kế hoạch mà trường đã chỉ <br />
đạo hay không.<br />
<br />
Kiểm tra dự giờ có báo trước, kiểm tra đột xuất công tác vệ sinh, giờ ăn, <br />
giờ ngủ của nhóm lớp…<br />
<br />
Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công <br />
bằng, dân chủ.<br />
<br />
Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu <br />
điểm, tồn tại của giáo viên, nhân viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, <br />
khắc phục những hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
<br />
Trong một tháng ít nhất giáo viên, nhân viên, được dự ít nhất một hoạt <br />
động. học kỳ, mỗi giáo viên được kiểm tra 3 4 lần. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 14<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo viên, nhân viên về cách <br />
chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả.<br />
<br />
Giải pháp 5: Xây dựng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.<br />
<br />
Bằng cách tham mưu với lãnh đạo các cấp, tổ chức kiện toàn lại đoàn thể: <br />
công đoàn, chi đoàn, ban đại diện cha mẹ học sinh. Bầu ra trưởng các ban ngành <br />
đoàn thể có khả năng kết hợp với nhà trường, bảo vệ được quyền lợi chính <br />
đáng cho đoàn viên, nhân dân từ đó hoạt động đoàn thể thuyết phục, lôi kéo đoàn <br />
viên, nhân dân tham gia hoạt động đúng mục đích, đúng kế hoạch đem lại hiệu <br />
quả cao trong phát triển giáo dục.<br />
<br />
Giải pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất. <br />
<br />
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Đây <br />
là vấn đề quan trọng giúp cán bộ, giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm <br />
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch đầu tư bổ <br />
sung và sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho từng năm <br />
học. Tích cực chủ động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Ngành <br />
Giáo dục đầu tư xây dựng và tu sửa cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, đồ <br />
dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Ngoài công tác <br />
tham mưu, tôi chủ động xin huy động vốn đóng góp hỗ trợ từ các bậc phụ <br />
huynh, đơn vị kinh tế, nhà hảo tâm để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua <br />
sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động dạy và học. <br />
<br />
Đến nay cả 3 phân hiệu của trường đều có đủ phòng học đảm bảo diện <br />
tích, sân chơi, có môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, có đủ công trình vệ sinh <br />
tự hoại sạch sẽ. Trường có hệ thống nhà bếp được xây dựng một chiều và <br />
được lắp đặt hệ thống bếp ga an toàn. Bếp ăn sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu vệ <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 15<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
sinh an toàn thực phẩm. Các nhóm lớp có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng đồ chơi <br />
theo quy định tại Thông tư 02/BGD&ĐT để phục vụ công tác chăm sóc, nuôi <br />
dưỡng và giáo dục trẻ, theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.<br />
<br />
Giải pháp 7: Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên.<br />
<br />
Tôi xác định đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên được ổn định thì <br />
mỗi người mới an tâm công tác. Vì thế tôi luôn dành thời gian quan tâm nắm bắt <br />
điều kiện hoàn cảnh từng cá nhân để phân công bố trí công việc phù hợp (giáo <br />
viên có con nhỏ phân công lớp với giáo viên độc thân hoặc con đã lớn có sức <br />
khoẻ, năng lực) để giúp đỡ hỗ trợ nhau, khó khăn nhưng vẫn hoàn thành tốt <br />
nhiệm vụ.<br />
Thường xuyên quan tâm giải quyết các chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ <br />
phép và các chế độ khác đầy đủ kịp thời. Đặc biệt thường xuyên động viên, <br />
khen thưởng những nhân tố tích cực cũng như tổ chức thăm hỏi động viên đúng <br />
lúc những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn từ đó đã phát huy sức <br />
mạnh của khối đoàn kết tập thể.<br />
<br />
Giải pháp 8: Công tác tuyên truyền, xã hội hoá giáo dục. <br />
<br />
Nhận thức được công tác tuyên truyền, xã hội hoá giáo dục có tầm quan <br />
trọng thiết thực trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Muốn nhà trường phát triển <br />
cần có sự đóng góp, tác động từ nhiều phía đó là nhà trường, gia đình, và xã hội <br />
hay nói cách khác là lôi kéo gia đình và xã hội tham gia góp phần vào việc nuôi <br />
dạy các cháu ngày một tốt hơn.<br />
<br />
Đối với gia đình: Nhà trường phân công cán bộ, giáo viên phối hợp cùng các <br />
Thôn, Buôn đến từng hộ gia đình điều tra trẻ trong độ tuổi, kết hợp tuyên <br />
truyền vận động gia đình cho trẻ đến trường. Đầu năm, cuối năm, trong các <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 16<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cuộc họp phụ huynh nhà trường và giáo viên tổ chức tuyên truyền giúp cha mẹ <br />
hiểu được những kiến thức sơ đẳng để phối hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo <br />
dục cháu. Cũng thông qua hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh, từng năm bầu <br />
ra ban ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình có năng lực vận động, tuyên <br />
truyền những thông tin cần thiết của nhà trường đến từng gia đình, đồng thời <br />
kêu gọi vận động phụ huynh đóng góp công sức và vật chất để hoàn thành kế <br />
hoạch xây dựng, phát triển nhà trường.<br />
<br />
Bên cạnh đó nhà trường cũng tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhiều cá <br />
nhân, đơn vị, đã từng bước giải quyết được nhiều khó khăn cho nhà trường. Xã <br />
hội hóa giáo dục không chỉ là công việc của Ngành giáo dục mà là sự nghiệp của <br />
toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế, xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý <br />
của Nhà nước. XHHGD không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách <br />
nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính <br />
chiến lược, nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, làm cho không chỉ <br />
thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem <br />
đến; đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức <br />
chính trị kinh tế văn hoá xã hội phát huy cao nhất chức năng và trách nhiệm <br />
của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. <br />
<br />
Ngoài việc nỗ lực của nhà trường, sự lãnh đạo của ngành chủ quản cấp <br />
trên, chủ trương xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển nhà <br />
trường là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa <br />
mang tính chất chiến lược lâu dài trong sự phát triển bền vững của nhà trường. <br />
Điều 12 Luật Giáo dục 2005 đã quy định rõ về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: <br />
“Mọi tổ chức gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 17<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo <br />
dục lành mạnh và an toàn”.<br />
<br />
Trong xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1, công tác xã hội hóa giáo <br />
dục, bản thân tôi đã tập trung vào các lực lượng xã hội với nhiều nhóm đối <br />
tượng khác nhau để huy động gồm: <br />
<br />
Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, lực lượng quan trọng quyết định sự <br />
đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo <br />
điều kiện cho việc XHHGD triển khai thuận lợi.<br />
<br />
Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, lực lượng có nhu <br />
cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực <br />
lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học <br />
sinh. <br />
<br />
Các cơ quan, ban ngành nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối <br />
với nhà trường như y tế, công an, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các tổ chức <br />
đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ <br />
chức tôn giáo, tổ chức từ thiện, Hội Cựu giáo chức. <br />
<br />
Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc <br />
huy động các nguồn lực vật chất.<br />
<br />
Ngành Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức cá nhân, đặc biệt là các “Mạnh <br />
thường quân”...<br />
<br />
Giải pháp 9: Công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp.<br />
<br />
Trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, Hiệu trưởng là thành viên <br />
trong Hội đồng giáo dục và Ban xây dựng trường chuẩn quốc gia là cán bộ quản <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 18<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
lí trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo; trực tiếp với thực tế nhà trường, nên <br />
trong lĩnh vực giáo dục về xây dựng trường chuẩn quốc gia, không ai hiểu và <br />
nắm rõ hơn nội dung công việc xây dựng trường chuẩn của đơn vị mình như <br />
Hiệu trưởng. Cho nên, trong thực thi nhiệm vụ, phải luôn xem mình như là một <br />
cán bộ giúp việc của lãnh đạo các cấp, địa phương; phải có ý kiến, đề xuất để <br />
lãnh đạo quyết định các vấn đề xây dựng trường chuẩn, ngoài chức năng nhiệm <br />
vụ của mình.<br />
<br />
Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, bản thân tôi <br />
đã tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục <br />
và Đào tạo, Ủy ban nhân dân xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh; tu sửa cổng, <br />
biển trường phân hiệu Ea Tung, Buôn Drai, nhà vệ sinh phân hiệu Tân Thắng; <br />
xây mới nhà vệ sinh Thôn Ea Tung, nhà để xe, nhà banh, … trị giá trên 300.000 <br />
triệu đồng. Trang thiết bị phục vụ cho chăm sóc, dạy học và ứng dụng công <br />
nghệ thông tin như nồi hấp cơm, tủ đựng đồ ăn, tủ lạnh, máy lọc nước, bàn ghế <br />
học sinh, bàn ghế văn phòng, máy tính, ti vi, lắp gương phòng âm nhạc, vẽ xung <br />
quanh lớp học, rèm cửa, phân hiệu Tân Thắng... trị giá trên 800.000 triệu đồng. <br />
<br />
Điều động số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên về trường đủ theo điều lệ <br />
trường mầm non, tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I.<br />
<br />
Giải pháp 10: Công tác quản lý <br />
<br />
Xây dựng phong cách quản lý để thực hiện quá trình quản lý vừa mang tính <br />
khoa học sư phạm, vừa mang tính nghệ thuật trong việc thu thập và xử lý các <br />
thông tin theo nhiều chiều. Biết lắng nghe và phân tích các ý kiến của tập thể. <br />
<br />
Thực hiện tốt dân chủ hoá trường học, công khai, bàn bạc mọi hoạt động <br />
chuyên môn, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, cơ sở vật chất, tài chính…trong <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 19<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
mục đích dân chủ hoá, nhà trường đã chỉ rõ: Dân chủ hoá trường học bảo đảm, <br />
xây dựng được mối quan hệ giữa cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên Học <br />
sinh, phát huy vai trò chủ thể Giáo dục. Huy động được các lực lượng tham gia <br />
quản lý, xây dựng và phát triển nhà trường, biến nhà trường thành thể chế: Nhà <br />
nước Nhà trường Xã hội. Do vậy tôi xác định rằng để huy động cộng đồng <br />
tham gia xây dựng nhà trường thì phải thực hiện tốt vấn đề dân chủ hoá trường <br />
học. <br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
<br />
Tuy mỗi giải pháp có những cách thức tổ chức, nội dung thực hiện khác <br />
nhau nhưng nó có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và hỗ trợ cho nhau. <br />
<br />
Trong các giải pháp thực hiện thì giải pháp chất lượng đội ngũ, bồi dưỡng <br />
chuyên môn, chăm sóc giáo dục trẻ, cơ sở vật chất, công tác tuyên truyền, xã <br />
hội hóa giáo dục là tiền đề, các giải pháp còn lại là hỗ trợ tương tác. Giải pháp <br />
đội ngũ, cơ sở vật chất, bồi dưỡng chuyên môn, công tác chăm sóc giáo dục trẻ; <br />
giữ vai trò then chốt quyết định cho sự thành công của đề tài. Xây dựng thành <br />
công trường mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I vào ngày 31 tháng <br />
12 năm 2015. <br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Với sự phấn đấu của tập thể giáo viên, với ý chí vượt lên chính mình <br />
để giành được kết quả cao nhất; mỗi năm về cơ sở vật chất, số lượng, cán <br />
bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, chất lượng giáo dục, được tăng lên rõ rệt <br />
cụ thể là.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 20<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Công tác tổ chức và xây dựng đội ngũ: Những năm đầu tiên thành lập <br />
(1992 1995) trường chỉ có 1 hiệu trưởng, 5 giáo viên, 5 lớp với 100 120 <br />
học sinh. Đến nay con số ấy được nâng lên 8 lớp với 208 học sinh, 24 <br />
CBGVNV trong đó có 9 cô giáo có trình độ, cao đẳng, đại học, 5 cô giáo <br />
đang theo học đại học. Tập thể hội đồng sư phạm là những thầy, cô giáo <br />
có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, tâm huyết, đoàn kết, không ngừng <br />
phấn đấu vươn lên, nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ giáo dục của huyện <br />
nhà. <br />
<br />
Đối với công tác chăm sóc trẻ: Về chất lượng chăm sóc, dinh dưỡng trong <br />
nhà trường được đặc biệt coi trọng. 100% các cháu được ăn bán trú tại trường, <br />
khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm, theo dõi biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm, từ đó <br />
nhà trường đưa ra biện pháp khắc phục trẻ suy dinh dưỡng và béo phì, đến nay <br />
số trẻ phát triển bình thường đạt 95,5%, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng so với năm <br />
học trước 0,2%.<br />
<br />
Với công tác giáo dục: Cùng với đội ngũ ổn định về trình độ chuyên môn, <br />
luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp, tận tụy, tâm huyết, coi học sinh như con em <br />
mình, đã đưa chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng đi lên. <br />
Huy động trẻ trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 100%, trẻ nhà trẻ đạt 20%. Tỉ lệ chuyên <br />
cần của trẻ đạt 96% đối với trẻ 5 tuổi; 92% đối với trẻ ở dưới 5 tuổi. Kết quả <br />
bàn giao chất lượng lớp dưới lên lớp trên, bàn giao trẻ 5 tuổi cho trường Tiểu <br />
học cuối năm học, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, tăng hơn năm trước. 100% trẻ 5 tuổi <br />
hoàn thành chương trình GDMN được bàn giao cho trường tiểu học.<br />
<br />
Công tác phối hợp với các đoàn thể của địa phương, gia đình và cộng đồng <br />
về công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 21<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
khoa học, phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới, chế <br />
độ sinh hoạt 1 ngày của trẻ ở trường…Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, <br />
thông qua các hội thi, vận động nhân dân chăm lo đến giáo dục mầm non, ủng <br />
hộ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. <br />
<br />
Kết hợp với các bậc cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Báo <br />
cáo kịp thời việc học tập và sức khoẻ của trẻ để cùng nhau có kế hoạch chăm <br />
sóc và giáo dục. Thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa, nhà trường, giáo <br />
viên và gia đình. Từ đó tạo được lòng tin, sự kính trọng của phụ huynh, các cấp <br />
các ngành đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.<br />
<br />
Để công tác chăm sóc giáo dục trẻ được đảm bảo thì việc xây dựng CSVC <br />
phù hợp là việc làm không thể thiếu trong mỗi trường học. Chính vì vậy tôi đã <br />
tăng cường công tác tham mưu với các cấp đầu tư xây dựng CSVC cho nhà <br />
trường. Từ chỗ CSVC của nhà trường thiếu phòng học, thiếu phòng chức năng, <br />
thiếu trang thiết bị dạy học, đồ chơi ngoài trời, cổng trường, tường rào tạm bợ, <br />
cảnh quan sư phạm chưa phù hợp... Đến nay CSVC đã đổi thay, diện tích mặt <br />
bằng sử dụng của nhà trường 6850m2/208 trẻ, bình quân: 3.3m2/1 trẻ, cảnh quan <br />
sư phạm ngày càng được cải thiện. Các phòng học, phòng chức năng, đảm bảo <br />
về diện tích, ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng quy định, các công trình của nhà <br />
trường (kể cả các điểm lẻ) được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Khuôn viên <br />
của trường được ngăn cách với bên ngoài bằng tường rào gạch và kim loại, <br />
cổng chính và cổng các điểm lẻ có tên biển trường, có nguồn nước sạch (giếng <br />
khoan) và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh, đảm bảo theo quy định tại Điều lệ <br />
trường mầm non.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 22<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Song song với cơ sở vật chất thì việc thực hiện xã hội hoá giáo dục, được <br />
sự qua tâm của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện, Đảng <br />
bộ, Hội đồng nhân, UBND dân các ban ngành đoàn thể trong xã, chọn địa điểm <br />
chính của trường phù hợp rộng rãi, thoáng mát. Nhà trường đã tham mưu với các <br />
cấp, các ban ngành về chủ trương xây dựng và các giải pháp huy động các <br />
nguồn lực phát triển giáo dục Mầm non trên địa bàn. Kinh phí từ chương trình <br />
mục tiêu quốc gia hơn 6,8 tỷ đồng, kinh phí hoạt động của Ngành Giáo dục hơn <br />
8 trăm triệu đồng, Ban đại diện cha mẹ học sinh, vận động phụ huynh ủng hộ <br />
theo tinh thần Nghị định 24: 45 triệu đồng, một số nhà doanh nghiệp thành phố <br />
Hồ Chí Minh ủng hộ 100 bộ đồ đồng phục cho học sinh, gia chánh Anh Kha ủng <br />
hộ rạp che nắng trong ngày, khai giảng, tổng kết năm học, chùa Phước Duyên <br />
ủng hộ quà nhân dịp Tết Trung thu, cán bộ, giáo viên, nhân viên ủng hộ một số <br />
cây xanh, cây cảnh, cây hoa, trồng phân hiệu Tân Thắng để nâng cao hiệu quả <br />
chăm sóc và giáo dục trẻ.<br />
<br />
Xem bảng số liệu ( 5 năm )<br />
<br />
Huy Trẻ đi Hoàn <br />
Tổng Huy động Trẻ suy<br />
Đạt Trên Tổng động Trẻ ăn học thành <br />
số trẻ 5 tuổi dinh <br />
Năm học chuẩn chuẩn số học trẻ ra bán trú. chuyên chương <br />
CB,GV, ra lớp Tỉ dưỡng.<br />
Tỉ lệ % Tỉ lệ % sinh lớp Tỉ Tỉ lệ % cần. Ti trình. Tỉ <br />
NV lệ % Tỉ lệ %<br />
lệ % lệ % lệ %<br />
<br />
20122013 16 81 19 174 75 90 70 12 85<br />
99<br />
<br />
20132014 19 84 16 195 80 95 75 10 87<br />
100<br />
<br />
20142015 19 79 21 200 80 100 100 9 95<br />
100<br />
<br />
20152016 24 62.5 37.5 202 82 100 100 7 96<br />
100<br />
20162017 24 58 43 208 84 100 100 5 96<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 23<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I<br />
<br />
<br />
<br />
100<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Để xây dựng thành công trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trước hết <br />
bản thân người quản lý nói chung, Hiệu trưởng nói riêng phải nắm vững đường <br />
lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bám sát vào công văn hướng <br />
dẫn chỉ đạo của các cấp, Huyện ủy, Đảng ủy, Ủy ban nhân xã, Phòng Giáo dục <br />
và Đạo tạo để triển khai thực hiện. Tuyên truyền cán bộ, giáo viên, nhân viên, <br />
nhân dân, cộng đồng hiểu để cùng tham gia.<br />
<br />
Xây dựng, triển khai kế hoạch sát, thực tế, cụ thể, làm tốt công tác quản lý, <br />
chỉ đạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nắm bắt được tâm tư <br />
nguyện vọng của đội ngũ vì họ là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp <br />
giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Sự nghiệp giáo dục, giáo dục <br />
mầm non thành hay bại, quyết định phần lớn ở đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân <br />
viên, bởi chính họ là người trực tiếp quản lý, trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, <br />
giáo dục trẻ. <br />
<br />
Sau 5 năm phấn đấu, ngày 31 tháng 12 năm 2015, trường Mầm non Ea Tung <br />
vinh dự được UBND tỉnh Đăk Lăk công nhận Trường mầm non đạt trường <br />
chuẩn quốc gia mức độ I. <br />
<br />
Theo tôi để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thành công thì <br />
Hiệu trưởng phải nghiên cứu kỹ các Quyết định, Thông tư của Bộ Giáo dục <br />
Đào tạo quy định các tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 24<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng trư