Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. <br />
Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc Tiểu <br />
học. Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở <br />
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, <br />
thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.<br />
Trong chương trình bậc Tiểu học, môn Toán là một môn có vai trò quan <br />
trọng. Đặc biệt là các bài toán về phân số mà các em được học ở chương <br />
trình môn Toán lớp 4.<br />
Trong chương trình Toán 4 các em được học một nội dung : Các phép <br />
tính với phân số, là một nội dung mới mẻ và khó với các em. Do vậy khi các <br />
em được học những kiến thức cơ bản bước đầu về thực hiện các phép tính <br />
cộng, trừ, nhân, chia phân số cần nắm được các thao tác hoàn toàn chính xác. <br />
Trong quá trình tính toán các em khó tránh khỏi sai sót. Sáng kiến “Một số <br />
giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số <br />
môn toán lớp 4". đã nghiên cứu, tìm hiểu các lỗi sai của các em trong quá trình <br />
thực hiện các phép tính rút gọn, quy đồng, cộng, trừ, nhân, chia phân số, giải <br />
toán có lời văn trong phép tính phân số. Tôi đưa ra các giải pháp cụ thể, hữu <br />
hiệu nhằm khắc phục các lỗi sai mà các em thường mắc.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Áp dụng một số giải pháp sư phạm sửa lỗi sai khi thực hiện các phép <br />
tính phân số, để nâng cao khả năng làm toán về phân số.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số giải pháp nhằm giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép <br />
tính trong phân số.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi <br />
thực hiện các phép tính trong phân số.<br />
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 4, trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ.<br />
Thời gian: Năm học 2015 2016.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Thu nhập thông tin: các bài tham luận trên Internet.<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 1<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận.<br />
Phương pháp thảo luận.<br />
Phương pháp quan sát, điều tra.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê tài liệu.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trong chương trình Tiểu học dạy học phân số được chuẩn bị từ lớp 2 <br />
và lớp 3 học sinh đã được làm quen dần với các phân số đơn giản nhất. Đến <br />
lớp 4 mới chính thức dạy học phân số. Các nội dung dạy học về phân số <br />
được dạy chủ yếu ở học kì II của lớp 4. <br />
Vậy việc dạy học phân số trong toán 4 là sự tiếp nối mạch kiến thức <br />
về phân số từ lớp 2 và lớp 3; đồng thời làm cơ sở vững chắc để dạy học về <br />
phân số thập phân, hỗn số ở lớp 5 nhằm hệ thống hóa và hoàn chỉnh toàn bộ <br />
nội dung dạy học phân số ở Tiểu học, chuẩn bị cho dạy học số thập phân.<br />
Nội dung này là một nội dung mới và khó những bài toán mang tính trìu <br />
tượng cao, khi tiếp xúc dạng toán này học sinh rất mơ hồ, lúng túng, nhầm <br />
lẫn rất nhiều. Đòi hỏi học sinh phải tư duy và sáng tạo mới có thể giải được <br />
các bài toán đó, bài toán về phân số thường xuất hiện với nhiều dạng khác <br />
nhau. Các bài tập này hầu hết học sinh đều gặp khó khăn trong cách giải, số <br />
lượng học sinh làm được rất thấp. <br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
* Thuận lợi: Được sự được sự quan tâm của nhà trường tạo điều kiện <br />
hỗ trợ cho công tác dạy học. Bản thân giáo viên yêu nghề, có năng lực sư <br />
phạm, nhiều năm liền dạy học lớp 4, 5. Học sinh chăm ngoan. Các em đều <br />
được học 8, 9 buổi trên tuần, nên có thời gian luyện tập, củng cố để khắc <br />
sâu kiến thức. <br />
* Khó khăn: <br />
Về phía giáo viên : Một số giáo viên cảm thấy ngại và thấy khó dậy <br />
ngay từ bài đầu tiên: Khái niệm phân số. Chưa thấy rõ được mối quan hệ <br />
giữa phân số và số tự nhiên, quan hệ giữa phân số và phép chia số tự nhiên, <br />
một điều quan trọng khi giảng dạy phần này. Chưa biết khai thác triệt để các <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 2<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
bài tập có trong chương trình để xây dựng bài mới để học sinh tiếp thu một <br />
cách tự nhiên và hiệu quả nhất.<br />
Về phía học sinh: Tiếp thu bài theo từng mảng kiến thức rời rạc, thụ <br />
động, khó phát huy được tính tích cực, năng động của trò và dễ mắc phải một <br />
số khó khăn khi rút gọn phân số, quy đồng mẫu số, so sánh phân số và thực <br />
hiện các phép tính với phân số. Cụ thể:<br />
Học sinh rất khó khăn khi xác định số tự nhiên lớn nhất mà tử số và <br />
mẫu số của một phân số cùng chia hết để sau khi rút gọn được phân số tối <br />
giản.<br />
Khả năng nhận biết, vận dụng dấu hiệu chia hết của số t ự nhiên chưa <br />
tốt nên việc phát hiện ra mẫu số chung gặp khó khăn, nhất là đối với những <br />
phân số có mẫu số lớn.<br />
Khi so sánh phân số, học sinh hay nhầm trường hợp so sánh các phân <br />
số có cùng tử số (phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn)<br />
Việc thực hiện các phép tính giữa phân số với phân số, phối hợp giữa <br />
phân số với số tự nhiên còn nhiều nhầm lẫn và dài dòng.<br />
2.2. Thành công hạn chế.<br />
Đối tượng nghiên cứu có những thành công là chỉ rõ được các lỗi sai <br />
của học sinh thường mắc khi thực hiện các phép tính rút gọn, quy đồng, so <br />
sánh, cộng, trừ, nhân, chia phân số, giải toán có lời văn về phân số và đưa ra <br />
một số giải pháp khắc phục các lỗi sai đó. Từ đó các em học tập có tiến bộ rõ <br />
rệt khi làm toán phân số.<br />
Hạn chế : Giáo viên chưa đổi mới phương pháp, hình thức dạy học <br />
một cách triệt để. Còn chú ý nhiều đến việc trình bày kiến thức. Các kỹ năng <br />
sư phạm tập chung vào giảng giải. Tập trung vào việc dạy rập khuôn theo <br />
chương trình, sách giáo khoa, không chú ý đến sự tiếp thu của học sinh. Dẫn <br />
đến học sinh tiếp thu kiến thức thụ động. Các em tập trung vào việc nhớ, <br />
luyện tập và làm theo. Một số tiết học giáo viên chỉ tập trung một số học sinh <br />
có năng lực, chưa giành cho đối tượng học sinh hạn chế. Cho nên phần lớn <br />
học sinh chưa được tham gia hoạt động. Điều này làm cho các em cảm thấy <br />
chán nản.<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 3<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
Mặt mạnh: Trong quá trình thực hiện sáng kiến này bản thân tôi đã <br />
được rất nhiều đồng nghiệp trong trường tạo điều kiện giúp đỡ, phần nào <br />
tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học, xây dựng quy <br />
tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số trong tiết bài mới, tiết luyện tập và cách <br />
khắc phục những sai lầm của học sinh khi thực hiện các phép tính với phân <br />
số. <br />
Cộng (trừ) phân số Muốn nhân phân số Khi chia phân số<br />
Ta phải quy đồng Phải làm sao đây Biến lại thành <br />
nhân<br />
Giữ nguyên mẫu số Kết quả có ngay Phân số sau <br />
thành<br />
Cộng (trừ) tử là xong. Nhân trên, nhân dưới. Phân số đảo <br />
ngược.<br />
Mặt yếu: là học sinh trong khối trình độ không đồng đều, thuộc nhiều <br />
dân tộc khác nhau, nhiều gia đình kinh tế khó khăn, nhà lại ở xa trường, ít có <br />
điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình. Phụ huynh học sinh <br />
trình độ văn hóa thấp nên không hướng dẫn được các em học tập khi ở nhà. <br />
Dẫn đến có em không nắm vững được tính chất cơ bản của phân số, quy tắc <br />
tính bốn phép tính về phân số. Nên việc vận dụng giải pháp của đề tài đưa ra <br />
còn hạn chế.<br />
2.4. Các nguyên nhân và yếu tố tác động...<br />
Qua thực tế dạy học, các phép tính với phân số ở lớp 4 là loại toán <br />
khó, rất phức tạp, phong phú, đa dạng và rất nhiều kiến thức áp dụng vào <br />
thực tế cuộc sống. Dạy học phân số là một nội dung tương đối mới mẻ với <br />
học sinh lớp 4. Mặc dù được giới thiệu từ lớp 2 nhưng chỉ dừng ở mức độ <br />
nhận biết qua hình ảnh trực quan về ; ; ; học sinh chưa gọi tên phân số. Học <br />
sinh chỉ quen với các bài toán, tính toán với các số tự nhiên. Vì vậy làm tính và <br />
giải toán với các phân số là hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 4. Cụ thể:<br />
Tên gọi phân số, tử số mẫu số, ý nghĩa phân số, các khái niệm phân <br />
số tối giản, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số, quy đồng tử số,....<br />
Cách viết phân số, cách trình bày phép tính, cách làm tính cộng, trừ, <br />
nhân, chia,....<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 4<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
Cách suy luận các dữ kiện trong các bài toán phân số cũng có khác và <br />
trừu trượng, khó hiểu hơn đối với số tự nhiên học sinh đã quen thuộc.<br />
Giáo viên chưa tạo cho học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động <br />
học tập, có trách nhiệm và có hứng thú đối với học toán phân số. Cả thầy và <br />
trò chưa chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong dạy và học; chưa phát triển <br />
năng lực học toán theo từng đối tượng học sinh; chưa tạo ra môi trường học <br />
tập thân thiện và hợp tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học <br />
sinh; sử dụng hợp lí các thiết bị dạy học toán phân số chưa phù hợp với học <br />
sinh.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về trực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Phân số là một loại số mới biểu thị một hay nhiều phần bằng nhau của <br />
đơn vị. Phân số là một mảng kiến thức quan trọng của tuyến kiến thức trọng <br />
tâm Số học. Tuy nhiên, với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, việc <br />
lĩnh hội những kiến thức là vấn đề không đơn giản. Đặc biệt với học sinh <br />
trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ thuộc vùng xã khó khăn, việc lĩnh hội kiến <br />
thức lại càng khó khăn hơn nhiều. <br />
Tôi tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh của 2 lớp, lớp 4A (trường <br />
chính) và lớp 4B (phân hiệu Sơn Thọ) của trường.<br />
Đối với giáo viên : Tôi đưa ra một số câu hỏi trao đổi với hai giáo viên, <br />
lớp 4A (cô giáo Lí thị Sen) và 4B (thầy Nguyễn Thanh Nhàn) như sau:<br />
Khi dạy phần phân số, đồng chí thấy học sinh tiếp thu thư thế nào?<br />
Trả lời: Phân số là phần khó trong toán 4. Học sinh nhầm lẫn ở phần <br />
rút gọn, quy đồng phân số.<br />
Khi dạy học về phân số, học sinh thường mắc những sai lầm nào?<br />
Trả lời: Không biết trình bày bài giải, không biết rút gọn hay quy đồng <br />
để được phân số hay phép tính một cách đơn giản nhất, trình bày phép tính <br />
sai, không xác định đúng danh số, chưa hiểu rõ ý nghĩa phân số, nhầm lẫn <br />
giữa nhân và cộng, thực hiện phép chia phân số chưa chính xác....<br />
Đối với học sinh : Vẫn còn khá nhiều những lỗi sai khi các em thực <br />
hiện các phép tính với phân số. Những lỗi sai đó một phần do năng lực của <br />
một bộ phận học sinh nhưng cũng có một số học sinh có khả năng tư duy <br />
nhanh vẫn mắc phải. Tôi đã tiến hành kiểm tra vở ghi của học sinh. Việc <br />
kiểm tra được tiến hành sau khi học sinh học xong bài luyện tập trang 137.<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 5<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
Số lượng vở được kiểm tra : 15 quyển<br />
Số lượng bài tập kiểm tra : 10 bài gồm:<br />
Bài 1, 2 trang 122 (Luyện tập) Bài 3 trang 130<br />
Bài 3 trang 126 Bài 5 trang 132<br />
Bài 1, 3 trang 128 (Luyện tập) Bài 1 trang 137<br />
Bài 2, 3 trang 129<br />
Kết quả như sau:<br />
Số bài làm<br />
Số lượng Số bài không<br />
Số vở Không đạt yêu <br />
bài tập Đạt yêu cầu làm<br />
cầu<br />
<br />
15 <br />
150 bài 76 bài= 50,6% 69 bài = 46,1% 5 bài =3,3 %<br />
quyển<br />
<br />
Số bài không đạt yêu cầu hầu hết là dạng bài rút gọn rồi tính, giải toán <br />
liên quan đến ý nghĩa của phân số.<br />
Như vậy nhìn chung chất lượng về dạy và học phân số ở lớp 4 đã đạt <br />
yêu cầu, nhưng ở mức thấp và không đồng đều. Mặc dù các bài toán trên hầu <br />
hết là những bài toán đơn giản. Điều đó phản ánh phần nào việc dạy và học <br />
chưa tận dụng triệt để những khả năng sẵn có trong học sinh. Hơn nữa kết <br />
quả trên tuy đạt yêu cầu nhưng lại không đồng đều nhau. Có em làm đúng <br />
hầu hết các bài tập, có em làm sai và sai rất nhiều. Thực trạng trên tôi thấy <br />
cần phải tìm ra các giải pháp khắc phục những sai lầm của học sinh khi <br />
làm toán.<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Giúp bản thân tôi cùng đồng nghiệp của mình phần nào tháo gỡ khó <br />
khăn trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học xây dựng quy tắc cộng, <br />
trừ, nhân, chia phân số trong tiết bài mới, tiết luyện tập và cách khắc phục <br />
những sai lầm của học sinh khi thực hiện các phép tính với phân số. <br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.2.1. Các bài về phân số được phân phối trong chương trình học kì II <br />
lớp 4 với mục tiêu:<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 6<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
Bước đầu giúp học sinh nhận biết về phân số qua hình ảnh trực quan.<br />
Biết đọc, viết phân số; tính chất cơ bản của phân số; biết rút gọn, quy <br />
đồng mẫu số các phân số, so sánh hai phân số.<br />
Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số dạng đơn giản (mẫu số không <br />
vượt quá 100)<br />
3.2.2. Nội dung dạy phân số và các phép tính với phân số lớp 4 giúp học <br />
sinh:<br />
Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số; biết đọc, viết các phân số có <br />
tử số và mẫu số không quá 100; nhận biết tính chất cơ bản của phân số; <br />
nhận ra phân số bằng nhau; biết sử dụng dấu hiệu chia hết khi rút gọn một <br />
phân số để được phân số tối giản; biết quy đồng mẫu số hai phân số trong <br />
trường hợp đơn giản.<br />
Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số; biết viết các phân <br />
số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.<br />
Biết thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng mẫu số hoặc <br />
không cùng mẫu số, cộng một phân số với số tự nhiên, một số tự nhiên trừ đi <br />
một phân số và ngược lại.<br />
Biết cách nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên.<br />
Biết chia phân số cho phân số, biết chia phân số cho số tự nhiên khác 0.<br />
Biết tính giá trị biểu thức các phân số có không quá ba dấu phép tính<br />
Tìm một thành phần chưa biết trong phép tính (như đối với số tự <br />
nhiên).<br />
3.2.3. Những giải pháp mới đã tiến hành.<br />
a. Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của <br />
học sinh trong quá trình làm toán về phân số.<br />
Là một bộ phân trong chương trình toán Tiểu học, dạng toán về phân <br />
số là một thể loại mới mẻ và rất phức tạp với học sinh lớp 4. Các em thực <br />
sự làm quen trong thời gian rất ngắn (Học kì II lớp 4). Việc rèn luyện, hình <br />
thành, củng cố kĩ năng, kĩ xảo của học sinh ở loại toán này hầu như chưa có. <br />
Chính vì vậy học sinh không thể tránh khỏi những khó khăn, sai lầm. Qua <br />
thực tế giảng dạy và khảo sát học sinh ở một số lớp, tôi thấy sai lầm của <br />
học sinh khi làm toán với phân số do những nguyên nhân sau: <br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 7<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
a.1. Khi làm toán học sinh còn nặng về trí nhớ máy móc, tư duy chưa <br />
linh hoạt.<br />
VD: Bài 3 (trang 128, Toán 4): Rút gọn rồi tính: <br />
3 2 4 18 15 6<br />
a, + , b, + c, + <br />
15 5 6 27 25 21<br />
<br />
Học sinh rất lúng túng không biết trình bày bước rút gọn như thế nào, <br />
chỉ một số ít học sinh biết trình bày. Có học sinh thực hiện tính luôn nên <br />
mẫu số rất lớn. Một số học sinh chỉ rút gọn một phân số, một số học sinh <br />
chưa quen cách rút gọn nhẩm nên trình bày cả bước rút gọn trong bài làm <br />
nên bài toán không gọn. Một số lại nhầm lẫn trong khi trình bày bước rút <br />
gọn với cấu trúc phép toán nên dẫn đến sai về ý nghĩa phép toán.<br />
* Giáo viên hướng dẫn học sinh: Vận dụng các kiến thức liên quan <br />
về: Rút gọn phân số, quy đồng phân số, thực hiện cộng phân số có cùng <br />
mẫu số. Giáo viên cho học sinh nhắc lại kiến thức liên quan trên, giúp các <br />
em trình bày bài qua câu hỏi gợi mở:<br />
Trong các phép tính đã cho, các phân số nào là phân số tối giản? Các <br />
phân số nào rút gọn được?<br />
Em rút gọn phân số đó bằng cách nào?<br />
Rút gọn xong em thực hiện phép tính như thế nào?<br />
Sau đó giáo viên đi quan sát từng em, giúp các em trình bày bài đúng <br />
như sau:<br />
3 2 1 2 3 4 18 2 2 4<br />
a, + = + = b, + = + = <br />
15 5 5 5 5 6 27 3 3 3<br />
15 6 3 2 21 10 31<br />
c, + = + = + = <br />
25 21 5 7 35 35 35<br />
<br />
a.2. Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản :<br />
12 7 8<br />
VD: Bài 1c trang 128 (Toán 4) : + + đây là phép cộng các phân <br />
27 27 27<br />
số cùng mẫu số nhưng học sinh lại đi quy đồng mẫu số, làm cho bài toán trở <br />
nên phức tạp hơn nhiều.<br />
* Giáo viên hướng dẫn học sinh: <br />
Các phân số trên đã cùng mẫu số chưa ?<br />
Ta thực hiện cộng các phân số có cùng mẫu số như thế nào?<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 8<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
12 7 8<br />
Học sinh thực hiện phép tính đúng là: + + = = 1<br />
27 27 27<br />
<br />
Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm, thực hiện <br />
các bước giải bài toán về phân số.<br />
Rèn luyện cho học sinh khá giỏi năng lực tư duy, khái quát, linh hoạt <br />
trong khi giải toán.<br />
a.3. Vốn ngôn ngữ toán, vốn hiểu biết của học sinh còn hạn chế.<br />
Những bài toán so sánh phân số khác mẫu số, học sinh phải qua bước <br />
quy đồng mẫu số để đưa về cùng mẫu số rồi mới so sánh, hoặc dựa vào ý <br />
nghĩa của phân số để so sánh. Nhưng học sinh không biết diễn đạt sao cho <br />
vấn đề có lô gích.<br />
VD: Bài 2: So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau trang 122 <br />
(Toán 4). Học sinh chỉ quen làm cách quy đồng rồi so sánh. Rất ít học sinh <br />
biết trình bày cách thứ hai:<br />
8 7 8 7 8 7<br />
a, và . Vì > 1; ( So sánh phân số qua 1)<br />
7 8 7 8 7 8<br />
12 28 12<br />
c, và . Phân số 1 (Tử số lớn hơn mẫu số)<br />
Nên So sánh.<br />
Tuỳ từng bài cụ thể để chọn cách quy đồng nào cho phù hợp; có thể <br />
quy đồng tử số.<br />
So sánh với 1.<br />
Ví dụ 3: Bài Luyện tập trang 122 Toán 4.<br />
Bài tập1:So sánh hai phân số <br />
5 7<br />
a, và Học sinh so sánh ngay với hai phân số cùng mẫu số. <br />
8 8<br />
15 4<br />
b, và Học sinh có thể quy đồng mẫu số rồi so sánh. Nhưng phân <br />
25 5<br />
15 3<br />
số là phân số chưa tối giản, nếu rút gọn ta sẽ có phân số đơn giản hơn <br />
25 5<br />
và có cùng mẫu số với phân số kia nên chọn cách rút gọn> so sánh sẽ hay <br />
hơn quy đồng mẫu số> so sánh.<br />
9 9<br />
c, và Thông thường học sinh sẽ quy đồng mẫu số rồi so sánh. Đối <br />
7 8<br />
với có năng lực có thể nhận thấy hai phân số cùng tử số, mẫu số nhỏ thì <br />
9 9<br />
phân số lớn, mẫu số lớn thì phân số nhỏ. Vậy > .<br />
7 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 15<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
11 6 6<br />
d, và Mặc dù phân số chưa tối giản nhưng ta không nên chọn <br />
20 10 10<br />
cách rút gọn vì nếu rút gọn đi ta lại phải thực hiện thêm một bước quy đồng <br />
mẫu số nên đối với trường hợp này chọn cách quy đồng mẫu số thứ 3 (đưa <br />
mẫu số nhỏ về mẫu số lớn) là tối ưu nhất.<br />
c. Giải pháp 3: Giúp học sinh sửa lỗi sai thông qua các bài tập và luyện <br />
tập liên quan đến các phép tính về phân số:<br />
Các bài tập và luyện tập liên quan đến các phép tính về phân số, gồm <br />
có:<br />
Phép cộng, phép trừ phân số.<br />
Phép nhân, chia phân số.<br />
Là nội dung quan trọng trong quá trình dạy học sinh các kiến thức về <br />
phân số của người giáo viên. Nắm chắc được khái niệm về phân số, các bài <br />
học, làm tính với phân số nêu trên học sinh mới có cách làm linh hoạt trong <br />
mỗi bài toán cụ thể. Giúp giáo viên chủ động dự kiến được những sai lầm <br />
dễ mắc phải của học sinh, đồng thời hướng dẫn các em giải bài toán bằng <br />
nhiều cách để kích thích lòng say mê học toán của các em tạo điều kiện cho <br />
học sinh chuẩn bị học lên lớp trên, học số thập phân.<br />
Để làm tốt các bài tập này ngoài việc đòi hỏi học sinh phải nắm chắc <br />
các quy tắc nhân, chia, cộng, trừ phân số học sinh còn phải biết vận dụng, <br />
lựa chọn các kiến thức vừa học vào trong các bước tính sao cho phù hợp <br />
nhất. Vậy làm thế nào để học sinh biết lựa chọn cách làm hay nhất thuận <br />
lợi nhất là do người giáo viên tổ chức, hướng dẫn. Để học sinh có hướng đi <br />
đúng trong khi làm bài tôi tiến hành các bước như sau:<br />
Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán:<br />
Đọc bài (đọc to, đọc thầm)<br />
Nắm bắt nội dung bài toán trước khi làm toán: so sánh; quy đồng hay <br />
rút gọn;... Tính cộng hay trừ, nhân hay chia; cộng phân số cùng mẫu hay khác <br />
mẫu;....<br />
Đối với mỗi yêu cầu cộng (trừ,..), mỗi bài cụ thể ta cần phải làm <br />
như thế nào? (VD3 đã nêu trên).<br />
Bước 2: Trình bày cách làm. <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 16<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
Để tính một phép tính cộng (trừ; nhân; chia) phân số học sinh thường <br />
phải trải qua một số bước trung gian như rút gọn, quy đồng,...hoặc quy <br />
đồng, so sánh phân số cũng phải trải qua các bước rút gọn hoặc quy đồng <br />
mẫu số. Tuy nhiên các phân số đều ở mức đơn giản (mẫu số không quá <br />
100), để trình bày bài toán gọn, dễ nhìn, tôi thường yêu cầu học sinh không <br />
trình bày chi tiết bước trung gian học sinh có thể tính nhẩm và ghi ra kết <br />
quả của bước trung gian đó. Làm như vậy vừa nhanh, bài làm gọn, học sinh <br />
tránh được sai lầm khi trình bày bước rút gọn trong phép tính (cộng; trừ,..)<br />
Ví dụ 4: Rút gọn rồi tính (Bài tâp 3 trang 128)<br />
3 2 1 2 3<br />
Học sinh sẽ trình bày a, + = + = <br />
15 5 5 5 5<br />
Khi chữa bài cho học sinh, yêu cầu học sinh nêu cách làm bằng cách <br />
đặt câu hỏi: <br />
Em đã rút gọn như thế nào? (học sinh trình bày cách làm)<br />
*Lưu ý: Trong khi làm toán với phân số:<br />
Nếu bài toán có lệnh là “Rút gọn phân số” thì phải rút gọn phân số <br />
cho đến khi tối giản.<br />
Nếu bài toán có lệnh “Tính” mà kết quả tính là phân số chưa tối giản <br />
thì phải rút gọn cho đến khi nhận được phân số tối giản.<br />
Nếu bài toán có lệnh là “ Rút gọn rồi tính” thì không nhất thiết phải: <br />
rút gọn đến khi nhận được phân số tối giản, chỉ cần rút gọn ở mức độ phù <br />
hợp với mỗi bài tính cụ thể.<br />
Bước 3: Kiểm tra lại các bước tính, khẳng định kết quả.<br />
Bước 4: Khái quát hoá cách làm bài như đã nêu trên <br />
Khái quát hoá các cách quy đồng mẫu số (3 cách)<br />
Khái quát hoá các cách so sánh phân số (3 cách )<br />
Khái quát hoá các cách thực hiện các yêu cầu tính <br />
=> Cách tính hay nhất, thuận lợi nhất.<br />
*Các bài toán có lời văn trong phần học này tuy rất ít xong cũng là một <br />
loại bài nội dung khiến học sinh lúng túng, dễ sai lầm. Đó là các danh số <br />
trong những bài toán này không phải là những đơn vị đã quy ước mà là <br />
những đơn vị trong từng bài toán, học sinh khó nhận ra.<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 17<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
Ví dụ 5: Bài 3 Trang126; 127; Bài 4 trang 128; Bài 3 trang 129; Bài 3 <br />
trang 130; Bài 5 trang 131; ...<br />
Khi phân tích đề giáo viên giúp học sinh chỉ rõ đâu là danh số cần tìm <br />
của bài toán: <br />
Bài 3 Trang126: <br />
+ Đã biết: Ô tô I chuyển: số gạo trong kho.<br />
Ô tô II chuyển số gạo trong kho.<br />
+ Hỏi: cả hai ô tô chuyển:... số gạo trong kho (Danh số bài toán).<br />
Bài 3 trang 130: <br />
6 2<br />
+ là diện tích trồng hoa và cây xanh. Trong đó diện tích trồng hoa. <br />
7 5<br />
+ Hỏi diện tích trồng cây xanh là bao nhiêu phần diện tích của công <br />
viên? (Danh số bài toán).<br />
Bài 5 trang 132: <br />
Đã biết: có số học sinh học Tiếng Anh ; <br />
số học sinh học Tin học. <br />
+ Hỏi tổng số học sinh học Tiếng Anh và Tin học so với số học sinh <br />
cả lớp. <br />
Vậy danh số bài toán hỏi là: Số học sinh cả lớp<br />
Ví dụ 6: Bài 1 Tiết Luyện tập trang 137: Tính rồi rút gọn:<br />
: : : : <br />
Học sinh mắc sai lầm không đảo ngược phân số thứ hai khi làm tính.<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh:<br />
Nêu quy tắc chia hai phân số<br />
Phân số đảo ngược là phân số thứ mấy?<br />
Đảo ngược phân số có nghĩa là thế nào?<br />
Hãy thực hiện tính và rút gọn kết quả cuối cùng về phân số tối giản<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 18<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
Muốn nâng cao được chất lượng dạy và học về các phép tính với phân <br />
số đòi hỏi người giáo viên trước hết phải nắm chắc quy trình xây dựng một <br />
quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số trong tiết bài mới để học sinh thực sự <br />
được hoạt động, tự phát hiện ra vấn đề, tự giải quyết các vấn đề và tự <br />
chiếm lĩnh nó. Dạy học môn Toán trên cơ sở Chuẩn kiến thức kĩ năng theo <br />
đúng nội dung triển khai của Bộ và Sở Giáo dục thực chất là quá trình tổ <br />
chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để từng đối tượng học sinh <br />
đều đạt được chuẩn đó và phát triển được các năng lực của cá nhân bằng <br />
những giải pháp phù hợp. Đặc biệt giáo viên phải nắm được những lỗi học <br />
sinh hay mắc để từ đó có biện pháp phù hợp phòng ngừa và hạn chế lỗi sai, <br />
vừa để khắc phục những lỗi sai đó cho các em. Tất cả các điều trên đều <br />
nhằm giúp học sinh học tập đạt mục tiêu tiết học, môn học theo đúng <br />
Chuẩn kiến thức kĩ năng. Học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, thích học toán, <br />
mạnh dạn xung phong phát biểu xây dựng bài. Giờ học toán sôi nổi hào <br />
hứng. Từ việc thực hiện tốt các phép tính với phân số đã góp phần nâng cao <br />
chất lượng học tập của môn Toán nói chung của học sinh.<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp nêu ra trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau, giải <br />
pháp 1 là tiền đề để thực hiện giải pháp 2, 3. Giải pháp 2 là hỗ trợ và giải <br />
pháp 3 giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy học sinh các kiến thức về <br />
phân số của người giáo viên. Nắm chắc được khái niệm về phân số, các bài <br />
học, làm tính với phân số nêu trên học sinh mới có cách làm linh hoạt trong <br />
mỗi bài toán cụ thể. <br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Tôi đã tiến hành áp dụng dạy học tích cực, giúp học sinh khắc phục <br />
các lỗi sai với các phép tính phân số ở lớp 4C, lớp tôi chủ nhiệm và lấy kết <br />
quả đối chứng với lớp 4A <br />
Đề bài:<br />
4 6 1 8 31 5 1 7<br />
Bài1: Tính x ; x ; ; + <br />
5 7 2 3 36 6 3 5<br />
Bài2: Tìm x<br />
4 3 3 11 25 5<br />
x + = ; x = ; x = <br />
5 2 4 4 3 6<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana 19<br />
Một số giải pháp giúp học sinh sửa lỗi sai khi thực hiện các phép tính trong phân số môn toán lớp 4<br />
<br />
<br />
4 5<br />
Bài3: x 1 = ? x 0 = ? <br />
5 8<br />
6<br />
Bài4: Trong một công viên có diện tích đã trồng hoa và cây xanh, <br />
7<br />
2<br />
trong đó có diện tích của công viên đã trồng hoa. Hỏi diện tích để trồng <br />
5<br />
cây xanh là bao nhiêu phần diện tích của công viên?<br />
Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra trong vòng 35 phút ở hai lớp 4C (áp <br />
dụng dạy thực nghiệm), 4A (lớp đối chứng) và thu được kết quả như sau:<br />
<br />
<br />
4A 4C<br />
Lớp<br />
28 HS 22 HS<br />
Nguyên nhân sai<br />
1. Chưa đọc kĩ đề bài, làm bài không 4 1<br />
đúng yêu cầu<br />
<br />
2. Áp dụng máy móc chưa linh hoạt 5 1<br />
<br />
<br />
3. Không nắm vững kiến thức cơ 6 2<br />
bản.<br />
<br />
<br />
4. Sai danh số, trình bày sai. 8 3<br />
<br />
<br />
5. Không mắc sai lầm. 5 15<br />
<br />
<br />
Tôi thấy học sinh lớp 4C linh hoạt hơn trong khi làm tính. Trong bài <br />
làm của học sinh không có hoặc rất ít trường hợp học sinh cứ quy đồng lên <br />
những phân số có tử số, mẫu số lớn; tỉ lệ học sinh sai danh số rất ít, đặc biệt <br />
cách trình bày bài làm của học sinh rõ ràng, không rối, ít nhầm lẫn giữa bước <br />
tính với bước rút gọn hay quy đồng, tránh được cái sai lẫn cho học sinh.<br />
Hơn nữa học sinh được rèn cách tính nhẩm nhiều hơn, tư duy nhanh <br />
hơn, làm bài nhanh hơn,...<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Huyện Krông Ana