SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục trong trường mầm non là hết <br />
sức cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ, thông qua đó <br />
nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện, chính vì vậy khi xây <br />
dựng môi trường học tập cần phải hướng vào trẻ để trẻ được chủ động, tích <br />
cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương <br />
châm “Học mà chơi, chơi mà học”<br />
Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt <br />
nhất để giáo dục trẻ 011 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các <br />
phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả <br />
năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt <br />
thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của <br />
trẻ.<br />
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội <br />
ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ <br />
năm học 2017 – 2018 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo <br />
dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các <br />
hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Muốn làm được diều đó cần phải xây dựng một môi trường học tập giúp <br />
trẻ thích thú khi được tham gia các hoạt động bên trong và bên ngoài lớp học <br />
một cách tích cực. Tuy nhiên, khi xây dựng môi trường bản thân cũng vấp phải <br />
những hạn chế nhất định như: lúng túng trong việc bố trí trang thiết bị chưa <br />
phong phú, trẻ ít được tham gia vào các góc chơi, thiết kế các góc chưa linh <br />
hoạt, khai thác chưa hiệu quả, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn mang <br />
tính gò bó trẻ, chưa biết áp dụng hình thức gợi mở lấy trẻ làm trung tâm...<br />
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây <br />
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, <br />
trường Mầm non Họa Mi”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu của việc nghiên cứu là giúp cho trẻ được học tập trong một môi <br />
trường thuận lợi sạch sẽ an toàn thân thiện đầy tình yêu thương mà ở đó trẻ <br />
được tôn trọng và tự do thể hiện được giá trị của bản thân. Đưa ra một sô giải <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 1<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
pháp giúp trẻ tiếp xúc với môi trường lớp học an toàn thân thiện mà ở đó trẻ là <br />
trung tâm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm <br />
cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Họa Mi<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
Học sinh lớp lá 1 trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng Điền.<br />
Thời gian từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách báo, qua mạng internet.<br />
Phương pháp đàm thoại.<br />
Phương pháp thực hành luyện tập.<br />
Phương pháp điều tra khảo sát.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ: Tuổi 5 – 6, đây là lứa <br />
tuổi kỳ diệu, trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự <br />
nhiên và xã hội. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: chơi giữ vai trò hoạt <br />
động chủ đạo, giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới <br />
rõ ràng. Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, tr ẻ lĩnh hội các <br />
tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “chơi mà học, <br />
học mà chơi”.<br />
<br />
Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở <br />
các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động <br />
đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, <br />
không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt <br />
động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Cho nên việc tạo môi trường học <br />
tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt <br />
động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 2<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến <br />
thức kỷ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.<br />
<br />
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình <br />
cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em <br />
có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành <br />
công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì <br />
chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo <br />
dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường <br />
hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm <br />
non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng <br />
đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những <br />
hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo <br />
dục trẻ. Có nhiều cách phân loại môi trường giáo dục: Có quan điểm cho rằng, <br />
môi trường giáo dục mầm non bao gồm môi trường tự nhiên (như các điều <br />
kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, địa điểm trường) và môi <br />
trường xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, phong <br />
cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm <br />
non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác…). Một quan điểm khác lại <br />
phân chia môi trường giáo dục thành môi trương vật chất và môi trường xã hội. <br />
Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ <br />
dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt <br />
hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ <br />
thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ <br />
thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều <br />
kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân <br />
cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi <br />
trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, <br />
giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa <br />
mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi <br />
trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Theo <br />
tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và <br />
phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt… qua đó, nhân cách <br />
trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 3<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là <br />
phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa <br />
tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ <br />
thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng <br />
xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng <br />
giai đoạn, trong từng thời kì.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Năm học 20172018 tôi được giao phụ trách lớp lá 1 với tổng số 44 cháu, <br />
19 nữ 25 nam. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng đa số các cháu còn <br />
rụt rè rất nhiều, không dám thể hiện bộc lộ ý kiến cá nhân vì sợ sai. Môi <br />
trường hoạt động học tập vui chơi còn nhiều hạn chế. Nên tôi thường xuyên <br />
thay đổi môi trường học tập trong và ngoài lớp với nhiều đồ dùng đồ chơi hình <br />
thức đa dạng và phong phú nhằm giúp trẻ hứng thú hơn. <br />
Bản thân được tham gia tập huấn trong các đượt tập huấn về làm đồ dùng <br />
đồ chơi, và cũng có chút khéo tay trong việc trang trí sắp sếp xây dựng môi học <br />
tập vui chơi của trẻ, đã tham gia nhiều cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi trong và <br />
ngoài lớp học đạt giải cấp trường cấp huyện. Có đầu tư nghiên cứu trong việc <br />
làm đồ dùng đồ chơi, trình bày trang trí môi trường khoa học, đẹp mắt, phong <br />
phú, đa dạng, thường xuyên thay đổi các đồ dùng đồ chơi sắp xếp môi trường <br />
học tập vui chơi mới mẽ để tạo hứng thú cho trẻ, phục vụ cho việc học tập <br />
vui chơi của trẻ có hiệu quả.<br />
Tuy nhiên trẻ dễ hứng thú hoạt động nhưng mau chán, chỉ tập trung sự <br />
chú ý trong thời gian ngắn.<br />
Đa số trẻ là con em dân nông thôn, ít được tiếp xúc với môi trường ngoài <br />
xã hội hiện đại, cơ hội để thể hiện bản thân còn hạn chế nên trẻ còn nhút nhát <br />
khi tham gia vào hoạt động.<br />
Còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm và chưa dành thời gian để phối hợp <br />
với giáo viên trong việc cho trẻ hoạt động học tập vui chơi ở trường, mà chỉ <br />
nặng về kiến thức về việc hôm nay ở trường con mình học được điều gì mà <br />
quên đi rằng ở trường trẻ còn có nhiều hoạt động khác cần được tham gia.<br />
* Khảo sát chất lượng đầu năm<br />
<br />
Nội dung Chưa có Thỉnh thoảng Thường xuyên Ghi <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 4<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Số Số Số <br />
Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ chú<br />
lượng lượng lượng<br />
<br />
Trẻ hoạt động tích <br />
cực ở môi trường được 14/44 31.8% 25/44 56.8% 5/44 11.4%<br />
xây dựng.<br />
Kĩ năng sử dụng môi <br />
trường trong các hoạt 23/44 52.3% 15/44 34.1% 6/44 13.6%<br />
động.<br />
<br />
Trẻ hứng thú tích cưc <br />
12/44 27.3% 22/44 50% 10/44 22.7%<br />
tham gia vào hoạt động.<br />
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là <br />
thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong <br />
công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt <br />
động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển <br />
toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học <br />
trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với <br />
sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng <br />
hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao <br />
tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi <br />
trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện <br />
vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ <br />
hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động <br />
cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.<br />
Hiện tại, từ những thực trạng trên tôi sẽ tiếp tục khai thác vận dụng các <br />
điều kiện thuận lợi khó khăn để từ đó phát triển thêm một số biện pháp, giải <br />
pháp khác nhau nhằm khắc phục những hạn chế mà đề tài đã đưa ra.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Từ những nguyên nhân yếu tố thực trạng trên nên tôi chọn những biện <br />
pháp giải pháp nhằm mục đích giúp trẻ có được môi trường thuận lợi nơi đó <br />
mình là trung tâm của sự quan tâm ưu tiên giúp trẻ phát triển toàn diện về 4 <br />
mặt. Để trẻ bước đầu bước vào lớp 1 thuận lợi.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 5<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Khi thực hiện đề tài này thành công sẽ giúp cho trẻ hứng thú phát huy tính <br />
tích cực vào các hoạt động sinh hoạt và học tập. Giáo viên thì ngày càng nâng <br />
cao trình độ chuyên môn từ đó làm cho nhận thức của phụ huynh thay đổi về <br />
việc cho trẻ đến trường không chỉ được học học ăn ngủ mà còn được tham gia <br />
các hoạt động khác một cách đầy hứng thú và được tôn trọng.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, <br />
khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Muốn làm tốt điều đó <br />
bản thân tôi đã đưa ra những biện pháp như sau:<br />
Biện pháp 1: Tạo môi trường<br />
<br />
Môi trường trong lớp<br />
Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt <br />
động, phù hợp với chủ đề và phù hợp với lứa tuổi. Bố trí, sắp xếp các khu vực <br />
chơi, hoạt động trong lớp đảm bảo an toàn phù hợp với không gian, thuận tiện <br />
cho việc sử dụng của cô và trẻ. Sắp xếp thiết bị, đồ chơi, theo hướng mở, kích <br />
thích sự chú ý và hứng thú tìm tòi, khám phá của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ được <br />
hợp tác trò chuyện và chia sẻ ý kiến với bạn bè từ đó ngôn ngữ của trẻ được <br />
phát triển. Việc trang trí môi trường trong lớp tôi đã chia thành nhiều mảng <br />
khác nhau với nhiều cách sắp xếp khác nhau như: <br />
+ Trang trí các hình ảnh xung quanh lớp:<br />
Trang trí hình ảnh phù hợp với chủ đề<br />
Ví dụ : Chủ đề : “Tết và mùa xuân” thì tôi đã dùng cành cây khô kết hoa <br />
đào hoa mai, treo các dây may mắn, câu đối, gói bánh chưng bánh tét để trang <br />
trí góc chủ đề nhằm đặc tả đặc trưng của ngày tết cổ truyền của dân tộc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 6<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trang trí chủ đề Tết và mùa xuân<br />
<br />
Phải trang trí theo hình thức cuốn chiếu theo các chủ đề nhánh của từng <br />
tuần.<br />
Ví dụ : Chủ đề : “Thế giới thực vật” thì có các chủ đề nhánh là:<br />
+ Nhánh1: Một số loài hoa<br />
+ Nhánh 2: Rau củ quả bé thích<br />
+ Nhánh 3: Cây xanh và môi trường sống<br />
Mỗi tuần phải trang trí 1 nhánh với hình ảnh phù hợp với đặc điểm của <br />
từng chủ đề nhánh khác nhau (có thể là sản phẩm của trẻ). Khi trang trí ba chủ <br />
đề nhánh xong qua chủ đề khác thì bóc dần từng nhánh một và dán chủ đề mới <br />
vào.<br />
Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, có thể dán tên gọi ở mỗi <br />
bức tranh để tích hợp chữ viết vào, khuyến khích sản phẩm của trẻ tự làm.<br />
Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ, không quá cao, không quá thấp.<br />
+ Xây dựng các góc hoạt động trong lớp: Trong lớp học không thể thiếu <br />
các góc chơi của trẻ nên cần đảm bảo đủ số lượng góc cho trẻ chơi. Tùy theo <br />
không gian, diện tích của lớp có thể bố trí góc chơi hợp lý. Các góc hoạt động <br />
chính được duy trì thường xuyên. Bố trí các góc linh hoạt để có thể di chuyển <br />
được. Cần đảm bảo an toàn cho trẻ, có đủ đồ chơi và phương tiện đặc chưng <br />
của từng góc.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 7<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện <br />
cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt <br />
động phong phú, đa dạng hơn . Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt <br />
động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.<br />
Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn <br />
ào, các góc cần có không gian hoạt động lớn xen kẻ với các góc cần diện tích <br />
nhỏ...<br />
Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây <br />
dựng tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài <br />
trời…<br />
Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận <br />
động của trẻ.<br />
Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động.<br />
Ví dụ : Sử dụng giá dựng đồ chơi trong lớp quay lại tạo thành ranh giới <br />
cho góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản <br />
việc quan sát của giáo viên.<br />
Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích <br />
hứng thú của trẻ.<br />
Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng <br />
chủ đề đang thực hiện<br />
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Tết mùa xuân” góc sách có thể đặt “Thư <br />
viện ngày xuân” nhưng khi sang chủ đề “Thế giới thực vật” góc sách có thể <br />
đặt “Thư viện của các loại hoa”...<br />
+ Đồ chơi, đồ dùng ở các góc<br />
Phong phú về thể loại: Tự làm, mua sẵn, lá cây, hột, hạt, len, vải vụn…<br />
để khuyến khích trẻ trải nghiệm. Nên có đồ dùng đã hoàn thiện và chưa hoàn <br />
thiện để trẻ chơi.<br />
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ <br />
thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn.<br />
Ví dụ: Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều <br />
bộ phận phải đặt theo bộ.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 8<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Mỗi đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ <br />
theo từng chủ đề, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, <br />
ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội. <br />
Ví dụ: Ở góc phân vai chủ đề tết và mùa xuân tôi đã chuẩn bị các loại rau, <br />
hoa quả, vỏ bánh, trái cây, các lon nước ngọt, quần áo đồ chơi để cháu làm <br />
giang hàng bán chợ ngày tết... <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Góc phân vai chủ đề Tết và mùa xuân<br />
<br />
Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn<br />
Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng dạy học mầm non, đồ chơi <br />
sạch sẽ.<br />
Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, chữ số <br />
hoặc các hình học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng <br />
mà không cần sự trợ giúp của cô, trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của <br />
mình.<br />
Ví dụ: Tôi đã ghi ký hiệu lên tất cả đồ dùng như: Sách các loại, bút, sáp <br />
màu, đồ dùng cá nhân như khăn lau mặt, dép đi trong nhà, ly uống nước. Đến <br />
giờ học hoặc khi cần trẻ chỉ tự lấy và tự cất gọn gàng vào nơi quy định.<br />
Mang tính mở và được bổ sung theo giai đoạn. Tùy vào từng chủ đề hay <br />
đề tài mà chọn nguyên vật liệu chơi phù hợp nhưng ta phải ưu tiên chọn <br />
những đồ chơi nguyên vật liệu mà trẻ có thể dùng được ở nhiều chủ đề <br />
khác nhau nhằm kích thích tính tư duy sáng tạo ở trẻ... <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 9<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Mang sắc thái vùng, miền: Nguyên vật liệu của địa phương (đưa ản <br />
phẩm của địa phương vào).<br />
Tận dụng nguyên vật liệu dễ tìm phù hợp với địa phương để làm đồ <br />
chơi cho trẻ (ví dụ: các loại nông sản tại địa phương như bắp lúa để <br />
cháu có thể làm hột hạt để sắp thành các chữ cái, các hình học..., các <br />
loại lá cây để làm đồ chơi dân gian như các con vật, các loại mủ đội <br />
đầu, các loại đồ chơi cho trẻ chơi)... tạo môi trường giáo dục thân thiện, <br />
an toàn giúp trẻ được chăm sóc và phát triển tốt nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Góc địa phươngvới các nguyên liệu có sẵn tại địa phương<br />
<br />
+ Trang trí trong các góc chơi<br />
Trang trí phải linh hoạt, hấp dẫn trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên giúp trẻ <br />
hứng thú trong quá trình hoạt động học tập vui chơi.<br />
Trang trí phải giúp đở và hổ trợ trẻ trong quá trình vui chơi học tập.<br />
Ví dụ : Góc học tập tôi đã cắt các chữ cái mà trẻ hay lẫn lộn kết hợp với <br />
đó là hình ảnh gắn liền với chữ cái đó như chữ “b” thì gắn liền với quả bóng, <br />
chữ “p” thì tương ứng cái đèn pin hay chữ “d” gắn liền với hình ảnh chú dế dễ <br />
thương...nhằm giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn về chữ cái đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 10<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trang trí góc học tập<br />
<br />
Khi môi trường trong lớp đã được sắp xếp, muốn trẻ được chơi tích cực, <br />
chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi trong các góc hoạt động ngay từ đầu tôi <br />
phải biết cách giới thiệu các góc chơi và quản lý tốt qua trình trẻ chơi trong <br />
các góc. Điều này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò <br />
chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng quy định. Việc giới thiệu cho trẻ làm quen <br />
với các góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ, chưa <br />
quen với đồ dùng đồ chơi quanh lớp, chưa biết tên đồ chơi, vị trí đồ chơi và các <br />
chỗ để chơi vì vậy tôi phải giúp trẻ biết nơi để các đồ chơi, các góc chơi bắt <br />
đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. Giới thiệu góc chơi nên tiến hành ngay đầu giờ <br />
chơi hoặc vào giờ sinh hoạt chiều. Khi trẻ đã quen dần với các góc chơi và vị <br />
trí các đồ chơi thì cứ mỗi đầu chủ đề nên giới thiệu nội dung chơi của từng <br />
chủ đề (từng nhánh chủ đề)<br />
Khi trẻ chơi cô phải bao quát trẻ, động viên, hướng dẫn những trẻ còn <br />
nhút nhát. Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo <br />
hơn.<br />
Ví dụ: Cô nhập vai vào người mua hàng: “Chào cô! bán cho tôi bông hoa”, <br />
“Bao nhiêu vậy cô?”, “Cho tôi xin, tôi cám ơn”. Trẻ thấy cô làm như vậy trẻ sẽ <br />
bắt chước cách mua hàng giống cô để giáo dục trẻ phải biết lễ phép, phải biết <br />
cách xưng hô.<br />
Trong giờ chơi luôn giáo dục trẻ chơi ngoan, cất dọn đồ chơi gọn gàng <br />
ngăn nắp<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 11<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Ngoài giờ hoạt động góc phải nên cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi để <br />
trẻ khám phá hết những điều mới lạ xung quanh trẻ.<br />
Môi trường ngoài lớp học<br />
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt <br />
động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Nhiều trường mầm <br />
non đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp <br />
dẫn trẻ. Hầu hết các nhà trường đều quan tâm, mong muốn đạt được đó là <br />
diện tích đất trong nhà trường, diện tích sân vườn và diện tích các khu vực bổ <br />
trợ cho hoạt động ngoài trời của trẻ. <br />
Môi trường ngoài lớp phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm <br />
bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí trong lành. Các trang thiết bị, đồ dùng, <br />
đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp <br />
dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường. Ngoài ra, môi <br />
trường giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý: được <br />
yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.<br />
Không gian ngoài lớp học luôn hấp dẫn trẻ ngay từ ngày đầu đến <br />
trường, vì vậy giáo viên đã trang trí các mảng tường dọc hành lang của lớp <br />
bằng các hình ảnh để giáo dục trẻ các hành vi văn minh, các chuẩn mực đạo <br />
đức. Mặc dù trẻ chưa biết đọc chữ nhưng chỉ cần nhìn vào các hình ảnh đó là <br />
trẻ phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai, việc gì nên làm và việc gì không <br />
nên làm.<br />
Những năm trước thì khoản không gian ngoài trời chưa được quan tâm <br />
chú trọng, chủ yếu được trang bị vài trò chơi liên hoàn theo Thông tư 02 của <br />
chính phủ, nhưng để mua sắm các trò chơi đó thường tốn khá nhiều kinh phí <br />
nên số lượng trò chơi còn hạn chế.<br />
Đặc biệt năm nay trường tôi tiến hành làm mô hình thí điểm môi trường <br />
hoạt động ngoài trời cho trẻ vui chơi và học tập rất đa dạng, phong phú, <br />
kích thích sự phát triển của trẻ qua các trang thiết bị ngoài trời; kích <br />
thích các vận động khác nhau của trẻ. Tận dụng các nguồn nguyên vật <br />
liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên <br />
liệu tự nhiên và phế liệu.Tôi cùng đồng nghiệp mình đã tạo nên cảnh <br />
quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Cụ thể từ những khoản sân bê tông <br />
khô khan với bàn tay của giáo viên đã tạo nên bức tranh sinh động phong <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 12<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
phú với những trò chơi dân gian không gian trải nghiệm cuộc sống, làm <br />
bể cát, bể nước, trò chơi đu tay ném bóng vào rổ. Các trò chơi đó không <br />
dùng để trang trí đơn thuần mà để trẻ được tự do lựa chọn các hình thức <br />
phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân. Ngoài ra còn dùng chúng <br />
nhằm giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, đoàn kết chia sẽ <br />
không gian chơi cùng nhau.<br />
Tuy nhiên việc sắp xếp, bố trí các khu vực hoạt động cho trẻ cũng cần <br />
phải được tính toán phù hợp với khuôn viên của nhà trường và tận dụng <br />
tối đa cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với các thiết bị trên sân.<br />
Ngoài ra lớp tôi còn có 1 góc thiên nhiên để trẻ được tự tay cùng cô <br />
trồng, chăm sóc cây, biết khi nào cây cần được tưới nước, cây trồng để làm gì, <br />
từ đó tính tự giác, tính độc lập của trẻ được phát triển. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Góc thiên nhiên<br />
<br />
Môi trường tâm lý xã hội:<br />
Môi trường tâm lý xã hội trong trường mầm non phản ánh không khí của <br />
trường, lớp, mối quan hệ giữa trẻ giáo viên – cán bộ, nhân viên của nhà <br />
trường và phụ huynh thông qua việc hình thành biểu đạt các mối quan hệ tình <br />
cảm.<br />
Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã <br />
hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi <br />
mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 13<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái <br />
độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư <br />
nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan <br />
tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung <br />
quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu <br />
mực để trẻ noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học <br />
cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên <br />
cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và <br />
có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong <br />
việc chăm sóc, giáo dục trẻ. <br />
Để xây dựng môi trường tâm lý xã hội lành mạnh ở trường mầm non cần <br />
quan tâm đến sự giao tiếp của cô với cô, cô với trẻ, trẻ với trẻ, cô với phụ <br />
huynh. Tạo mọi cơ hội cho sự chủ động, độc lập, tích cực của trẻ, đồng thời <br />
phải quan tâm, tôn trọng và yêu thương trẻ như con em mình, luôn đi sâu tìm <br />
hiểu thế giới nội tâm của trẻ, hiểu được nguyện vọng, yêu cầu, hứng thú, sự <br />
say mê của trẻ. Cần thể hiện sự ấm áp, hiểu được hứng thú, cảm xúc của trẻ <br />
sẽ tạo được không khí thúc đẩy sự phát triển về mặt xã hội của trẻ. Vì vậy: <br />
Luôn đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi<br />
Ví dụ: Những khu vực không an toàn cho trẻ trong nhà trường như: cầu <br />
thang, lan can, nhà vệ sinh cần được theo dõi chặt chẽ khi cho trẻ hoạt động. <br />
Mỗi trẻ đi đau làm gì đều phải nằm trong tầm mắt của giáo viên để kịp thời <br />
giúp đở và ngăn ngừa mọi mối nguy hiểm cho trẻ.<br />
Tạo môi trường có bầu không khí thân thiện cởi mở và hỗ trợ trẻ<br />
Ví dụ: Cho phép trẻ phản hồi, được trao đổi, đặt câu hỏi với cô, với các <br />
bạn một cách tự nhiên trong các hoạt động<br />
Giáo viên phải thể hiện là người luôn sẳn sàng lắng nghe và đáng tin cậy <br />
bằng sự nhẹ nhàng, ân cần, chu đáo, công bằng và thống nhất trong lời nói <br />
việc làm của mình, tạo cho trẻ sự thoải mái, vui vẽ, cởi mở...bằng nhiều hình <br />
thức hoạt động hấp dẫn như kể truyện vui sử dụng yếu tố hài hước.<br />
Không sữ dụng các hình phạt, bạo lực thể xác và các hành vi dọa nạt và <br />
phân biệt đối xử. Giáo viên cần nhận thức được những hình phạt, hành vi dọa <br />
dẫm, bạo lực không những không đem lại hiệu quả mà còn gây tác hại đề thể <br />
chất và tâm lý của trẻ.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 14<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo của trẻ, khuyến khích <br />
trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diển đạt bằng lợi nói.<br />
Ví dụ như: thường xuyên lấy ý tưởng dạy học từ trẻ, tổ chức cho trẻ tự <br />
làm đồ chơi thậm chí đồ dùng dạy học và cho trẻ tích cực tham gia vào việ tạo <br />
dựng môi trường lớp học.<br />
Tạo cơ hội cho trẻ bình đẳng và tự quyết định. Không phân biệt, thiên vị <br />
trẻ giỏi và kém, giàu và nghèo. Tạo cơ hội cho mọi trẻ như nhau. <br />
Kết nối trường học và gia đình thông qua sự tham gia từ cha mẹ. Giáo <br />
viên và phụ huynh kịp thời trao đổi nhưng dấu hiệu bất thường về mặt thể <br />
chất và tâm lý của trẻ. Phụ huynh được đóng góp ý kiến để xây dựng nhà <br />
trường tốt hơn, được tham gia vào quá trình giám sát, phát hiện những sai phạm <br />
đặt biệt là hành vi xúc phạm đến trẻ.<br />
Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục<br />
<br />
* Hoạt động chơi<br />
<br />
Tùy theo nội dung hoạt động, mà tôi có thể lựa chọn nội dung, hình <br />
thức phong phú, phù hợp thời điểm, thay đổi nội dung ở các buổi trong tuần, <br />
giúp trẻ hứng thú tham gia; trò chơi vận động, trò chơi dân gian, hoạt động <br />
tham quan, quan sát môi trường, thiên nhiên, chăm sóc cây xanh, vườn rau... Khi <br />
trẻ chơi, tôi chơi cùng trẻ; gợi mở, tạo tình huống mở để trẻ giải quyết tình <br />
huống; tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá một cách tự nhiên hứng thú và <br />
sáng tạo, giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm <br />
kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.<br />
* Hoạt động học<br />
Căn cứ kế hoạch giảng dạy của lớp, tôi tiến hành tổ chức mọi hoạt <br />
động đều hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ để tạo cơ hội cho trẻ <br />
được học tập, vui chơi nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực; không <br />
dạy những gì quá khó đối với trẻ. Tăng cường trò chuyện với trẻ, lắng nghe và <br />
tôn trọng trẻ; gợi ý, khuyến khích, động viên trẻ. Tổ chức cho trẻ “Học bằng <br />
chơi, chơi mà học” giúp trẻ hoàn thiện dần các kỹ năng cá nhân.<br />
Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khoá<br />
<br />
Hoạt động ngoại khoá là cơ hội cho trẻ được thể hiện khả năng, sự tự <br />
tin, nhanh nhạy của mình thông qua từng hoạt động. Vì vậy mà tôi thường <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 15<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
xuyên khuyến khích động viên trẻ tham gia các các buổi hoạt động ngoại khoá <br />
gắn liền với các ngày lễ lớn như: ngày tết trung thu, ngày hội của cô giáo, thi <br />
bé hát dân ca đón mùa xuân về, mừng ngày sinh nhật Bác, tết 1/6.... tổ chức văn <br />
nghệ cuối chủ đề tại lớp.<br />
Tham gia các hội thi: Thi trẻ 5 tuổi vẽ tranh để phát triển năng khiếu <br />
tạo hình của trẻ, ngày hội chiến sĩ để giúp trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào <br />
các trò chơi vận động.<br />
Tổ chức cho trẻ đi tham quan sẽ giúp bé làm quen với môi trường bên <br />
ngoài, được khám phá và biết thêm nhiều điều thú vị. <br />
Ví dụ như ngày 22 tháng 12 vừa qua trường đã tổ chức cho cháu đi tham <br />
quan và thắp hương trên đài liệt sĩ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh các cháu đi tham quan đài liệt sĩ ngày 22/12<br />
<br />
Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh<br />
Để Phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả. <br />
Tôi đã thông qua chương trình giảng dạy đổi mới cho phụ huynh nắm qua bảng <br />
tuyên truyền của lớp, của trường, qua các cuộc họp phụ huynh định kỳ, để phụ <br />
huynh hiểu được tác dụng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm như thế nào.<br />
Tôi thông báo với phụ huynh về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội <br />
dung giảng dạy đến phụ huynh, mời phụ huynh tham quan lớp, dự giờ <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 16<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
một số tiết dạy, tham quan triển lãm đồ dùng để phụ huynh hiểu rừ <br />
những khó khăn hạn chế về cơ sở vật chất trang thiết bị để đáp ứng kịp <br />
thời cho nhu cầu dạy và học hiện nay. Qua đó vận động phụ huynh tham <br />
gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn nguyên vật liệu có sẳn của gia đình <br />
hoạc nguyên vật liệu phế thải hoặc các loại sách báo tranh truyện, cây <br />
xanh cho trường nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục cháu.<br />
Biện pháp 5: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ<br />
Sau khi chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung <br />
tâm" được triển khai; nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai tới toàn <br />
thể cán bộ giáo viên, nhân viên giúp cán bộ giáo viên xây dựng kế hoạch có thể <br />
lựa chọn nhiều hoạt động. Các hoạt động phải đảm bảo hướng vào trẻ, tạo <br />
nhiều cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm.<br />
Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ <br />
cho bản thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực <br />
hiện được điều đó mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương <br />
tiện thông tin đại chúng để trau dồi bản thân.<br />
Ngoài ra tôi còn tranh thủ nghiên cứu sách báo, sưu tầm các loaị tranh <br />
ảnh, xem các kênh truyền hình, truy cập mạng để có vốn kiến thức <br />
được đầy đủ và phong phú hơn về xây dưng môi trường giáo dục lấy <br />
trẻ làm trung tâm.<br />
Luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các <br />
lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới <br />
lạ để tạo cho trẻ có môi trường học tập hiệu quả nhất. Thường xuyên <br />
tham gia dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp và các trường bạn... để <br />
nâng cao năng lực chuyên môn.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Muốn thực hiện bất kì hoạt động nào thì người giáo viên phải nắm <br />
vững về nội dung phương pháp và đặt biệt phải có môi trường tổ chức <br />
rồi mới có thể tiến hành thực hiện. Và các giải pháp, biện pháp có mối <br />
liên kết quan mật thiết đan xen có logic và cùng hỗ trợ nhau. Như cho <br />
cháu hoạt động ngoài trời thì cần phải có môi trường ngoài lớp để cháu <br />
hoạt động, muốn hoạt động góc thì cần có môi trường các góc chơi để <br />
cháu chơi, muốn phối hợp với phụ huynh thì phải kiểm tra đánh giá khả <br />
năng của trẻ... <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 17<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Đối với trẻ mầm non cháu cũng rất dễ hứng thú nhưng lại mau chán, <br />
nếu không được thay đổi thường xuyên và làm mới liên tục cháu sẽ chán ngay. <br />
Nên cô phải có những biện pháp sát thực, lên kế hoạch xây dựng môi trường <br />
sao cho hợp lý khoa học sát với tình hình thực tế địa phương. Ngoài ra nên kết <br />
hợp với huynh để hỗ trợ giáo viên về tinh thần cũng như vật chất để đi đến <br />
kết quả cuối cùng là tạo điều kiện cho trẻ có một môi trường học tập tốt nhất <br />
có thể. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động tạo môi trường giáo dục bây giờ là <br />
một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ năng lực sự <br />
khéo tay của mình qua một môi trường sinh động, hấp dẫn trẻ. Qua sự nghiên <br />
cứu các biện pháp trên tôi thấy đã mang lại cho trẻ một môi trường học tập <br />
sinh hoạt hữu ích.<br />
Đến trường với trẻ bây giờ thật sự mỗi ngày là một ngày vui vì trẻ <br />
được tự do khám phá trãi nghiệm với nhiều điều mới lạ và hứng thú. Trẻ <br />
không còn thụ động chờ sự cung cấp kiến thức của cô nữa trẻ có quyền thử và <br />
sai từ đó đi đến kết luận mà trẻ đã trãi nghiệm. Trẻ tiếp thu kiến thức một <br />
cách nhẹ nhàng, khắc phục được tình trạng thụ động nhút nhát khi tham gia các <br />
hoạt động cùng cô và các bạn. Qua đó trẻ có thêm niềm vui phấn khởi khi đến <br />
lớp.<br />
Kết quả sau khi thực hiện đề tài:<br />
<br />
<br />
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng đề <br />
đề tài tài Ghi <br />
Nội dung<br />
chú<br />
Chưa Thỉnh Thườn Chưa Thỉnh Thườn<br />
có thoảng g xuyên có thoảng g xuyên<br />
<br />
<br />
Trẻ hoạt động tích <br />
cực ở môi trường được 31.8% 56.8% 11.4% 4.6% 31.8% 63.6%<br />
xây dựng.<br />
Kĩ năng sử dụng môi <br />
trường trong các hoạt 52.3% 34.1% 13.6% 13.7% 22.7% 63.6%<br />
động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 18<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Trẻ hứng thú tích cưc <br />
27.3% 50% 22.7% 0% 43.2% 56.8%<br />
tham gia vào hoạt động.<br />
<br />
Qua những nội dung và cách thức thực hiện đề tài tôi đã thấy được giá trị <br />
của kết quả nghiên cứu. Tất cả giáo viên ở tổ khối lá nói chung và tôi nói riêng <br />
đều được nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng môi trường giáo dục lấy <br />
trẻ làm trung tâm. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung phương pháp, hình thức <br />
đổi mới của hoạt động này.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận: Từ những việc làm trên bản thân tôi tự rút ra cho mình bài <br />
học kinh nghiệm sau:<br />
Muốn tạo môi trường xung quanh lớp phong phú và có hiệu quả đòi hỏi <br />
phải tìm tòi các phương pháp, thích hợp có khoa học, sáng tạo linh hoạt qua các <br />
chủ đề.<br />
<br />
Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức và kỹ năng hoạt <br />
động của trẻ để lựa chọn phương pháp thích hợp<br />
<br />
Đồ chơi, hình ảnh, cách bố trí trong lớp phải phù hợp với độ tuổi và khả <br />
năng phát triển của trẻ.<br />
<br />
Cải tiến đồ dùng, đồ chơi phải đẹp phong phú về chủng loại, đa dạng <br />
về màu sắc và thay đổi thường xuyên tạo môi trường hấp dẫn, sáng tạo có tác <br />
dụng thu hút, lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú học và hoạt động. <br />
<br />
Gây dựng niềm tin nơi trẻ về một môi trường học tập sinh hoạt nhẹ <br />
nhàng, thoải mái, không gò ép trẻ.Tạo mọi điều kiện cơ hội cho trẻ được học <br />
tập vui chơi theo nguyện vọng, yêu cầu, hứng thú, sự say mê của trẻ. Mặt khác <br />
cần có sự phối hợp với phụ huynh để cùng nhau xây dựng môi trường học tập <br />
cho trẻ thuận lợi nhất.<br />
<br />
2. Kiến nghị: <br />
* Đối với Ban giám hiệu nhà trường<br />
Bổ sung thêm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi nhằm phục vụ tốt hơn trong <br />
việc học tập vui chơi của trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 19<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi từ các trường, cụm <br />
chuyên môn, các huyện trong tỉnh nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho <br />
giáo viên.<br />
* Phụ huynh<br />
Đề nghị phụ huynh quan tâm hơn nữa đến việc học tập của trẻ tại <br />
trường mầm non.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút được trong những <br />
năm qua. Song tôi cần nghĩ rằng bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa để góp <br />
một phần nhỏ của mình trong công tác giáo dục.<br />
<br />
Quảng Điền, ngày 12 tháng 03 năm 2018<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
Trịnh Thị Ngọc Hân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM <br />
CẤP TRƯỜNG<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HĐ CHẤM SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 20<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM <br />
CẤP HUYỆN <br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
………………………………………………………………....................………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HĐ CHẤM SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Tác giả, nhà xuất bản, <br />
STT Tên tài liệu<br />
năm xuất bản<br />
<br />
Sách hướng dẫn chăm sóc trẻ 5 tuổi Lê Thị Ánh Tuyết Phạm <br />
1<br />
theo chương trình đổi mới. Mai Chi<br />
<br />
Nhà xuất bản Đại học sư <br />
2 Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi phạm 2009 – Tác giả <br />
mầm non. Nguyễn Thị Ánh Tuyết<br />
<br />
3 Module MN 7 Môi trường giáo dục Nguyễn Thị Mai Chi<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 21<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
cho trẻ mầm non.<br />
Module MN9 Môi trường giáo dục Nguyễn Thị Bách Chiến<br />
4 cho trẻ 36 tuổi<br />
Module MN 30 Làm đồ dùng dạy học. Phùng Thị Tường<br />
5<br />
<br />
Module MN 34 Sử dụng bộ chuẩn Phan Lan Anh<br />
6 phát triển trẻ em 5 tuổi.<br />
<br />
Tham khảo một số sáng kiến kinh Thư viện trực tuyến <br />
nghiệm hay về phương pháp tạo môi violet.vn<br />
7<br />
trường giáo dục xanh sạch đẹp cho trẻ <br />
học tập. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: .............................................................................1<br />
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài...................................................1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................1<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................2<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 22<br />
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................2<br />
II. PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................2<br />
1. Cơ sở lý luận.................................................................................2<br />
2.Thực t