SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
TÊN ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP DẠY VÀ HỌC TỐT VĂN BIỂU <br />
CẢM TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN NGỮ VĂN 7<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hảo<br />
Đơn vị: Trường THCS Lê Văn Tám <br />
Trình độ chuyên môn: ĐHSP <br />
Môn đào tạo: Ngữ văn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 1 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài. 3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 4<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. 4<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. 4<br />
II. Phần nội dung:<br />
1.Cơ sở lý luận. 5<br />
2.Thực trang 5<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn 5<br />
2.2 Thành công hạn chế 6<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu 6<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã 7<br />
đặt ra<br />
3. Giải pháp, biện pháp: 8<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 16<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 16<br />
nghiên cứu<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 17<br />
vấn đề nghiên cứu <br />
III. Phần kết luận, kiến nghị: 17<br />
1. Kết luận 17<br />
2. Kiến nghị 18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 2 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lí do chọn đề tài: <br />
Cách đây hàng nghìn năm ARitTôt đã từng nói đến tác dụng của văn <br />
chương, ông thừa nhận “Văn học giúp người đọc hiểu được bản thân mình, nâng <br />
cao niềm tin vào bản thân mình, làm nảy nở ở họ những khát vọng hướng tới chân <br />
lí”.Văn học thông qua hình tượng có thể tác động sâu sắc đến bạn đọc, làm cho <br />
tâm hồn họ trở nên sâu sắc hơn, tinh tế hơn, mẫn cảm hơn bởi vì văn học có <br />
những năng lực đặc biệt trong việc khám phá, diễn tả những kì diệu trong thiên <br />
nhiên và cuộc sống con người. Cho nên khi bước vào thế giới văn học con người <br />
có những phát hiện mới mẻ thế giới xung quanh ta về những điều bình dị gần gũi <br />
mà ta thường gặp hàng ngày. Trong văn học nói chung thì văn biểu cảm là một <br />
thể loại biểu đạt sâu săc nhất tình cảm của con người<br />
Trong nhà trường bậc THCS văn biểu cảm bắt đầu được đưa vào giảng dạy <br />
ở chương trình Ngữ văn 7 trong phân môn Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học <br />
phân môn Tập làm văn là phân môn không dễ. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trong <br />
cuốn “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” ( Nghiên cứu giáo dục, số 28 ,<br />
11/1973) đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cài gì <br />
mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nỗi <br />
bật điều mình muốn nói”. Có như thế mới đem đến cho người học cái thú phát <br />
hiện cũng như làm giàu thêm cho tâm hồn người học. <br />
Năm học 2014 – 2015, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 7. Tôi <br />
nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con <br />
người và học sinh đã được học văn biểu cảm nhưng các em chưa biết cách bộc lộ <br />
cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc”(Văn 7 – tập <br />
1).Trong quá trình làm bài văn biểu cảm, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ <br />
ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế, điểm các <br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 3 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
bài kiểm tra và điểm trung bình môn Ngữ văn của các em còn thấp. Thực tế đó <br />
khiến cho tôi giáo viên trực tiếp giảng dạy các em rất buồn và lo ngại. Thực <br />
trạng vấn đề này ra sao ? Vì sao các em gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn <br />
biểu cảm? Cần phải làm gì để dạy tốt và học văn biểu cảm cho học sinh khối lớp <br />
7? Đó là những vấn đề khiến tôi trăn trở, day dứt, muốn cùng được chia sẻ với các <br />
đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Đề tài đưa ra là một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong <br />
phân môn Tập làm văn Ngữ văn 7 để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng <br />
và kết quả học tập của các em nói chung. Từ đó các em yêu thích hơn và có hứng <br />
thú hơn với môn học.<br />
Khi đặt ra vấn đề: dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn Tập làm văn <br />
Ngữ văn 7, tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm giảng <br />
dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt <br />
để tình trạng học sinh bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế bởi vì trong <br />
phương thức biểu cảm, sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc với con người, cảnh vật, sự <br />
việc…mà người viết hướng tới phải trở thành nội dung chính của bài. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
Một số biện pháp giúp việc dạy và học văn biểu cảm trong phân môn Tập <br />
làm văn 7.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Chương trình Trung học cơ sở ban hành năm 2002 lần đầu tiên đưa văn biểu <br />
cảm thành một nội dung học tập. Phần nội dung chương trình quy định văn biểu <br />
cảm chỉ được học 14 tiết ở lớp 7. Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi <br />
chỉ đề cập đến nội dung văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ văn 7 tập <br />
1 .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 4 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh <br />
nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học khảo sát sinh khối 7 của trường THCS Lê Văn <br />
Tám năm học 20142015<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp thống kê.<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá. <br />
Tìm hiểu thực tế.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết rằng: Văn biểu cảm là loại văn thể <br />
hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống <br />
rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung không rõ ý nghĩ gì thì người viết không thể <br />
có được một bài văn biểu cảm có hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo <br />
hoặc ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay tình mượn ý. Người giáo viên, khi dạy văn nói <br />
chung, dạy văn biểu cảm nói riêng, ngoài nắm kiến thức, phương pháp lên lớp còn <br />
cần có một tâm hồn, một trái tim sống cùng tác giả, tác phẩm và hơn hết là phải <br />
biết truyền tâm hồn đó, trái tim đó đến với học sinh thân yêu của mình.<br />
Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở phân môn Tập làm văn Ngữ văn 7 tập <br />
1 thì cả giáo viên và học sinh cần nắm vững hệ thống 6 bài học và luyện tập về <br />
văn biểu cảm (trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm : <br />
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm <br />
Đặc điểm của văn biểu cảm <br />
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm <br />
Cách lập ý của bài văn biểu cảm <br />
Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm <br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 5 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.<br />
2. Thực trạng:<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn:<br />
* Thuận lợi: <br />
Khi tôi thực hiện SKKN này đã được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ <br />
và khuyến khích, động viên của nhà trường và đồng nghiệp.<br />
Bản thân đã có kinh nghiệm trong công tác dạy học trong nhiều năm.<br />
Trong lớp tôi dạy có một số em học sinh yêu thích môn học và có kĩ năng <br />
làm văn biểu cảm.<br />
* Khó khăn: <br />
Mặc dù tôi đã có nhiều biện pháp giúp các em học văn biểu cảm nói riêng <br />
và môn Ngữ văn nói chung nhưngmột số học sinh chưa nắm được kiến thức, chưa <br />
biết biểu lộ cảm xúc trong bài làm của mình.<br />
2.2 Thành công, hạn chế.<br />
* Thành công: <br />
Các em có thói quen rèn luyện cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt hay hơn, <br />
biểu cảm hơn trong quá trình làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm. Nhiều em điểm <br />
số môn Ngữ văn sau năm học đã được cải thiện rõ rệt<br />
* Hạn chế: <br />
Khi thực hiện đề tài này, GV tốn nhiều thời gian, công sức.<br />
Một số học sinh vẫn nhầm lẫn giữa văn biểu cảm với kể chuyện hay miêu <br />
tả trong quá trình làm bài nên kết quả vẫn không cao.<br />
2.3 . Mặt mạnh, mặt yếu: <br />
* Mặt mạnh:<br />
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy nhiều <br />
năm, mặt khác tôi tự thấy mình là một GV nhiệt tình, năng nổ nên phần nào thuận <br />
lợi trong công tác dạy học nói chung và tìm các biện pháp giúp dạy và học văn biểu <br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 6 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
cảm nói riêng. Sau khi các em được hướng dẫn sẽ trở thành những học sinh biết <br />
cách làm văn biểu cảm, biết vươn lên trong học tập. Bản thân những em đó cảm <br />
thấy mình yêu thích môn học hơn.<br />
* Mặt yếu: <br />
Khi thực hiện đề tài này, nếu GV dành nhiều thời gian cho các em học sinh <br />
học yếu văn biểu cảm thì những em học sinh khá trong lớp sẽ nhàm chán.<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến thực trạng:<br />
* Đối với người dạy: <br />
Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến <br />
học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :<br />
Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ <br />
học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .<br />
Việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan của giáo viên vào <br />
tiết học còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của các em.<br />
Bên cạnh những giáo viên thực sự yêu nghề, yêu học sinh thì vẫn còn một <br />
số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn <br />
cảm xúc trong trái tim của các em sau mỗi bài học. <br />
Do sĩ số lớp đông (39 em/1 lớp) nên rất khó cho giáo viên theo sát, kèm cặp <br />
từng học sinh trong một tiết dạy .<br />
*Đối với học sinh: <br />
Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho <br />
giờ học văn, các em không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, trong giờ học không chú <br />
ý.<br />
Trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết cha mẹ các <br />
em đều làm thuê hoặc làm rẫy nên các em không có thời gian học ở nhà hoặc thơi <br />
gian học rất ít vì phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp .<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 7 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
Các em chưa hứng thú hoặc không bao giờ đọc sách tham khảo, kể cả văn <br />
bản qui định học trong SGK<br />
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao <br />
làm cho một số em thiếu ý thức học sao nhãng việc học, bị lôi cuốn vào một số nhu <br />
cầu giải trí như xem ti vi, chơi game ngày càng nhiều.<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:<br />
Năm học 2014 2015 được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn <br />
lớp 7A2, thời gian đầu tôi nhận thấy kĩ năng nhận diện các phương thức biểu đạt <br />
trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn về văn biểu cảm <br />
của một số học sinh còn yếu. Các em viết bài tập làm văn số 2 với đề bài “Loài <br />
cây em yêu”. Dù mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm xong <br />
nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên trong <br />
bài viết của nhiều em không phải viết về thái độ và tình cảm của mình đối với <br />
một loài cây cụ thể mà các em đi vào tả hoặc kể về loài cây đó. Trong tiết học <br />
phụ đạo tôi yêu cầu các em làm đề: “Cảm nghĩ về người thân”. Có em đã viết “Bố <br />
em là người chịu thương, chịu khó. Bố rất hay thức khuya dậy sớm để làm những <br />
việc mà tối hôm trước bố chưa làm xong. Bố vất vả đi làm thuê tất cả mọi việc <br />
mà người ta thuê để kiếm tiền nuôi em. Em thấy vậy bảo bố là bố đừng đi làm <br />
thuê nữa, bố hãy chuyển sang sửa xe đạp ở nhà đi. Bố em suy nghĩ một lúc khá lâu <br />
rồi nói: đó cũng là một ý kiến hay đấy ”. Bạn nghĩ sao khi đọc đoạn văn trên của <br />
em học sinh đó? Không biết các đồng nghiệp của tôi khi đọc có cho rằng đó là một <br />
đoạn văn biểu cảm không? Toàn bài viết của em đó đều là những lời văn và đoạn <br />
văn tương tự như thế. Cũng với đề văn như trên, một em khác viết “Cảm nghĩ của <br />
em về bà là một người bà yêu mến con cháu”. Dường như các em cảm nhận và <br />
viết văn như một nghĩa vụ bắt buộc phải làm nên các em làm qua loa cho xong rồi <br />
đem nộp. Kể cả học sinh khá, dù cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác định đúng <br />
hướng làm bài nhưng kể và tả vẫn nhiều hơn biểu cảm .<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 8 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
Dưới đây là bảng số liệu thống kê điểm trung bài viết số 2 học kì I lớp 7A2 <br />
trường THCS Lê Văn Tám năm học 2014 – 2015 mà tôi giảng dạy:<br />
<br />
<br />
Tỉ lệ học sinh Tỉ lệ học sinh Tỉ lệ học sinh Tỉ lệ học sinh <br />
giỏi khá trung bình yếu <br />
<br />
<br />
2,56% 15,4% 74,3% 7,7%<br />
<br />
<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm để giúp học sinh <br />
vươn lên trong học tập, giúp các em viết văn đúng, làm văn biểu cảm hay hơn, giàu <br />
cảm xúc hơn, có tâm hồn trong sáng nhân ái, các em yêu văn biểu cảm nói riêng và <br />
môn Ngữ văn nói chung. <br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Trong bài văn biểu cảm, cảm xúc và suy nghĩ của người viết phải được làm <br />
nổi rõ, phải trở thành nội dung chính của bài, chi phối và thể hiện qua việc lựa <br />
chọn, sắp xếp các ý và bố cục bài văn. Cảm xúc và suy nghĩ được phát biểu phải là <br />
của cá nhân người viết mang tính chân thực, tự nhiên, không giả tạo, giàu giá trị <br />
nhân văn, thể hiện các giá trị đạo đức cao đẹp. Nó làm giàu cho tâm hồn người <br />
đọc. Muốn làm được như thế tôi nghĩ rằng cần phải có những phương pháp dạy và <br />
học văn biểu cảm phù hợp với từng đối tượng học sinh.<br />
Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để dạy và học <br />
tốt văn biểu cảm trong phân môn Tập làm văn Ngữ văn 7 như sau :<br />
a. Đối với giáo viên <br />
Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn tập làm văn như: <br />
Phương pháp dạy tập làm văn thông qua hoạt động, phương pháp trực quan, hình <br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 9 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
thức vấn đáp, thảo luận . . .Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số phương pháp <br />
khác như phương pháp đóng vai, phương pháp sử dụng trò chơi học tập .<br />
Dù dạy văn biểu cảm về sự vật và con người hay văn biểu cảm về tác <br />
phẩm văn học, giáo viên cũng luôn luôn phải định hướng và hướng dẫn các em <br />
nắm vững quy trình để làm một bài văn biểu cảm tốt. Quy trình đó bao gồm :<br />
*Tìm hiểu đề và tìm ý<br />
Tìm hiểu đề<br />
Đề văn biểu cảm nên ra trong phạm vi rộng để mỗi em tự tìm cho mình một <br />
đề tài riêng phù hợp với vốn sống, với tâm trạng và cảm xúc của mỗi em. Làm như <br />
vậy mỗi em sẽ tự ra cho mình một đề bài riêng trên cơ sở đề bài chung của thầy. <br />
Chính viết theo đề bài riêng ấy mà mỗi em sẽ có một bài văn biểu cảm của riêng <br />
mình không giống với bất kì bạn nào trong lớp, không sao chép lại văn của người <br />
khác. <br />
Trong đề bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng cho các em tìm hiểu <br />
đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau :<br />
Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật, loài <br />
cây, cảnh vật…) nào? Về người nào? Về tác phẩm nào?<br />
Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì? (giãi bày cảm xúc, tình cảm <br />
nào?).<br />
Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc? (cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, bạn bè…) <br />
Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (trình bày <br />
cảm xúc gì?), giọng điệu bài viết (viết cho bạn bè phải là giọng văn thân mật, có <br />
thể suồng sã còn viết cho thầy cô hoặc bố mẹ phải thân thiết nhưng nghiêm trang )<br />
Tìm ý <br />
Giai đoạn tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý <br />
nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội dung của bài. Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm <br />
muôn màu muôn vẻ trong các bài văn biểu cảm đều bắt nguồn từ việc quan sát <br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 10 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
cuộc sống xung quanh, từ những gì các em đã sống và trải qua, đã tiếp xúc trong tác <br />
phẩm.Vì vậy, muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm hãy quan sát kĩ đối tượng đề bài <br />
nêu ra, từ đó cảm xúc xuất hiện. Nếu không có điều kiện quan sát trực tiếp thì hãy <br />
tìm trong trí nhớ, trong kỉ niệm những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại <br />
các chi tiết. Nếu cả kỉ niệm trong kí ức cũng không có thì tìm đọc sách báo, xem <br />
phim ảnh về đối tượng để ghi nhận các chi tiết cần thiết. Các em cần ghi vắn tắt <br />
những ý tưởng ra giấy để nhớ và có điều kiện sắp xếp theo một trình tự hơp lí. <br />
Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác <br />
phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này <br />
chính là đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm, ngẫm nghĩ tìm ra vẻ đẹp, tìm ra <br />
triết lí của nội dung, tìm ra cái mới, cái độc đáo của các yếu tố hình thức nghệ <br />
thuật trong tác phẩm.<br />
* Lập dàn ý <br />
Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài ) như <br />
các kiểu văn bản khác .<br />
Mở bài: Giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về đối tượng <br />
Thân bài: Phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở bài .<br />
Kết bài: Khép lại các ý đã trình bày.<br />
GV đưa ra ví dụ cụ thể minh họa:<br />
Đề bài : Cảm nghĩ về người thân(ông bà, cha mẹ, anh chị….)<br />
Ví dụ minh họa<br />
1. Mở bài: <br />
<br />
Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm <br />
máu thịt thiêng liêng; công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong <br />
ca dao dân ca (dẫn chứng minh họa) <br />
<br />
2. Thân bài: <br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 11 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
* Vai trò của người cha: <br />
<br />
Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng <br />
trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của vợ con.<br />
Cha kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên <br />
bước đường tạo dựng sự nghiệp<br />
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:<br />
Cha em chỉ là một người thợ bình thường, một người nông dân, bác sĩ… <br />
quanh năm vất vả với công việc. <br />
Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con…<br />
Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động <br />
của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dễ gần, bao dung nhưng <br />
cũng rất nghiêm khắc.<br />
Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học <br />
giỏi để cha vui lòng.<br />
3. Kết bài:<br />
Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với <br />
núi cao, biển rộng.<br />
Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm <br />
hiếu nghĩa hằng ngày.<br />
<br />
c. Viết bài <br />
<br />
Viết bài văn biểu cảm là việc viết các đoạn văn và nối chúng với nhau, tạo <br />
thành chỉnh thể thống nhất. Khi viết bài cần thực hành thành thạo kĩ năng hành văn, <br />
đặt câu, sử dụng từ, chọn giọng điệu, cách bộc lộ cảm xúc phù hợp.<br />
Khi viết bài, kết nối các đoạn trong bài văn biểu cảm cần chú ý đến lôgíc <br />
phát triển của cảm xúc, của tình cảm. Theo lôgíc này, mỗi đoạn trong bài đều phải <br />
hướng vào làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm chính cần làm sáng tỏ trong bài. <br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 12 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
d. Sửa bài <br />
Đa số các em khi làm bài chưa biết cách phân phối thời gian hợp lí nên viết <br />
xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong bài. Cá biệt có <br />
những em chủ quan không cần xem lại bài sau khi viết xong.Vì vậy mà bước tự <br />
sửa bài sau khi viết không được các em coi trọng. Do đó giáo viên cần nhắc nhở <br />
các em chú trọng hơn đến việc sửa bài trước khi nộp để bài viết của các em thật <br />
sự hoàn thiện.<br />
GV đưa ra ví dụ cụ thể minh họa cho các bước:<br />
Đề bài: Loài cây em yêu<br />
Ví dụ minh họa: Em rất yêu hàng phượng vĩ trường em!<br />
* Bước 1: Tìm hiểu đề:<br />
Thể loại : Văn biểu cảm.<br />
Đối tượng: Hàng phượng vĩ trường em.<br />
Tình cảm : Yêu thích.<br />
* Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.<br />
a. Tìm ý:<br />
Tuổi của hàng phượng vĩ.<br />
Tình cảm của mọi người.<br />
Tình cảm của em và các bạn.<br />
Hàng phượng vĩ khi vào hè, khi đông đến, xuân sang.<br />
Hàng phượng vĩ vào giờ ra chơi, vào giờ học.<br />
Hàng phượng vĩ với tất cả thành viên trong trường.<br />
b. Lập dàn ý:<br />
Mở bài:<br />
Giới thiệu hàng phượng vĩ trường em.<br />
Lí do em yêu thích ( đẹp, nhiều bóng mát, gắn với một kỉ niệm…)<br />
Thân bài:<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 13 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
Cảm xúc chung:<br />
+ Hàng phượng vĩ đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh của mái trường này<br />
+ Người còn ở lại và người đã đi xa ai cũng nhớ về ngôi trường thân yêu với <br />
hàng phượng vĩ già trải bóng dọc sân trường.<br />
Đặc điểm nổi bật: <br />
+ Vào những ngày hè hàng phượng vĩ như những chiếu lửa thắp sáng một <br />
vùng trời.<br />
+ Ngày đông phượng ủ mình tránh rét để ngày xuân vươn chồi thức dậy <br />
chuẩn bị cho một mùa lửa mới.<br />
Tác dụng:<br />
+ Vào những giờ giải lao phượng vui vẻ cười đùa, vào giờ học phượng lặng <br />
lẽ xoè bóng mát và khẽ hát theo tiếng giảng bài của cô giáo.<br />
+ Hàng phượng lúc trầm tư như một người bạn lớn, lúc đáng yêu như một <br />
đứa trẻ.<br />
Kết bài:<br />
Em luôn nhớ về hàng phượng vĩ đáng yêu ấy.<br />
Em ao ước hàng phượng vĩ ấy mãi là người bạn gắn bó với ngôi trường <br />
thân yêu này.<br />
* Bước 3: Viết bài.<br />
Mở bài: <br />
Trực tiếp:<br />
Ai đã từng đến trường em một lần hẳn sẽ không thể quên hàng phượng vĩ <br />
già sừng sững giữa sân trường như một minh chứng cho bề dày lịch sử của ngôi <br />
trường. Chúng em rất yêu quý hàng phượng ấy và luôn tự hào khi nhắc đến chúng.<br />
Gián tiếp:<br />
Nếu bạn nói cây cối không có tình cảm tôi dám chắc bạn là người quá vô <br />
tình hoặc có đời sống nội tâm quá nghèo nàn. Với riêng tôi, mỗi loài cây đều có <br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 14 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
tiếng nói riêng và nó gợi trong lòng người những cảm xúc rất riêng. Ví như hàng <br />
phượng vĩ trường tôi chẳng hạn. Không hiểu sao tôi luôn tìm thấy sự bình yên <br />
trong tâm hồn mỗi khi nghĩ về hàng cây học trò ấy.<br />
Thân bài:<br />
…..Còn nhớ những trưa hè oi ả, đi qua trường, ngước mắt nhìn lên bắt gặp sắc <br />
thắm của những chùm phượng, trong lòng lại rộn ràng những cảm giác thân <br />
thương. Thầy cô, bạn bè, những bài toán, câu văn, tiếng hát…biết bao vui buồn, <br />
nhung nhớ! Hè phượng thay lũ học sinh chúng tôi thắp sáng ngôi trường, bầu bạn <br />
với tường vôi. Phượng mang về đây cả một trời ước mơ hi vọng! Phượng ủ thắm <br />
những trái tim và nuôi lớn những ước mơ của thầy và trò nơi đây.<br />
Bước 4: Sửa bài<br />
Tóm lại : Để dạy tốt văn biểu cảm, giáo viên nên chú ý trước tiên đến việc <br />
đổi mới cách ra đề.Từ đề tài chung cho cả lớp (có tính định hướng chung), phải <br />
thực hiện quá trình cá thể hóa đề bài (quá trình hướng dẫn mỗi học sinh đi từ đề <br />
tài chung cho cả lớp đến việc xác định đề bài riêng, đề bài cụ thể phù hợp với vốn <br />
sống, với tình cảm, cảm xúc riêng của mỗi học sinh ). Nếu giáo viên muốn học <br />
sinh làm tốt yêu cầu mình đưa ra thì giáo viên không được cho học sinh viết bài văn <br />
biểu cảm về đề tài mà các em chưa được sống, chưa có hiểu biết, có cảm xúc. <br />
Khi chấm bài làm văn biểu cảm của học sinh, giáo viên nên coi trọng tính cá <br />
biệt, sự độc đáo trong suy nghĩ, rung động có trong nội dung hơn là độ dài của bài. <br />
Nếu bài văn biểu cảm của các em chỉ cần có được một, hai cảm nhận hoặc một, <br />
hai nội dung có sắc thái tình cảm riêng, giáo viên nên trân trọng, biểu dương và tỏ <br />
thái độ đánh giá cao qua cách cho điểm .<br />
Giáo viên cần hướng dẫn, khuyến khích việc đọc sách của học sinh. Bắt đầu <br />
từ việc đọc các văn bản trong SGK. Thực tế cho thấy học sinh rất lười đọc sách <br />
dẫn đến đọc yếu, gây khó khăn cho việc cảm thụ văn bản. Chính vì thế giáo viên <br />
cần khơi nguồn và nuôi dưỡng thói quen đọc sách của các em bằng cách: trong mỗi <br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 15 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
tiết dạy giáo viên lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các câu nói, đoạn thơ, đoạn văn hay <br />
từ các sách tham khảo, sách nâng cao, các tác phẩm văn học và cho các em trực tiếp <br />
nhìn thấy khiến các em tìm đến với sách, làm bạn với sách. <br />
Một học sinh muốn học tốt văn biểu cảm cần phải có kĩ năng diễn đạt trôi <br />
chảy, hấp dẫn nên giáo viên cần giao các bài tập rèn viết ở nhà cho học sinh sau <br />
mỗi tiết học để các em tự rèn kĩ năng viết sáng tạo văn biểu cảm sao cho bài văn <br />
ấy cuốn hút người đọc. .<br />
2.Đối với học sinh <br />
Để học tốt văn biểu cảm, cần biết tạo nên cảm xúc; bởi cảm xúc là sự cảm <br />
thụ của trái tim, của tấm lòng và tình cảm người học. Giáo viên hướng cho các em <br />
đến với giờ văn bằng trái tim và tấm lòng của mình thì những cung bậc tình cảm <br />
vui, buồn hay thương nhớ, hờn giận từ bài giảng của thầy cô sẽ đi vào lòng các <br />
em. Các em sẽ biết thương cảm những số phận bất hạnh, biết căm ghét sự bất <br />
công, ái xấu, cái ác. Các em biết yêu thiên nhiên hoa cỏ, yêu quê hương đất nước. <br />
Khi đó các em sẽ thấy “Văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự <br />
thoát li hay sự quên. Trái lại văn chương là một khí giới thanh cao và đắc lực mà <br />
chúng ta có thể vừa tố cáo vừa thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho <br />
lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”(Thạch Lam). <br />
Để làm tốt một bài văn biểu cảm, trước tiên, giáo viên cần định rõ cho các <br />
em biết các yêu cầu cụ thể để biến đề tài chung cho cả lớp thành đề bài của riêng <br />
mình. Sau đó, cần xác định rõ những tình cảm, cảm xúc, những rung động nào là <br />
mạnh mẽ, là riêng của mình. Hãy tập trung trình bày những tình cảm và cảm xúc, <br />
suy nghĩ đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua miêu tả cảnh vật hay qua một <br />
câu chuyện…).Rèn các em cần chú ý đến sự riêng biệt, độc đáo của nội dung hơn <br />
là độ dài. Đồng thời, cần lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh (so sánh ví von, so sánh <br />
ngầm … ) thích hợp để diễn tả những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 16 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
Điểm quan trọng nhất để làm bài văn biểu cảm đạt kết quả cao là tự bản <br />
thân các em hãy tích cực đọc sách, tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường <br />
và ngoài xã hội để có thêm vốn sống, vốn hiểu biết. Qua đó, các em cần chú ý rèn <br />
luyện cho tâm hồn mình chứa chan những tình cảm yêu, ghét, buồn, thương, hờn <br />
giận, nhớ nhung…. dạt dào những suy nghĩ đẹp đẽ cao thượng về tình bạn hay <br />
tình yêu thương cha mẹ thầy cô, yêu quê hương đất nước…. Đó là cái gốc to, là <br />
những chùm rễ sâu cung cấp chất bổ dưỡng cho cây văn biểu cảm luôn xanh tươi, <br />
nở hoa, kết trái. <br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Căn cứ kế hoạch năm học 2014 2015 của nhà trường.<br />
Căn cứ điều kiện thực tế tình hình học môn Ngữ văn của lớp( cụ thể là các <br />
bài làm văn biểu cảm của học sinh)<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp trên luôn có mối quan hệ chặt chẽ, lô gic với nhau <br />
và được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt. <br />
Bên cạnh đó, các giải pháp, biện pháp trên cần được sự quan tâm giúp đỡ <br />
của Ban giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh cũng như các bậc cha mẹ học <br />
sinh. Nhất là tinh thần trách nhiệm của người giáo viên mới đạt được kết quả như <br />
mong muốn.<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
Năm học Tỉ lệ % trong lớp Đầu năm Cuối năm<br />
Viết bài văn biểu Viết đúng thể loại, <br />
30 % cảm còn nhầm lẫn hành văn trôi chảy hơn <br />
2014 với văn miêu tả và và đã có cảm xúc<br />
2015 tự sự, hành văn lủng <br />
củng<br />
Đã biết cách làm văn Ngoài việc kết hợp <br />
biểu cảm, có kết với các phương thức <br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 17 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
2014 hợp được các biểu đạt trong bài văn <br />
2015 35 % phương thức biểu biểu cảm còn có các <br />
đạt khác như tự sự, biện pháp nghệ thuật <br />
miêu tả song cảm phù hợp, hành văn đầy <br />
xúc còn nghèo cảm xúc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2014 Chưa yêu văn biểu Thích làm văn biểu <br />
2015 50 % cảm, tình cảm trong cảm, tình cảm trong <br />
bài văn còn gượng, văn biểu cảm đã trong <br />
chưa vận dụng các sáng hơn, đã kết hợp <br />
biện pháp nghệ tốt các phương thức <br />
thuật trong bài làm. biểu đạt và các biện <br />
pháp nghệ thuật phù <br />
hợp trong bài làm.<br />
<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu :<br />
Qua một năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng một số giải pháp nêu trên <br />
tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở môn văn khối 7 năm học <br />
2014 – 2015 được nâng cao rõ rệt. Trên phương diện là một giáo viên trực tiếp <br />
đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn; tự tin say mê <br />
hơn với sự nghiệp trồng người. Đối với các em học sinh, các em bước đầu đã ý <br />
thức được tầm quan trọng của môn văn, biết bộc lộ cảm xúc của mình đúng cách, <br />
đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh có kĩ năng làm văn biểu cảm tốt khá nhiều. <br />
Điều đó khiến tôi rất vui, trong niềm vui sướng đó tôi lai nhớ đến lời của một <br />
người đã từng nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi chẳng thấy khổ chút nào <br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 18 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
mà ngược lại tôi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì được cống hiến, góp phần <br />
nhỏ bé của mình vào việc nuôi dưỡng nguồn nhân tài cho đất nước.<br />
III: Phần kết luận, kiến nghị:<br />
1. Kết luận :<br />
Cuộc sống vốn đa dạng, phong phú và văn chương bao giờ cũng là tấm <br />
gương sáng phản ánh cuộc sống đó một cách có nghệ thuật.Mỗi câu, mỗi chữ là <br />
bao lao tâm khổ trí bởi văn chương đâu phải là sự sắp đặt. GoocKi từng nói “Văn <br />
học là nhân học”. Cho nên trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay <br />
thế được môn văn. Đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa hình thành tâm <br />
hồn. Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn văn sẽ <br />
giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến <br />
với con người, rái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Sau khi nghiên cứu, tham khảo <br />
sáng kiến kinh nghiệm này bản thân người dạy và người học sẽ có cái nhìn mới <br />
mẻ và tích cực hơn về phương pháp dạy và học văn biểu cảm. Từ đó, rất hi vọng <br />
kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn; các em sẽ yêu thích, ham mê môn văn hơn <br />
nữa nhất là văn biểu cảm.<br />
2. Kiến nghị:<br />
2.1.Đối với phụ huynh <br />
Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời <br />
gian cho con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc gia <br />
đình.<br />
Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách; chia sẻ tư vấn, định hướng <br />
và bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc lộ và <br />
phát triển cảm xúc, tình cảm trong cuộc sống nói chung và trong việc làm văn biểu <br />
cảm nói riêng. <br />
Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn văn để tìm hiểu và <br />
nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình.<br />
2.2 Đối với địa phương <br />
Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh internet và các điểm dịch vụ không <br />
lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh trên địa bàn. <br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 19 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư <br />
cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học .<br />
2.3 Đối với nhà trường<br />
Nhà trường cần trang bị thêm một số sách tham khảo, sách nâng cao đối với <br />
môn Ngữ văn để giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt hơn bộ môn này. <br />
2.4 Đối với phòng giáo dục <br />
Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn văn trong từng năm để <br />
giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực <br />
nâng cao chất lượng dạy học môn văn.<br />
Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan, đặc biệt là đầu tư công nghệ <br />
thông tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn.<br />
<br />
<br />
<br />
Bình Hòa, tháng 2 năm 2016<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bích Hảo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học cấp trường <br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
Bình Hòa, ngày 2 tháng 2 năm 2016 <br />
PCT HỘI ĐỒNG <br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 20 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học <br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………...............<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
……………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7 tập 1<br />
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–<br />
2007 ) môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục<br />
3. Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và <br />
tích cực – Đoàn Thị Kim Nhung NXB Đại học quốc gia TPHCM<br />
4. Dạy học tập làm văn ở trung học cơ sở Nguyễn Trí – NXB Giáo dục<br />
5. Văn biểu cảm trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở Nguyễn <br />
Trí ,Nguyễn Trọng Hoàn – NXB Giáo dục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 21 <br />
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo Trường THCS Lê Văn Tám 22 <br />