Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 6 TUỔI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC<br />
<br />
KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI<br />
<br />
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG<br />
<br />
I. Phần mở đầu: <br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự <br />
phát triển của trẻ, bởi đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên, quan trọng của nhân <br />
cách con người, là thời kỳ lý tưởng của giáo dục toàn diện mà trong đó, hoạt động vui <br />
chơi ngoài trời là phương tiện hữu hiệu và vô tận. <br />
<br />
Ngành học Mầm non đang trên đà đổi mới hình thức giáo dục và hoàn thiện <br />
phương pháp giáo dục theo hướng tích cực. Bên cạnh các hoạt động học tập thì hoạt <br />
động chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non. <br />
Chơi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ, không được vui chơi, trẻ <br />
sẽ không phát triển. <br />
<br />
Hoạt động vui chơi ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo. Hoạt <br />
động chơi là phương tiện học hỏi của trẻ, là con đường để tăng trưởng và phát triển. <br />
Chơi tạo cơ hội để trẻ thử nghiệm những hoạt động mong muốn của mình để tìm <br />
hiểu về thế giới xung quanh.<br />
<br />
Hoạt động vui chơi của trẻ mang tính tự do, tự nguyện, tự lập. Nếu hành động <br />
của trẻ phụ thuộc nghiêm ngặt vào thế giới hiện thực hay sự áp đặt máy móc từ <br />
người lớn thì trò chơi của trẻ không còn hấp dẫn và mang lại niềm vui sướng nữa; <br />
đồng thời, trẻ mất đi tính tự tin và khả năng tự lập trong cuộc sống sau này. <br />
<br />
Trong quá trình chơi, trẻ được trải nghiệm nhiều loại cảm xúc khác nhau và <br />
rèn luyện cách thể hiện và kiểm soát cảm xúc. Trẻ mong muốn được tìm hiểu về <br />
động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên, về mọi người xung quanh…trước khi trẻ <br />
học đọc , học đếm. Trẻ càng được chơi nhiều với các đồ vật khác nhau, tham gia <br />
1<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
2<br />
<br />
nhiều hoạt động, kết nối với nhiều bạn bè…thì trẻ càng tích cực và càng có cơ hội <br />
thành công trong học tập sau này. <br />
<br />
Để chơi thỏa mãn nhu cầu, có ý nghĩa và trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ <br />
cần đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc: tính tự nguyện, tính phát triển, tính <br />
giáo dục. Sẽ không có trò chơi thực sự nếu không đảm bảo để trẻ chơi tự do, đem lại <br />
lợi ích cho trẻ, đồng thời giáo viên phải đảm bảo tính giáo dục trong việc cung cấp và <br />
củng cố các biểu tượng, các đồ dùng mang tính giáo dục.<br />
<br />
Trẻ mầm non là những trẻ mong manh mà tràn đầy nhựa sống, được giao thoa, <br />
rung cảm với muôn vàn màu sắc và âm thanh của thế giới xung quanh mình. Với trẻ, <br />
thế giới xung quanh luôn chứa đựng những điều kỳ diệu lý thú, nhưng những hiểu <br />
biết về thế giới xung quanh mà trẻ thu được qua vui chơi lại hiện dưới ánh sáng mới <br />
mẻ. Nó không chỉ tỏa sáng mà còn được mở rộng, củng cố và khắc sâu hơn.<br />
<br />
Ở trường mẫu giáo, trẻ được nghe nhạc, được ca hát, được vận động... đặc <br />
biệt là các trò chơi dân gian luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất bởi tính chất vui vẻ, <br />
rộn ràng,<br />
<br />
hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Hoạt động vui chơi là hoạt <br />
động chủ đạo đối với trẻ mẫu giáo. Trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Trong đó vui <br />
chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí <br />
trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi <br />
trường xung quanh góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ với môi trường tự nhiên <br />
và xã hội, thỏa mản nhu cầu chơi và hoạt động , tìm hiểu khám phá của trẻ.<br />
<br />
Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự <br />
nhiên, đồng thời trẻ tự tin , mạnh dạn hơn trong cuộc sống.<br />
<br />
Trên thực tế, ngoài những trò chơi được gợi ý trong chương trình chăm sóc giáo <br />
dục trẻ mẫu giáo, giáo viên chưa chú trọng đến việc tìm tòi, thiết kế và xây dựng <br />
thêm những trò chơi mới. Các trò chơi trong chương trình còn ít, chưa đa dạng, mỗi <br />
trò chơi được tổ chức lặp đi lặp lại nhiều lần nên trẻ tham gia thiếu hào hứng. Bởi <br />
vậy, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của giáo viên cũng như khả năng ứng dụng <br />
đa dạng các trò chơi vào hoạt động vui chơi ngoài trời còn hạn chế.<br />
<br />
2<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Trước đây đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu từ khía cạnh này hay khía <br />
cạnh khác trong lĩnh vực vui chơi cho trẻ mẫu giáo nhưng chưa có tác giả đi sâu <br />
nghiên cứu vấn đề phát huy tính tích cực cho trẻ khi vui chơi ngoài trời đặc biệt là <br />
phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi. Vì vậy, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu một <br />
số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ mẫu giáo lớn khi vui chơi ngoài trời. <br />
Vì vậy, tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời sẽ đáp ứng các nguyên tắc trên. Hoạt động <br />
ngoài trời nhằm tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của <br />
thiên nhiên, nhằm rèn luyện sức khỏe cho trẻ và thiết lập mối quan hệ với môi <br />
trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, <br />
xã hội, thỏa mản nhu cầu hoạt động có chủ đích theo ý thích của trẻ. Đó là tiêu chí <br />
hàng đầu giúp trẻ phát triển về: Đức, trí, thể, mĩ,…là yếu tố đầu tiên làm hành trang <br />
cho trẻ bước vào lớp học phổ thông. Vui chơi ngoài trời giúp trẻ tăng thêm vốn sống <br />
và nhất là trẻ được tự do hoạt động .<br />
<br />
Tôi hy vọng qua đề tài này sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình để giúp <br />
trẻ thực sự là một chủ thể tích cực hoạt động, giao tiếp, tích cực tìm tòi và lĩnh hội <br />
kiến thức một cách nhẹ nhàng.<br />
<br />
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi <br />
cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong <br />
thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh <br />
trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao?, làm thế nào?,… và từ sự tò mò <br />
ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đúng, thói quen tốt, góp <br />
phần phát triển nhân cách trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá <br />
thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 <br />
tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời”, đề rút kinh <br />
nghiệm, phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn hạn chế, bổ sung những <br />
thiếu sót trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ ngày càng hiệu quả hơn.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
* Mục tiêu nghiên cứu:<br />
<br />
<br />
3<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
4<br />
<br />
Giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá <br />
và quan tâm đến những gì xảy ra trong cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động <br />
ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ.<br />
<br />
Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi <br />
trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.<br />
<br />
Tạo cơ hội để trẻ thử nghiệm những hoạt động mong muốn của mình để tìm <br />
hiểu về thế giới xung quanh. Trẻ mong muốn được tìm hiểu về động vật, thực vật, <br />
các hiện tượng tự nhiên, về mọi người xung quanh,…trước khi trẻ học đọc, học đếm. <br />
Trẻ càng được chơi nhiều với các đồ vật khác nhau, tham gia nhiều hoạt động, kết <br />
nối với nhiều bạn bè,…thì trẻ càng tích cực và càng có cơ hội thành công trong học <br />
tập sau này.<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả môn Hoạt động ngoài trời để phát triển <br />
toàn diện nói chung và thể chất nói riêng.<br />
<br />
* Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
<br />
Nhằm tìm hiểu thực trạng của lớp, đề tài mà bản thân tôi đang nghiên cứu <br />
mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái khi tiếp xúc với bầu không khí trong lành, trẻ <br />
được tắm nắng ban mai, tiếp xúc với thiên nhiên, gần gũi với môi trường, thỏa mãn <br />
nhu cầu vận động, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội <br />
dưới sự hướng dẫn của cô và do trẻ tự tìm tòi khám phá.<br />
<br />
Giúp bản thân rút ra những bài học kinh nghiệm để tìm ra các biện pháp giúp <br />
giải quyết mâu thuẫn giữa chất lượng, hiệu quả môn Hoạt động ngoài trời để phát <br />
triển thể chất cho trẻ.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
Nghiên cứu một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi ở <br />
hoạt động vui chơi ngoài trời ở trường Mầm non Hoa Hồng.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu trong khuôn khổ: Một số biện pháp tổ chức các hoạt động ngoài <br />
trời để phát triển toàn diện cho trẻ.<br />
<br />
4<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Đối tượng khảo sát: Trẻ 5 6 tuổi, Lớp: Lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng <br />
<br />
Thời gian: Năm học 2016 – 2017.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Phương pháp đàm thoại, trao đổi thảo luận.<br />
<br />
Phương pháp quan sát.<br />
<br />
Phương pháp điều tra.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế.<br />
<br />
II. Phần nội dung:<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
<br />
Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc <br />
sống xung quanh, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình <br />
hình thành nhân cách. Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển đầy đủ, toàn diện về <br />
nhận thức, tình cảm, ý chí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội. Hoạt động <br />
ngoài trời cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ, giúp trẻ hòa nhập <br />
với thế giới xung quanh, đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm <br />
lí và tính mục đích, tính kỉ luật, tính đồng đội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của sự <br />
hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.<br />
<br />
Trẻ mẫu giáo lớn giai đoạn phát cảm của trẻ rất mạnh, cảm xúc thẩm mỹ phát <br />
triển khá nhanh, tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh, <br />
thích cái đẹp, thích vận động. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên, các thuộc <br />
tính tâm lý đặc biệt tính hình tượng phát triển mạnh gần như chi phối mọi hoạt động <br />
tâm lý của trẻ.<br />
<br />
Ở lứa tuổi này, chức năng của các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hoàn thiện và <br />
theo nhà sinh lý học người Nga M.Do ghen cho rằng vui chơi ảnh hưởng trực tiếp đến <br />
hô hấp, tuần hoàn của máu và các quá trình sinh lý khác. Trò chơi vận động giúp trẻ <br />
<br />
<br />
5<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
6<br />
<br />
tập phối hợp các động tác đi, chạy, nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Tạo cho <br />
trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng có ảnh hưởng đến tim mạch và sự phát triển của cơ.<br />
<br />
Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp <br />
trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung <br />
quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều <br />
hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vốn được xem là hoạt động có <br />
nhiều ưu thế.Tuy nhiên,vì nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tổ chức các hoạt động <br />
chơi ngoài trời ở trường mầm non hiện nay vẫn chưa thực sự phát huy được hết <br />
những tác dụng tích cực.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
Lớp lá 3: Tổng số học sinh: 33, (trong đó: 5 tuổi: 8 học sinh, 4 tuổi:18 học <br />
sinh,3 tuổi 7 học sinh) . Nữ: 13. Dân tộc: 1. Nữ dân tộc: 1.<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm: 2 giáo viên.<br />
<br />
Trình độ chuyên môn giáo viên: 1 cao đẳng, 1 trung cấp.<br />
<br />
Trong những năm qua, hoạt động vui chơi ngoài trời nhằm phát triển toàn diện <br />
cho trẻ, tuy nhiên các hoạt động tổ chức chưa thật sự hấp dẫn, chưa có sự đầu tư <br />
nhiều vì vậy kết quả đạt được trên trẻ chưa cao.<br />
<br />
Nội dung Kết quả<br />
<br />
Giáo viên đã sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức hoạt 70 %<br />
động hoạt động ngoài trời để trẻ phát triển toàn diện cho <br />
trẻ<br />
70 %<br />
Trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động, trẻ tham <br />
gia chơi tự tin, mạnh dạn.<br />
70 %<br />
Phát triển thể chất, ngôn ngữ, thẫm mĩ, tình cảm <br />
xã hội… 70 %<br />
<br />
Hoạt động ngoài trời.<br />
<br />
Nguyên nhân chủ quan: <br />
<br />
6<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Cơ sở vật chất của trường thuận lợi, trường có loa phóng thanh, có đầu đĩa để <br />
sử dụng trong giờ đón trẻ, giờ thể dục sáng. Lớp học được trang bị đầy đủ như: đầu <br />
đĩa, tivi phục vụ cho các hoạt động của giáo viên.<br />
<br />
Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh, nhưng sức đề kháng còn yếu, <br />
các cơ quan đang phát triển chưa hoàn thiện. Trẻ phải chịu nhiều hoàn cảnh của môi <br />
trường, dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào <br />
tạo qua trường lớp.<br />
<br />
Nguyên nhân khách quan:<br />
<br />
Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh, nhưng sức đề kháng còn yếu, <br />
các cơ quan đang phát triển chưa hoàn thiện. Trẻ phải chịu nhiều hoàn cảnh của môi <br />
trường, dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào <br />
tạo qua trường lớp<br />
<br />
Do lớp ghép, trẻ 3 độ tuổi nên rất khó khăn đối với việc dạy và học của <br />
lớp……<br />
<br />
Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của trẻ còn tương đối <br />
hạn chế .<br />
<br />
Hoạt động ngoài trời những lúc thời tiết thay đổi như mưa, gió nếu không có <br />
mái che thì sẽ không thục hiện được. Thiếu đồ dùng, đồ chơi, cơ sở vật chất còn <br />
thiếu, giáo viên không có thời gian để đầu tư làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm hay sáng <br />
tác thơ…<br />
<br />
Thuận lợi:<br />
<br />
Sự nhiệt tình quan tâm của ban Đại diên cha mẹ học sinh và các bậc phụ huynh <br />
trong lớp.<br />
<br />
Lớp có 2 giáo viên chủ nhiệm trẻ, đều nhiệt tình, yêu trẻ, yêu nghề, tôn trọng <br />
trẻ.<br />
<br />
Lớp cho dàn loa phục vụ cho tập thể dục buổi sáng và các hoạt động ngoài <br />
trời.<br />
<br />
7<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
8<br />
<br />
Không gian tổ chức các hoạt động cho trẻ rộng rãi, thoáng mát giúp trẻ thích <br />
nghi môi trường hoạt động.<br />
<br />
Trẻ tò mò, ham hiểu biết thích khám phá thế giới hiện thực xung quanh <br />
<br />
Nhà trường có tủ sách và nhiều tài liệu phong phú để tham khảo. Được sự <br />
quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện của ban giám hiệu nhà trường. Sự giúp đỡ của <br />
đồng nghiệp (qua các buổi dự giờ), sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh về các <br />
nguyên vật liệu.<br />
<br />
Môi trường hoạt động ngoài trời rộng đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho <br />
trẻ, các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú, được bảo dưỡng, giữ gìn <br />
sạch sẽ, màu sắc, kích thước, chức năng sử dụng phù hợp luôn tạo được sự hấp dẫn, <br />
tạo cho trẻ cảm giác an toàn, mở rộng cơ hội học tập.<br />
<br />
Môi trường thân thiện, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa <br />
trẻ với môi trường xung quanh.<br />
<br />
Bản thân thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt<br />
<br />
động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt <br />
động vui chơi theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ, trẻ tích cực tham gia các trò <br />
chơi.<br />
<br />
Khó khăn:<br />
<br />
Hoạt động ngoài trời cho trẻ thật sự chưa được tổ chức tốt, ngoài hạn chế về <br />
cơ sở vật chất, môi trường hoạt động chưa phong phú, phương tiện vật chất thiếu <br />
thốn, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn… còn có lý do về trình độ và sự linh hoạt của <br />
giáo viên khi giải quyết các tình huống...<br />
<br />
Do giáo viên chưa thực sự nhận thức được hết vai trò của môi trường thiên <br />
nhiên đem lại cho trẻ, một phần giáo viên còn ngại tổ chức, ít có sự thay đổi.<br />
<br />
Giáo viên chưa thật sự chủ động còn phụ thuộc vào sự đầu tư của nhà trường.<br />
<br />
Nhiều sân trường nền đất hoặc nền gạch xuống cấp không đảm bảo an toàn <br />
cho các cháu vui chơi nên giáo viên nhiều khi không tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài <br />
trời hoặc chỉ cho trẻ ra sân trong một thời gian ngắn.<br />
8<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, ví dụ lớp ghép, lớp có trẻ thiếu <br />
năng trí tuệ…cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho các cô khi tổ chức chơi ngoài <br />
trời cho trẻ.<br />
<br />
Đồ dùng phục vụ cho một số chủ điểm còn ít như chủ điểm phương tiện giao <br />
thông, chủ điểm Bác Hồ...<br />
<br />
Sân trường chưa có mái che để trẻ hoạt động ngoài trời khi thời tiết thay đổi<br />
<br />
đột ngột (ví dụ khi trời mưa trẻ không quan sát được các hiện tượng một cách <br />
trọn vẹn). <br />
<br />
Đa số phụ huynh ở lớp đều là thành phần lao động nên trò chuyện cùng trẻ về <br />
thế giới xung quanh trẻ còn nhiều hạn chế, đa phần là cô cung cấp cho trẻ kiến thức.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp:<br />
<br />
Những biện pháp, giải pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục tiêu giúp trẻ nâng <br />
cao chất lượng giáo dục. Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi <br />
hoạt động, khơi dậy tính năng động cho trẻ.<br />
<br />
Giáo viên trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ .<br />
<br />
Đa dạng phong phú các trò chơi ngoài trời.<br />
<br />
Hoạt động tự do ngoài trời nhằm phát triển vận động của trẻ<br />
<br />
Sưu tầm, sáng tác những câu đố hò vè để sử dụng trong lúc chơi nhằm phát <br />
triển mục tiêu giáo dục.<br />
<br />
Tận dụng nguyên vật liệu có sẳn trên sân trường để giúp trẻ chơi<br />
<br />
Cách tổ chức các hoạt động liên ý để tạo hứng thú cho trẻ khi quan sát<br />
<br />
Vai trò của giáo viên giúp trẻ hoạt động tích cực hơn trong hoạt động vui chơi <br />
ngoài trời.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
<br />
9<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
10<br />
<br />
Việc phát huy tính tích cực chủ động của trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời <br />
đã được thực hiện thường xuyên mỗi ngày. Do đó đề tài này được nghiên cứu nhằm <br />
bổ sung thêm những giải pháp trong việc phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia <br />
hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi của lớp lá 3 do tôi phụ trách nói riêng và trường <br />
Mầm non Hoa Hồng nói chung.<br />
<br />
Tìm hiểu việc phát huy tính tính cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài <br />
trời của trẻ 5 6 tuổi ở lớp tôi phụ trách, trên cơ sở đưa ra một số biện pháp liên quan <br />
đến đề tài, nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú hơn khi tham gia hoạt động vui <br />
chơi ngoài trời, tạo tiền đề cho trẻ vào lớp một. Cho nên tôi bắt đầu tìm tòi và thực <br />
hiện đề tài này.<br />
<br />
Xuất phát từ thực tiễn như vậy bản thân tôi đã nghiên cứu và tìm ra những <br />
biện pháp để kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực, sáng tạo trong hoạt động vui <br />
chơi ngoài trời như sau:<br />
<br />
* Biện pháp 1: Đa dạng phong phú các trò chơi ngoài trời.<br />
<br />
Khuôn viên trường chiếm diện tích phần lớn cho hoạt động vui chơi của trẻ. <br />
Tôi đã chia theo nhóm cho trẻ chơi. Tôi đã tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm thích <br />
hợp và tìm tòi những nội dung phù hợp với chủ điểm cho trẻ hoạt động phong phú, <br />
những trò chơi dân gian, thơ ca hò vè, phù hợp với chủ điểm để trẻ hiểu sâu hơn.<br />
<br />
Trò chơi giúp phát triển nhận thức của trẻ như: Trò chơi cát nước qua trò chơi <br />
trẻ biết được các tính chất của nó, từ cát nước trẻ có thể xây được những ngôi nhà <br />
trẻ thích, hoặc đúc những quả bánh theo ý thích của trẻ, có thể ghép thành những <br />
bông hoa, con bướm, con chuồn chuồn từ những hòn sỏi, lá cây<br />
<br />
Trò chơi phát triển các giác quan: Trẻ nghe những tiếng động xung quanh <br />
những tiếng xào xạc của lá cây, những rung động của các cành lá, cảm nhận những <br />
tia nắng mặt trời ấm áp, thời tiết khô hanh hay nóng bức, ngửi mùi những bông hoa, <br />
những tiếng kêu các con vật, những giọng hát của các bạn. Hoặc thông qua trò chơi <br />
xem ai đoán giỏi, bịt mắt bắt dê, cho trẻ đội mũ chóp đoán tiếng kêu các con vật... <br />
những trò chơi này giúp trẻ phát triển tốt các giác quan và óc tư duy.<br />
<br />
<br />
10<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Kho tàng trò chơi dành cho lứa tuổi Mầm non vô cùng phong phú và đa dạng, <br />
tuy nhiên mỗi trò chơi lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi khác <br />
nhau. Có thể cùng một trò chơi nhưng cô giáo tổ chức ở từng độ tuổi khác nhau thì <br />
mức độ vận động của nó cũng có sự khác biệt. Nhận thức được vấn đề này, bằng <br />
nhiều phương tiện: tài liệu sách, báo, mạng internet…tôi đã sưu tầm được một số trò <br />
chơi cho lứa tuổi mẫu giáo 5 6 tuổi.<br />
<br />
Thực trạng trường tôi là một trường có diện tích sân rộng, sĩ số cháu hợp lý <br />
nên việc tổ chức cho các cháu vui chơi hoạt động ngoài trời theo lịch cụ thể của từng <br />
nhóm rất thuận tiện. Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho cháu hoạt động, tôi <br />
còn chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, <br />
trò chơi dân gian gắn với chủ điểm và gắn với những mốc thời gian phù hợp. Các trò <br />
chơi phát triển giác quan:<br />
<br />
Các trò chơi phát triển thị giác: Trò chơi tìm đường của con vật, trò chơi lựa <br />
đậu,<br />
<br />
trò chơi thí nghiệm với vật chìm vật nổi,…Các trò chơi phát triển thính giác: <br />
trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, nghe <br />
tiếng ve kêu,…Các trò chơi cho trẻ ngửi mùi hoa, quả, mùi của lá cây; cảm nhận ánh <br />
nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, ai thính tai, <br />
đoán xem tiếng động gì,…Các trò chơi giúp trẻ phát triển xúc giác: Cho trẻ sở vào <br />
những thứ thật mềm mại, cứng, nhẵn, xù xì, lạnh, nóng,…Qua các trò chơi này, tôi <br />
nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt khi vận dụng các giác quan. Các trò chơi phát triển <br />
nhận thức của trẻ: Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính <br />
chất của chúng. Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí <br />
tưởng tựơng của trẻ như hình bông hoa, cây lúa, con gà,….<br />
<br />
<br />
<br />
Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường <br />
nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: Quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong <br />
trường và phân loại chúng nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả….<br />
<br />
11<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
12<br />
<br />
Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung <br />
quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự <br />
với mọi người. và cũng thông qua đó, giáo viên đã góp phần giúp trẻ nhận thức tốt <br />
hơn về tầm quan trọng của môi trường xung quanh. Từ đó trẻ có ý thức hơn khi tham <br />
gia Bảo vệ môi trường (chăm sóc cây xanh, không xả rác,…)<br />
<br />
Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ:<br />
<br />
Để tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện thể chất, giáo viên có thể tổ chức cho <br />
trẻ chơi các trò chơi: Trò chơi vận động có luật (trò chơi mới và trò chơi dân gian ), <br />
các vận động tự do (có thiết bị và không có thiết bị), các trò chơi thể thao (đá bóng, đá <br />
cầu, cầu lông,…),…<br />
<br />
Mỗi giai đoạn phát triển trẻ cần hoàn thành các vận động như: Đi, chạy đổi<br />
<br />
hướng, trèo lên xuống thang, ném bắt bóng,..Cần dựa vào điều kiện của địa <br />
phương, của trường lớp, sự hứng thú, khả năng của trẻ, mục đích phát triển kĩ năng <br />
vận động theo để lựa chọn vận động, trò chơi. Giáo viên cần chú ý đặc biệt tới việc <br />
cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ được lựa chọn các hoạt động đề rèn luyện các kĩ năng <br />
này, nở rộng các cơ hội để trẻ được thực hiện không phải chỉ trong giờ học.<br />
<br />
Các thiết bị được chuẩn hóa cần có đủ để tổ chức hoặc theo nhóm lớn hoặc <br />
theo nhóm nhỏ, đảm bảo an toàn. Các thiết bị không được chuẩn hóa cần có hoặc bổ <br />
sung theo từng giai đoạn, từng vận động của trẻ.<br />
<br />
Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường. Thông qua hoạt động leo trèo trên <br />
các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: Cầu tuột, các vận động bò, trườn, trèo tung, <br />
ném, chuyền, bắt khi trẻ được tham gia chơi ở khu vận động của trường. Những lốp <br />
xe hơi bị bể có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò chui, bò theo đường <br />
zich zắc, đi thăng bằng trên lốp xe, chơi trò chơi: Ai nhanh hơn? Đội nào nhanh <br />
nhất?... leo qua các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh <br />
nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, một phần giáo viên đã tạo cho trẻ có những cơ hội <br />
được vận động thỏa thích, phần nào tôi cũng đã giáo dục trẻ không leo trèo những nơi <br />
nguy hiểm.<br />
<br />
<br />
12<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh <br />
hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: Trò chơi kết bạn, mèo đuổi chuột, bò khăn, <br />
chơi u, thả đĩa ba ba, cá sấu lên bờ, cướp cờ, … hoặc cũng có thể hát cho cháu hát <br />
theo một số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, quả bóng tròn, ra đây <br />
xem,…Vừa phát huy tính đoàn kết vừa giúp trẻ được vui chơi thỏa thích.<br />
<br />
Trò chơi vận động có luật là loại trò chơi có nội dung và quy tắc được xác định <br />
trước và người chơi cần tuân theo. Trò chơi vận động thường chơi theo nhóm, có thể <br />
tổ chức linh hoạt theo thời gian phù hợp.<br />
<br />
Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi <br />
cũng đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút<br />
<br />
trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi. Ví dụ: Trò chơi đổi chỗ có thể thay đổi tên <br />
là<br />
<br />
bão thổi, gió thổi, tìm bạn…; Trò chơi kéo co có thể thay đổi tên là kéo pháo.<br />
<br />
Luật chơi: Hai đội không được đứng qua vạch của mỗi đội. Đội nào kéo qua <br />
phần vạch quy đinh về phía đội mình, chiến thắng.<br />
<br />
Cách chơi: Hai đội đứng đối diện nhau, có số lượng bằng nhau, đứng cách <br />
vạch.<br />
<br />
chuẩn theo quy đinh. Khi cô nói chuẩn bị, hai đội dùng tay nắm dây dù, ở tư thế <br />
chuẩn bị. Khi cô ra hiệu lệnh “1, 2, 3 bắt đầu”, cả hai đội cùng ra sức kéo thật mạnh, <br />
đội nào kéo thấy có khăn ở giữa dây qua đội mình, là đội chiến thắng. Đội chiến <br />
thắng đợt 1 sẽ thi đua với đội thắng ở đợt 2. Chọn ra một đội thắng cuộc.<br />
<br />
Tùy theo sự kiện trong trong năm học, mà tôi lựa chọn các trò chơi dân gian cho <br />
phù hợp với điều kiện của trường của lớp.<br />
<br />
Ví dụ: Chủ điểm mùa xuân, sưu tầm thêm những trò chơi dân gian trong lễ hội <br />
mùa xuân dạy cháu chơi: đá cầu, nhảy dây, ném còn, bịt mắt bắt dê<br />
<br />
Trò chơi tự do: Cần có hướng dẫn mở khi cho trẻ thực hiện các vận động này. <br />
Đặc biệt, cần chú trọng việc giúp trẻ học những cách khám phá khác nhau về hoạt <br />
<br />
13<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
14<br />
<br />
động các bộ phận trên cơ thể, tìm ra những ý tưởng sáng tạo hoạt động với phương <br />
tiện mở và dụng cụ thể thao, chơi những trò chơi hợp tác. Điều này, giúp trẻ phát <br />
triển khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi, khả năng tự lực giải quyết các <br />
vấn đề nảy sinh khi chơi.<br />
<br />
Các trò chơi tự do trẻ có thể chơi: Nhảy lò cò, ô ăn quan, thắt sỏi, stop, lô tô <br />
theo chủ đề, trẻ có thể dùng phấn vẽ những thứ liên quan đến chủ đề của lớp. Đó <br />
cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng cho trẻ.<br />
<br />
Qua việc tham gia chơi cùng nhau của trẻ sẽ giúp trẻ có thái độ vui vẻ với bạn <br />
khi chơi, tham gia dễ dàng khi được rủ cùng chơi, biết quan tâm hứng thú của ban, 16 <br />
chia sẻ và đổi đồ chơi cho bạn, thực hiện các quy tắc trong trò chơi chung.<br />
<br />
Qua đó thể hiện được khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh như: tìm <br />
kiếm, thay thế đồ chơi còn thiếu, tự phân công nhiệm vụ trong khi chơi, biết đề nghị <br />
tham gia nhóm chơi một cách phù hợp, biết tìm kiếm sự trợ giúp của giáo viên khi cần <br />
thiết.<br />
<br />
* Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ quan sát trải nghiệm<br />
<br />
Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội <br />
xung quanh trẻ, kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa <br />
vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường <br />
hợp quan sát. Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước <br />
khi quan sát.<br />
<br />
Ví dụ: Với chủ đề Thế giới Thực vật, tôi cho trẻ quan sát chồi non của cây hoa <br />
sứ. Yêu cầu trẻ quan sát kĩ trên từng cành, sau vài ngẩy quan sát lại để thấy sự thay <br />
đổi trên từng cánh hoa sứ hoặc yêu cầu trẻ thực hiện ỏ nhà như: tìm hiểu về một sô <br />
loại hoa và mang hoa đến lớp cho cả lớp cùng xem hay vận động phụ huynh trò <br />
chuyện cùng trẻ, dẫn trẻ tham quan vườn hoa ở công viên…Trong các hoạt động, giáo <br />
viên và cha mẹ cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ…Với cách này, <br />
tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của <br />
phụ huynh.<br />
<br />
Với quan điểm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” trong quá trình quan sát, giáo<br />
14<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi đàm thoại nhằm phát huy được tính tích <br />
cực, chủ động của trẻ như:<br />
<br />
+ Con có nhận xét gì về cây hoa sứ này? Vì sao?<br />
<br />
+Con có thấy điều gì mới trên mỗi cành hoa sứ không?<br />
<br />
+ Vì sao lá nó dài hơn?<br />
<br />
+ Mùa nào thì cây đâm chồi?...<br />
<br />
Chính vì thế, giáo viên cần có những kiến thức rộng về thế giới xung quanh để <br />
cung cấp cho trẻ. <br />
<br />
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát vườn rau, giáo viên đặt ra những câu hỏi:<br />
<br />
<br />
<br />
+ Theo con rau này là rau gì?<br />
<br />
+ Tại sao con đặt tên như vậy?<br />
<br />
+ Rau có đặc điểm gì?<br />
<br />
+ Rau sống ở đâu?<br />
<br />
+ Làm thế nào để chăm sóc cây?<br />
<br />
Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo <br />
dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực…<br />
<br />
Đối tượng, yêu cầu quan sát phải phù hợp chủ đề và nhận thức của trẻ để kích <br />
thích được tư duy của trẻ.<br />
<br />
* Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ dạo chơi,lắng nghe âm thanh trong sân <br />
trường.<br />
<br />
Trông qua dạo chơi,tham quan sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết về s ự vật, <br />
hiện tượng xung quanh như: cỏ cây, hoa lá, công việc của mỗi người trong xã hội, <br />
mối quan hệ của con người…và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình.Qua đó, giáo <br />
dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu cảnh đẹp của làng quê, những phong tục <br />
tập quán của địa phương nơi trẻ đã sinh ra và lớn lên…<br />
15<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
16<br />
<br />
Ví dụ: Trong chủ đề trường mầm non, giáo viên cho trẻ dạo chơi xung quanh <br />
vườn trường. Sau khi cho trẻ dạo chơi, giáo viên cùng trò chuyện với trẻ:<br />
<br />
+ Con có nhận xét gì về cảnh vật xung quanh trường?<br />
<br />
+Trường mình có những cây gì?<br />
<br />
+ Con có thích vườn trường mình không? Vì sao?<br />
<br />
Thông qua việc tổ chức cho trẻ dạo chơi vườn trường, trẻ sẽ thấy được cảnh <br />
đẹp của sân trường với đa dạng các loại cây từ cây trong bong mát đến cây ăn quả và <br />
cả những vườn hoa với đầy đủ chủng loại và màu sắc khác nhau.<br />
<br />
Khi ra sân, trẻ được lắng nghe các âm thanh khác nhau như: tiếng động của xe, <br />
tiếng gió thổi,lá rụng chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, cảm nhận ánh <br />
nắng mặt trời…Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới xung quanh mình thật sinh <br />
động, hấp dẫn. Từ đó, trẻ yêu thích cái đẹp, thích được đến trường, đến lớp mỗi <br />
ngày. Chính vì vậy, giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn các đề tài mới lạ, <br />
hấp dẫn để kích thích sự chủ động, tích cực, sang tạo từ trẻ,phù hợp với chủ đề và <br />
nhận thức của trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Trong chủ đề Trường mầm non, với giờ hoạt động ngoài trời giáo viên <br />
tổ chức cho trẻ chơi “Lắng nghe âm thanh trong sân chơi”Khi trẻ ra sân, cô chia trẻ <br />
đứng thành nhiều nhóm và mỗi nhóm hướng đến mỗi góc khác nhau để lắng nghe <br />
xem có những âm thanh gì phát ra và những âm thanh đó phát ra từ đâu? Giáo viên đưa <br />
hệ thống câu hỏi đàm thoại nhằm phát huy tư duy của trẻ như sau:<br />
<br />
+ Con đã nghe thấy tiếng gì?<br />
<br />
+ Âm thanh đó phát ra từ đâu?<br />
<br />
+ Vì sao lại có tiếng gió rì rào?<br />
<br />
+Con làm gì khi có gió lớn?<br />
<br />
Bảng hệ thống câu hỏi như vậy nhằm giúp trẻ tập trung suy nghĩ, chủ động <br />
sang tạo để trẻ đưa ra hàng loạt câu trả lời khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
* Biện pháp 4: Cách tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ <br />
có thể trải nghiệm qua hoạt động trẻ được học trong lớp.<br />
<br />
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi rất quan trọng, cung cấp nguồn thông tin <br />
phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Vì vậy biện <br />
pháp tạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới <br />
lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được củng cố và bổ sung. Tạo môi <br />
trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, <br />
góp phần hình thành năng cao mối quan hệ thên thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, <br />
giữa trẻ với trẻ.<br />
<br />
Tổ chức cho trẻ quan sát: Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với những <br />
kiến thức tự nhiên, xã hội và các sự kiện xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám <br />
phá của trẻ. Giáo viên cần lắng nghe các ý tưởng, hứng thú của trẻ và liên hệ chúng <br />
với các mục tiêu, nội dung chương trình và mong muốn của giáo viên theo cách sáng <br />
tạo và tôn trọng trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có <br />
thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát. Để cho trẻ quan sát <br />
được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi, chẳng hạn <br />
với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiều về 1 số <br />
loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của <br />
phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn cho trẻ tham quan vườn hoa ở công viên, <br />
ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ… Với cách này tôi <br />
nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế cũng đã nhận được sự tham <br />
gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh.<br />
<br />
Đồng thời với với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình <br />
quan sát chính vì thế cô cần có những kiến thức rộng về thế giới xung quanh để cung <br />
cấp cho trẻ.<br />
<br />
Để có thể kết hợp liên ý giữa hoạt động có chủ đích và hoạt động ngoài trời<br />
<br />
tạo hứng thú để trẻ hoạt động. Trong quá trình quan sát, cô luôn lấy trẻ làm <br />
trung tâm. Cho trẻ được tự nhận xét, đánh giá, được cầm, sờ, nắm. Trẻ được tự nói <br />
<br />
17<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
18<br />
<br />
lên ý kiến của mình. Chính vì thế cô cần có kiến thức sâu rộng về thế giới xung <br />
quanh để củng cố hoặc cung cấp kiến thức cho trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Hoạt động ngoài trời: Quan sát một số loài hoa, chủ đề một số loại hoa. <br />
Tạo điều kiện cho trẻ tự do tìm tòi và khám phá đối tượng, tự trẻ suy luận, cô đặt <br />
những câu hỏi mở. Qua đó trẻ có thể kể sáng tạo theo suy nghĩ của mình về một số <br />
loại hoa.<br />
<br />
Cô và trẻ chuẩn bị một số loại hoa.<br />
<br />
Cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ về một số loại hoa trong trường.<br />
<br />
Trẻ nêu lên sự hiểu biết của mình về một số loại hoa.<br />
<br />
Dựa vào hiểu biết của trẻ cô gợi ý để mở rộng sự hiểu biết của trẻ và cung <br />
cấp một số đặc điểm mà trẻ hiểu sai.<br />
<br />
Cho trẻ kể chuyện về đặc điểm của hoa mà trẻ có.<br />
<br />
Ví dụ: Đặt ra những câu hỏi về các loại hoa<br />
<br />
+ Các bạn biết mình là hoa gì không?<br />
<br />
+ Tại sao con đặt tên như vậy?<br />
<br />
+ Hoa có đặc điểm gì?<br />
<br />
+ Hoa được trồng như thế nào?<br />
<br />
+ Con chăm sóc vườn hoa như thế nào?<br />
<br />
Ví dụ: Củng cố kiến thức về số lượng 5 và chủ đề về các loại hoa.<br />
<br />
Sau khi kiến thức đã được cung cấp trong giờ hoạt động có chủ đích thì ở hoạt <br />
động ngoài trời có thể kết hợp trong giờ quan sát vườn hoa và yêu cầu trẻ chọn cho <br />
cô hoa có 5 cánh, kể tên 5 loại hoa mà con biết, kể tên 5 loại hoa theo màu sắc và tìm <br />
trong sân trường có các đồ vật nào có số lượng là 5…<br />
<br />
Khi chơi trò chơi bằng các nguyên vật liệu mở trẻ có thể sắp xếp các hạt <br />
thành<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
các loại hoa có 5 cánh…Trò chơi cô yêu cầu trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm 11 <br />
có nguyên vật liệu chuẩn bị sẵn, tự xếp hình hoa theo yêu cầu hoặc theo ý thích của <br />
trẻ, nhưng qua đó trẻ nhận biết được số lượng cánh hoa, nguyên vật liệu, đồ dùng mà <br />
trẻ đang chơi.<br />
<br />
Cô luôn quan tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằng cách khai <br />
thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có của trường, lớp, địa <br />
phương và cho trẻ được thực hành thường xuyên. Tạo được tình huống cho trẻ phải <br />
tự suy nghĩ để tìm cách giải quyết tình huống đó và có nhiều sáng tạo hơn trong nội <br />
dung chơi, làm cho chủ đề ngày càng phong phú hơn. Giáo viên luôn hướng trẻ chơi <br />
theo chủ đề chủ điểm phù hợp, mở rộng kỹ năng chơi và giao tiếp. Trẻ được hoạt <br />
động một cách tích cực nhất, từ đó trẻ sẽ có nhiều hứng thú hơn khi tham gia hoạt <br />
động.<br />
<br />
Cô luôn chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi quan sát và tạo bầu không khí <br />
vui tươi cho trẻ, để giờ chơi của trẻ đạt được kết quả thành công nhất.<br />
<br />
Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm, khám phá: Những hứng thú <br />
của trẻ được phát triển để trở thành nội dung quan sát. Trong số những nội dung quan <br />
sát này, có thể phát triển sự tò mò, mối quan tâm của trẻ để trở thành nội dung khám <br />
phá, thử nghiệm…Việc khám phá, thử nghiệm trong giờ chơi ngoài trời chủ yếu <br />
nhằm thúc đẩy hứng thú, phát triển trí tò mò ở trẻ và mong muốn khám phá mọi vật <br />
xung quanh chúng. Trẻ cần luôn luôn háo hức với các câu hỏi: “ Cái gì? Tại sao? Như <br />
thế nào?” Để trở thành người học tích cực. Khi trẻ dự đoán các vấn đề/ nội dung <br />
được quan sát, trẻ sẽ có các dự đoán khác nhau. Giáo viên cần tôn trọng và khuyến <br />
khích mọi ý kiến của trẻ. Trẻ cần có thời gian và được tự do đưa ra các dự đoán, sau <br />
đó thực hiện những thử nghiệm thích hợp. đây là phần thực hành mà trẻ rất thích. Sau <br />
khi kế hoạch được thực hiện, trẻ có thể quan sát của hành động và so sánh điều gì đã <br />
xảy ra so với dự đoán của trẻ. Trẻ cần có cơ hội sử dụng tất cả các giác quan để tìm <br />
hiểu, thử nghiệm. Hãy để trẻ tự khám phá, giáo viên chỉ nên quan sát mà thôi.<br />
<br />
Để hỗ trợ, khuyến khích trẻ thử nghiệm, nên mang theo kính lúp, óng nhóm,<br />
<br />
<br />
19<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
20<br />
<br />
que, mảnh giấy, lõi giấy vệ sinh, lõi cuộn chỉ…để cho phép trẻ có những thử <br />
nghiệm, thực tiễn, tự nhiên. 12 Ví dụ sử dụng thị giác: Trẻ quan sát cua, ốc sên bò <br />
( chủ đề động vật sống dưới nước). Yêu cầu trẻ tìm đường đi của các loài động vật <br />
đó. Cho phép trẻ sử dụng kính hiển vi để trẻ được nhìn rõ hơn. Giáo viên gợi ý hỏi <br />
trẻ: “ Con nhìn thấy gì? Con có thể nói gì về chúng?...”.<br />
<br />
Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo <br />
dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực…<br />
<br />
Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của trẻ. <br />
Những gì cô chuẩn bị quá chu đáo, thì không nên cho trẻ quan sát, đàm thoại quá ít. <br />
Như vậy sẽ làm lãng phí đi công sức của giáo viên đã chuẩn bị, vừa không tạo nhiều <br />
cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát triển tư duy cho trẻ, khi trẻ đã được nhìn thấy <br />
sự vật, hiện tượng đó mà giáo viên lại đặt nặng thời gian và chạy theo giáo án, Chính <br />
vì thế, trẻ sẽ có cảm giác hụt hẫng khi bản thân không được thỏa mãn nhu cầu của <br />
mình, dẫn tới trẻ sẽ không hứng thú tham gia các hoạt động kế tiếp.<br />
<br />
* Biện pháp 5: Hoạt động tự do ngoài trời nhằm phát triển vận động của <br />
trẻ.<br />
<br />
Tận dụng tất cả đồ chơi có sẵn trên sân trường như bập bênh, xích đu, cầu<br />
<br />
trượt, thang leo... cô chia trẻ ra nhiều nhóm chơi nhỏ để tất cả mọi trẻ đều <br />
được tham gia cụ thể như vận động trèo thang cô hướng dẫn trẻ trèo kết hợp chân nọ <br />
tay kia và sau khi trẻ trèo đến dóng thang cuối cô cho trẻ thi hái quả .Qua vận động <br />
này giúp phát triển các tố chất về thể lực cho trẻ đặc biệt là phát triển cơ chân, tay, <br />
cơ bụng... Hoặc tổ chức những trò chơi như trò chơi cá sấu lên bờ, mèo bắt chuột, <br />
trò chơi ai đoán giỏi... để rèn luyện thêm tính nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ.<br />
<br />
Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục đòi hỏi cô giáo phải là người sáng tạo, <br />
linh hoạt, nhạy bén để sáng tác hoặc sưu tầm nhiều trò chơi mới để thu hút lôi cuốn <br />
trẻ hơn như trò chơi bolling. Đưa các trò chơi dân gian quen thuộc phù hợp với từng <br />
chủ điểm để thu hút trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Người viết: Hoàng Thị Ánh Nga - Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời<br />
Tr ường mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
Ví dụ: Ở chủ điểm quê hương đất nước ta đưa trò chơi lễ hội ở địa phương, <br />
để<br />
<br />
giúp trẻ hiểu được về phong tục tập quán quê hương mình như: trò chơi kéo <br />
co, chèo thuyền...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Biện pháp 6: Sưu tầm, sáng tác những câu đố h