intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Chia sẻ: Phan Thanh Thảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

163
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> <br /> I. Phần mở đầu<br /> 1. Lý do chọn đề tài.<br /> Trẻ  em là thế  hệ  tương lai của đất nước. Vì vậy, việc phát triển toàn  <br /> diện cho trẻ là vấn đề mà những nhà giáo dục cần phải quan tâm. Và giáo dục <br /> âm nhạc cho lứa tuổi mầm non đóng một vai trò không nhỏ trong việc giáo dục <br /> toàn diện cho trẻ  mầm non. Hát múa, đó là hoạt động chủ  yếu trong chương  <br /> trình giáo dục âm nhạc  ở  lứa tuổi mầm non. Quá trình trẻ  tiếp xúc và hoạt  <br /> động âm  nhạc như  nghe cô  hát, trẻ  tự  ca hát, nhẩy múa, chơi  trò chơi âm <br /> nhạc… sẽ  hình thành  ở  trẻ  những yếu tố  của một nhân cách phát triển toàn <br /> diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực có mối  <br /> quan hệ chặt chẽ với nhau.<br /> Trẻ  em  ở  độ  tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc, trẻ  thích nghe  <br /> nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Giáo dục âm nhạc hình  <br /> thành cho trẻ  tình yêu thiên nhiên, Tổ  quốc, tình yêu thương con người; hình  <br /> thành và phát triển  ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: tính  <br /> tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. <br /> Ở trường mầm non, tổ chức hoạt động âm nhạc bao gồm hoạt động hát, <br /> vận động theo nhạc và nghe nhạc. Quá trình tham gia các hoạt động với âm  <br /> nhạc như nghe hát, trẻ tự hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ <br /> hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, <br /> đó là sự  phát triển về  thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ  và thể  lực tạo điều kiện cho <br /> trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết. <br /> Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thành <br /> và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Trong chương trình giáo dục hiện  <br /> hành, âm nhạc là hoạt động giáo dục không thể  thiếu trong các trường mầm <br /> non. Trẻ nghe hiểu âm nhạc, nắm được một số  kĩ năng cơ  bản, thường xuyên  <br /> ca hát, vận động theo nhạc không những phát triển tính tích cực, năng động, <br /> sáng tạo mà có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng khiếu.<br /> Giáo dục thẩm mĩ trong trường mầm non là tạo môi trường giáo dục phát <br /> triển thẩm mĩ phù hợp với lứa tuổi mầm non, những điều kiện cần thiết nhằm  <br /> giúp trẻ có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc; <br /> đặc biệt là tạo cho trẻ niềm yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động âm <br /> nhạc. <br /> Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ  mầm non là một nhiệm vụ  vô  <br /> cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 1<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> Là một giáo viên, hơn ai hết tôi hiểu rõ các hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> cho trẻ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính  <br /> vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích  <br /> cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang”.<br /> <br /> <br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br /> ­ Mục tiêu của đề tài là: đưa ra một số biện pháp giúp trẻ  5­6 tuổi tham <br /> gia  tích cực trong  hoạt động giáo dục âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ <br /> Lang.<br /> ­ Nhiệm vụ của đề tài:<br />  + Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đưa ra các biện pháp sư  phạm để <br /> cải thiện thực trạng.<br /> + Áp dụng một số biện pháp sư phạm trong hoạt động giáo dục âm nhạc.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Giúp trẻ 5­ 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc.<br /> 4. Giới hạn của đề tài.<br /> Nội dung nghiên cứu: Một số  biện pháp giúp trẻ tham gia  tích cực trong <br /> hoạt động giáo dục âm nhạc.<br /> Đối tượng khảo sát: Học sinh  5­  6  tuổi, lớp  lá  phân hiệu buôn Dur 1, <br /> trường Mầm non Hoa Pơ Lang xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đăklăk.<br /> Thời gian: Từ tháng 9/2016 đến tháng 2 /2017.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu.<br /> a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br /> ­ Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu;<br /> ­ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br /> b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br /> ­ Phương pháp điều tra;<br /> ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;<br /> ­ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br /> c) Phương pháp thống kê toán học<br /> II. Phần nội dung <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 2<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> 1. Cơ sở lý luận<br /> Giáo dục âm nhạc là một hoạt động trong lĩnh vực giáo dục phát triển  <br /> thẩm mĩ cho trẻ mầm non nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm <br /> non, góp phần hình thành những yếu tố  đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị  cho <br /> trẻ vào học lớp 1. <br /> Giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ  thuật, nhằm phát triển  ở  trẻ <br /> khả năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp, hoạt động âm nhạc góp phần giáo dục <br /> trẻ mối quan hệ thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ. <br /> Âm nhạc là loại hình nghệ  thuật biểu hiện bằng âm thanh có sức tác <br /> động mạnh mẽ  đến tình cảm của con người. Ngôn ngữ  âm nhạc chính là giai  <br /> điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hòa âm, tiết tấu… diễn ra cùng với thời gian  <br /> đã thu hút, hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ,  đồng thời là  <br /> phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan  <br /> hệ  giao tiếp, trao đổi tình cảm… Trẻ  mầm non dễ  xúc cảm, vốn ngây thơ,  <br /> trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. <br /> Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm <br /> nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất <br /> đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản  ứng gắn với sự  thay đổi nhịp tim  <br /> mạch, sự trao đổi máu. <br /> Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi  <br /> hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, thường xuyên rèn luyện để có <br /> khả  năng biểu diễn. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ  làm quen với âm <br /> nhạc trong tất cả  hoạt động, cùng với tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc <br /> đối với sự phát triển toàn diện của trẻ  thì cách tổ  chức hình thức giáo dục âm <br /> nhạc như  thế  nào để  phát huy được hết tất cả  tính tích cực của trẻ  là điều <br /> chúng ta cần quan tâm. <br /> Đối với trẻ  mầm non nói chung, trẻ  5­6 tuổi nói riêng, âm nhạc là một <br /> trong những loại hình nghệ  thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, <br /> sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. <br /> Trẻ 5­ 6 tuổi có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc. Cảm giác  <br /> tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng được tích lũy nhiều hơn. Trẻ <br /> có   thể   vận   động   theo   nhạc   một   cách   nhịp   nhàng,   uyển   chuyển,   có   thể   di  <br /> chuyển các đội hình khác nhau, động tác truyền cảm, đôi khi có sự  sáng tạo  ở <br /> một mức độ nhất định. <br /> Trẻ  biết thể  hiện nhu cầu đối với âm nhạc và biết xác định được tính <br /> chất âm nhạc vui, buồn, âm thanh cao, thấp, to nhỏ, nhanh, chậm. Vì vậy, để <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 3<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> mục tiêu giáo dục âm nhạc cho trẻ  đạt hiệu quả  cao, người giáo viên cần áp  <br /> dụng các biện pháp tổ  chức hoạt động giáo dục âm nhạc một cách linh hoạt, <br /> lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. <br /> Căn cứ  thông tư  số  17/2009/TT­BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của <br /> Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục mầm non, <br /> quy định chương trình giáo dục mẫu giáo 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các <br /> mặt thể  chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ  năng xã hội và thẩm mỹ <br /> chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường Tiểu học. <br /> Căn   cứ   vào   thông   tư   36/2011/TT­BGDĐT   ban   hành   chương   trình   bồi <br /> dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non. <br /> Căn cứ  vào nhiệm vụ  trọng tâm trong năm học 201 6­2017  của trường <br /> Mầm non Hoa Pơ  Lang. Bản thân tôi xây dựng kế  hoạch, nội dung chương  <br /> trình giáo dục  âm nhạc cho  trẻ  5­6  tuổi,  lớp lá phân hiệu buôn Dur 1  trường <br /> Mầm non Hoa Pơ Lang bao gồm: <br /> + Cảm nhận và thể  hiện cảm xúc trước vẻ  đẹp của thiên nhiên, cuộc  <br /> sống gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm âm nhạc. <br /> + Một số  kĩ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo  <br /> nhạc).<br /> + Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc. <br /> 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br /> Trước khi thực hiện đề tài, trong quá trình giảng dạy nhà trường luôn tạo <br /> điều kiện giúp đỡ  về  một số  trang thiết bị, dụng cụ  dạy hoạt động giáo dục <br /> âm nhạc. Trẻ  ngoan ngoãn, thích tham gia vào các hoạt động do giáo viên tổ <br /> chức.<br /> Tổng số học sinh của lớp trong năm học 2016 ­ 2017 là: 32 trẻ<br /> Trong đó: Nữ là 16 cháu<br /> Dân tộc là 20 cháu<br /> Nữ dân tộc là 11 cháu<br /> Giáo viên chủ nhiệm: 2 giáo viên. <br /> Trình độ  chuyên môn giáo viên: Đạt chuẩn. Trong đó, bản thân tôi có  <br /> trình độ trên chuẩn.<br /> Khảo sát đầu năm:<br /> <br /> TT Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt<br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 4<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> <br /> Tổng  Tỷ lệ Tổn Tỷ lệ<br /> số (%) g số (%)<br /> <br /> 1 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia giờ học 16/32 50 16/3 50<br /> 2<br /> <br /> 2 Trẻ  hát   đúng   giai   điệu,   lời   ca   và   thể  19/32 59,4 13/3 40,6<br /> hiện sắc thái, tình cảm của bài hát 2<br /> <br /> 3 Khả năng vận động sáng tạo theo nhạc 15/32 46,9 17/3 53,1<br /> 2<br /> <br /> 4 Trẻ  hứng   thú   tham   gia   biểu   diễn   văn  14/32 43,8 18/3 56,3<br /> nghệ 2<br /> <br />   Qua bảng khảo sát trên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy trẻ  biết <br /> tham gia các hoạt động theo hướng dẫn của cô, tuy nhiên trẻ còn thụ động chưa <br /> tích cực, chưa hứng thú, chưa sáng tạo vận động, chưa biết cách thể  hiện sắc  <br /> thái, tình cảm của bài hát khi tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc. <br /> * Ưu điểm:<br /> Nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ một số  trang thiết bị dụng cụ, đồ <br /> dùng phục vụ hoạt động âm nhạc.<br /> Trẻ ngoan ngoãn, nhiều trẻ thích vận động, có trẻ còn rất hiếu động, thích <br /> tham gia vào các hoạt động do giáo viên tổ chức.<br /> Lớp có 2 giáo viên đạt trình độ  chuẩn, trong đó bản thân tôi là một giáo  <br /> viên có trình độ trên chuẩn, được đào tạo bài bản. Bản thân tôi luôn có tâm huyết <br /> với nghề, luôn có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, luôn quan  <br /> sát nắm bắt đặc điểm phát triển thẩm mĩ, đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của <br /> từng trẻ  trong lớp. Giáo viên biết khắc phục những khó khăn của nhà trường,  <br /> nghiên cứu kỹ chương trình và xây dựng phương pháp tổ chức giáo dục phù hợp <br /> với lứa tuổi của trẻ.<br /> * Tồn tại: <br /> Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, chỉ biết làm theo hướng dẫn của <br /> cô, chưa tích cực vận động. Trẻ  còn thụ  động khi tiếp thu kiến thức, không tự <br /> tin trong khi thực hiện các vận động, nhiều trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ giáo <br /> dục âm nhạc còn thiếu thốn.<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 5<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> Giáo viên chưa có kiến thức sâu, rộng, chưa nhiều kinh nghiệm  giảng <br /> dạy.<br /> Nhiều phụ  huynh chưa quan tâm và chưa dành thời gian để  phối hợp với <br /> giáo viên trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ.<br /> * Nguyên nhân chủ quan: <br /> Một số phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thật sự hấp dẫn, chưa  <br /> lôi cuốn trẻ, chưa sáng tạo. Giáo viên chưa nắm bắt kịp thời những đặc điểm <br /> phát triển tâm sinh lý của trẻ, chưa đầu tư nhiều đồ dùng dạy học trong giờ giáo <br /> dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi, thông qua các giờ học khác, trong các giờ học âm  <br /> nhạc, giờ hoạt động góc.<br /> * Nguyên nhân khách quan: <br /> Lớp học có loa, đầu đĩa, ti vi và một số  dụng cụ  âm nhạc như  xắc xô,  <br /> mõ. Cơ  sở  vật chất nhà trường  còn thiếu thốn  như: Trang thiết bị, đồ  dùng, <br /> dụng cụ phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc. Diện tích lớp học chật hẹp, <br /> chưa đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non.<br /> 100% phụ huynh học sinh làm nghề  nông, trình độ  học vấn thấp, kinh tế <br /> còn nhiều khó khăn nên phụ  huynh cũng không quan tâm đến việc giáo dục âm  <br /> nhạc cho trẻ. <br /> Đối tượng học sinh có tới 62,5% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, <br /> sống trong vùng kinh tế khó khăn, trẻ không được va chạm nhiều với làng xóm,  <br /> thế  giới xung quanh vì vậy đa phần trẻ  còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, còn thụ <br /> động trong các hoạt động. Trẻ còn hạn chế về Tiếng Việt, chưa tự tin trong giao <br /> tiếp. <br /> Chính vì những bất cập khi tổ  chức các hoạt động giáo dục âm nhạc , tôi <br /> luôn băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để  tìm ra những biện pháp để giúp trẻ <br /> tích cực tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc và tôi đã tìm ra một số  giải pháp <br /> như sau.<br /> 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: <br /> a. Mục tiêu của giải pháp<br /> Xây dựng môi trường thân thiện, đầy đủ  về  đồ  dùng, dụng cụ  và một số <br /> thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục âm nhạc. Góp phần giúp trẻ phát triển toàn <br /> diện về mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm­ xã hội, thẩm mĩ.<br /> Làm cho giờ  học sinh động, lôi cuốn, giúp trẻ  hứng thú, tích cực , chủ <br /> động, sáng tạo khi tham gia hoạt động, khơi dậy năng khiếu âm nhạc cho trẻ. <br /> Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn.<br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 6<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> Trẻ  được hoạt động tích cực, trải nghiệm những cảm xúc tích cực, vui  <br /> tươi qua các giai điệu, lời ca, trò chơi âm nhạc cũng như giúp trẻ mạnh dạn, tự <br /> tin hơn, nói năng, ứng xử lưu loát hơn. Trẻ được trực tiếp trải nghiệm với dụng <br /> cụ  âm nhạc, trang phục biểu diễn văn nghệ,  những kỹ  năng của trẻ  cũng trở <br /> thành những kỹ xảo khi trẻ tích cực hoạt động.<br /> Giúp cho phụ huynh nhận thức được sự cần thiết phải quan tâm đến hoạt <br /> động giáo dục âm nhạc cho trẻ.<br /> Giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp <br /> vụ trong hoạt động giáo dục âm nhạc.<br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br /> Để giúp trẻ tích cực hứng thú trong thực hiện nội dung giáo dục phát triển <br /> vận động, tôi đã thực hiện một số giải pháp, biện pháp cụ thể:<br /> * Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giúp trẻ hoạt động âm nhạc<br /> Trẻ mầm non được tiếp xúc với hoạt động âm nhạc thông qua giờ học âm <br /> nhạc, mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động góc, các giờ học khác, qua biểu diễn văn  <br /> nghệ. Vì thế, giáo viên cần tạo môi trường thân thiện, không khí vui tươi giúp <br /> cho trẻ  hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc; giúp trẻ  có được nhiều <br /> cảm xúc và rèn luyện những kĩ năng xã hội cho trẻ. <br /> Trường lớp đảm an toàn, gần gũi với trẻ, trang trí phòng lớp đẹp giúp trẻ <br /> hứng thú tham gia hoạt động. Cô giáo luôn chú ý đến những hành vi, cử chỉ, lời  <br /> nói, thái độ  của mình phải thân thiện, gần gũi trẻ, đúng tác phong sư  phạm để <br /> trẻ học tập.<br /> Giáo  viên sử  dụng các đồ  dùng, đồ  chơi, nguyên vật liệu sẵn có, quen <br /> thuộc, gần gũi với trẻ  sẽ  tạo cho trẻ  thêm phần hứng thú tham gia hoạt động. <br /> Chuẩn bị  cho trẻ  nhiều đồ  dùng, đồ  chơi, nguyên vật liệu sẵn có, quen thuộc, <br /> gần gũi với trẻ như: tre, nứa, lá cây, hộp nhựa, sắt tây, và có thể  sử  dụng thìa, <br /> đũa, vung xoong, nồi, chảo, đá, chai lọ, xắc xô, các nguyên vật liệu sẵn có của <br /> địa phương như: kèn, khèn, sáo… <br /> Ví dụ: Dạy vận động bài “Lá xanh” cho trẻ cầm lá cây vận động, múa hát <br /> và chơi trò chơi về lá cây…<br /> Giáo viên có thể tự làm một số đồ dùng dụng cụ âm nhạc ví dụ như: <br /> Xúc xắc: Từ  một vỏ  chai nước khoáng, đổ  những viên sỏi vào chai với  <br /> một lượng nhất định, dùng mảnh vải màu chùm lên, buộc lại và thắt nơ phía đáy  <br /> chai cho đẹp. Cầm lắc lên sẽ  tạo ra tiếng kêu mà sau này có thể  dùng để  chơi <br /> nhiều trò khác nhau.<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 7<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> Phách tre: Từ  những đoạn tre dài khoảng một gang tay, chẻ  tre ra từng  <br /> mảnh to bằng ngón tay, vót tre cho mịn lớp bề mặt, quét sơn màu những đoạn tre <br /> đã vót để có những cặp phách màu sắc đẹp. <br /> Tận dụng những phế  thải như: Dùng những hộp sắt tây đựng bánh, kẹo <br /> để tạo nên những tiếng kêu sinh động…<br /> Khu vực hoạt động âm nhạc cần được bố  trí, sắp xếp một cách hài hòa, <br /> nhẹ  nhàng, khuyến khích và tạo cơ  hội cho trẻ  được hoạt động tích cực, trải <br /> nghiệm những cảm xúc tích cực, vui tươi qua các giai điệu, lời ca, trò chơi âm <br /> nhạc cũng như  giúp trẻ  mạnh dạn, tự  tin hơn, nói năng,  ứng xử  lưu loát hơn.  <br /> Những đồ  dùng, đồ  chơi âm nhạc được sắp xếp theo từng nhóm riêng nhưng  <br /> đảm bảo gọn gàng, đẹp mắt và thuận tiện khi giáo viên và trẻ  lấy ra sử  dụng. <br /> Đồ dùng, trang phục cho hoạt động hát múa, biểu diễn văn nghệ gần gũi với trẻ, <br /> đậm đà bản sắc dân tộc.<br /> * Giải pháp 2: Giúp trẻ hứng thú, tích cực hoạt động âm nhạc thông qua  <br /> giờ học giờ học âm nhạc, mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động góc, các giờ học khác,  <br /> qua biểu diễn văn nghệ.<br /> * Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc.<br /> Một giờ dạy âm nhạc giáo viên xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ <br /> học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động.<br /> ­ Nếu trọng tâm là nghe hát, nghe nhạc thì giáo viên cần lựa chọn bài hát, <br /> bản nhạc phù hợp với chủ  đề, lứa tuổi, thực tế   ở  địa phương, độ  dài của bài <br /> vừa phải. Giáo viên lựa chọn các bài cho trẻ nghe trong một năm học phải khác  <br /> nhau về  nội dung, hình thức và thể  loại. Cần tuyển chọn tác phẩm chứa đựng <br /> tính nhân đạo, đi sâu vào thế  giới tình cảm của trẻ, có hình  ảnh vừa sức (phù <br /> hợp) với trẻ  em. Các tác phẩm nghe nhạc, nghe hát phải phong phú, không bó  <br /> hẹp trong chương trình quy định. Giáo viên nên lựa chọn những bài hát mới, trẻ <br /> chưa hề được nghe thì trẻ sẽ có sự hứng thú, tò mò và muốn khám phá. Với các <br /> bài hát quen thuộc thì trẻ  có thể  hòa nhập với bài ngay bằng cách hát theo, làm <br /> điệu bộ theo, nhưng nó rất dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, mất tập trung.<br /> Để  tạo không khí phấn khởi, vui tươi, hào hứng cho trẻ  thì lớp học cần  <br /> được trang trí một vài thứ  khác với mọi ngày, có một vài đồ  dùng, vật dụng,  <br /> tranh  ảnh phát họa nội dung bài, giáo viên mặc trang phục phù hợp với bài hát. <br /> Chuẩn bị các thiết bị, nhạc cụ hỗ trợ như âm thanh, ti vi, máy tính, máy chiếu…<br /> Ví dụ: Bài hát “Cò lả”­ dân ca Bắc Bộ  thì mặc trang phục dân ca vùng <br /> đồng bằng Bắc Bộ…<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 8<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> Trong quá trình cho trẻ nghe nhạc, tất cả các hoạt động phải được diễn ra  <br /> một cách liên hoàn, nhịp nhàng và linh hoạt, tránh sự  nhàm chán, đơn điệu, tẻ <br /> nhạt. Khi bắt đầu tiến hành cho trẻ  nghe nhạc, giáo viên cần giới thiệu bằng  <br /> ngôn ngữ trong sáng, súc tích, sinh động, hấp dẫn về hình tượng âm nhạc, tên tác <br /> phẩm, tác giả, cần thiết dựa vào lời ca, sự biểu cảm hoặc vận động để khơi gợi <br /> trí tưởng tượng của trẻ.<br /> Ví dụ: Nghe hát bài “Những đám mây sẽ kể” – sáng tác Đỗ Trí Dũng<br /> Bước 1: Giới thiệu trước khi cho trẻ nghe.<br /> Giáo viên giới thiệu: Thiên nhiên trong cuộc sống của chúng ta rất tươi  <br /> đẹp và thú vị: các con hãy lắng nghe bài hát sau đây của nhạc sĩ Đỗ  Trí Dũng <br /> xem “những đám mây, dòng sông, mùa xuân…” kể về điều gì nhé!<br /> Hoặc dùng powerpoint trình chiếu những hình  ảnh có liên quan đến nội <br /> dung bài hát “Những đám mây sẽ  kể” kết hợp  đàm thoại về  thiên nhiên để <br /> hướng sự  chú ý của trẻ  tới nội dung tác phẩm sắp được nghe. Có thể  cho trẻ <br /> nghe một đoạn nhạc bài hát để làm tăng thêm sự chú ý của trẻ…<br /> Bước 2: Hát cho trẻ nghe<br /> Giáo viên hát thể hiện tình cảm, hát kết hợp với nhạc không lời.<br /> Sau khi cho trẻ  nghe nhạc, giáo viên hỏi trẻ  về  tên bài hát, tên tác giả.  <br /> Cũng có thể cho trẻ tự đặt tên bài hát sáng tạo. Hỏi trẻ về tính chất âm nhạc êm  <br /> dịu hay sôi nổi, vui vẻ hay êm ái…<br /> Giáo viên tâm tình với trẻ về nội dung bài hát (kèm hình ảnh minh họa nội <br /> dung bài hát).<br /> Giáo viên làm động tác, múa minh họa theo băng cát­ xét, đĩa tiếng, có thể <br /> mời trẻ cùng tham gia phụ họa. <br /> Giáo viên mở nhạc có lời do ca sĩ hát, giáo viên và trẻ cùng làm động tác, <br /> múa minh họa. <br /> Mời các nhóm nam, nữ thi tài làm động tác, múa minh họa theo nhạc.<br /> Cho trẻ xem, nghe đĩa hình bài hát “Cò lả” do ca sĩ hát.<br /> Các tổ thi đua làm động tác, múa minh họa theo nhạc.<br /> Giáo viên mời một số trẻ thể hiện tài năng hát và vận động minh họa theo  <br /> nhạc…<br /> ­ Nếu trọng tâm là dạy hát, giáo viên cần tập trung vào nội dung chính là <br /> tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Tùy vào đối tượng học sinh  <br /> mà giáo viên lựa chọn bài hát theo chủ đề sao cho vừa sức với trẻ của lớp mình.  <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 9<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> Cần tuyển chọn các bài hát có chất lượng nghệ thuật, giàu lòng nhân ái và mang <br /> đậm tính nhân văn, gần gũi với đời sống tình cảm và đáp  ứng được nhu cầu <br /> hứng thú với âm nhạc của trẻ.<br /> Giáo viên giới thiệu cho trẻ tên bài hát, tên tác giả, dẫn dắt trẻ nghe bằng  <br /> các thủ thuật với mục đích tập trung sự chú ý của trẻ đến nội dung, hình tượng <br /> nghệ thuật, khơi gợi trí tưởng tượng và sự hình dung ở trẻ. <br /> Ví dụ: Bài hát nào nói lên ba con vật nuôi trong gia đình? Đó là bài hát: “Gà  <br /> trống, mèo con và cún con”.<br /> Nếu là bài hát dân ca, hát ru thì giải thích cho trẻ là bài hát có nhiều người <br /> sáng tác hoặc bài hát được ra đời từ một vùng miền nào đó. <br /> Ví dụ: Bài hát “Lí cây xanh” – dân ca Nam Bộ, là do người dân sinh sống ở <br /> Nam Bộ sáng tác từ “ngày xửa ngày xưa”, “từ lâu lắm rồi”…<br /> Giáo viên giới thiệu nội dung và tính chất bài hát bằng từ  ngữ, hình  ảnh <br /> gần gũi với trẻ để giúp trẻ hiểu rõ hơn, ghi nhớ tốt hơn, hứng thú lắng nghe cô  <br /> giới thiệu nội dung và tính chất của bài hát.<br /> Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật, dạy bài hát “Đố bạn”có thể kết hợp cho  <br /> trẻ xem clip về các con vật tương  ứng với mỗi câu hát, đến câu hát về  con vật <br /> nào thì trẻ xem hình ảnh tương ứng về con vật đó… <br /> Để lôi cuốn trẻ hứng thú lắng nghe cô hát mẫu bài hát thì giáo viên cần sử <br /> dụng biện pháp trực quan truyền cảm, cô biểu diễn bài hát trọn vẹn, hát đúng, <br /> hát hay, rõ lời, hát cùng với giai điệu của đàn hoặc mở đĩa nhạc không lời, để trẻ <br /> cảm thụ  được bài hát theo đúng nội dung, tình cảm của bài hát cũng như  từng <br /> cung bậc âm thanh của bài. <br /> Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng” của Phạm <br /> Tuyên ở nhịp độ vừa phải; cần nhấn rõ vai trò tiết tấu bằng cách kết hợp tiếng <br /> trống sư tử. <br /> Trong quá trình dạy trẻ hát, giáo viên cho trẻ nghe và hát nhiều lần theo cô, <br /> theo giai điệu của bài hát trên đàn, hoặc băng đĩa nhạc không lời nhằm giúp trẻ <br /> hứng thú, tích cực học hát cùng cô và bạn. Trong quá trình cho trẻ hát, giáo viên <br /> lắng nghe để  phát hiện trẻ  hát sai, phát âm sai thì sau khi hát hết bài, giáo viên  <br /> động viên khuyến khích trẻ tập hát lại chỗ đó vài lần (giáo viên chú ý không chê <br /> bai trẻ khi trẻ hát sai), trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ hát đúng, hát  <br /> hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ  học tốt hơn, tích  <br /> cực hơn trong học tập.<br /> ­ Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, giáo viên hướng dẫn trẻ cách vận <br /> động theo bài hát để  tạo cho bài hát hay hơn, trẻ  hứng thú hơn. Cho trẻ  vận  <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 10<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> động theo nhạc nhằm giúp trẻ  cảm nhận và thể  hiện nhịp điệu âm nhạc bằng <br /> các vận động của cơ  thể  phù hợp với nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc, qua <br /> đó giúp trẻ có cơ hội thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động âm nhạc.<br /> Căn cứ  vào nội dung của bài, giáo viên phác họa một số  động tác vận <br /> động hợp lý và nhẹ nhàng, hài hòa, phù hợp với giai điệu, tiết tấu của bài hát để <br /> giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vận động. <br /> Một bài hát nhanh – vui không thể có những động tác chậm chạp; ngược <br /> lại, một bài vừa phải­ nhẹ nhàng không thể có những động tác nhanh được. Khi <br /> trẻ  làm tốt các động tác vận động đơn giản, giáo viên hướng dẫn cho trẻ  múa  <br /> một số động tác cơ bản và khuyến khích trẻ sáng tạo bằng những động tác của <br /> chính mình.<br /> Ví dụ: Vận động bài hát “Bác đưa thư vui tính” ­ nhạc và lời: Hoàng Lân, <br /> giáo viên cho trẻ làm các động tác như sau: <br /> Động tác 1: “Kính coong, bác đưa thư  đang tới nhà em. Xe đạp kêu kính <br /> kính coong. Thấy chiếc xe em chạy lon ton”<br /> 2 tay giả động tác cầm ghi đông xe đạp. Người lắc lư theo xe đi từ ngoài  <br /> vào lớp. <br /> Động tác 2: “Cầm lấy thư nói cảm ơn. Này em bé ngoan”<br />  Tay phải vẫy nhẹ theo nhịp bài hát.<br /> “…Cầm ngay lá thư” <br /> Tay phải từ từ lật bàn tay, đưa thư.<br /> “….Mau đưa thư cho bố nhé!”<br /> Tay phải chỉ, dùng ngón trỏ chỉ theo nhịp bài hát. <br /> Động tác 3: “Kính coong kính coong. Bác đưa thư đi rồi”<br /> 2 tay giả  động tác cầm ghi đông xe đạp người lắc lư  theo xe đi ra khỏi <br /> lớp.<br /> Cô cho từng cặp hai trẻ: Một trẻ đóng vai người đưa thư, một trẻ đóng vai  <br /> người nhận thư vận động theo nhạc. Sau đó cho trẻ tự sáng tạo động tác theo ý <br /> thích của trẻ.<br /> Do trẻ  học thông qua bắt chước nên giáo viên phải làm mẫu nhiều lần. <br /> Những động tác múa cần rõ ràng, đúng tính chất âm nhạc, có đường nét đẹp, có  <br /> diễn cảm. Nếu là hát kết hợp vận động vỗ tay, gõ… theo nhịp bài hát, phách lời  <br /> ca, phách, nhịp thì giáo viên thể hiện đồng thời một cách dễ dàng; trong tổ chức  <br /> có nhiều trẻ tham gia vận động, di chuyển đội hình múa, động tác cháu trai khác <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 11<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> cháu gái,… thì giáo viên cần phải sử dụng biện pháp trình bày kết hợp dùng lời  <br /> giải thích động tác của cháu trai trước, cháu gái sau. <br /> Ví dụ: Vận động bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng” – nhạc và lời: Phạm <br /> Tuyên.<br /> Cô đeo trống cơm và múa cho trẻ xem, động tác múa như sau:<br /> Động tác nam:<br /> Động tác 1: “Tùng dinh dinh dinh cắc tùng dinh dinh dinh”<br /> Chân trái chống gót chếch sang trái một bước, chân phải hơi khuỵu, hai tay <br /> giả  làm động tác đánh trống vỗ  vào phách mạnh của ô nhịp thứ  hai đến “cắc  <br /> tùng dinh dinh dinh” đổi bên.<br /> Động tác 2: “Rước vui theo trăng rồi phá cỗ linh đình”<br /> Hai tay chống hông chân nhảy lò cò theo nhịp bài hát từng chân một.<br /> Động tác 3: “Kìa ông trăng thanh lướt trời mây bao la”<br /> Hai tay làm hình vòng cung trên đầu quay tròn hai vòng tại chỗ.<br /> Động tác 4: “Ánh trăng vàng tươi càng thêm sáng sân nhà”<br /> Hai tay giang sang bên, lòng bàn tay nắm hờ, chân trái nhảy lò cò chân phải <br /> đá lăng, rồi đổi bên theo nhịp bài hát.<br /> Động tác nữ:<br /> Động tác 1: “Tùng dinh dinh dinh cắc tùng dinh dinh dinh”<br /> Chân trái chống gót chếch sang trái một bước vào phách mạnh ô nhịp thứ <br /> hai vào chữ “dinh” hai tay chống hông, rồi đổi bên theo nhịp bài hát.<br />  Động tác 2: “Rước vui theo trăng rồi phá cỗ linh đình”<br /> Tay trái giơ  cao, tay phải đưa ngang ngực cuộn cổ  tay nhảy lò cò từng <br /> chân một theo nhịp bài hát rồi đổi bên.<br /> Động tác 3: “Kìa ông trăng thanh lướt trời mây bao la”<br /> Hai tay giang sang hai bên vẫy nhẹ, quay tại chỗ một vòng.<br /> Động tác 4: “Ánh trăng vàng tươi càng thêm sáng sân nhà”<br /> Hai tay giang sang bên, lòng bàn tay nắm hờ, nhảy lò cò từng chân một  <br /> theo nhịp bài hát.<br /> Cô cho trẻ hát (hai lần) theo nhạc để cô múa cho trẻ xem cả động tác nam  <br /> và nữ.<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 12<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> Sau đó cô mời bạn nam múa với cô, bạn nữ hát theo nhạc. Cô mời bạn nữ <br /> múa với cô, bạn nam hát theo nhạc.<br /> Cho từng đôi nam – nữ múa theo nhạc…<br /> ­ Nếu trọng tâm là trò chơi âm nhạc, giáo viên xác định mục tiêu phát triển <br /> khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Thông qua trò chơi, trẻ <br /> trực tiếp thực hiện và cảm nhận sự nhanh chậm, cao thấp, to nhỏ của âm thanh <br /> một cách tự nhiên nhất. <br /> Có nhiều loại trò chơi âm nhạc, trong đó các trò chơi cho trẻ làm quen với <br /> cao độ và tiết tấu sẽ giúp trẻ bước đầu làm quen và cảm thụ âm nhạc một cách <br /> thuận lợi nhất. Khi tổ  chức chơi, giáo viên giới thiệu trò chơi, phổ  biến cách <br /> chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng và chơi mẫu cho trẻ xem trước. <br /> Ví dụ: Trò chơi “Âm thanh của bé”<br /> Mục đích: Cho trẻ  làm quen với tiết tấu đơn giản và phân biệt âm thanh  <br /> phát ra từ vật có chất liệu khác nhau.<br /> Chuẩn bị: Một  ống tre, một bát ăn bằng nhựa, một ca bằng inox, một <br /> trống cơm, một đôi đũa…<br /> Cách chơi: Xếp các đồ lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải như sau: ống  <br /> tre – bát – ca – trống. Giáo viên dùng đũa đánh mẫu tiết tấu từ dễ đến khó, mỗi  <br /> tiết tấu gọi 1 đến 2 trẻ lên hỏi gõ vào đồ vật nào, rồi để trẻ gõ lại.<br /> Khi trẻ  chơi quen, giáo viên gọi một trẻ  lên tự  sáng tạo các tiết tấu của <br /> riêng mình rồi mời trẻ khác lên gõ lại.<br /> Trong khi tổ chức cho trẻ chơi, cần khuyến khích, động viên các trẻ tham  <br /> gia, cổ vũ, nâng cao dần yêu cầu chơi.<br /> Ví dụ: Trò chơi “Tai ai thính”<br /> Mục đích: Rèn luyện cho trẻ nghe phân biệt âm sắc giọng hát của bạn, âm <br /> thanh của một số  dụng cụ  gõ và nhận ra những bài đã học (tên bài hát, tên tác  <br /> giả).<br /> Chuẩn bị: Mũ chóp kín, một số  dụng cụ gõ phách tre, xắc xô, trống… và <br /> một số bài hát theo chủ đề đang thực hiện.<br /> Cách chơi: Cô gọi một trẻ lên đội mũ chóp kín và chỉ  định một cháu khác  <br /> hát một bài hát bất kỳ theo chủ đề  đã học. Cô bỏ  mũ chóp và hỏi trẻ: Bạn nào <br /> hát? Bạn hát bài gì? Những lần chơi tiếp theo có thể thay đổi và hỏi thêm: Một <br /> bạn hay nhiều bạn hát? Bạn hát và cô gõ nhạc cụ gì? Bài hát do ai sáng tác? ...<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 13<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> Trong quá trình giảng dạy, giáo viên lựa chọn các phương pháp giáo dục  <br /> âm nhạc phù hợp với tình hình thực tế  của lớp, khả  năng của trẻ  để  giúp trẻ <br /> hứng thú, tích cực tham gia trong các hoạt động.<br /> * Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi.<br /> Khả  năng cảm thụ  âm nhạc của trẻ  không thể  tự  phát triển, vì vậy giáo  <br /> viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi như: Trong giờ đón trẻ, <br /> trả trẻ, giờ thể dục buổi sáng, giờ  hoạt động ngoài trời, giáo viên lựa chọn các <br /> bài hát, bản nhạc nhẹ  nhàng, mở  đĩa với âm lượng nhỏ  để  làm nền khi trẻ  ăn,  <br /> lúc đi ngủ trưa, trong giờ chơi tự do buổi chiều…<br /> Ví dụ: Vào giờ  đón trẻ, cho trẻ  nghe nhạc, nghe những bài hát trong và <br /> ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi trẻ  mầm non như: “Em đi mẫu giáo”, <br /> “Cháu đi mẫu giáo”, “Vui đến trường”, “Lời chào buổi sáng”, “Đi học”…<br /> Vào giờ thể dục buổi sáng, giáo viên lựa chọn những bài hát hành khúc có <br /> giai điệu vui, khỏe khoắn. <br /> Âm nhạc trong giờ thể dục tạo không khí sôi nổi, phấn chấn, giúp trẻ vận <br /> động nhịp nhàng với giai điệu bài hát. Giáo viên lựa chọn cho trẻ  nghe nhạc và <br /> tập các động tác theo nhạc các bài hát phù hợp với chủ đề như: Chủ đề thực vật, <br /> cho trẻ  tập các động tác hô hấp, tay, chân, bụng, bật theo nhạc bài hát “Em yêu <br /> cây xanh”…<br /> Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc; lựa chọn các <br /> bài hát trong lúc dạo chơi có giai điệu vui tươi, trong sáng, nội dung gần gũi, dễ <br /> hiểu, phù hợp với phong cảnh thiên nhiên, sự  vật hay hiện tượng trẻ đang tiếp  <br /> xúc. Hát khi đi dạo làm tăng khả  năng cảm thụ  của trẻ trước vẻ đẹp của thiên  <br /> nhiên. Cho trẻ hát những bài hát có nội dung theo chủ đề, qua đó giáo dục cho trẻ <br /> thông qua nội dung lời ca của các bài hát đó. <br /> Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát vườn hoa. <br /> Sau khi cho trẻ  quan sát xong, giáo viên cho trẻ  hát bài “Hoa trường em”, <br /> qua đó, trẻ  được củng cố  lại bài hát đã được học. Giáo dục cho trẻ  biết chăm  <br /> sóc vườn hoa, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh, biết <br /> vâng lời cô giáo, yêu trường mến lớp.<br /> Vào giờ  trẻ  ăn cùng bạn bè, cho trẻ  nghe bài hát như: Mời bạn ăn (Trần  <br /> Ngọc)… thay cho lời mời và động viên nhau ăn ngon miệng.<br /> Trước giờ  đi ngủ  là thời điểm thích hợp cho trẻ  nghe từ  bài có tính chất <br /> nhắc nhở  như  “Đi ngủ” của Hoàng Văn Yến, đến những bài hát ru: Ru con  <br /> (Nguyễn Văn Tý), khúc hát ru của người mẹ trẻ (Phạm Tuyên)… giúp trẻ đi vào  <br /> giấc ngủ đầm ấm, dễ chịu.<br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 14<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> Buổi chiều, sau khi ngủ dậy, trẻ cũng cần được nghe các bài ca, bản nhạc <br /> không lời mang tính chất vui vẻ, thanh thản, nhộn nhịp. Trẻ được nghe nhạc sau <br /> khi ngủ dậy giúp cho trẻ tỉnh táo hơn sau giấc ngủ trưa.<br /> Trong hoạt động chiều, cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo  <br /> ý muốn, trẻ  hát, múa, chơi trò chơi âm nhạc, cô động viên khuyến khích tất cả <br /> trẻ trong lớp cùng tham gia để trẻ  có cơ  hội học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc <br /> và cùng hợp tác biểu diễn.<br /> Trong giờ  chơi tự  do và chờ  bố  mẹ  đến đón về, giáo viên cho trẻ  nghe <br /> những bài hát mà trẻ ưa thích, nội dung bài lành mạnh: dân ca, ca khúc thiếu nhi, <br /> hoặc nghe củng cố bài đã học,sắp học.<br /> Trẻ  được nghe nhạc nhiều lần sẽ  cảm nhận được giai điệu của bài hát, <br /> thích nghe hát, muốn được thể hiện bài hát, hát được như bạn…<br /> Như  vậy,  ở  trường mẫu giáo từ  lúc hát đến trường cho đến khi bố  mẹ <br /> đón, âm nhạc luôn luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. <br /> Nếu vắng bóng lời ca tiếng hát thì trường lớp đối với các cháu thật buồn  <br /> tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ày của trẻ, làm cho trẻ  thêm  <br /> linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ.<br /> * Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác.<br /> Trong mọi hoạt động, âm nhạc là một trong các nội dung bổ trợ nhằm gây <br /> hứng thú cho trẻ  vào học nội dung mới, giáo viên có thể  tích hợp với giáo dục <br /> âm nhạc theo từng bài học phù hợp với chủ đề. <br /> Ví dụ: Giờ hoạt động làm quen văn học.<br /> Đề  tài: Thơ  “Làm anh”, giáo viên cho trẻ  hát bài “Cả  nhà thương nhau”,  <br /> “Nhà mình rất vui”… khi trò chuyện dẫn dắt, chuyển hoạt động, khi tổ chức trò  <br /> chơi… qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát <br /> đã học, không những giúp trẻ  làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ  hứng thú <br /> hơn trong giờ học.<br /> Giờ tổ chức hoạt động khám phá khoa học: <br /> Đề tài: Trò chuyện về một số động vật nuôi trong gia đình, có các hát bài <br /> “Gà trống, mèo con và cún con”; “Ai cũng yêu chú mèo”; “Con gà trống”; “Một <br /> con vịt”… qua đó hình thành cho trẻ  tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ <br /> biết lợi ích của vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ <br /> các con vật nuôi…<br /> Giờ tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình:<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 15<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> Đề tài: Vẽ con gà trống, nghe nhạc kết hợp “Con gà trống” – nhạc sĩ Tân <br /> Huyền.<br /> Đề tài: Xé, dán đàn cá, nghe nhạc kết hợp “Cá vàng bơi” – nhạc sĩ Hà Hải.<br /> Trong hoạt động làm quen với toán, giáo viên có thể sử dụng âm nhạc giúp <br /> trẻ làm quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thông qua các trò chơi <br /> với lời ca có số, số người tham gia…<br /> Tích hợp âm nhạc trong các hoạt động giáo dục thể chất thì các vận động  <br /> của trẻ trở nên dễ dàng và giúp trẻ học hứng thú hơn nhiều. Giáo viên có thể mở <br /> những đoạn nhạc có tiết tấu nhịp nhàng cho các vận động chạy, nhảy, hay nhạc  <br /> vui nhộn hoặc nhẹ nhàng cho các hoạt động tinh…<br /> Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại các  <br /> bài hát đã học, làm quen các bài hát mới, việc tích hợp giáo dục âm nhạc còn giúp <br /> cho giờ học nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn.<br /> * Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc.<br /> Trong một giờ  hoạt động chung, tất cả  trẻ  không thể  hát thuộc và vận <br /> động thành thạo bài hát, vì lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Cần cho  <br /> trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở góc. <br /> Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa <br /> lại những bài hát đã được học và thích phản ảnh lại những việc làm của người <br /> lớn. Hoạt động góc giúp trẻ  ôn luyện, củng cố, vận dụng kĩ năng vào các trò <br /> chơi, hoạt động sáng tạo. Giáo viên giúp trẻ  thực hiện các hoạt  động nghệ <br /> thuật: Nghe nhạc, xem đĩa hình, sử dụng nhạc cụ, diễn kịch.<br /> Ví dụ: Trong ngày thứ 5, sau giờ học âm nhạc, học hát bài “Cô giáo miền <br /> xuôi”, thì khi đến giờ  hoạt động góc,  ở  góc phân vai cho trẻ  chơi trò chơi: Cô <br /> giáo, cô dạy hát bài “Cô giáo miền xuôi”, “cô và mẹ”… trẻ rất thích thú chơi và  <br /> đóng vai cô giáo, học sinh, dạy hát và làm theo các cử  chỉ  của cô như  trẻ  là cô  <br /> giáo thật.<br /> Ở góc âm nhạc, trẻ cũng được hát, vận động, biểu diễn các bài hát trẻ đã <br /> được học, những bài hát trẻ  yêu thích trong chủ  đề, trẻ  hứng thú thể  hiện vai  <br /> nhạc công, vai ca sĩ…<br /> * Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn văn nghệ.<br /> Biểu diễn văn nghệ  được tổ  chức sau mỗi chủ  đề  và biểu diễn vào các <br /> ngày lễ hội. Thông qua biểu diễn văn nghệ, trẻ được củng cố, rèn luyện các kĩ <br /> năng hoạt động nghệ  thuật, qua đó trẻ  được trải nghiệm những cảm xúc mới  <br /> mẻ, tăng cường khả  năng cảm thụ  âm nhạc, mở  rộng nhận thức cho trẻ. Biểu  <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 16<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> diễn văn nghệ  còn giúp trẻ  mạnh dạn, tự  tin trình bày trước người khác cũng <br /> như sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.<br /> Biểu diễn văn nghệ  theo chủ  đề: Cuối mỗi chủ  đề, giáo viên khuyến <br /> khích trẻ  thể  hiện lại những bài hát, điệu múa, trò chơi… cô cùng tham gia với <br /> trẻ dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Trước khi tổ chức biểu diễn văn nghệ 1­<br /> 2 ngày, giáo viên dặn dò trẻ ngày mai đi học mặc quần áo đẹp hơn, sạch sẽ hơn.  <br /> Giáo viên và trẻ cùng tạo ra một số sản phẩm để trang trí lại lớp học và góc âm <br /> nhạc nhằm nhấn mạnh nội dung chủ  đề  hơn, bên cạnh đó giúp trẻ  hào hứng, <br /> tích cực tham gia hoạt động.<br /> Ví dụ: Ở chủ đề thực vật biểu diễn bài hát “Màu hoa” cô giáo có thể trang  <br /> trí  ở  lớp một số  loại hoa tươi, một số  loại hoa  được làm từ  giấy màu, giấy  <br /> nhún, màu nước… để thu hút trẻ.<br /> Biểu diễn văn nghệ trong dịp lễ hội như: Ngày hội đến trường, tết trung <br /> thu, ngày nhà giáo Việt Nam… Giáo viên sưu tầm, tập cho trẻ  thêm những bài <br /> hát, điệu múa ngoài chương trình từ  vài tuần trước để  các cháu là hạt nhân văn <br /> nghệ  trong lớp tham gia biểu diễn văn nghệ  do nhà trường tổ  chức… Trẻ  biễu  <br /> diễn một số bài phù hợp với chủ đề; các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, múa <br /> phụ  họa…xen kẽ  hài hòa; trang phục có màu sắc tươi sáng, sặc sỡ, chú ý phù <br /> hợp với nội dung của tiết mục biểu diễn, phù hợp với vùng miền, dân tộc.<br /> Ví dụ: Trong ngày lễ hội đến trường, cho trẻ biểu diễn bài hát “Ngày vui  <br /> của bé”, “Ngày đầu tiên đi học”…<br /> Trong ngày tết trung thu, cho trẻ  biểu diễn bài hát “Rock vầng trăng”, <br /> “Chiếc đèn ông sao”…<br /> Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở  việc cho trẻ hát lại  <br /> những bài hát được cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ <br /> được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và  <br /> được tham gia biểu diễn… Tất cả  các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc  <br /> như: đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo  <br /> nhạc… đều tạo cho trẻ cảm hứng tích cực, hứng thú tham gia hoạt động. <br /> * Giải pháp 3: Tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về công tác giáo dục  <br /> âm nhạc cho trẻ tại nhà. <br /> Ở lớp, một tiết hoạt động âm nhạc ngắn ngủi không đủ thời gian cho trẻ <br /> thể  hiện hết khả  năng, năng lực của trẻ, vì vậy việc phối kết hợp với phụ <br /> huynh rất quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Bởi vì cha mẹ  trẻ  là <br /> người hiểu rõ khả  năng của trẻ, hỗ  trợ   giáo viên trong việc thực hiện các yêu <br /> cầu giáo dục âm nhạc của trường mầm non tại nhà. Cha mẹ  trẻ  là người xây <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đào  <br /> 17<br /> Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc <br /> tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang<br /> dựng môi trường giáo dục âm nhạc phù hợp, an toàn cho trẻ tại gia đình. Vì thế, <br /> thông qua giờ  đón trẻ, trả  trẻ, ban đại diện hội cha mẹ  học sinh của lớp, các  <br /> cuộc họp cha mẹ học sinh để giáo viên tuyên truyền, trao đổi, phối hợp với cha <br /> mẹ trẻ giáo dục âm nhạc cho trẻ tại gia đình. Lên bảng tin về chương trình dạy <br /> trẻ  theo chủ  đề  và thay tin hàng tuần để  phụ  huynh biết và phối hợp với giáo <br /> viên rèn luyện thêm cho trẻ.<br /> Tuyên   truyền,   trao   đổi   với   phụ   huynh   hướng   dẫn,   động   viên,   khuyến <br /> khích trẻ  thực hiện tích cực các nhiệm vụ  vận động của trẻ  tại gia đình, nhằm  <br /> củng cố  và phát triển kết quả  hoạt động giáo dục âm nhạc  mà giáo viên đã <br /> giảng dạy.<br /> Ví dụ: Phụ  huynh có thể  hỏi trẻ  “Hôm nay đến lớp con được cô dạy bài <br /> hát gì? Con hãy hát cho bố mẹ  cùng nghe nào”… Tùy vào quá trình học tập của <br /> trẻ, có thể  phụ  huynh hướng dẫn cho trẻ  thêm hoặc cho trẻ  nghe nhạc, xem  <br /> video các bài hát thiếu nhi lứa tuổi mầm non nhằm giúp trẻ  mở  rộng kiến thức <br /> và phát triển tài năng âm nhạc sau này… <br /> Phụ huynh cho trẻ  tham gia các buổi lễ hội  ở trong buôn làng như: lễ hội <br /> “Mừng được mùa”, lễ hội “Cồng chiêng” … qua đó trẻ  được cảm nhận nét âm <br /> nhạc đậm đà bản sắc dân tộc, vùng miền.<br /> Trẻ   ở  độ  tuổi mầm non thường trú trọng vào các kỹ  năng cảm thụ  âm <br /> nhạc, vận động trong môi trường “Học bằng chơi, chơi mà học”. Vì vậy, phụ <br /> huynh có thể  sưu tầm, mua những đĩa nhạc dành cho em bé, hoặc những link <br /> nhạc cổ  điển êm diệu như  các bản Sonate của Mozart trên Youtube để  cho trẻ <br /> nghe tại nhà. Các bậc phụ  huynh cũng có thể  sử  dụng những bản nhạc êm dịu  <br /> để ru trẻ ngủ, tập cho trẻ có thói quen nghe những loại âm nhạc lành mạnh cũng <br /> giống như  việc tập cho trẻ  yêu đọc sách hay. Trẻ  được tham gia với các hoạt <br /> động giáo dục âm nhạc còn giúp trẻ hình thành sự nhạy cảm âm nhạc và tăng chỉ <br /> số EQ ở trẻ. <br /> Ví dụ: Vận động phụ  huynh hỗ trợ vật liệu mở để  làm đồ  dùng dạy học  <br /> giáo dục âm nhạc như: thùng giấy, lon sửa, bóng, chai nhựa, quần áo cũ, dụng <br /> cụ hóa trang…<br /> Vì thế  giáo viên cần trao đổi, tuyên truyền với phụ  huynh tạo mọi điều <br /> kiện tốt nhất để  trẻ  được phát triển tiềm năng cảm thụ  âm nhạc. Sự  phối hợp  <br /> giữa môi trường âm nhạc  ở  trường lớp, từ  cô giáo và tại gia đình cùng phụ <br /> huynh sẽ tạo điều kiện cộng hưởng cho trẻ tiếp thu tốt giai điệu âm nhạc. Âm  <br /> nhạc chính là m
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0