SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Trường THCS Mã Đà khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả
lượt xem 120
download
Việc mắc lỗi trong khi viết Chính tả đã phần nào ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Vì vậy, để giúp học sinh khắc phục nhược điểm này. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Trường THCS Mã Đà khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả ”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Trường THCS Mã Đà khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG THCS MÃ ĐÀ KHẮC PHỤC LỖI ÂM ĐẦU, DẤU THANH TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ
- I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngôn ngữ âm thanh trong một thời gian dài đã trở thành công cụ duy nhất để con người trao đổi, truyền đạt với nhau. Tuy nhiên, ngôn ngữ âm thanh có mặt hạn chế về không gian và thời gian. Đó là lí do vì sao ngày nay chúng ta không nghe được tiếng nói của các vị anh hùng dân tộc xưa như: bà Trưng bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Trãi, … Để khắc phục hai mặt hạn chế này, con người đã tìm ra một hình thức thông tin mới: thông tin bằng chữ. Chữ viết là đại diện của lời nói. Tuy nhiên, nếu chữ viết bị sai lỗi chính tả sẽ gây khó khăn cho người đọc, người nghe; làm hiểu sai lệch về nghĩa. Vì thế, muốn mọi người hiểu đúng chúng ta cần viết đúng. Và phân môn Chính tả trong nhà trường là môn học giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách phát âm ở mỗi nơi có sự khác nhau và thói quen nói sao- viết vậy đã gây khó khăn trong việc “nghe và viết” sao cho đúng đối với chính tả Việt Nam là rất rõ nét. Trường Mã Đà- huyện Vĩnh Cửu- nơi tôi đang công tác thuộc vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế nghèo nàn. Phụ huynh thường xuyên sống nay đây mai đó, làm ăn theo mùa vụ. Do vậy, học sinh chủ yếu là dân các nơi đến sinh sống, việc phát âm giọng địa phương là rất phổ biến. Chính điều này đã gây khó khăn cho bản thân tôi và các đồng nghiệp trong việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho các em dẫn đến việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả là khó thực hiện. Việc mắc lỗi trong khi viết Chính tả đã phần nào ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Vì vậy, nhằm giúp học sinh khắc phục nhược điểm này, tôi đã nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Trường trung học cơ sở Mã Đà khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả”.
- II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Cơ sở lí luận Thuật ngữ Chính tả hiểu theo nghĩa gốc là “phép viết đúng” hoặc “lối viết hợp với chuẩn”. Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm tên riêng nước ngoài,… Giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Đọc thế nào thì viết thế ấy tức là khi dạy Chính tả chúng ta phải đọc đúng chuẩn để cho học sinh viết đúng. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. Tuy nhiên, để thực hiện được theo nguyên tắc đó là không dễ vì cách phát âm thực tế của mỗi phương ngữ đều có sự sai lệch so với chính âm nên phương châm “nghe sao viết vậy” là khó thực hiện được. 2. Thực trạng vấn đề Trường Mã Đà chúng tôi cũng có đủ học sinh của cả ba miền Bắc- Trung- Nam. Vì thế trong viết Chính tả, học sinh trường tôi hầu như mắc gần hết các lỗi vi phạm chính tả. Nhưng trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đưa ra những lỗi về phụ âm đầu (ch/ tr; s/ x; l/ n; d/ gi; ...) và lỗi viết dấu thanh (hỏi- ngã) mà học sinh lớp tôi thường mắc phải. Qua thống kê hằng năm cho thấy về tỉ lệ mắc lỗi của học sinh: Năm học Năm học Năm học Học sinh 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 mắc lỗi ss: 24 ss: 26 ss: 23 Về phụ âm đầu 15/ 24 18/ 26 12/ 23 (62,5%) (69,2%) (52,2%) Về dấu thanh 9/ 24 10/ 26 7/ 23 (37,5%) (38,5%) (30,4%) Trong thực tế giảng dạy phân môn Chính tả cho học sinh, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy một số nguyên nhân chính sau: - Đa số học sinh đều là dân ở các nơi đến sinh sống, việc phát âm giọng địa phương là rất phổ biến.
- - Học sinh chưa nắm vững chính âm, chính tự; chưa nhớ kĩ mặt chữ, quy tắc viết,... Khi đọc, học sinh thường đánh vần chậm và rời rạc, đọc sai dấu thanh, sai phụ âm đầu, vần, ngắt nghỉ hơi tự do. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến kĩ năng viết của các em. - Ý thức tự học, tự rèn viết của học sinh chưa tốt. Mặt khác, đa số phụ huynh ít quan tâm đến kĩ năng viết của con em mình trong quá trình học tập. - Ngoài ra, trong giảng dạy giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh. Những biện pháp khắc phục đưa ra chưa hiệu quả, chưa có sự đầu tư, đổi mới trong giảng dạy, .... Chính những điều này đã làm cho chất lượng môn học Chính tả nói riêng hay bộ môn Tiếng Việt nói chung bị giảm sút rất nhiều, đây là một trong những vấn đề mà mỗi người giáo viên đứng lớp như tôi luôn trăn trở. 3. Biện pháp thực hiện Từ những biện pháp đã trải nghiệm, qua sự đóng góp ý kiến của bạn bè- đồng nghiệp và tìm hiểu qua các phương tiện thông tin, tôi đã áp dụng và dần nhận thấy kết quả tiến bộ của học sinh lớp mình. 3.1 Thực hiện một số cách rèn luyện giúp viết đúng chính tả 3.1.1 Luyện phát âm a. Việc rèn cách phát âm đã được tôi thực hiện thường xuyên trong tất cả các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc. Vì đa số các bài viết Chính tả đều được trích từ một bài Tập đọc mà học sinh đã học trong chủ điểm tuần. Do đó, tôi đã lựa chọn các loại âm- vần, dấu thanh mà học sinh thường phát âm sai trong từng bài Tập đọc để luyện cho các em phát âm đúng. Ví dụ: Đa số học sinh lớp tôi thường phát âm sai s/ x, tr/ ch, thanh hỏi, thanh ngã. Do đó, ở tất cả các bài Tập đọc, tôi luôn quan tâm lựa chọn những từ ngữ có cặp phụ âm đầu s/ x, tr/ ch và những từ ngữ có chứa thanh hỏi, ngã để luyện.
- - Để sửa lỗi phát âm l/ n, tôi đã hướng dẫn học sinh đọc thuộc, đọc tốt một vài câu thơ chỉ có toàn âm “l” hay “n” hoặc cả hai âm “l và n”; trong đó, qua sự tích cực rèn luyện câu thơ sau đem lại hiệu quả cao nhất: “Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng ”. - Sửa phát âm thanh hỏi/ ngã, tôi luyện cho học sinh đọc câu: “Dẫm lên mỡ, ngã không ai đỡ”. Quá trình rèn phát âm là lâu dài, vì thế cần có sự kiên trì luyện tập mới đem lại kết quả. b. Với những học sinh đọc yếu, tôi đã hướng dẫn thật tỉ mỉ bằng cách đọc nhấn giọng hoặc kết hợp khẩu hình miệng trong quá trình rèn phát âm cho các em. Ví dụ: + Để luyện phát âm đối với âm “tr”- cần đưa lưỡi lên vòm miệng; âm “s”- đọc cong lưỡi, phát hơi; âm “r”- đọc cong lưỡi, lấy hơi; âm “gi”- đọc xì hơi ra; … + Đối với học sinh hay sai dấu hỏi/ ngã thì những tiếng có thanh ngã thường được đọc nhấn giọng và dài hơi hơn: Ví dụ: trầm bổng- bỗng chốc, buồn bã- bả vai, ... - Để học sinh phát âm tốt giữa hai thanh hỏi - ngã, tôi đã cho học sinh luyện phát âm các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. Ví dụ: + Thanh hỏi: sỏi, thỏi, gỏi, lỏi, cỏi (kém cỏi). + Thanh ngã: bã (buồn bã), đã, giã (giã gạo). c. Mặt khác, việc luyện phát âm chuẩn còn được tôi thực hiện trong tất cả các hoạt động có liên quan đến giao tiếp. Để làm tốt được điều này, tôi đã chọn cử một số học sinh có giọng phát âm tương đối hoặc chuẩn để làm mẫu trước lớp trong mỗi tiết học và hỗ trợ tôi trong việc rèn sửa phát âm cho bạn mình trong quá trình giao tiếp. Nếu thấy bạn phát âm sai các em sẽ nhắc nhở và hướng dẫn bạn chỉnh sửa.
- Chính những việc làm này đã giúp học sinh ý thức hơn được tầm quan trọng của tiếng nói phổ thông. Qua đó, các em đã luôn cố gắng thực hiện phát âm chuẩn ở mọi lúc, mọi nơi. 3.1.2 Phân biệt tiếng- từ qua phân tích, so sánh Với những từ ngữ khó, dễ lẫn tôi đã kết hợp luyện đọc với phân tích cấu tạo tiếng, so sánh các tiếng đó với nhau (về âm- vần - dấu thanh) để tìm ra những điểm khác nhau giúp học sinh dễ ghi nhớ. Ví dụ: Tiếng “dành” và “giành”, tôi hướng dẫn học sinh: + dành = (âm đầu) d + (vần) anh + thanh huyền. Viết thành “dành” khi ta muốn giữ hoặc để lại cái (điều) gì đó: dành dụm, để dành, …. + giành = (âm đầu) gi + (vần) anh + thanh huyền. Viết thành “giành” khi nói đến sự nỗ lực, cố gắng để đạt được điều gì đó: giành giải nhất, giành đọc lập, giành giựt, …. 3.1.3 Giải nghĩa từ Muốn viết đúng chính tả, ngoài việc nghe phải gắn với việc hiểu nội dung của từ, cụm từ, câu, ... Việc giải nghĩa từ không chỉ được thực hiện trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu mà nó cũng rất cần thiết trong dạy học Chính tả. Đặc biệt khi học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo tiếng. Ví dụ: Tiếng “trông” và “chông” muốn dùng đúng, người viết phải phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của hai từ này từ đó rút ra cách viết đúng chính tả: + Viết là “trông” khi muốn nói về sự hi vọng, chờ đợi: trông mong, trông ngóng, trông cậy,... * Chỉ hoạt động (nhìn): trông coi, trông nom, trông chừng,... + Viết là “chông” khi nói về sự vật: chông tre, hầm chông,... * Chỉ sự khó khăn, nguy hiểm: chông gai * Nói đến sự không vững chãi, không chắc chắn: chông chênh
- Với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa tôi đã đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ. 3.1.4 Củng cố, khắc sâu mẹo luật, quy tắc chính tả Việc xây dựng các quy tắc chính tả, các “mẹo chính tả” giúp học sinh ghi nhớ một cách khái quát, có hệ thống: - Thường xuyên nhắc nhở học sinh ghi nhớ quy tắc: chữ ghi âm đầu “k, gh, ngh” đứng trước các nguyên âm i, e, ê, ia, iê đã được học từ lớp 1. - Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em nắm chắc những “mẹo” sau: + Phân biệt “tr” hay “ch”: Nếu chúng là các từ chỉ đồ vật trong gia đình, tên con vật hoặc chỉ người trong mối quan hệ họ hàng thì đa số được viết là “ch”. Ví dụ: cha, chú, cháu, ...; chăn, chiếu, chậu, chén, ...(ngoại lệ: tráp); chồn, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, .... Nếu chúng là từ chỉ vị trí thì ta ghi “tr”: Ví dụ: trên, trong, trước, ... + Phân biệt “s” hoặc “x”: Nếu chúng là từ chỉ tên cây, tên con vật hoặc tên chỉ các hiện tượng thiên nhiên thì ta ghi “s”: Ví dụ: sen, sắn, sung, su su, sầu riêng, ...; sâu, sẻ, sên, cá sấu, sư tử, ...(ngoại lệ: vịt xiêm); (ngôi) sao, (hạt) sương, sông, suối, ... Nếu chúng là tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến nấu nướng thì đa số ta ghi “x”: Ví dụ: xôi, xúc xích, xà lách, cái xoong, cái xiên (nướng), ....(ngoại lệ: siêu đất) + Phân biệt thanh hỏi - ngã thì: Phần nhiều các tiếng có phụ âm đầu là “m, n, nh, v, l, d, ng” thường được viết dấu ngã: Ví dụ: mạnh mẽ, nỗ lực, nhẫn nại, vĩ cầm, ngôn ngữ, lãng mạn, dĩ nhiên, ....
- Đa số tên họ cá nhân (họ của một người) được viết bằng dấu ngã: Ví dụ: Đỗ Văn Vũ, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Lữ Quỳnh Như, Võ Yến Nhi, .… Mẹo, luật thường khó nhớ. Vì thế trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên cho học sinh quan sát, nhắc nhở, khuyến khích các em luyện viết nhiều lần để tạo thói quen dùng từ đúng. Dựa vào các mẹo luật, tổ chức cho học sinh thi tìm tiếng có cùng một âm (vần), dấu thanh, … Ví dụ: Viết và trưng bày các mẹo luật quanh lớp, sưu tầm tranh ảnh có liên quan về một phụ âm (dấu thanh) sếp tạo hình, …. 3.2 Tổ chức đa dạng hoá các hoạt động học tập 3.2.1 Trò chơi học tập Trong các tiết học, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia vừa học vừa chơi một cách thoải mái các trò chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực của các em như thi đọc nhanh; thi tìm tiếng, từ có chứa âm, vần; ghép thẻ từ; thi tìm tiếng, từ sai và sửa lại cho đúng, .... Ví dụ: Tôi chuẩn bị thẻ từ có sẵn phần âm, vần, dấu thanh. Học sinh sẽ lên thi ghép thành tiếng từ với các âm- vần, dấu thanh đó với nhau sao cho đúng. Sau khi chơi và tiến hành nhận xét- đánh giá, tôi sẽ chọn một vài tiếng từ để các em phân tích, giải thích sự đúng sai ở mỗi tiếng- từ đó nhằm khắc sâu kiến thức. 3.2.2 Luyện tập, thực hành a. Ngay từ đầu năm học, tôi căn cứ vào tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh để thành lập các trọng điểm chính tả cần dạy. - Trong giảng dạy, tôi đã tiến hành xây dựng nội dung bài dạy phù hợp hơn với đối tượng học sinh lớp mình bằng cách điều chỉnh, thay thế một vài bài tập mà học sinh đã làm tốt bằng các bài tập khác mà các em hay mắc lỗi:
- Ví dụ: Học sinh lớp tôi một số em miền Bắc tuy còn phát âm sai giữa cặp phụ âm l/ n nhưng lại ít khi viết sai, các em thường sai các cặp phụ âm đầu tr/ ch; s/ x. Vì thế, trong tiết Chính tả ở một vài bài tập tôi đã thay thế các bài tập phân biệt cặp phụ âm l/ n bằng cặp phụ âm tr/ch; s/x; ... - Khi làm bài luyện tập, tôi cũng đã chia nhóm theo phương ngữ để học sinh thực hành nhằm giúp các em có điều kiện rèn luyện thường xuyên, liên tục. Vì dạng bài luyện tập thường có phần lựa chọn “a” hay “b” tương ứng với các lỗi sai của vùng miền; không nhất thiết chỉ lựa chọn một nội dung bài tập, tôi thường chọn cả hai phần bài cho một lần thực hành: Ví dụ: Bài Chính tả nghe - viết “Bài tập làm văn” thì ở bài tập 3 có hai phần: + 3a. Điền vào chỗ trống s hay x ? Tôi tổ chức chia nhóm đối với những em theo phương ngữ Bắc bộ cho học sinh thực hành luyện tập. + 3b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Tôi chia cho nhóm phương ngữ Nam bộ và Trung bộ thực hành. b. Để nâng cao kĩ năng viết đúng của học sinh, tôi đã đưa ra những đoạn văn, khổ thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và có ý thức chữa lại cho đúng (trong thời gian luyện tập hay phụ đạo học sinh). Ví dụ: Hãy gạch chân tiếng viết sai và sửa lại cho đúng câu văn sau: “Nghe kể truyện không hay bằng tự đọc truyện”. 3.2.3 Tự chấm, chữa bài Trong quá trình viết, tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh kiểm tra ngay lại chữ vừa viết để có thể chỉnh sửa kịp thời. Việc tổ chức soát lỗi cũng được tổ chức linh động sau khi học sinh viết xong bài viết. Để đỡ mất thời gian và có thể biết được chất lượng bài viết của đa số học sinh trong mỗi tiết học, tôi đã hướng dẫn các em cách tự phát hiện lỗi qua bài viết mẫu của bạn trên bảng phụ hoặc xem trực tiếp
- sách giáo khoa. Thời gian đầu, tôi đã hướng dẫn thật cụ thể với từng tiếng, từ. Sau đó nâng dần lên đến cụm từ, câu; thông qua việc soát lỗi giúp các em nhận biết được các lỗi sai trong bài viết của mình. Đồng thời, tôi luôn bám sát theo dõi kĩ những học sinh có năng khiếu và nhanh nhẹn để dần các em có thể hỗ trợ mình trong quá trình soát lỗi khi viết. Để tăng cường khuyến khích việc phát triển kĩ năng soát lỗi chính xác ở học sinh, tôi đã tổ chức các hình thức thưởng phạt nhẹ nhàng và vui vẻ như cộng điểm thưởng, phạt làm trò, tuyên dương, .... 3.2.4 Xây dựng nề nếp tự học a. Tự đọc: Để hỗ trợ cho quá trình viết tốt, tôi luôn nhắc nhở học sinh đọc trước đoạn (bài) sẽ viết ở nhà. Việc làm này vừa giúp các em rèn đọc tốt hơn, vừa ghi nhớ được mặt chữ. Buổi học sau ở 15 phút đầu giờ, tôi luôn cùng Ban cán sự lớp học trực tiếp kiểm tra, chỉnh sửa cho các em. Bên cạnh đó, tôi luôn chia nhóm “Đôi bạn cùng tiến” để các em có điều kiện học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng tiến bộ; đồng thời khêu gợi được sự yêu thương, đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. b. Tự viết: Trước mỗi tiết Chính tả, tôi đã yêu cầu học sinh tự học ở nhà thông qua việc tự mỗi học sinh tìm những từ ngữ mà các em dễ viết sai để quan sát và ghi nhớ mặt chữ. Sau đó, tập chép trước câu, đoạn Chính tả ở nhà và tự soát lỗi; mỗi tiếng sai các em sẽ gạch chân và tập viết lại một lần nữa. Việc này giúp các em dần dần khắc phục những lỗi chính tả thường mắc phải và cũng là dịp để các em rèn cách trình bày, rèn viết chữ đẹp hơn. Đây là một việc làm khá hữu hiệu đối với học sinh Tiểu học vì các em có khả năng ghi nhớ máy móc khá tốt, thuộc nhanh. Song song đó, tôi thường xuyên kiểm tra, uốn nắn, tiến hành cho các em phân tích và luyện viết các tiếng từ sai nhiều lần tại lớp. Ví dụ: Với bài nghe - viết “Cô giáo tí hon” thì cần cho học sinh quan sát và luyện viết từ khó mà các em dễ mắc lỗi như: tỉnh khô, trâm bầu, ríu rít vì học sinh dễ viết sai các từ này thành: tĩnh khô, châm bầu, díu dít.
- Với những học sinh thường viết sai, tôi dành nhiều thời gian để hướng dẫn cho các em; cùng các em tìm hiểu lỗi sai và gợi ý biện pháp khắc phục giúp các em tự tin hơn trong quá trình rèn viết đúng; kịp thời khuyến khích, động viên khi các em có những biểu hiện tiến bộ. 3.3 Kết hợp rèn viết Chính tả ở tất cả các môn học Viết sai chính tả sẽ làm mất đi ý nghĩa thực sự của câu văn, bài viết. Vì thế, quá trình rèn viết đúng chính tả cũng cần được tiến hành triệt để trong tất cả các môn học: - Trong môn Tiếng Việt: Để hỗ trợ quá trình rèn viết đúng, ngoài phân môn Tập đọc; khi dạy Luyện từ và câu, Tập làm văn, …tôi đã chú ý đến việc sử dụng từ ngữ của học sinh. Khi dạy Tập làm văn tôi chú ý học sinh cách dùng từ; với Luyện từ và câu, tôi cho các em đặt các loại câu thật nhiều lần và phát hiện chính tả sai trong câu; có thể hỏi “nếu như từ này đặt trong văn cảnh này thì nó có ý nghĩa gì không?” Ví dụ: + An luôn để giành bánh cho em mình. + Cha mẹ là người cho con lương tựa suốt đời. Những từ các em viết sai trong câu dẫn đến câu văn không còn rõ nghĩa, từ chỗ hiểu nghĩa, nêu nghĩa của câu thì các em sẽ khắc phục được lỗi chính tả. Việc làm này được tôi tiến hành một cách kiên trì, thường xuyên để giúp học sinh dần có ý thức rèn kĩ năng “viết đúng” trong mọi tình huống; góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục- đào tạo, đưa dạy học Chính tả vào đúng mục tiêu, đúng vị trí của nó. - Ở môn Toán: Trong quá trình trình bày bài giải có lời văn, nếu viết sai lỗi đề toán sẽ không có nghĩa, gây khó hiểu cho người đọc. Do đó, tôi luôn nhắc nhở học sinh chú ý đến câu chữ khi viết; hướng dẫn, yêu cầu các em đọc kĩ lại câu- từ khi đặt đề toán, viết lời giải, ....
- - Tiết sinh hoạt cuối tuần: Khi sinh hoạt lớp tôi luôn dành một phần thời lượng để tổ chức ôn luyện kĩ năng viết đúng chính tả (đã học trong tuần) cho học sinh thông qua các trò chơi như: Hái hoa dân chủ, Tìm đường về nhà, ... Quá trình vừa học vừa chơi đó sẽ giúp học sinh ghi nhớ, củng cố kiến thức sâu hơn. Trên đây là một vài biện pháp nhằm khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Để làm tốt điều này, giáo viên phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở; học sinh gặp sai ở phần nào thì giáo viên nên củng cố ngay phần đó để các em dễ nhớ và thấm sâu vào trí nhớ của các em. III. HIỆU QUẢ: Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh đã có những tiến bộ. Đa số học sinh đã ý thức được tầm quan trọng của tiếng nói phổ thông, vì thế khả năng phát âm chuẩn ngày một nâng lên. Tỉ lệ học sinh viết đúng chính tả tăng lên rõ rệt, tốc độ viết chính tả cũng vì thế mà nhanh hơn. 1. Kết quả điều tra về khả năng viết đúng Chính tả của học sinh Khả năng viết đúng Chính tả của học sinh lớp 31 do tôi phụ trách đã có những chuyển biến tích cực và được thể hiện qua các năm, cụ thể: Năm học 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 24/ 11 26/ 9 23/ 8 HS Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối mắc lỗi năm năm năm năm năm năm Về 15/ 24 4/ 24 18/ 26 3/ 26 12/ 23 3/ 23 âm đầu (62,5%) (16,7%) (69,2%) (11,5%) (52,2%) (13%) Về 9/ 24 3/ 24 10/ 26 1/ 26 7/ 23 0/ 23 dấu thanh (37,5%) (12,5%) (38,5%) (3,8%) (30,4%) (0%) Ngoài ra, ở phân môn Tập đọc tôi không còn phải mất nhiều thời gian để luyện phát âm; các tiết học trở nên nhẹ nhàng, hứng thú hơn. Học sinh thực hành
- các phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn cũng tốt hơn; các em luôn có sự chú ý khi viết nên câu chữ cũng vì thế mà dùng đúng hơn, hay hơn. 2. Công tác khác Trong công tác chuyên môn- tổ khối, qua việc triển khai áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm trong toàn trường, tôi cũng nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi tốt về hiệu quả của việc áp dụng biện pháp khắc phục lỗi âm đầu- dấu thanh cho học sinh từ các giáo viên chủ nhiệm trong và ngoài khối. Bên cạnh hiệu quả viết đúng chính tả, vì không còn phải chú ý đến lỗi khi viết nên chất lượng trong công tác rèn chữ - giữ vở của lớp tôi cũng vì thế mà ngày một hiệu quả hơn. Trong hội thi Vở sạch - Chữ đẹp của ba năm gần đây học sinh lớp tôi đều đạt được các kết quả khá tốt, cụ thể: - Năm học 2009- 2010: đạt 1 giải khuyến khích cấp trường. - Năm học 2010- 2011: đạt 1 giải nhất cấp trường. - Năm học 2011- 2012: đạt 1 giải nhất, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích cấp trường; đạt 1 giải ba cấp Huyện. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả, tôi thấy bản thân cần: - Nắm chắc quy trình, các bước lên lớp của một tiết dạy Chính tả theo khối lớp. - Chú ý đến những phương ngữ vùng miền tạo điều kiện cho quá trình giảng dạy và rèn luyện. Đặc biệt là bản thân phải luôn tự ý thức phát âm chuẩn. - Luôn rèn luyện để chữ viết rõ ràng, đều nét, đúng quy cách, tốc độ nhằm làm gương cho học sinh. - Cần làm thêm thẻ từ hoặc sưu tầm tranh ảnh, vật thật nhằm tạo nên một tiết học sinh động, hấp dẫn. Trong mỗi tiết dạy cụ thể phải vận dụng phối kết hợp nhiều phương pháp vì không phương pháp nào là vạn năng. - Việc sửa chữa và khắc phục lỗi viết Chính tả là một quá trình lâu dài và bền bỉ, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn nại; tránh việc hấp tấp, nóng vội sẽ không đạt kết quả.
- V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Phương pháp dạy học Tiếng Việt- Lê Phương Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga- NXBĐHSP- 2008. - Đổi mới phương pháp dạy học- Bộ GD& ĐT- NXBGD- 2006. - Các chuyên san tạp chí giáo dục có liên quan. - Sáng kiến của bạn bè đồng nghiệp- Mạng thông tin google. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng và bước đầu đạt được những hiệu quả rất khả quan. Trong quá trình trình bày có thể có những sai sót, kính mong Hội đồng chuyên môn xét duyệt, quý thầy cô, anh chị đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn chỉnh hơn và từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng việc dạy học phân môn Chính tả của đơn vị. Xin chân thành cảm ơn ! Mã Đà, ngày 20 tháng 06 năm 2012 Người viết Lưu Thị Nguyệt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp HS lớp 1 học tốt giải Toán có lời văn
59 p | 1593 | 189
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4
15 p | 1391 | 100
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn tiếng Anh 6
15 p | 957 | 76
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học
23 p | 2664 | 51
-
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7
22 p | 335 | 37
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Tập viết
22 p | 213 | 30
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời - Trường mầm non Hoa Hồng
32 p | 230 | 20
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
25 p | 1378 | 17
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk
25 p | 171 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
25 p | 169 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 học tốt môn Làm quen với Toán tại trường mầm non Hoa Sen
24 p | 186 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi phát triển khả năng sáng tạo khi vẽ trong hoạt động tạo hình
30 p | 190 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Âm nhạc
28 p | 130 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
22 p | 262 | 11
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng Việt
25 p | 162 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12
21 p | 103 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ yêu thích dân ca để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn trong giáo dục trẻ
28 p | 144 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn