intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số giải pháp thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

151
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà trường thực hiện phong trào xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực”. Trách nhiệm của người hiệu trưởng đối với việc thực hiện phong trào thi đua này là rất quang trọng; nó quyết định đến việc thành công hay thất bại của phong trào. Để làm tốt mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số giải pháp thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực””.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Người viết: Tô Mạnh Tường. Chức vụ: Hiệu trưởng. Đơn vị: Trường tiểu học Thành Hải 2.
  2. I/ HOÀN CẢNH NẢY SINH: Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”, thời gian qua, ngành giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua. Cùng với hai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” năm 2006, “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” năm 2007. Ngày 22/7/2008 BGD ĐT đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT về việc phát động thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Mục tiêu của phong trào thi đua là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương, hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội. Trường tiểu học Thành Hải 2 đóng trên địa bàn vùng ven khá xa trung tâm thành phố Phan Rang; điều kiện kinh tế xã hội hết sức khó khăn: nền kinh tế thuần nông, có 50% đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Trình độ dân trí thấp, chất lượng và hiệu quả giáo dục những năm qua còn rất thấp so với mặt bằng chung của thành phố. Nhà trường thực hiện phong trào xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực” trong một điều kiện hết sức khó khăn. Trách nhiệm của người hiệu trưởng đối với việc thực hiện phong trào thi đua này là rất quang trọng; nó quyết định đến việc thành công hay thất bại của phong trào. Chính vì vậy mà bản thân tôi đã rất trăn trở tìm mọi giải pháp để thực hiện các mục tiêu , nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung mà cuộc vận động đề ra. Qua 2 năm thực hiện, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tôi chọn đề tài này nhằm góp 1 tiếng nói chung với toàn ngành trong việc thực hiện thắng lợi phong trào thi đua xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”. II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung cuộc vận động: Cuộc vận động này có liên quan đến rất nhiều đối tượng, do vậy công tác tuyên truyền phổ biến nội dung cuộc vận động đến các đối tượng có liên quan là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến việc thành bại của việc thực hiện. Sau khi nghiên cứu chỉ thị 40/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008, tôi đã xây dựng 1 kế hoạch tuyên truyền rộng rãi nội dung cho các đối tượng như sau: 1.1Về phía nhà trường: họp hội đồng sư phạm triển khai chỉ thị 40 và kế hoạch thực hiện của nhà trường. Cho thảo luận theo tổ về yêu cầu, mục tiêu và nội dung của cuộc vận động cũng như các gải pháp mà nhà trường sẽ thực hiện. Vấn đề nào chưa rõ; vấn đề nào còn vướng; cách giải quyết vấn đề? Trách nhiệm đối với tổ chuyên môn,
  3. cán bộ Công đoàn, tổng phụ trách đội, Đoàn thanh niên cộng sản, y tế- Chữ thập đỏ, ban thanh tra nhân dân, Hội khuyến học và mỗi cán bộ CNV trong trường đối với cuộc vận động này như thế nào. Nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nội dung cuộc vận động; lộ trình, thời gian thực hiện cuộc vận động. Chính nhờ sự thảo luận kỹ càng như vậy nên các tổ chức và cá nhân đã có một sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng, ý nghĩa lớn lao của cuộc vận động trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đây là tiền đề rất quan trọng để các tổ chức và cá nhân hành động 1 cách tốt nhất cho việc thực hiện kế hoạch của nhà trường. 1.2 Về phía Đảng, chính quyền, ban ngành và các lực lượng có liên quan: Tháng 8/2008, tôi đã báo cáo với Đảng ủy xã về chỉ thị 40/CT-BGDĐT, về kế hoạch của nhà trường, về chủ trương phối kết hợp giữa Đảng, chính quyền và các lực lượng có liên quan ở địa phương để thực hiện thắng lợi cuộc vận động. Đảng ủy đã đưa vào nghị quyết quý IV 2008 nội dung chỉ đạo xây dựng phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chỉ đạo chính quyền, Chi bộ các thôn, các ban ngành đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với các nhà trường tổ chức thực hiện nội dung cuộc vận động dưới sự tham mưu của nhà trường. Sau khi có nghị quyết và chủ trương của Đảng ủy; nhân dịp khai giảng năm học 2008-2009, tôi đã mời tất cả đối tượng trên về dự lễ khai giảng và phát động phong trào thi đua. Sau lễ khai giảng, tôi đã mời Đảng ủy, UBND, các ban ngành xã, chi bộ và ban quản lý các thôn, ban đại diện CMHS để phổ biến chỉ thị của BGD, kế hoạch của nhà trường, nêu rõ trách nhiệm của mỗi tổ chức cá nhân trong việc phối hợp với nhà trường thực hiện nội dung cuộc vận động; tổ chức thảo luận về trách nhiệm mỗi tổ chức cá nhân, giải đáp những thắc mắc băn khoăn của các thành viên. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí bí thư Đảng bộ, cuộc họp này đã mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Đồng chí bí thư đã thống nhất kế hoạch của nhà trường; chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho các ban ngành của xã, chi bộ và ban quản lý thôn phối hợp với nhà trường và ban đại diện CMHS tổ chức xây dựng phong trào. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi trong việc tuyên truyền phân công nhiệm vụ đến tất cả đối tượng có liên quan trong việc thực hiện phong trào thi đua. Nó có ảnh hưởng tích cực đén hiệu quả thực hiện sau này. 1.3 Về phía bản thân người hiệu trưởng: Người hiệu trưởng có vai trò quyết định đến hiệu quả của việc thực hiện phong trào. Chính nhận thức được điều đó, bản thân tôi đã phải hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung cuộc vận động. Tôi đã tăng cường tìm hiểu trên sách báo, vào mạng để nghiên cứu các thông tin có liên quan đến việc thực hiện các phong trào xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong cả nước. Tôi đặc biệt quan tâm và nghiên cứu kỹ đến cuốn “ sổ tay trường học thân thiện, học sinh tích cực” 2008-2013 của BGDĐT phát hành. Cuốn sách này thực sự là một tài liệu quý mà bản thân tôi đã học tập và áp dụng được rất nhiều điều trong việc xây dựng
  4. phong trào thi đua tại trường. Điều quan trọng nữa là đầu năm 2008, nhân chuyến thăm trường của đồng chí Nguyễn Thị Hồng Liêu, phó giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Ninh Thuận, tôi đã trình bày những khó khăn trong việc thực hiện phong trào này ở trường. Đồng chí phó giám đốc đã mời tôi đi thăm 1 số trường trong tỉnh để học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng phong trào. Tôi đã rất hào hứng đi và tận mắt thấy những mô hình hay, học tập được rất nhiều điều. Sau chuyến đi, tôi đã về phổ biến làm thí điểm, nhân rộng trong toàn trường, gợi ý sự sáng tạo trong việc tiếp thu, học tập đơn vị bạn. Chính vì vậy mà hiệu quả mang lại là rất lớn, tạo được niềm tin trong cán bộ giáo viên, khuyến khích họ hăng hái tham gia xây dựng phong trào. 2. Các giải pháp thực hiện các nội dung của phong trào 2.1 Xây dựng trường, lớp xanh-sạch- đep- an toàn. Tháng 8/2008, tôi được điều chuyển về công tác tại trường tiểu học Thành Hải 2. Lúc này, cơ sở vật chất nhà trường còn rất thiếu thốn: phòng học, bàn ghế, cửa sổ xuống cấp trầm trọng. Trời mưa, phòng dột, thiếu ánh sáng vì bóng đèn hư, quạt hư hỏng; điều kiện vệ sinh hết sức khó khăn. Học sinh tâp trung chào cờ khai giảng phải ngồi xuống đất vì không có ghế. Tường, bàn ghế bị học sinh vẽ rất bẩn. Tôi đã tìm hiểu và lên kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất theo từng giai đoạn. Tôi làm tờ trình lên phòng giáo dục xin cấp kinh phí để tu bổ bóng điện, quạt trần, hệ thống âm thanh. Chưa đủ, tôi đã đi vận động thêm kinh phí của 1 số doanh nghiệp và các nhà hảo tâm để mua sắm thêm những vật dụng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt của giáo viên và học sinh như ghế ngồi, cờ, khăn trải bàn, ghế đá, ghế xalon, quạt treo tường… sau hơn 1 năm bổ sung vật chất, đến nay có thể nói là nhà trường đã có khá đủ tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt của giáo viên và học sinh một cách thuận lợi, an toàn và hiệu quả. Một nội dung mà tôi rất chú trọng trong chuyến đi thăm 1 số trường trong tỉnh là họ trang trí lớp học rất đẹp, sử dụng hiệu quả. Tôi đã trao đổi cụ thể từng mô hình , chụp hình, nghiên cứu, lựa chọn và bổ sung, hướng dẫn giáo viên việc trang trí lớp học theo mô hình thân thiện. Đầu tiên, tôi đẫ chọn 2 lớp có 2 giáo viên có khả năng trang trí để thực hiện thí điểm. Trước hết là phải làm cho lớp học sạch đẹp. Tôi đã hướng dẫn giáo viên cho học sinh dùng xằng, dầu tẩy hết các vết bẩn trên bàn ghế học sinh(trước đây học sinh thường dùng viết xoá vẽ bậy lên bàn ghế rất bẩn), tẩy các vết bẩn trên vách tường. Việc làm này tuy đơn giản nhưng nó có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục ý thức gìn giữ của công nó nhắc nhở các em phải có ý thức giữ cho ngôi trường của mình luôn sạch đẹp. Tôi đã hướng dẫn cho 2 giáo viên cách trang trí phòng học bao gồm: khẩu hiệu, các chỉ tiêu mà lớp phấn đấu, góc học tập(Tiếng Việt, Toán), Góc Nghệ thuật dùng để treo dán những sản phẩm của học sinh, khuyến khích sự ham mê, sáng tạo trong học tập. Vườn hoca điểm 10 để khuyến khích các em giành nhiều điểm tốt, bảng mừng sinh nhật ghi ngày sinh của từng học sinh để nhớ và tổ chức sinh nhật cho các em. Sau này, giáo viên còn bổ sung thêm góc giáo dục truyền thống, đạo đức
  5. để sưu tầm hình ảnh theo chủ đề, gương người tốt việc tốt, bổ sung cây sống, tranh ảnh trong phòng học. Tôi đã hướng dẫn tỳ mỉ mẫu mã cách sử dụng, nục đích ý nghĩa của từng sản phẩm trang trí trong lớp. Sau khi 2 lớp trang trí điểm xong, tôi mời tất cả GVCN trong trường đến tham quan, tổ chức trao đổi, giải đáp thắc mắc và triển khai thực hiện đại trà. Kinh phí trang trí thiếu, tôi đã đi vận động các nhà hảo tâm ủng hộ cho mỗi phòng học 100.000 đồng, số còn thiếu GVCN tự trang trải(không tổ chức đóng góp của các em học sinh vì ở đây các em rất khó khăn). Sau khi làm xong, tôi đã tổ chức buổi chấm điểm trang trí lớp dưới hình thức Hội thi trang trí lớp có mời Phòng giáo dục tới thăm quan. Đồng chí Trần Văn Nghĩa, phó phòng giáo dục đã đến và đã thấy được kết quả mà giáo viên chúng tôi đã làm được trong học kỳ II năm học 2008- 2009. Sau thực tế sử dụng không gian lớp học được 1 năm, tôi đã tổ chức một buổi hội thảo giữa các GVCN để mỗi giáo viên trình bày kinh nghiệm của mình. Cuộc hội thảo này đã mang lại hiệu quả rất lón, giáo viên học hỏi lẫn nhau và nó đã chứng minh rằng sử dụng không gian lớp học như một phương tiện giáo dục, giao tiếp, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cũng như nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh. Đối với không gian ngoài phòng học là hành lang và các bồn hoa trước lớp học, tôi đã dùng kinh phí huy động được để mua cây cảnh, cho học sinh trồng hoa, kẻ các khẩu hiệu tuyên truyền nội dung cuộc vận động như: “Mỗi ngày đền trường là một ngày vui”, “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Tất cả vỉ học sinh thân yêu”… mua dây hoa trang trí vào các dịp lễ hội. Tất cả những điều này đã tạo nên cho nhà trường một môi trường xanh-sạch-đẹp, mát mẻ, khung cảnh thân thiện . Khách đến trường đều cảm nhận được môi trường sư phạm rất thích hợp trong việc giáo dục học sinh. Nhà trường có một khuôn viên rất rộng(7211m2), đất vườn còn trống rất nhiều. Không trông chờ vào cấp trên, tôi đã liên hệ với vườn ươm huyện Bác Ái xin giống cây trồng về để trồng vào đầu mùa mưa năm 2009. Tôi đã huy động được 15 công từ phụ huynh học sinh để đào hố trống cây. Gần 100 cây gồm xà cừ, trôm, phượng đã được trồng ngay hàng thẳng lối và được giao cho các lớp 4-5 chăm sóc. Mỗi lớp chăm sóc đều được gắn bảng tên để thi đua. Những lớp nào có hàng cây tốt, em nào chăm cây tốt nhất sẽ được tuyên dương, khen thưởng. Việc làm này đã khuyến khích sự thi đua giữa các lớp và các em học sinh với nhau(có học sinh ngày 2 tết vẫn đến trường tưới cây). Kết quả là 100% số cây trồng sống xanh tốt đã tạo cho trường một màu xanh mát mẻ. Để có một môi trường sạch sẽ như hiện nay ở trường tôi là một vấn đề không đơn giản bởi vì ở đây cuộc sống còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, có 50% học sinh dân tộc; ý thức giữ gìn môi trường của học sinh chưa cao. Tôi đã phải tổ chức cho Tổng phụ trách đội, các GVCN phát động phong trào thi đua “Giữ cho ngôi trường không có rác”. Tôi đã bố trí rất nhiều giỏ rác: Mỗi phòng học đều có 2 giỏ, một ở trong lớp và 1 ở ngoài hành lang. Còn ở sân trường thì bố trí các giỏ rác ở nơi thuận tiện để
  6. học sinh có chỗ bỏ rác. Học sinh cờ đỏ sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ vấn đề này. Sau gần một năm phát động, ý thức của các em học sinh thay đổi rõ ràng, hầu hết các em không xả rác bừa bãi. Khi thấy rác, các em còn tự giác nhặt bỏ vào giỏ rác. Từ sự chuyển biến tích cực này mà nhà trường luôn sạch sẽ, thoáng mát, các em học sinh có được một môi trường học tập, vui chơi rất thoải mái. 2.2 Tổ chức dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh: Lúc tôi mới lên nhận bàn giao công tác hiệu trưởng vào đầu năm học 2008-2009, khi kểm tra chất lượng đầu năm, tỷ lệ học sinh yếu 2 môn Toán, Tiếng việt là trên 50%, cá biệt có những lớp 80-90%, đặc biệt là học sinh dân tộc. Đây là một nỗi trăn trở lớn lao đối với bản thân tôi. Tôi đã xuống tận các tổ để sinh hoạt chuyên môn với giáo viên; cho giáo viên trình bày nguyên nhân tại sao học sinh học yếu như vậy? giải pháp khắc phục điều này ra sao? Đa số giáo viên đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan: gia đình không quan tâm, bản thân học sinh không cố gắng, không ham học; các em phải phụ giúp gia đình làm việc nhà nên không có thời gian học tập; học sinh dân tộc khó hòa nhập, Tiếng việt còn yếu… tất cả những yếu tố trên đều đúng. Nhưng tôi đặt lại vấn đề là trách nhiệm của nhà trường và của giáo viên ra sao? Chúng ta đã làm gì với PHHS? Với các em học sinh? Tại sao các em lại chán học, bỏ hoc? Phải chăng giáo viên chưa cải tiến phương pháp giảng dạy tốt, chưa gần gũi học sinh, chưa biến mỗi giờ học thành niềm vui để các em đỡ chán học, ham học. Tôi đã đề nghị giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh ; tăng cường học tập theo nhóm, đưa trò chơi vào các tiết học. Tôi đã chọn một số giáo viên giỏi để xây dựng bài dạy mẫu. Hiệu phó chuyên môn và tổ trưởng trực tiếp tư vấn về phương pháp giảng dạy, các hình thức tổ chức dạy học sẽ áp dụng… sau đó tiến hành dạy cho cả trường xem rồi tổ chức góp ý thảo luận bổ sung những cái được và chưa được. Qua nhiều lần như vậy, giáo viên đã học tập được rất nhiều. Tôi đã tổ chức cho Ban giám hiệu, tổ trưởng, Công đoàn đi dự giờ thường xuyên để góp ý cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy mà đa số giáo viên đã nắm vững phương pháp dạy học mới, áp dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học phong phú, phát huy được tính chủ động của học sinh; thu hút các em tích cực tham gia vào quá trình dạy học. Các em học sinh đã tự tin hơn, yêu trường, yêu lớp hơn; tình trạng học sinh chán hoc, bỏ học đã giảm hẳn. Đặc biệt tôi còn vận động được một nhà sư mở được 4 lớp học tình thương liên tục trong 2 năm (2008-2009 và 2009-2010) để dạy phụ đạo cho sinh yếu vào buổi thứ hai. Tại đây, tôi cũng đề nghị giáo viên áp dụng phương pháp dạy học mới, thu hút các em vào học tập để bổ sung kiến thức hổng. Nhờ vậy mà chất lượng học tập của các em được cải thiện. Các em không còn mặc cảm vì đọc yếu hay học tập yếu, nhất là đối với học sinh dân tộc.
  7. 2.3 Tổ chức “ rèn luyện kỹ năng sống” cho học sinh: Đây là một nội dung hết sức khó khăn khi nhà trường thực hiện cuộc vận động này. Các em học sinh ở đây, đặc biệt là học sinh dân tộc rất yếu về kỹ năng sống, nhất là kỹ năng giao tiếp. Tôi cùng với Tổng phụ trách đã xác định một số kỹ năng mà học sinh còn yếu như kỹ năng ứng xử giữa học sinh với học sinh, các em gọi nhau “mày, tao” kèm theo những tiếng nói tục chửi thề . Quan hệ giữa nam và nữ cũng khá cách biệt các em ít khi chơi chung, ngại tiếp xúc với nhau. Đặc biệt là các em học sinh dân tộc Chăm và Kinh còn phân biệt rất rõ ràng. Nếu có sự mâu thuẫn nào đó giữa hai em học sinh Chăm và Kinh thì các em học sinh Kinh sẽ bênh các em học sinh Kinh và ngược lại mà không phân biệt đúng sai. Kỹ năng ứng xử với giáo viên và người lớn tuổi rất yếu, các em rất biết ít thưa gửi cảm ơn và xin lỗi nói nhát gừng, thiếu chủ ngữ… Từ chỗ xác định những điểm yếu trên mà tôi đã chỉ đạo cho Tổng phụ trách đội, GVCN tăng cường các hoạt động giáo dục để rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Ở trong lớp học, GVCN bố trí cho học sinh nam và nữ ngồi bên nhau. Giáo viên thường xuyên lồng ghép giáo dục ý thức đoàn kết nam nữ; tạo môi trường thân thiện trong học tập, phân nhóm học tập có nam và nữ . Khi tổ chức các trò chơi vào giờ sinh hoạt tập thể, thể dục, múa hát.. đều tạo điều kiện để các em học sinh nam và nữ giao tiếp với nhau. Trong quá trình giao tiếp, giáo viên dạy các em cách xưng hô thân mật, học sinh nam phải tôn trọng và giúp đỡ học sinh nữ, không nói tục chửi thề… Các lớp đều xây dựng các quy tắt ứng xử giữa các học sinh với nhau, nếu có học sinh vi phạm thì tổ trưởng nhắc nhở, nếu vi phạm lần hai trong tuần thì ghi sổ để báo cáo GVCN họp lớp nhắc nhở; nếu vi phạm nhiều lần thì kiểm điểm, báo cho PHHS… Việc làm này đã giúp học sinh cải thiện quan hệ với nhau. Các em học sinh đã biết sống thân thiện và giúp đỡ lẫn nhau. Riêng quan hệ giữa học sinh Kinh và Chăm, vào các tiết chào cờ, ngoại khóa, sinh hoạt lớp thì Hiệu trưởng, Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên giáo dục tình đoàn kết giữa hai dân tộc Kinh-Chăm. Mỗi tuần 1 lần tổ chức sinh hoạt tập thể với quy mô toàn trường, cứ hai lớp Kinh Chăm nhập lại tổ chức giao tiếp chơi trò chơi chung. Lúc đầu các em còn rất e dè, nhưng sau này, khi đã thành thói quen, các em đã mạnh dạn, tự tin và đối xử với nhau rất thân thiện; hiện tượng kỳ thị với nhau đã giảm hẳn. Riêng kỹ năng ứng xử với người lớn tuổi, đặc biệt là với giáo viên thì hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm dạy các em học sinh khi trả lời các câu hỏi phải thưa gửi, có đầu có cuối rõ ràng. Nếu học sinh nói chưa đạt, giáo viên phải uốn nắn ngay. BGH khi đi dự giờ đặt vấn đề giáo dục kỹ năng ứng xử của học sinh với giáo viên là một tiêu chí đánh giá xếp loại tiết dạy. Giáo viên đã chú ý hơn và các em học sinh đã tiến bộ nhiều trong giao tiếp với người lớn tuổi đặc biệt là đối với giáo viên. Ngoài việc giáo dục của GVCN thông qua các tiết dạy, tôi còn chỉ đạo cho tổng phụ trách đội tổ chức các buổi sinh hoạt chung toàn trường với chủ đề “ nói lời hay” .
  8. Tổng phụ trách chủ trì hướng dẫn học sinh giao tiếp như hỏi các em về kỹ năng ứng xử với người lớn rồi hỏi một số học sinh, yêu cầu các em trả lời. Sau khi học sinh trả lời để cho các em tự nhận xét bình luận đúng sai. Tổ chức cho học sinh đóng vai ông bà, cha mẹ, chú bác xây dựng một số tiểu phẩm để các em thực hành… Như vậy là từ giáo viên chủ nhiệm uốn nắn giáo dục kỹ năng sống thường xuyên trong các giờ học, đến việc tổ chức giao tiếp quy mô toàn trường đã giúp cho học sinh có được kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng ứng xử phù hợp…Đặc biệt năm 2008 qua các mối quan hệ, tôi đã mời được nhà hát kịch TP HCM về trường giao lưu, tặng quà và biểu diễn vở kịch thiếu nhi rất sinh động và hấp dẫn về chủ đề giữ gìn vệ sinh môi trường. Buổi giao lưu và biểu diễn nghệ thuật đã giúp cho các em có 1 sân chơi bổ ích. Các em học sinh cùng với các anh chị diễn viên đoàn kịch đã cùng nhau giao tiếp. Khi các em có những lời nói chưa chuẩn các anh chị đã giúp các em chấn chỉnh sửa sai. Học sinh nhà trường đã được hưởng 1 buổi vui chơi bổ ích và hấp dẫn, đã học được rất nhiều điều về kỹ năng sống. Năm học 2009- 2010, nhân dịp Tết Trung Thu, nhà trường phối hợp với 1 số nhà hảo tâm đã thiết kế 1 buổi tối Trung Thu với những tiết mục kịch nói về sự tích Chú Cuội, Chị Hằng, các tiết mục văn nghệ các trò chơi dân gian… tất cả đã tạo nên 1 sân chơi bổ ích vừa có tác dụng vui chơi giải trí vùa có tác dụng giáo dục kỹ năng sống 1 cách nhẹ nhàng hiệu quả và thân thiện. 2.4 Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh trong nhà trường: Đây là 1 hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện các nội dung phong trào xây dựng “ trường học thân thiện học sinh tích cực”. Tôi đã chia làm 2 mảng để chỉ đạo việc tổ chức đó là tổ chức vui chơi tại lớp và tổ chức quy mô toàn trường. Tuy 2 nơi nhưng cũng cùng 1 nội dung hoạt động, chỉ khác nhau ở phạm vị và tính chất. Ở lớp thì quy mô nhỏ, chi tiết; ở trường thì quy mô lớn và mang tính chất tổng hợp nhiều hơn. * Quy mô lớp: do giáo viên chủ nhiệm tổ chức với các hình thức sau: - Sử dụng không gian lớp học để tổ chức cho các em học sinh sưu tầm, trưng bày sản phẩm về các môn mỹ thuật, thủ công âm nhạc… - Tổ chức trò chơi đơn giản, múa hát chúc mừng sinh nhật theo ngày sinh của từng học sinh trong lớp vào cuối buổi học. - Tổ chức tập văn nghệ, thể dục thể thao để tham gia biểu diễn ở trường tham gia Hôi Khỏe Phù Đổng cấp trường và cấp thành phố. - Tổ chức các trò chơi dân gian trong các giờ sinh hoạt tập thể giờ chơi hay cuối buổi thể dục như: nhảy dây, ô ăn quan, chơi chuyền, nhảy lò cò, đá cầu, chim tìm tổ, nhảy bao bố… * Ở quy mô trường: hoạt động vui chơi tập thể được phân thành hai nhóm vui chơi thường xuyên và định kỳ - Vui chơi thường xuyên: 1 tuần 1 lần vào giờ chơi ngày thứ tư. Các lớp tập trung dưới các tán cây. Tổng phụ trách cùng GVCN hướng dẫn các em chơi chung các trò
  9. chơi tập thể . Đây là dịp để bổ sung các trò chơi mới giúp các lớp có thêm kiến thức về trò chơi. Để có nhiều trò chơi mới, ban phụ trách đã phân công sưu tầm để chọn các trò chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Bên cạnh đó còn tổ chức cho các em múa hát tập thể. Để làm được điều này, tổng phụ trách hướng dẫn cho cán bộ lớp 1 số điệu múa tập thể sau đó các em này hướng dẫn lại cho lớp. Khi các lớp đã học xong thì tổ chức cho toàn trường cùng tham gia. GVCN phải trực tiếp cùng vui chơi với các em tạo không khí vui vẻ thân thiện giữa thầy trò, giúp các em tự nhiên hơn trong sinh hoạt - Vui chơi định kỳ: được tổ chức vào các thời điểm sau đây: + Ngày lễ khai giảng: theo chỉ đạo của BGD&ĐT, từ năm học 2009-2010, lễ khai giảng được tổ chức theo hình thức “ lễ-hội”. Nhà trường đã chọn 1 số tiết mục văn nghệ xuất sắc, đặc biệt là chọn 1 số tiết mục múa của dân tộc Chăm rất sôi động hấp dẫn mang đầy bản sắc dân tộc. Chính vì vậy đã tạo 1 không khí vui tươi lành mạnh đoàn kết trong ngày hội khai giảng. + Ngày tết trung thu: Nhà trường đã vận động các nhà hảo tâm tham gia tổ chức 1 đêm trung thu tổ chức vui chơi và phát quà cho các em. Các lớp đều chuẩn bị các trò chơi để cùng tham gia. Về phía nhà trường sưu tầm các câu chuyện nói về tết trung thu, tại sao lại có tết trung thu, ý nghĩa của tết trung thu. Điều này được chuyển tải đến các em bằng các vở kịch trong đó các nhân vật được hóa trang lộng lẫy hấp dẫn. Bên cạnh những đèn lồng được trang hoàng rực rỡ; vở kịch “Chú Cuội- Chị Hằng- Thỏ Nâu” đã có sức lôi cuốn hấp dẫn. Các em được thỏa thích vui cười cùng với Chị Hằng, Chú Cuội, Thỏ Nâu. Buổi vui chơi đã để lại trong lòng các em 1 ấn tượng và bài học rất tốt đẹp. + Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: hình thức tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tại trường. Để làm được điều này, tôi đã trao đổi với Chi bộ, ban quản lý 2 thôn và ban ĐDCMHS kế hoạch phối hợp tổ chức đêm giao lưu văn nghệ. Về kinh phí thì vận động nhà tài trợ trang trí sân khấu âm thanh, ánh sáng. Về nội dung, nhà trường đóng góp 2/3 số tiết mục còn lại là đội văn nghệ của 2 thôn cùng tham gia. Trong quá trình tổ chức, ban tổ chức đã tổ chức sơ tuyển các tiết mục văn nghệ để lựa chọn các tiết mục tiêu biểu cho từng loại hình. Đặc biệt đã chọn được các tiết mục múa của dân tộc Chăm rất đặc sắc. Đêm biểu diễn văn nghệ đã để lại ấn tượng rất tốt đẹp trong giáo viên, học sinh, nhân dân 2 thôn. Nó đã tạo ra 1 sân chơi đầy bổ ích cho học sinh, tạo điều kiện để giao lưu văn nghệ giữa 2 dân tộc Chăm Kinh; hình thành nên ý thức dân tộc và giáo dục tình đoàn kết dân tộc rất sâu sắc. + Ngày 26/3: Tổ chức với quy mô toàn trường bằng hình thức “ rung chuông vàng” và tổ chức các trò chơi dân gian. Đầu tháng 3, tôi chỉ đạo cho Tổng phụ trách lên kế hoạch sinh hoạt; chuẩn bị nội dung các câu hỏi về Đảng, Đoàn, Đội các câu hỏi về địa lý, lịch sử có liên quan đến việc giáo dục các di tích lịch sử của địa phương, khoa học. Các câu hỏi này được chuyển đến các em để chuẩn bị trước. Đến ngày tổ chức, tập
  10. trung học sinh toàn trường mỗi lớp khối 4,5 cử 5 em đại diện tham gia. Khi câu hỏi nêu ra, các em ghi phương án trả lời vào bảng con, nếu em nào trả lời sai thì bị loại; cho đến khi nào còn em cuối cùng thì em đó sẽ thắng. Lớp có học sinh thắng sẽ đạt các giải nhất, nhì, ba. Sau khi tổ chức cuộc thi xong sẽ tổ chức các trò chơi dân gian, tạo điều kiện để các em giao lưu, vui chơi thoải mái. 2.5 tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa địa phương: Đây là một nội dung rất khó khăn đối với nhà trường bởi vì ở địa phương không có các di tích lịch sử. Các di tích lịch sử có thì lại rất xa trường, việc tổ chức thăm viếng, chăm sóc hết sức khó khăn. Tôi đã bàn bạc với ban chỉ đạo và ban ĐDCMHS. Rất may, tôi đã tìm được một nhà tài trợ từ một nhà hảo tâm giúp cho trường toàn bộ chi phí phương tiện để thăm viếng và chăm sóc di tích lịch sử. Chúng tôi đã chọn nghĩa trang liệt sĩ tỉnh (Cà Đú) là nơi thăm viếng và chăm sóc. Chúng tôi đã đăng ký với sở lao động- TBXH và được đồng ý cho trường chăm sóc với thời gian dài. Nhân dịp ngày thành lập QĐNDVN (22/12/2009), nhà trường đã tổ chức buổi viếng thăm rất trọng thể: 40 học sinh, 7 giáo viên với cờ, vòng hoa, hoa băng zon, chúng tôi đã đến viếng nghĩa trang liệt sĩ. Ở đây, học sinh được nghe BQL nghĩa trang giới thiêu về quá trình hình thành nghĩa trang, số liệt sĩ đã yên nghỉ ở đây; lịch sử cách mạng của núi Cà Đú, sau đó các em học sinh tỏa đi thắp nhang và lau chùi mộ các liệt sĩ, lượm rác nhổ cỏ… Buổi viếng thăm và chăm sóc này đã giúp các em hiểu thêm về truyền thống anh hùng của nhân dân việt nam của bộ đội Việt Nam của nhân dân Ninh Thuận, thêm yêu mến và tự hào với truyền thống của dân tộc . Ngày 26/3 chúng tôi lại tổ chức cho các em đến và chăm sóc nghĩa trang 1 lần nữa. Đối với các gia đình thương binh liệt sĩ trong thôn, chúng tôi đã đăng ký với UBND Xã chăm sóc 5 gia đình thương binh liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi đã phân công các em học sinh lớp 5 thường xuyên đến giúp đỡ các gia đình này như quét nhà, múc nước, dọn dẹp nhà cửa … Nhân dịp 22/12 các em đã đến tăng quà mỗi gia đình 1 phần quà trị giá 100.000 đồng. Riêng về việc giới thiệu các di tích lịch sử, chúng tôi đã chọn một số công trình tiêu biểu của đất nước để giới thiệu cho học sinh như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ở địa phương, chúng tôi chọn Tháp Chàm, 1 di tích lịch sử nổi tiếng của dân tộc Chăm để giới thiệu cho các em nhất là các em học sinh dân tộc Chăm. Ngoài ra, chúng tôi còn giới thiệu cho học sinh về lịch sử Đề Bô Tháp Chàm; làng gốm Chăm Bầu Trúc, làng Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp. Tư liệu để giới thiệu chúng tôi đã liên hệ với các nơi này để xin tài liệu. Chúng tôi còn lên mạng tải các tài liệu để giới thiệu cho các em học sinh. Việc làm này được lên kế hoạch chi tiết vào từng thời điểm phù hợp, vì vậy mà trong năm học này, các em học sinh đã có được vốn kiến thức khá đầy đủ về một số di tích lịch sử của địa phương và của đất nước.
  11. III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau hai năm kiên trì với những giải pháp trên đã đạt được kết quả sau: - Năm học 2008-2009 khi Phòng giáo dục kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phong trào thì trường đã đạt 4/5 nội dung cuộc vận động(còn một nội dung chăm sóc di tích lịch sử là chưa đạt) - Năm học 2009-2010 Phòng giáo dục kiểm tra, đánh gía thì trường đã đạt loại Tốt với số điểm khá cao(89 điểm) IV/ KẾT LUẬN: Phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” có tác dụng to lớn trong việc huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tích cực tham gia vào công tác giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Việc tổ chức thành công phong trào này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ động của người hiệu trưởng. Người hiệu trưởng phải nắm vững yêu cầu, nội dung của cuộc vận động, xây dựng kế hoạch thực hiện một cách chi tiết, cụ thể. Công tác tuyên truyền, tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp Ủy Đảng là rất quan trọng. Người hiệu trưởng còn phải biết năng động, sáng tạo, tích cực tìm hiểu thực tế, học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc; biết phát huy sức mạnh tập thể, huy động các nguồn lực để xây dựng nhà trường, biết truyền cảm hứng sáng tạo trong đội ngũ giáo viên thì việc xây dựng phong trào sẽ rất hiệu quả. Hiệu trưởng cần đi sâu đi sát, hướng dẫn cụ thể, tăng cường kiểm tra, động viên khuyến khích kịp thời phong trào sẽ làm cho mọi người từ giáo viên, CNV đến các em học sinh hào hứng, tích cực tham gia thì phong trào sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả. Những việc làm này của bản thân tôi chỉ là những kinh nghiệm bước đầu áp dụng khá hiệu quả, rất mong được sự góp ý của cấp trên và đồng nghiệp, xin chân thành cám ơn ! Phan Rang, ngày 10 tháng 4 năm 2010. NGUỜI VIẾT Tô Mạnh Tường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2