PHÒNG GIÁO GDĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG MẦM NON HOA CUC ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN SÁNG KIẾN:<br />
MÔT SÔ BI<br />
̣ ́ ỆN PHÁP GIÚP TRẺ 56 TUỔI HỌC TỐT <br />
MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC<br />
<br />
Thuộc lĩnh vực : Phát triển nhận thức<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Trần Thị Kim Loan<br />
Chức danh : Giáo viên <br />
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học sư phạm<br />
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm mầm non<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC <br />
I. Phần mở đầu:...............................................................................................3<br />
1. Lý do chọn đề tài :..........................................................................................3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:.....................................................................4<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................4<br />
4. Giới hạn của đề tài:.......................................................................................4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................4<br />
II. Phần nội dung:............................................................................................5<br />
1. Cơ sở lý luận:.................................................................................................5<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:.....................................................................6<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:............................................................8<br />
a. Mục tiêu của giải pháp...................................................................................8<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:..................................................8<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:.................................................16<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng:………………....................................................................17<br />
III. Kết luận, kiến nghị:..................................................................................18<br />
1. Kết luận:.........................................................................................................18<br />
2. Kiến nghị:.......................................................................................................19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. đó là một câu hát rất là quen thuộc <br />
với mọi người. Muốn ngày mai có những nhân tài, những con người có đầy <br />
đủ những trí thức, hiểu biết để cống hiến cho nhân loại thì ngay lúc này giáo <br />
dục lưa tuổi mầm non là điều thiết yếu và quan trọng. Trong mỗi chúng ta <br />
phải có trách nhiệm nặng nề đối với mầm non tương lai của đất nước. <br />
Mỗi đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có những yếu tố <br />
quan trọng giúp cho sự phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Vì vậy trẻ cần <br />
được tiếp thu toàn bộ các môn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. <br />
Thông qua các môn học giúp trẻ làm quen và tiếp xúc với thế giới xung quanh, <br />
hình thành ở trẻ những biểu tượng phong phú và đa dạng hơn. Trong tất cả <br />
các môn học của trẻ mầm non, môn khám phá khoa học là một bộ môn quan <br />
trọng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ 5 tuổi, môn học này sẽ cung cấp những kiến <br />
thức, kĩ năng sống cho trẻ trước khi vào lớp một.<br />
Đồng thời thông qua môn học này giúp trẻ phát triển và hình thành các kỹ <br />
năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát. Khi nói đến trẻ mầm non <br />
không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi <br />
trường xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn , có biết bao <br />
điều mới lạ hấp dẫn, và còn có biết bao điều mới lạ lạ lẫm khó hiểu mà trẻ <br />
tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Khám phá khoa học mang lại nguồn <br />
biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, <br />
từ môi trường tự nhiên( cỏ cây hoa lá, chiêm muông...) đến môi trường xã <br />
hội( công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với <br />
nhau…) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình vì thế trẻ luôn có niềm khát <br />
khao khám phá tìm hiểu về chúng. Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử <br />
dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, <br />
khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ <br />
sẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở <br />
nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được <br />
tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những biểu <br />
tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ. Nếu giáo viên <br />
không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ <br />
chức, tổ chức tiết dạy nhằm làm cho trẻ hứng thú, tập chung chú ý vào tiết <br />
học thì hiệu quả không cao. Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có <br />
những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu <br />
khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, mai này biết đâu đó những “Mầm <br />
<br />
3<br />
non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn <br />
nữa. Chính vì thế tôi không những áp dụng những phương pháp vốn có trong <br />
trường, lớp, sách vở mà thường xuyên học hỏi từ đồng nghiệp, sách báo và <br />
đặc biệt là tôi rất quan tâm tới những sáng kiến kinh nghiệm về khám phá <br />
khoa học của những giáo viên trong huyện và tỉnh, tôi cũng nghiên cứu và áp <br />
dụng vào các tiết dạy của mình. Khi áp dụng sáng kiến vào trẻ tôi thật sự <br />
cảm nhận rõ vai trò riêng của từng sáng kiến. Mỗi sáng kiến lại như phần <br />
nào góp phần thêm vào sự hoàn thiện cho buổi học. Với mong muốn được <br />
góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục đặc biệt lĩnh vực khám phá khoa <br />
học nên bản thân tôi đã đề cập tới đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi <br />
học tốt môn khám phá khoa học ”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Mục tiêu của đề tài:<br />
Tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ lớp lá 2 trường mầm non Hoa <br />
Cúc học tốt môn khám phá khoa học, nâng cao chất lượng giờ dạy khám phá <br />
khoa học.<br />
Tìm hiểu khả năng tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh của trẻ <br />
mẫu giáo 5 6 tuổi, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng <br />
cho trẻ khám phá môi trường xung quanh một cách tốt nhất.<br />
Hình thành và rèn luyện kĩ năng ở trẻ làm quen với môi trương xung <br />
quanh thông qua các hoạt động: Vui chơi, học tập, lao động và sinh hoạt<br />
Nhiệm vụ của đề tài:<br />
Rèn luyện khả năng tri giác các sự vật, hiện tượng xung quanh chính xác <br />
và nhanh nhậy. Đối với trẻ Mẫu giáo 5 6 tuổi rèn luyện cho trẻ tri giác nhiều <br />
đối tượng một lúc đặc biệt phân biệt chính xác những đặc điểm rõ nét của <br />
từng đối tượng, củng cố những biểu tượng cũ, hình thành những biểu tượng <br />
mới đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Kích thích trẻ rèn luyện khả năng <br />
tập trung có hứng thú với việc tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. <br />
Qua đó hình thành các năng lực cần thiết tốt cho thao tác tư duy.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học<br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám <br />
phá khoa học.<br />
Đối tượng khảo sát : Trẻ 5 – 6 tuổi, lớp lá 2 Trường mầm non Hoa <br />
Cúc.<br />
Thời gian : Bắt đầu từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 02 năm 2017.<br />
4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: <br />
a) Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận:<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:<br />
Để đề tài này có hiệu quả đạt được kết quả cao trong môn khám phá <br />
khoa học tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu trong sách báo, tivi, tranh anh, trên<br />
̉ <br />
mạng … có những hình ảnh liên quan đến tiết học nhằm gây sự chú ý từ trẻ.<br />
b) Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
<br />
Phương pháp quan sát:<br />
Trong các giờ học khám phá khoa học tôi luôn quan sát chú ý từng trẻ <br />
để uốn nắn, củng cố, rèn luyện thêm các kỹ năng cho trẻ.<br />
Phương pháp trò chuyện:<br />
Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp cũng như ở <br />
nhà, qua đó có điều kiện theo dõi, uốn nắn trẻ. Bên cạnh đó tôi cũng thường <br />
xuyên trò chuyện cùng trẻ để nắm bắt được các nguyên nhân làm cho trẻ <br />
̣<br />
không thích hoc môn khám phá khoa h ọc và tìm ra hướng khắc phục.<br />
c) Phương pháp thống kê toán học :<br />
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về hoạt <br />
động khám phá khoa học để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân <br />
trẻ. Cụ thể: <br />
<br />
Số Kết quả<br />
Nội dung lượn Tố Yế Tỷ <br />
g trẻ Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ<br />
t u lệ<br />
<br />
Kỹ năng quan <br />
sát, so sánh, 37 11 29,7% 12 32,4% 13 35,1% 1 2,8%<br />
phân loại<br />
<br />
Phát hiện cái <br />
mới lạ và có <br />
37 12 32,4% 14 37,9% 11 29,7% 0<br />
thái độ hành <br />
động phù hợp<br />
<br />
Biết dùng câu 37 11 29,7% 11 29,7% 15 40,6%<br />
có nghĩa đầy <br />
đủ, rõ ràng <br />
mạch lạc, diễn <br />
<br />
5<br />
đạt sáng tạo<br />
<br />
Có kỹ năng <br />
sống và khả <br />
37 13 35,1% 12 32,4% 12 32,4%<br />
năng giao tiếp <br />
tố t<br />
<br />
II. Phần nội dung:<br />
1. Cơ sở lí luận :<br />
Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ cung cấp cho trẻ vốn <br />
hiểu <br />
biết về môi trường tự nhiên ( cỏ cây, hoa lá, chim muôn...) đến môi trường xã <br />
hội ( công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với <br />
nhau...). Từ đó, trẻ có hiểu biết về chính bản thân và cuộc sống xung quanh <br />
mình <br />
Dạy trẻ hoạt động khám phá khoa học có một tầm quan trọng trong quá <br />
trình giáo dục trẻ mầm non. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 56 tuổi. Vì thông qua <br />
việc dạy trẻ khám phá môi trường xung quanh đã rèn khả năng quan sát, so <br />
sánh, phân loại, khả năng chú ý tư duy tưởng tượng. Khám phá môi trường <br />
xung quanh nhằm củng cố hoá kiến thức. Mở rộng vốn hiểu biết từ thế giới <br />
xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ. Trẻ nhận biết phân biệt âm <br />
đúng chuẩn, đồng thời phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. <br />
Đối với giáo dục mầm non, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện <br />
cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới <br />
nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Chú trọng đổi mới tổ <br />
chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, <br />
trải nghiệm. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục <br />
cá nhân. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và <br />
cả lớp, phù hợp độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu <br />
cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế. Chương trình giáo dục mẫu <br />
giáo nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn <br />
ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.<br />
Hướng dẫn trẻ khám phá khoa học là phương thức hoạt động gắn bó <br />
giữa giáo viên và trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường <br />
xung quanh để trẻ thích ứng với môi trường, nhận thức về môi trương, tích <br />
cực tham gia cải tạo môi trương thỏa mãn nhu cầu khám phá và phát triển <br />
bản thân trẻ<br />
Để giúp trẻ làm tốt vai trò chủ thể của quá trình khám phá thế giới <br />
xung quanh giáo viên cần quan tâm đến nhu cầu, hứng thú của trẻ tận dụng <br />
<br />
6<br />
các biện pháp, các cơ hội trong cuộc sống cho trẻ được khám phá sự vật hiện <br />
tượng xung quanh chúng cho trẻ được trải nghiệm cảm xúc, tích lũy kinh <br />
nghiệm để đi đến hiểu biết bản chất của sự vật hiện tượng và có kỹ năng <br />
sống phù hợp.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:<br />
* Ưu điểm<br />
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu trường mầm non Hoa Cúc <br />
về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động <br />
giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình <br />
mầm non mới, cơ sở vật chất của nhà trường được tăng cường kịp thời. <br />
Bản thân là giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi, được sự tín <br />
nhiệm và tin cậy của phụ huynh, có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn, nhiệt <br />
tình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, yêu nghề mến trẻ. Hơn nữa tôi luôn <br />
luôn tìm tòi tham khảo tài liệu, không ngừng học hỏi, dự giờ dạy mẫu để rút <br />
kinh nghiệm cho mình <br />
Ngôi trường nơi tôi đang công tác là một đơn vị nhiều năm liền đạt danh <br />
hiệu đơn vị xuất sắc, đội ngũ quản lý giỏi với tập thể giáo viên giàu lòng <br />
nhiệt huyết và yêu nghề mến trẻ, nên thuân l<br />
̣ ợi tham gia dự giờ, đúc rút kinh <br />
nghiệm trong công tác giảng dạy và công tác xây dựng môi trương giao duc<br />
̀ ́ ̣ <br />
̣ ̣ ̉<br />
sach đep, an toan cho tre.<br />
̀<br />
Đa số trẻ ở gần trường nên đi học rất chuyên cần.<br />
Lãnh đạo địa phương và các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện cho việc <br />
dạy và học.<br />
Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình phối hợp cùng tôi trong <br />
việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm <br />
đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.<br />
*Hạn chế:<br />
Bên cạnh những thuận lợi khi chưa thực hiện đề tài còn có những hạn <br />
chế sau đây:<br />
Giáo viên chưa chủ động và chưa linh hoạt trong việc tổ chức giờ học <br />
môn khám phá khoa học<br />
Môi trường cho trẻ hoạt động ở lớp cũng chưa phong phú (chưa có nơi <br />
nuôi một số con vật cho trẻ được làm quen). Khám phá khoa học đòi hỏi độ <br />
chính xác cao nên trẻ cần được tham quan, trải nghiệm thực tế nhiều, trẻ cần <br />
được tri giác những con vật thật, đồ vật thật, cây cối, danh lam thắng cảnh…<br />
nhưng nhà trường lại chưa có điều kiện để tổ chức cho trẻ đi tham quan, trải <br />
nghiệm thực tế còn ít.<br />
<br />
7<br />
Các cháu phần đông gia đình làm nông nên việc nhận thức để giáo dục <br />
con cái một cách khoa học là chưa cao. <br />
* Nguyên nhân chủ quan<br />
Trình độ nhận thức của các cháu không đồng đều. Các cháu chưa có các <br />
kỹ năng cơ bản như kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp…<br />
Một số trẻ chưa qua lớp mầm, lớp chồi nên vẫn còn tự do trong học tập và <br />
chơi, chưa mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động. Trong lớp có một số trẻ <br />
cá biệt, cháu không chú ý, mặt nhận thức của cháu hạn chế hơn nhiều so với <br />
trẻ khác. Dẫn đến thời gian hoạt động dành cho những cháu yếu hơi nhiều<br />
Góc thiên nhiên còn nghèo, số cây ít, loại cây chưa phong phú, đồ chơi, <br />
đồ dùng còn ít, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát<br />
Cơ sở vật chất chưa thật sự đầy đủ, đồ dùng phục vụ tiết dạy còn rất <br />
nghèo nàn như những vật mẫu, những con vật thật, đồ vật... Đồ dùng để trẻ <br />
thử nghiệm thực tế còn ít. Đồ dùng, đồ chơi, vật thật chưa đầy đủ, lớp học <br />
chưa có thiết bị để kết nối mạng phục vụ công tác giảng dạy trên máy tính. <br />
Bên cạnh đó việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa khoa học, dẫn đến giờ <br />
học trẻ ít tập trung chú ý nên hiệu quả trên tiết học chưa cao. Vì vậy việc <br />
giúp trẻ khám phá khoa học rất quan trọng vì môn học này giúp trẻ tích luỹ <br />
một số vốn kiến thức sơ đẳng vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày <br />
của trẻ có cái nhìn về thế giới quan tươi đẹp và sinh động hơn cho tương lai <br />
trẻ sau này. <br />
* Nguyên nhân khách quan<br />
Khuông viên sân trường chật hẹp, chưa có nhiều khu vực để trẻ quan <br />
sát, trải nghiệm. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của <br />
con mình, chiều chuộng con thái quá, luôn bao bọc không để con có cơ hội <br />
trải nghiệm. Dẫn đến một số cháu thụ động, ỉ lại vào người khác không biết <br />
cách tự mày mò, tìm tòi khám phá, giải quyết vấn đề. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp <br />
Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và chính xác, không mang <br />
tính trừu tượng và khô khan. Phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ <br />
được hòa mình vào với thiên nhiên, trẻ được hít thở không khí trong lành, <br />
vận động thoải mái giúp phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý.<br />
Quá trình đó giúp trẻ tri giác, tiếp cận, khám phá, cô giáo có thể vận <br />
dụng phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp tùy theo mục đích sư phạm của <br />
những hoạt động dạy học. Phải thay đổi hình thức tổ chức hoạt động của trẻ <br />
để tránh tâm lí mệt mỏi thụ động và gây được ấn tượng mới hợp lí.<br />
Giáo viên phải nắm được phương pháp, biết lựa chọn phương pháp, <br />
8<br />
biện pháp phù hợp với chủ đề, lứa tuổi. Dùng biện pháp mới giúp phát triển <br />
tư duy, ngôn ngữ củng cố các kỹ năng nhận thức của trẻ. Từ đó rèn khả năng <br />
tri giác, phân tích, so sánh tổng hợp ở trẻ<br />
Tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp trẻ ham mê khám phá khoa học, từ <br />
đó nhằm phát triển tính sáng tạo và mở rộng vốn kiến thức cho trẻ, kích thích <br />
tính tò mò ham hiểu biết muốn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ.<br />
Các biện pháp này sẽ hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực và kinh <br />
nghiệm cũng như kỹ năng sống cho trẻ và trẻ mong muốn bảo về gìn giữ môi <br />
trường xung quanh trẻ.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tôi thấy rằng muốn gây được sự <br />
tập trung chú ý, sự hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động khám phá, <br />
khơi dậy được trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ thì phải dựa vào đặc điểm tâm <br />
sinh lý của trẻ để tìm ra những biện pháp phù hợp giúp trẻ học tốt môn khám <br />
phá khoa học và tôi đã đưa ra những biện pháp sau:<br />
Biện pháp 1: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan<br />
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để cho trẻ khám phá khoa học <br />
là một phương pháp rất phổ biến. Tuy nhiên nó cũng là phương pháp rất quan <br />
trọng trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến thức khoa học một cách dễ dàng <br />
nhất<br />
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đồ dùng trực quan đối với tiết khám phá <br />
khoa học cho nên ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám <br />
hiệu nhà trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng dạy học như ti <br />
vi, bảng, tranh ảnh lô tô, và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy <br />
học. Thông qua những bộ phim hoạt hình ngắn sinh động và đẹp mắt, các bé <br />
sẽ được tìm tòi, khám phá và trải nghiệm với những điều bé muốn biết về <br />
thế giới xung quanh kỳ thú.<br />
Khi lập kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức truyền <br />
tải kiến thức với trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm <br />
mỹ, tính chính xác và sự sáng tạo từ đó kich thích được sự hứng thú, ham hiểu <br />
biết ở trẻ<br />
Tôi luôn lưu ý tới việc sử dụng đồ đùng trực quan phải phù hợp với nội <br />
dung từng tiết dạy ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi tiết khám phá khoa học <br />
tôi luôn suy nghĩ và lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và <br />
thích thú đối với những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì tôi lựa chọn <br />
tranh, ảnh để dạy trẻ. Đối với những tiết về đồ dùng, đồ vật tôi sử dụng vật <br />
thật và đồ dùng đồ chơi bằng nhựa hoặc đồ chơi tự tạo<br />
<br />
<br />
9<br />
Vì trẻ mẫu giáo thường tư duy trực quan hình ảnh, kinh nghiệm sống <br />
của trẻ còn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ. Khi cho <br />
trẻ được tiếp xúc với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến <br />
thức một cách rõ ràng nhất.<br />
Ví dụ: Khi tìm hiểu về quả soài tôi dùng quả soài thật cho trẻ quan sát <br />
và trải nghiệm: nhìn, sờ, nếm, ngửi …<br />
Đây là quả gì? nhìn xem quả soài có hình dạng gì? Màu gì?<br />
Hãy sờ xem vỏ của chúng có đặc điểm gì? muốn biết soài có mùi gì hãy <br />
đưa lên mũi ngửi xem nào…<br />
Cuối cùng tôi cho trẻ nếm thử vị của soài sau đó hỏi trẻ về vị của soài <br />
(có trẻ nói chua, trẻ nói ngọt) từ đó tôi giải thích “Qủa soài chưa chín có vị <br />
chua, còn quả soài chín có vị ngọt” khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã <br />
nắm vững những kiến thức tôi muốn truyền đạt. Qua bài về quả soài tôi <br />
không những đã cho trẻ tìm hiểu một cách tổng quát về quả soài mà còn dạy <br />
trẻ biết lợi ích của soài đối với sức khỏe con người.<br />
Việc sử dụng màn hình, máy chiếu cũng là một hình thức sử dụng trực <br />
quan vì vậy tôi thường xuyên sử dụng tạo điều kiện để cho trẻ nắm kiến <br />
thức. Thông qua những cảnh quay, đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo <br />
ra sự thay đổi, sự mới lạ cho trẻ vì tất cả những sự vật hiện tượng đều có <br />
thể chụp lại, quay lại để đưa lên màn hình cơ hội để trẻ khám phá những sự <br />
vật hiện tượng, con vật… mà trẻ khó có cơ hội tiếp xúc như: tìm hiểu động <br />
vật sống trong rừng, động vật sống dưới biển…<br />
Phương tiện trực quan trong các hoạt động dạy và học rất đa dạng <br />
như: Đồ dùng trực quan bằng vật thật: các con vật, một số loại rau, …Các <br />
loại mô hình: mô hình sân bay, nhà ga...Các loại tranh ảnh, lô tô.<br />
Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được sử dụng một cách linh hoạt <br />
và sáng tạo. Trong tiết dạy tôi không sử dụng một loại đồ dùng từ đầu đến <br />
cuối cũng không sử dụng quá nhiều loại ôm đồm để trẻ khó hiều mà tôi phối <br />
hợp các loại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt từng phần sao cho <br />
trẻ không nhàm chán.<br />
Ví dụ: Trong tiết dạy cho trẻ tìm hiểu về một số loại hoa tôi có thể sử <br />
dụng một số loại đồ dùng như: Tranh lô tô, hoa thật, đồ chơi, màn hình, mô <br />
hình kết hợp với nhau sao cho linh hoạt và phù hợp như phần đầu giới thiệu <br />
bài cho trẻ đi thăm mô hình vườn rau với nhiều loại hoa, phần cung cấp kiến <br />
thức cho trẻ quan sát các loại hoa thật, phần mở rộng cho trẻ xem trên màn <br />
hình một số loại hoa khác, phần luyện tập cho trẻ đi chơi trò chơi với hoa <br />
thật, tranh lô tô.<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Việc kết hợp sử dụng linh hoạt các loại đồ dùng trực quan trong tiết học <br />
tôi thấy trẻ hứng thú hơn mỗi khi học khám phá khoa học, kiến thức tôi <br />
truyền đạt vì thế mà dễ dàng và trẻ ghi nhớ hơn.<br />
Biện pháp 2: Sử dụng các trò chơi thực nghiệm :<br />
Trẻ mầm non rất thích tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh. <br />
Trẻ rất vui sướng khi được trực tiếp nhìn thấy hoặc tự tay mình làm các thí <br />
nghiệm rồi tự rút ra kết luận. Thông qua việc cho trẻ làm thí nghiệm, đòi hỏi <br />
trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng <br />
lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm <br />
nhận của trẻ nhanh nhậy, chính xác, những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận <br />
được trở nên cụ thể và sinh động hấp dẫn hơn.<br />
Ví dụ 1: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt<br />
* Mục tiêu:<br />
Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn ,ánh sáng và nước mới sinh trưởng <br />
được.<br />
* Chuẩn bị:<br />
Một vài hạt đậu tương, đậu đen…2 Khay nhỏ, một ít đất, bình nước <br />
tưới.<br />
*Tiến hành:<br />
Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào <br />
khay có sẵn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước <br />
hàng ngày. Khay còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 <br />
đến 4 ngày cây trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần <br />
còn khay không tưới sẽ không nảy mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện <br />
tượng nảy mầm và không nảy mầm trên .<br />
Vì trẻ mẫu giáo lớn nên tôi cho trẻ tự làm và nêu kết quả thực nghiệm <br />
của bản thân .<br />
* Giải thích và kết luận:<br />
Cây nảy mầm được nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và tưới <br />
nước đầy đủ và ngược lại cây mà không được chăm sóc đầy đủ sẽ không <br />
nảy mầm được.<br />
Ví dụ 2: <br />
* Mục tiêu:<br />
Cho trẻ hiểu với cùng mọt đồ dùng nhưng chọn đơn vị đo khác nhau thì <br />
kết quả cũng khác nhau<br />
<br />
<br />
11<br />
* Chuẩn bị: Một chai nhựa trong 1 lít, ba cốc nhựa to, nhỡ, nhỏ, thẻ số <br />
4, 5, 6<br />
Lần lượt cho trẻ đong nước bằng các cốc khác nhau rồi đổ vào chai <br />
nhựa( cốc to, nhỡ, nhỏ)<br />
Sau mỗi lần đong ghi kết quả lại, quan sát kết quả các chai bằng các <br />
thẻ số<br />
* Giải thích và kết luận:<br />
Sử dụng cốc to đổ nước vào chai sẽ nhanh đầy hơn( 4 cốc), sử dụng <br />
cốc nhỡ phải đong 6 cốc, sử dụng cốc nhỏ sẽ lâu đầy hơn( 8 cốc).<br />
Ví dụ 3: Thí nghiệm về nước và các lớp chất lỏng<br />
* Chuẩn bị: dầu ăn, nước lọc, si rô, cốc thủy tinh<br />
Tiến hành: Cho trẻ chọn một chất đổ vào ly, tiếp theo chọn chất thứ <br />
hai, cuối cùng cho chất thứ ba vào<br />
Cho trẻ quan sát rút ra kết luận, lớp si rô nặng nhất nên ở dưới cùng, <br />
lớp dầu ăn nhẹ nhất nên ở trên cùng, và lớp nước ở giữa<br />
Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy những biểu hiện trên trẻ rất tích <br />
cực, trẻ rất thích thú khi được quan sát hoặc thử nghiệm những hoạt động <br />
khám phá. Trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển <br />
nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả năng diễn <br />
đạt tổt hơn. Vì vậy chúng ta những giáo viên mầm non có nhiệm vụ khuyến <br />
khích, tạo điều kiện giúp trẻ được khám phá, trải nghiệm<br />
Tuy nhiên, nội dung và đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc, <br />
nội dung cho trẻ khám phá thử nghiệm đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến <br />
thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt là phải an toàn về quy trình thực hiện <br />
Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động<br />
Hoạt động khám phá khoa học cho trẻ được tổ chức theo chủ đề, nội <br />
dung của hoạt động xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ. Để tạo cơ hội <br />
cho trẻ được trải nghiệm tối đa trong hoạt động khám phá khoa học, giáo viên <br />
cần xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, đặc biệt môi trường ở góc thiên <br />
nhiên. Một môi trường hiệu quả cho trẻ khám phá khoa học không chỉ giúp <br />
trẻ củng cố kiến thức mà còn phải giúp trẻ phát triển năng lực khám phá và <br />
thái độ đối với hoạt động khám phá khoa học. <br />
Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như trồng các loại hoa, cây <br />
cảnh... Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt <br />
cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên <br />
nhiên, các tranh ảnh về thế giới tự nhiên tạo cho trẻ có góc chơi rộng rãi với <br />
các nguyên vật liệu khác nhau để trẻ được trải nghiệm .<br />
12<br />
Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách về con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt … <br />
để cho trẻ tìm hiểu. Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc <br />
sách (có que chỉ cho việc đọc sách). Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi <br />
sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá ép khô, các loại hạt… Có ngắn nhãn <br />
mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ rễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được <br />
những sản phẩm từ những dồ chơi ấy. Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc <br />
trai ,sò … vỏ trứng vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa <br />
rẻ tiền vừa dễ kiếm .<br />
Biện pháp 4: Phương pháp lồng ghép khám phá khoa học vào các tiết <br />
học.<br />
Trong dạy học không có môn nào học nào, không có phương pháp nào là <br />
duy nhất , bao quát các môn học, các phương pháp khác, mà để đạt được hiệu <br />
quả giáo dục cần phải phối hợp lồng ghép giữa các lĩnh vực, các phương <br />
pháp mới có được hiệu quả tốt nhất với người học. Hiểu được vấn đề ấy <br />
trong các tiết dạy tôi thường xuyên lồng ghép khám phá khoa học vào trong <br />
các môn học khác như toán, âm nhạc, văn học, …<br />
Ví dụ: trong hoạt động làm quen văn học trẻ học bài thơ “Hoa đào hoa <br />
mai”<br />
Tôi cho trẻ quan sát hoa đào hoa mai thật đó hỏi trẻ:<br />
+ Đây hoa gì? Nêu các đặc điểm của hoa đào, hoa mai?<br />
+ Hoa đào, hoa mai nở vào mùa nào ?<br />
+ Nêu cảm nhận của các con về những hoa đào và hoa mai?<br />
Sau khi trò chuyện, tìm hiểu về hoa đào hoa mai xong tôi giới thiệu với <br />
trẻ bài thơ nói về hai loại hoa này. Bài thơ “ Hoa đào, hoa mai”.<br />
Qua tiết học làm quen văn học tôi đã giúp trẻ có thêm những hiểu biết <br />
về đặc điểm và cảm nhận của trẻ về hoa đào hoa mai từ đó trẻ cảm thấy <br />
thích đọc thơ hơn, hứng thú hơn.<br />
Các hoạt động tô màu, cắt dán, nối hình, … cũng có thể tạo hứng thú <br />
giúp trẻ khám phá khoa học. Nếu cho trẻ tự khám phá trẻ sẽ tăng thêm phần <br />
hứng thú, kiến thức đến với trẻ nhẹ nhàng mà khắc sâu phù hợp với đặc <br />
điểm tâm sinh lý của trẻ.<br />
Những tiết khám phá khoa học thường được quan niệm khô khan thì tôi <br />
luôn khéo léo lồng ghép tích hợp các môn khác như : Toán, âm nnhạc, tạo hình <br />
,văn học… để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng <br />
hơn.<br />
Câu đố cũng là một hình thức được tôi sử dụng để lôi cuốn trẻ vào <br />
hoạt động khám phá khoa học. Trẻ sẽ lắng nghe câu đố suy nghĩ và trả lời <br />
thật nhanh về câu đố đó <br />
13<br />
Ví dụ : Trong tiết dạy làm quen với động vật sống trong gia đình.<br />
Tôi cho trẻ thi “ đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội <br />
bạn.<br />
“ Đôi mắt long lanh<br />
Màu xanh trong vắt<br />
Chân có móng vuốt<br />
Vồ chuột rất tài”<br />
Là con gì ?<br />
( con mèo )<br />
“Thường nằm đầu hè<br />
Giữ nhà cho chủ<br />
Người lạ nó sủa<br />
Người quen nó mừng”<br />
( con chó)<br />
Như vậy trẻ được đố những câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư <br />
duy, làm phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc... Trong tiết dạy tôi cũng <br />
lồng ghép toán sơ đẳng như khi làm quen với con cua, cô và trẻ cùng đếm số <br />
chân cua sau đó đọc câu đồng dao, bài hát về con cua, sự kết hợp ấy giúp tiết <br />
học không nhàm chán, khô khan mà còn giúp trẻ tìm hiểu được một cách tổng <br />
quát nhất về con cua .<br />
Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy khám phá <br />
khoa học:<br />
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ thống <br />
mạng cùng với những tiện ích, ứng dụng phong phú đã tạo nên một cuộc cách <br />
mạng trong mọi người, mọi ngành và đặc biệt là giáo dục. Chính vì vậy ngay <br />
từ cấp học mầm non trẻ đã được làm quen với công nghệ thông tin như một <br />
phần của hoạt động giáo dục không thể thiếu. Không chỉ với người lớn mà <br />
đối với trẻ em mầm non thì công nghệ thông tin luôn mang lại nhiều điều kì <br />
thú và hữu ích trong việc tiếp thu kinh nghiệm sống.<br />
Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiết thức cho trẻ không phải <br />
sự vật hiện tượng nào cũng có sẵn để trẻ được trực tiếp tri giác, nhất là với <br />
hoạt động khám phá khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới biển, quan <br />
sát máy bay, các hiện tượng tự nhiên, …. , hay chúng ta không thể có thời gian <br />
để chứng kiến những hiện tượng trong tự nhiên xảy ra như tìm hiểu về cách <br />
sinh sản của một số loại vật nuôi, quá trình phát triển của cây…chính vì vậy <br />
<br />
<br />
14<br />
để trẻ được tìm hiểu thế giới xung quanh một cách bao quát nhất thì ứng <br />
dụng công nghệ thông tin vào tiết học là một việc cần thiết.<br />
Được ưu thế là một giáo viên trẻ và có khả năng sử dụng công nghệ <br />
thông tin khá thành thạo tôi rất quan tâm và thường xuyên sử dụng công nghệ <br />
thông tin như các bài powerpoint vào các tiết học. Tôi nhận thấy khi sử dụng <br />
công nghệ thông tin vào các tiết khám phá khoa học trẻ tỏ ra rất hào hứng, <br />
thích thú và cũng giúp trẻ nhận biết sự vật hiện tượng một cách rõ ràng hơn.<br />
Ví dụ 1: Tìm hiểu về “Mưa có từ đâu?”<br />
Tôi sử dụng bài powerpoint trình chiếu các quá trình tạo thành mưa (ánh <br />
nắng chiếu xuống mặt nước – Nước bốc hơi Tạo thành mây Gió thổi mây <br />
thành đám nặng rồi rơi xuống thành mưa)<br />
Sau khi tìm hiểu xong về quá trình tạo thành mưa tôi cho trẻ xem phim <br />
hoạt hình “Đám mây đen xấu xí” vừa là phim vừa đám ứng việc củng cố kiến <br />
thức về quá trình tạo thành mưa cho trẻ.<br />
Thông qua việc trình chiếu và xem phim hoạt hình trẻ vừa như được <br />
giải trí và cũng là khi lượng kiến thức cần cung cấp cho trẻ đảm bảo trọn <br />
vẹn với hình thức này.<br />
Việc triển khai chuyên đề công nghệ thông tin trong trường mầm non <br />
Hoa Cúc được Ban giám hiệu và giáo viên rất quan tâm đặc biệt là đối với trẻ <br />
56 tuổi, các trò chơi thông minh trong “Vui học kidsmart” luôn làm trẻ tò mò <br />
và hứng thú. Biết được điều đó tôi thường xuyên tìm hiểu những trò chơi <br />
thông minh có liên quan tới chủ đề, chủ điểm mà trẻ đang học vừa giúp trẻ <br />
thỏa mãn tính tò mò cũng như củng cố, mở rộng hiểu biết về bào học với trẻ <br />
hơn.<br />
Ví dụ 2: Trò chơi “Tìm lá cho hoa” chủ đề Thế giới thực vật.<br />
Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện những hình ảnh về 1 số cành hoa <br />
bất kì sau đó biến mất chỉ xuất hiện hoa và lá riêng rẽ nhiệm vụ của trẻ di <br />
chuột sắp xếp hoa và lá lại thành một bông hoa có cành lá chính xác.<br />
Khi trẻ đã chơi thành thạo tôi nâng cao trí nhớ cũng như sự nhanh nhẹn <br />
của trẻ bằng cách chỉnh thời gian xuất hiện hoa ban đầu nhanh hơn hoặc cao <br />
hơn nữa là không có sự xuất hiện của cành hoa ban đầu mà đòi hỏi trẻ phải <br />
có trí nhớ, kĩ năng từ những lần chơi trước tự xếp lá cho hoa đúng theo yêu <br />
cầu.<br />
Qua công nghệ thông tin từ một trò chơi tôi đã giúp trẻ có thêm kĩ năng <br />
sử dụng máy tính, đồng thời giúp trẻ củng cố, ghi nhớ bài học cho trẻ<br />
Biện pháp 6: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Một trong những phương pháp quan trọng và không thể thiếu đối với <br />
khám phá khoa học là quan sát, so sánh và phân loại. Hầu như ở tiết học khám <br />
phá nào trẻ cũng được rèn luyện các kỹ năng này.<br />
Với mỗi đối tượng làm quen đầu tiên tôi sẽ làm cho trẻ bất ngờ khi <br />
nhìn thấy, bằng nhiều hình thức như đọc câu đố, hát bài hát có liên quan, đi <br />
tham quan mô hình hay là mở những ô cửa bí mật, những điều này sẽ giúp tôi <br />
lôi cuốn trẻ vào hoạt động khám phá. Sau đó trẻ sẽ được quan sát đối tượng <br />
thật kỹ có thể đối tượng bằng tranh ảnh hoặc là vật thật tùy theo đề tài và <br />
điều kiện thực tiễn để cho trẻ quan sát vật thật. Khi quan sát trẻ vừa được <br />
nhìn vừa được sờ được ngửi thoải mái lúc này trẻ sẽ tri giác đối tượng kỹ <br />
nhất làm tiền đề cho việc so sánh và phân loại đối tượng một cách chính xác.<br />
Ngoài giờ học hoạt động chung về môn khám phá khoa học ở trong lớp <br />
tôi còn kết hợp cho trẻ tham gia đi dạo chơi, tham quan, hoạt động ngoài trời. <br />
Trẻ được quan sát đối tượng trực tiếp và tôi sẽ đưa ra các câu hỏi đàm thoại <br />
để trẻ so sánh và phân loại đối tượng nhằm phát huy khả năng sáng tạo và tư <br />
duy cho trẻ. <br />
Ví dụ : Cô và trẻ quan sát vườn rau của trường có nhiều loại rau khác <br />
nhau như rau muốn, rau cải, cà chua…tôi hướng cho trẻ nhận biết hình dạng <br />
lá của từng loại rau, xem đó là loại rau ăn gì? cho trẻ tìm ra điểm giống nhau <br />
và khác nhau của các loại rau. Lúc này trẻ đang được quan sát thực tế các loại <br />
rau trẻ sẽ dễ dàng nhìn thấy đặc điểm nổi bật của đối tượng nên trẻ so sánh <br />
và phân loại rất nhanh<br />
Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám <br />
phá thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức <br />
bảo vệ môi trường. Tôi cũng luôn chú ý giáo dục bảo vệ môi trường. Với trẻ <br />
mặc dù kiến thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi quy <br />
định, chăm sóc vườn rau bắt sâu cho rau và ý thức bảo vệ môi trường xanh <br />
sạch đẹp.<br />
Biện pháp 7: Bồi dưỡng cho những cháu yếu.<br />
Để chất lượng Giáo dục nâng lên bản thân tôi luôn tìm ra những biện <br />
pháp tối ưu để bồi dưỡng giúp đỡ trẻ yếu, những trẻ cá biệt.<br />
Đối với trẻ yếu tôi có kế hoạch bồi dưỡng, dạy mọi lúc, mọi nơi và <br />
thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh với nhiều hình thức. Với các <br />
trẻ này tôi thường xuyên quan tâm, chú ý hơn thường xuyên động viên khuyến <br />
khích trẻ nhất là trong các giờ học.<br />
VD: Với đề tài : “ Một số con vật sống trong rừng”<br />
Tôi trò chuyện với trẻ về những con vật sống trong rừng.<br />
Con vật đó có đặc điểm gì?( Cô chỉ cho trẻ dễ trả lời).<br />
<br />
16<br />
Tôi thường dành những câu hỏi dễ cho trẻ.<br />
Đối với những trẻ cá biệt tôi thường xuyên trò chuyện, gần gủi để tạo <br />
niềm tin cho trẻ, động viên trẻ cùng làm với bạn. Những lời động viên kịp <br />
thời có tác dụng rất nhiều khuyến khích trẻ hứng thú tham gia các giờ học <br />
sau.<br />
Biện pháp 8: Kết hợp với với phụ huynh.<br />
Sự quan tâm con cái của phụ huynh đóng vai trò hết sức quan trọng và <br />
chủ đạo bên cạnh cô giáo. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường luôn là <br />
nền móng vững chắc, nhằm chăm sóc và giáo dục trẻ có sự đồng nhất liên <br />
kết hơn. Để làm tốt tôi lên kế hoạch giảng dạy theo từng chủ đề tôi phôtô lên <br />
giấy A3 dán ở bảng biểu, hàng ngày tôi đón và trả trẻ để phụ huynh dễ dàng <br />
nhìn thấy, nhìn vào đó phụ huynh sẽ biết con mình hôm nay học những gì.<br />
Bản thân đã làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh như <br />
thông qua bảng tuyên truyền của lớp, trang trí những hình ảnh của chủ đề <br />
đang học một cách sinh động. Thường xuyên trao đổi về tình hình sức khoẻ <br />
của trẻ, tình hình học tập của trẻ đặc biệt qua các buổi đón trả trẻ tôi đã trao <br />
đổi với các bậc phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp, về các chủ đề <br />
chủ điểm trẻ đang học giúp phụ huynh nắm rõ từ đó có thể tạo điều kiện cho <br />
trẻ được trải nghiệm ở nhà, củng cố thêm kiến thức .<br />
Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới thực vật” Hôm nay tôi cho trẻ làm Tìm <br />
hiểu về sự nảy mầm của cây. Trẻ được tham gia trải nghiệm và thực hiện <br />
công việc xong do thực nghiệm cần thời gian trẻ mới thu được kết quả và có <br />
thể một số trẻ nghỉ, thông qua trao đổi với phụ huynh phụ huynh nắm được <br />
từ đó tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện việc gieo hạt ở nhà, khi được cô <br />
thường xuyên hỏi thăm về sản phẩm thì trẻ tỏ ra rất hứng thú, khi chính trẻ <br />
thực hiện và khám phá.<br />
Nhận được kết quả giúp trẻ nhớ hơn, hiểu và kích thích trí ham học <br />
hỏi.<br />
Khám phá khoa học cần rất nhiều đồ dùng đồ chơi, đặc biệt là đồ dùng <br />
tự tạo sẽ góp phần phong phú tiêt học. Từ đó vận động các bậc phụ huynh <br />
cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùng như có phụ huynh đã sưu tầm <br />
các loại tranh ảnh về các con vật hoa quả, một số danh lam thắng cảnh để <br />
ủng hộ, có bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa và một số loại cây <br />
ăn quả để trồng ở vườn trường và góc thiên nhiên, vì phần lớn là trẻ em nông <br />
thôn nên đặc biệt các sẩn phẩm của nông nghiêp được phụ huynh ủng hộ rất <br />
nhiệt tình. Qua tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ tôi đã nắm được <br />
nghề của bố mẹ trẻ từ đó tôi có kế hoạch gặp gỡ và trao đổi nhờ các bậc <br />
phụ huynh sưu tầm những vật liệu hỏng bỏ đi để gom lại mang về làm đồ <br />
chơi. Hàng ngày trước khi dạy một bài tìm hiểu nào tôi thường xuyên trao đổi <br />
<br />
17<br />
với các bậc phụ huynh về bài học ngày hôm nay về nhà các bậc phụ huynh <br />
cùng trò chuyện với trẻ về bài học hoặc có thể cung cấp cho trẻ một số kiến <br />
thức để cho trẻ học tập tốt hơn.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Từ những biện pháp và những giải pháp trên cho thấy chúng có mối <br />
quan hệ chặt chẽ với nhau, đều hỗ trợ cho nhau, một trong những biện pháp <br />
hay giải pháp không thực hiện thì quá trình thực hiện rời rạc và dẫn đến kết <br />
quả trên trẻ đạt không cao. Các biện pháp này đan xen nhau và được xuyên <br />
suốt trong quá trình khám phá khoa học của trẻ sẽ giúp trẻ phát hiện ra những <br />
điều kì diệu mới mẻ trong môi trường xung quanh. Trẻ sẽ tích lũy được vốn <br />
sống qua đó hình thành các kỹ năng kỹ xảo trong học tập, vui chơi và lao <br />
động.<br />
Để thực hiện thành công một tiết dạy, chúng ta cần vận dụng phối hợp <br />
các giải pháp, biện pháp một cách hài hòa, phù hợp với mục tiêu bài dạy đảm <br />
bảo được tính chính xác khoa học và lôgic giữa các giải pháp, biện pháp. Dù <br />
trẻ tiếp cận biện pháp nào trước, biện pháp nào sau thì việc được tiếp cận <br />
các biện pháp đó cũng hỗ trợ cho nhau, cũng mang đến hiệu quả cao trong <br />
nhận thức về môi trường xung quanh của trẻ<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Tôi đã vận dụng các biện pháp mới hướng dẫn trẻ khám phá khoa học <br />
trong năm và kết quả đạt là trẻ khám phá khoa học có tiến bộ hơn so với đầu <br />
năm cụ thể hất lượng được đánh giá như sau:<br />
<br />
Số Kết quả<br />
Nội dung lượn Tố Tỷ Yế Tỷ <br />
g trẻ Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB<br />
t lệ u lệ<br />
<br />
Kỹ năng quan <br />
sát, so sánh, phân 37 34 91,9% 3 8,1% 0 0<br />
loại<br />
<br />
Phát hiện cái <br />
mới lạ và có thái <br />
37 35 94,6% 2 5,4% 0 0<br />
độ hành động <br />
phù hợp<br />
<br />
Biết dùng câu có 37 32 86,5% 4 10,8% 1 2,7%<br />
nghĩa đầy đủ, rõ <br />
ràng mạch lạc, <br />
diễn đạt sáng <br />
18<br />
tạ o<br />
<br />
Có kỹ năng sống <br />
và khả năng giao 37 37 100%<br />
tiếp tốt<br />
<br />
* Đối với cô.<br />
Bản thân tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm nhiều trong việc lựa <br />
chọn các trò chơi, các hình thức phong phú và đặc biệt tạo cho trẻ các tình <br />
huống hấp, dẫn lôi cuốn trẻ vào hoạt động tích cực, có hiệu quả mà không <br />
thấy nhàm chán khi tham gia vào các hoạt động.<br />
Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc <br />
chuyên môn. <br />
Có sự hiểu biết về kỹ năng dạy trẻ môn khám phá khoa học<br />
Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự đổi mới trong phương pháp <br />
dạy trẻ. <br />
*Đối với trẻ.<br />
Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động khám phá, điều đáng nói ở đây <br />
trẻ thường xuyên thảo luận cùng nhau, đưa các câu hỏi đố nhau khi bắt gặp <br />
một hiện tượng lạ và một đối tượng nào đó và đặc biệt hỏi cô vì sao lại như <br />
vậy hả cô...<br />
Trẻ hoàn toàn chủ động trong các buổi thực hành và là một thành viên <br />
tuyên truyền đến gia đình trong việc ăn uống hợp vệ sinh và thực hiện tốt <br />
luật an toàn giao thông. Trẻ có thái độ đúng đắn với môi trường sống xung <br />
quanh trẻ, có lòng mong muốn tạo ra cái đẹp và bảo vệ môi trường sống xung <br />
quanh trẻ.<br />
*Đối với phụ huynh.<br />
Đa số các bậc phụ huynh có sự nhìn nhận đúng đắn, tầm quan trọng của <br />
môn học.<br />
Phụ huynh nhiệt tình trong việc cùng cô kiếm vật liệu, làm đồ dùng đồ <br />
chơi...<br />
Đặc biệt phụ huynh biết cách ôn luyện kiến thức, cùng trẻ quan sát các <br />
đối tượng có hiệu quả.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Việc dạy trẻ môn “Khám phá khoa học” là một trọng tâm trong những <br />
nội dung lớn của chương trình giáo dục cho trẻ Mầm non. Nhằm phát triển trí <br />
19<br />
tuệ và hình thành nhân cách góp phần toàn diện cho trẻ, đặc biệt trẻ 5 6 tuổi <br />
chuẩn bị kỹ năng sống cho cho trẻ ở phổ thông.<br />
Việc làm này rất có ý nghĩa đối với các trường Mầm non mà đồi hỏi các <br />
giáo viên Mầm non cần nắm vững những nội dung chương trình và thường <br />
xuyên mở rộng nội dung chương trình. <br />
Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới còn phải <br />
thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm ôn <br />
luyện, củng cố và nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. <br />
Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học để có <br />
hiệu quả hỗ trợ phương pháp trong việc giúp giáo viên nâng cao chất lượng <br />
môn “Khám phá khoa học” là cần thiết đối với giáo viên mầm non.<br />
Để gây được hứng thú cho trẻ và nâng cao chất lượng dạy và học của <br />
hoạt động “Khám phá khoa học”, trước hết đòi hỏi người giáo viên phải nắm <br />
được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi này.<br />
Nắm được sự đổi mới của chương trình giảng dạy, bên cạnh đó giáo <br />
viên cần phải học tập qua các l