I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Giáo dục phát triển thẩm mĩ là một trong năm mặt giáo dục nhằm phát <br />
triển toàn diện cho trẻ mầm non, góp phần hình thành những yếu tố đầu tiên <br />
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Trong chương trình giáo <br />
dục mầm non, giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ được tiến hành thông qua <br />
nhiều hoạt động mà tạo hình được coi là hoạt động nghệ thuật có ưu thế. <br />
Bởi tạo hình là hoạt động được trẻ mầm non rất ưa thích, đồng thời tạo ra <br />
điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ, <br />
góp phần nâng cao trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật, cơ sở hình thành thị <br />
hiếu thẩm mỹ sau này cho trẻ. <br />
Trẻ em luôn tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. <br />
Trong khi được tham gia vào các hoạt động tạo hình trẻ thực sự được lĩnh hội <br />
và phát triển khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, <br />
tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới <br />
xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên tốt hơn về lượng và chất.<br />
Chính vì vậy, ở trường mầm non “vẽ” giữ vị trí quan trọng trong hoạt <br />
động tạo hình. Dạy vẽ cho trẻ giúp khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn <br />
có của trẻ. Những nét vẽ nghệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất <br />
cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư <br />
duy sáng tạo của trẻ. Từ những nét vẽ, bức tranh đó chính là cảm xúc, tình <br />
cảm, là mơ ước mà trẻ đã thể hiện trên trang giấy. Vì vậy nếu giáo viên biết <br />
cách tổ chức một cách khoa học hợp lý thì hiệu quả sẽ được nâng lên.<br />
Thực tế hiện nay, kỹ năng vẽ và tính sáng tạo trong các bài vẽ của trẻ <br />
mầm non 5 tuổi chưa cao do: giáo viên còn thực hiện rập khuôn theo nội dung <br />
hướng dẫn thực hiện chương trình, chưa biết cách khai thác tìm tòi những nội <br />
dung phù hợp với khả năng thực tế của trẻ. Cô thường xuyên sử dụng các <br />
sản phẩm mẫu và làm mẫu. Điều đó đã làm tê liệt những cảm xúc ý tưởng <br />
sáng tạo của trẻ. Các nguyên vật liệu đưa vào sử dụng còn nghèo nàn và đa <br />
số các giáo viên thường không tự tin khi dạy môn học này.<br />
Vì vậy, để nâng cao chất lượng các tranh vẽ của trẻ trong môn hoạt <br />
động tạo hình, phát huy nuôi dưỡng khả năng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái <br />
đẹp của trẻ rất cần có những nghiên cứu đề xuất các biện pháp khả thi, hữu <br />
hiệu thúc đẩy khả năng sáng tạo khi vẽ trong hoạt động tạo hình cho trẻ <br />
mầm non 5 tuổi. Là một cán bộ quản lý công tác chuyên môn, tôi luôn trăn trở <br />
tìm biện pháp để thúc đẩy chất lượng dạy vẽ ở hoạt động tạo hình mầm non <br />
5 tuổi tại trường Mầm non Hoa Hồng đơn vị tôi đang công tác. Giúp các giáo <br />
viên nhận thức tốt vai trò quan trọng của việc phát huy khả năng sáng tạo khi <br />
thể hiện các bức tranh của trẻ, tìm ra những phương pháp giảng dạy hấp dẫn <br />
góp phần đem lại cho cô và trẻ giờ học vẽ đầy sáng tạo và có kết quả cao, tôi <br />
mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi phát triển khả năng <br />
sáng tạo khi vẽ trong hoạt động tạo hình” từ đó áp dụng khả thi trên địa bàn <br />
huyện Krông Ana.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Mục tiêu: Nâng cao chất lượng hoạt động dạy vẽ cho trẻ mầm non 5 <br />
tuổi.<br />
Nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng hoạt động dạy vẽ cho trẻ mầm non 5 <br />
tuổi, đề ra giải pháp nhằm:<br />
Giúp trẻ có khả năng vẽ tốt hơn, phát huy được trí tưởng tượng sáng <br />
tạo cũng như năng lực thể hiện ý tưởng qua tranh vẽ. Từ đó kích thích sự <br />
hứng thú của trẻ với hoạt động tạo hình.<br />
Giúp giáo viên mầm non dạy học có hứng thú và đam mê sáng tạo, qua <br />
đó truyền cảm hứng và nuôi dưỡng óc sáng tạo cho trẻ qua hoạt động tạo <br />
hình.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Biện pháp nhằm thúc đẩy chất lượng hoạt động dạy vẽ cho trẻ mầm <br />
non 5 tuổi.<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Trẻ mầm non 5 tuổi tại trường Mầm non Hoa Hồng, xã Băng Adrênh, <br />
huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk trong năm học 2016 2017<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp <br />
như:<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu để <br />
nâng cao kiến thức và hiểu biết sâu hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài <br />
nghiên cứu. Từ đó có được cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tiến hành phỏng vấn đối với <br />
từng giáo viên và học sinh sau đó dựa vào phiếu điều tra để chấm điểm, tổng <br />
hợp thông tin để thu thập số liệu về kiến thức cũng như ý thức của giáo viên <br />
và học sinh đối với công tác dạy vẽ cho trẻ. <br />
Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Thông qua phiếu điều tra, khảo sát <br />
thực tế, tổng hợp và đánh giá về thực trạng dạy vẽ cho trẻ 5 tuổi<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
2<br />
Hoạt động tạo hình (HĐTH) còn gọi là hoạt động tạo ra cái đẹp trong <br />
cuộc sống và trong nghệ thuật bằng ngôn ngữ, phương tiện tạo hình. Đó là sự <br />
kết hợp hài hòa giữa đường nét màu sắc hình khối và bố cục trong không <br />
gian. HĐTH luôn gắn liền với đời sống hiện thực nhằm thỏa mãn nhu cầu về <br />
cái đẹp trên hai lĩnh vực: một là, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật tạo hình thõa <br />
mãn nhu cầu nhận thức thẩm mĩ và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa <br />
của con người; Hai là, đưa cái đẹp vào cuộc sống (mỹ thuật ứng dụng: đồ <br />
họa, trang trí thủ công mĩ nghệ và kiến trúc) <br />
HĐTH là hoạt động đòi hỏi con người lòng ham muốn, niềm say mê <br />
nghệ thuật....không có những cái đó chắc hẳn không có sáng tạo nghệ thuật. <br />
‘Sáng tạo nghệ thuật chính là ngưỡng tối đa của tính tích cực hoạt động <br />
nghệ thuật nói chung, của HĐTH nói riêng, hay nói cách khác hoạt động <br />
nghệ thuật (trong đó có nghệ thuật tạo hình) là hoạt động thể hiện cao nhất <br />
tính tích cực và sáng tạo của người nghệ sĩ”. (trang 54, tài liệu BDTX)<br />
Qua tìm hiểu khái quát về HĐTH, ta thấy rằng HĐTH và các chuyên <br />
ngành của nó đều có trong môi trường HĐTH của trẻ mẫu giáo nhưng hình <br />
thức của hoạt động này tồn tại dưới dạng các trò chơi của trẻ nhằm thỏa <br />
mãn nhu cầu được làm người lớn” cũng như các nhu cầu khác trong sự phát <br />
triển của trẻ.<br />
Đối với trẻ mầm non HĐTH là phương tiện để trẻ thể hiện ấn tượng <br />
hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả HĐTH phụ <br />
thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy trong các hoạt động <br />
khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy <br />
sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ. <br />
Trẻ 5 tuổi là giai đoạn lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, <br />
trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn <br />
tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ để gieo hành vi sáng tạo. Mọi trẻ em đều tiểm <br />
ẩn năng lực sáng tạo, nhưng sự sáng tạo của trẻ em không giống sự sáng tạo <br />
của người lớn, một đứa trẻ sáng tạo là khi chúng bắt đầu tái tạo, bắt chước <br />
mô phỏng một điều gì đó mà thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của <br />
trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tình huống và thường kém bền <br />
vững. <br />
Trong các đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi đã hình thành kiểu tư duy <br />
mới – trực quan sơ đồ giúp trẻ hiểu được thuộc tính bản chất của sự vật <br />
hiện tượng. Đây là bước ngoặt trong sự phát triển tư duy của trẻ chuyển từ <br />
tính hình tượng sang tính trừu tượng, ở tuổi này do sự phát triển về thể lực, <br />
cơ bắp và sự khéo của vận động, trẻ đã có khả năng sáng tạo nên đã tạo <br />
được các đường nét vẽ khá phức tạp. Cùng với sự tăng lên của các kinh <br />
nghiệm nhận thức, năng lực thẩm mĩ, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm và <br />
phát triển khả năng vận động tinh khéo, trẻ 5 tuổi có thể sử dụng các đường <br />
nét liền mạch, uyển chuyển, mềm mại, để miêu tả tính trọn vẹn của đối <br />
3<br />
tượng trong cấu trúc và bố cục hợp lý. Đồng thời, trẻ linh hoạt trong việc tạo <br />
ra các bước chuyển màu, phối màu để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ khác nhau <br />
và thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình (VD: màu xanh non của lá mạ, màu <br />
xanh đậm của bụi cây)..<br />
Dạy vẽ trong hoạt động tạo hình là môi trường thuận lợi để giáo dục <br />
tính sáng tạo cho trẻ, vì khi tham gia hoạt động vẽ, trẻ phải nghĩ ra những gì <br />
cần tạo hình, trẻ phải tự hình thành đường nét vẽ một cách tự do và độc lập <br />
để tạo ra sản phẩm đẹp và phong phú. Đây là cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng <br />
sáng tạo, tuy nhiên cũng có trường hợp, ý tưởng tạo hình của trẻ thì có và trẻ <br />
rất tích cực tạo ra sản phẩm nhưng quá trình thực hiện lại không mang lại <br />
kết quả, sản phẩm không hoàn chỉnh. Trong hoàn cảnh này thì giá trị sáng tạo <br />
không nằm ở sản phẩm mà chính là sự hăng say, hứng thú trong quá trình vẽ <br />
của trẻ và với trẻ thì đó cũng chính là sự sáng tạo. <br />
Và chương trình dạy vẽ cho trẻ hướng tới sự phát triển của tư duy sáng <br />
tạo, là khuyến khích cho trẻ có cách nhìn mới, nhìn khác để tạo ra cái mới, cái <br />
khác. Vậy làm thế nào để đánh giá trẻ thực hiện các bài tập dạy vẽ vừa tạo <br />
ra cái mới vừa tạo ra cái đẹp?..theo Võ Hoài Linh (Tạp chí khoa học <br />
ĐHSPTPHCM): ‘Dạy vẽ cho trẻ mầm non trong HĐTH nhằm mục đích đúng <br />
đắn hiện nay là giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo’.<br />
Tóm lại, hầu hết trẻ mầm non đều yêu thích hoạt động vẽ. Tạo điều <br />
kiện để trẻ được thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh và với <br />
các tác phẩm nghệ thuật, đa dạng hóa nguyên vật liệu tạo hình, không lạm <br />
dụng sản phẩm mẫu và làm mẫu, phát huy tính tích cực, chủ động và độc lập <br />
cho trẻ được tham gia vẽ với sự sáng tạo của mình theo chủ đề đây là những <br />
vấn đề đang được vận dụng vào thực tiễn trong hoạt động tạo hình ở trường <br />
mầm non.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
2.1. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng <br />
Khảo sát ý thích, mức độ trẻ tham gia các hoạt động tạo hình qua việc <br />
lấy phiếu thăm dò của giáo viên.<br />
<br />
Mức độ<br />
<br />
TT Các dạng HĐTH Thường xuyên Ít khi Không bao giờ<br />
<br />
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %<br />
<br />
1 Vẽ 97 97% 3 3% 0 0%<br />
<br />
2 Nặn 44 44% 56 56% 0 0%<br />
<br />
<br />
4<br />
3 Cắt– xé dán 62 62% 38 38% 0 0%<br />
<br />
4 Gấp. 34 34% 61 61% 5 5%<br />
<br />
5 Đan– tết… 5 5% 70 70% 25 25%<br />
<br />
Qua bảng khảo sát, chúng ta thấy có 97% ý kiến cho rằng tại góc tạo <br />
hình, hoạt động vẽ là hoạt động trẻ thường xuyên tham gia thực hiện tạo ra <br />
sản phẩm. Các cô cho rằng, trẻ thường xuyên vào góc tạo hình để vẽ là do <br />
trẻ thích, trẻ dễ thể hiện ý tưởng và kỹ năng tạo hình cũng thành thạo hơn <br />
các HĐTH khác. <br />
Vào đầu năm học 2016 – 2017, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trên <br />
trẻ ở lớp Lá 1, để nắm bắt được khả năng vẽ của trẻ để từ đó có biện pháp <br />
phù hợp.<br />
Đi dự giờ dạy vẽ cho trẻ tại các nhóm lớp. Trực tiếp dự chuyên đề tiết <br />
dạy vẽ cho trẻ, quan sát hoạt động học, hoạt động góc, giờ đón trả trẻ với <br />
những bước chuẩn bị: tranh vẽ để trẻ tô màu, giấy A4, bút chì, sáp màu…và <br />
cho thấy được khả năng hoạt động tạo hình của trẻ qua “ Bảng kiểm tra năng <br />
lực” <br />
Trẻ vẽ có <br />
Trẻ kiên trì <br />
Trẻ có kỹ bố cục Trẻ vẽ có ý <br />
vẽ đến khi <br />
năng vẽ các tranh tô tưởng sáng <br />
hoàn thành <br />
TT HỌ VÀ TÊN TRẺ nét cơ bản màu hài hòa tạo<br />
sản phẩm<br />
hợp lý<br />
Chưa Chưa Chưa Đạ Chưa <br />
Đạt Đạt Đạt<br />
đạt đạt đạt t đạt<br />
1 Hà Thị Hoa + + + +<br />
2 Nguyễn Tiến Dũng + + + +<br />
3 H Mok Mai + <br />
4 Cao Minh Hùng + + + <br />
Nguyễn T. <br />
5 Linh + + <br />
Hà <br />
Nguyễn Đỗ <br />
6 Minh + + + <br />
Nh.<br />
7 Thân Ngô Trà My + + <br />
8 Nguyễn Tiến Bảo + + <br />
9 Vũ Tiến Thành + + <br />
10 Mai Tiến Vũ + + + +<br />
11 Phạm Thành Đ ức + + <br />
12 Đỗ An Khang + + + <br />
<br />
5<br />
Trần Ng. <br />
13 Châu + + + +<br />
Bảo<br />
14 Nguyễn Anh Vũ + + <br />
15 Hoang Thiên Khanh + <br />
16 Êban Rôn + + <br />
17 H Đơk Sa + + + +<br />
18 Trần Anh Khởi + + <br />
19 Y Blim + + + +<br />
20 Trần Anh Khả + + <br />
21 Văn Đức Thấu + + +<br />
22 Lê Anh Truy + <br />
23 Nguyễn Thị Hạnh + + + +<br />
24 Lê Mai Trúc <br />
25 Trần Văn Mân <br />
Nguyễn <br />
26 Anh + + + +<br />
Ngọc Q. <br />
Dương <br />
27 Bảo <br />
Ng.Gia <br />
Hoàng Ng. <br />
28 Bảo + + +<br />
Gia <br />
29 Nguyễn Thị Hoạt <br />
30 Vũ Đ. Thanh Trúc + + +<br />
Nguyễn Ph. <br />
31 Đồng + <br />
Lâm<br />
Nguyễn T. <br />
32 Ly + +<br />
Khánh <br />
33 Lưu Quang Nguyện + + <br />
Mai Ng. <br />
34 Nam + + +<br />
Hoàng <br />
35 Trần Anh Quân + + <br />
36 Hoàng Thị Na + + <br />
37 Phạm Quang Huy +<br />
38 Trần Minh Hả i + <br />
Tổng số trẻ đạt (trẻ) 31 7 21 17 20 18 14 24<br />
81.5 18.4 44.7 52.6 47.7 36. 63.2<br />
Tỉ lệ (%)<br />
% % 55.2% % % % 8% %<br />
<br />
Qua số liệu điều tra trên, việc dạy trẻ vẽ đạt hiệu quả chưa cao và trẻ <br />
tham gia hoạt động vẽ chưa thực sự thoải mái, tự tin, kỹ năng tạo hình của <br />
trẻ không đồng đều, nhiều trẻ khả năng sáng tạo còn yếu và trung bình. Cách <br />
tổ chức giờ học của giáo viên chưa hợp lý.<br />
<br />
6<br />
Về trình độ đào tạo của giáo viên:<br />
Trình độ đào tạo<br />
Giáo <br />
Năm học ĐH CĐ TC SC<br />
viên<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
<br />
2016 <br />
17 11 65 2 12 4 23 0 0<br />
2017<br />
<br />
Khả năng vẽ của giáo viên:<br />
<br />
Sử dụng nguyên Đánh giá sản <br />
Khả năng Vẽ<br />
vật liệu phẩm của trẻ<br />
Chất lượng<br />
Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB<br />
<br />
17 giáo viên 06 08 03 09 04 04 08 04 05<br />
* Nhận xét: Theo điều tra, ta thấy rằng hầu hết các giáo viên trong <br />
trường đều có khả năng vẽ một cách cơ bản. Song, vẫn còn một số ít giáo <br />
viên chưa biết áp dụng sáng tạo các nguyên vật liệu tạo hình tốt vì những lý <br />
do cá nhân (năng khiếu, thời gian, tuổi đời…).<br />
2.2. Những yếu tố tác động đến hoạt động tạo hình<br />
2.2.1. Thuận lợi<br />
Ban giám hiệu nhà trường luôn phát huy tinh thần trách nhiệm cao, <br />
năng động sáng tạo, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện cho giáo viên được bồi <br />
dưỡng chuyên môn, đi học tập tham quan ở các trường bạn.<br />
Đội ngũ giáo viên trong trường nhiệt tình học hỏi, yêu nghề, mến trẻ; <br />
luôn kiên trì trong cách hoạt động giảng dạy và học tập nâng cao trình độ.<br />
Cơ sở vật chất và đồ dùng học tập dành cho trẻ tương đối đầy đủ, học <br />
cụ cho hoạt động tạo hình được mua sắm bổ sung hàng năm nên phục vụ tốt <br />
cho điều kiện sử dụng đa dạng các loại vật liệu như: màu nước, sắp màu, bút <br />
lông tô màu, bút dạ màu...<br />
2.2.2. Khó khăn<br />
Mặc dù nhà trường có sự quan tâm chỉ đạo đối với công tác nâng cao <br />
năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, song năng lực chuyên môn nghiệp <br />
vụ một số giáo viên, nhất là giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số có <br />
mặt còn hạn chế. Việc nghiên cứu sưu tầm tài liệu của giáo viên còn chưa <br />
được thường xuyên.<br />
<br />
7<br />
Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, gần 50% trẻ đồng bào dân <br />
tộc, phát âm tiếng Việt chưa chuẩn, nên cô giáo truyền thụ kiến thức cho trẻ <br />
còn gặp khó khăn.<br />
Tỉ lệ trẻ nam – nữ quá chênh lệch, đa phần là các cháu nam thích hiếu <br />
động chạy nhảy, chưa kiên trì, chưa tập trung hoàn thành sản phẩm.<br />
Trẻ chưa mạnh dạn khi thể hiện các ý tưởng sáng tạo riêng theo khả <br />
năng và ý thích của mình trong các bài vẽ.<br />
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm việc học tập của con em mình <br />
nên việc đưa trẻ đến trường không được đều đặn, chưa nhiệt tình đóng góp <br />
nguyên vật liệu mở để giáo viên tạo tác phẩm phong phú hơn.<br />
Nhà trường thiếu các tài liệu, tranh vẽ hội họa nên giáo viên bị hạn chế <br />
trong việc xây dựng môi trường nghệ thuật cho trẻ.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Khắc phục khó khăn của giáo viên mầm non khi dạy vẽ trong hoạt <br />
động tạo hình cho trẻ. <br />
Giúp giáo viên tiếp cận với cách thức và phương pháp dạy vẽ để phát <br />
huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.<br />
Tạo cho trẻ hứng thú, ngày càng yêu thích thể hiện tính sáng tạo qua <br />
các sản phẩm vẽ..<br />
Giúp cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc dạy vẽ đối <br />
với việc giáo dục trẻ và luôn có ý thức thường xuyên khuyến khích trẻ phát <br />
huy tính sáng tạo của bản thân<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ <br />
chuyên môn<br />
Trước hết là người cán bộ quản lý chuyên môn phải xây dựng được kế <br />
hoạch bồi dưỡng chuyên môn cụ thể xuyên suốt cả năm học, đồng thời <br />
hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên xây dựng giảng dạy hoạt động giáo dục tạo <br />
hình phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của trường. Việc xây dựng kế <br />
hoạch cần bám sát các văn bản chỉ đạo của ngành, của địa phương và phù <br />
hợp với điều kiện thực tế của nhà trường<br />
Cán bộ quản lý cần đầu tư cho giáo viên nâng cao chất lượng toàn diện <br />
cho học sinh theo từng độ tuổi, từng nội dung, phương pháp cho trẻ vẽ trong <br />
hoạt động tạo hình theo chương trình mầm non mới trên cơ sở đó xây dựng <br />
chuyên đề với các hình thức đa dạng, phong phú cả về lý thuyết và thực hành <br />
nhưng mang tính vừa sức. Đầu năm học, nhà trường tổ chức chuyên đề, <br />
<br />
8<br />
hướng dẫn cho giáo viên thống nhất phương pháp lên tiết dạy, thống nhất <br />
xây dựng kế hoạch với nội dung phù hợp với chủ đề, nhu cầu, khả năng và <br />
hứng thú của trẻ. Qua đó kiểm tra, thao giảng, dự giờ để đánh giá sự tiến bộ <br />
sau đó áp dụng có hiệu quả đến từng giáo viên trong toàn trường. <br />
Phối hợp với Công đoàn phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ <br />
chơi để phục vụ cho các tiết dạy vẽ. Trong đó có đồ dùng đồ chơi cô và trẻ <br />
cùng làm.<br />
Chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ ở mọi lúc mọi <br />
nơi. <br />
Triển khai xây dựng mục tiêu phát triển 5 mặt cho trẻ. Chọn lớp điểm, <br />
bồi dưỡng giáo viên có năng khiếu vẽ, bước đầu xây dựng bồi dưỡng các lớp <br />
5 tuổi, sau đó tiến hành thực hiện đại trà ở các lớp 4 tuổi, 3 tuổi. Tổ chức <br />
chuyên đề với các đề tài khác nhau.<br />
Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy chi tiết cho từng hoạt <br />
động. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ đề tài dạy hình thức gì, nội dung gì?, lựa <br />
chọn nguyên vật liệu như thế nào? Lựa chọn cách dạy phù hợp trước khi lên <br />
lớp.<br />
Phối kết hợp với Cụm chuyên môn tổ chức các buổi chuyên đề cho tổ 5 <br />
tuổi để các giáo viên trực tiếp thao giảng và đóng góp ý kiến, rút kinh <br />
nghiệm. Luôn động viên giáo viên tổ chức giờ học thoải mái, không gò bó, <br />
gây hứng thú cho bài dạy, giúp kích thích sự chủ động và mở rộng vốn hiểu <br />
biết cho trẻ.<br />
Khi thực hiện tốt biện pháp trên sẽ mang lại hiệu quả tích cực, trước <br />
hết, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, cán bộ quản lý, giáo <br />
viên xây dựng kế hoạch cụ thể, sát thực ngay từ đầu năm; trong quá trình <br />
triển khai thực hiện hoạt động dạy vẽ cho trẻ tăng cường công tác kiểm tra, <br />
giám sát một cách thường xuyên, chặt chẽ gắn với động viên, khen thưởng <br />
kịp thời. Sự thống nhất trong tập thể Ban giám hiệu nhà trường, có sự phối <br />
kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các đoàn thể. Cùng với sự quan tâm chỉ <br />
đạo thường xuyên, sát sao của phòng Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa <br />
phương.<br />
Biện pháp 2: Giúp giáo viên nhận biết rõ mối quan hệ giữa dạy vẽ <br />
và tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi<br />
Người giáo viên cần hiểu rõ bản chất của tạo hình là một môn nghệ <br />
thuật có sản phẩm, tuy nhiên để đánh giá sự sáng tạo của trẻ, các giáo viên <br />
không chỉ đánh giá ở sản phẩm mà còn đánh giá cả quá trình tạo ra sản phẩm <br />
của trẻ. Vì vậy người giáo viên cần có cách thức phù hợp để tạo môi trường <br />
tạo hình sao cho có thể kích thích tính sáng tạo của trẻ. Hệ thống các cách <br />
thức này cần dựa trên chương trình Giáo dục mầm non mới và đặc điểm tâm <br />
lý trong giai đoạn 5 6 tuổi. Người giáo viên cần hiểu rõ: Sáng tạo là tạo ra <br />
9<br />
cái mới trên cơ sở vốn kinh nghiệm, vốn biểu tượng nhờ quá trình tiếp xúc, <br />
tri giác và trí nhớ, trẻ tích cực tư duy, tưởng tượng sáng tạo để xây dựng hình <br />
ảnh theo hứng thú của mình. Sự sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi không chỉ bộc lộ <br />
qua sản phẩm mà còn được thể hiện qua những ý tưởng rõ ràng của trẻ. <br />
Thông qua các sản phẩm vẽ là cơ hội thuận lợi để trẻ có thể bộc lộ hết khả <br />
năng sáng tạo của mình, vì vậy có thể nói: vẽ có quan hệ mật thiết với tính <br />
sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi.<br />
Đầu tiên khi tham gia hoạt động vẽ để tạo ra những bức tranh, trẻ biết <br />
đưa ra các ý tưởng mới lạ từ đó tạo ra những sản phẩm không giống nhau. Vì <br />
vậy mà tính mới mẻ luôn xuất hiện trong các sản phẩm vẽ của trẻ., và đây là <br />
tính mới trong sự phát triển của mỗi đứa trẻ, đánh dấu một bước phát triển, <br />
là cơ sở để nhân cách trẻ được rèn luyện và trở thành người sáng tạo thực sự <br />
sau này cho xã hội. Đây là cơ sở cho mối quan hệ của việc hoạt động vẽ bao <br />
giờ cũng có sự sáng tạo.. Bên cạnh đó, khi tham gia hoạt động vẽ trẻ biết tự <br />
tìm kiếm các phương thức thể hiện sắp xếp khác nhau: lựa chọn nguyên vật <br />
liệu tạo hình và biết cách sử dụng chúng..cho phù hợp với ý tưởng của mình. <br />
Chẳng hạn trẻ không thích dùng những nguyên vật liệu quen thuộc mà tìm <br />
những nguyên vật liệu thiên nhiên thay thế..Những hành động này đã chứng <br />
tỏ ở trẻ khả năng độc lập trong cách suy nghĩ và lựa chọn. Dựa vào vốn kinh <br />
nghiệm của bản thân, trẻ thực hiện hành động này một cách tự nhiên và linh <br />
hoạt, không cần sự “can thiệp” nào từ giáo viên. Để làm tốt điều này thì việc <br />
lựa chọn đề tài phù hợp với chủ đề, tạo dựng môi trường thân thiện qua trang <br />
trí các mảng tường bằng những bức tranh sinh động, nghệ thuật và gần gũi <br />
với trẻ là một trong những việc làm cần thiết. Từ đầu năm học, tổ chuyên <br />
môn từng khối lớp phải khảo sát các kỹ năng vẽ của trẻ sau đó nghiên cứu <br />
các đề tài có sẵn trong chương trình giáo dục mầm non và sưu tầm thêm <br />
những đề tài mới lạ để lên kế hoạch tiết dạy, sao cho phù hợp với chủ đề, <br />
đảm bảo mang tính thẩm mỹ, tạo điểm mới hấp dẫn lôi cuốn trẻ từ đó phát <br />
huy được khả năng sáng tạo của trẻ.<br />
Qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, họp tổ chuyên môn các giáo viên đã <br />
nhận biết rõ mối quan hệ giữa dạy vẽ và tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi và <br />
xem đây là một nội dung quan trọng trong chương trình dạy học tạo hình, <br />
từng bước cải thiện và nâng cao phương pháp giảng dạy nhằm tổ chức tốt <br />
các tiết dạy vẽ trong hoạt động tạo hình cho trẻ.<br />
Biện pháp 3: Phát huy vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức <br />
tiết dạy vẽ nhằm giáo dục tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi.<br />
Mọi giáo viên đều có quyền phát triển chuyên môn, vì vậy người quản <br />
lý chuyên môn cần bồi dưỡng và tạo điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên <br />
chuyên nghiệp, thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên đề, gieo vào <br />
lòng mỗi giáo viên tinh thần trách nhiệm trong công việc và biết phát huy vai <br />
<br />
<br />
10<br />
trò trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung cũng như quá <br />
trình tổ chức tiết dạy vẽ nhằm phát triển sự sáng tạo cho trẻ nói riêng.<br />
Giáo viên mầm non cần giúp trẻ có kỹ năng, kỹ xảo trong các hoạt động <br />
tạo hình. Cho trẻ có kiến thức về bố cục tranh, đường nét, phối hợp màu sắc, <br />
sắp xếp đối tượng...để tạo nên một bức tranh đẹp, hài hòa và có tính thẩm <br />
mỹ. Người giáo viên dưới sự tổ chức hướng dẫn của mình, cần tạo cơ hội <br />
cho trẻ được tích cực chủ động tham gia vào hoạt động vẽ, tự do trao đổi ý <br />
tưởng riêng của trẻ với các bạn, tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khuyến <br />
khích trẻ tự đánh giá và bày tỏ cảm xúc, thể hiện khả năng của trẻ.<br />
Giáo viên có thể giúp trẻ nếu cần, vd: thêm vào một số nguyên vật liệu <br />
tương phản hay hỗ trợ..Không nên can thiệp quá mức khi trẻ vẽ. Chỉ can <br />
thiệp khi thấy trẻ không biết vẽ gì, hoặc vẽ hết sức lộn xộn. Vai trò của giáo <br />
viên là hợp tác, tức là cùng với trẻ chứ không phải bên cạnh trẻ hay chỉ bảo <br />
từ trên xuống. Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ tự trải nghiệm, tự mình vẽ <br />
sản phẩm theo cách riêng của mình. Vai trò của giáo viên trong quá trình giáo <br />
dục trẻ được các nhà giáo dục khái quát như “Thang đỡ”, “điểm tựa”. Với <br />
môi trường tâm lý như vậy trẻ sẽ rất tin tưởng vào cô giáo, tin vào bạn bè và <br />
tin vào khả năng của mình để chủ động, tự tin thể hiện sản phẩm vẽ. Đây là <br />
những yếu tố quan trọng để bộc lộ và phát huy tính tự lập, tính sáng tạo của <br />
trẻ, vì thế trong kiến tạo môi trường giáo dục cần thiết phải tạo ra được tâm <br />
lý an toàn cho trẻ.<br />
Bên cạnh đó sự gợi mở sáng tạo có chủ định của giáo viên sẽ giúp trẻ <br />
nhớ lại các biểu tượng mà trẻ tiếp thu được qua quá trình quan sát đã gây ấn <br />
tượng và xúc động mạnh mẽ đối với trẻ. Cần hạn chế sự bắt chước, sao <br />
chép mẫu mà giáo viên cần gợi mở trẻ miêu tả theo nhiều phương án khác <br />
nhau, nhiều biện pháp miêu tả khác nhau từ đó sẽ giúp trẻ hình thành ý định <br />
tạo hình. Quá trình này càng được thực hiện rõ nét bao nhiêu thì trong quá <br />
trình thể hiện các bức vẽ, trẻ sẽ càng tự tin, độc lập và chủ động bấy nhiêu.<br />
VD: Hôm qua được nghỉ học Bố mẹ đã cho các con đi chơi ở đâu? Ở đó <br />
con thấy có gì đẹp không? Hãy kể cho cô và các bạn nghe nào. Là cách giáo <br />
viên tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi mở, giúp trẻ củng cố vận dụng <br />
những kinh nghiệm đã lĩnh hội được ở các hoạt động khác nhau và môi <br />
trường xung quanh trẻ, môi trường giáo viên đã cung cấp, luôn khuyến khích <br />
trẻ suy nghĩ tìm cách giải quyết.<br />
VD: Con cá này thiếu gì, ta phải vẽ thêm gì cho con cá?<br />
Có cách nào khác để vẽ con cá không?<br />
Muốn vẽ con cá đẹp con phải vẽ thêm những chi tiết gì vào nữa? đồng <br />
thời thăm dò khả năng của trẻ để trẻ miêu tả những gì trẻ sẽ làm.<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Ngoài ra cô giáo thường dùng những câu hỏi vui, dí dỏm, ngôn ngữ nghệ <br />
thuật biểu cảm cùng với cử chỉ điệu bộ nét mặt đã tạo cho trẻ hứng thú say <br />
mê sáng tạo.<br />
VD: Con nhìn xem con búp bê của bạn Misa có vòng cổ có đẹp không? <br />
Chiếc áo búp bê mặc có đặc điểm gì nổi bật?<br />
Từ những câu hỏi như vậy sẽ kích thích trẻ tích cực sáng tạo trong giờ <br />
hoạt động tạo hình trong các tiết vẽ theo ý thích. Với tiết đề tài, giáo viên <br />
luôn khuyến khích trẻ gợi nhớ và liên tưởng lại những gì trẻ đã biết, đã tiếp <br />
xúc để trẻ tự nhớ và vẽ theo ý tưởng chứ không làm mẫu. Bởi vì, trên thực tế <br />
nếu cô vẽ mẫu cho trẻ sẽ làm tê liệt những cảm xúc đã có trước đó của trẻ. <br />
Giáo viên cần luôn gợi ý bằng các câu hỏi, tạo điều kiện cho trẻ phát triển <br />
khả năng suy nghĩ, tìm cách thực hiện, luôn khuyến khích động viên trẻ giúp <br />
trẻ tìm tòi chủ động sáng tạo trong khi thực hiện đề tài của mình.<br />
Và giáo viên hãy tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo. Cung cấp cơ hội cho sự <br />
sáng tạo một cách đơn giản và dễ dàng như: chỉ cần cho phép trẻ vẽ với bút <br />
màu sáp trên trang giấy trắng hay phấn trắng trên bề mặt sân trường, thiết <br />
lập môi trường cho trẻ tự lựa chọn phương tiện vẽ cho mình giúp trẻ có khả <br />
năng và tự do thể hiện. Thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ. VD: Khi trẻ đưa cho cô <br />
giáo một bức tranh và nói: “Cô ơi!con có gì này?..giáo viên hãy nói: “con hãy <br />
kể cho cô nghe về bức vẽ của con” hoặc hỏi trẻ “Tại sao con lại vẽ bức <br />
tranh này?” Những câu hỏi sẽ giúp trẻ tự đánh giá sự sáng tạo của chính mình <br />
khi trẻ bắt đầu giao tiếp trao đổi về sản phẩm của trẻ với cô giáo.<br />
Giải pháp được thực hiện và phát huy được hiệu quả đáng kể, hầu hết <br />
giáo viên cố gắng nắm bắt khả năng nhận thức của trẻ, từ đó lựa chọn các <br />
phương pháp và hình thức phù hợp nhận thức, hứng thú của trẻ, phát huy tối <br />
đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.<br />
Biện pháp 4: Áp dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực, khả <br />
năng sáng tạo của trẻ trong tiết dạy vẽ ở hoạt động tạo hình<br />
* Tạo môi trường hoạt động thuận lợi:<br />
Giáo viên luôn tạo điều kiện, cơ hội để trẻ thường xuyên được tiếp xúc <br />
với môi trường xung quanh và môi trường tự nhiên muôn hình muôn vẻ. Từng <br />
bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá <br />
bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lý khác <br />
nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật. Đồng thời, trẻ phân tích, <br />
so sánh tổng hợp, tìm ra những đặc điểm chung và riêng của các sự vật cùng <br />
nhóm, cùng loại làm tăng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.<br />
Thường xuyên tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, <br />
từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám <br />
phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí <br />
khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật. Tạo cơ hội để trẻ <br />
12<br />
khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc và miêu tả) và tự diễn đạt <br />
nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng. Tận dụng các thời điểm hợp lí <br />
trong ngày cho trẻ tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm <br />
với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con…) chơi với các đồ vật, tri giác tranh <br />
ảnh nghệ thuật. Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình <br />
tôi chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật, những cái đẹp lý thú <br />
gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc <br />
điểm riêng, chung của những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ tìm <br />
ra phương thức thể hiện trong những tình huống khác nhau. <br />
VD: vẽ “Vườn hoa” có bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông cánh <br />
nhọn, bông mầu vàng, bông màu đỏ… Nếu trẻ đã được ngắm vườn hoa trong <br />
thực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng vẽ nét cong, <br />
nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu để vẽ vườn hoa sinh <br />
động và đẹp hơn. Đặt và xắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và <br />
lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ <br />
thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình. Tạo môi trường nghệ thuật <br />
xung quanh trẻ như: bầy đồ chơi đẹp, xắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng <br />
một cách hợp lý đẹp mắt,...Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong <br />
muốn được tái tạo<br />
VD: Trò chuyện vào buổi sáng khi thấy bố mẹ trẻ đưa trẻ đến trường <br />
tôi tạo tình huống để trẻ nhận xét về những người thân… cho trẻ nói nên <br />
cảm xúc của mình về những gì trẻ quan sát tri giác về những người thân.<br />
VD: Tiết vẽ đề tài (vẽ người thân trong gia đình)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên từng bước cung cấp các biểu tượng cho trẻ tự khám phá bằng <br />
cách huy động các giác quan các quá trình tâm lý khác nhau đồng thời cho trẻ <br />
tự khám phá so sánh, tổng hợp những đặc điểm chung, luôn cho trẻ tiếp xúc <br />
với thực tế cuộc sống.<br />
13<br />
VD: Qua đề tài vẽ Đàn gà<br />
Giáo viên cần nhắc nhở trẻ về nhà quan sát đàn gà trong gia đình, qua <br />
hoạt động khám phá khoa học trẻ quan sát thực tế đàn gà. Khi vẽ trẻ biết kết <br />
hợp các kỹ năng như vậy kết quả quan sát và ghi nhớ đã tạo cho trẻ vẽ được <br />
sản phẩm đẹp.<br />
Để tạo ra không khí sôi nổi cho tiết học cô cho trẻ hát và vận động bài <br />
“Con gà trống”, “Đàn gà trong sân” hoặc dùng một câu đố hay một câu truyện <br />
có nội dung về con gà để gây hứng thú, sự tập trung của trẻ về con gà, sau đó <br />
cho trẻ quan sát các bộ phận của chúng, hướng dẫn cho trẻ nhận xét được các <br />
bộ phận của con gà theo những hình khối đơn giản để khi trẻ vẽ sẽ dễ dàng <br />
hơn. Để cung cấp những kiến thức cơ bản cho các hoạt động tạo hình, giáo <br />
viên cần tích hợp các bộ môn, các hoạt động ngoài tiết học vào quá trình dạy <br />
tạo hình. <br />
VD: Vẽ đàn cá bơi, qua hoạt động khám phá con cá cung giáo viên có thể <br />
nhắc trẻ chú ý quan sát, đàn cá xem chúng bơi như thế nào, các con cá bơi ở <br />
gần hình dáng so với các con cá bơi ở xa có gì khác biệt. Trẻ được quan sát tri <br />
giác các hình ảnh cụ thể rất thuận tiện cho việc trẻ thực hiện sản ph ẩm. tr ẻ <br />
biết được con cá ở gần thì to, con cá ở xa thì nhỏ, bước đầu trẻ biết sắp xếp <br />
hợp lý các sản phẩm, giáo viên cùng trẻ thảo luận trao đổi về luật xa gần và <br />
thể hiện màu sắc sáng tạo diễn cảm của động vật trong không gian một cách <br />
sống động. Rèn cho trẻ trí tượng tượng, sáng tạo: Các con nhìn xem mắt cá <br />
tròn hay dẹt? Đuôi cá giống hình gì? Giáo viên luôn tạo cảm xúc thực sự <br />
trước cái đẹp, tạo cho trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hứng thú, say mê <br />
để trẻ tạo ra sản phẩm đẹp phong phú đa dạng. Cụ thể: <br />
Qua hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ hiểu thêm về con cá qua bài hát cá <br />
vàng bơi.<br />
Qua hoạt động thể dục giờ học trẻ hiểu thêm về con cá qua động tác <br />
bơi.<br />
Tạo mọi điều kiện cho trẻ tiếp xúc với sản phẩm tạo hình đẹp giúp <br />
trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm đó, khơi dậy cho trẻ tính tò mò, <br />
sáng tạo mong muốn tạo cái đẹp.<br />
Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ <br />
dàng để thực hiện hoạt động vẽ vào bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng <br />
bày sản phẩm của mình. <br />
Giáo viên cần biết tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như<br />
: Bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý và <br />
đẹp mắt, bố trí phòng học ngộ nghĩnh..Môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ <br />
cảm giác thích thú, sung sướng và mong muốn được tái tạo. Nhờ được <br />
thường xuyên ngắm nhìn, nghe các âm thanh khác nhau, trẻ sẽ có nhiều cảm <br />
xúc và dễ dàng tập trung chú ý vào hoạt động.<br />
14<br />
Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ hấp dẫn, đẹp, có sáng tạo và thường xuyên <br />
thay đổi đồ dùng kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ tạo cho trẻ hứng <br />
thú tham gia tìm tòi, khám phá tính tò mò hiểu biết của trẻ. Có nhiều sáng tạo <br />
trong quá trình hướng dẫn, dẫn dắt bài để giúp trẻ cảm nhận ngay với những <br />
hoạt động mà trẻ thực hiện và giúp trẻ hứng thú, hoạt động tích cực.<br />
Trong mỗi hoạt động giáo viên cần dành thời gian thoả đáng cho việc <br />
soạn bài, tìm tòi nghiên cứu nắm chắc nội dung yêu cầu của hoạt động, sau <br />
đó chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ, tranh mẫu của cô phải đẹp về màu <br />
sắc, đúng về kích thước, sử dụng đúng lúc đúng chỗ.<br />
*Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ “lấy trẻ làm trung <br />
tâm”: <br />
Trong hoạt động học nói chung và hoạt động học tạo hình vẽ nói riêng <br />
hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. <br />
Giáo viên là người thường xuyên tiếp xúc gần gũi với trẻ trong những điều <br />
kiện hoạt động tương đối ổn định nên giáo viên có thể lưu ý đến kinh <br />
nghiệm của trẻ, đặc điểm cá nhân của từng trẻ, nhu cầu hoạt động của trẻ, <br />
sự năng động linh hoạt trong hoạt động tạo hình. Trẻ cần được động viên để <br />
thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự <br />
vật, trẻ muốn được lựa chọn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Từ đó giáo viên đưa ra được kế hoạch tổ chức hoạt động dạy vẽ một <br />
cách hợp lý linh hoạt, xuất phát từ nhu cầu của trẻ. Các điều kiện về môi <br />
trường hoạt động được sắp xếp theo mục đích giáo dục và phù hợp với nhu <br />
cầu của trẻ. Giáo viên tổ chức hoạt động phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng <br />
trẻ, kích thích trẻ tưởng tượng. <br />
Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo <br />
hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo <br />
đặc tính riêng của mình. Chẳng hạn sau chuyến đi thăm quan “Trường mầm <br />
non” một nhóm trẻ được khuyến khích hoạt động vẽ trường mầm non, lắp <br />
ghép trường. Mỗi trẻ tự lựa chọn bằng cách được phản ánh bằng tranh vẽ, <br />
sản phẩm lắp ghép và các hình thức khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa đối <br />
với cá nhân trẻ. Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng <br />
những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ <br />
suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả <br />
những gì trẻ biết và có thể làm. Ví dụ: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như <br />
vậy thì sao”, “Vì sao con lại biết”, “con có suy nghĩ gì”, … Với những cử chỉ, <br />
hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ được đánh giá tốt (khá) qua việc <br />
làm của trẻ. Ví dụ: “Ôi cô rất thích tô màu ngôi trường này”, “Bức tranh này <br />
trông đẹp quá!” Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm <br />
mẫu và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm <br />
cách thể hiện. Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cảm <br />
xúc đã có trước của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì <br />
các hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi <br />
nhớ, bắt trước. Nếu có trường hợp yêu cầu làm mẫu, phải gợi ý chứ đừng <br />
nên làm ngay. Bắt đầu vẽ từ đâu, vẽ hình gì, vẽ như thế nào,… Tạo tình <br />
huống để trẻ làm giúp. Ví dụ: “Để ngôi nhà thêm đẹp chúng ta làm như thế <br />
nào?”. Trong hoạt động dạy vẽ giáo viên luôn coi trọng quan điểm của trẻ, <br />
làm cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về nhiệm vụ. <br />
Động viên kích thích trẻ tự tin, tích cực, tự sáng tạo trong khi thể hiện.<br />
<br />
16<br />
* Tích hợp vào các hoạt động khác:<br />
Hoạt động tạo hình là hoạt động tích hợp của nhiều hoạt động giáo dục <br />
khác nhau như: thể chất (phát triển vận động tinh, vận động thô, sự phối hợp <br />
giữua tay và mắt..), ngôn ngữ (mô tả diễn đạt lại cách làm, cách suy nghĩ, ý <br />
tưởng của chúng…), tình cảm xã hội (yêu ai, ghét ai…thể hiện qua các nét <br />
vẽ , màu sắc), nhận thức và chuẩn bị cho trẻ học trường phổ thông. <br />
Chính vì vậy tích hợp là phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo <br />
linh hoạt và khéo léo khi vận dụng, quá trình vận dụng tích hợp, cần lựa chọn <br />
nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, chắp vá. <br />
Nguyên vật liệu chuẩn bị cho hoạt đọng vẽ cần được thiết kế đa dạng, <br />
phong phú, đa tính năng, có thể sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau, <br />
nhiều chủ điểm khác nhau mà không làm cho trẻ nhàm chán...giúp trẻ tự do <br />
tưởng tượng, sáng tạo, trải nghiệm và tạo ra sản phẩm cho mình.<br />
Ví dụ: Đối với tiết học “Vẽ phương tiện giao thông” (đề tài) cần chuẩn <br />
bị rất nhiều phương tiện giao thông (đồ chơi) và chuẩn bị từ 2 – 4 tranh vẽ <br />
phương tiện giao thông cho bé quan sát. Khi vào bài cho trẻ hát bài “Em tập lái <br />
ôtô”. Sau đó hỏi trẻ: Cả lớp vừa hát bài gì? Vậy trong lớp có những đồ chơi <br />
gì là phương tiện giao thông?<br />
Cho trẻ nói tên và đếm các phương tiện giao thông. Sau đó cho trẻ quan <br />
sát các bức tranh mà trẻ vừa được mô tả qua đồ chơi trong lớp. Giới thiệu và <br />
đàm thoại với trẻ về các bức tranh mẫu (từ 2 – 4 tranh). Trẻ thực hiện: cô <br />
giáo mở các bài hát trong chủ điểm gợi cho trẻ say mê làm việc trong khi trẻ <br />
thực hiện, cô giáo đến từng bàn động viên khuyến khích đối với những cháu <br />
còn lúng túng, gợi ý cho trẻ làm từ đơn giản đến phức tạp. Đối với trẻ khá cô <br />
gợi ý để trẻ có nhiều sáng tạo trong bài vẽ. <br />
Nhận xét sản phẩm: Cho trẻ để bài theo tổ, theo bàn và làm đoàn tàu đi <br />
quanh quan sát, nhận xét để trẻ chọn bức tranh mà trẻ thích nhất: con thích <br />
sản phẩm nào nhất? Vì sao con thích? Sau đó cô phân tích ưu điểm của từng <br />
bức tranh ở từng nét vẽ, màu sắc, bố cục, hình dáng, … cho trẻ đếm phương <br />
tiện đã vẽ được, những bài đã vẽ được.<br />
Kết thúc: Cho trẻ vận động bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” với một hoạt động <br />
như vậy, cô giáo thu được kết quả rất đáng mừng, xuyên suốt hoạt động là <br />
chủ điểm phương tiện giao thông, trẻ rất hứng thú và tích hợp được toán, âm <br />
nhạc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Như vậy, thường cuối một tháng thực hiện chương trình tạo hình giáo <br />
viên có thể tổ chức một cuộc thi “bé khéo tay” ngay tại lớp mình. Muốn vậy <br />
cô giáo phải tổ chức tốt khâu chuẩn bị, trang trí thật giống một cuộc thi, cũng <br />
có những phần thưởng (là chiếc đồng hồ, chong chóng, làm bằng xốp bitis <br />
hay những con vật nghộ nghĩnh …) cho những ai đạt giải. Điều đó sẽ khuyến <br />
khích trẻ thi đua thực hiện. Trong suốt hoạt động này cô đóng vai trò người <br />
dẫn chương trình cho hội thi. <br />
Rèn kỹ năng vẽ và khơi gợi tính sáng tạo trong từng sản phẩm ở mọi <br />
lúc, mọi nơi. Ngoài giờ học tạo hình giáo viên cho trẻ vẽ ở mọi lúc, mọi nơi <br />
như giờ hoạt động ngoài trời: cho trẻ vẽ bằng phấn trên sân trường, trên các <br />
tấm bìa cactong, trên bảng… những con vật, ngôi nhà, búp bê mà trẻ <br />
thích. Qua đó giáo dục trẻ giữ gìn sinh môi trường. Những sản phẩm do trẻ <br />
làm cho trẻ giữ lại để từ đó trẻ hiểu được từ những lá cây rụng ngoài thiên <br />
nhiên cũng có thể tạo nên những con vật dễ thương mà trẻ thích, đồng thời <br />
qua tác phẩm của con mình mang về nhà từ đó phụ huynh biết được năng <br />
khiếu của trẻ để qua đó phụ huynh bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu tạo <br />
hình thêm khi ở nhà và phối hợp tốt hơn với cô để phát triển ý tưởng vẽ cho <br />
trẻ.<br />
Trong buổi sinh hoạt